Giải pháp phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé và còn non trẻ thuộc vùng Đông Nam Á, một dân tộc anh hùng với bao phen vào sinh ra tử để bảo vệ nền độc lập của dân tộc và nay cũng đang chứng minh với toàn thế giới họ cũng là một dân tộc anh hùng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Từ đại hội VI, VII, VIII đến đại hội IX của Đảng nhiều tư duy nhận thức mới đã được rút ra và trở thành các quan điểm mới. Đảng ta đã khẳng định “Đổi mới nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn và cấp thiết. Để phát triển nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó ta cần xây dựng và phát triển nền kinh té thị trường theo đúng nghĩa của nó ta cần xây dựng và phát triển đồng bộ tất cả các loại thị trường, những loại thị trường còn đang hết sức mới mẻ ở Việt Nam. Việc hình thành đồng bộ các loại thị trường là một yêu cần khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa. Nghị quyết đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Thúc đẩy sự hình thành phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong đó, thị trường hàng hoá, dịch vụ ở nước ta vẫn chứa đựng nhiều yếu tố tự phát và bất ổn. Những vấn đề trên đòi hỏi phải có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ để cho thị trường hàng hoá, dịch vụ phát triển ổn định, bền vững. Việc tìm hiểu rõ những vấn đề liên quan đến phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam và đưa ra được thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ đã được để cập đến trong đề tài của tiểu luận : “Giải pháp phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ”. Đề tài đã được sự nhất trí của cả nhóm 11 nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến thị trường hàng hóa và dịch vụ, những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường này từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp để phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam.Do trình độ nhận thức còn hạn hẹp nên tiểu luận có thể có nhiều thiếu sót mong thầy cô và bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2924 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé và còn non trẻ thuộc vùng Đông Nam Á, một dân tộc anh hùng với bao phen vào sinh ra tử để bảo vệ nền độc lập của dân tộc và nay cũng đang chứng minh với toàn thế giới họ cũng là một dân tộc anh hùng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Từ đại hội VI, VII, VIII đến đại hội IX của Đảng nhiều tư duy nhận thức mới đã được rút ra và trở thành các quan điểm mới. Đảng ta đã khẳng định “Đổi mới nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn và cấp thiết. Để phát triển nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó ta cần xây dựng và phát triển nền kinh té thị trường theo đúng nghĩa của nó ta cần xây dựng và phát triển đồng bộ tất cả các loại thị trường, những loại thị trường còn đang hết sức mới mẻ ở Việt Nam. Việc hình thành đồng bộ các loại thị trường là một yêu cần khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa. Nghị quyết đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Thúc đẩy sự hình thành phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong đó, thị trường hàng hoá, dịch vụ ở nước ta vẫn chứa đựng nhiều yếu tố tự phát và bất ổn. Những vấn đề trên đòi hỏi phải có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ để cho thị trường hàng hoá, dịch vụ phát triển ổn định, bền vững. Việc tìm hiểu rõ những vấn đề liên quan đến phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam và đưa ra được thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ đã được để cập đến trong đề tài của tiểu luận : “Giải pháp phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ”. Đề tài đã được sự nhất trí của cả nhóm 11 nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến thị trường hàng hóa và dịch vụ, những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường này từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp để phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam.Do trình độ nhận thức còn hạn hẹp nên tiểu luận có thể có nhiều thiếu sót mong thầy cô và bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. MỤC LỤC I - MỞ ĐẦU Thị trường hàng hóa,dịch vụ là thị trường đầu ra là nơi mua bán các hàng hóa tiêu dùng cuối cùng và dịch vụ. Nhờ thị trường này mà nhà kinh doanh bán được hàng hóa, dịch vụ có được thu nhập để tiếp tục quá trình tái sản xuất. Đông thời người tiêu dùng có được hàng hóa cần thiết đáp ứng nhu cầu cá nhân. Nhận thức rõ vị trí của thị trường trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương và quyết sách lớn để thị trường phát triển lành mạnh, đúng hướng. Sự thay đổi về quan điểm và chính sách kinh tế đã đem lại những tác động tích cực trên thị trường hàng hoá, dịch vụ. Thị trường hàng hoá, dịch vụ nước ta từ sau năm 1986 đã có sự biến đổi về chất và phát triển vượt bậc về lượng. Thị trường hàng hóa- dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu cực ( hàng giả, hàng nhập lậu, hàng nhái nhãn hiệu vẫn làm rối lọan thị trường). Tiểu luận đưa ra thực trạng phát triển thị trường hàng hóa - dịch vụ ,những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển loại thị trường tiềm năng này của nước ta trong thời kì quá độ lên XHCN. Thị trường hàng hoá, dịch vụ ở nước ta vẫn chứa đựng nhiều yếu tố tự phát và bất ổn. Những vấn đề trên đòi hỏi phải có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ để cho thị trường hàng hoá, dịch vụ phát triển ổn định, bền vững. Để phát triển thị trường định hướng XHCN, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Dưới đây là những biện pháp chủ yếu nhất. II. NỘI DUNG 1. Sự hình thành và phát triển của thị trường hàng hóa và dịch vụ. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung,các chủ thể tham gia vào quá trình lưu thông hàng hóa trên thị trường chủ yếu là thương mại quốc doanh và tập thể. Thương mại Tư bản tư doanh bị xóa bỏ. Hoạt động thương mại được quy định theo địa chỉ cụ thể,theo chỉ tiêu kế hoạch. Việc chuyển dần việc mua bán hàng hóa từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mua bán theo cơ chế thị trường. Thực hiện tự do hoá thương mại, tự do hoá lưu thông đã làm cho hàng hoá giao lưu giữa các vùng, các địa phương không bị ách tắc và ngăn trở. Việc chuyển thị trường từ trạng thái chia cắt khép kín theo địa giới hành chính “ tự cấp, tự túc” sang tự do lưu thông. Trên nền tảng tự do hoá đã khai thác được các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, từng doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh trên thị trường được phân loại theo tổ chức sử dụng và hình thành nên hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh theo từng loại mặt hàng, Doanh nghiệp kinh doanh vật tư, Doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng… Ngoài hệ thống này còn tồn tại hệ thống kinh doanh thương mại vật tư hàng hóa chuyên dùng của các bộ,các ngành theo nguyên tắc sản xuất-tiêu dùng.Nhà nước quản lý hoạt động thương mại,dịch vụ qua các bộ: Bộ Ngoại thương,bộ Nội thương. Qua các chỉ tiêu pháp lệnh,các Doanh nghiệp thương mại tiến hành tiêu thụ theo chỉ tiêu định sẵn. Việc hình thành quá trình sản xuất kinh doanh như vậy đã tạo nên một thực trạng là cung và cầu gặp gỡ nhau trước khi hoạt động mua bán diễn ra trên thị trường. Thị trường hàng hóa và dịch vụ này có những điểm đáng chú ý: Quá trình xã hội hóa về tư liệu sản xuất được thực hiện trong nền kinh tế quốc dân dưới 2 hình thức sở hữu là toàn dân và tập thể. Hoạt động thương mại được thực hiện theo địa chỉ cụ thể và theo giá cả, chỉ tiêu kế hoạch.thị trường được tổ chức chủ yếu theo kinh doanh và hình thành cơ bản theo địa giới hành chính . Sự tách dần các loại hàng hóa theo tính chất sử dụng và theo khu vực địa lý như tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, lưu thông trong nước và lưu thông ngoài nước tạo nên các doanh nghiệp riêng. Thị trường hàng hóa được tổ chức theo đối tượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như thị trường vật tư, thị trường hàng tiêu dùng, thị trường xi măng,thị trường nông sản phẩm… Quản lý nhà nước đối với thị trường và thương mại chưa thống nhất, còn phân tán ở các bộ như Bộ Ngoại thương, Bộ vật tư, Bộ Nội thương,thị trường hàng hóa và dịch vụ kém phát triển. Chính sách đổi mới đã tạo điểu kiện thúc đẩy kinh tế hàng hóa, xóa bỏ các rào ngăn cách lưu thông hàng hóa,khuyến khích liên doanh. liên kết kinh tế,thực hiện đa phương hóa và đa dạng hóa ngoại thương. Quá trình đổi mới kinh tế đã tọa điều kiện cho thị trường hàng hóa và dịch vụ phát triển nhanh chóng và là thị trường tăng mạnh nhất trong hệ thống các thị trường ở nước ta. 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa và dịch vụ. - Thị trường gắn liền với phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa.Gắn liền với nhu cầu của cuộc sống xã hội và nhu cầu của nền kinh tế.Quá trình thương mại hoá các yếu tố kinh tế đem lại sự cởi trói các nhu cầu.Những nhà kinh doanh thành đạt đều phải xuất phát từ đòi hỏi của khách hàng, bảo đảm chất lượng hàng hoá, giá cả phù hợp và có dịch vụ tối ưu. - Quan hệ kinh tế giữa các cá nhân,giữa các doanh nghiệp trên thị trường.Quá trình tích tụ và tập trung trên thị trường đã dẫn tới hình thành các trung tâm thương mại quốc gia và vùng. Đó là cửa ngõ giao lưu hàng hoá, trung tâm phát luồng hàng hoá và tác dụng như đòn xeo thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển. 3.Những vấn đề ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường hàng hóa dịch vụ. Bước đầu còn sơ khai,non trẻ nên chưa có sự thống nhất trong toàn quốc. Thị trường các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa chậm phát triển và không đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Các thành phần kinh tế còn nhở lẻ,chưa có nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Ảnh hưởng bởi quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường. Nói đến thị trường trước hết nói đến các yếu tố cơ bản cấu thành thị trường là hàng và tiền, người mua và người bán hình thành liên hệ hàng hóa- tiền tệ, quan hệ mua- bán và quan hệ cung cầu. Người mua và người bán trao đổi hàng hóa với nhau qua giá cả thị trường hai bên cùng có lợi. Nói đến thị trường là nói đến cạnh tranh tự do,với tư cách là môi trường hoạt động của kinh tế thị trường. Trên thị trường diễn ra ganh đua, cọ xát lẫn nhau giữa các thành phần để giành phần có lợi cho mình. Bời động lực hoạt động của các thành viên tham gia thị trường là lợi nhuận. Lợi nhuận sẽ đưa các nhà kinh doanh đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà xã hội cần nhiều hơn và từ bỏ những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà xã hội ít cần hàng hóa.Nhu cầu đa dạng, phát triển và thu nhập tăng lên đã làm cho cầu thị trường phong phú và biến đổi khôn lường. Việc phát triển thị trường quốc tế cả lượng và chất. Dù ở mức độ còn hạn chế nhưng sự tác động của tăng trưởng hay suy thoái trên thị trường quốc tế đã bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Điều này không chỉ diễn ra đối với những hàng hoá xuất nhập khẩu mà cả hàng hoá nội địa. Đó là tín hiệu tốt lành với nền kinh tế vì nó tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh Việt Nam, đồng thời nó cũng tạo ra áp lực và nguy cơ lớn cho sản xuất và kinh doanh trong nước. Điều này cũng cho thấy rằng sự hội nhập của thị trường trong với thị trường khu vực và quốc tế là tất yếu. Vấn đề là chủ động đón nhận và có phương thức ứng xử thích hợp để chuyển từ ngoại lực thành nôị lực. Trong điều kiện hiện tại của nước ta vấn đề chiếm lĩnh thị trường nội địa, chính sách thay thế hàng nhập khẩu có vị trí đặc biệt quan trọng. Do chính sách của nền kinh tế, hàng hoá ngoại nhập tràn ngập thị trường nội địa. Hàng ngoại đang có ưu thế so với hàng sản xuất trong nước. Thêm vào đó là sự yếu kém về chất lượng, giá cả, quy cách, chủng loại của hàng nội địa và tâm lý sùng bái hàng ngoại đã làm cho hàng nội yếu thế. Đây là nguy cơ làm cho hàng loạt chủ thể kinh doanh trong nước bị phá sản và nhiều mặt hàng sản xuất trong nước mất thị phần ngay trên đất nước minih khi nước ta thực hiện AFTA/CEPT vào năm 2006, tham gia APEC và WTO Sự điều tiết quản lý vĩ mô của nhà nước đối với thị trường.Sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với thị trường và thương mại đã có nhiều đổi mới. Đổi mới trước hết là cơ chế quản lý thị trường. Thị trường là toàn bộ quá trình tái sản xuất hàng hóa. Những vấn đề cơ bản của nền sản xuất hàng hóa là sản xuất mặt hàng gì, số lượng bao nhiêu và bằng phương pháp nào đều phải thông qua thị trường do vậy thị trường đóng vai trò hoạt động và phương án kinh doanh có hiệu quả. Có thị trường có yếu tố sản xuất và thị trường hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ, thị trường trong nứơc và thị trường nước ngoài. Mỗi loại thị trường này giữ vị trí nhất định và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. 4. Thực trạng của phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ. 4.1 Cơ sở lý luận thực tiễn. Thị trường hàng hóa và dịch vụ là thị trường trên đó người ta mua bán vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ. Hàng hóa tiêu dùng là nhưng vật phẩm tiêu dùng như luơng thực, thực phẩm…. các hàng hóa dịch vụ như sửa hữa, du lịch, chữa bệnh… Loại hàng hóa này không phải là sản phẩm vật chất nhưng có ý nghĩa hoàn thiện sản phẩmvật chất và thỏa mãn nhu cầu văn hóa, tinh thần cho con người. Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển, thị trường dịhc vụ ngày càng tăng. Thị trường hàng hóa và dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hàng hóa. Vai trò đó thể hiện trên hai mặt thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con người,qua đó tái sản xuất ra sức lao động, nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất. Mặt khác, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ là kết quả, là đầu racủa quá trình sản xuất. Việc thực hiện nó là điều kiện để quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục. Hàng hóa bán được người sản xuất thu hồi vốn và có lợi nhuận để tiếp tục quá trình tái sản xuất. 4.2: Thực trạng của phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ. - Thị trường hàng hóa - Thị trường hàng hóa trong nước. Sự phát triển của thị trường hàng hóa trong nước được thể hiện chủ yếu trên các mặt: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tăng mạnh, đặc biệt là từ sau năm 1985. Nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến sự tăng nhanh về tổng sản lượng hàng hóa bán lẻ do sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế,đời sống dân cư được cải thiện, sức mua của hàng háo tăng nhanh. Bên cạnh đó kể đến sự nỗ lực của các Doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và ngày càng hoàn thiện các hoạt động kinh doanh cũng như dịch vụ bán hàng. Việc lưu thông hàng hóa được từng bước chuyển sang cơ chế thị trường,giá cả được hình thành trên cơ siử giá trị theo quan hệ cung cầu. Thị trường từ trạng thái chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính tự cấp tự túc sang tự do lưu thông theo quy luật kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã huy động được các tiềm năng về vốn, kĩ thuật và lưu thông hàng hóa làm cho thị trường trong nước sống động và phát triển, tống mức lưu chuyển hàng hóa tăng nhanh. + Ví dụ như thị trường hàng hóa trong nước tháng 8/2005: Theo Tổ Điều hành thị trường trong nước, tổng mức lưu chuyển, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 8 đạt 38.925 tỷ đồng, tăng 2,5% so với tháng 7. Tính chung 8 tháng đầu năm, tổng mức lưu chuyển, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt gần 302.627 tỷ đồng, tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm 2004. Theo Tổ Điều hành thị trường trong nước, tổng mức lưu chuyển, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 8 đạt 38.925 tỷ đồng, tăng 2,5% so với tháng 7. Tính chung 8 tháng đầu năm, tổng mức lưu chuyển, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt gần 302.627 tỷ đồng, tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm 2004. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại tiếp tục được thực hiện quyết liệt, cùng với sự chỉ đạo sát sao của chính phủ trong việc điều hành giá cả các mặt hàng thiết yếu, đã mang lại kết quả tích cực đối với thị trường trong nước thời gian qua. Tuy giá cả của hầu hết hàng hóa và dịch vụ tăng nhưng thị trường vẫn tương đối bình ổn, không xảy ra các cơn sốt hay khan hiếm hàng hóa. Có những tín hiệu cho thấy nhu cầu có khả năng thanh toán tiếp tục được duy trì. Bảng 1: Tổng mức bán lẻ hàng hoá phân theo thành phần kinh tế (giá hiện hành)  Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng số Trong đó Quốc doanh Tập thể Tư nhân Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) 1990 19031,2 5788,7 30,4 519,2 2,7 519,2 66,9 1991 33403,6 9000,8 26,9 662,4 2,0 662,4 71,1 1992 51214,5 12370,6 24,2 563,7 1,1 563,7 74,7 1993 67273,3 14650,0 21,8 612,0 0,9 612,0 77,3 1994 93940,0 22921 24,4 751,5 0,8 751,5 74,8 1995 121160,0 27367,0 23,6 1060,0 0,9 1060,0 75,5 1996 145874,0 31123,0 23,3 1358,0 0,9 1358,0 75,8 1997 161899,7 32369,2 22,0 1244,6 0,8 1244,6 77,2 1998 185598,7 36093,8 19,4 1212,6 0,7 1212,6 79,9 1999 200923,7 37500,0 18,6 1400,0 0,7 1400,0 80,7 2000 220400 39231,2 17,8 1763,2 0,8 1763,2 81,4 2001 245300 40965,1 16,7 2453,0 1,0 2453,0 82,3 2002 277000 45428 16,4 3601 1,3 3601 82,3 2003 310500 50301 16,2 4036,5 1,3 4036,5 82,5 Nguồn: Niên giám Thống kê 2001 và kinh tế Việt Nam & thế giới 2003- 2004 - Thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm không ngừng tăng nhanh,năm 1985 tăng gấp 1,54 lần so với năm 1980,năm 1990 tăng gấp 2 lần so với 1985.Năm 1992,lần đầu tiên Việt Nam đạt mức cần bằng trong kim ngạch xuất nhập khẩu.Năm 1994 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lên 50% so với năm 1993.Tuy nhiên tốc đọ tăng của xuất khẩu chậm hơn của nhậo khẩu. Đó là do trong giai đoạn này nhiều nhà đầu tư và Việt Nam, nhiều khu liên doanh, khu chế xuất mới ra đời. hàng hóa nhập khẩu cho nhu cầu của khu vực kinh tế này phát triển nhanh.Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 làm cho kinh tế một số nước trong khu vực lầm vào khủng hoảng. Từ năm 1999 tác động vào xuất nhập khẩu Việt Nam tăng lên với tốc độ nhanh. Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu có chuyển biến tích cực. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thời kì 1991-1995 là 39879 tỷ USD. Nhưng 2 năm 1996-1997 là 38553 tỷ USD, gần bằng cả thời kù 1991-1995. Năm 1998 là năm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ trong khu vực nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn đạt 20855 tỷ USD trong đó xuất khẩu đạt 9361 tỷ USD, nhập khẩu 11495 tỷ USD. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân hàng năm của thời kỳ 1991-1995 là 35,37% /năm, thời kỳ 1999-2003 tăng 15,9% /năm. Về mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây một số mặt hàng xuát khẩu có lợi thế của Việt Nam tăng mạnh. Trong đó gạo là mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất rồi đến dầu thô. Hàng hải sản vẫn tăng đều qua các năm. + Theo số liệu thống kê, đến hết tháng 11/2006, giá trị xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 36,27 tỷ USD, tăng 23,7% so cùng kỳ năm 2005. Nếu kim ngạch xuất khẩu tháng 12 đạt 3,3 tỷ USD (bằng mức bình quân 11 tháng) thì năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt ít nhất: 39,5 tỷ USD, tăng 22% so năm 2005, vượt mục tiêu năm 2006 là 4,8%. Trong đó, tám mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực đạt hơn một tỷ USD gồm: dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, hàng điện tử, sản phẩm gỗ, gạo và cao-su. Xuất khẩu dịch vụ có xu hướng tăng mạnh.Tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2004 đạt khoảng 3,47 tỷ USD,tăng 9,8% so với năm 2003,tập trung chủ yếu là các ngành dịch vụ du lịch,viễn thông,hàng không,vận tải biển,tài chính bảo hiểm và ngân hàng. + Về thị trường ngoài nước, theo số liệu hải quan 10 tháng, xuất khẩu hàng hóa nước ta tăng trưởng cao tại một số thị trường lớn như Mỹ (tăng 36%), EU (tăng 31%), Nhật Bản (tăng 20%), ASEAN (tăng 19%). Giá trị hàng hóa nhập khẩu 11 tháng đạt 40,76 tỷ USD, tăng 21,4% so cùng kỳ năm 2005. Mức nhập siêu 4,49 tỷ USD, bằng 12% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch tích cực,chất lượng hàng xuất khẩu tăng lên đáng kể,bước đầu tạo ra sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới,đồng thời gây tác động tích cực đến chất lượng sản phảm trong nước.Hiện nay gạo,dầu thô,thủy sản,hàng may mặc,giày dép,cà phê, hạt tiêu…xuất khẩu tùe Việt Nam đã được thừa nhận đạt chất lượng quốc tế.Các nhà sản xuất trong nước chú trọng đầu tư đổi mới công nghiệp.Nhiều hàng nội có chất lượng không thua kém gì hàng ngoại như xi măng,thép,đường,xe đạp,quạt điên,bóng điện… nhưng giá thành sản phẩm còn cao hơn nên sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập sẽ tiếp tục là bài toán đối với các nhà doanh nghiệp. Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 1980- 2003  Năm ĐVT Tổng KNXK Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu 1980 Triệu R- USD Triệu USD 1.652,8 3386 13142 1985 25559 6985 18574 1990 51564 24040 27524 1991 44252 20871 23381 1992 51214 25807 25407 1993 69092 29852 39240 1994 98801 36000 50000 1995 136043 54489 81554 1996 183995 72559 111436 1997 207773 91850 115920 1998 208560 93610 114950 1999 231590 115230 116360 2000 301192 144827 156365 2001 31189 15027 16162 2002 35830 16530 19300 2003 44875 19880 24995 - Thị trường dịch vụ Tổ chức Thương mại Thế giới đã chia các hoạt động dịch vụ khác nhau thành 12 ngành (trong đó gồm 155 tiểu ngành): Các dịch vụ kinh doanh; dịch vụ bưu chính viễn thông ; dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan khác; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụ môi trường; dịch vụ tài chính; các dịch vụ xã hội và liên quan đến y tế; các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành; các dịch vụ giải trí văn hoá, thể thao; dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác… Dịch vụ ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong từng nền kinh tế quốc dân và là yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Năm 2001 ngành dịch vụ đã tạo nên 72% GDP của các nước phát triển và xấp xỉ 52% ở các nước đang phát triển… Hoạt động dịch vụ ở Việt Nam. Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển, nhờ vậy khu vực dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân cư, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế… Ngành dịch vụ tăng khá nhanh trong giai đoạn 1991-1995, đạt 8,6%, nhưng sang giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng chậm lại, chỉ đạt 5,7% và đang có xu hướng hồi phục trong những năm gần đây (năm 2001 đạt 6,1% năm 2002 đạt 6,54% và 2003 đạt 6,57%). Tỷ trọng của ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa cao, chỉ đạt 36-37% trong GDP (tính quy luật chung là 45%). Ngoài ra xu thế tỷ trọng này đã giảm từ 37,1% năm 1995 xuống còn 36,1% năm 2002… Cơ cấu ngành dịch vụ Việt Nam đa dạng với nhiều phân ngành dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam chỉ tập trung ở hai công đoạn lắp ráp và gia công chế biến. Các dịch vụ khác như nghiên cứu khoa học, thiết kế kiểu dáng hay tiếp thị, nghiên cứu thị trường… đều kém phát triển. Các phân ngành dịch vụ quan trọng như tài chính, viễn thông, cơ sở hạ tầng…chưa đủ mạnh. Đến nay cả dịch vụ vận tải và dịch vụ viễn thông mới chỉ chiếm 9,6% trong toàn ngành dịch vụ và dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5% … Ngành dịch vụ tạo ra nhiều việc làm tuy nhiên,ước tính ở Việt Nam mới chỉ có 25% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Với sức ép hàng năm Việt Nam cần phải tăng thêm khoảng 1,7 triệu lao động, trong khi đó ngành công nghiệp và nông nghiệp chỉ thu hút được tối đa là 1,1 triệu lao động, vì vậy ngành dịch vụ cần phải tạo ra 0,9 triệu lao động hàng năm, nhưng với tốc độ tăng trưởng hiện nay, ước tính mỗi năm, chỉ đáp ứng được 0,5 triệu lao động. Ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa thực sự tạo ra môi trường tốt cho toàn bộ nền kinh tế phát triển. Hiện tại các chi phí dịch vụ viễn thông, cảng biển, vận tải…của Việt Nam đang cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực (viễn thông cao hơn 30-50%, vận tải đường biển cao hơn từ 40-50%). Trong khi đó, sức ép tự do hoá đối với lĩnh vực dịch vụ của ta trong BTA và trong WTO sắp tới là rất lớn. Trước mắt, theo Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, ta cam kết mở cửa các lĩnh vực như ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm cho các công ty dịch vụ Mỹ vào hoạt động theo lộ trình với những giới hạn mà Việt Nam đặt ra đối với các loại hình đầu tư, dịch vụ này tuỳ theo mức độ nhạy cảm (an ninh quốc gia, kinh tế). Thời hạn mở cửa cho các ngành hàng dịch vụ là từ 3-5 năm, trong đó phần góp vốn của Mỹ không quá 49%, riêng khu vực ngân hàng có thể 100% sau 9 năm Hiệp định có hiệu lực. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thành lập Tổ công tác liên ngành về dịch vụ, đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. Theo Chỉ thị, trong kế hoạch năm 2005 và các kế hoạch năm 2006-2010, cần nâng cao vai trò của khu vực dịch vụ; xem ngành dịch vụ là một trong những ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước với các mục tiêu: - Tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng như du lịch, bảo hiểm vận tải hàng không, xây dựng, xuất khẩu lao động… khuyến khích phát triển dịch vụ mới có sức cạnh tranh cao; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng dịch vụ giai đoạn 2006-2010 cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành và nội ngành dịch vụ, tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong GDP của cả nước, tiến tới đạt khoảng 45% vào năm 2010. - Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế; đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển. - Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính-ngân hàng, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không và đường biển; giảm thâm hụt cán cân dịch vụ. - Đẩy mạnh xã hội hoá để phát triển các dịch vụ văn hoá, giáo dục y tế, thể dục thể thao, dịch vụ việc làm…theo cơ chế thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và từng bước hội nhập quốc tế. - Khảo sát, đánh giá sức cạnh tranh của từng lĩnh vực dịch vụ hiện tại và trong tương lai, phân loại các dịch vụ cần được bảo hộ, các lĩnh vực loại trừ tạm thời, loại trừ hoàn toàn cho việc mở cửa các ngành dịch vụ và dành đãi ngộ quốc gia, tối huệ quốc cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Chỉ thị này cũng đặt yêu cầu cụ thể cho các Bộ/ngành/địa phương về công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển dịch vụ cũng như các công tác liên quan khác nhằm hỗ trợ việc hoạch định chính sách ngành dịch vụ. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP liên tục bị sút giảm trong 10 năm liên tiếp (năm 1995 đã đạt 44,1%, năm 2003 chỉ còn 38,2%). Vấn đề đặt ra là cần mở cửa hơn nữa cho các thành phần kinh tế ở trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu vựcnày theo đường lối đổi mới, thực hiện các cam kết hội nhập; tập trung vào các ngành dịch vụ có tính động lực như tài chính - tiền tệ, khoa học - công nghệ, bưu chính - viễn thông, du lịch...; các trung tâm lớn của đất nước tập trung vào việc tăng tỷ trọng dịch vụ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ 1988-2006 Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư Đầu tư thực hiện Số lượng Tỷ trọng (%) Số vốn (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Số vốn (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Dịch vụ 1380 20.26 18.578 30.72 7.010 24.36 Dịch vụ 594 8.72 1.157 2.51 0.377 1.31 Thực trạng hệ thống tổ chức thị trường hàng hóa và dịch vụ. Những năm đổi mới vừa qua mạng lưới thị trường phát triển khá, đảm bảo lưu chuyển, cung ứng vật tư, hàng háo trên cả nước và trên từng vùng. Thương mại quốc daonh được sản xuất lại theo hướng nắm bán buôn. Tham gia kinh doanh bán lẻ đối với một số mặt hàng thiết yếu, thị trường trong nước sôi động phong phú và mạng lưới chợ,các điểm buôn bán hàng hóa và kinh doanh dịch vụ phát triển rộng khắp trên phạm vi cả nước. Hệ thống siêu thị trung tâm thương mại,hội chợ và triển lãm hàng hóa được hình thành và phát triển.Phương thức kinh doanh đã được đổi mới theo hướng văn minh,hiện đại.Nhiều hình thức thi hút khách hàng của các nước tiên tiến trên thế giới được áp dụng như tổ chức các hội chợ ( hội chợ thương mại quốc tế ,hội chợ chất lượng cao.hội chợ hàng đêm…), quảng cáo, tiếp thị,khuyến mại, dịch vụ bán hàng… Đội ngũ nhân viên,nhà quản lý trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đã trưởng thành nhiều mặt,nhưng cách thu hút khách hàng bằng chính chất lượng phục vụ của mình dẫn đến tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng liên tục trong 10 năm gần đây với mức tăng bình quân hàng năm 27,7%. - Thành tựu chung: Thị trường hàng hóa và dịch vụ có bước đột phá mạnh từ khi VN áp dụng chế độ khóan trong nông nghiệp và kế hoạch 3 phần.Trên thị trường đã có đủ các thành phần kinh tế, đông đảo thương nhân với các hình thức sở hữu khác nhau. Các doanh nghiệp Nhà nước chi phối 70- 75% khâu bán buôn, tỷ trọng bán lẻ chỉ còn 20- 21% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ.Thị trường quốc tế của Việt Nam phát triển với tốc độ cao trong những năm gần đây.Chính sách mở cửa nền kinh tế, phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công. Một là, thị trường được thống nhất trong toàn quốc và bước đầu hình thành hệ thống thị trường hàng hoá với các cấp độ khác nhau. Thực hiện tự do hoá thương mại, tự do hoá lưu thông đã làm cho hàng hoá giao lưu giữa các vùng, các địa phương không bị ách tắc và ngăn trở. Trên nền tảng tự do hoá đã khai thác được các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, từng doanh nghiệp. Quá trình tích tụ và tập trung trên thị trường đã dẫn tới hình thành các trung tâm thương mại quốc gia và vùng. Đó là cửa ngõ giao lưu hàng hoá, trung tâm phát luồng hàng hoá và tác dụng như đòn xeo thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển Hai là, trên thị trường đã có đủ các thành phần kinh tế, đông đảo thương nhân với các hình thức sở hữu khác nhau. Các doanh nghiệp Nhà nước chi phối 70- 75% khâu bán buôn, tỷ trọng bán lẻ chỉ còn 20- 21% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ. Hệ thống hợp tác xã còn phát huy được vai trò ở nông thôn, miền núi song chỉ còn chiếm trên dưới 1% tổng mức bán lẻ trên thị trường. Lực lượng đông đảo nhất trên thị trường là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư thương, tiểu thương. Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã tham gia vào thị trường nội địa, chiếm tỷ trọng khoảng 3% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ. Ba là, quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường đã thay đổi một cách cơ bản từ chỗ thiếu hụt hàng hoá sang  trạng thái đủ và dư thừa. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường- Quy luật cung cầu trong điều kiện tự do hoá. Nhiều mặt hàng trước đây phải nhập khẩu thì đến nay sản xuất nội địa đã bảo đảm yêu cầu trong nước và có thể xuất khẩu như  gạo, đường, xi măng… Quá trình thương mại hoá các yếu tố kinh tế đem lại sự cởi trói các nhu cầu. Nhu cầu đa dạng, phát triển và thu nhập tăng lên đã làm cho cầu thị trường phong phú và biến đổi khôn lường. Những nhà kinh doanh thành đạt đều phải xuất phát từ đòi hỏi của khách hàng, bảo đảm chất lượng hàng hoá, giá cả phù hợp và có dịch vụ tối ưu. Cuộc cạnh tranh về chất lượng và giá cả từng bước nhường chỗ cho cuộc cạnh tranh bằng dịch vụ. Từ chỗ dịch vụ chỉ là hoạt động yểm trợ bán hàng đã phát triển thành địa hạt của các nhà đầu tư kinh doanh. Ngành kinh doanh dịch vụ ra đời đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của nền sản xuất xã hội. Bốn là, thị trường trong nước bước đầu đã có sự thông thương với thị trường quốc tế. Dù ở mức độ còn hạn chế nhưng sự tác động của tăng trưởng hay suy thoái trên thị trường quốc tế đã bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Điều này không chỉ diễn ra đối với những hàng hoá xuất nhập khẩu mà cả hàng hoá nội địa. Đó là tín hiệu tốt lành với nền kinh tế vì nó tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh Việt Nam, đồng thời nó cũng tạo ra áp lực và nguy cơ lớn cho sản xuất và kinh doanh trong nước. Điều này cũng cho thấy rằng sự hội nhập của thị trường trong với thị trường khu vực và quốc tế là tất yếu. Vấn đề là chủ động đón nhận và có phương thức ứng xử thích hợp để chuyển từ ngoại lực thành nôị lực. Thị trường quốc tế của Việt Nam phát triển với tốc độ cao trong những năm gần đây. Chính sách mở cửa nền kinh tế, phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công. Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 221 nước và vùng lãnh thổ của cả 5 châu lục, trong đó xuất khẩu  tới 219 nước, nhập khẩu từ 151 nước; có 151 nước Việt Nam xuất siêu, 70 nước Việt Nam nhập siêu. Quy mô xuất khẩu liên tục tăng và năm 2003 đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ở mức cao. Năm 2000 tăng 25,5% so với năm 1999, năm 2001 tăng 3,8%, năm 2002 tăng 11,2%; năm 2003 tăng 19%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người tăng liên tục: năm 2000 đạt 186,6 USD/người; năm 2001 là 191 USD/người; năm 2002 là 209,5 USD/người; năm 2003 là 246,4 USD/người. Mặt hàng xuất khẩu được mở rộng về danh mục chủng loại, tăng quy mô về lượng và thay đổi cơ cấu tích cực, chất lượng hàng xuất khẩu được nâng cao Điểm nổi bất trong xuất khẩu của Việt Nam những năm qua là đã xuất khẩu đến được thị trường đích và nhập khẩu được từ thị trường nguồn. Nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam đã có tiếng trên thị trường quốc tế. - Những hạn chế cần khắc phục. Khi hội nhập, các doanh nghiệp VN cũng dần bộc lộ những điểm yếu, mà điểm yếu nhất là các doanh nghiệp chưa tạo được một khả năng chơi trên một sân chơi hiện đại, văn minh. Một là, doanh nghiệp VN vẫn chú trọng đầu tư ngắn hạn nhiều hơn là có tầm nhìn dài hạn. Trong hai năm lại đây, doanh nghiệp VN đã tạo ra một khoản lợi nhuận khổng lồ, nhưng phần nhiều là từ các hoạt động ngắn hạn và có thể còn mang tính đầu cơ. Thứ hai, đã là kinh tế thị trường, kinh tế cạnh tranh, toàn cầu hiện nay là cả một mạng sản xuất, cả một chuỗi giá trị khổng lồ, bên cạnh biết cạnh tranh, các doanh nghiệp phải biết liên kết, điều này mới chỉ một số ít doanh nghiệp làm được. điều tra nghiên cứu về các doanh nghiệp VN xuất khẩu các mặt hàng dệt may, giày da, chế biến thuỷ sản... sang thị trường EU thì thấy, họ vẫn duy trì khả năng cạnh tranh dựa trên những mặt hàng truyền thống mà VN có lợi thế sử dụng nhiều tài nguyên và lao động. Cạnh tranh kiểu này phần lớn dựa vào giá. Đã dựa vào giá thì dễ mắc phải hàng rào thương mại như chống bán phá giá. Hay dựa vào tài nguyên dễ mắc phải hàng rào như vệ sinh ATTP. Vậy nên, doanh nghiệp VN, một mặt vẫn đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng truyền thống dựa trên lợi thế sẵn có, nhưng phải biết bắt tay ngay vào việc cạnh tranh không dựa trên giá, mà phải dựa trên chất lượng. Thứ ba, mặc dù đã được cải thiện rất nhiều nhưng thể chế còn yếu và cơ chế pháp lý cũng cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Chế tài thực hiện pháp lý cũng còn nhiều vấn đề cần xem xét, bất cập về kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ. Việc quản lý kinh tế vĩ mô còn lúng túng như việc kiềm chế tốc độ leo thang của giá cả trong thời gian vừa qua... Thứ tư, thị trường xuất khẩu phát triển nhưng không ổn định, thiếu bền vững, khả năng cạnh tranh sản phẩm, cạnh tranh của doanh nghiệp còn ở mức thấp. Sự tập trung quá mức vào một vài thị trường nên khi có bất ổn ở đây thì lúng túng và khó khăn trong xuất khẩu. Tình trạng nhập siêu lớn và tốc độ gia tăng cao. Tỷ trọng hàng tinh chế còn thấp và tăng chậm, hàng xuất khẩu ở dạng sơ chế còn chiếm tỷ trọng cao, nhiều hàng hoá xuất khẩu chủ lực chủ yếu theo phương thức gia công. Do đó giá xuất khẩu thấp và hiệu quả xuất khẩu thấp. Thứ năm, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém phẩm chất lưu thông tràn lan trên thị trường đang là vấn đề báo động đỏ. Thị trường các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa chậm phát triển và không đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. - Nguyên nhân. + Trên thị trường đang tồn tại những ách tắc và mâu thuẫn lớn. Nói chung thị trường hàng hoá, dịch vụ ở Việt Nam mới bước đầu hình thành và trình độ còn thấp. Về cơ bản thị trường vẫn là manh mún, phân tán và nhỏ bé. Sức mua còn thấp. Hàng hoá bị ứ đọng khó tiêu thụ đang là bài toán khó đối với Nhà nước, với doanh nghiệp. + Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém phẩm chất lưu thông tràn lan trên thị trường đang là vấn đề báo động đỏ. Thị trường các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa chậm phát triển và không đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. + Bản thân nền kinh tế phát triển từ một nước nông nghiệp lạc hậu kinh tế hàng háo kém phát triển. Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế kế hoách hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN,nhiều loại thị trường mới đang trong giai đoạn bắt đầu hình thành. + Hệ thống pháp luật,chính sách kinh tế thị trường mới hình thành chưa theo kịp thực tế và luật pháp quốc tế. + Nhận thức và tư duy về kinh tế thị trường chưa đầy đủ, chưa đứng được cải cách đổi mới một cách sâu sắc toàn diện cả về lý luận cũng như tổ chức triển khai thực hiện. Thậm chí còn tư tưởng níu kéo cơ chế cũ làm chậm tiến trình đổi mới. 5. Các giải pháp phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ. Để phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ cần giải quyết tốt 2 vấn để cơ bản: - Một là phải tăng quy mô hàng hóa và dịch vụ với chủng loại ngày càng phong phú và chất lượng ngày càng cao. Nhu cầu hàng hóa dịch vụ cho một đất nước với 70 triệu dân và mỗi năm tăng hơn 1 triệu là rất lớn. Một mặt đó là sức ép lớn đối với sản xuất trong điều kiện sản xuất thấp kém, sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu tối thiểu là vấn đề căng thẳng cho đất nước. Mặt khác, nhu cầy lớn về hàng hóa và dịch vụ là động lực để phát triển kinh tế hàng hóa .Vì nhu cầu lớn tạo ra khả năng tăng cầu mà tăng cầu là vấn đề trọng yếu trong nền kinh tế hàng hóa, nên việc phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ đòi hỏi phải tằng dung lượng thị trường, tăng khối lượng hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu ăn, ở, mặc, đi lại, học tập chữa bệnh…cho nhân dân. Ở đây cần khai thác thế mạnh của đất nước về đất đai, rừng, biển, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm để có nguồn hàng ngày càng lớn lao đúng nhu cầu. Đồng thời cùng với số lượng phải chú ý đến chủng loại phong phú và nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao. - Hai là, từng bước giảm giá cả hàng hóa tiêu dùng cà dịch vụvì với một lượng thi nhập nhất định, nếu giá cả hàng hóa thấp khả năng mua sắm sẽ tăng lên, làm tăng dung lượng thị trường và ngược lại. Song đối với người sản xuất và người bán việc giảm giá cả hàng hóa đặt ra mnột yêu cầu khác. Đối với họ, cái quan tâm là lợi nhuận, có nghĩa là giá cả hàng hóa phải bù đắp được chi phí và có lãi nên giảm giá hàng hóa và có lợi nhuận là một mâu thuẫn đối với người sản xuất. Để giải quyết mâu thuẫn này cần lực chọn một trong hai phương án: Phương án 1 là giảm chi phí sản xuất để làm cơ sở cho việc giảm giá cả. Trong trường hợp này giá cả hàng hóa và chi phí đều giảm, nhưng chi phí sản xuất phải giảm nhiều hơn nên lợi nhuận vẫn đảm bảo. Phương án 2 là tăng khối lượng sản phẩm cung ứng trên thị trường để trong trường hợp giảm giá, lợi nhuận của một đơn vị hàng hóa bán ra ít hơn, nhưng tổng hàng hóa bán nhiều hơn thì tổng lợi nhuận vẫn đảm bảo. Tốt nhất là kết hợp cả hai phương án trên. Khi đó kết hợp cả yêu cầu người sản xuất với người tiêu dùng. Sau đây là một số giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường hàng hoá dịch vụ nước ta những năm tới. 1.  Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá: Đây là biện pháp rất cơ bản để thúc đẩy phát triển thị trường. Phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hoá theo hướng tập trung chuyên môn hoá cao vào các ngành có lợi thế so sánh. Nghiên cứu lựa chọn sản phẩm có lợi thế so sánh của quốc gia, của từng địa phương và từng ngành để xây dựng chiến lược phát triển. Bố trí nghiên cứu các thông tin về thị trường đầu ra, khả năng cạnh tranh. Tránh tình trạng làm phong trào, tràn lan như thời gian qua. 2.  Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng vật chất, pháp lý và tri thức khoa học công nghệ cho thương mại, dịch vụ. Đây là nền tảng để phát triển thị trường cả trong nước và quốc tế. Ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc và xây dựng chợ, trung tâm thương mại. Bảo đảm cơ sở hạ tầng tốt cho lưu thông hàng hoá thông suốt, thuận lợi và nhanh chóng. Chính điều này sẽ góp phần chuyển biến cơ cấu sản xuất hàng hoá theo hướng năng động, hiệu quả. Để phát triển kết cấu hạ tầng phải có chính sách hợp lý để thu hút đầu tư cả trong nước và ngoài nước. 3.   Nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại. Cần xác định rõ phạm vi trách nhiệm và phối hợp giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, nhà kinh doanh trong công tác thị trường (cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế). ở tầm vĩ mô Nhà nước cần đầu tư nâng cao chất lượng dự báo thị trường và phát triển thương mại của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Thương mại và một số Bộ, địa phương trọng điểm. Đặc biệt là vấn đề dự báo dài hạn và hàng năm để giúp các doanh nghiệp định hướng kinh doanh và cảnh bảo thị trường. 4.   Hoàn chỉnh cơ sở pháp lý cho tự do hoá kinh doanh, tự do hoá thương mại. Triệt để tuân thủ nguyên tắc thương nhân được kinh doanh những thứ mà luật pháp cho phép và luật pháp không cấm. Thường xuyên rà soát hệ thống luật pháp hiện hành để bảo đảm tính hệ thống tính pháp lý và môi trường thông thoáng cho các chủ thể kinh doanh. Đồng thời phải nghiêm trị các hành vi vi phạm luật thương mại nhất là buôn lậu, hàng rởm và hàng giả. 5.  Tổ chức hệ thống kinh doanh thương mại hợp lý trên cơ sở đa thành phần kinh tế và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Phối hợp chặt chẽ giữa sản xuất với lưu thông. Chủ động điều tiết khối lượng cung cho phù hợp với cầu thị trường. Hướng tới sản xuất và bán hàng theo yêu cầu thị trường. 6.   Chủ động và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế, thương mại khu vực và quốc tế. Tiếp tục chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ kinh tế quốc tế. Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc té của Việt Nam. Tích cực đàm phán để ký kết các hiệp định thương mại đa phương và song phương với các nước và tổ chức kinh tế quốc tế. Tạo lập môi trường và điều kiện để sớm gia nhập tổ chức thương mại quốc tế. 7.  Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý Nhà nước đối với thị trường và thương mại. Đẩy mạnh cải cách hành chính quốc gia. Coi trọng khâu đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài trong kinh doanh và quản lý thị trường, thương mại. Nâng hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với thương mại, dịch vụ. 8.   Việt Nam là nước có tốc độ phát triển kinh tế cao trong những năm qua. Phát triển nhanh và bền vững kinh tế xã hội là mục tiêu chiến lược. Sự phát triển mạnh mẽ và ổn định của thị trường hàng hoá, dịch vụ là yếu tố quan trọng để thực hiện được mục tiêu nói trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Các trang web và bào điện tử. www.baothuongmai.com.vn www.vienkinhte.gov.vn www.mpi.gov.vn (web của bộ Kế hoạch và Đầu tư) www.gso,gov.vn (Tổng cục thống kê) www.na.gov.vn www.tcvn.gov.vn Các tạp chí kinh tế. Phát triển kinh tế. Tạp chí cộng sản. Tạp chí kinh tế và phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN.DOC
Luận văn liên quan