Địa hình và khí hậu đa dạng tạo đều kiện đa dạng các loại thực vật, hình thành nhiều nguồn nguyên liệu tại chỗ cho làng nghề phát triển.
Với mức bình quân diện tích đất nông nghiệp thấp, dân số và lao động tăng nhanh, khả năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, đặt ra yêu cầu bức thiết buộc dân cư nông thôn phải tìm kiếm ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn.
Nằm kề thủ đô Hà Nội, Thuận Thành sẽ dễ dàng hơn trong tiêu thụ sản phẩm của làng nghề, nhất là sản phẩm mỹ nghệ cao cấp và sản phẩm nông sản chế biến. Hiện tại toàn huyện có 07 làng nghề truyền thống như nghề Đúc giáp đồng thôn Đào viên xã Nguyệt Đức, Nghề làm Đậu gù thôn Trà lâm xã Trí Quả, nghề Mây tre Đan thôn Cả thị trấn Hồ, nghề Tranh Đông Hồ thôn Đông Hồ xã Song Hồ, nghề mì bún khô thôn Lạc Thổ xã Song Hồ, nghề làm Nem Bùi thôn Bùi xá xã Ninh xá, nghề Điêu khắc gỗ thôn Nam cầu xã Hoài Thương
37 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4968 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Thuận Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------------------------------------------
ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÊN ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN THUẬN THÀNH
Học viên cao học: Phạm Công Hưng
Lớp: K20 QTKD D
Chuyên ngành:
Quản trị kinh doanh
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Đỗ Quang Giám
Bộ môn quản lý:
Kế toán và kiểm toán
Hà Nội, tháng 4 năm 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 12 tháng 04 năm 2013
Người cam đoan
Phạm Công Hưng
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh với đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quản quản lý chi Ngân sách Nhà nước ỏ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo Sau Đại học, Khoa Kế toán & Quản trị Kinh doanh, Bộ môn Kế toán, Trường Đại học Nông Nghiệp - Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Quang Giám - người đã định hướng, chỉ bảo và hết lòng tận tụy, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tổ lòng biết ơn đến toàn thể lãnh đạo, cán bộ chuyên viên phòng Tài chính –Kế hoạch huyện, kho bạc Nhà nước Thuận Thành và các cơ quan, đơn vị có liên quan đã cung cấp dữ liệu và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Nếu không có những sự giúp đỡ này thì chỉ với sự cố gắng của bản thân tôi sẽ không thể thu được những kết quả như mong đợi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2013
Người cảm ơn
Phạm Công Hưng
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Đứng trước bối cảnh thế giới và trong nước những năm vừa qua trải qua rất nhiều thách thức và khó khăn. Khu vực Trung đông tình hình chính trị bất an bạo lực lật đổ chính quyền tại libya, tại khu vực Đông âu một số Quốc gia tuyên bố vỡ nợ như Hy nạp, Ý và Tây ban nha rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Tình hình kinh tế trong nước không mấy khả quan như thị trường bất động sản đóng băng do vừa trải qua kỳ bong bóng ảo, hàng loạt các vụ vỡ hụi được phanh phui trong cả nước, tỷ lệ lạm phát cao, hệ thống ngân hàng rơi vào tỉnh cảnh khốn khó trong công tác thu nợ, một số Ngân hàng tìm giải pháp sát nhâp. Đứng trước những khó khăn đó Nhà nước ta đưa ra một số giải pháp Điều hành của Chính phủ như nghị quyết số 11/NQ-TTg giảm đầu tư công, tiết kiệm chi tiêu, hạn chế mua sắm công và đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm kiềm chế lạm phát nhằm từng bước đưa nền kinh tế nước ta ổn định và phát triển.
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu giảm tỷ trọng trong nông nghiệp tăng tỷ trọng trong công nghiệp, thương mại dịch vụ, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm như xây dựng các khu công nghiệp, cum công nghiệp, xây dựng nông thôn mới, kiến cố trạm, trường, đường ... trước tình hình đó hàng loạt các vấn đề được đặt ra trong công tác quản lý như quản lý về nhân lực, quản lý tài nguyên, quản lý giá cả, quản lý thị trường, quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản.., trong đó việc Quản lý thực hiện dự toán chi Ngân sách NSNN nói chung và ngân sách huyện nói riêng đang đặt ra rất gay gắt. Hơn nữa, Quản lý thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cũng còn không ít hạn chế như công tác xây dựng dự toán chưa sát thực hiện nhiệm vụ, điều hành dự toán còn nhiều bất cập, công tác kiểm soát chi chưa hiệu quả, công tác thanh kiểm tra còn mang tính hình thức, chưa tạo tính chủ động cho đơn vị sử dụng, công tác điều chỉnh dự toán trình tự thủ tục còn rườm rà, công tác bổ sung dự toán chưa đáp ứng được yêu cầu, thực hiện dự toán chưa trong tâm, trọng điểm, nhiều nhiệm vụ chi không đảm bảo được kịp thời trong khi đó chính sách, chế độ thay đổi và bổ sung nhiều, năng lực, trình độ cán bộ quản lý ngân sách còn hạn chế.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu tìm những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện dự toán chi ngân sách huyện có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, thắt chặt tài khóa phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, chủ động dành nguồn đối phó với thiên tai, dịch bệnh và xử lý các nhu cầu cấp thiết về an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ chính trị tại địa phương - vấn đề đang nóng bỏng và gay gắt hiện nay. Đó cũng là lý do chủ yếu để tôi lựa chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách Nhà nước ở huyện Thuận Thành ”
1.2.1. Mục tiêu chung.
Từ thực tiễn được tích lũy trong quá trình công tác kết hợp với những lý luận được tiếp thu trong quá trình học tập, nghiên cứu. Để từ đó phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành, trên cơ sở đó đưa ra một số Biện pháp Quản lý chi Ngân sách Nhà nước của huyện trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Ngân sách, quản lý chi Ngân sách Nhà nước.
Đánh giá đúng thực trạng về công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua để từ đó chi ra những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, các nhân tố ảnh hưởng, phát sinh trong quá trình quản lý thực hiện.
Nghiên cứu xác định rõ nguyên nhân, phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp những thuận lợi và khó khăn trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp hiệu quả Quản lý chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới.
1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu cụ thể về công tác tổ chức bộ máy Quản lý chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đánh giá đúng thực trạng về trình độ, năng lực, đạo đức của cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ.
Nghiên cứu việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật của trung Ương và của địa phương như việc áp dụng các tiêu chuẩn chi, định mức chi, đối tượng chí, lĩnh vực chi, ngành chi, một số lĩnh vực chi đặc thù...
Nghiên cứu sự bằng lòng hay không bằng lòng của các đơn vị thụ hưởng từ Ngân sách huyện Thuận Thành.
Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các khu công nghiệp, cum công nghiệp và tình hình phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện ảnh hưởng đến công tác Quản lý chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành.
Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu thực trạng công tác Quản lý chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành trong những năm vừa qua, trên cơ sở đó đưa ra một số Biện pháp hiệu quả Quản lý trong thời gian tới.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
* Không gian nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, so sánh, đánh giá về thực trạng và kết quả quản lý dự toán chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
* Nội dung nghiên cứu:
Nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách Nhà nước ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
* Thời gian nghiên cứu.
Số liệu thứ cấp chủ yếu thu thập từ năm 2010 đến 2012.
Số liệu sơ cấp chủ yếu thu thập trong năm 2012.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2012
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu.
Việc nghiên cứu luận văn dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lên nin, trên cơ sở quan điểm đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về Ngân sách nhà nước và Quản lý chi Ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, các phương pháp cụ thể như: tổng hợp, phân tích, so sánh cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Đề tài cũng sử dụng lý luận và phương pháp luận môn phân tích định lượng và một số môn khoa học khác.
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận về công tác Quản lý dự toán chi Ngân sách nhà nước.
2.1.2. Khái niệm, nội dung thu, chi và nguyên tác quản lý NSNN.
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế - lịch sử gắn liền với sự ra đời của nhà nước, gắn liền với kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Ngân sách nhà nước tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ( Điều 1, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 ).
Biểu hiện bên ngoài, ngân sách nhà nước là một hệ thống bảng dự toán thu, chi bằng tiền của nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm. Chính phủ quyết định dự toán các nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đồng thời dự toán các khoản phải chi cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng...từ quỹ ngân sách nhà nước. Bảng dự toán này phải được quốc hội phê chuẩn.
Như vậy, có thể hiểu ngân sách nhà nước là dự toán (kế hoạch ) thu, chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (phổ biến là một năm).
Cũng cần lưu ý rằng, thu, chi của nhà nước luôn luôn được thực hiện bằng luật pháp và do luật định ( về thu có các luật thuế và các văn bản luật khác; về chi có các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức ). Về ý nghĩa kinh tế, hoạt động thu, chi của ngân sách thể hiện quá trình phân phối và phân phối lại giá trị tổng sản phẩm xã hội. Về bản chất xã hội, do nhà nước là đại diện của một giai cấp, nên ngân sách nhà nước cũng mang tính giai cấp, nó phục vụ trực tiếp cho yêu cầu thực hiện chức năng của nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Quỹ NSNN là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay có trên tài khoản của ngân sách Nhà nước các cấp.
Quỹ NSNN được quản lý tại kho bạc Nhà nước.
2.1.2. Mục tiêu chi ngân sách Nhà nước.
Tất cả các hoạt động chi NSNN đều nhằm đạt được những mục tiêu sau:
Đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội, đảm bảo phúc lợi công cộng ngắn hạn, dài hạn, mục tiêu văn hoá, xã hội dài hạn ví dụ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như các công trình thuộc lĩnh vực giao thông, điện nước, giáo dục đào tạo, y tế, thể thao, nghệ thuật….
Đảm bảo sự phát triển kỹ thuật, kinh tế trung hạn của đất nước, như đầu tư cho các công trình phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ có tính chất chiến lược, các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và kinh tế quan trọng, các công trình công nghiệp trọng điểm có tác dụng đòn bẩy đối với nền kinh tế quốc dân….
Đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên đất nước.
Đảm bảo vị trí kinh tế của đất nước trên trường quốc tế.
Đảm bảo an ninh được giữ vũng và giữ vững được chủ quyền.
Đầu tư vào các lĩnh vực mà các doanh nghịêp quốc doanh riêng lẻ, doanh nghịêp tư nhân không có khả năng tham gia. Do nhu cầu về vốn quá lớn, độ rủi ro cao, mà các lĩnh vực này không thể thiếu đối với sự phát triển chung của đất nước và rất cần thiết cho đời sống con người và đặc biệt là các vùng miền xa xôi.
Như vậy Quản lý chi ngân sách Nhà nước phải nhăm hai mục tiêu đó là: Chi đúng định mức, chi đúng chế độ, thực hiện tiết kiệm và có hiệu quả khi thực hiện chi.
2.1.3. Bản chất.
Ngân sách nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội của mình.
Thứ nhất, các khoản thu ngân sách nhà nước phần lớn đều mang tính chất cưỡng bức ( bắt buộc ), còn các khoản chi lại mang tính chất cấp phát ( không hoàn lại trực tiếp ). Đây là một nội dung quan trọng, có vai trò quyết định tới sự tồn tại của ngân sách nhà nước. Nội dung này xuất phát từ quyền lực của nhà nước và nhu cầu về tài chính để thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế xã hội của nhà nước.
Thứ hai, mọi hoạt động của nhà nước đều là hoạt động phân phối các nguồn tài chính, và vì vậy, nó thể hiện các mối quan hệ trong phân phối. Đó là quan hệ giữa một bên là nhà nước với một bên là xã hội ( bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hội, các tầng lớp nhân dân ).
2.1.4. Chức năng.
Như trên đã phân tích, ngân sách không tách rời nhà nước. Một nhà nước ra đời, trước hết cần phải có các nguồn lực tài chính để chi tiêu cho bộ máy quản lý nhà nước, cho cảnh sát và quân đội. Tiếp đến là các nhu cầu chi khác nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước như: chi cho các nhu cầu văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế, phúc lợi xã hội, trợ cấp xã hội, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng, chi phát triển sản xuất...Tất cả các nhu cầu chi tiêu tài chính của nhà nước đều được thoả mãn bằng các nguồn thu từ thuế và các hình thức thu khác.
Như vậy, có thể kết luận chức năng của ngân sách nhà nước :
Một là: Huy động nguồn tài chính và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu theo dự toán nhà nước.
Hai là: Thực hiện cân đối giữa các khoản thu và các khoản chi (bằng tiền) của nhà nước.
2.1.5. Nội dung thu, chi ngân sách nhà nước.
2.1.5.1. Thu ngân sách nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước là quá trình nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn lực tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhàm thoả mãn các nhu cầu của nhà nước.
Các khoản thu vào quỹ ngân sách nhà nước được huy động từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
-Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
-Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước như lợi tức từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế và thu hồi tiền vay của Nhà nước;
-Thu từ hoạt động sự nghiệp;
-Thu hồi quỹ dự trữ Nhà nước;
-Thu tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản và đất công ích;
-Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở;
-Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
-Các khoản di sản Nhà nước được hưởng;
-Thu kết dư ngân sách năm trước;
-Tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp;
-Các tiền phạt, tịch thu;
-Các khoản thu khác theo pháp luật quy định;
-Các khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền, bằng hiện vật của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
-Các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của chính phủ để bù đắp bội chi và khoản huy động vốn đấu tư trong nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Thu NSNN được thực hiện bằng nhiều phương thức huy động, như:
-Phương thức huy động bắt buộc dưới hình thức thuế, phí và lệ phí.
-Phương thức huy động tự nguyện dưới hình thức tín dụng của Nhà nước.
-Phương thức huy động khác.
Trong các hình thức trên, Thuế được coi là phương thức cơ bản để huy động nguồn tài chính vào ngân sách nhà nước.
2.1.5.2. Chi ngân sách nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước là quá trình Nhà nước tiến hành phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo về mặt vật chất để duy trì sự tồn tại, hoạt động bình thường của bộ máy quản lý nhà nước và phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Chi ngân sách nhà nước bao gồm:
-Chi thường xuyên:
+Các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường, các sự nghiệp khác;
+Các hoạt động sự nghiệp kinh tế;
+Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội;
+Hoạt động của các cơ quan nhà nước;
+Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam
+Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;
+Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
+Các chương trình quốc gia;
+Hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;
+Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;
+Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
+Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay;
+Viện trợ cho các chính phủ và tổ chức nước ngoài;
+Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
-Chi đầu tư phát triển:
+Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn;
+Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần liên doanh vào các xí nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của Pháp luật;
+Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển đối với chương trình, dự án phát triển kinh tế;
+Bổ sung dự trữ Nhà nước;
+Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
-Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
2.1.6. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước ta được quản lý theo các nguyên tắc sau:
2.1.6.1. Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn.
Nguyên tắc quản lý ngân sách quan trọng nhất đó là quản lý phải đầy đủ, toàn diện và trọn vẹn. Mọi khoản thu, mọi khoản chi phải được ghi đầy đủ vào kế hoạch ngân sách nhà nước. Chỉ có kế hoạch ngân sách đầy đủ trọn vẹn mới phản ánh đúng mục đích chính sách và tính công minh của các khoản thu, chi; mọi khoản thu chi ngân sách phải được vào sổ sách kế toàn và được quyết toán rành mạch. Cũng theo nguyên tắc này, mọi khoản chi chỉ có hiệu lực thi hành khi có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê chuẩn và phải chi đúng mục đích. Những khoản chi ngoài hoặc vượt dự toán phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Nguyên tắc này nghiêm cấm các cấp, các tổ chức nhà nước lập và sử dụng quỹ đen. Điều này có nghĩa rằng, mọi khoản thu chi ngân sách nhà nước đều phải đưa vào kế hoạch ngân sách để Quốc hội phê chuẩn.
2..1.6.2. Nguyên tắc thống nhất.
Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các khoản thu ( bất luận từ đầu tới ), khoản chi ( bất luận lấy từ khoản chi nào ) của một cấp hành chính đều phải đưa vào một kế hoạch ngân sách thống nhất theo một thể chế chính sách thống nhất. Một ngân sách gọi là thống nhất phải bao gồm tất cả các khoản thu và chi phản ánh một các toàn diện, đầy đủ hoạt động của chính quyền.
2.1.6.3 Nguyên tắc cân đối ngân sách.
Nguyên tắc này đòi hỏi số thu ngân sách phải bằng số chi ngân sách. Các khoản chi chỉ được thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp.
Tuy nhiên, trong thực tiễn các nước, có thể xảy ra thâm hụt ngân sách do nhu cầu chi vượt quá khả năng thu. Đây là cơ sở để học thuyết Keynes tạo cơ sở lý luận cho nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thông qua chính sách tài khoá “ cởi mở “ tác động vào tổng cầu của nền kinh tế để kích thích tăng trưởng. Tất nhiên, bội chi ngân sách phải ở giới hạn cho phép, chấp nhận được và vấn đề cơ bản là phải có biện pháp xử lý hợp lý để hạn chế lạm phát do bội chi ngân sách
2.1.6 .4. Nguyên tắc công khai hoá.
Về phương diện chính sách thu chi, ngân sách nhà nước là một chương trình của chính quyền được cụ thể hoá bằng các số liệu. Ngân sách nhà nước phải được quản lý rành mạch, công khai để mọi người dân đều có thể biết nếu họ quan tâm.
Nguyên tắc công khai của ngân sách nhà nước được thể hiện trong suốt chu trình ngân sách ( lập, chấp hành, quyết toán ngân sách ) và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình ngân sách nhà nước.
Nhà nước thể chế hoá việc công khai ngân sách nhà nước.
2.1.6.7. Nguyên tắc rõ ràng, trung thực, chính xác.
Để đảm bảo được sự thống nhất, minh bạch, đầy đủ và trọn vẹn của ngân sách nhà nước đòi hỏi phải quản lý ngân sách rõ ràng, trung thực, chính xác. Tức là, dự toán thu chi ngân sách chính xác và được xây dựng rành mạch, có hệ thống, không có những sai phạm đối với các khoản thu, chi; không có quỹ ngoài ngân sách từ các khoản thu của ngân sách...
2.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước:
2.2.1. Hệ thống ngân sách nhà nước;
Biểu: 2.1: Hệ thống tổ chức ngân sách nhà nước ta hiện nay:
Hệ thống NSNN
NSTW
NSĐP
NS Huyện
NS Xã
NS Tỉnh
Hệ thống ngân sách nhà nước được hiểu là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp ngân sách.
Ở nước ta, tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức bộ máy nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cấp ngân sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền Nhà nước. Nhưng để có một cấp ngân sách thì phải có một cấp chính quyền với những nhiệm vụ toàn diện, đồng thời phải có khả năng nhất định về nguồn thu trên vùng lãnh thổ mà cấp chính quyền đó quản lý.
Hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm: Ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương ( ngân sách địa phương ), bao gồm: ngân sách cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương ( gọi chung là ngân sách cấp tỉnh ); Ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là ngân sách cấp huyện); Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn ( gọi chung là ngân sách cấp xã ).
Ngân sách Trung ương phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo ngành và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân sách nhà nước. Ngân sách trung ương cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Trung ương và là trung tâm điều hoà hoạt động ngân sách của các địa phương. Ngân sách cấp tỉnh phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế, xã hội của chính quyền cấp tỉnh trên địa bàn toàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do cấp chính quyền đó quản lý.
Ngân sách cấp huyện là một bộ phận của ngân sách địa phương bao gồm ngân sách huyện + Ngân sách cấp xã. Ngân sách cấp huyện do uỷ ban nhân dân cấp huyện xây dựng quản lý và được hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định, giám sát thực hiện. Nó chính là kế hoạch thu, chi tài chính của chính quyền cấp huyện để đảm bảo điều kiện vật chất cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước ở cấp huyện.
Ngân sách cấp xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống ngân sách nhà nước. Do vị trí xã là đơn vị hành chính cơ sở, cuối cùng trong hệ thống quản lý nhà nước, có tầm quan trọng đặc biệt, vì vậy, ngân sách cấp xã cũng có đặc thù riêng: nguồn thu được khai thác trực tiếp trên địa bàn và nhiệm vụ chi cũng được bố trí để phục vụ cho mục đích trực tiếp của cộng đồng dân cư trong xã ( phường, thị trấn ) mà không phải qua khâu trung gian nào. Ngân sách cấp xã đảm bảo điều kiện tài chính để chính quyền cấp xã chủ động khai thác các thế mạnh về đất đai, phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
Trong hệ thống ngân sách nhà nước ta, Ngân sách Trung ương chi phối phần lớn các khoản thu và chi quan trọng, còn ngân sách địa phương được giao nhiệm vụ đảm nhận các khoản thu và các khoản chi có tính chất địa phương. Quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Một là, Ngân sách Trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
Hai là, thực hiện chi bổ sung từ ngân sách của chính quyền Nhà nước cấp trên cho ngân sách của chính quyền Nhà nước cấp dưới nhằm đảm bảo sự công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương đáp ứng định mức chi tối thiểu theo thời kỳ ổn định ngân sách và đáp ứng các nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới.
Ba là, Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó ( kinh phí uỷ quyền ).
Bốn là, Không được dùng ngân sách cấp này chi cho nhiệm vụ của cấp khác (ngoài việc bổ sung nguồn thu và uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi nói trên ), trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
Năm là, Khi cấp chính quyền nào xây dựng chính sách làm tăng nhiệm vụ chi thì cấp đó phair bố trí nguồn cân đối cho ngân sách cấp dưới.
2.2.2. Sự cần thiết của quản lý chi NSNN.
Ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương là một tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước gồm nhiều cấp. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng những nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp trực tiếp đề xuất và bố trí chi tiêu sẽ có hiệu quả cao hơn là sự áp đặt từ trên xuống. Mặt khác, xét về yếu tố lịch sử và điều kiện thực tế hiện nay, trong khi chống tư tưởng địa phương, cục bộ...vẫn cần có chính sách và biện pháp khuyến khích chính quyền các địa phương phát huy tính độc lập, tự chủ, tính chủ động, sáng tạo của địa phương mình trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân sách. Phân cấp quản lý ngân sách là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của ngân sách nhà nước với các hoạt động kinh tế - xã hội một cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối, sử dụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước dúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền nhà nước từ Trung ương đến các địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá ngân sách nhà nước được tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô của ngân sách nhà nước. Đồng thời, phân cấp quản lý ngân sách còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
2.2.3. Các nguyên quản lý chi ngân sách nhà nước.
2.1.1. Khái niệm Quản lý chi ngân sách.
Quản lý dự toán chi ngân sách là
2.1.3. Khái niệm về dự toán.
2.1.3. Khái niệm về chi Ngân sách.
2.1.4. Khái niệm về Quản lý dự toán chi Ngân sách.
2.2. Đặc điểm và vai trò của công tác Quản lý dự toán chi Ngân sách.
2.2.1. Đặc điểm.
2.2.2. Vai trò.
2.3. Thực trạng về công tác Quản lý dự toán chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành.
2.3. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Thuận Thành:
2.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thuận Thành ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN.
2.3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
Thuận Thành là huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 105o 32' 10-105055' 10' kinh độ Đông; 20054' 00'' - 21007'10'' vĩ độ Bắc.
+ Phía Bắc giáp huyện Tiên Du và Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.
+ Phía Nam giáp huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên và huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương.
+ Phía Đông giáp huyện Gia Bình và Lương Tài tỉnh Bắc Ninh.
+ Phía Tây giáp huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội.
Huyện Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính; diện tích tự nhiên là 11.971,01 ha, có Quốc lộ 38 nối liền thành phố Bắc Ninh (là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Bắc Ninh).
Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh 15 km về phía Bắc, cách Thủ đô Hà Nội 25 km theo hướng Tây Nam. Thuận Thành có 3 tuyến đường tỉnh lộ đi qua: tỉnh lộ 280 tuyến Cẩm Giàng - Hồ, tỉnh lộ 282 tuyến Keo - Cao Đức, tỉnh lộ 283 tuyến Hồ - Song Liễu; có sông Đuống nằm ở phía Bắc huyện, cùng mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn khá phát triển. Thuận Thành có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội, tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh... cũng như việc thúc đẩy phát triển một nền kinh tế đa dạng; nông nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Địa chất, địa hình
Đặc điểm địa chất huyện Thuận Thành nói chung mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc sụt trũng của vùng sông Hồng, bề dầy trầm tích đê tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên, nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc.
Nằm giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình chung toàn huyện khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống kênh mương tưới, tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như xây dựng hệ thống đường sá phục vụ cho dân sinh và lưu thông hàng hóa giũa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện và các khu vực lân cận.
3.1.1.2 Thời tiết khí hậu
Huyện Thuận Thành thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 23,30C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,80C (tháng 2). Sự chênh lệnh nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10C.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 - 1.600 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 - 1.776 giờ trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.
Nhìn chung, Thuận Thành có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa Đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị kinh tế cao và xuất khẩu như dưa chuột, dưa gang, ớt, bí ngô.... Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp trũng ảnh hưởng đến việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.
Bảng 2.1: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thuận Thành
TT
Chỉ tiêu chính
Đơn vị tính
Toàn tỉnh Bắc Ninh
Thuận Thành
1
Số đơn vị hành chính:
- Cấp huyện và tương đương:
+ Thị xã, thành phố:
+ Huyện
- Cấp xã và tương đương:
+ Xã
+ Phường, thị trấn
Huyện, thị xã, thành phố
Xã
Thị trấn
8
2
8
126
100
26
1
0
0
18
17
1
2
Tổng diện tích đất tự nhiên ( 31/12/2011 )
ha
82.271,1
11.791,0
+ Đất nông nghiệp
+ Đất lâm nghiệp có rừng
+ Đất nuôi trồng thủy sản
+ Đất chuyên dùng
+ Đất ở
+ Đất chưa sử dụng
ha
ha
ha
ha
ha
42.941,6
625,3
5.007,9
17.293,2
19.882,4
579,5
7.339.7
0
439,2
2.225,7
1.328,9
61,48
3
Dân số trung bình (31/12/2011)
Người
1.060.328
149.056
4
Mật độ dân số (31/12/2011)
Người/km2
1.289
1.264
5
Dân số trong độ tuổi lao động (31/12/2011)
633.151
9.144,6
6
Tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2011
%o
11,9
11,5
7
Số di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng
Di tích
374
37
Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2011. Nhà xuất bản thống kê. Và số liệu kiểm kê đất ngày 01/01/2012 của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thuận Thành )
- Tài nguyên đất
Đất là tài nguyên tự nhiên vô cùng quý giá, không thể tái tạo được và bị giới hạn về mặt không gian. Muốn có một phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý, trước hết phải nắm vững tài nguyên đất cả về số lượng và chất lượng.
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng huyện Thuận Thành tỷ lệ 1/10.000, toàn huyện có 4 nhóm đất: Nhóm đất phù sa; nhóm đất Glây, nhóm đất xám và nhóm đất loang lổ.
- Tài nguyên nước
Thuận Thành có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sông Đuống, sông Liễu Khê, sông Dâu, sông Nguyệt Đức, sông Đông Côi, sông Bùi. Sông Đuống là nguồn nước mặt chủ yếu của huyện Thuận Thành và là ranh giới với huyện Quế Võ và huyện Tiên Du. Đoạn sông Đuống chảy qua phía Bắc huyện Thuận Thành từ xã Đình Tổ đến xã Hoài Thượng rồi chảy sang huyện Gia Bình dài khoảng 15km. Sông Đuống nối liền với sông Hồng và sông Thái Bình có tổng trữ lượng nước 31,6 tỷ m3 (gấp 3 lần tổng lượng nước của sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam). Sông Đuống có hàm lượng phù sa nhiều, vào mùa mưa trung bình cứ 1m3 nước có 2,8 kg phù sa. Lượng phù sa khá lớn này đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện. Đây cũng là con sông cung cấp nguồn nước tưới cho hệ thống thuỷ nông Gia Thuận để tưới cho phần lớn diện tích lúa nước trong toàn huyện.
Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, cũng như cải tạo đất.
Thuận Thành còn có nguồn nước ngầm, nhưng chưa có điều kiện thăm dò, khảo sát đầy đủ. Qua thực tế sử dụng của các hộ trong huyện cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 3 - 6m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho cây trồng tại các vườn gia đình [47].
3.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thuận Thành
Huyện Thuận Thành là vùng đất cổ hình thành và phát triển sớm từ những năm thuộc thiên nhiên kỷ thứ nhất
Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân Thuận Thành đã viết nên trang sử quê hương rạng rỡ với truyền thống văn hoá đặc sắc lâu đời gắn liền với truyền thống kiên cường trong đấu tranh cách mạng. Suốt ngàn năm Bắc thuộc, thủ phủ Luy Lâu thuộc Dâu - huyện Thuận Thành là trung tâm văn hoá chính trị của nước ta, địa bàn chủ yếu diễn ra cuộc đấu tranh chống xâm lược giành lại quyền độc lập dân tộc.
Thuận Thành có nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng. Từ bến phà Hồ nơi có làng tranh Đông Hồ ngược theo đê sông Đuống chừng 10 km là tới chùa Bút Tháp (xã Đình Tổ huyện Thuận Thành) với nhà Tam quan, gác chuông chùa Hộ nhà Thiên Hương, nhà Thượng Điện, Cầu Đá, nhà Tích Thiên An với toà Cửu phẩm. Tất cả các công trình đều được xây dựng công phu, tài nghệ tinh xảo được thể hiện ở các đường cong mái uốn mềm mại, các hình trạm khắc, đắp vẽ ở các bộ phận kiến trúc như gác chuông 2 tầng 8 mái thanh thoát. Hiện nay trên địa bàn huyện có 37 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng.
Tuy Thuận Thành có diện tích đất đai không rộng, lực lượng lao động chưa hẳn là đông so với các huyện đồng bằng Bắc Bộ, song lại là huyện có nhiều tiềm lực. Đó là truyền thống văn hiến (văn vật và hiền tài). Truyền thống quý báu đó được tạo lập, xây đắp và củng cố qua trường kỳ lịch sử trong môi trường xã hội và vị trí cảnh quan riêng của huyện Thuận Thành trong mối gắn kết lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông xưa, ngày nay Đảng bộ và nhân dân huyện Thuận Thành đang ra sức phấn đấu vươn lên tầm cao mới, khai thác những tiềm năng về thế mạnh của địa phương để thực hiện mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh" trên địa bàn.
Về kết cấu hạ tầng phục vụ văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao, phúc lợi cộng đồng, Thuận Thành có hệ thống trường phổ thông trung học, trung học cơ sở và tiểu học được đầu tư xây dựng khá kiên cố, đáp ứng cơ bản việc dạy và học. Trong huyện có 18/18 xã và thị trấn đã có trường học cao tầng. Tuy nhiên, trường học mầm non hầu hết đang còn là nhà tạm, một phần bán kiên cố chưa đủ tiêu chuẩn.
Toàn huyện có 1 bệnh viện và 1 phòng khám đa khoa khu vực cùng 18 trạm y tế xã, thị 100% nhà bán kiên cố. Tất cả các xã trong huyện đều đạt tiêu chuẩn y tế cơ sở.
Với những điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội như trên, Thuận Thành có nhiều lợi thế cho phát triển KTNT như phát huy tiềm năng đất đai và khí hậu để phát triển nông nghiệp; có lợi thế gần Thủ đô Hà Nội là một thị trường lớn, lợi thế của một địa phương nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế, có nhiều tiềm năng về phát huy các yếu tố truyền thống làng nghề nổi tiếng, hiếu học, cần cù sáng tạo của người dân trong lao động sản xuất.
Tuy nhiên, điều kiện của Thuận Thành còn có những bất cập như: hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, mật độ dân cư cao, tâm lý tập quán có nhiều yếu tố lạc hậu, bảo thủ. Những hạn chế trên là lực cản không nhỏ đối với quá trình phát triển KTNT trên địa bàn.
3.1.2.2 Dân số và lao động
Dân số của huyện đến năm 2011 là: 149.056 người với 39.685 hộ. Trong đó có 137.089 nhân khẩu nông thôn chiếm 91,97% tổng dân số và 11.967 nhân khẩu thành thị chiếm 8,03% tổng số dân. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 1.269 người/km2. Thấp hơn mật độ trung bình toàn tỉnh là 968 người/km2. Dân số phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính trong huyện. Mật độ dân số cao nhất là thị trấn Hồ với 2.011 người/km2 và xã có mật độ thấp nhất là xã Song Liễu với 138 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm mạnh từ 1,16% xuống còn 1.05%. Nếu bình quân mỗi năm tỷ lệ dân số tự nhiên giảm đi 0,02% thì ước tính đến 2015 dân số toàn huyện sẽ giảm là 11.924 người và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên l 7,58%.
Sự biến động dân số cơ học (số đi và đến) có những năm diễn ra rất lớn nhưng không thường xuyên, liên tục. Hàng năm có khoảng 1.000 - 4.000 dân đi làm ăn sinh sống nơi khác. Trong đó chỉ một phần rất nhỏ 60 - 120 người đi di cư vào các vùng kinh tế mới như Đắc Lắc, Gia Lai, Bình Phước, Long An sinh sống còn đại bộ phận số dân đi làm ăn chỉ mang tính chất thời vụ.
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Thuận Thành năm 2011
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2011
Cơ cấu (%)
I. Dân số người
1. Tổng dân số
người
149.056
100,00
2. Tỷ lệ tăng DS tự nhiên
%
1,23
3. Dân số thành thị
người
11.967
8,03
4. Dân số nông thôn
người
137.089
91,87
II. Lao động người
1. Tổng lao động
người
82.713
100,00
2. Lao động nông nghiệp
người
46.182
55,83
3. Lao động CN-XD
người
21.831
26,02
4. Lao động TM-DV
người
15.019
18.15
(Nguồn: phòng thống kê và phòng Lao động thương binh và Xã hội huyện Thuận Thành )
Tổng số lao động ở độ tuổi của huyện là 82.713 người chiếm 55,49% dân số. Trong đó lao động nông nghiệp là 46.182 chiếm 55,83% tổng số lao động. Ngoài ra còn có 13.282 người ngoài tuổi lao động nhưng có khả năng lao động. Lao động công nghiệp và xây dựng 21.831 lao động, chiếm 26,02%. Lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động dẫn đến tình trạng lãng phí lao động do sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ.
Tuy vậy những năm gần đây cơ cấu lao động của huyện có sự biến đổi theo xu hướng tốt, thể hiện sự chuyển dịch lao động trong cơ cấu kinh tế, tăng chuyển đổi sản xuất thuần nông trong nông nghiệp sang ngành nghề khác.
- Hệ thống giáo dục
Ngành giáo dục huyện đã có những cố gắng nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu. Toàn huyện có 03 trường THPT, 19 trường THCS, 25 trường tiểu học và 20 trường mầm non. Bên canh đó trên địa bàn huyện có 01 trường Đại học hậu cần công an nhân dân thu hút hơn 3.000 sinh viên trên toàn quốc và 200 sinh viên du học nào và campuchia.
Bên cạnh đó là hàng ngàn học viên đang theo các lớp học ở trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện. Nhìn chung sự nghiệp giáo dục huyện phát triển cả về lượng và chất. Trong những năm gần đây tỷ lệ học sinh các trường trung học phổ thông thi đỗ các trường Đại học và cao đảng luôn đúng thứ nhất toàn tỉnh.
- Y tế
Sự nghiệp y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng đã có chuyển biến tiến bộ. Hiện nay huyện có 1 bệnh viện đa khoa năm ở trung tâm huyện lỵ, 1 trung tâm y tế dự phòng và 03 phòng khám đa khoa là phòng khám Thiên đức ( xã Thanh khương), phòng khám Thảo Quân ( Thị trấn Hồ ), phòng khám ( xã Gia đông ), 18 trạm y tế của các xã, thị trấn. 100% các trạm y tế cấp xã có Bác sĩ biên chế tại trạm góp phần giảm tải bệnh nhân thăm khám tại các tuyến trên. Tổng số các đơn vị y tế trên địa bàn huyện với tổng số 343 giường bệnh.
3.1.3 Cơ cấu kinh tế của huyện
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Nền kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất của các ngành đều tăng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn đổi mới, đời sống đại bộ phận dân cư từng bước được cải thiện. Cơ cấu kinh tế của huyện thời gian qua có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch diễn ra còn chậm. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế qua các năm tại bảng 3.4.
Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và của huyện diễn ra tương đối đồng đều. Giá trị sản xuất của các ngành đều tăng qua các năm. Hiện nay các cấp lãnh đạo chính quyền huyện và Huyện uỷ đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực nên đã rất quan tâm đến đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế của huyện Thuận Thành qua các năm
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh
Giá trị SX (tr.đ)
Cơ cấu %
Giá trị SX (tr.đ)
Cơ cấu %
Giá trị SX (tr.đ)
Cơ cấu %
2011/ 2010
2012/ 2011
Bình Quân 4 năm
I. Tổng giá trị SX
1121,6
100
1238,6
100
1380,9
100
110,43
111,49
110,96
Nông, lâm nghiệp, thủy sản
202,2
18,03
210,2
16,97
210,5
15,24
103,96
100,14
102,03
Công nghiệp - xây dựng
767,3
68,41
853,3
68,89
983,2
71,20
111,21
115,22
113,20
Dịch vụ
152,1
13,56
175,1
14,14
187,2
13,56
115,12
106,91
110,94
II. Thu nhập BQ/đầu người
10,3
12,8
15
124,27
117,19
120,68
(Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch huyện Thuận Thành)
Nhìn chung với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện như vậy là thuận lợi và rất phù hợp cho việc phát triển mở rộng mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề:
Địa hình và khí hậu đa dạng tạo đều kiện đa dạng các loại thực vật, hình thành nhiều nguồn nguyên liệu tại chỗ cho làng nghề phát triển.
Với mức bình quân diện tích đất nông nghiệp thấp, dân số và lao động tăng nhanh, khả năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, đặt ra yêu cầu bức thiết buộc dân cư nông thôn phải tìm kiếm ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn.
Nằm kề thủ đô Hà Nội, Thuận Thành sẽ dễ dàng hơn trong tiêu thụ sản phẩm của làng nghề, nhất là sản phẩm mỹ nghệ cao cấp và sản phẩm nông sản chế biến. Hiện tại toàn huyện có 07 làng nghề truyền thống như nghề Đúc giáp đồng thôn Đào viên xã Nguyệt Đức, Nghề làm Đậu gù thôn Trà lâm xã Trí Quả, nghề Mây tre Đan thôn Cả thị trấn Hồ, nghề Tranh Đông Hồ thôn Đông Hồ xã Song Hồ, nghề mì bún khô thôn Lạc Thổ xã Song Hồ, nghề làm Nem Bùi thôn Bùi xá xã Ninh xá, nghề Điêu khắc gỗ thôn Nam cầu xã Hoài Thương…
Giao thông thuận tiện, điện, bưu chính viễn thông, trường học, y tế phát triển là một trong những điều kiện để làng nghề tồn tại và phát triển.
Sơ đồ tổ chức các cơ quan đoàn thể Huyện Thuận Thành
Thường Trực Huyện Ủy
Huyện Ủy
Văn Phòng Huyện Ủy
Ban Tuyên Giáo
Ban Tổ Chức
Ban Dân Vận
Ủy Ban Kiểm Tra
Hội LHPN
Hội Nông Dân
LĐLĐ Huyện
Huyện Đoàn
Thường Trực HĐND
HĐND Huyện
Ban Pháp Chế
Ban KT-XH
Lãnh Đạo UBND
UBND Huyện
Văn Phòng UBND
Phòng Nội Vụ
P. Tài Chính Kế Hoạch
P. Văn Hóa Thông Tin
P. Tài Nguyên Môi Trường
Phòng Công Thương
Phòng Tư Pháp
Phòng Y Tế
Phòng NN&PTNT
Phòng LĐ TB&XH
Phòng GDĐT
Thanh Tra Huyện
Ban QL Dự Án
Ban QL KCN
TT Văn Hóa Thể Thao
Đài Phát Thanh
Trạm Khuyến Nông
Trường TC Nghề
Ủy Ban MTTQ Huyện
Thị Trấn Hồ
Đơn Vị Hành Chính01 Thị trấn, 17 xã
An Bình
Đại Đồng Thành
Đình Tổ
Gia Đông
Hà Mãn
Hoài Thượng
Mão Điền
Nghĩa Đạo
Ngũ Thái
Nguyệt Đức
Ninh Xá
Song Hồ
Song Liễu
Thanh Khương
Trạm Lộ
Trí Quả
Xuân Lâm
2.3.2.Thực trạng công tác Quản lý chi Ngân sách Nhà nước ở huyện Thuận Thành .
Biểu: 3.5: Hệ thống tổ chức ngân sách nhà nước ta hiện nay:
Hệ thống NSNN
NSTW
NSĐP
NS Huyện
NS Xã
NS Tỉnh
Biểu: 3.6: Hệ thống tổ chức phòng Tài chính – KH huyện Thuận Thành:
Trưởng phòng
Phó trưởng phong 1
Phó trưởng phong 2
Khối giáo dục
Đầu tư XDCB
Đơn vị dự toán
Giá cả, ĐKĐ doanh
Khối xã
KHKTXH
Bảng: 3.5: Tổng hợp số liệu thu, chi ngân sách nhà nước huyện Thuận Thành từ năm 2007 đến năm 2011:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
I. Thu ngân sách NN trên địa bàn
45,197
21,715
70,120
135,699
115,703
Thu từ khu vực ngoài quốc doanh
3,860
5,899
46,049
38,793
17,909
Thu lệ phí trước bạ
1,482
2,445
4,258
6,921
10,714
Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp
110
91
Thu thuế nhà đất
1,062
1,476
1,476
1,801
2,387
Thu phí và lệ phí
374
426
955
1,081
618
Thu chuyển quyền sử dụng đất
679
992
405
2,774
Thu tiền sử dụng đất
9,931
16,184
28,457
22,766
Thu tiền thuê đất
31
45
43
145
272
Thu khác
722
750
55,727
61,037
II. Tổng thu ngân sách địa phương
104,572
151,354
212,336
302,576
355,888
Thu điều tiết
35,768
48,346
75,189
91,172
Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh
85,281
121,973
165,407
193,041
Thu khác
30,305
42,017
61,980
71,675
III. Tổng chi ngân sách huyện
100,423
148,420
206,820
273,571
355,888
Chi đầu tư phát triển
Chi sự nghiệp kinh tế
1,663
1,904
3,892
5,180
6.242
Chi sự nghiệp giáo dục
40,193
50,755
61,958
80,882
107,301
Chi quản lý hành chính
7,448
9,546
12,149
44,506
15,970
Chi An ninh quốc phòng
Chi ngân sách xã
13,814
63,721
80,332
112,827
111,680
2.3.3. Thành tựu đạt được trong công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Thuận Thành thời gian qua.
2.3.4. Hạn chế trong công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Thuận Thành thời gian qua.
PHẦN VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
TT
Nội dung cụng việc
Thời gian thực hiện
Ghi chú
Bắt đầu
Kết thúc
1
Viết đề cương sơ bộ
3/2012
4/2012
2
Bảo vệ đề cương sơ bộ
5/2012
5/2012
Theo lịch của khoa
3
Thu thập tài liệu thứ cấp
6/2012
8/2012
4
Viết đề cương chi tiết
6/2013
8/2013
5
Thu thập tài liệu sơ cấp và xử lý thông tin
01/2013
4/2013
6
Báo cáo tiến độ
Theo lịch của Khoa
7
Viết luận văn
01/2013
4/2013
8
Bảo vệ luận văn ở bộ môn
Theo lịch của Khoa
9
Hoàn thiện luận văn
4/2013
6/2013
10
Bảo vệ luận văn
Theo lịch của Khoa
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Đỗ Quang Giám
HỌC VIÊN THỰC HIỆN
Phạm Công Hưng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bo_giao_duc_va_dao_tao_5435.doc