Các doanh nghiệp cần phải có chiến lược về định giá xuất khẩu, xuất khẩu với giá cao những sản phẩm có chất lượng tốt, đồng thời các doanh nghiệp cần có một định mức tiêu hao thấp phù hợp với điều kiện thực tế trong doanh nghiệp. Muốn làm được điều này các doanh nghiệp cần phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo những lao động có tay nghề cao và có chính sách đãi ngộ cho những người lao động có kinh nghiệm và có thời gian công tác lâu năm.
26 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3468 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp phòng tránh những rủi ro để cá da trơn cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âng diện tích nuôi cá tra, cá basa lên khoảng 6.000 ha, nâng sản lượng từ lên 1,5 triệu tấn và đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD.
Tuy nhiên, hoạt động nuôi cá tra vẫn còn gặp nhiều khó khăn như do giá vật tư đầu vào còn tăng cao làm cho giá thành sản xuất nguyên liệu cao, trong khi đó giá bán nguyên liệu không ổn định làm cho người nuôi nhỏ lẻ không có lãi hoặc bị thua lỗ… Thời gian qua vẫn còn tồn tại việc các doanh nghiệp thu mua cá của dân nhưng chậm thanh toán từ 1 - 2 tháng, thậm chí 3 tháng đã ảnh hưởng đến lợi ích và hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi thủy sản xuất khẩu.
2.1.2. Khả năng cạnh tranh cá da trơn Việt Nam trên thị trường Mỹ
Mỹ là thị trường “khó tính”, yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhưng không khắc khe như thị trường EU. Giá bán thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ lại cao hơn so với các thị trường khác.Do đó, hàng thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ ngày càng được mở rộng và kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ ngày càng cao.
Đặc biệt, Việt Nam được giới kinh doanh thuỷ sản đánh giá là thành công bước đầu trong việc xuất khẩu cá da trơn vào thị trường Mỹ. Họ nhận định cá da trơn Việt Nam có giá trị gia tăng cao hơn cá da trơn ở Mỹ, có lợi hơn hẳn về chất lượng. Do đó sản lượng nhập khẩu vào Mỹ ngày càng tăng lên. Thực tế cho thấy, đa số người dân Mỹ rất ưa chuộng cá ba sa nhập khẩu từ Việt Nam đó là điểm mạnh và là cơ hội mà chúng ta cần phải nắm bắt để đưa cá da trơn Việt Nam cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường thế giới.
2.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của hoạt động xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Mỹ.
2.1.3.1. Những thuận lợi
Cá da trơn Việt Nam dễ nuôi, dễ đánh bắt cho năng suất cao, thịt thơm ngon, sức sống cao và có tốc độ tăng trưởng cao. Cùng với điều kiện tự nhiên nước ta và nguồn thức ăn phong phú đã mang lại nhiều thuận lợi cho việc nuôi trồng. Đặc biệt, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là khu vực không có mùa đông nên cá có thể lớn quanh năm trong khi cá ở Mỹ chỉ lớn trong khoảng thời gian 7-8 tháng, thời gian còn lại chỉ “ngủ đông” không lớn hoặc lớn chậm, điều đó cũng tạo nguồn cung phong phú và cạnh tranh có hiệu quả vớithị trường Mỹ.Bên cạnh đó, những nghiên cứu về công nghệ nuôi trồng, việc đưa thức ăn công nghiệp vào đã rút ngắn thời gian nuôi và giảm thiểu được lượng thức ăn cho cá. Phía các nhà máy chế biến cũng đã có nhiều biện pháp giảm giá thành như đầu tư thêm thiết bi, tận dụng phế liệu, đa dạng hoá sản phẩm… Theo tính toán, giá thành sản xuất cá da trơn đã giảm 30-40%, do đó có thể bán vào thị trường Mỹ với giá thấp.
Ngoài ra, sự tiến bộ trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước đã mở ra cơ hội lớn cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ cá da trơn của Việt Nam. Đặc biệt là sau hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết vào ngày 13/7/2000. Sự kiện này đã mở ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu cá ba sa nói riêng tại thị trường Mỹ, tạo cơ hội để nâng cao được vị thế của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ, thông qua đó mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới. Đồng thời sau vụ kiện cá ba sa năm 2002 cá da trơn Việt Nam trở nên được nhiều người tiêu dùng Mỹ và các và các nước khác biết đến cái tên cá ba sa Việt Nam. Qua đó, nhà nước Việt Nam cùng với các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn vào thị trường Mỹ rút ra được bài học cho mình khi xuất khẩu vào thị trường này, để có khả năng vượt qua các rào cản một cách tốt hơn, tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ.
2.1.3.2. Một số khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Mỹ
Xâm nhập vào thị trường Mỹ, khó khăn trước tiên mà các doanh nghiệp xuất khẩu cá ba sa, cá tra Việt Nam gặp phải là: tính cạnh tranh trên thị trường này rất cao, gặp phải những đối thủ cạnh tranh lớn, không những cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn cạnh tranh cả về phương thức thanh toán.
Hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ phải qua sự kiểm tra chặt chẽ của FDA (Cục dược phẩm và thực phẩm Mỹ) theo các tiêu chuẩn HACCP, vấn đề vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường, bảo vệ sinh thái… là những lý do mà Mỹ thường đưa ra để hạn chế nhập khẩu thuỷ sản.
Ngoài ra, thị trường Mỹ có hệ thống phân phối bài bản chủ yếu qua hai kênh tiêu thụ gồm có kênh bán lẻ thuỷ sản xuất khẩu chiếm 50% trị giá tiêu thụ ở Mỹ. Các hình thức bán lẻ chủ yếu là bán qua siêu thị, bán cho các nhà hàng, nhà ăn công cộng, bán cho tiệm ăn người Việt tại Mỹ. Một kênh phân phối nữa là bán sỉ thuỷ sản ở Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới tiếp cận được các nhà nhập khẩu mà chưa với tới các nhà bán lẻ hay siêu thị, hàng hoá chưa đến tay người tiêu dùng, do đó chưa nhận được thông tin phản hồi một cách trực tiếp để từ đó có biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Việc chế biến và bảo quản, vệ sinh an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu còn thấp kém chưa đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm do Mỹ đề ra, mà thuỷ sản xuất vào thị trường Mỹ phải qua sự kiểm tra chặt chẽ của Cục dược phẩm và thực phẩm Mỹ. Hơn thế, Mỹ còn đề ra một số tiêu chuẩn khác mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khó có khả năng đáp ứng được để hạn chế việc xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ nhằm bảo hộ các doanh nghiệp trong nước và đề ra mức thuế cao.
2.2. Những rủi ro khi xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Mỹ
2.2.1. Rủi ro về nguồn cung
2.2.1.1 Rủi ro trong nghề nuôi cá da trơn.
Trước năm 2000, giống cá tra, ba sa chủ yếu được khai thác từ sông Tiền, sông Hậu, nhưng sản lượng khai thác cá giống giảm dần. Do nhu cầu lượng cá giống tăng nhanh, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu ứng dụng các đề tài nghiên cứu về sản xuất nhân tạo giống cá này. Năm 2000 các tỉnh sản xuất khoảng một tỷ con cá tra, ba sa bột; năm 2006 đạt hơn năm tỷ con. Dự báo năm 2007 lượng cá tra, ba sa giống phục vụ nhu cầu nuôi đang phát triển quá mạnh khoảng 10 tỷ con. Theo đồng chí Phạm Văn Khánh và Nguyễn Văn Sáng (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2), do nhu cầu rất lớn về cá tra, ba sa giống, cho nên các cơ sở sản xuất chỉ tập trung sản lượng cá bột, chưa quan tâm chất lượng cá giống. Mặc dù sản xuất giống cá tra và ba sa đã được xã hội hóa, nhưng phát triển còn mang tính tự phát, vẫn xảy ra tình trạng một số cơ sở cho cá bố mẹ đẻ ép hoặc đẻ nhiều lần, cho nên chất lượng cá giống kém.
Thực tế trong phát triển nuôi cá tra, ba sa ở Đồng bằng sông Cửu Long những năm qua cho thấy, dịch bệnh đối với đối tượng nuôi này tăng nhanh. Nguyên nhân là do hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá chưa bảo đảm. Theo thạc sĩ Trần Minh Lâm (Viện Kinh tế - Quy hoạch thủy sản), nuôi cá tra, ba sa cần rất nhiều nước và phải thường xuyên thay đổi nước trong ao nuôi do khả năng lây nhiễm dịch bệnh đối với cá nuôi là rất lớn. Ngoài ra, các yếu tố như nuôi cá với mật độ quá cao (dao động từ 10-100 cá/m2 hay 30-150 cá/m2), lượng thức ăn cho cá quá nhiều cũng làm ô nhiễm nguồn nước. Do nguồn nước phục vụ nuôi cá chủ yếu dựa vào các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, cho nên các cống thường được thiết kế cao trình đáy cống cao hơn đáy kênh. Vì vậy, việc thoát nước ra sông lớn bị hạn chế, dẫn đến chất ô nhiễm đọng lại đáy kênh, làm tăng ô nhiễm vùng nuôi cá tra, ba sa.
Từ những hạn chế về chất lượng cá giống, hệ thống thủy lợi cho vùng nuôi chưa bảo đảm dẫn đến tình trạng cá tra, ba sa bị chết ngày càng tăng. Theo kết quả điều tra của Tiến sĩ Lý Thị Thanh Loan (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2) cho thấy: trong hai năm (2005-2006), tại các khu vực nuôi cá tra, ba sa tập trung như Châu Ðốc (An Giang), Hồng Ngự (Ðồng Tháp), Thốt Nốt (Cần Thơ), thị xã Vĩnh Long và huyện Long Hồ (Vĩnh Long), cá nuôi ao, bè thường nhiễm bệnh vào các tháng 5, 7. Thời điểm này, môi trường nước trong ao nuôi rất xấu do ảnh hưởng của lũ đổ về mang nhiều chất thải lẫn mầm bệnh. Cá thường bị nhiễm các bệnh vàng thân, vàng da, bệnh gan, thận mũ, xuất huyết, đốm đỏ. Kết quả điều tra tại ao nuôi của 65 hộ nuôi cá tra, ba sa có 100% số ao tại Ðồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, 80% số ao ở An Giang bị nhiễm bệnh.
Bất chấp những rủi ro lớn có thể xảy ra, nghề nuôi cá tra, ba sa ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn phát triển mạnh mẽ. Từ đầu năm 2012 đến nay, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đổ xô vào nuôi đối tượng này. Chưa khi nào "cơn sốt" về con giống, đất nuôi cá tra, ba sa như những tháng đầu năm nay do giá cá đạt mức cao nhất trong vòng 30 năm qua (giá cá tra, ba sa vào thời điểm tháng 3 đạt 17 nghìn đồng/kg). Lý giải về điều này, Bộ Thủy sản cho rằng, đây là thời điểm các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu khan hiếm nguyên liệu vì chưa vào vụ thu hoạch tôm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đổ xô mua cá tra, ba sa để bảo đảm hoạt động, nhiều địa phương không thể kiểm soát được tình trạng nông dân tự phát nuôi cá tra, ba sa.
Mặc dù tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa thể lạc quan, tiền ẩn nhiều rủi ro, nhưng ngành xuất khẩu cá tra vẫn dự kiến đạt kim ngạch 2 tỷ USD trong năm 2012. Lý giải về sự lạc quan này là do sản phẩm cá tra phù hợp với túi tiền cho giới bình dân các nước.
Tuy nhiên, bên cạnh sự lạc quan về thị trường cá tra xuất khẩu năm nay, nhiều doanh nghiệp lại lo lắng về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung vẫn tiếp tục diễn ra. Sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ ở một số tỉnh chưa thực sự chặt chẽ; hợp đồng cung cấp và thu mua sản phẩm giữa doanh nghiệp với nông dân được ký kết nhưng chưa hiệu quả. Nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Thời điểm thu hoạch, nhiều doanh nghiệp lại viện nhiều lý do để ép giá khiến người dân không còn mặn mà với nuôi thả cá tra. Ông Phạm Anh Tuấn- Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Thủy sản- cho biết: sự biến động của thị trường cũng tác động trực tiếp đến ngành sản xuất và nuôi cá tra. Cụ thể từ tháng 1/2011, giá cá tra dao động từ 18.000 đến 23.000 đồng/kg; sau đó tăng dần đến mức 29.000 đồng/kg vào giữa tháng 5. Đến cuối tháng 5, giá đột ngột giảm, đến giữa tháng 8 ở mức thấp nhất trong năm: 22.500 đồng/kg.
Các yếu tố đầu vào của sản phẩm cá da trơn nguyên liệu gây nên trở ngại cho người nuôi ở ĐBSCL
Yếu tố đầu vào
Hiện trạng
Trở ngại gây nên
Cá giống
Nhiều nguồn gốc, nuôi ồ ạt đại trà chưa theo qui trình, ép non bán nhanh, giống bệnh.
Cung cấp con giống không chất lượng, dễ bệnh, tỷ lệ hao hụt trong khi nuôi cao.
Thức ăn nuôi cá da trơn
Nuôi bằng thức ăn tự chế từ nhiều nguồn gốc pha với thức ăn công nghiệp, chưa đảm bảo vệ sinh và môi trường.
Cá nguyên liệu có màu thịt trắng chiếm tỷ lệ tối đa khoảng 80% trong một vụ, chưa đáp ứng qui trình nuôi sạch.
Bệnh và thuốc trị bệnh cho cá da trơn
Bệnh phổ biến đốm đỏ trên da, gan thận có mủ, ngộ độc, nhiễm kháng sinh Malachite Green, Fluoroquinolones, ký sinh trùng.
Cá da trơn nhiễm chất kháng sinh rất cao, thuốc gây ô nhiễm môi trường, tỷ lệ hao hụt 15% - 40% so với lúc thả nuôi ban đầu.
Kiến thức trong nuôi trồng
Hơn 80% những hộ nuôi có qui mô trung bình nhỏ thường dùng kinh nghiệm, chưa có đội ngũ tư vấn về kỹ thuật và thị trường.
Cá da trơn ít đạt các yêu cầu mà thị trường đề nghị, giá bán thấp, dẫn tới phân phối bị động, theo mối quan hệ đã có hoặc bị ép giá.
Vốn
Sử dụng vốn vay, cầm cố tài sản với lãi suất cao 5%-10%. Hình thức: vay ngân hàng, vay thương lái hoặc tạm ứng trước con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh, ...
Nợ ngân hàng và nợ thương láià bị ép giá và rào cản kỹ thuật đối với cá nguyên liệu trong kỳ thu hoạch hoặc nợ trong những mùa kế tiếp nếu không đạt hiệu quả.
Năng lực
Hình thức nuôi khép kín của hộ có qui mô lớn nên đầu ra ổn định hơn rất nhiều so với những hộ có qui mô trung bình và nhỏ.
Những hộ nuôi có qui mô trung bình và nhỏ có nhiều trở ngại hơn những hộ có qui mô lớn.
Khi xây dựng dự thảo về quy hoạch phát triển thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, tầm nhìn 2020, lãnh đạo ngành thủy sản các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã không đồng ý với số liệu quy hoạch về phát triển nuôi cá tra, ba sa. Ðánh giá về việc chậm triển khai quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Viện trưởng Kinh tế - Quy hoạch thủy sản (Bộ Thủy sản) cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do việc triển khai chưa đồng bộ, lúng túng, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành.
Với những hạn chế, yếu kém trên, việc phát triển nuôi cá tra, ba sa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới rất cần có sự định hướng, giải pháp tháo gỡ kịp thời của Bộ Thủy sản, các cấp, các ngành. Ðã đến lúc người nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra, ba sa cần có sự liên kết chặt chẽ, bảo đảm các bên cùng có lợi và phát triển bền vững.
2.2.1.2 Rủi ro trong chế biến và bảo quản
“Chưa có bao giờ ngành sản xuất cá tra lại gặp khó khăn như hiện nay” là nhận định chung tại buổi tọa đàm “Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, ba sa” tổ chức vào ngày 16/5 tại Cần Thơ.
Nhận định về tình hình nuôi trồng và chế biến cá tra năm 2012, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết Quý 1 năm nay, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt trên 1,3 tỷ USD, tuy tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tiềm ẩn nhiều khó khăn. Sang tháng 4/2012, khó khăn bùng phát, cả doanh nghiệp lẫn người nuôi cá tra đều khát vốn nghiêm trọng, khiến sản xuất bị thu hẹp và đình đốn. Nguồn nguyên liệu trong dân chỉ còn khoảng 30% không đủ cung cho các nhà máy.
Vài năm trở lại đây, nghề nuôi cá tra gặp bất trắc từ nhiều phía khiến nông dân treo ao dần. Những năm trước, khi giá cá tăng, hàng loạt hộ thi nhau đào ao nuôi cá. Có hộ trở thành tỷ phú sau một vụ nuôi. Tuy vậy, từ đầu năm đến nay, mặc dù nguồn nguyên liệu không dồi dào nhưng giá cá vẫn rớt thê thảm còn từ 22.500 - 23.500 đồng/kg, nên người nuôi chịu cảnh thua lỗ. Các ngân hàng quá thận trọng trong việc cho vay nuôi cá tra, trong khi người nuôi cần nguồn vốn rất lớn, không thể tự xoay sở được nên đành treo ao. Trong khi thị trường xuất khẩu tiếp tục rộng mở, nhưng sản xuất trong nước tiếp tục gặp khó khăn. Toàn bộ chuỗi sản xuất bị thu hẹp và đình đốn.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh cũng cùng nguyên nhân do thiếu hụt nguồn nguyên liệu và thiếu vốn. Thời gian qua, một số doanh nghiệp tăng cường tự đầu tư vùng nguyên liệu nhưng chỉ đáp ứng từ 30 đến 40% công suất nhà máy, còn lại phụ thuộc vào nguồn cá thu mua bên ngoài. Thế nhưng giá cá tra hiện đang giảm, nên người nuôi không có lãi, trong khi ngân hàng thận trọng trong việc cho vay lĩnh vực thủy sản. Không chỉ với các hộ nuôi cá, mà kể cả các trang trại và các doanh nghiệp nuôi cá cũng cạn vốn, không thể tiếp tục.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ, cuối năm 2011, dư nợ cho vay lĩnh vực thủy sản (gồm nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu) hơn 6.841 tỷ đồng, chiếm gần 17% tổng dư nợ cho vay, tăng hơn 26% so với cuối năm 2010. Đến tháng 2/2012, dư nợ cho vay giảm xuống còn 6.283 tỷ đồng, giảm gần 10% so với cuối năm 2011. Các tỉnh khác trong vùng cũng lâm tình trạng tương tự.
Thị trường không ngừng mở rộng từ vài nước châu Á nay đã lên 136 nước và vùng lãnh thổ khắp thế giới. Thống kê của VASEP, hiện có đến 92,3% số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn khẩn cấp trong quý II-2012 trong đó, nhu cầu vay mức thấp nhất là 10 tỷ đồng và cao nhất đến 500 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động cho thu mua nguyên liệu, thức ăn cho vùng nuôi và cho hoạt động kinh doanh, xuất khẩu cá tra.
Hiện nay, thời gian vay ngắn hạn, lãi suất khá cao là gánh nặng đối với doanh nghiệp thủy sản cũng như với nông dân. Nguyên liệu chế biến bất ổn khiến nhiều nhà máy hoạt động cầm chừng, một số chỉ hoạt động từ 30 - 40% công suất, thậm chí chỉ 10 - 20% công suất. Tại Công ty CP Thủy sản An Phước ở xã An Phước (Mang Thít, Vĩnh Long) có nhà máy chế biến cá tra công suất 300 tấn nguyên liệu/ngày, nhưng chỉ hoạt động 10% công suất.
Nguồn cung ứng nguyên liệu trong nông dân chỉ còn 30% khiến nhiều DN chế biến thiếu nguyên liệu, phải đóng cửa dẫn đến hệ lụy dây chuyền là người lao động bị thất nghiệp và nguồn cung ứng cho các đơn đặt hàng xuất khẩu cũng bị giảm sút. Dự kiến từ nay đến cuối năm, còn phải sản xuất 800.000 tấn cá tra nguyên liệu nhưng doanh nghiệp chế biến có vùng nuôi cá chỉ đáp ứng khoảng 50% sản lượng.Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP cho biết thêm: “Nếu không kịp thời gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản, trong năm nay, sẽ có 20% doanh nghiệp thủy sản bị phá sản.”
Bên cạnh đó, khi xuất khẩu qua thị trường Mỹ đi khoảng cách xa, việc bảo quản cá đã qua sơ chế như về nhiệt độ, nồng độ các chất,….sẽ rất khó đảm bảo. Mỹ là một thị trường rất đa dạng, có rất nhiều sự dị biệt so với thị trường chung trên thế giới và là thị trường “khó tính”. Do vậy, cá da trơn Việt Nam khi nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị kiểm tra rất nghiêm ngặt.
Ngoài ra, trong tình hình lạm phát hiện nay tăng, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều rủi ro về tỷ giá. Vì khi lạm phát cao thì đồng Việt Nam sẽ bị rớt giá, số tiền khi thu về có thể sẽ không bù lại đủ chi phí sản xuất dẫn đến thua lỗ.
2.2.2. Rủi ro về nguồn cầu
2.2.2.1. Cạnh tranh với thị trường cá da trơn ở Mỹ
Thị trường Mỹ là thị trường sôi động nhưng cũng là thị trường khắt khe. Vấn đề kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng là hàng rào khó khăn cho các nước xuất khẩu sang Mỹ. Chỉ cần một động thái nhỏ cũng đã ảnh hưởng đến lượng cầu trên thị trường này.
Năm 2001, vào thời vụ ở Mỹ khan hiếm cá nheo, cá Việt Nam nhập khẩu tăng, thì Mỹ đã bắt đầu một chiến dịch quảng cáo kéo dài 9 tháng, tiêu tốn 5,2 triệu USD do Viện Cá nheo Mỹ (TCI) phát động và được CFA tài trợ để chống lại việc nhập khẩu cá tra và ba sa của Việt Nam. Những áp-phích in trên các tạp chí thương mại và quảng cáo thực phẩm với những dòng chữnhư: "Đừng bao giờ tin vào sản phẩm catfish ngoại quốc". Trong nước, họ phát động chiến dịch "Người Mỹ ăn cá nheo Mỹ" và sáng tác ra nhãn hiệu "Cá catfish nuôi của Mỹ", tạo ra không khí bài xích đối với sản phẩm cá da trơn Việt Nam và đã làm cho sản lượng nhập khẩu cá da trơn Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ giảm. Xuất hiện chiến dịch chống cá tra và cá ba sa của Việt Nam là vì khi đó thị phần cá ba sa từ Việt Nam trên thị trường Mỹ tăng từ 7% lên đến 23%. Vì giá rẻ hơn cá Mỹ chừng 1,25 USD/pound. Một số thượng nghị sĩ Mỹ cho rằng cá ba sa Việt Nam được bán với cái tên catfish làm cho người dân Mỹ nuôi cá catfish cạnh tranh không lại và có nguy cơ phá sản và họ kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua dư luật H.R 2439 với tên gọi “ghi nhãn về nguồn gốc xuất xứ” đối với cá nuôi nhập khẩu trong khẩu trong khâu bán lẻ với những lập luận công khai bôi nhọa sản phẩm cá Việt Nam, thậm chí còn nói rằng cá da trơn Việt Nam nuôi ở sông MeKong có thể chứa lượng chất độc da cam do quân đội Mỹ đã rải xuống đây trong thời gian chiến tranh. Trong khi đó thì người dân Mỹ lại rất ưa chuộng cá ba sa nhập khẩu từ Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu cá ba sa và cá tra của Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng đáng kể.
Ngoài ra, sự kiện khủng bố 11/9/2011 cũng là rủi ro do yếu tố khách quan gây ra ảnh hưởng tới tiêu dùng trong nước Mỹ và cũng đã ảnh hưởng tới việc nhập khẩu cá da trơn của Việt Nam vào Mỹ. Nhiều hợp đồng ký kết đã bị hủy hoặc bị ép giá.Theo số liệu thống kê năm 2012 diện tích nuôi cá da trơn tại Mỹ liên tục giảm đã đẩy giá loài cá này trên thị trường Mỹ tăng cao. Theo chuyên gia tiếp thị hàng hóa John Micheal Riley, nguồn cung cá da trơn nuôi tại Mỹ giảm nghiêm trọng do người nuôi thu hẹp sản xuất khi giá bột cá tăng. Diện tích nuôi cá da trơn của Mỹ giảm kể từ đợt tăng giá hàng hóa năm 2008. Năm 2011, diện tích nuôi giảm 39% so với năm 2010, trong khi giá cá tăng 53% so với năm 2007. Sản lượng nuôi giảm kéo theo chế biến cá da trơn giảm 32% so với năm 2010 và đẩy giá cá leo thang. Giá bán buôn cá da trơn tươi và philê đông lạnh tăng lần lượt 36% và 34% so với năm 2007. Một số nhà hàng tại Mỹ hiện không còn cá để kinh doanh, trong khi một số khác buộc phải nâng giá lên gấp đôi. Tình hình khan hiếm nguồn cung cấp cá da trơn nuôi tại Mỹ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt là sự cạnh tranh của cá da trơn nhập khẩu giá rẻ (chủ yếu từ Việt Nam). Hơn nữa, giá thức ăn nuôi cá tăng cao khiến ngày càng có ít người tiếp tục thả nuôi. Có thể nhận thấy hiện tượng tăng giá đã chuyển từ khâu chế biến sang khâu sản xuất. Từ cuối năm 2010 đến hết quý 2 năm 2011, giá cá da trơn tăng vọt theo tháng. Nhà chế biến đối phó với tình trạng này bằng cách nâng giá bán lẻ, kể cả ở nhà hàng lẫn siêu thị. Các nhà hàng tăng giá thực đơn, thậm chí một số có thể phải chuyển món cá da trơn từ thực đơn buffet sang thực đơn bình thường. Theo Nhật báo Phố Wall, một số nhà hàng phải mua cá nguyên liệu với giá tăng thêm 1 USD.
Các nhà hàng ở các khu vực khác của Mỹ tiếp tục dựa vào nguồn nhập khẩu cá da trơn giá rẻ hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá với giá hợp lý. Nhập khẩu các họ cá da trơn thuộc bộ Siluriformes trong tháng 6/2011 đạt 14,6 triệu pao, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2010, chủ yếu từ Campuchia, Trung Quốc, Mêhicô, Tây Ban Nha, Thái Lan và Việt Nam.
Với tình hình này, có thể thấy ngành cá da trơn Việt Nam đang có nhiều thuận lợi cạnh tranh hơn so với cá da trơn tại Mỹ. Tăng giá thức ăn của cá, đồng thời nhập khẩu cá da trơn và các loại cá tương tự có giá rẻ hơn từ Châu Á khiến người nuôi cá Mỹ khó có thể duy trì thế cạnh tranh.
Tuy nhiên một đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam về sản phẩm cá da trơn trên thị trường Mỹ đó là Trung Quốc. Theo Bộ nông nghiệp Mỹ, được hỗ trợ bởi giá nên khả năng cạnh tranh cao, giá trị nhập khẩu cá da trơn Trung Quốc tăng từ 203.000 USD trong năm 2000 lên 52,7 triệu USD năm 2008, trước khi giảm 40,7 triệu USD năm 2009.Chính phủ Trung Quốc đang trợ cấp các hoạt động nuôi trồng và xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Mỹ với giá thấp hơn chi phí sản xuất.
2.2.2.2. Vụ kiện chống bán phá giá
Vụ kiện cá ba sa đã ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra Việt Nam có thể phải đối mặt với một rào cản mới trên thị trường Mỹ, đó là Dự luật Nông nghiệp 2008 (Farm Bill). Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), đang trong quá trình triển khai Dự luật Nông nghiệp 2008, trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Điều khoản này dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish, đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này và thuộc diện quản lý của USDA.
Nếu dự luật này được ban hành, cá tra Việt Nam sẽ bị quản lý chặt chẽ như sản phẩm thịt nhập khẩu vào Mỹ.
Ngày 24 tháng 7 năm 2003, Uỷ ban thương mại Mỹ (USITC) đã đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện cá basa. Theo đó, cơ quan này đã khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam bán cá basa vào thị trường Mỹ thấp hơn giá thành, gây tổn hại ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ và ấn định mức thuế suất bán phá giá rất cao, từ 36,84 đến 63,88%. Vụ kiện cá tra, ba sa (năm 2002) tiêu tốn hơn 800.000 USD. Trong đó, chi phí luật sư là 600.000 USD (tương đương gần 500 USD cho một giờ tư vấn trong khi thu nhập bình quân của nông dân chỉ ở mức 35 USD /tháng). Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), cho biết, 2008 là năm bùng nổ phát triển về cá tra, dẫn tới tình trạng dư thừa lớn. Sang năm nay, do khó khăn về thị trường nên 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra giảm 4,5% về sản lượng, 4,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 737 triệu USD). Không chỉ thiệt hại trên thị trường Mỹ, các thị trường lân cận cũng chịu ảnh hưởng theo, giảm mạnh nhất là Nga - thị trường chủ lực của cá tra Việt Nam, với gần 75% so với năm ngoái, thị trường giảm mạnh tiếp theo là EU, cá bán vào thị trường EU trung bình chỉ còn 2,41 USD/kg, giảm so với mức giá bán 2,55 USD/kg của cùng kỳ năm 2008. Dosản lượng cá năm nay giảm nên bớt sức ép tiêu thụ lên doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào tiêu thụ hết cá cho bà con bởi lượng tồn kho còn lớn. Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp chủ yếu xuất hàng tồn kho.
Đối tượng thứ hai chịu ảnh hưởng sau các doanh nghiệp xuất khẩu là người nuôi cá. Thống kê mới nhất tại 9 tỉnh nuôi cá tra vùng ĐBSCL, tính đến giữa tháng 8, tổng sản lượng thu hoạch cá tra toàn vùng đạt gần 460.000 tấn, sản lượng tăng trung bình 13,5 %/tháng. Tuy nhiên, số lượng cá tra trên 1 kg/con tính đến ngày 14/8 chỉ đạt hơn 10.000 tấn - giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng cá sụt giảm đáng kể, song các tỉnh đang phải đối mặt với tình trạng giá cá nguyên liệu có xu hướng giảm mạnh từ tháng 6 lại đây. Giá cá tra ở trong khoảng 14.000-17.000 đồng/kg tuỳ loại, nhưng người nuôi vẫn lỗ 500-1.000 đồng/kg. Theo ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhận xét, 2009 Tại Hậu Giang, cá bán ra rất chậm nên ít hộ dân có lời. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đánh giá, gần một nửa trong số 52ha nuôi lại khi vào vụ mới, còn lại là "treo ao". Chỉ khoảng 15% số hộ nuôi có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nhà máy, còn phần lớn các hộ nhỏ lẻ đều thua lỗ. Tỷ lệ này tại Kiên Giang là 20%. Một đại diện Hợp tác xã thủy sản tại Vĩnh Long cũng tính toán, với mức lỗ hiện nay, khoảng 80% hộ dân sẽ phá sản. Các doanh nghiệp Việt Nam đã rơi vào tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” những ông lớn thì thua lỗ còn những doanh nghiệp vừa và nhỏ một số thì thua lỗ còn số khác thì vỡ nợ, bỏ trốn và không chi trả tiền cho người dân. Hơn thế nữa, không chỉ thiệt hại trên thị trường Mỹ.
2.2.2.3. Sự giám sát mạnh mẽ của Bộ Nông nghiệp nước Mỹ.
Năm 2008, ngoài việc tiếp tục phải "đương đầu" với vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ, cá da trơn sẽ có nguy cơ vấp phải một rào cản mới trên thị trường Mỹ: Dự luật Nông nghiệp 2008 (Farm Bill). Đồng thời, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) triển khai Dự luật Nông nghiệp 2008 (Farm Bill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá da trơn của Việt Nam.
Điều khoản này dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá da trơn của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) sang USDA quản lý. Và dư luật này ban hành sẽ gây khó cho xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam. Khi đó, cá da trơn Việt Nam xuất sang Mỹ phải được quản lý bởi hệ thống chất lượng và sản xuất tương đượng hệ thống quản lý chất lượng và sản xuất của Mỹ.
Trước đây, nhằm bảo hộ cho ngành công nghiệp Catfish (cá nheo) nội địa, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật về ghi nhãn cá catfish. Khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ không xem cá da trơn Việt Nam thuộc nhóm Catfish nên cá da trơn Việt Nam khi xuất sang Mỹ không được lấy tên này. Con cá tra Việt Nam đã phải đổi tên mới (cá tra là pangasius, basa là basa pangasius).Cá da trơn ( cá tra, cá basa) Việt Nam đã và đang được chào bán riêng lẻ và hoàn toàn khác biệt với cá nheo Mỹ. Luật về ghi nhãn cá catfish đã có hiệu quả như dự kiến, kết quả là ngành công nghiệp cá nheo của Mỹ được phục hồi.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng người tiêu dùng Mỹ cần được biết thủy sản Việt Nam an toàn và đảm bảo dinh dưỡng. Đặc biệt, cá da trơn Việt Nam đã đáp ứng, thậm chí vượt trên các yêu cầu về chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu ra thị trường thế giới, chẳng hạn như HACCP. Hơn nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu hiện tham gia nhiều chương trình chứng nhận tự nguyện như GlobalGAP, BRC, SQF 1000 và USDC. Vì vậy, điều mà ngành cá nheo Mỹ đang làm chẳng khác nào ngăn cản người tiêu dùng, nhà bán lẻ, nhà hàng và nhà nhập khẩu thưởng thức sản phẩm cá tra chất lượng, an toàn và giá cả hợp lý từ Việt Nam.
Hội Người nuôi cá nheo Mỹ (CFA) lấy lý do không đảm bảo chất lượng để vận động chống cá ba sa và cá tra nhập khẩu, đồng thời chỉ trích chính phủ Mỹ đã đi thụt lùi khi cân nhắc về ngân sách dành cho chương trình thanh tra của USDA.
Thực tế rằng, USDA vốn ủng hộ các nông dân nuôi cá da trơn Mỹ, đã đòi có quyền buộc tất cả hàng nhập khẩu cá da trơn phải chịu sự điều tiết của họ và đòi đối xử sản phẩm nhập này tương đương như với thịt và gia cầm.
Về qui định của USDA đối với nhập khẩu cá da trơn Ictalurus của Trung Quốc, không hề có tranh cãi nào vì không gây xáo trộn đáng kể nào cho toàn ngành do không có sự tăng trưởng về lượng tiêu thụ nào đáng kể. Trong khi đó, việc tăng trưởng này lại xảy ra với cá pangasius, chủ yếu được nuôi ở Việt Nam. Trước tiên, ngành công nghiệp cá da trơn Mỹ đòi cấm cá pangasius của Việt Nam được bày bán với tên gọi là “catfish”. Khi họ không ngăn cản được sự tăng trưởng tiếp tục, họ đã lại thắng kiện để áp đặt thuế chống bán phá giá nặng nề lên tới 60%.
Tuy nhiên, một số công ty Việt Nam đã có thể chứng minh cho phía chính quyền Mỹ (USDC - chương trình kiểm soát và đánh giá thủy hải sản của Bộ Thương mại Mỹ) thấy rằng họ không bán phá giá và đã nhận được mức thuế rất thấp. Kết quả là biện pháp thuế chống bán phá giá đã không thể ngăn cản được sự phổ biến của cá pangasius nhập khẩu và cũng không thể làm giảm lượng nhập khẩu. Lúc này, các nông dân nuôi cá da trơn Mỹ chuyển hướng đến quốc hội, đòi thêm vào trong luật việc chuyển quyền quản lý cá da trơn từ USDC và NMFS sang cho USDA và USDA đã nhanh chóng tuyên bố thẩm quyền điều tiết cá da trơn pangasius lẫn cá ictalurus. Ngay lúc đó thì Nhà Trắng và OMB đã nói không. Bên cạnh đó, những nông dân Mỹ đang áp dụng một chiến dịch gây hoang mang cho người tiêu dùng, sẽ làm giảm nghiêm trọng lượng tiêu thụ hải sản, khiến người tiêu dùng sợ hãi cá pangasius nhập khẩu. Trong suốt quá trình này, họ đã cố gắng tuyên bố nhiều điều không đúng sự thật. Trước tiên họ tuyên bố rằng cá Việt Nam được nuôi trong những vùng nước nhiễm bẩn. Mặc dù có vài trường hợp cá biệt nhiễm bẩn, người nuôi cá Việt Nam, vốn hiện đang nhanh chóng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ, đã có những bước tiến ấn tượng trong việc loại trừ các vấn đề của họ. Hơn nữa, người Việt đã có những biện pháp kiểm sóat việc sử dụng chất kháng sinh và hóa chất, cùng liên kết với các công ty lớn của Mỹ như Mazzetta nhằm nâng cấp các cơ sở thu hoạch và chế biến.
Bất kỳ ai đang kinh doanh trong ngành thủy sản tại châu Á cũng sẽ chứng thực rằng các nhà máy chế biến tại Việt Nam và cả Trung Quốc đều sạch sẽ hơn các cơ sở chế biến nội địa tại Mississippi hàng trăm lần. Lý do là những nhà máy ở nước ngoài đã có nhiều đầu tư mới và công nghệ, từ đèn cực tím (UV) cho tới các chậu rửa, vệ sinh nghiêm ngặt và nhiều biện pháp khác nhằm bảo đảm tính vệ sinh và sạch sẽ, theo đúng yêu cầu của các khách hàng lớn về độ sạch sẽ tiêu chuẩn thế giới trong khu vực chế biến. Đầu tư của Mỹ tại các nhà máy chế biến đã không thể sánh được.
Đó là những khó khăn trước đây khi USDA áp dụng những dư luật nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá trơn vào thị trường nước này thì mới đây vào ngày 14/6/2012 hai Thượng nghị sỹ Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn là John McCain và John Kerry đã có bài phát biểu trước Thượng viện Mỹ. Hai ông không đồng tình với Dự luật Nông trại 2008 của Mỹ, cũng như các nỗ lực chuyển giao quyền giám sát cá da trơn từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm (USFDA) sang cho Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Trong bài phát biểu của mình, Thượng nghị sỹ John McCain cho rằng Bộ Nông nghiệp Mỹ có chức năng giám sát các nông sản như thịt, trứng và gia cầm chứ không có chức năng giám sát thủy, hải sản.
Theo Thượng nghị sỹ McCain, sẽ là bất hợp lý khi Mỹ thành lập cả một văn phòng mới trong Bộ Nông nghiệp chỉ để giám sát cá da trơn. Thượng nghị sỹ John McCain nói rằng, việc những người nuôi ca da trơn của Mỹ bao biện cần một văn phòng kiểm định để đảm bảo người Mỹ được ăn cá an toàn và hợp vệ sinh là không cần thiết, do vấn đề này đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ đảm nhận.
Khi cơ quan này đã kiểm tra các yếu tố sinh học cũng như hóa học rồi thì không có lý do gì khiến Bộ Nông nghiệp Mỹ phải tiếp tục thực hiện giám sát cá da trơn. Thượng nghị sỹ John McCain chỉ rõ, mục tiêu đằng sau việc thành lập văn phòng này là nhằm dựng lên hàng rào thương mại đối với việc nhập khẩu cá tra và ba sa từ châu Á, để bảo hộ cho ngành sản xuất cá da trơn trong nước và khiến cho người tiêu dùng Mỹ phải trả nhiều tiền hơn.
Theo Thượng nghị sỹ McCain, Dự luật Nông Trại năm 2002 của Mỹ đã có một điều khoản qui định rằng sẽ là không hợp pháp khi liệt cá tra và ba sa của Việt Nam vào loại cá da trơn đang được nuôi ở Mỹ. Thời điểm đó, Mỹ vừa mở lại quan hệ thương mại với Việt Nam, và những người nuôi cá da trơn ở các bang phía Nam của Mỹ thấy rằng họ phải cạnh tranh với cá da trơn nhập khẩu với giá thấp hơn. Những người nuôi cá này không muốn người tiêu dùng Mỹ mua cá da trơn của Việt Nam nên bắt gọi với cái tên là cá tra và ba sa, nay lại bắt định nghĩa lại loài cá này.
Tuy nhiên cho dù có áp dụng các biện pháp nào đi chăng nữa các loại cá này vẫn trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng Mỹ. Thượng nghị sỹ John McCain chỉ trích: “Thật mỉa mai thay những người nuôi cá da trơn ở Mỹ đã vận động Bộ Nông nghiệp Mỹ định nghĩa lại cá tra, cá ba sa của Việt Nam theo danh mục cá da trơn với mục đích để làm cho việc nhập khẩu mặt hàng cá từ châu Á chịu sự giám sát của văn phòng mới được thành lập trong Bộ Nông nghiệp Mỹ”.
Còn Thượng nghị sỹ John Kerry cho rằng, việc thành lập Văn phòng Giám sát nhập khẩu cá tra và basa từ châu Á không phục vụ cho lợi ích công cộng, khiến người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn, thủ tục chồng chéo nhau, những việc làm đó sẽ dẫn đến các vụ trả đũa thương mại và đẩy Mỹ vào một chuỗi xung đột quản lý. Thượng nghị sỹ John Kerry kêu gọi hãy để cho người tiêu dùng Mỹ quyết định họ muốn tiêu thụ loại sản phẩm nào.
Cách đây 1 tuần, Thượng nghị sỹ John McCain cũng đã đề nghị sửa đổi Dự Luật Nông trại năm 2008 và đưa điều khoản sửa đổi vào Dự luật Nông trại năm 2012. Việc sửa đổi này sẽ giúp loại bỏ chương trình giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Những đề xuất sửa đổi của 2 thượng nghị sỹ sẽ giúp cho các nhà nhập khẩu cá tra và ba sa của Mỹ, những người luôn cho rằng Văn phòng giám sát của Bộ Nông nghiệp chỉ được dựng lên như một biện pháp bảo hộ, nhằm ngăn cản luồng sản phẩm cá tra và ba sa nhập khẩu vào thị trường Mỹ và cuối cùng đối tượng chịu thiệt thòi nhất chính là người tiêu dùng Mỹ. Các thượng nghị sĩ này nêu rõ không có lý do nào liên quan tới sự an toàn để ngăn cản việc nhập khẩu (cá của Việt Nam) cũng như không có lợi ích kinh tế nào để Mỹ phải đưa ra điều khoản cản trở việc nhập khẩu cá từ Việt Nam.
Tóm lại, nếu như các ý kiến của các thượng nghị được thông qua cũng như quyết định của bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ chấp thuận với những ý kiến về việc loại bỏ các chương trình giám sát cá da trơn của USAD thì chắn chắn rằng tương lai của ngành xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam sang Mỹ sẽ càng dễ dàng và mang lại nhiều lợi ích hơn nữa, đặc biệt là tránh được rủi ro ở hàng rào giám sát chất lượng.
2.2.2.4. Rào cản về pháp luật của nước Mỹ
Xuất khẩu cá tra, ba sa của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, khi Mỹ đưa ra những đạo luật làm rào cản các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam ở thị trường Bắc Mỹ này.
Ở Mỹ, riêng về các loại cá da trơn và có râu thì được gọi chung là “catfish” tức là “cá mèo” vì cái râu, chứ không được phân biệt ra là: cá tra, cá trê, cá hú, cá vồ hay cá basa, .… như Việt Nam. Tuy nhiên, khi thấy cá da trơn của Việt Nam được chiếu cố, từ giới tiêu thụ, các gia đình đến nhà hàng và công ty nhập khẩu hay phân phối đều ưa thích vì rẻ, ăn ngon, dễ làm, nấu được nhiều món mà cũng sạch, thì các hiệp hội nuôi cá tại Mỹ lại phản đối và đưa ra vận động. Kết quả, đạo luật Canh nông năm 2002 đưa ra quy định về nhãn hiệu. Là chỉ có cá Mỹ mới được bán dưới tên là “catfish”, còn cá nhập khẩu thì phải gọi dưới tên lạ của nước ngoài, thí dụ như cá tra hay cá basa. Mục đích là để giới tiêu thụ Mỹ phân biệt và sẽ chiếu cố cá nội địa hơn cá ngoại.
Theo hướng dẫn của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), các nhà nhập khẩu cá da trơn vào Mỹ phải cung cấp cho FDA tên và địa chỉ trại nuôi đối với từng lô hàng và những chứng từ nhằm giúp xác định loài. Quy định này nhằm tránh trường hợp từ chối sản phẩm cá da trơn (catfish) nhập khẩu vào Mỹ được ghi nhãn đúng quy định, trong khi theo quy định của Mỹ, chỉ có các loài cá da trơn thuộc họ Ictaluridae mới được phép dán nhãn cá catfish. Nếu nhà nhập khẩu không có bất cứ tài liệu nào liên quan đến việc xác nhận loài thì lô hàng sẽ bị giữ lại, không cần tiến hành kiểm tra hàng.
Năm 2009, sau những đợt kiểm tra, rà soát hoạt động nuôi trồng, chế biến cá tra, cá ba sa của Việt Nam, Bộ Thương Mai Hoa kỳ đã công bố những kết quả chứng minh thời gian qua Việt Nam không bán phá giá cá ba sa. Thế nhưng, Lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra, ba sa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ vẫn sẽ tiếp tục được áp dụng trong 5 năm nữa vìỦy ban Thương Mại Quốc tế Hoa Kỳ(ITC) lo ngại rằng, nếu huỷ bỏ lệnh áp thuế đối với Việt Nam sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất nội địa Mỹ.
Một rào cản lớn cho mặt hàng thủy sản xuất khẩu nước ta gặp khó khăn trên đất Mỹ đó là những qui định của FDA về chống khủng bố sinh học. Theo đó, các doanh nghiệp nước ta muốn xuất khẩu mặt hàng thực phẩm sang Mỹ thì phải trực tiếp đăng kí mã số hàng của doanh nghiệp mình với cơ quan FDA hoặc thông qua cơ quan đại diện ở Mỹ (bên thứ ba) đăng kí để có chứng nhận của FDA về nhãn hàng, sản phẩm, mã vạch, nguồn gốc, thẩm định chất lượng cũng như vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm,… trước khi mặt hàng của doanh nghiệp được phép lưu thông trên thị trường.
Và mới đây, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố kết luận cuối cùng đợt rà soát chống bán phá giá đối với ca tra, cá basa Việt Nam giai đoạn 2008-2009; theo đó, cá tra, cá basa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được hưởng mức thuế suất từ 0 đến 0,02%. Đây là một kết quả đáng mừng, song cá tra, cá basa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn còn tiếp tục đứng trước nguy cơ phải chịu nhiều rào cản khác.
Hiện tại, Bộ Nông nghiệp Mỹ đang trong quá trình triển khai Dự luật Nông nghiệp 2008, trong đó, có điều khoản quy định phải định nghĩa lại cá da trơn (catfish) và có thể cá tra, cá basa của Việt Nam sẽ bị đưa vào danh sách cá da trơn mới để chuyển quyền quản lý từ Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ sang Bộ Nông nghiệp Mỹ. Việc thay đổi cơ quan quản lý này, nếu diễn ra, sẽ gây hậu quả tai hại cho các nhà sản xuất cá da trơn của Việt Nam, vì Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chỉ kiểm tra theo phương pháp ngẫu biến, là khi hàng vào tới Mỹ thì chọn bất ngờ một số mẫu hàng để kiểm soát, còn Bộ Nông nghiệp Mỹ lại yêu cầu kiểm tra rất khắt khe vì tiến hành từ gốc, từ nơi chăn nuôi, sản xuất, …. Điều này sẽ dẫn tới việc hạn chế nhập khẩu cá da trơn trong ngắn hạn và trung hạn, và về lâu dài sẽ làm tăng chi phí sản xuất và giá thành của cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ.
Tranh luận rằng cá tra, basa nhập khẩu từ Việt Nam không phải là cá da trơn, sau 7 năm các nhà nuôi cá Mỹ lại đang nói... ngược lại. Và theo đó, cá tra của Việt Nam sẽ bị đặt dưới một chế độ kiểm tra ngặt nghèo, mà phía Mỹ gọi là “chính sách tương đương”, nghĩa là Việt Nam phải đáp ứng được các điều kiện tương đương với Mỹ về luật pháp, năng lực thực hiện, quy trình sản xuất…
Hiên tại, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đưa ra hai dự thảo định nghĩa về cá da trơn, trong đó 1 dự thảo giữ nguyên khái niệm trước đây, tức là không bao gồm, và 1 dự thảo bao gồm cả cá tra, cá basa Việt Nam. Trong phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ tuần trước, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, các dự thảo này đang được đưa ra để lấy ý kiến và kết luận cuối cùng về định nghĩa cá da trơn có thể sẽ được đưa ra trong năm 2012. Như vậy trong thời gian tới, các cơ quan chức năng và các nhà xuất khẩu Việt Nam cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đối tác Mỹ để tiếp tục vận động, đấu tranh với các cơ quan chức năng của Mỹ nhằm đem lại sự đối xử công bằng đối với cá tra, cá basa Việt Nam tại thị trường Mỹ.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH NHỮNG RỦI RO ĐỂ CÁ DA TRƠN CẠNH TRANH CÓ HIỆU QUẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ
Các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta nên xem vụ kiện cá da trơn là một bài học, một cơ hội để nhìn lại mạnh dạn hơn trong việc kiểm soát, nâng cao chất lượng về mặt kỹ thuật cho sản phẩm đầy lợi thế của mình. Ngay từ bây giờ phải thực hiện quyết liệt hơn việc tổ chức qui hoạch lại sản xuất, sao cho từ khâu nuôi trồng đến chế biến đều đảm bảo qui trình an toàn chất lượng và đạt các tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu đặt ra. Song song đó sẽ tiến hành việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cá tra, ba sa cho toàn vùng, thương hiệu này gắn kết với chất lượng. Ban điều hành đã đề nghị và được Bộ Thủy sản đồng ý: tới đây việc kiểm soát chất lượng sản phẩm sẽ qua một cơ quan chuyên kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế và có chứng nhận của đơn vị có uy tín này. Có như vậy chúng ta mới vượt qua những rào cản kỹ thuật có khả năng tái diễn trong tương lai.
Qua vụ việc này cũng rút ra được bài học cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập: cần phải chủ động gắn kết với vùng nuôi nguyên liệu an toàn chất lượng - điều trước đây các doanh nghiệp không quan tâm.
Xây dựng thương hiệu mạnh và đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá sản phẩm
Bài học đầu tiên từ vụ cá da trơn là khi ưu thế cạnh tranh của các nhà sản xuất nội địa giảm sút, thị phần của họ bị suy giảm, họ có thể sử dụng mọi biện pháp có thể để ngăn cản hàng nhập khẩu. Chống bán phá giá chỉ là một trong các biện pháp mà người sản xuất nội địa có thể sử dụng. Do đó, các nhà sản xuất nội địa của Hoa Kỳ có nhiều cơ hội trong việc ngăn cản hàng ngoại nhập.Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu nhằm phân tán rủi ro, bảo đảm hoạt động sản xuất “không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Không nên tập trung xuất khẩu một vài mặt hàng với khối lượng lớn vào một nước.
Hệ thống chứng từ sổ sách và hạch toán kế toán theo chuẩn mực quốc tế
Hiện nay nước ta đã gia nhập WTO thì vấn đề hạch toán chi phí, quy trình hạch toán kế toán theo chuẩn mực quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện sử dụng chứng từ sổ sách và quy trình hạch toán kế toán còn nhiều điều chưa hợp lý, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Qua vụ kiện cá da trơn, các doanh nghiệp rút ra kinh nghiệm về chứng từ số liệu kế toán của doanh nghiệp chưa rõ ràng minh bạch, làm cho cơ quan điều tra không chấp nhận những chi phí đó, đã dẫn đến việc khó khăn và bất lợi trong việc điều tra biên độ phá giá của doanh nghiệp.Vì vậy doanh nghiệp cần có những giải pháp sau:
Hiện nay, theo hệ thống kế toán các doanh nghiệp của Việt Nam chưa có khoản mục chi phí thuê luật sư. Do đó khi bị kiện bán phá giá doanh nghiệp phải thuê luật sư để bào chữa vụ kiện sao cho được áp mức thuế thấp nhất, hầu hết doanh nghiệp đều phải thuê luật sư ở nước ngoài, các công ty luật có uy tín về chống bán phá giá, vì vậy chi phí thuê luật sư là rất lớn. Đây là một khoản mục chi phí hợp lệ mà doanh nghiệp nên áp dụng, nó phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Đồng thời doanh nghiệp phải hạch toán chi phí rõ ràng, số liệu chứng từ chính xác minh bạch áp dụng đúng theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
Nghiên cứu đào tạo nâng cao kiến thức về quy trình hạch toán kế toán quốc tế; Doanh nghiệp Việt nam cần nghiên cứu đào tạo nhân viên kế toán các kiến thức chuẩn mực kế toán quốc tế, nâng cao trình độ quản lý, xử lý ghi chép các chứng từ theo đúng quy trình kế toán quốc tế. Đồng thời cần minh bạch rõ ràng số liệu kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế.
Xây dựng hệ thống thông tin minh bạch và phù hợp chuẩn quốc tế: một hệ thống thông tin minh bạch được kiểm định độc lập theo đúng chuẩn quốc tế chính là các bằng chứng mạnh mẽ nhất để tự bảo vệ. Do vậy các doanh nghiệp cần nghiêm túc đầu tư hệ thống thông tin của mình. Hệ thống này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc theo đuổi các vụ kiện, cũng như nâng cao tính hiệu quả trong quản lý kinh doanh.
Giải pháp về giá xuất khẩu và giá trị thông thường của sản phẩm xuất khẩu
Các doanh nghiệp cần phải có chiến lược về định giá xuất khẩu, xuất khẩu với giá cao những sản phẩm có chất lượng tốt, đồng thời các doanh nghiệp cần có một định mức tiêu hao thấp phù hợp với điều kiện thực tế trong doanh nghiệp. Muốn làm được điều này các doanh nghiệp cần phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo những lao động có tay nghề cao và có chính sách đãi ngộ cho những người lao động có kinh nghiệm và có thời gian công tác lâu năm.
Nâng cao kiến thức về luật chống bán phá giá của WTO cũng như luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ
Doanh nghiệp chế biến thuỷ sản phải biết tìm hiểu nâng cao kiến thức về luật chống bán phá giá của WTO và của Hoa Kỳ, nhanh chóng bồi dưỡng nhiều chuyên gia thông thạo các quy tắc mậu dịch quốc tế, mời các chuyên gia giỏi, kể cả các chuyên gia nước ngoài đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý của doanh nghiệp và luật sư lành nghề. Trên cơ sở đó hình thành các tổ chức chuyên phục vụ việc ứng phó với các tranh chấp về ngoại thương, bao gồm đội ngũ luật sư, kế toán, nhà kinh tế và chuyên gia chuyên sâu, có năng lực làm việc về vấn đề này, thì mới có đủ khả năng tư vấn cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho chính phủ khi xảy ra vụ kiện chống bán phá giá để đối phó.
Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần có tinh thần tích cực theo đuổi vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá
Các doanh nghiệp trong quá trình điều tra phải hợp tác với cơ quan điều tra, cung cấp cho cơ quan điều tra tất cả các thông tin mà cơ quan cần. Điều quan trọng nhất không phải là chứng minh rằng “lẽ phải thuộc về mình” mà là giảm thiểu mức áp thuế chống bán phá giá càng thấp càng tốt.
Nói tóm lại, trong xu thế phát triển và hội nhập chung của thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam rút ra một số giải pháp phòng tránh những rủi ro để cá da trơn cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường Mỹ sau:
Trước hết, điều quan trọng nhất, Việt Nam có những đối sách kịp thời để hạn chế những khó khăn do vị trí nền kinh tế phi thị trường mang lại. Vì trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang phải chịu nhiều thiệt thòi trong các cuộc điều tra chống bán phá giá vì toàn bộ số liệu về giá cả và chi phí sản xuất tại Việt Nam đều bị cơ quan điều tra của nước nhập khẩu từ chối xem xét vì Việt Nam bị coi là nền kinh tế phi thị trường.Về nguyên tắc, địa vị nền kinh tế phi trường của một nước không phải vĩnh viễn. Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO thì địa vị nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam sẽ chấm dứt vào năm 2019 hoặc thậm chí trước đó, nếu nước nhập khẩu tuyên bố xoá bỏ địa vị này cho Việt Nam. Như vậy hoặc là chúng ta kiên nhẫn chờ đợi cho đến năm 2019, hoặc là ngay từ bây giờ nhà nước ta khẩn trương thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi nền kinh tế cũng như tích cực vận động các nước đối tác sớm bỏ địa vị nền kinh tế phi thị trường cho Việt Nam.
Thứ hai, tăng cường hoạt động của các tổ chức, hiệp hội ngành hàng tham gia các vụ kiện bán phá giá. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, muốn đẩy mạnh xuất khẩu cần phải cũng cố vai trò của hiệp hội để sẵn sàng và chủ động giải quyết các tranh chấp thương mại có thể phát sinh. Các hiệp hội ngành hàng nên thiết lập cơ quan đại diện ở nước ngoài, trước hết là tập trung vào các thị trường trọng điểm và tổ chức tốt việc nghiên cứu các điều kiện thâm nhập thị trường nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu và nâng cao hiệu quả ngành hàng của mình. Hiệp hội cũng cần phối hợp chặt chẽ giữa đại diện hiệp hội với tham tán thương mại để đạt được kết quả, xử lý và đánh giá thông tin một cách toàn diện.
Thứ ba, chính Phủ cần tăng cường vai trò hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam để giúp họ ngăn ngừa và ứng phó hiệu quả với các biện pháp chống bán phá giá của đối tác thương mại. Chính phủ có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về các thông tin liên quan đến các thị trường xuất khẩu, về chính sách thương mại của quốc gia có vụ kiện chống bán phá giá. Việc hỗ trợ có thể được thực hiện thông qua các hình thức: hội thảo; tập huấn; các tài liệu hướng dẫn cho doanh nghiệp. Đồng thời, trong phạm vi khả năng của mình, Bộ Thương Mại có thể hỗ trợ doanh nghiệp thông tin về các văn phòng luật sư nước ngoài về chống bán phá giá, giúp các doanh nghiệp bằng việc tổng hợp các kinh nghiệm và bài học của các vụ kiện chống bán phá giá trước đó.
Thứ tư, việc xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu cần đảm bảo tránh không để cho xuất khẩu tăng đột biến vào những thị trường có thể xẩy ra những khiếu kiện chống bán phá giá. Bên cạnh đó, trong công tác nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển xuất khẩu ngành, Nhà nước cũng cần xem xét, cân nhắc đến nguy cơ đe dọa từ các vụ kiện chống bán phá giá tại những thị trường lớn và những thị trường đã có tiền lệ kiện chống bán phá giá đối với những sản phẩm xuất khẩu tương tự hoặc giống của các nước trên thế giới.
Thứ năm, nghiên cứu đào tạo nâng cao kiến thức về quy trình hạch toán kế toán quốc tế; Doanh nghiệp Việt nam cần nghiên cứu đào tạo nhân viên kế toán các kiến thức chuẩn mực kế toán quốc tế, nâng cao trình độ quản lý, xử lý ghi chép các chứng từ theo đúng quy trình kế toán quốc tế. Đồng thời cần minh bạch rõ ràng số liệu kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế.
Cuối cùng, điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam phải tự mình nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nâng cao trình độ nguồn nhân lực… để kịp thời ứng phó với những tranh chấp có thể phát sinh trong thương mại quốc tế . Làm được điều đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể khẳng định mình và đứng vững trong làn sóng cạnh tranh khóc liệt của hội nhập WTO.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
www.google.com.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài Giải pháp phòng tránh những rủi ro để cá da trơn cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường Mỹ.doc