TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁVÀ DỊCH VỤ TRONG TKQĐ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
I. ĐỀ CƯƠNG SƠ LƯỢC
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Đề tài phù hợp với thực trạng phát triển thị trường Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt là thị trường hàng hoá và dịch vụ
- Để từ đó đưa ra được giải phát thích hợp để phát triển thị trường.
- Đề tài đã được sự thống nhất của cả nhóm.
2. NỘI DUNG CHÍNH
- Kinh tế Việt Nam trong TKQĐ lên CNXH
- Vai trò của thị truờng hàng hoá dịch vụ trong kinh tế thị trường
- Những nhân tố chính góp phần xây dựng và phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ .
- Tìm hiểu rõ những vấn đề liên quan đến phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
- Chính sách của nhà nước
- Đưa ra được thực trạng phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ.
- Chính sách của Nhà nước liên quan đến thị trường hàng hoá dịch vụ
- Đưa ra giải pháp phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ
- Những thành tựu đạt được sau 20 năm đổi mới
- Định hướng phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ
3.KẾT LUẬN
II. NỘI DUNG
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Đề tài phù hợp với thực trạng phát triển thị trường Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt là thị trường hàng hoá và dịch vụ
- Để từ đó đưa ra được giải phát thích hợp để phát triển thị trường.
- Đề tài đã được sự thống nhất của cả nhóm.
20 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NHÓM 11
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁVÀ DỊCH VỤ TRONG TKQĐ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
I. ĐỀ CƯƠNG SƠ LƯỢC
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Đề tài phù hợp với thực trạng phát triển thị trường Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt là thị trường hàng hoá và dịch vụ
- Để từ đó đưa ra được giải phát thích hợp để phát triển thị trường.
- Đề tài đã được sự thống nhất của cả nhóm.
2. NỘI DUNG CHÍNH
- Kinh tế Việt Nam trong TKQĐ lên CNXH
- Vai trò của thị truờng hàng hoá dịch vụ trong kinh tế thị trường
- Những nhân tố chính góp phần xây dựng và phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ .
- Tìm hiểu rõ những vấn đề liên quan đến phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
- Chính sách của nhà nước
- Đưa ra được thực trạng phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ.
- Chính sách của Nhà nước liên quan đến thị trường hàng hoá dịch vụ
- Đưa ra giải pháp phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ
- Những thành tựu đạt được sau 20 năm đổi mới
- Định hướng phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ
3.KẾT LUẬN
II. NỘI DUNG
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Đề tài phù hợp với thực trạng phát triển thị trường Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt là thị trường hàng hoá và dịch vụ
- Để từ đó đưa ra được giải phát thích hợp để phát triển thị trường.
- Đề tài đã được sự thống nhất của cả nhóm.
2. NỘI DUNG CHÍNH
2.1 Kinh tế Việt Nam trong TKQĐ lên CNXH
Nước ta đã lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội từ cuối những nǎm 70, khi hầu hết các chỉ tiêu của kế hoạch 5 nǎm 1976 - 1980 đều không thực hiện được. Khủng hoảng đã diễn ra trong lúc tình hình rất không thuận lợi cho ta, đặc biệt là tình hình các nước XHCN khác lúc này cũng đang bị khủng hoảng nghiêm trọng.
Những tìm tòi, thử nghiệm trong thời kỳ 1979 - 1986 đã chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho việc Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới tại Đại hội VI (12-1986). Đại hội VI đã thực sự mở ra một bước ngoặt trên con đường quá độ lên CNXH ở nước ta.
Thời kỳ quá độ lên CNXH của nước ta bao gồm nhiều chặng đuờng. Chặng đường đầu của thời kỳ quá độ đã kết thúc vào nǎm 1996: từ đó chuyển sang chặng đường mới, được gọi là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kéo dài từ nǎm 1996 đến nǎm 2020. Thực tiễn công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ cho phép Đảng ta rút ra những kết luận mới về thời kỳ quá độ, tiếp tục làm sáng tỏ thêm con đường đi lên CNXH của nước ta.
Trích lời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trả lời phỏng vấn phóng viên Hãng Ria- Novosti thường trú tại Hà Nội(Ngày 02 tháng 7 năm 2001) “Chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam, thời kỳ xuất hiện nhiều hình thức kinh tế quá độ đan xen. Chủ trương này ra đời từ quá trình đổi mới, từ quá trình xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, từ bối cảnh khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng chúng tôi chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Trên cơ sở mô hình tổng quát của nền kinh tế thị trường, đường lối kinh tế của nước chúng tôi được xác định trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI là : đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa nước chúng tôi trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nhanh , có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.”
2.2 Vai trò của thị trường hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường
Thị trường:
- Chuyển việc mua bán hàng hoá từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mua bán theo cơ chế thị trường, giá cả được hình thành trên cơ sở cung cầu. Nét nổi bật trong đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước về Thương nghiệp là xoá bỏ cơ chế bù lỗ.
- Chuyển thị trường từ trạng thái chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính "tự cấp, tự túc" sang tự do lưu thông theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật.
- Doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp lại, đội ngũ các nhà quản lý được đào tạo trong cơ chế mới, ý thức về hiệu quả được tăng cường hơn.
Sau khi có Quyết Định 12 TW của Bộ Chính trị Thương nghiệp ở thị trường nội địa phát triển có chất lượng hơn, phù hợp với quy luật kinh tế thị trường, mặt khác nhà nước cũng đã tạo được cơ sở pháp lý phù hợp. Quản lý Nhà nước về Thương mại được xác lập, chủ yếu theo pháp luật và định hướng để các doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế hoạt động.
a-Việc tổ chức thị trường, thiết lập các kên lưu thông đã chuyển theo quy luật phân công lao động trong chu trình tái sản xuất xã hội, đã hình thành các kênh lưu thông từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến người tiêu dùng.
b- ở khu vực đô thị đã hình thành nhiều mô hình tổ chức kinh doanh văn minh, hiện đại như siêu thị, cửa hàng tự chọn. Hệ thống chợ được hình thành và xây dựng mới ở cả thành thị, nông thôn và miền núi. Đối với Thị trường miền núi vẫn tiếp tục thực hiện chính sách trợ giá đối với một số mặt hàng thiết yếu.
c- Đối với các vật tư chủ yếu để bảo đảm giá cả ổn định Nhà nước quy định giá trần bán lẻ tối đa đối với xi măng, thép, xăng dầu, phân bón.
d- Thương nghiệp quốc doanh được sắp xếp lại theo hướng tạo nguồn hàng bán buôn, tham gia kinh doanh bán lẻ đối với một số mặt hàng thiết yếu, đã thu hẹp lại về số lượng nhất là doanh nghiệp thương nghiệp ở huyện.
- Vai trò của thương mại
Thương mại là động lực của toàn cầu hóa. Trong 20 năm (1955 - 1975) thương mại thế giới trong sản phẩm chế tạo đã tăng hơn 100 lần (từ 95 tỉ USD tới 12 nghìn tỉ USD), nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng toàn bộ của kinh tế thế giới.
Kể từ năm 1960, thương mại đã được tạo thuận lợi để phát triển do có các thỏa thuận toàn cầu về việc giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với việc xuất khẩu các sản phẩm chế tạo, đặc biệt tới các nước giàu.
Chất lượng cuộc sống của người dân Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tăng lên nhanh chóng do những nước này đã cố gắng tăng vai trò của họ trong hệ thống thương mại thế giới bằng việc đặt mục tiêu vào xuất khẩu sang các nước giàu.
Trong những năm hậu "chiến tranh lạnh", các công ty đa quốc gia (các công ty hoạt động xuyên biên giới) trở nên toàn cầu hóa hơn do đặt các nhà máy sản xuất ở nước ngoài để lợi dụng chi phí lao động rẻ và gần với thị trường hơn.
Hiện nay, toàn cầu hóa thậm chí khó nhận diện hơn do 1/3 thương mại được thực hiện trong phạm vi các công ty, ví dụ Toyota chở phụ tùng ô tô từ Nhật Bản sang Mỹ để lắp ráp. Một số công ty đa quốc gia khác, chẳng hạn như Ép-pồ (Apple), đã chuyển phần lớn sản xuất tới châu Á.
- Vai trò của ngành du lịch
+ Kính thính các ngành sản xuất vật chất phát triển
+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo việc làm cho người dân
2.3 Những nhân tố chính góp phần xây dựng thị trường hàng hoá và dich vụ trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam
- Việc chuyển dần từ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường tạo tự do hoá giá cả, khôi phục các quan hệ hàng hoá tiền tệ cho thị trường hàng hoá và dịch vụ có cơ hội phát triển.
Đại hội đảng VI ( tháng 12/1986 ) đã quyết định : “ xoá bỏ chế độ tập chung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN ”. ( Đảng Cộng Sản Việt Nam, tài liệu đã dẫn, tr.98 ).
Trong nền kinh tế tập chung trước đây, Nhà nước quy định giá cả thu mua nông sản của nông dân, giá cả với hầu hết các hàng hoá vật tư, nguyên liệu nhiên liệu là đầu vào của sản suất và quản lý phân phối các loại hàng hoá này thông qua các hệ thống các cơ quan cung ứng vật tư của nhà nước. Giá cả hàng hoá tiêu dùng nói chung cũng đều do nhà nước qui định và được phân phối bằng tem phiếu và thông qua mạng lưới mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán (gọi là thị trường có tổ chức). Cơ chế giá cả đó làm cho nền kinh tế mang tính hiện vật, hạn chế các qui luật của kinh tế thị trường và giảm hiệu quả kinh tế. Đổi mới cơ chế hình thành và quản lý giá cả đã được đề ra ở đại hội đảng VI: “Chính sách giá cả phải vận dụng tổng hợp các qui luật, trong đó qui luật giá trị có tác dụng trực tiếp. Giá cả phù hợp với giá trị, đồng thời phải phù hợp với sức mua của đồng tiền… Phải phấn đấu thi hành chính sách một giá kinh doanh:. Cải cách giá cả được thực hiện căn bantrong những năm 1987-1990, cụ thể là:
+ Xoá bỏ cơ chế định giá nông sản bán theo nghĩ vụ đối với nông dân. Nông dân sau khi hoàn thành nghĩa vụ về thuế, có quyền tư do bán sản phẩm trên thị trường. Năm 1987-1988, nhà nước dùng vật tư đổi lấy nông sản hoặc mua bằng tiền mặt theo khung giá theo trung ương chỉ đạo (giá mua nông sản đã được tăng lên), đến đầu năm 1988, Nhà nước đã không còn định ra khung giá và toàn bộ cơ chế mua bán nông sản đã do thị truờng quyết định.
+ Điều chỉnh giá bán lẻ hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ những năm 1986-1988 được thực hiện theo chính sách hai giá: giá cung cấp những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu theo định hướng của nhà nước, có phân biệt nhóm các hàng hoá tiêu dùng quan trọng theo khung giá chỉ đạo của nhà nước, chủ yếu các hàng hoá nhập khẩu hoặc sản suất trong nước nhưng được nhà nước cung ứng vật tư theo giá thấp hơn giá thị trường tự do. Ngoài uỷ ban vật giá nhà nước và Bộ Nội thương, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh , thành phố cũng có quyền định giá bán lẻ kinh doanh thương nghiệp đối với nhiều loại hàng hoá cho phù hợp với tình hình sản suất và thị trường ở địa phương. Đến quý II năm 1989, Nhà nước xoá bỏ toàn bộ hệ thống giá cả cung cấp đối với hàng hoá bán lẻ theo định lượng.
+ Giá cả vật tư cung ứng của Nhà nước được điều chỉnh (tăng dần) theo sự điều chỉnh giá mua nông sản và giá vật tư nhập khẩu để giảm bao cấp của Nhà nước đối với tư liệu sản xuất. Thực hiện chính sách hai giá đối với vật tư mang tính chiến lược. Đến đầu năm 1990, các loại vật tư có hai giá đều được điều chỉnh thành một giá kinh doanh sát với giá thị trường.
Như vậy đến năm 1990. nước ta đã cơ bản xoá bỏ cơ chế Nhà nước định giá và bao cấp qua giá. Chức năng định giá được trả lại cho thị trường. Nhờ đó thị trường được khôi phục, các qui luật kinh tế thị trường hoạt động trở thành cơ chế vận hành nền kinh tế. Quá trình cải cách giá cả góp phần thúc đẩy phân phối và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn.
- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
Đại hội VI đã xem xét một cách căn bản vấn đề cải tạo xã hội Chủ Nghĩa và đã đưa ra quan điểm mới về nền kinh tế nhiều thành phần: “Đi đôi với việc phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích luỹ tập chung của Nhà nước và tranh thủ vốn nước ngoài, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác”. (Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội VI. Tạp chí cộng sản số 1-1987, trang 42).
Quan điểm của Đảng về xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần là xuất phát từ thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam. Nó cho phép có nhiều hình thức sản suất kinh doanh theo quy mô thích hợp với từng khâu của quá trình tái sản xuất và lưu thông, nhằm khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế, đồng thời là cơ sở để phát triển nền kinh tế thị trường hàng hoá và dịch vụ.
- Doanh Ngiệp nhà nước được sắp xếp lại, đội ngũ các nhà quản lý được đào tạo theo cơ chế mới.
Trước đổi mới, các xí nghiệp quốc doanh nắm giữ một khối lượng lớn tài sản cố định và vốn lưu động, với gần 3 triệu lao động, tạo ra khoảng 35-40% tổng sản phẩm xã hội và đóng góp trên 50% ngân sách Nhà nước. Trong nhiều ngành công nghiệp, các xí nghiệp quốc doanh chiếm từ 70% đến 100% sản lượng. Tuy nhiên, các xí nghiệp quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn, nhiều cơ sở kinh doanh yếu kém, thua lỗ hoặc không có lãi. Vì vậy, đổi mới các xí nghiệp quốc doanh (sau này gọi là doanh nghiệp Nhà nước) là một trong những nội dung cơ bản trong quá trình đổi mới và được thực hiện từng bước.
2.4 Chính sách của nhà nước
Trong Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội VII. Đảng ta bước đầu đã phác họa ra mô hình CNXH với sáu đặc tnmg của xã hội XHCN mà nhân dân ta cần xây dựng. Đó là một xã hội :
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có một nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền vǎn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo nǎng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Sáu đặc trưng trên đây, bao quát cả sáu lĩnh vực : chính trị, kinh tế, vǎn hóa, con người, dân tộc, quốc tế. Gọi là đặc trưng, bởi lẽ đây là những khác biệt so với mọi kiểu loại xã hội đã từng tồn tại trong lịch sử, những khác biệt đem lại sự giải phóng hoàn toàn và triệt để cho dân tộc, cho xã hội và cho con người.
Đảng ta cũng đã nêu ra bảy phương hướng cơ bản cần phải nắm vững trong quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Những phương hướng này cũng chính là con đường đưa chúng ta đi tới mục tiêu của CNXH, con đường để từng bước hiện thực hóa mô hình CNXH đã vạch ra.
Quá trình phác họa mô hình CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta gắn liền với việc đổi mới nhận thức của Đảng ta về CNXH, và từng bước kiểm nghiệm những nhận thức mới trong thực tiễn. Tiêu chuẩn để đánh giá những nhận thức mới ấy là ở kết quả đã giành được trong thực tiễn đổi mới, qua đó những nhận thức mới lại tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh. Riêng về mặt kinh tế, những nhận thức mới được thể hiện tập trung ở những điểm chủ yếu sau đây:
- Muốn đi tới mục tiêu CNXH, phải thoát ra khỏi nền kinh tế kế hoạch theo kiểu cũ, phải kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị truờng có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Nói gọn lại thì đây là nền kinh tế thị trường định huớng XHCN.
Chính sách kinh tế nhiều thành phần là nhất quán và lâu dài, nhằm giải phóng lực lượng sản xuất phát huy mọi nǎng lực sản xuất để phục vụ mục tiêu xây dựng CNXH. Kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác đã ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
- Trong xây dựng kinh tế ở thời kỳ quá độ lên CNXH, phải lấy công nghiệp hóa làm nhiệm vụ trung tâm, nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, không ngừng nâng cao nǎng xuất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
- Quan hệ sản xuất XHCN phải được thiết lập từng bước từ thấp đến cao, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Việc cải tạo XHCN không phải chỉ tập trung trong vài ba nǎm như trước, mà là công việc của suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.
- Trong hoạt động kinh tế, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích làm giàu hợp pháp, chính sách kinh tế phải gắn với chính sách xã hội, phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, hạn chế và ngǎn chặn sự phân cực xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Tǎng cường vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước, khai thác triệt để mặt tích cực của kinh tế thị trường để hoạt động kinh tế có hiệu quả, bảo đảm kinh tế tǎng trưởng cao và phát triển bền vững: đồng thời phải khắc phục, ngǎn ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị truờng với các tệ nạn như gian dối, lừa lọc, chụp giật, ma phia, tham nhũng, buôn lậu, tâm lý chạy theo đồng tiền, suy thoái về đạo đức, lối sống...
- Mở rộng quan hệ quốc tế đa phương, đa dạng, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, với chiến lược đúng đắn và lộ trình thích hợp, theo tinh thần "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước, vì hòa bình, độc lập, và phát triển". Trong xây dựng kinh tế, phải dựa vào nguồn lực bên trong là chính, đồng thời tranh thủ tối đa những nguồn lực từ bên ngoài.
- Thời kỳ quá độ lên CNXH của nước ta bao gồm nhiều chặng đuờng. Chặng đường đầu của thời kỳ quá độ đã kết thúc vào nǎm 1996: từ đó chuyển sang chặng đường mới, được gọi là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kéo dài từ nǎm 1996 đến nǎm 2020. Thực tiễn công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ cho phép Đảng ta rút ra những kết luận mới về thời kỳ quá độ, tiếp tục làm sáng tỏ thêm con đường đi lên CNXH của nước ta...
2.5. Thực trạng phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ ở Việt Nam.
( tài liệu theo tổng cục thống kê )
Nhận thức rõ vị trí của thị trường trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương và quyết sách lớn để thị trường phát triển lành mạnh, đúng hướng. Sự thay đổi về quan điểm và chính sách kinh tế đã đem lại những tác động tích cực trên thị trường hàng hoá, dịch vụ. Thị trường hàng hoá, dịch vụ nước ta từ sau năm 1986 đã có sự biến đổi về chất và phát triển vượt bậc về lượng. Qua 17 năm đổi mới (1986- 2003) ta có thể khái quát tình hình thị trường hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam như sau:
- Một là, thị trường được thống nhất trong toàn quốc và bước đầu hình thành hệ thống thị trường hàng hoá với các cấp độ khác nhau. Thực hiện tự do hoá thương mại, tự do hoá lưu thông đã làm cho hàng hoá giao lưu giữa các vùng, các địa phương không bị ách tắc và ngăn trở. Trên nền tảng tự do hoá đã khai thác được các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, từng doanh nghiệp. Quá trình tích tụ và tập trung trên thị trường đã dẫn tới hình thành các trung tâm thương mại quốc gia và vùng. Đó là cửa ngõ giao lưu hàng hoá, trung tâm phát luồng hàng hoá và tác dụng như đòn xeo thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển
- Hai là, trên thị trường đã có đủ các thành phần kinh tế, đông đảo thương nhân với các hình thức sở hữu khác nhau. Các doanh nghiệp Nhà nước chi phối 70- 75% khâu bán buôn, tỷ trọng bán lẻ chỉ còn 20- 21% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ. Hệ thống hợp tác xã còn phát huy được vai trò ở nông thôn, miền núi song chỉ còn chiếm trên dưới 1% tổng mức bán lẻ trên thị trường. Lực lượng đông đảo nhất trên thị trường là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư thương, tiểu thương. Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã tham gia vào thị trường nội địa, chiếm tỷ trọng khoảng 3% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ (xem bảng 1)
Bảng 1: Tổng mức bán lẻ hàng hoá phân theo thành phần kinh tế (giá hiện hành)
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Niên giám Thống kê 2001 và kinh tế Việt Nam & thế giới 2003- 2004
Năm
Tổng số
Trong đó
Quốc doanh
Tập thể
Tư nhân
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
1990
19031,2
5788,7
30,4
519,2
2,7
519,2
66,9
1991
33403,6
9000,8
26,9
662,4
2,0
662,4
71,1
1992
51214,5
12370,6
24,2
563,7
1,1
563,7
74,7
1993
67273,3
14650,0
21,8
612,0
0,9
612,0
77,3
1994
93940,0
22921
24,4
751,5
0,8
751,5
74,8
1995
121160,0
27367,0
23,6
1060,0
0,9
1060,0
75,5
1996
145874,0
31123,0
23,3
1358,0
0,9
1358,0
75,8
1997
161899,7
32369,2
22,0
1244,6
0,8
1244,6
77,2
1998
185598,7
36093,8
19,4
1212,6
0,7
1212,6
79,9
1999
200923,7
37500,0
18,6
1400,0
0,7
1400,0
80,7
2000
220400
39231,2
17,8
1763,2
0,8
1763,2
81,4
2001
245300
40965,1
16,7
2453,0
1,0
2453,0
82,3
2002
277000
45428
16,4
3601
1,3
3601
82,3
2003
310500
50301
16,2
4036,5
1,3
4036,5
82,5
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 1980- 2003
Năm
ĐVT
Tổng KNXK
Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch nhập khẩu
1980
Triệu R- USD
Triệu USD
1.652,8
3386
13142
1985
25559
6985
18574
1990
51564
24040
27524
1991
44252
20871
23381
1992
51214
25807
25407
1993
69092
29852
39240
1994
98801
36000
50000
1995
136043
54489
81554
1996
183995
72559
111436
1997
207773
91850
115920
1998
208560
93610
114950
1999
231590
115230
116360
2000
301192
144827
156365
2001
31189
15027
16162
2002
35830
16530
19300
2003
44875
19880
24995
- Ba là, quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường đã thay đổi một cách cơ bản từ chỗ thiếu hụt hàng hoá sang trạng thái đủ và dư thừa.
Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường- Quy luật cung cầu trong điều kiện tự do hoá.
Nhiều mặt hàng trước đây phải nhập khẩu thì đến nay sản xuất nội địa đã bảo đảm yêu cầu trong nước và có thể xuất khẩu như gạo, đường, xi măng… Quá trình thương mại hoá các yếu tố kinh tế đem lại sự cởi trói các nhu cầu. Nhu cầu đa dạng, phát triển và thu nhập tăng lên đã làm cho cầu thị trường phong phú và biến đổi khôn lường. Những nhà kinh doanh thành đạt đều phải xuất phát từ đòi hỏi của khách hàng, bảo đảm chất lượng hàng hoá, giá cả phù hợp và có dịch vụ tối ưu. Cuộc cạnh tranh về chất lượng và giá cả từng bước nhường chỗ cho cuộc cạnh tranh bằng dịch vụ. Từ chỗ dịch vụ chỉ là hoạt động yểm trợ bán hàng đã phát triển thành địa hạt của các nhà đầu tư kinh doanh. Ngành kinh doanh dịch vụ ra đời đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của nền sản xuất xã hội
- Bốn là, thị trường trong nước bước đầu đã có sự thông thương với thị trường quốc tế. Dù ở mức độ còn hạn chế nhưng sự tác động của tăng trưởng hay suy thoái trên thị trường quốc tế đã bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Điều này không chỉ diễn ra đối với những hàng hoá xuất nhập khẩu mà cả hàng hoá nội địa. Đó là tín hiệu tốt lành với nền kinh tế vì nó tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh Việt Nam, đồng thời nó cũng tạo ra áp lực và nguy cơ lớn cho sản xuất và kinh doanh trong nước. Điều này cũng cho thấy rằng sự hội nhập của thị trường trong với thị trường khu vực và quốc tế là tất yếu. Vấn đề là chủ động đón nhận và có phương thức ứng xử thích hợp để chuyển từ ngoại lực thành nôị lực. Trong điều kiện hiện tại của nước ta vấn đề chiếm lĩnh thị trường nội địa, chính sách thay thế hàng nhập khẩu có vị trí đặc biệt quan trọng. Do chính sách của nền kinh tế, hàng hoá ngoại nhập tràn ngập thị trường nội địa. Hàng ngoại đang có ưu thế so với hàng sản xuất trong nước. Thêm vào đó là sự yếu kém về chất lượng, giá cả, quy cách, chủng loại của hàng nội địa và tâm lý sùng bái hàng ngoại đã làm cho hàng nội yếu thế. Đây là nguy cơ làm cho hàng loạt chủ thể kinh doanh trong nước bị phá sản và nhiều mặt hàng sản xuất trong nước mất thị phần ngay trên đất nước minih khi nước ta thực hiện AFTA/CEPT vào năm 2006, tham gia APEC và WTO
Năm là, thị trường quốc tế của VIệt Nam đã có bước phát triển cả về lượng và chất
- Năm là, thị trường quốc tế của Việt Nam phát triển với tốc độ cao trong những năm gần đây. Chính sách mở cửa nền kinh tế, phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công. Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 221 nước và vùng lãnh thổ của cả 5 châu lục, trong đó xuất khẩu tới 219 nước, nhập khẩu từ 151 nước; có 151 nước Việt Nam xuất siêu, 70 nước Việt Nam nhập siêu. Quy mô xuất khẩu liên tục tăng và năm 2003 đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ở mức cao. Năm 2000 tăng 25,5% so với năm 1999, năm 2001 tăng 3,8%, năm 2002 tăng 11,2%; năm 2003 tăng 19%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người tăng liên tục: năm 2000 đạt 186,6 USD/người; năm 2001 là 191 USD/người; năm 2002 là 209,5 USD/người; năm 2003 là 246,4 USD/người. Mặt hàng xuất khẩu được mở rộng về danh mục chủng loại, tăng quy mô về lượng và thay đổi cơ cấu tích cực, chất lượng hàng xuất khẩu được nâng cao
Điểm nổi bất trong xuất khẩu của Việt Nam những năm qua là đã xuất khẩu đến được thị trường đích và nhập khẩu được từ thị trường nguồn. Nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam đã có tiếng trên thị trường quốc tế
- Sáu là, sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với thị trường và thương mại đã có nhiều đổi mới. Đổi mới trước hết là cơ chế quản lý thị trường. Từ cơ chế trực tiếp can thiệp, kiểm tra kiểm soát thị trường là chủ yếu chuyển sang cơ chế tác động gián tiếp và tạo lập môi trường chính sách cho kinh doanh trên thị trường. Các chính sách quản lý và công cụ quản lý của Nhà nước đối với thị trường được nghiên cứu kỹ và thông thoáng hơn. Nhà nước đã tạo lập được môi trường pháp lý cho các hạot động trên thị trường. Sự tự do, bình đẳng giữa các chủ thể hoạt động trên thị trường được đảm bảo bằng pháp luật. Bộ máy quản lý Nhà nước về thị trường, thương mại đã được sắp xếp lại theo hướng tinh giản, hiệu quả. Các thủ tục hành chính cản trở, gây phiền hà cho sản xuất kinh doanh liên tục được sửa đổi và bãi bỏ. Dù những đổi mới trên đây còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu nhưng những tác động tích cực cuả những thay đổi đó với thị trường đã thấy rõ và đặt ra sự đòi hỏi cấp thiết hơn
- Bảy là, trên thị trường đang tồn tại những ách tắc và mâu thuẫn lớn. Nói chung thị trường hàng hoá, dịch vụ ở Việt Nam mới bước đầu hình thành và trình độ còn thấp. Về cơ bản thị trường vẫn là manh mún, phân tán và nhỏ bé. Sức mua còn thấp. Hàng hoá bị ứ đọng khó tiêu thụ đang là bài toán khó đối với Nhà nước, với doanh nghiệp. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém phẩm chất lưu thông tràn lan trên thị trường đang là vấn đề báo động đỏ. Thị trường các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa chậm phát triển và không đáp ứng được yêu cầu của nhân dân
2.6. Giải pháp phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ ở Việt Nam .
Thị trường xuất khẩu phát triển nhưng không ổn định, thiếu bền vững, khả năng cạnh tranh sản phẩm, cạnh tranh của doanh nghiệp còn ở mức thấp. Sự tập trung quá mức vào một vài thị trường nên khi có bất ổn ở đây thì lúng túng và khó khăn trong xuất khẩu. Tình trạng nhập siêu lớn và tốc độ gia tăng cao. Tỷ trọng hàng tinh chế còn thấp và tăng chậm, hàng xuất khẩu ở dạng sơ chế còn chiếm tỷ trọng cao, nhiều hàng hoá xuất khẩu chủ lực chủ yếu theo phương thức gia công. Do đó giá xuất khẩu thấp và heieụ quả xuất khẩu thấp.
Sự chậm trễ và thiếu đồng bộ trong ban hành các chính sách kinh tế đã làm trầm trọng thêm những khuyết tật của thị trường. Sự kết hợp điều tiết của Nhà nước và điều tiết của thị trường chưa thật linh hoạt, nhạy bén đã gây ra những cơn sốt trên thị trường. Thị trường hàng hoá, dịch vụ ở nước ta vẫn chứa đựng nhiều yếu tố tự phát và bất ổn. Những vấn đề trên đòi hỏi phải có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ để cho thị trường hàng hoá, dịch vụ phát triển ổn định, bền vững. Sau đây là một số giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường hàng hoá dịch vụ nước ta những năm tới :
-Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá: Đây là biện pháp rất cơ bản để thúc đẩy phát triển thị trường. Phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hoá theo hướng tập trung chuyên môn hoá cao vào các ngành có lợi thế so sánh. Nghiên cứu lựa chọn sản phẩm có lợi thế so sánh của quốc gia, của từng địa phương và từng ngành để xây dựng chiến lược phát triển. Bố trí nghiên cứu các thông tin về thị trường đầu ra, khả năng cạnh tranh. Tránh tình trạng làm phong trào, tràn lan như thời gian qua.
-Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng vật chất, pháp lý và tri thức khoa học công nghệ cho thương mại, dịch vụ. Đây là nền tảng để phát triển thị trường cả trong nước và quốc tế. Ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc và xây dựng chợ, trung tâm thương mại. Bảo đảm cơ sở hạ tầng tốt cho lưu thông hàng hoá thông suốt, thuận lợi và nhanh chóng. Chính điều này sẽ góp phần chuyển biến cơ cấu sản xuất hàng hoá theo hướng năng động, hiệu quả. Để phát triển kết cấu hạ tầng phải có chính sách hợp lý để thu hút đầu tư cả trong nước và ngoài nước.
-Nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại. Cần xác định rõ phạm vi trách nhiệm và phối hợp giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, nhà kinh doanh trong công tác thị trường (cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế). ở tầm vĩ mô Nhà nước cần đầu tư nâng cao chất lượng dự báo thị trường và phát triển thương mại của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Thương mại và một số Bộ, địa phương trọng điểm. Đặc biệt là vấn đề dự báo dài hạn và hàng năm để giúp các doanh nghiệp định hướng kinh doanh và cảnh bảo thị trường.
- Hoàn chỉnh cơ sở pháp lý cho tự do hoá kinh doanh, tự do hoá thương mại. Triệt để tuân thủ nguyên tắc thương nhân được kinh doanh những thứ mà luật pháp cho phép và luật pháp không cấm. Thường xuyên rà soát hệ thống luật pháp hiện hành để bảo đảm tính hệ thống tính pháp lý và môi trường thông thoáng cho các chủ thể kinh doanh. Đồng thời phải nghiêm trị các hành vi vi phạm luật thương mại nhất là buôn lậu, hàng rởm và hàng giả.
- Tổ chức hệ thống kinh doanh thương mại hợp lý trên cơ sở đa thành phần kinh tế và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Phối hợp chặt chẽ giữa sản xuất với lưu thông. Chủ động điều tiết khối lượng cung cho phù hợp với cầu thị trường. Hướng tới sản xuất và bán hàng theo yêu cầu thị trường.
- Chủ động và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế, thương mại khu vực và quốc tế. Tiếp tục chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ kinh tế quốc tế. Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc té của Việt Nam. Tích cực đàm phán để ký kết các hiệp định thương mại đa phương và song phương với các nước và tổ chức kinh tế quốc tế. Tạo lập môi trường và điều kiện để sớm gia nhập tổ chức thương mại quốc tế.
- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý Nhà nước đối với thị trường và thương mại. Đẩy mạnh cải cách hành chính quốc gia. Coi trọng khâu đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài trong kinh doanh và quản lý thị trường, thương mại. Nâng hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với thương mại, dịch vụ.
- Việt Nam là nước có tốc độ phát triển kinh tế cao trong những năm qua. Phát triển nhanh và bền vững kinh tế xã hội là mục tiêu chiến lược. Sự phát triển mạnh mẽ và ổn định của thị trường hàng hoá, dịch vụ là yếu tố quan trọng để thực hiện được mục tiêu nói trên
2.7 Tổng quát tình hình kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới
Từ nền kinh tế bao cấp, trì trệ bị bao vây cấm vận, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, đến hôm nay, sau 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến vững vàng, tạo đà cho thế kỷ phát triển mới của đất nước. Chúng ta có thể tự hào khẳng định, kinh tế Việt Nam 20 năm qua đạt được nhiều thành tựu to lớn: Một là, đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Từ năm 1986 đến năm 1989, công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Nhưng vào đầu thập kỷ 90, khi bước vào thực hiện chiến lược 10 năm 1991 - 2000, đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhờ triển khai mạnh mẽ đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, đến năm 1995, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 1991-1995 được hoàn thành vượt mức; đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ năm 1996 đến năm 2000 đất nước đã đạt được nhịp độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của 10 năm (1990-2000) đạt 7,5%; năm 2000 so với năm 1990, GDP tăng hơn 2 lần. Trong 5 năm (2001-2005) của nhiệm kỳ Đại hội IX, GDP bình quân tăng gần 7,5%; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể, nguồn lực phát triển trong các thành phần kinh tế đã được huy động khá hơn; nhiều lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng đã được phát huy. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện. Hai là, thực hiện có kết quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Để nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, Đảng đã quan tâm lãnh đạo đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước. Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 tạo khung pháp lý, có tác dụng giải phóng lực lượng sản xuất, phục vụ cho việc sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xoá bao cấp, thực hiện chế độ công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; đã tập trung chỉ đạo sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Qua sắp xếp, đổi mới và cổ phần hoá, số doanh nghiệp nhà nước giảm đi (năm 1990 là 12.084, đến tháng 6 năm 2005 còn 2.980 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước), ngoài ra còn có 670 công ty cổ phần do Nhà nước chi phối trên 51% vốn điều lệ. Nhờ đổi mới như vậy mà các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn. Năm 2005 các doanh nghiệp đã đóng góp 39% GDP, 50% tổng ngân sách nhà nước. Kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã, đã được đổi mới từng bước theo Luật Hợp tác xã và các chính sách của Đảng và Nhà nước. Các hợp tác xã đã chứng tỏ được rõ hơn vai trò, vị trí đối với kinh tế hộ trong sản xuất hàng hóa, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước của khu vực hợp tác xã giảm nhanh, nhưng bắt đầu có chiều hướng phục hồi. Số lượng hợp tác xã tuy giảm nhiều so với trước (mặc dù hằng năm đã xuất hiện nhiều hợp tác xã mới), nhưng nhờ đổi mới cơ chế quản lý trong hợp tác xã, nên đã bảo đảm được nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã tốt hơn, chất lượng và hiệu quả hoạt động khá hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trước. Năm 2005, kinh tế tập thể đóng góp 8% GDP. Kinh tế tư nhân phát huy ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân, nhất là từ sau khi có Luật Doanh nghiệp năm 2000. Sau gần 5 năm, cả nước có gần 108.300 doanh nghiệp mới đăng ký, đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký lên khoảng 150.000, tăng gấp gần 2 lần so với 9 năm trước đây (1991-1999); tổng số vốn đăng ký đạt hơn 302.250 tỷ đồng (tương đương 18 tỷ USD, cao hơn số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong cùng thời kỳ). Đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của kinh tế tư nhân là tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội. Năm 2004, số lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp tư nhân đã gần bằng tổng số lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, giải quyết khoảng 1,6 đến 2 triệu việc làm. Riêng số doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 96% tổng số doanh nghiệp ngoài nhà nước) đã thu hút 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, khoảng 25-26% lực lượng lao động cả nước. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp đã sử dụng khoảng 16% lực lượng lao động xã hội (khoảng hơn 6 triệu người). Năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 37,7% GDP của cả nước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng có bước phát triển quan trọng. Tính đến tháng 6 -2004, có 4.575 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép và còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt trên 43 tỷ USD. Năm 2005, khu vực này đóng góp 15,5% GDP, trên 7,5% tổng thu ngân sách, trên 17,1% tổng vốn đầu tư xã hội, trên 23% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu khí), đạt trên 35% giá trị sản xuất công nghiệp; thu hút hơn nửa triệu lao động. Ba là, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần được hình thành. Nền kinh tế nhiều thành phần theo chủ trương của Đảng và được quy định trong Hiến pháp 1992 đã được cụ thể hoá bằng các luật, pháp lệnh. Với Luật Doanh nghiệp, quyền tự do kinh doanh được Hiến pháp 1992 quy định đã thực sự đi vào cuộc sống. Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước đã tạo khung pháp lý ban đầu cho các yếu tố thị trường hình thành và vận hành từng bước. Đồng thời, Nhà nước đã thể chế hoá thành cơ chế, chính sách về đất đai, tín dụng, ưu đãi thuế,... Nhờ đó, đã góp phần tích cực cho quá trình phát triển kinh tế thị trường trong suốt gần 20 năm qua. Nhà nước đã từng bước tách chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của các cơ quan nhà nước, chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước của Nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp chuyển từ quản lý cụ thể các hoạt động của nền kinh tế sang quản lý tổng thể nền kinh tế quốc dân; chuyển từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô khác. Bốn là, cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Về cơ cấu ngành kinh tế: từ năm 1988 đến nay, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng nhanh và liên tục (năm 1988 là 21,6% GDP, năm 1995 là 28,8%, năm 2003 là 40%, dự kiến năm 2005 chiếm 41% GDP). Từ chỗ chưa khai thác dầu, đến nay đã có sản lượng (quy ra dầu) gần 20 triệu tấn/năm; ngành công nghiệp chế tác chiếm 80% giá trị sản lượng công nghiệp; công nghiệp xây dựng phát triển khá mạnh; sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP năm 1988 là 46,3%, năm 2003 còn 21,8%; năm 2005 là 20,5%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu cây trồng và vật nuôi đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích tăng lên. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,2% năm 2003, 38,5% năm 2005. Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngành bưu chính - viễn thông và du lịch phát triển nhanh. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý... có bước phát triển khá. Về cơ cấu các vùng kinh tế: có sự chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh và quan tâm hỗ trợ các vùng còn có nhiều khó khăn. Ba vùng kinh tế trọng điểm đã phát triển với tốc độ cao hơn mức bình quân của cả nước, hiện chiếm hơn 60% GDP của cả nước, dần phát huy lợi thế so sánh, bước đầu có vai trò thúc đẩy các vùng khác phát triển. Các vùng kinh tế còn khó khăn đang từng bước vươn lên, có chuyển biến tốt về đời sống kinh tế - xã hội. Tốc độ đô thị hoá tương đối nhanh. Các vùng ngoại thành, ven đô thị được chú trọng phát triển. Về cơ cấu lao động: có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong sản xuất thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Năm 1990, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 73,02% tổng số lao động xã hội, năm 2004 còn 58%, năm 2001 còn 57%; năm 2005 lao động trong công nghiệp và xây dựng là gần 18%, trong dịch vụ là 25%. Việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ tiết kiệm trong nước so với GDP tăng khá nhanh; nguồn vốn tích luỹ trong nước đã được khai thác tốt hơn, chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư. Mặt khác, cũng huy động được nhiều vốn bên ngoài cho đầu tư phát triển. Đã hướng mạnh hơn đầu tư vào các mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; bổ sung thiết bị và hiện đại hoá một số ngành công nghiệp; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất; xây dựng kết cấu hạ tầng; đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xoá đói, giảm nghèo - nhất là ở vùng núi, vùng khó khăn. Năm là, đạt được những kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Vượt ra khỏi chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và các lực lượng thù địch nước ngoài, Việt Nam đã tham gia hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế trên các cấp độ và trong các lĩnh vực kinh tế then chốt (như thương mại dịch vụ, lao động, đầu tư, khoa học và công nghệ ...). Đặc biệt là, nước ta đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 28-7-1995, đã không ngừng mở rộng các quan hệ kinh tế song phương, tiểu vùng, vùng, liên vùng và tiến tới tham gia liên kết kinh tế toàn cầu. Đến năm 2005, nước ta đã có quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ, ký 90 hiệp định thương mại song phương, trong đó, nổi bật là Hiệp định Thương mại với Mỹ, tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hoá với nước ngoài và sẵn sàng ra nhập tổ chức thương mại quốc tế.
2.8 Định hướng phát triển thị trường hàng hoá dịch vụ
a) Thị trường Châu á : Xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực thị trường này 6 tháng đầu năm 2002 đạt 3802 triệu USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2001; trong đó, dệt may giảm 21%; giày dép giảm 4,2%; hàng vi tính, điện tử giảm 37%; rau quả giảm 21,7%; thuỷ sản giảm 0,3%;
Trong thị trường châu á phải kể đến thị trường Nhật Bản, là đối tác nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt Nam trong những năm gần đây, 6 tháng đầu năm 2001 cũng giảm sút đáng kể, chỉ đạt mức 1030 triệu USD, giảm 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng xuất khẩu giảm nhiều nhất vào thị trường Nhật bản là dệt may, với kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đạt 221 triệu USD, giảm gần 25% so với cùng kỳ. Ngoài ra các mặt hàng giày dép, gạo, hải sản, dầu thô xuất khẩu vào Nhật bản trong 6 tháng đầu năm nay đều giảm.
+ Đông Bắc á: là thị trường trọng điểm do có dung lượng lớn, trọng tâm là Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Trong những năm gần đây, thị trường này chiếm tỷ trọng khoảng 52-60% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Với xu thế giảm dần về tỷ trọng, dự kiến năm 2003 thị trường này chiếm tỷ trọng 50% và có tốc độ tăng trưởng khoảng 4%, trong đó:
- Trung Quốc vừa là bạn hàng quan trọng, vừa là đối thủ cạnh tranh; do đó cần chủ động thúc đẩy buôn bán với Trung quốc và có chính sách thích hợp, coi trọng buôn bán biên mậu. Cần tận dụng cơ hội Trung Quốc dành ưu đãi thuế quan cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam, thị trường chính là các tỉnh miền Nam Trung Quốc. Các mặt hàng xuất khẩu đối với các tỉnh này có thể là hàng mỹ phẩm, bột giặt, hoá chất.
Dự kiến xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Trung Quốc năm 2003 đạt 1500 triệu USD, tăng khoảng 5% so với ước thực hiện năm 2002; trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thuỷ sản 230 triệu USD; cao su 120 ngàn tấn; rau quả 130 triệu USD.
- Nhật Bản là thị trường lớn nhất, chiếm tỷ trọng khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cần có sự trao đổi, bàn bạc đi đến ký kết thoả thuận về việc Nhật Bản dành cho Việt Nam quy chế MFN đầy đủ. Các doanh nghiệp cần tăng cường tìm hiểu các thông tin có liên quan đến phương thức phân phối, thủ tục xin chứng nhận chất lượng JIS, JAS và Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu của Nhật Bản. Thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản để xuất khẩu trở lại.
Dự kiến năm 2003 xuất khẩu vào thị trường Nhật bản đạt 2400 triệu USD, trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hải sản (650 triệu USD), dệt may (600 triệu USD), giày dép (70 triệu USD), cà phê (60 ngàn tấn).
- Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn trong khu vực; hàng xuất của ta chưa đứng vững trên thị trường này chủ yếu do Hàn Quốc duy trì hàng rào thuế và phi thuế ở mức cao. Đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc, cần kiên trì thuyết phục những nhân nhượng về mở cửa thị trường. Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may, hải sản, giày dép, cà phê, rau hoa quả, than đá, dược liệu.
Năm 2003 dự kiến xuất khẩu sang Hàn Quốc khoảng 500 triệu USD, gồm hải sản (120 triệu USD), dệt may (110 triệu USD), cà phê (25 ngàn tấn)...
+ Thị trường ASEAN chiếm trên 1/3 kim ngạch buôn bán của ta. ASEAN có đặc điểm chung đều hướng ra ngoài khối. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam và các nước ASEAN tương tự nhau. Thực hiện AFTA, hàng hoá từ ASEAN được lợi hơn; điều đó làm cho cán cân thương mại bất lợi đối với ta, xuất khẩu các sản phẩm truyền thống (gạo, dầu thô...) vào khu vực sẽ giảm.
b) Thị trường EU:
6 tháng đầu năm 2002 xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU đạt 1.530 triệu USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2001. Đa số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường này đều tăng. Trong đó, xuất khẩu giày dép đạt 664 triệu USD, tăng 18,6%; dệt may đạt 269 triệu USD, tăng 8%; thủ công mỹ nghệ đạt 78 triệu USD, tăng 37%. Mặt hàng giảm là thủy sản, gạo và hàng điện tử.
Thị trường EU nhập khẩu chủ yếu là giày dép, dệt may, cà phê, hải sản, cao su, than đá, điều nhân và rau quả. Để phát triển hơn nữa xuất khẩu sang EU, do đòi hỏi cao về chất lượng và luật lệ phức tạp ở EU, cần tăng cường thu thập và phổ biến thông tin cho các doanh nghiệp; chú trọng nâng cao chất lượng hàng hoá, nhất là hải sản và thực phẩm chế biến. Tranh thủ EU tăng mức hạn ngạch và chuyển hạn ngạch giữa các nước ASEAN về dệt may.
Năm 2003, điều đáng quan ngại là sự mất cân đối xuất nhập giữa ta và EU ngày càng lớn. Trong xây dựng chính sách cần đặt ra yêu cầu tiến đến cân bằng cán cân thương mại một số thị trưoừng lớn bằng các biện pháp tổng hợp (xử lý thông qua tư vấn hay đấu thầu mua thiết bị của các nước nhập khẩu nhiều hàng hoá của ta.
Xuất khẩu vào thị trường EU đạt 3,5 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu: giày dép 1500 triệu USD, dệt may 700 triệu USD, cà phê 300 ngàn tấn, thuỷ sản 160 triệu USD, thủ công mỹ nghệ 180 triệu USD.
c) Thị trường Bắc Mỹ: Mặt hàng xuất khẩu là dệt may, giày dép, thuỷ sản, sản phẩm nhựa, cơ khí điện, gỗ, thủ công mỹ nghệ, cà phê, hạt tiêu, nhân điều, chè, gia vị, rau quả và thực phẩm chế biến. Mặt hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị công nghệ cao, phần mềm, máy tính, phương tiện vận tải, hoá chất, tân dược. Chú ý tìm hiểu kỷ luật pháp các nước trong quan hệ buôn bán.
Trong khu vực thị trường này cần đặc biệt lưu ý thị trường Mỹ, đây là một thị trường đầy tiềm năng với sức mua lớn, nhất là về các mặt hàng Việt Nam đang có thế mạnh. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực vào 10/12/2001 đã tạo ra bước ngoặt lớn trong quan hệ thương mại giữa hai nước, góp phần đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
- Thị trường Mỹ: 6 tháng đầu năm 2002 xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt 815 triệu USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2001. Xuất khẩu dệt may đạt 223 triệu USD, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm 2001; giày dép đạt 87,6 triệu USD, tăng 60%; hải sản đạt 261 triệu USD, tăng 28,5%
Dự kiến năm 2003 xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ tiếp tục tăng mạnh, với kim ngạch 2,2 tỷ USD (tăng trên 20%). Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dệt may (900-1000 triệu USD), thủy sản (700 triệu USD), giày dép (220 triệu USD), cà phê (100 ngàn tấn).
3. KẾT LUẬN
Nhìn chung, thị trường hàng hóa dịch vụ ở nước ta chỉ thực sự phát triển khi khi nước ta tiến lên thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn, điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của thị trường hàng hóa và dịch vụ là rất to lớn. Nhà nước đã có nhiều chính sách đúng đắn để thúc đẩy thị trường này phát triển nhanh và ổn định. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập toàn cầu, thử thách cho kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường hàng hoá, dịch vụ nói riêng là không ít, Vì vậy mỗi cá nhân, mỗi tập thể và Nhà nước cần liên tục học tập trau rồi, đi trước đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng trên con đường phát triển.
-HẾT-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ trong thời kyd quá độ lên chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam.docx