Đặt vấn đề:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Trường mầm non đảm nhận chăm sóc giáo dục trẻ 3 - 72 tháng, làm cơ sở nền tảng cho quá trình phát triển của trẻ thơ hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con người mới XHCN và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ vào Trường Tiểu học.
Nghị quyết TW II khoá VIII đã cụ thể hóa những mục tiêu chung đó là: nhanh chóng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 – 5 tuổi, trên cơ sở xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có năng lực, có trình độ và tâm huyết với nghề. Một hệ thống trường lớp được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới của Giáo dục mầm non. Chất lượng chăm sóc Giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị đảm bảo cho công tác chăm sóc Giáo dục trẻ (CSGD). Chúng ta khẳng định CSVC trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi là điều kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng CSGD trẻ mầm non.
Để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Nghệ An, Đại hội Đảng bộ Huyện Diễn châu phấn đấu đạt chỉ tiêu xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia (CQG) mà Đại hội đề ra. Để thực hiện được mục tiêu đó vấn đề đặt ra là phải làm như thế nào để nhà trường có đủ CSVC, đồng thời đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt công tác CSGD trẻ. Nhanh chóng xây dựng trường trở thành trường đạt CQG, đó là nhu cầu cấp thiết của Đảng bộ, nhân dân, chính quyền xã Diễn Kỷ nói chung, đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng CSGD trẻ của Ngành học mầm non và sự phát triển của toàn xã hội.
II. Nội dung:
1/Cơ sở lý luận
Theo Quyết định số 36//2008/QĐ – BGD& ĐT về Tiêu chuẩn Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia có 5 tiêu chuẩn, trong đó CSVC và trang thiết bị là một tiêu chuẩn để công nhận Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Không có điều kiện CSVC , trang thiết bị thì không thể nâng cao chất lượng CSGD trẻ. Xây dựng cơ sở vật chất Trường Mầm non chính là tạo ra một môi trường sư phạm có đầy đủ phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, sân chơi v v. Đó chính là tạo ra môi trường sư phạm có đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có cảnh quan đẹp, hấp dẫn mang tính giáo dục cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Đồng thời mục tiêu nhà trường năm học 2008 – 2009 là đạt Trường chuẩn Quốc gia. Bản thân tôi được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ Hiệu trưởng quản lý Trường mầm non vùng nông thôn. Tôi nhận thấy rằng để làm tốt nhiệm vụ của Nhà trường thì việc đáp ứng CSVC góp phần không nhỏ. Và để có một ngôi trường có CSVC, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi theo Quy định Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia đúng như Quyết định 36/2008/QĐ – BGD&ĐT thì quả là không dễ. Xuất phát từ thực trạng trên tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: "Giải pháp xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường mầm non theo hướng đạt chuẩn Quốc gia"
------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 43198 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường mầm non theo hướng đạt chuẩn Quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I: Đặt vấn đề:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Trường mầm non đảm nhận chăm sóc giáo dục trẻ 3 - 72 tháng, làm cơ sở nền tảng cho quá trình phát triển của trẻ thơ hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con người mới XHCN và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ vào Trường Tiểu học.
Nghị quyết TW II khoá VIII đã cụ thể hóa những mục tiêu chung đó là: nhanh chóng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 – 5 tuổi, trên cơ sở xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có năng lực, có trình độ và tâm huyết với nghề. Một hệ thống trường lớp được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới của Giáo dục mầm non. Chất lượng chăm sóc Giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị đảm bảo cho công tác chăm sóc Giáo dục trẻ (CSGD). Chúng ta khẳng định CSVC trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi là điều kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng CSGD trẻ mầm non.
Để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Nghệ An, Đại hội Đảng bộ Huyện Diễn châu phấn đấu đạt chỉ tiêu xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia (CQG) mà Đại hội đề ra. Để thực hiện được mục tiêu đó vấn đề đặt ra là phải làm như thế nào để nhà trường có đủ CSVC, đồng thời đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt công tác CSGD trẻ. Nhanh chóng xây dựng trường trở thành trường đạt CQG, đó là nhu cầu cấp thiết của Đảng bộ, nhân dân, chính quyền xã Diễn Kỷ nói chung, đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng CSGD trẻ của Ngành học mầm non và sự phát triển của toàn xã hội.
II. Nội dung:
1/Cơ sở lý luận
Theo Quyết định số 36//2008/QĐ – BGD& ĐT về Tiêu chuẩn Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia có 5 tiêu chuẩn, trong đó CSVC và trang thiết bị là một tiêu chuẩn để công nhận Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Không có điều kiện CSVC , trang thiết bị thì không thể nâng cao chất lượng CSGD trẻ. Xây dựng cơ sở vật chất Trường Mầm non chính là tạo ra một môi trường sư phạm có đầy đủ phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, sân chơi..v..v. Đó chính là tạo ra môi trường sư phạm có đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có cảnh quan đẹp, hấp dẫn mang tính giáo dục cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Đồng thời mục tiêu nhà trường năm học 2008 – 2009 là đạt Trường chuẩn Quốc gia. Bản thân tôi được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ Hiệu trưởng quản lý Trường mầm non vùng nông thôn. Tôi nhận thấy rằng để làm tốt nhiệm vụ của Nhà trường thì việc đáp ứng CSVC góp phần không nhỏ. Và để có một ngôi trường có CSVC, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi theo Quy định Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia đúng như Quyết định 36/2008/QĐ – BGD&ĐT thì quả là không dễ. Xuất phát từ thực trạng trên tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: "Giải pháp xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường mầm non theo hướng đạt chuẩn Quốc gia"
2/ Tình hinh thực trạng
*Thực trạng
Trong những năm học trước Trường Mầm non Diễn Kỷ có 14 nhóm lớp, số trẻ đến trường trên 400 cháu học ở 4 khu vực: Mỹ Lý - Xuân Khánh - Nhà máy xay Cầu bùng – Đông Kỷ.
Các phòng học chật chội, đồ dùng, đồ chơi ít, mỗi lần họp thôn các cháu phải nghỉ học, Giáo viên phải mang đồ dùng, đồ chơi về nhà. Đồ chơi ngoài trời ít được bảo quản, chóng hư hỏng.
* Khó khăn:
Việc xây dựng CSVC, trang thiết bị để đáp ứng cho việc CSGD trẻ ở trường mầm non không phải là ngày một, ngày hai. Trong khi đó Đất nước ta còn nghèo, địa phương còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao.
Bậc học mầm non trong những năm trước CSVC, trang thiết bị ở các nhà trường còn tạm bợ, không bền vững.
Nhận thức của phụ huynh về Giáo dục mầm non còn hạn chế ( Phụ huynh cho rằng: Trẻ mầm non học cũng được, không học cũng được và nên học gần nhà để bố mẹ đưa đón thuận tiện. Bởi vậy các lớp học đều ở nhà văn hóa các thôn.
Lãnh đạo địa phương cũng đồng tình với quan điểm của phụ huynh( các cháu mẫu giáo – nhà trẻ học ở các thôn cho gần).
Các cơ quan đoàn thể, cộng đồng xã hội chưa quan tâm đến bậc học mầm non. Kinh phí hỗ trợ cho trường mầm non còn hạn chế.
* Thuận lợi:
Ngày 07 tháng 8 năm 2002 đề án” Nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo phục vụ CNH – HĐH” của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An được UBND Tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 274/QĐ – UBND cùng với Quyết định số 45/2001/BGD&ĐT ngày 26/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa đến cho Giáo dục Nghệ An một luồng gió mới.
Ngày 16/7 năm 2008 Quy chế công nhận Trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2008/QĐ – BGD&ĐT.
Quyết định số 2227/QĐ – BGD&ĐT ngày 08/5/2006 Quyết định về việc Ban hành danh mục thiết bị mầm non tối thiểu phục vụ chương trình thí điểm đởi mới.
Phát huy các quan điểm của Đảng và Nhà nước “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Đảng, Nhà nước ta đã đầu tư cho Giáo dục: Đổi mới phương pháp, đầu tư CSVC trang thiết bị( kiên cố hóa trường học cho các nhà trường).
Xuất phát từ quan điểm trên và tình hình thực tế của địa phương Đại hội Đảng bộ xã Diễn Kỷ khóa XXIX đã ra Nghị quyết “ huy động sức mạnh của toàn dân, tranh thủ sự ủng hộ các cấp, các ngành các tổ chức, cá nhân trong và ngoài xã để xây dựng Trường Mầm non Diễn Kỷ đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm học 2008 – 2009”.
Những quan điểm và những văn bản pháp quy đã khẳng định vai trò quan trọng của việc xây dựng CSVC và trang thiết bị ở Trường Mầm non.
Để nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng CSVC, trang thiết bị cho trường và giải quyết những khó khăn CSVC thực tế nhà trường, xuất phát từ trách nhiệm của một người làm công tác quản lý, với lương tâm nghề nghiệp tôi đã đi sâu nghiên cứu tìm ra cho trường một hướng đi mới bằng một số biện pháp cụ thể.
*Các giải pháp:
- Nghiên cứu các tài liệu về xây dựng CSVC và trang thiết bị ở bậc
học mầm non
- Xây dựng kế hoạch xây dựng CSVCvà trang thiết bị phù hợp thực
tế của trường
- Công tác tham mưu với các cấp có thẩm quyền, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương về công tác xây dựng CSVC.
- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non, tuyên truyền vận
động các cấp, các ban ngành đoàn thể, hội phụ huynh nhà trường đóng góp
công sức, kinh phí xây dựng trường theo yêu cầu của trường mầm non đạt
chuẩn Quốc gia.
- Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, bảo quản hiệu quả trang thiết bị nhà trường.
3/ Một số biện pháp thực hiện:
Biện pháp1: Nghiên cứu các tài liệu về xây dựng CSVC và trang thiết bị ở bậc học mầm non.
Đây là giải pháp đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với người quản lý. Người quản lý phải nắm chắc được nội dung những yêu cầu cụ thể, các điều kiện về CSVC, trang thiết bị của Trường mầm non thì mới xây dựng đúng kế hoạch về CSVC, trang thiét bị và làm tốt các vấn đề khác.
Do đó tôi đã nghiên cứu Điều lệ Trường Mầm non các chương trình Giáo dục mầm non ( Chương trình đổi mới hình thức, Chương trình Giáo dục mầm non mới, Chương trình chỉnh lý nhà trẻ…) Tiêu chuẩn Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia theo QĐ 36/2008/QĐ – BGD&ĐT. Quyết định về danh mục thiết bị mầm non tối thiểu phục vụ chương trình thí điểm đổi mới.
Từ những căn cứ các tài liệu bản thân tôi rút ra những vấn đề cần thiết cho CSVC, trang thiết bị để thực hiện các hoạt động của Trường mầm non theo yêu cầu đổi mới và đi vào xây dựng kế hoạch cụ thể.
Biện pháp2: Xây dựng kế hoạch xây dựng CSVC và trang thiết bị phù hợp với thực tế của trường.
Đây là giải pháp đầu năm học đồng thời nó cũng xuyên suốt trong quá trình hoạt động, không chỉ một tháng, một năm mà sau 5 năm, mười năm và hướng cho cả tương lai của nhà trường. Là người Hiệu trưởng của một trường học phải có cái nhìn bao quát tổng thể và có tầm nhìn chiến lược.
- Xây dựng đề án phát triển của nhà trường giai đoạn 2007 - 2012 cụ thể, rõ ràng, chính xác trình Đảng ủy – HĐND – UBND xã.
- Làm kế hoạch phát triển từng năm học chính xác số liệu và lập kế hoạch xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị qua hàng năm.
- Hàng năm phải xây dựng kế hoạch qua thực tế số trẻ trong độ tuổi đến trường, dự kiến bao nhiêu nhóm lớp, mỗi phòng học bao nhiêu cháu. Nguồn thu bao nhiêu và làm những việc gì trước việc gì sau.
- Có kế hoạch xây dựng tổng thể CSVC, trang thiết bị:
+ Quy hoạch về diện tích đất đai, địa điểm xây dựng, thời gian hoàn thành việc xây dựng và mua sắm trang thiết bị.
+ Quy hoạch về tổng số các phòng: số phòng học, số phòng chức năng, công trình vệ sinh…phù hợp với số trẻ trong xã đến Trường mầm non theo Quy định Điều lệ Trường mầm non.
Ví dụ: Kế hoạch xây dựng trường chúng tôi thể hiện:
Địa điểm xây dựng tại khu vực trung tâm của xã (Đông Kỷ và Xuân Khánh), thuận tiện cho tất cả bà con trong xã đưa trẻ đến trường. Diện tích 2 khu vực là: 5.460 m2. Số phòng xây dựng mới 13 phòng, nâng cấp 6 phòng, xây dựng các khu vệ sinh gần các nhóm lớp thuận tiện cho trẻ..v..v.
Việc xây dựng trường mới phải xây dựng hiện đại, đảm bảo tính sử dụng bền vững, lâu dài, tránh lạc hậu( các phòng học phải đảm bảo diện tích, cửa sổ vừa tầm với trẻ để có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động, nền nhà được lát gạch hoa. Khoảng cách tường từ mặt nền lên 1,2 mét được ốp gạch trắng thuận tiện cho trang trí các góc hoạt động của trẻ. Bên cạnh các phòng học phái có kho để đồ dùng của lớp. Có hệ thống điện đầy đủ và an toàn cho trẻ. Ngoài các phòng học đủ cho trẻ phải xây dựng các phòng chức năng.: Phòng Nghệ thuật, phòng máy, phòng y tế, phòng hành chính quản trị, bếp một chiều…. tất cả phải đủ diện tích ít nhất đạt mức tôí thiểu theo quy định của trường chuẩn Quốc gia).
Có kế hoạch quy hoạch sân trường: Sân tập thể dục, sân chơi an toàn giao thông, vườn cổ tích, hòn non bộ, khu vườn thiên nhiên của bé…Tất cả các vấn đề trên hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng và phải thực sự đảm bảo nguyên tắc sử dụng lâu dài, không lạc hậu. Kế hoạch này tuyệt đối không được mang tính chất tạm bợ mà phải có ý tưởng, có kế hoạch cho tương lai và nó phù hợp với đặc điểm Trường Mầm non vùng Nông thôn.
Bên cạnh kế hoạch xây dựng mới thì vấn đề mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi góp phần không nhỏ đảm bảo tốt các hoạt động ở Trường Mầm non. Vậy bản thân tôi phải nghiên cứu xem mua những cái gì trước, cái gì sau?..
Khi có kế hoạch mua sắm đồ dùng trang thiết bị, điều đầu tiên phải quan tâm đó là chất lượng( phải đảm bảo an toàn cho trẻ, đẹp, bền, có giá trị sử dụng lâu dài). đồ dùng phải đảm bảo chất lượng còn về số lượng chưa có điều kiện thì bổ sung dần trong năm hoặc năm tiếp theo. Tuyệt đối không được xem số lượng trên chất lượng mà chất lượng bao giờ cũng được đặt lên hang đầu. Trường có kế hoạch mua sắm đồ dụng phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng, CSGD, cho hoạt động vui chơi của trẻ như: Nhà lâu đài, Máy bay, Cầu trượt, Thang leo. Cổng thể dục. Bàn ghế, các loại Giá góc, tủ tài liệu, loa đài…v..v.Các đồ dùng trang thiết bị tương đối đầy đủ đảm bảo cho các hoạt động CSGD trẻ. Đồ dùng trang thiết bị được lựa chọn phù hợp bậc học mầm non đồng thời đảm bảo tính an toàn, đẹp và bền.
Biện pháp3; Công tác tham mưu với các cấp có thẩm quyền, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương về công tác xây dựng CSVC.
Để kế hoạch xây dựng CSVC, trang thiết bị trở thành hiện thực thì công tác tham mưu của Hiệu trưởng nó quyết định đến sự thành công hay thất bại kế hoạch đó. Vậy Hiệu trưởng phải xác định được đối tượng mình cần tham mưu đó là Phòng GD&ĐT - Đảng ủy – HĐND – UBND xã. Khi xác định đối tượng tham mưu thì phải gửi các Văn bản, các Quyết định của Nhà nước, của Ngành để Lãnh đạo địa phương nghiên cứu. Đồng thời Nhà trường làm văn bản đề xuất.
Trước tiên phải làm cho họ hiểu CSVC hiện tại của Trường không đảm bảo cho yêu cầu CSGD trẻ: Lớp học ở rải rác các thôn chất lượng giảm, công tác quản lý bị ảnh hưởng, đồ dùng đồ chơi nghèo nàn, lạc hậu nó kìm hãm sự phát triển của trẻ, không đảm bảo an toàn cho trẻ. Rồi đưa ra yêu cầu mới của Giáo dục mầm non hiện nay theo yêu cầu quy định của bậc học và những Trường mầm non trong Huyện đã đảm bảo CSVC đúng quy định trường chuẩn Quốc gia. Từ đó trình ý kiến đề xuất của Nhà trường với Lãnh đạo địa phương.
Khi các cấp Lãnh đạo địa phương đã hiếu và thấy được sự cần thiết phải xây dựng CSVC và trang thiết bị cho trường theo chiến lược phát triển của Ngành. Nhà trường mời Lãnh đạo địa phương, mời đại diện các ban ngành đi tham quan CSVC ở những trường đạt chuẩn Quốc gia trong Huyện( Trường Mầm non Diễn Thành - Mầm non Diễn Mỹ- Mầm non Thị Trấn- Mầm non Diễn Yên)./
Từ việc “ mắt thấy, tai nghe” đã tác động rất lớn đến cách nhìn nhận của Lãnh đạo địa phương về CSVC và trang thiết bị của Trường mầm non, từ đó có hướng đầu tư mới.
Khi địa phương đã có Nghị quyết về xây dựng Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia thì Nhà trường( Hiệu trưởng) phải tham mưu với địa phương về địa điểm xây dựng, quy hoạch đất đai khuôn viên nhà trường( Tổng diện tích) số lượng các phòng học, diện tích từng loại phòng, cơ cấu bố trí các phòng học, phòng chức năng, nhà bếp, nhà vệ sịnh, công trình điện nước, hệ thống thoát nước…Quy hoạch sân chơi, bãi tập, vườn cổ tích, vườn thiên nhiên…
Tham mưu về huy động nguồn vốn: Việc xây dựng trường và mua sắm trang thiết bị do ngân sách địa phương và nhân dân đóng góp. Viêc tạo cảnh quan sư phạm trong nhà trường giao cho các tổ chức đoàn thể, các bậc phụ huynh( trồng các loại cây cảnh, cây xanh bong mát, tạo vườn thiên nhiên, vườn cổ tích…).
Tham mưu cho Lãnh đạo địa phương về kế hoạch xây dựng CSVC của trường theo đề án của Ngành học, đề án của UBND Huyện để đưa ra HĐND - Hội đồng Giáo dục xã và trở thành mục tiêu, Nghị quyết của Chính quyền và là mục tiêu phấn đấu của trường.
Tất cảc các vấn đề trên Hiệu trưởng phải tham mưu đầy đủ, chính xác phù hợp với hoạt động của nhà trường.
Địa phương lấy đó làm cơ sở cho các nhà thiết kế công trình và có kế hoạch triển khai thực hiện.
Tham mưu với các cấp lãnh đạo Phòng Giáo dục, đây là cấp quản lý chỉ đạo về chuyên môn và xây dựng kế hoạch phát triển CSVC theo tầng giai đoạn. Nhằm giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu, thực hiện đúng và đạt kế hoạch. Ngoài ra còn tham mưu hỗ trợ thêm kinh phí đồ dùng, đồ chơi góp phần xây dựng nên bộ mặt mới của nhà trường.
Biện pháp 4: Thực hiện tốt công tác xã hội hóa Giáo dụcmầm non, tuyên truyền vận động các cấp, các ban ngành đoàn thể, hội phụ huynh nhà trường đóng góp công sức, kinh phí xây dựng trường theo yêu cầu của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Như Bác Hồ đã nói: “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Vậy xuất phát từ đâu mà công việc càng khó và khó mấy mà có toàn thể nhân dân cùng lo lắng, cùng chung sức thì công việc cũng trôi cháy và hoàn thành? Đó chính là sự “Đồng tâm, đồng lòng” là sự tin tưởng vào chính quyền địa phương vào nhà trường. Đối với nhà trường muốn làm tốt công tác Xã hội hóa Giáo dục tham gia vào việc xây dựng CSVC. Nhà Trường đã quán triệt đội ngũ để có một nề nếp chất lượng CSGD trẻ, mọi người, mọi ngành thấy được sự cần thiết trong công tác đầu tư để xây dựng CSVC, trang thiết bị.
- Đối với các tổ chức xã hội.
Nhà trường xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết với các tổ chức
đoàn thể xã hội. Đặc biệt các đoàn thể trong xã: Mặt trận, Phụ nữ, Đoàn
Thanh niên, Cựu chiến binh, các Hợp tác xã, các nhà trường…Đây là lực lượng đông đảo, là sức mạnh tổng hợp cho nhà trường. Trường dựa vào các tổ chức xã hội để vận động tuyên truyền huy động mọi nguồn lực trong nhân dân cụ thể:
+) Đối với Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh là lực lượng hùng hậu trong tương lai của xã nhà. Đoàn thanh niên làm khu vườn Cổ tích tặng Nhà trường. Ngoài ra Đoàn bảo vệ an toàn CSVC cho trường và ủng hộ đồ dùng, đồ chơi cho các cháu trị giá 1.600.000đ.
+) Hội phụ nữ: Giúp nhà trường tạo vườn rau sạch cho trẻ ăn bán trú, động viên các bậc phụ huynh đóng góp tiền học phí, tiền ăn cho các cháu, cùng tham gia các hội thi như: “ Bé khỏe, bé ngoan” “ Bé yêu văn học”…
+) Đói với hội Cựu chiến binh: là tầng lớp cha ông đi trước tiếp tục dẫn dắc lớp trẻ. Hội Cựu chiến binh làm vườn thiên nhiên tặng cho các cháu .
+) Mặt trận Tổ quốc xã đứng ra vận động các cá nhân, đoàn thể ủng hộ cây cảnh trong trường.
+) Trạm y tế: Nhà trường gắn bó mật thiết với Trạm y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe, hằng năm trạm đều cung cấp thuốc men và đồ dung y tế cho trường. Tổ chức cho các cháu uống vắc xin và tiêm phòng đầy đủ.
+) Đối với trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông ( trên địa bàn xã): Các nhà trường là sợi dây liên kết thúc đấy hoạt động Giáo dục các bậc học. Trường phối kết hợp giao lưu, tham quan học tập và các trường làm đồ chơi tặng cho các cháu. Các Anh, Chị ở Trường THCS còn nhặt phế liệu đánh rửa sạch sẽ tặng cho các cô làm đồ chơi.
+) Các Hợp tác xã, doanh nghiệp ủng hộ nhà trường mua sắm đồ chơi, máy vi tính..
+) Các bậc phụ huynh tham gia về ngày công : nhận chăm sóc vườn rau ở các nhóm lớp, ủng hộ ghế đá, cây cảnh.
Để các tổ chức, các ban ngành đoàn thể hiểu về chăm sóc Giáo dục trẻ ở trường mầm non. Trường tổ chức tiết dạy có ứng dụng Công nghệ thông tin cho các cấp Lãnh đạo địa phương, các ban ngành, các bậc phụ huynh về dự và tổ chức bữa ăn của trẻ để mọi người tham quan. Qua đó tạo niềm tin, niền mến phục của mọi người đối với các cô giáo, các cháu. Thực tế này là nguồn thông tin đến với mọi người dân một cách thuận lợi, nên phụ huynh tự giác đóng góp xây dựng theo Nghị quyết của Đảng ủy – Hội đồng nhân dân xã. Bên cạnh đó trường còn tuyên truyền về việc chăm sóc Giáo dục trẻ theo yêu cầu đổi mới qua loa đài truyền thanh xã, qua các cuộc họp thôn , họp phụ huynh và qua giờ đón trả trẻ giữa phụ huynh và giáo viên. Từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp của các cá nhân, tập thể ủng hộ để xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị cho trường.
Với sự đóng góp của dân và sự đầu tư của xã đã xây dựng trường mầm non.
Các tập thể, các doanh nghiệp ủng hộ cây cảnh tạo cảnh quan trong trường ( Tất cả cây cối trong trường được Công ty cây cảnh trồng) Số tiền gần 70.000.000đồng.
Các bậc phụ huynh ủng hộ ghế đá, chậu hoa đồ chơi cho trường ( Số tiền phụ huynh ủng hộ 14.300.000đồng).
Để có được thành công trên thì trước tiên Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường giương mẫu ủng hộ trong công tác xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị làm động lực mọi người noi theo.
Giáo viên làm các đồ dùng, đồ chơi tự tạo bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: Các vỏ nghêu tạo thành những con cá, mo cau làm con thuyền, làm ô, cuộn phim hỏng làm cây dừa, hộp giấy làm đoàn tàu, ô tô, các vỏ bình dầu gội com pho làm thành con mèo, con gà, con thỏ..v..v.Tất cả các phế liệu về tay các cô giáo mầm non được đánh rửa sạch sẽ và dưới bàn tay khéo léo của cô và cháu đã trở thành những đồ chơi ngộ nghĩnh đáng yêu của trẻ. Giáo viên tạo môi trường trong và ngoài lớp cho trẻ hoạt động.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên ủng hộ tiền mặt 9.700.000đ. để mua đồ chơi. Ngoài ra các Gia đình còn tặng ghế đá, chậu hoa tạo thêm cảnh đẹp cho trường và ngôi trường đó thực sự là “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đúng như cuộc vận động của Ngành.
Bi ện pháp 5: Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, bảo quản hiệu quả trang thiết bị nhà trường.
Việc quản lý, sử dụng, bảo quản tốt CSVC, trang thiết bị sẽ đem lại thành công lớn cho nhà trường. Chính vì vậy khi công trình đang thi công thì Ban giám hiệu nhà trường mà chủ yếu là Hiệu trưởng phải thường xuyên bám sát khu vực thi công( mặc dù trường không nằm trong thành viên của ban giám sát). Nhưng với trách nhiệm của người quản lý, với trách nhiệm trong công tác chuyên môn thì Hiệu trưởng thường xuyên bám sát trong quá trình thi công, có những ý kiến đóng góp kịp thời cho Lãnh đạo địa phương, cho thiết kế, cho Thợ để công trình phù hợp và đúng theo yêu cầu của bậc học mầm non.
Khi công trình đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng thì nhà trường phải sử dụng và quản lý tốt: Thực hiện huy động tối đa điều kiện CSVC, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo tốt công tác CSGD, gắn trách nhiệm bảo quản sử dụng có hiệu quả cho từng CBGV – NV.
Phân công cụ thể cho từng Cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng, khai thác, bảo quản CSVC và trang thiết bị theo đúng chức năng, đúng nhiệm vụ và có hồ sơ sổ sách theo dõi đầy đủ theo quy định của Ngành. Hàng tháng, hàng kỳ kiểm tra và lập văn bản về CSVC, trang thiết bị để có kế hoạch bảo dưỡng, tu sửa và bổ sung kịp thời.
Ví dụ: Đối với Ban giám hiệu: Hiệu trưởng quản lý chung phân công một đồng chí Hiệu phó phụ trách công tác CSVC. Mở hồ sơ, sổ sách đầy đủ, phân công cho từng GV – NV các loại đồ dùng, trang thiết bị và thực hiện theo đúng quy định của Ngành.
Đối với giáo viên dinh dưỡng sử dụng, bảo quản khu vực nhà bếp, các đồ dùng phục vụ công tác Chăm sóc nuôi dưỡng ( Tủ lạnh, xoong nồi, bát đĩa...). Hàng ngày phải vệ sinh sạch sẽ, có sổ ghi chép theo dõi các đồ dùng đầy đủ, cập nhật. Cuối tuần đồng chí phụ trách CSVC nhà trường sẽ kiểm tra vào hồ sơ, sổ sách nắm bắt kịp thời CSVC và trang thiết bị của trường.
Đối với các nhóm lớp: Giáo viên sử dụng khai thác bảo quản các đồ dùng trang thiết bị nhóm lớp mình. Hàng ngày sử dụng khai thác đồ dùng qua các hoạt động của trẻ như: Ở hoạt động học, ngoài việc giáo viên sử dụng đồ dùng thông thường cho trẻ hoạt động, các đồ dùng học tập( lô tô, hình khối, vở, tranh truyện...) mà còn sử dụng khai thác Công nghệ thông tin cho việc CSGD trẻ: ( Dạy trẻ bằng giáo án điện tử, trẻ chơi ở phần mền kismat, trẻ xem các câu chuyện phần mềm Hải Phòng hay giáo án của cô). Hoạt động ngoài trời trẻ được quan sát, khám phá thế giới tự nhiên qua các hoạt động: Chơi cát nước, chăm sóc cây cối.., trẻ chơi đu quay, cầu trượt, máy bay..v..v. Giáo viên các nhóm lớp đều phải có sổ sách theo dõi cơ sở vật chất, đồ dùng lớp mình.
Hàng kỳ, hàng năm nhà trường kiểm tra và vào văn bản cụ thể rõ ràng đánh giá giáo viên bảo quản tôt đưa vào xếp thi đua cuối năm.
Trường còn tổ chức các hội thi làm đồ dùng đồ chơi vào các ngày hội ngày lễ làm cho đồ dùng trang thiết bị nhà trường ngày càng phong phú, đa dạng hấp dẫn.
Với các biện pháp trên chúng ta ứng dụng được cho tất cả các trường mầm non để tham mưu xây dựng CSVC trang thiết bị theo hướng chuẩn Quốc gia.
III/ Kết luận
* Kết quả của việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong thời gian 3 năm thực hiện đề án ( 2007 – 2009 ) xây dựng CSVC, trang thiết bị ở Trường Mầm non Diễn Kỷ tuy gặp không ít khó khăn ( do giá cả thị trường vật liệu xây dựng liên tục tăng) song nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Lãnh đạo trong Huyện (UBND Huyện – Phòng GD&ĐT) sự quyết tâm của Lãnh đạo địa phương và sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, sự nỗ lực của CBGV – NV nhà trường đã thu được kết quả sau:
- Những chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng xã hội:
Lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể, cá nhân, các bậc phụ huynh và nhân dân trong xã hiểu sâu sắc hơn về công tác CSGD trẻ, thấy được sự cần thiết về CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác CSGD trẻ ở trường mầm non và họ tham gia đầu tư, mua sắm trang thiết bị ngày một khang trang và hiện đại hơn.
Các bậc phụ huynh đã đăng ký cho con ở bán trú 100% và số lượng trẻ nhà trẻ trong và ngoài xã xin học tăng lên.
Mối quan hệ nhà trường, cộng đồng xã hội ngày càng gắn bó lên.
- Kết quả về xây dựng Cơ sở vật chất trang thiết bị.
TT
Các phòng
Năm học 2007- 2008
Năm học 2008- 2009
1
Phòng học
14 nhóm lớp lẻ ở các thôn
14 nhóm lớp tập trung 2 cụm
2
Diện tích phòng học
45 m2,
55 m2,
3
Phòng làm việc
Không có
4 phòng 120 m2,
4
Phòng nghệ thuật
Không có
1 phòng 68 m2,
5
Bếp ăn
1 phòng 25 m2
1 phòng 95 m2,
6
Cảnh quan môi trường
Bình thường
Đẹp, an toàn đảm
bảo tính sư phạm
* Trường đã xây dựng khuôn viên rộng rãi, thoáng mát tại trung tâm của xã. Với tổng diện tích 2 cụm: 5.460 m2. Cụm trung tâm ở Đông Kỷ: 4.740m2, cụm lẻ Xuân Khánh: 720 m2.
- Tổng số phòng học hai cụm: 14 phòng, diện tích 55m2/ phòng học, cạnh phòng học là phòng kho của lớp có diện tích 15m2, nền nhà lát gạch hoa có hiên trước hiên sau tiện cho mọi hoạt động.
- Có các phòng chức năng:
+ Phòng nghệ thuật 68m2, Phòng hội đồng 68m2,, phòng y tế, phòng phó hiệu trưởng: 25m2/phòng, có bếp một chiều 98m2. Hệ thống các phòng được xây liên hoàn, theo hình chữ U có hiên thuận tiện cho mọi hoạt động cũng như vận chuyển phục vụ bữa ăn cho các nhóm lớp.
- Có các khu vệ sinh tự hoại cho trẻ Nhà trẻ và trẻ Mẫu giáo, cho Cán bộ, giáo viên, nhân viên riêng biệt.
- Có nhà bảo vệ, nhà xe. có nguồn nước sạch, có hệ thống thoát nước phù
hợp.
*) Sân vườn được thiết kế xây dựng bố trí đầy đủ như:
+ Sân tập thể dục rộng rãi, có cây xanh bóng mát.
+ Sân an toàn giao thông có hệ thống điện, cột đèn tín hiệu tự động và các
phương tiện giao thông cho trẻ chơi như:( Ô tô, xe máy, xe đạp...).
+ Khu vui chơi của trẻ có Nhà chòi, Nhà lâu đài, Đu quay, Cầu trượt, Máy
bay..v..v.
+ Khu vườn Cổ tích:
- Có vườn Cổ tích Việt nam( Truyện Tấm Cám, Truyện Cây trẻ trăm đốt...)
- Có khu truyện Cổ tích Châu Âu( Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn...)
+ Có hòn non bộ
+ Có vườn thiên nhiên của bé: Bể chơi cát nước, các chậu hoa, vườn thuốc
vườn hoa, vườn rau...
Trẻ đến đây hoạt động như được vào thế giới thần tiên đầy màu sắc hấp dẫn
thu hút trẻ tìm tòi khám phá bao điều mới lạ.
- Số tiền mua đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị trên 600.000.000đồng.
- Số tiền xây dựng CSVC: 6.100.000.000đồng.
- Nhà Trường được Phòng GD&ĐT Diễn châu, Sở GD&ĐT Nghệ An kiểm tra và công nhận Trường đủ tiêu chuẩn đạt chuẩn Quốc gia mức độ I nám học 2008 – 2009.
Đây chính là động lực thôi thúc trường chúng tôi cần cố gắng hơn nữa để tiếp tục đầu tư xây dựng Trường chuẩn Quốc gia mức độ II vào năm 2010 - 2011
Công trình xây dựng theo chuẩn Quốc gia và mang tính hiện đại thể hiện qua một số hình ảnh sau:
* Từ những kết quả đã đạt được, bản thân tôi đã rút ra một số kết luận như sau:
- Công tác xây dựng CSVC trang thiết bị là việc khó khăn và phức tạp đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có lòng kiên trì và nhẫn nại.
- Tích cực nghiên cứu học tập, thâm nhập thực tế, tiếp thu cái mới đáp ứng yêu cầu của bậc học. Nắm chắc các văn bản quy định về cơ sở vật chất, trang thết bị Trường mầm non theo hướng đổi mới và biết vận dụng sáng tạo thực tế ở trường mình.
- Biết phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, lực lượng toàn xã hội để không ngừng tạo cảnh đẹp cho trường.
- Công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương, tham mưu chọn đúng thời cơ, đúng đối tượng làm cho các cấp Lãnh đạo hiểu và nhận thức đúng đắn về vấn đề xây dựng CSVC và trang thiết bị Trường Mầm non. Từ đó đề ra chủ trương sát đúng với thực tế.
-Trong quá trình xây dựng phải thường xuyên bám sát công trình để có ý kiến đề xuất kịp thời tránh lãng phí cho địa phương và không phù hợp với Trường Mầm non.
- Để nhanh chóng thành công phải mạnh dạn, linh hoạt, biết lắng nghe ý kiến
và chọn lọc ý kiến để chỉnh bổ sung phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.
- Coi trọng công tác xã hội hóa Giáo dục, công tác tuyên truyền là sức mạnh tổng hợp quan trọng đưa lại hiệu quả. Công tác xã hội hóa phải có nội dung công việc cụ thể cho từng đoàn thể tham gia vào việc xây dựng CSVC và trang thiết bị của Trường Mầm non.
- Tăng cường kiểm tra CSVC, trang thiết bị hàng kỳ, hàng năm có kế hoạch bổ sung bảo quản sử dụng tốt.
- Chỉ đạo đội ngũ giáo viên làm và bảo quản đồ dùng đồ chơi theo hướng đổi mới.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường mầm non theo hướng chuẩn Quốc gia. Rất mong được sự góp ý của các cấp Lãnh đạo, các đồng nghiệp. Để những biện pháp trên có tính khả thi, góp phần thực hiện tốt hơn nữa công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường mầm non nói chung và trường chúng tôi nói riêng đáp ứng sự đổi mới của Đất nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường mầm non theo hướng đạt chuẩn Quốc gia.doc