Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may thành phố Hồ Chí Minh

Năng lực cạnh tranh đang là vấn đề nổi cộm của doanh nghiệp may TPHCM khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Trước sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cùng xuất khẩu vào các thị trường, thì các doanh nghiệp may TPHCM đã phát huy năng lực nội tại của mình như thế nào? Sử dụng các yếu tố nguồn lực ra sao? Đã có hiệu quả hay chưa? Làm thế nào để giải quyết vấn đề vốn,nguyên phụ liệu, tay nghề công nhân, đã nghiên cứu kỹ lưỡng xu hướng nhập khẩu, thị hiếu tiêu dùng, chính sách thương mại, môi trường kinh tế-xã hội của các nước chưa

pdf97 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4190 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các doanh nghiệp cần phối hợp với các trung tâm đào tạo, các trường đào tạo, trường cao đẳng, đại học trong đó doanh nghiệp đề xuất yêu cầu đào tạo, gửi lao động của doanh nghiệp mình tới trường đào tạo, vì có sự liên kết nên học phí 67 cũng sẽ được xem xét ở mức ưu đãi hơn bình thường. Ngược lại, sinh viên do trường đào tạo ra sẽ có cơ hội được các doanh nghiệp phỏng vấn và tuyển dụng trực tiếp vào làm việc tại doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp tăng cường công tác đào tạo tại chỗ thông qua các chương trình huấn luyện hoặc đào tạo do doanh nghiệp tự tổ chức. Ngoài ra, với những doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính có thể thuê giáo viên nước ngoài về giảng dạy tại doanh nghiệp. - Sử dụng lao động đúng vị trí, đúng chuyên môn nghề nghiệp, và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho người lao động có năng suất và hiệu quả lao động cao. Thu hút lao động có trình độ tay nghề cao bằng các chính sách ưu đãi trong tuyển dụng, chế độ đãi ngộ về tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi để người có trình độ tay nghề cao nhận được cao tương xứng. - Khuyến khích nâng cao tay nghề công nhân bằng phát động các cuộc thi tại doanh nghiệp hoặc các cuộc thi giữa các doanh nghiệp với nhau. “bàn tay vàng” và “lễ hội tuyên dương người lao động” hàng năm được tổ chức tại công ty CPSX TM Sàigòn là một ví dụ giúp doanh nghiệp tìm ra được nhiều lao động giỏi. - Thành lập đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực bằng cách trích từ quỹ phúc lợi doanh nghiệp hoặc từ nguồn vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp hoặc phối hợp với các doanh nghiệp cùng ngành tạo quỹ chung cho đào tạo phát triển nhân lực. Về phía nhà nước - Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế-kỹ thuật, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành may, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, mở các khóa đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản phẩm, kỹ năng bán hàng… nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu, đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho ngành. 68 - Các tổ chức xúc tiến cần có sự hỗ trợ về chi phí đối với công tác đào tạo của thành phố. Hiệu quả của giải pháp: Nguồn nhân lực tốt là một đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Giải quyết tốt nguồn nhân lực sẽ giúp hạ giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu và cho doanh nghiệp may thành phố. 3.4.1.2 Giải pháp về vốn Vấn đề vốn thiếu đối với các doanh nghiệp may đang là một hiện tượng phổ biến hiện nay, việc thực hiện các chương trình thu hút vốn là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp và ngành may thành phố. Các giải pháp tăng cường vốn đó là: Về phía doanh nghiệp - Các doanh nghiệp tự huy động vốn từ mọi nguồn lực tự có của mình như khấu hao cơ bản, huy động từ cán bộ công nhân viên, bán hoặc cho thuê các tài sản không dùng đến, phát hành cổ phiếu nhằm huy động vốn cho các dự án đầu tư. Đây là nguồn vốn tiềm ẩn ngoài xã hội mà doanh nghiệp cần huy động tối đa cho sự phát triển trước mắt. - Liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp may thuộc các thành phần kinh tế để khai thác tối đa tiềm năng tài chính. Thực hiện mô hình liên kết doanh nghiệp theo dạng chuỗi các công ty trong ngành hoặc mô hình công ty mẹ con. Với các mô hình này, tài chính của các doanh nghiệp sẽ trở nên lớn mạnh khiến các doanh nghiệp có thể mở rộng đầu tư cho sản xuất. Về phía nhà nước - Tích cực kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực may mặc. 69 Hiệu quả của giải pháp: giải quyết những khó khăn về vốn hiện tại và lâu dài cho các doanh nghiệp may TPHCM. Nhóm giải pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành nâng cao được nguồn vốn phục vụ vào việc đầu tư thiết bị mới, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và quảng bá thương hiệu ra thị trường quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. 3.4.1.3 Giải pháp về đổi mới máy móc thiết bị Hiện đại hóa máy móc thiết bị là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành may thành phố. Công nghệ mới tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, qua đó hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Máy móc thiết bị hiện đại giúp doanh nghiệp may thực hiện tự động hóa sản xuất, giảm sai sót trong quá trình sản xuất, đồng thời thực hiện được những công việc phức tạp. Vì vậy, đổi mới máy móc thiết bị và với công nghệ mới là yêu cầu cấp thiết để ngành may TPHCM nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình. Giải pháp cho hiện đại hóa công nghệ và máy móc thiết bị là đầu tư nhiều máy có chức năng tự động (như máy may cắt chỉ tự động, vắt sổ tự động…), gia tăng chế tạo các đồ gá phù hợp để tăng năng suất gia công. Hiệu quả của giải pháp: đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị giúp các doanh nghiệp may tăng được năng suất sản phẩm, tiết kiệm thời gian và các chi phí liên quan (điện, nước, khấu hao máy móc thiết bị…) . Từ đó, giảm được giá thành sản phẩm và có thể cạnh tranh tốt với hàng may mặc Trung Quốc khi xuất khẩu vào các thị trường quốc tế. 3.4.1.4 Giải pháp về nguyên phụ liệu đầu vào Về phía doanh nghiệp - Các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu từng bước nâng cấp chất lượng nguyên phụ liệu theo hướng sản xuất những nguyên phụ liệu có chất liệu phù hợp 70 với thời trang quốc tế hoặc những mặt hàng đặc thù của Việt Nam để tạo nét riêng cho sản phẩm. - Đầu tư máy móc thiết bị cho việc sản xuất nguyên phụ liệu trong nước. Khi các doanh nghiệp đầu tư cũng cần phải cân nhắc, lựa chọn cẩn thận, không vì ham rẻ mà nhập về những sản phẩm xuống cấp, lạc hậu, không phù hợp với thực tế. Kinh nghiệm cho thấy các doanh nghiệp không nên chỉ chú ý đến thiết bị mà phải coi trọng đến sự đồng bộ các yếu tố cần thiết khác như chuyển giao công nghệ, cán bộ quản lý, tay nghề công nhân ... - Các doanh nghiệp may cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt bằng cách ưu tiên sử dụng các sản phẩm trong nước nếu đạt được chất lượng như yêu cầu. Trong trường hợp xuất theo hình thức FOB, các doanh nghiệp may cần chủ động thương lượng với đối tác để sử dụng nguyên phụ liệu trong nước, nhất là sản phẩm xuất khẩu sang EU nếu sử dụng nguyên phụ liệu Việt Nam sẽ được ưu đãi về thuế. Về phía nhà nước - Nhà nước cần tạo sự liên kết và hợp tác với các tỉnh trong việc trồng bông chất lượng cao theo mô hình trang trại. Các biện pháp cụ thể để thực hiện sự liên kết này là: nhà nước tăng cường với cơ quan nghiên cứu để nhanh chóng đưa những giống mới và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho việc phát triển các vùng bông nguyên liệu; xây dựng mô hình sản xuất bông nguyên liệu theo hướng thâm canh và chất lượng, xây dựng mô hình các tổ chức nông dân liên kết, hợp tác xã hoặc trang trại trồng bông. - Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhanh chóng mở rộng đầu tư để sản xuất nguyên phụ liệu. Với các mặt hàng chưa sản xuất được như hóa chất, thuốc nhuộm thì nhà nước nên có những ưu đãi về thuế cho những sản phẩm nhập khẩu 71 để sản xuất sản phẩm. Đồng thời, nhà nước cần tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc sản xuất kinh doanh nguyên phụ liệu - Nhà nước cần quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu tập trung và tránh tình trạng manh mún, bảo đảm an toàn cho môi trường và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng giao dịch với nhau. Hiệu quả của giải pháp: - Đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu dệt may giúp cho các doanh nghiệp chủ động trong khâu cung ứng nguyên phụ liệu, không bị phụ thuộc quá lớn vào thị trường cung ứng nước ngoài, dần dần nâng cao tỷ trọng hàng FOB. - Nâng cao chất lượng nguyên phụ liệu, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu - Ổn định giá nguyên phụ liệu 3.4.1.5 Giải pháp cải tiến công tác thiết kế sản phẩm Công tác thiết kế rất quan trọng đối với việc tạo nên sản phẩm may mặc. Các giải pháp cho công tác thiết kế là: Về phía doanh nghiệp - Doanh nghiệp đầu tư cho việc nghiên cứu mẫu, mốt, thời trang quốc tế, nắm bắt kịp thời xu thế lớn trong ngành thời trang. - Doanh nghiệp đầu tư các phần mềm thiết kế và đào tạo cán bộ để sử dụng có hiệu quả các phần mềm thiết kế này. - Doanh nghiệp cần tăng cường đặt hàng các catalogue chụp hình từ các nước hoặc tìm kiếm trên các trang web để nắm bắt được sở thích cũng như thị hiếu thời trang của từng thị trường, từ đó tự mình phát triển ý tưởng, thiết kế ra các sản phẩm kiểu dáng đặc biệt nhưng vẫn mang phong cách đặc trưng cho thị trường đó. Về phía nhà nước 72 - Nhà nước hỗ trợ thành lập trung tâm đào tạo nghiên cứu thiết kế thời trang để giúp đào tạo chuyên viên thiết kế cho các doanh nghiệp may. - Nhà nước hỗ trợ thành lập Viện nghiên cứu thiết kế thời trang vừa thực hiện chức năng đào tạo, vừa cung cấp chuyên viên thiết kế cho các doanh nghiệp. - Khuyến khích, tổ chức các cuộc thi thiết kế tay nghề giỏi - Đàm phán hợp tác với Trung tâm thiết kế thời trang của các nước để có những buổi giao lưu về thiết kế. Thường thì từ trước tới nay mới chỉ có những buổi giao lưu về biểu diễn thời trang chứ chưa có các cuộc giao lưu trao đổi giành riêng cho các nhà thiết kế với nhau. Hiệu quả của giải pháp: giúp doanh nghiệp định hướng đúng được loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cần xuất khẩu vào từng thị trường. Tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, độc đáo phù hợp với nhu cầu tiêu dùng đa dạng của thị trường đó, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách. Doanh nghiệp có những sản phẩm chất lượng tốt nhờ có đội ngũ thiết kế tay nghề cao giúp nâng cao hình ảnh về doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. 3.4.2 Giải pháp sử dụng năng lượng trong sản xuất và tiết kiệm chi phí Năng lực cạnh tranh của ngành may TPHCM cũng như Việt Nam so với các quốc gia còn tương đối thấp, chi phí giá thành không còn là lợi thế áp đảo. Chính vì vây, bộ công thương đã đặt ra chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm giảm 5-8% tổng mức tiêu thụ toàn quốc. Thông qua một số giải pháp ECC đề ra, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tới 20% chi phí năng lượng cho sản xuất, do đó sẽ làm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm sản xuất ra. Bài viết xin được sử dụng một số giải pháp của ECC cho các doanh nghiệp TPHCM như sau: - Đối với lò hơi và hệ thống hơi, cần phải sử dụng lò hơi có hiệu suất cao, công suất phù hợp, cần tránh tình trạng non tải, bọc bảo ôn cho hệ thống hơi, sử dụng 73 các thiết bị nâng cao hiệu quả đốt cháy nhiên liệu. Bên cạnh đó, có thể tận dụng để thu hồi ngưng làm nước cấp cho lò hơi, tận dụng nhiệt khói thải lò hơi để gia nhiệt cho các lưu chất khác như nước cấp, dầu đốt lò, khí cấp cho lò. - Đối với điện cho động cơ, cần phải sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện như biến tần, máy quản lý điện năng cho các động cơ hoạt động trong tình trạng non tải hay thường xuyên thay đổi. - Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, các doanh nghiệp may TPHCM cần cố gắng giảm giá thành sản phẩm thông qua các biện pháp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cố định trong quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất. Triệt để thực hiện chủ trương tiết kiệm 10% chi phí của các doanh nghiệp, coi đó như là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam so với hàng may mặc Trung Quốc. Chỉ có làm như vậy, các doanh nghiệp may mới tạo được giá cả sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Hiệu quả của giải pháp - Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng nhất là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu 3.4.3 Giải pháp về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 3.4.3.1 Giải pháp về chiến lược sản phẩm (1) Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu - Các doanh nghiệp may TPHCM cần quan tâm tới việc đa dạng hóa về mẫu mã, chủng loại sản phẩm để gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Đây cũng là giải pháp để mở rộng khả năng tiêu thụ hàng may mặc TPHCM sang các loại thị trường. Việc đa dạng hóa sản phẩm đòi hỏi các doanh nghiệp quan tâm tới các yêu cầu sau đây: 74 - Các doanh nghiệp cần nhanh chóng chuyển sang phương thức FOB để thu được hiệu quả cao hơn và ổn định hơn, đa dạng hóa mẫu mã, xuất khẩu sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu cao, giảm tỷ trọng gia công và xuất khẩu qua nước thứ ba. - Sản phẩm thích nghi với thị trường: Để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm may mặc rất cần các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu, tâm lý, văn hóa của người tiêu dùng. - Đa dạng hóa mặt hàng nhưng vẫn xác định sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp. Hơn nữa, đa dạng hóa mặt hàng phải dựa trên lợi thế của doanh nghiệp (về máy móc thiết bị chuyên dùng, về tay nghề công nhân…), tránh cạnh tranh đối đầu với các đối thủ cạnh tranh nặng ký khác. (2) Nâng cao chất lượng sản phẩm Hiện nay, hàng may mặc Việt Nam đang rất khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng may mặcTrung Quốc trong phân khúc thị trường sản phẩm cấp thấp và cấp trung bình. Do đó, các doanh nghiệp may TPHCM cần chú ý tới các giải pháp sau: - Chuyển hướng sản xuất từ sản phẩm cấp thấp và trung bình sang sản xuất sản phẩm cấp cao hơn. Điều này có thể giúp doanh nghiệp gia tăng thêm phần lợi nhuận từ đơn giá cao và tránh sự đối đầu cạnh tranh với Trung Quốc. Giải pháp này cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển ngành dệt may của chính phủ đề ra là khuyến khích sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. - Thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong các doanh nghiệp nhằm đưa ra các chiến lược sản phẩm hợp lý cho doanh nghiệp, chủ động tạo ra các mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước. - Tăng cường hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, ISO 14000, SA 8000: Đây là các hệ thống quản lý chất lượng rất quan trọng đối với khách hàng khó tính như 75 Mỹ, EU. Nếu doanh nghiệp vừa chú trọng đầu tư vốn và công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, lại áp dụng hệ thống quản lý thích hợp sẽ tạo ra sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng. Đây chính là chìa khóa để các doanh nghiệp may của ta nâng cao được khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. 3.4.3.2 Giải pháp về nghiên cứu và phát triển thị trường - Các doanh nghiệp có thể tìm hiểu và nghiên cứu các thị trường may mặc quốc tế qua phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (tại TPHCM), qua cục xúc tiến thương mại TPHCM, Trung Tâm thương mại – bộ công thương (văn phòng khu vực phía nam đặt tại TPHCM) để có thêm thông tin về chính sách kinh tế, thương mại của họ, các thay đổi về quy định nhập khẩu hàng dệt may, nhu cầu thị hiếu về mặt hàng này, các hóa chất cấm, tiêu chuẩn lao động, môi trường quy định cho lĩnh vực dệt may. Đó là những vấn đề mà nếu doanh nghiệp dệt may không nắm bắt kịp thời sẽ dẫn đến thiệt hại và giảm sút tính cạnh tranh. - Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể thực hiện việc nghiên cứu thị trường may mặc thông qua các đối tác trực tiếp đến làm việc tại công ty. Khách hàng này sẽ là đối tượng cung cấp những thông tin đáng tin cậy và khá xác thực về thị hiếu tiêu dùng của họ trên thị trường quốc tế. - Doanh nghiệp cần tập trung vào các thị trường ngách trong ngành may mặc. Với sản phẩm có chất lượng cao, doanh nghiệp cần đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường này, đầu tư công nghệ hiện đại, chọn loại chất liệu cao cấp và đội ngũ thiết kế tay nghề giỏi. Còn đối với nhóm sản phẩm trung bình thị giá trị sử dụng và giá thành sản phẩm phải được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. - Ngoài các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản thì các doanh nghiệp may TPHCM cần khai thác mạnh các thị trường tiềm năng như châu Phi, Đông 76 Âu, Nga, Hàn Quốc, Asean, Đài Loan là các thị trường tiêu thụ một lượng khá lớn mặt hàng may mặc hiện nay. Hiệu quả của giải pháp: công tác nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp có được những hiểu biết sâu rộng về tập quán kinh doanh, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng cũng như các quy định pháp lý của thị trường đó nhằm tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh mẽ để xuất khẩu vào thị trường này. 3.4.3.3 Giải pháp về chiến lược phân phối Để có thể thâm nhập nhanh chóng vào các kênh phân phối của thị trường nước ngoài, có hai giải pháp chính: - Các doanh nghiệp may vừa và nhỏ có tiềm lực tài chính hạn chế nên liên kết với cộng đồng người Việt tại thị trường nước ngoài để đầu tư sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này. Hợp tác kinh doanh có thể dưới hình thức liên doanh. Hai bên cùng góp vốn nhưng có thể sử dụng lao động, nguyên phụ liệu, nhà xưởng của phía Việt Nam, sử dụng pháp nhân, sự hiểu biết về thị trường, kênh phân phối và sự nhạy bén trong kinh doanh của phía nước ngoài. Phía Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm sản xuất hàng hóa theo đúng thiết kế, còn phía nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng hóa. Bằng cách này, hàng hóa được sản xuất ra sẽ đáp ứng tốt thị hiếu luôn thay đổi của thị trường và thâm nhập được vào kênh phân phối trên thị trường này. - Các doanh nghiệp lớn có tiềm lực kinh tế mạnh hơn có thể liên doanh để trở thành công ty con của các công ty xuyên quốc gia. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể thâm nhập trực tiếp vào các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường vì các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò chủ chốt trong các kênh phân phối này. - Ngoài ra, các doanh nghiệp may cũng nên chủ động từng bước lập các văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý, kho ngoại quan…ở thị trường nước ngoài để sử 77 dụng kênh phân phối trực tiếp của mình. Có như vậy, mới thực sự đứng vững trên thị trường quốc tế, góp phần phát huy tối đa năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Hiệu quả của giải pháp: nhằm tăng tính cạnh tranh trong xuất khẩu sản phẩm may mặc. 3.4.3.4 Giải pháp về xúc tiến thương mại và hoạt động marketing Như phân tích ở phần thực trạng, đây là khâu yếu nhất của các doanh nghiệp may TPHCM. Do đó, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực tiếp thị, tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Các giải pháp cần thực hiện là: Về phía doanh nghiệp - Chủ động tìm kiếm đối tác, chào hàng thông qua các hội trợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề dệt may được tổ chức tại TPHCM hoặc tại nước ngoài. Trong đầu năm 2008, đoàn lãnh đạo TPHCM đã thực hiện công tác xúc tiến tại EU như gặp gỡ tổ chức xúc tiến nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển CBI của Hà Lan, tham gia tọa đàm với sứ quán Việt Nam tại Đức nhằm tạo điều kiện kết nối thương mại với doanh nghiệp TPHCM về sau. -Tăng cường hoạt động giao dịch trực tiếp với khách hàng và giao dịch qua thương mại điện tử, xây dựng trang web cập nhật đầy đủ thông tin, thiết các catalogue, profile đẹp mắt. Thu hút sự chú ý của khách hàng bằng các sản phẩm chủ đạo của doanh nghiệp trên catalogue. - Thành lập bộ phận marketing trong doanh nghiệp: Có bộ phận marketing chuyên trách thì các công việc như nghiên cứu thị trường, cung cấp các thông tin hữu ích về thị trường, sản phẩm mới được thực hiện một cách triệt để và hiệu quả. Bộ phận này sẽ giúp doanh nghiệp có được thông tin đầy đủ cho việc ra ra quyết định, xây dựng các chiến lược và thực hiện công tác xúc tiến hiệu quả. Về phía nhà nước 78 - Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp may tham gia hội trợ, triển lãm hoặc hội thảo chuyên đề thị trường, giúp các doanh nghiệp trực tiếp tiếp cận thị trường, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của thị trường và trực tiếp giao dịch với các nhà nhập khẩu chính. - Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp một phần kinh phí trong việc xúc tiến và tiếp cận thị trường. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đối tác nước ngoài. Trước hết phải kể tới điều kiện đi lại xa xôi, chi phí tốn kém nên vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu thị trường rất bị hạn chế. Bộ công thương cần yêu cầu thương vụ tại các nước thường xuyên thông báo về diễn biến trên thị trường như thay đổi về hệ thống pháp luật, quy chế nhập khẩu, thuế quan, xu hướng thương mại…đến diễn biến cụ thể của hàng may mặc như dự báo cung cầu, giá cả, vấn đề cạnh tranh, thị hiếu, cách tiếp cận thị trường. Do đó, vấn đề hỗ trợ kinh phí cho những việc làm này là hết sức cần thiết. - Nhà nước phối hợp với lãnh đạo ngành của TPHCM để tăng cường tổ chức các hoạt động biểu diễn thời trang có quy mô lớn tại TPHCM nhằm thu hút sự chú ý của khách nước ngoài và tạo tiếng vang trên thị trường. Hiệu quả của giải pháp: tăng khả năng tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu cho hàng may mặc trên thị trường xuất khẩu quốc tế. Nhận thức được cơ hội và nguy cơ xuất khẩu vào thị trường quốc tế để đề ra được chiến lược kinh doanh phù hợp cho mình. 3.4.4 Giải pháp về thương hiệu hàng may mặc Một thương hiệu mạnh là công cụ marketing hữu hiệu, đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế: giúp khách hàng nhận thức tốt hơn, đầy đủ hơn về sản phẩm dịch vụ, góp phần duy trì và giành được niềm tin của khách hàng, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận hấp dẫn hơn, giảm thiểu ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh, giảm thiểu tác động xấu trong điều kiện khủng hoảng thị trường và là sự 79 đảm bảo tốt có lợi thế trong đàm phán, hợp tác kinh doanh. Để xây dựng thương hiệu cho ngành may mặc, các doanh nghiệp cần thực hiện một số việc như sau: Về phía doanh nghiệp - Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tạo được uy tín cho sản phẩm của mình làm ra. - Các doanh nghiệp cần quan tâm tới việc đăng ký quyền bảo hộ thương hiệu trên thị trường xuất khẩu để tránh hiện tượng tranh chấp thương hiệu, gây khó khăn cho công ty khi kinh doanh trên những thị trường này. Ví dụ như công ty Phương Đông đã tạo dựng được cho mình thương hiệu riêng F house và xuất khẩu sản phẩm này vào thị trường Đông Âu cần nhanh chóng thực hiện việc đăng ký quyền bảo hộ thương hiệu. - Các doanh nghiệp cần xác định rõ tầm nhìn thương hiệu, chiến lược và phát triển thương hiệu trong từng giai đoạn và có chiến lược quản trị thương hiệu (thương hiệu sẽ được xây dựng nhắm tới thị trường nào, định vị ra sao, các công cụ hỗ trợ thương hiệu như thế nào…) - Các doanh nghiệp tham gia các chương trình do nhà nước tổ chức nhằm nâng cao hình ảnh các doanh nghiệp. Đây là một trong những chương trình hành động hỗ trợ cho xây dựng thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới. Về phía nhà nước Cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và hiệp hội dệt may cho các hoạt động xúc tiến tiếp cận với thị trường nước ngoài. Hiệp hội cần có những chuyên viên giỏi, am hiểu lĩnh vực xây dựng thương hiệu để giúp các doanh nghiệp may có định hướng xây dựng chiến lược thương hiệu đúng đắn. Hiệu quả của giải pháp: xây dựng được thương hiệu nổi tiếng góp phần tạo dựng uy tín doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp may mặc. 80 3.4.5 Giải pháp về khoa học công nghệ Về phía doanh nghiệp Như phân tích ở phần thực trạng, qua kết quả khảo sát cá nhân thì số lượng doanh nghiệp may TPCHM thực hiện quảng bá qua website còn rất khiêm tốn trong khi hiện nay thương mại điện tử đang rất phát triển và được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Các doanh nghiệp cần tích cực áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của doanh nghiệp, thiết lập hệ thống buôn bán trên mạng, tạo website để giao dịch với đối tác nước ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp cần ứng dụng các phần mềm hiện đại như phần mềm thiết kế, hệ thống giác sơ đồ tự động (CAD, CAM, GERBER). Về phía nhà nước - Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm may mặc phù hợp và hài hòa với pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế. - Tổ chức lại các viện nghiên cứu chuyên ngành may mặc theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Hiệu quả của giải pháp: Các doanh nghiệp may áp dụng thương mại điện tử có thể giúp quảng bá hình ảnh sản phẩm, công ty mình trên mạng, tìm kiếm được nhiều thông tin liên quan về ngành may, giúp định hướng được chiến lược kinh doanh đúng đắn cho sản phẩm may xuất khẩu của mình. Đồng thời, việc ứng dụng các phần mềm, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành giúp doanh nghiệp chủ động được sản xuất, rút ngắn thời gian sản xuất cũng như thiết kế sản phẩm, cải tiến công tác quản lý… 3.4.6 Phát huy vai trò của Hội dệt may thêu đan TPHCM - Để tiếp tục giúp ngành may TPHCM đứng vững và tăng được sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Hội cần đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp may thành phố, thực hiện vai trò tập hợp và phản 81 hồi những thông tin, ý kiến liên quan tới ngành để tiếp tục có tiếng nói với những cấp có thẩm quyền để tạo một môi trường kinh doanh ổn định và thông thoáng cho ngành may phát triển thuận lợi. - Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng định hướng một ngành may với các ưu điểm là sạch hơn, an toàn hơn, thực thi trách nhiệm xã hội tốt hơn, có giá trị gia tăng cao hơn. Ngành may thành phố cùng thống nhất chủ trương là không cạnh tranh về giá mà sẽ cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ. - Hội có thể làm vai trò đầu mối để góp phần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại ra thị trường quốc tế, tăng cường tổ chức các hội trợ triển lãm chuyên ngành dệt may. Qua công tác xúc tiến và các quan hệ hợp tác quốc tế của hiệp hội có thể tranh thủ được sự hỗ trợ của các tổ chức. - Tạo sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp may trong thành phố với nhau để cùng nhau đầu tư và phát triển ngành. - Nâng cao chức năng tư vấn của hiệp hội đối với các doanh nghiệp của thành phố. Để nâng cao chức năng tư vấn, hiệp hội cần có bộ phận chuyên trách thực hiện chức năng tư vấn cho từng lĩnh vực (thông tin, sản phẩm, thiết kế mẫu mã, marketing…). 3.4.7 Một số kiến nghị đối vai trò hỗ trợ của nhà nước và chính quyền TPHCM - Trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành may thành phố đã nhận ra rằng ngành này không còn hấp dẫn như trước và một số doanh nghiệp đã có định hướng chuyển dần sang những lĩnh vực có lợi nhuận cao. Sự chuyển biến này sẽ gây hiệu ứng chuyển ngành hàng loạt và đẩy ra xã hội một lượng không nhỏ lao động đã gắn bó với thành phố, tuy là người nhập cư nhưng họ sẽ không quay trở về quê cũ do khó tìm việc. Số này sẽ là gánh nặng cho xã hội sắp tới. Do đó, chính quyền thành phố cần kết hợp với chính quyền trung 82 ương hỗ trợ các doanh nghiệp may giảm bớt chi phí hành chính, cùng nhau kiểm soát sự tăng giá quá nhanh giá cả sinh hoạt cũng như các chi phí về nguyên phụ liệu, chi phí xuất nhập khẩu…nhằm giúp các doanh nghiệp thành phố vẫn duy trì được hiệu quả kinh doanh và tăng được sức cạnh tranh cho mình. - Định hướng doanh nghiệp may trên địa bàn TPHCM và trên cả nước chuyển sang sản xuất những sản phẩm cấp trung và cấp cao nhằm tăng thêm phần giá trị trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho doanh nghiệp. - Hỗ trợ doanh nghiệp may xúc tiến mở rộng thêm nhiều thị trường tiềm năng, cung cấp thông tin về các thị trường mới cho doanh nghiệp, cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu nhằm rút ngắn thời gian giao nhận và thanh lý hợp đồng. - Thúc đẩy nhanh công tác đàm phán hiệp định mậu dịch tự do ASEAN-EU. Đây là cơ hội tốt để các thành viên hai bên tìm ra những lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại. - Hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông; đầu tư các công trình xử lý nước thải; quy hoạch các cụm công nghiệp dệt; xây dựng cơ sở hạ tầng đối với cụm công nghiệp mới. - Nghiên cứu sửa đổi một số nội dung trong luật lao động về mức khống chế giờ tăng ca, điều kiện tinh giảm lao động…để giúp doanh nghiệp có điều kiện giảm giá thành, tăng hiệu quả quản lý. KẾT LUẬN CHƯƠNG III Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may TPHCM ở chương II, phân tích các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả đã đánh giá được năng lực cạnh tranh của các doanh 83 nghiệp may TPHCM thông qua ma trận SWOT, tìm ra các điểm còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đề xuất một số định hướng phát triển cho ngành may TPHCM và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may TPHCM. Các giải pháp này được phân làm hai nội dung: giải pháp từ phía doanh nghiệp và giải pháp từ phía Nhà nước. Giải pháp từ phía doanh nghiệp xoay quanh các vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại của doanh nghiệp (nguồn nhân lực, vốn, máy móc thiết bị, nguồn nguyên phụ liệu đầu vào, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng năng lượng của doanh nghiệp, quảng bá thương hiệu, hình ảnh sản phẩm…). Giải pháp từ phía Nhà nước đề cập tới hướng giải quyết của Nhà nước để giúp nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, vai trò của Hiệp hội ngành, chính quyền địa phương để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh cho mình, nhằm giúp cho ngành may thành phố tiếp tục là ngành công nghiệp mũi nhọn, mang lại nhiều lợi nhuận cho đất nước, góp phần vào sự phát triển lâu dài của đất nước. 84 KẾT LUẬN CHUNG Năng lực cạnh tranh đang là vấn đề nổi cộm của doanh nghiệp may TPHCM khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Trước sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cùng xuất khẩu vào các thị trường, thì các doanh nghiệp may TPHCM đã phát huy năng lực nội tại của mình như thế nào? Sử dụng các yếu tố nguồn lực ra sao? Đã có hiệu quả hay chưa? Làm thế nào để giải quyết vấn đề vốn, nguyên phụ liệu, tay nghề công nhân, đã nghiên cứu kỹ lưỡng xu hướng nhập khẩu, thị hiếu tiêu dùng, chính sách thương mại, môi trường kinh tế-xã hội của các nước chưa…Từ những vấn đề này, luận văn đã tập trung trình bày 3 chương: Chương 1: trình bày cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, phân tích một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm rút ra bài học cho ngành may Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng. Chương 2: Luận văn tập trung phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may TPHCM thông qua các yếu tố nguồn lực (nhân lực, nguyên phụ liệu đầu vào, máy móc thiết bị, vốn, trình độ thiết kế…), hiệu quả sản xuất, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm, một số yếu tố bên ngoài phát sinh từ thị trường dệt may thế giới và trong nước, đối thủ cạnh tranh… Chương 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất kiến nghị các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may TPHCM ở cả hai phía: doanh nghiệp và nhà nước. Đây là những giải pháp có cơ sở lý luận và tính thực tiễn cao, mong rằng khi thực hiện sẽ đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Chúng tôi mong rằng với những giải pháp này sẽ thực sự giúp doanh nghiệp may TPHCM nâng cao được năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời gian sắp tới. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO Luận văn, sách 1. Hoàng Tuấn Anh, “Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TPHCM sang Mỹ giai đoạn 2006-2010”, luận văn thạc sỹ, trường đại học kinh tế TP. HCM 2. Quách Tố Dung, “Hoạch định chiến lược phát triển ngành dệt may TPHCM đến năm 2005”, luận văn thạc sỹ, trường đại học kinh tế TP. HCM 3. Bộ Công Thương “phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng 2020”, Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT 4. Cục thống kê TPHCM, “Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất ngành công nghiệp TPHCM các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 6T/2009” 5. Hội dệt may thêu đan TPHCM, “ tổng quan ngành dệt may Việt Nam” 6. Hội dệt may thêu đan TPHCM “Báo cáo tổng kết tình hình ngành dệt may TPHCM 2007-2008” Báo, tạp chí 1. Thông tin chuyên ngành dệt may- Bộ Công thương, số 07/2008 2. Tạp chí Dệt may Việt nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam. 3. Tạp chí công nghiệp- Bộ Công thương Mạng Internet : 1. Website Bộ Công Thương: 2. Website Cục Hải quan TPHCM: 86 3. Website Cục thống kê TPHCM: 4. Website Hội dệt may thêu đan TPHCM: 5. Website Sở Công Thương TPHCM: 6. Website Thông tin thương mại Việt Nam: 7. Website Tổng Cục thống kê : 8. Website TPHCM : 87 PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TPHCM Trong nhiều năm qua, ngành may TPHCM đã đóng góp một tỷtrọng tương đối lớn cho nền kinh tế TPHCM và là khu vực dẫn đầu toàn ngành may Việt Nam về giá trị sản xuất cũng như kim ngạch xuất khẩu. Nhưng ngành may TPHCM phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ nặng ký trên thương trường quốc tế và cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình để gia tăng xuất khẩu vào các thị trường quốc tế. Xuất phát từ ý tưởng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may TPHCM” Bảng câu hỏi dưới đây sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về những vấn đề trên từ thực tế của Quý doanh nghiệp . Vì vậy chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của Quý doanh nghiệp ! 1. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của quý công ty là ……………….usd 2. Hình thức xuất chủ yếu ra thị trường quốc tế? Gia công / CMPT Sản xuất xuất khẩu/FOB 3. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu? Sản phẩm may mặc Sản phẩm dệt và may Sản phẩm dệt 4. Quy mô doanh nghiệp? Lớn Trung bình TÊN CÔNG TY : ĐỊA CHỈ : TEL / FAX : EMAIL : PIC : 88 Nhỏ 5. Số lượng công nhân của Quý công ty:…………….người 6. Nguyên phụ liệu mua ở Việt Nam hay nhập khẩu? Mua trong nước Nhập khẩu 7. Sản phẩm của Quý công ty được phát triển từ nguồn nào: Tự thiết kế khách hàng cung cấp khác 8. Sản phẩm của Quý công ty xuất đi nước ngoài mang nhãn hiệu : Của công ty Của khàch hàng Đối tác 9. Đối với mặt hàng sản xuất xuất khẩu, kênh phân phối đang được Quý công ty sử dụng là gì: Thông qua công ty thương mại trung gian Trực tiếp với các nhà phân phối Khác 10. Để quảng bá hình ảnh cũng như sản phẩm ra thị trường quốc tế, Quý công ty sử dụng hình thức nào? Quảng cáo qua website Catalogue, brochure Thông qua tổ chức xúc tiến Thương mại trong và ngoài nước. Tham dự hội trợ triển lãm Khác 11. Để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may, quý công ty cần hỗ trợ ở những mặt nào? Nguồn nguyên phụ liệu đầu vào Vốn Thông tin về thị trường Công nghệ, máy móc hỗ trợ sản xuất. Nhân lực 12. Quý công ty đánh giá thế nào về tính cạnh tranh của sản phẩm may VIỆT NAM trên thị trường quốc tế: cao trung bình thấp 13. Theo quý công ty, sản phẩm may VIỆT NAM có những lợi thế gì: 89 Chất lượng sản phẩm Giá cả cạnh tranh Thời trang Hệ thống xúc tiến thương mại, phân phối Khác 14. Theo quý công ty, sản phẩm may VIỆT NAM có những điểm nào cần khắc phục: Chất lượng sản phẩm Giá cả cạnh tranh Thời trang Khác 15. Một số đề xuất giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm may xuất khẩu ra thị trường nước ngoài ................................................................................................................................. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………..... XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ CÔNG TY ! 90 PHỤ LỤC 2 DANH SÁCH 50 CÔNG TY DỆT MAY ĐƯỢC ĐIỀU TRA TẠI TPHCM STT Tên công ty Địa chỉ Tel /Fax Người liên hệ 1 Cty May Việt Tiến 456/1A Nơ Trang Long, P.13, Q. Bình Thạnh, T.P. HCM 8640800/8645085 Mr Kiên 2 Cty dệt may Gia Định 189 Phan Văn Trị , Q. Bình Thạnh TPHCM 8942145/8940291 Mr. Trang 3 Cty CP SXTM May Sàigòn 236/7 nguyễn Văn Lượng, P.17, Q.Gò Vấp, TPHCM 9844822/9844746 Mr. Thanh 4 Cty CP Giầy da và may mặc xuất khẩu Legamex 15 Trường Sơn, Q.10, TPHCM 8660564/8660565 Mr. Lai 5 Cty dệt Sàigòn SAGOTEX 40 Luỹ Bán Bích, P. Tân Thới Hoà, Q. Tân Phú, TPHCM 9612 372/8580 222 6 Cty CP May CHOLIMEX B26-27 đường số 5, KCN Vĩnh Lộc, Q. BìnhTân, TP.HCM 7650942/7650945 7 Cty CP May Sàigòn 3 40/32 Quốc Lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TPHCM 8 Cty CP May Sàigòn 2 37 Trần Triệu Luật, Q.Tân Bình, TPHCM 8645331/8640031 9 Cty May thêu An Phước 100/11-12-13 An Dương Vương, Q.5, TPHCM 8350059/8350058 Ms.Lễ 10 Cty liên doanh dệt Sàigòn JOUBO 191 Bùi Minh Trực, P.6, Q.8, TPHCM 8569041/8504861 11 Cty May Hữu Nghị 636-638 Nguyễn Duy, Q.8, TPHCM 9502680/8553476 Ms. Huệ 12 Cty CP NPL dệt may Bình An 127 lê Văn Chí, Linh Trung, Q.Thủ Đúc, TPHCM 7222977/7222978 13 Cty CP SCAVI Lô14,19A KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai 0613994994/06139 94 996 14 DNTN dệt may Phước Thịnh 171 Tân Tiến, Q.Tân Bình, TPHCM 8645514/8657505 15 Cty CP Dệt Phong Phú 48 Tăng Nhơn Phú, P. Tăng Nhơn Phú B, Q.9, TPHCM 7281894/7281893 Ms Kim Anh 16 Cty May Nhà Bè Đường Bến Nghé, P.Tân Thuận Đông, Q.7, TPHCM 8725107/8722833 Mr. Cường 17 Cty CP May Minh Hoàng 9 Lê Thánh Tôn,P.Bến Nghé, Q.1, TPHCM 8229333/8229222 18 Cty dệt Phước Long Số 18, Tăng Nhơn Phú, P.Phước Long B,Q.9, TPHCM 7313457/7313565 Mr Sơn 19 Cty dệt may Thành Công 36 Tây Thạnh, P. Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TPHCM 8153962/8154008 Mr.Hùng Anh 20 Cty CP Dệt May Thắng Lợi Số 2, Trường Chinh, Q.Tân Phú, TPHCM 8152065/8153076 Ms. Dương 21 Cty CP May Phương Đông Số 1A, Quang Trung, Q.Gò Vấp, TPHCM 89457298940328 Ms Thành 91 22 XN May VITEXCO 224/5 Bis Quốc Lộ 13, P.26, Q. Bình Thạnh, TP.HCM 899 8903/899 6739 23 Cty TNHH TM & SX Cây Thông Đỏ 49 Nguyễn Đôn Tiết, P.Cát lái, Q.2, TPHCM 7432843/7432695 24 Cty CP Việt Hưng KCX Tân Thuận, Q7, TPHCM 8831839/8831838 Mr.Minh 25 Cty TNHH May Sao Mai 15C Cầu Xéo, P.tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TPHCM 5591484/5591481 26 Cty SX KD XNK Bình Thạnh GILIMEX 370 Bạch Đằng, P.14, Q. Bình Thạnh, TPHCM 5108508/5510585 Mr.Trung 27 Cty May XK Tân Châu 135 Hoàng Hoa Thám, P.13, Q.Tân Bình, TPHCM 8115274/8114305 28 Cty May Tân Phú Cường 53/1 Phan Văn Hớn, P. Tân Sơn Nhất, Q.12, TPHCM 5920664/5920645 29 Cty May Thêu XK Quốc Tuấn 553/73A, Nguyễn Kiệm, Q. Phú Nhuận, TPHCM 8462132/8444714 30 Cty May Minh Châu 59 Bình Giã, P.13, Q.Tân Bình, TPHCM 8427417/8497926 Ms.Linh 31 Cty CP May và Xây Dựng Huy Hoàng 998 Liên tỉnh lộ 25B, P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2, TPHCM 8989366/8996946 32 Cty May Hoàn Cầu KCN Phường Trường Thọ, Q.Thủ Đức, TPHCM 8962010/8978547 33 Cty TNHH Phúc Yên 434 Phạm Văn Hai, P.5, Q.Tân Bình, TPHCM 8460578/8446361 34 Cty May XK Minh Phụng 278 Lẵng Binh Thăng, P.11, Q.11, TPHCM 9629524/9629522 35 Cty Agtex 28 Số 03 Nguyễn Oanh, Gò Vấp, TPHCM 8942238 /8943053 Mr. Thắng 36 Cty May và Thương Mại Thạch Bình 17/6A, Phan Huy Ích, P.12, Q.Gò vấp, TPHCM 9968240/9968242 Ms Ánh 37 Cty dệt kim Đông Phương 10 Aâu Cơ, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TPHCM 8496062/8495940 38 Cty dệt kim Đông Quang Lô 01-05 khu C1, lô 03-05 khu BO, KCN Tân Thới Hiệp 7175445/7175418 39 Cty Dệt May Lan Trần 246 Nguyễn Hồng Đào, P.13, Q.Tân Bỉnh, TPHCM 8428679/8494195 Ms. Huệ Lan 40 Cty XNK Q.8 75 Phạm Hùng, P.4, Q.8, TPHCM 8504781/8504776 Ms Hồng 41 Cty Trần Hiệp Thành Số 9, bến Phú Định, P.16, Q.8 8754936/8767081 Ms Châu 42 Cty ARITEX 159 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TPHCM 5141113/5141113 Ms Diễm 43 Cty dệt vải Tường Phát 633/27-2-4, Hồng bàng, Q.6 9691537/9691470 Ms Liên 44 Cty dệt may Duy Thịnh 376 Cao Thắng, F12, Q.10,TPHCM 8624418/8624423 Mr. Bình 45 Cty San Hoàng Số 9, Nam Hoà, P.Phước Long A,Q.9, TPHCM 7310 718/7310317 46 Cty CP May Việt Thắng 127 lê Văn Chí, Linh Trung, Q.Thủ Đúc, TPHCM 8975641/8961703 47 Cty may mặc Thái Sơn SP 143/11H Ung Văn Khiêm, 899 0022/512 8850 Ms Hiền 92 P.25, Q. Bình Thạnh Cty TNHH may thêu Duy Dần 49 Cty may mặc Xk Hướng Mới 122/1 Trần Đình Xứ, Q.1, TPHCM 8367334/8372779 50 Cty TNHH Tân Long 88-90 đường 7A, P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân 2600418/6671023 PHỤ LỤC 3 BẢNG TỔNG KẾT KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 50 DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI TPHCM Kết quả STT Mục Số lượng % I Tình hình xuất khẩu I.1 Kim ngạch xuất khẩu 2008 I.1.1 Dưới 50 triệu USD 42 84% I.1.2 Trên 50 triệu USD 8 16% I.2 Hình thức xuất khẩu I.2.1 CMPT 30 60% I.2.2 SX hàng bán thành phẩm FOB 20 40% I.3 Mặt hàng xuất khẩu I.3.1 Sản phẩm may 31 62% I.3.2 Sản phẩm dệt 8 16% I.3.3 Cả sản phẩm may và dệt 11 22% II Năng lực doanh nghiệp II.1 Quy mô doanh nghiệp 93 II.1.1 Lớn 9 18% II.1.2 Trung bình 15 30% II.1.3 Nhỏ 26 52% II.2 Số lượng công nhân II.2.1 < 1000 người 29 58% II.2.2 1000-5000 người 17 34% II.2.3 > 5000 người 4 8% II.3 Nguyên phụ liệu II.3.1 Mua trong nước 15 30% II.3.2 Nhập khẩu 35 70% II.4 Nguồn phát triển sản phẩm II.4.1 Tự thiết kế 5 20% II.4.2 Của khách hàng cung cấp 45 80% II.4.3 Khác 0 0% II.5 Sản phẩm xuất khẩu mang nhãn hiệu II.5.1 Của công ty 5 10% II.5.2 Của khách hàng 45 90% II.5.3 Đối tác 0 0% II.6 Kênh phân phối sử dụng II.6.1 Thông qua công ty thương mại 45 90% II.6.2 Trực tiếp với các nhà phân phối 5 10% II.6.3 Khác 0 0% II.7 Quảng bá hình ảnh sản phẩm II.7.1 Qua website 10 20% II.7.2 Qua catalogue, brochure 50 100% 94 II.7.3 Qua tổ chức xúc tiến thương mại 6 12% II.7.4 Qua hội trợ triển lãm 25 50% II.7.5 Khác 4 8% II.8 Để nâng cao NLCT, công ty cần hỗ trợ II.8.1 Nguyên phụ liệu đầu vào 21 42% II.8.2 Vốn 41 82% II.8.3 Thông tin thị trường 24 48% II.8.4 Công nghệ, máy móc hỗ trợ sản xuất 32 64% II.8.5 Nhân lực 6 12% II.9 Đánh giá về tính cạnh tranh sn phm may II.9.1 Cao 12 24% II.9.2 Trung bình 28 56% II.9.3 Thấp 10 20% II.103 Lợi thế của sản phẩm may Việt Nam II.10.1 Chất lượng sản phẩm 22 44% II.10.2 Giá cả cạnh tranh 10 20% II.10.3 Thời trang 7 14% II.10.4 Hệ thống xúc tiến thương mại, phân phối 6 12% II.10.5 Khác 5 10% II.11 Điểm cần khắc phục của sản phẩm may Việt Nam II.11.1 Chất lượng sản phẩm 11 22% II.11.2 Giá cả cạnh tranh 27 54% II.11.3 Thời trang 8 16% II.11.3 Khác 4 8% 95 PHỤ LỤC 4 Tốc độ phát triển ngành công nghiệp dệt may TPHCM 2007-2008 Năm Công nghiệp dệt Chia ra may trên địa bàn Khu vực trong nước Khu vực đầu tư nước ngoài 2008 109,8% 104,8% 124,6% 2007 113.2% 111,2% 121,2% 2006 117.1% 115,5% 122,4% 2005 115,4% 111,3% 130,9% 2004 117,1% 116,6% 119,0% Nguồn: Cục thống kê TPHCM PHỤ LỤC 5 Kim ngạch nhập khẩu sợi của Việt Nam năm 2007 Thị trường Lượng (tấn) Trị giá (usd) Đài Loan 198,692 312,505,238 Thái Lan 63,156 98,490,282 Trung Quốc 47,113 100,436,348 Hàn Quốc 31,198 73,504,892 Malaysia 33,376 52,317,211 Indonexia 24,710 42,741,386 Aán Độ 7,197 14,142,129 Hồng Kông 6,811 13,499,383 Nhật Bản 3,226 11,878,389 Nam Phi 796 3,360,397 Singapore 1,061 2,074,212 Italia 333 1,695,007 Pháp 73 1,141,003 Mỹ 583 576,480 Đức 99 254,947 Khác 6,570 15,382,696 Tổng cộng 424,994 744,000,000 96 Nguồn: Thông tin chuyên ngành dệt may- Bộ công thương - Số 07/2008 PHỤ LỤC 6 Kim ngạch nhập khẩu bông của Việt Nam năm 2007 Thị trường Lượng (tấn) Trị giá (usd) Mỹ 63,952 81,090,320 Aán Độ 32,777 40,171,585 Đài Loan 15,439 18,822,026 Thụy Sỹ 14,044 18,410,110 Anh 6,291 8,081,731 Braxin 5,102 6,977,794 Singapore 3,481 4,535,965 Trung Quốc 3,430 3,776,360 Pháp 3,016 3,729,740 Hàn Quốc 2,328 3,568,988 Uùc 2,047 2,843,234 Đức 1,515 1,570,854 Nhật Bản 1,223 1,585,534 Bỉ 1,217 1,541,597 Nam Phi 1,188 1,663,707 Italia 953 843,329 Thổ Nhĩ Kỳ 726 529,954 Canada 660 480,613 Khác 52,611 67,776,559 Tổng cộng 212,000 268,000,000 Nguồn: Thông tin chuyên ngành dệt may- Bộ công thương - Số 07/2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cho_cac_doanh_nghiep_may_tphcm_.pdf
Luận văn liên quan