Dệt may Hà nội cần thoảthuận với bên cùng ký kết vềviệc giao tranh chấp
cho Toà án hoặc Trọng tài giải quyết. Hiện nay, khi việc giải quyết tranh
chấp không thểthực hiện được bằng khiếu nại thì thường được giải quyết
bằng biện pháp trọng tài do những ưu điểm đã trình bày, do đó thoảthuận
trên thường được nêu trong Điều khoản trọng tài của hợp đồng.
99 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4049 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải quyết các tranh chấp trong ngoại thương và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Công ty dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng 1,7196
USD/kg).
Hanosimex đã giao hàng trong các ngày 17/4 , 24/4 , 8/5 và ngày 18/5
năm 2002.
Ngày 20-7-2002, khách hàng SUNGWON gửi thư khiếu nại về chất
lượng sợi Hanosimex đã giao. SUNGWON cho rằng do chất lượng đánh ống
sợi chưa tốt nên sợi bị rối và nhiễm bẩn. SUNGWON đã bán lại lô hàng trên
cho bên thứ ba là D & H Enterprise. Khi D & H Enterprise đưa số sợi trên
vào nhuộm và dệt thành vải thì bị thiếu sợi, chất lượng vải dệt ra không tốt,
hiệu suất thấp. Vì vậy, D & H Enterprise đòi bồi thường số sợi thiếu là 3.000
kg (tương đương 5.119 USD). SUNGWON yêu cầu Hanosimex xem xét và
giải quyết.
Ngày 10-8-2002, SUNGWON lại tiếp tục gửi thư nhắc nhở về khiếu
nại trên.
Công ty dệt may Hà nội đã xem xét khiếu nại và cân nhắc tính toán về
khả năng đáp ứng đòi hỏi của công ty SUNGWON, nhưng cho đến nay tranh
chấp này vẫn chưa được giải quyết.
Các tranh chấp trong ngoại thương của công ty dệt may Hà nội sớm hay
muộn đều được giải quyết ổn thoả nhưng cũng gây không ít phiền toái cho
công ty và ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của công ty. Những chi phí
mà Hanosimex phải bỏ ra để giải quyết tranh chấp là không quá nhiều nếu
chỉ tính trên một vụ, nhưng thực tế tranh chấp xảy ra thường xuyên, liên tục
70
nên tổng chi phí bỏ ra là rất lớn, làm giảm đi đáng kể lợi nhuận của công ty,
thậm chí có những hợp đồng Hanosimex hầu như không còn lãi như vụ kim
gẫy có lẫn trong áo đã trình bày ở trên.
Một điều đáng tiếc là có không ít những tranh xuất phát từ những sơ
xuất không đáng có của công ty. Ta có thể kể ra đây một ví dụ như sau:
Theo hợp đồng số 03/HSM-CRT/02, công ty dệt may Hà nội bán cho
công ty CHERRITEX của Đài Loan sợi cotton 32 chải thô, thanh toán bằng
L/C không huỷ ngang trả tiền ngay.
Sau khi nhận hàng, ngày 25-9-2002 khách hàng CHERRITEX gửi thư
khiếu nại Hanosimex như sau: theo như phiếu đóng gói thì 395 hộp cát tông
nặng 19.103 kg nên tổng trọng lượng của một hộp cát tông là khoảng 48,36
kg, nhưng thực tế CHERRITEX kiểm tra thấy rằng tổng trọng lượng của
một hộp cát tông ghi trên vỏ hộp là 49,5 kg. CHERRITEX muốn Hanosimex
giải thích về việc này, nói rõ đâu là tổng trọng lượng thực tế của một hộp cát
tông để tránh tranh chấp xảy ra giữa CHERRITEX với khách mua lại hàng
của CHERRITEX.
Hanosimex ngay lập tức đã tiến hành kiểm tra và phát hiện ra rằng lỗi
là do công ty tính tổng trọng lượng của một hộp cát tông bị sai nên đã ghi sai
trên vỏ hộp, tuy nhiên trọng lượng tịnh của mỗi hộp cát tông ghi trên vỏ hộp
là 45,36 kg là chính xác, có nghĩa là hàng được giao đủ. Sau đó, công ty đã
gửi thông báo này cho khách hàng CHERRITEX.
Như vậy, chỉ một sơ xuất nhỏ của khâu tính toán cũng dẫn đến tranh
chấp xảy ra dù tranh chấp này không có gì là nghiêm trọng, những khách
hàng dễ tính thì có thể bỏ qua chi tiết này. Tuy nhiên, mỗi một tranh chấp ít
hay nhiều đều có ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Vì vậy, Hanosimex cần
phải chú trọng hơn nữa đến các khâu của quá trình làm hàng xuất khẩu để
tránh lặp lại tình huống như trên.
71
Từ việc nghiên cứu thực tiễn các tranh chấp trong ngoại thương và việc
giải quyết tranh chấp tại Công ty Dệt may Hà nội, chúng ta nhận thấy rằng
các tranh chấp xảy ra một cách thường xuyên trong hoạt động ngoại thương.
Tuỳ từng vụ tranh chấp mà ta lựa chọn phương pháp giải quyết thích hợp,
tuy nhiên các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và Công
ty Dệt may Hà nội nói riêng luôn cố gắng giải quyết tranh chấp bằng con
đường khiếu nại. Bản thân Công ty Dệt may Hà nội đã giải quyết thành công
nhiều vụ tranh chấp phát sinh trong ngoại thương bằng khiếu nại mà không
cần đến sự xét xử của Toà án hoặc Trọng tài. Qua những khiếu nại của
khách hàng và thực tế khó khăn còn tồn tại, Công ty Dệt may Hà nội cần
phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất để có sản
phẩm kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng vẫn phải đảm bảo về
mặt chất lượng, cẩn thận trong khâu làm hàng để tránh những tranh chấp
không đáng có xảy ra. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể
rút kinh nghiệm từ thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp tại Công ty
dệt may Hà nội. Đó là, để tránh tranh chấp xảy ra thì các doanh nghiệp này
cần phải rất chú trọng đến việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm,
giao hàng đầy đủ và đúng hạn, thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng
ngoại thương. Khi có tranh chấp xảy ra, mỗi doanh nghiệp tuỳ vào hoàn
cảnh cụ thể có thể có phương pháp giải quyết tranh chấp cho riêng mình
nhưng nhìn chung các doanh nghiệp nên cố gắng giải quyết tranh chấp trước
tiên bằng khiếu nại. Nếu tranh chấp được giải quyết thành công bằng khiếu
nại thì sẽ rất thuận lợi cho các bên tranh chấp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần
có biện pháp để cho việc giải quyết tranh chấp bằng khiếu nại đạt hiệu quả
cao. Từ kinh nghiệm thực tiễn của Công ty Dệt may Hà nội, chúng ta thấy
rằng việc có được những mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp, lâu dài và thái độ
72
hợp tác và thiện chí trong khi giải quyết tranh chấp là những yếu tố vô cùng
quan trọng để tranh chấp được giải quyết hiệu quả.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG NGOẠI THƯƠNG
TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
Sau khi nghiên cứu một số vấn đề về giải quyết tranh chấp trong ngoại
thương và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong ngoại thương tại Công ty dệt
may Hà nội, người viết xin nêu lên một vài kiến nghị đối với nhà nước và
đối với Công ty dệt may Hà nội để phần nào giúp cho việc giải quyết tranh
chấp trong ngoại thương nói chung và tranh chấp trong ngoại thương tại
Công ty dệt may Hà nội nói riêng đạt được hiệu quả cao hơn, đảm bảo cho
các bên tranh chấp thực hiện đúng và đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của
mình.
I/ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC
1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật thương mại Việt nam
73
Hệ thống luật quốc gia của nhà nước Việt nam đã tương đối hoàn
chỉnh. Hiện nay, nước ta đã có các văn bản luật và các văn bản có giá trị
pháp lý dưới luật để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu. Chẳng hạn, Luật
thương mại năm 1997, Nghị định số 57/1998/NĐ - CP ngày 31 tháng 7 năm
1998 của chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài,
Quyết định số 46/2001/QĐ - TTG ngày 4 tháng 4 năm 2001 qui định chung
về quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2001-2005 hoặc các qui
định khác.
Ngày 10 tháng 5 năm 1997, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt nam khoá IX, kì họp thứ 11 đã thông qua Luật thương mại. Sự ra đời
của Luật thương mại có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế
của nước ta. Luật này đã qui định những vấn đề cơ bản nhất, bao trùm nhất
đối với hoạt động thương mại nói chung và hoạt động ngoại thương nói
riêng. Trong Luật thương mại có hẳn một chương nói về các chế tài trong
thương mại và việc giải quyết tranh chấp trong thương mại. Điều này đã
khiến cho đối tác nước ngoài yên tâm hơn khi sử dụng luật Việt nam làm
luật áp dụng cho hợp đồng. Tuy nhiên, những qui định trong Luật thương
mại vẫn còn một số bất cập cần phải sửa đổi để hoàn thiện hơn nữa. Luật
thương mại Việt nam 1997 có thể sửa đổi một số điểm như sau:
- Cần qui định rõ điều kiện để áp dụng chế tài huỷ hợp đồng trong Luật
Thương mại 1997.
Luật thương mại Việt nam 1997 chưa qui định điều kiện của chế tài huỷ
hợp đồng. Điều 235 Luật thương mại qui định: “Bên có quyền lợi bị vi phạm
tuyên bố huỷ hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để huỷ hợp
đồng mà các bên đã thoả thuận”. Như vậy, Luật thương mại chỉ cho phép
74
các bên được huỷ hợp đồng khi một trong các bên vi phạm đúng điều kiện
để huỷ hợp đồng đã được thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả
thuận điều kiện để huỷ hợp đồng thì bên bị vi phạm không thể huỷ hợp
đồng. Điều này phần nào đã cản trở việc đối tác nước ngoài áp dụng luật
Việt nam làm luật điều chỉnh hợp đồng trong ngoại thương. Chế tài huỷ hợp
đồng là một trong 4 chế tài được sử dụng khi có sự vi phạm hợp đồng của
một trong các bên. Bốn chế tài đó là: chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng,
chế tài phạt vi phạm, chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài huỷ hợp đồng.
Chế tài huỷ hợp đồng là chế tài nặng nhất được áp dụng khi không thể sử
dụng các chế tài kia. Khi tham gia ký kết hợp đồng ngoại thương, các bên ký
kết nhiều khi không tính đến việc phải huỷ hợp đồng, nhưng thực tiễn thực
hiện hợp đồng thường nảy sinh nhiều vấn đề khiến cho một trong các bên
muốn huỷ hợp đồng mà nếu áp dụng luật Việt nam thì không thể thực hiện
được. Vì vậy, Luật thương mại 1997 nên qui định điều kiện để huỷ hợp đồng
như sau: “Hợp đồng sẽ bị huỷ khi có sự vi phạm các điều khoản chủ yếu của
hợp đồng” (các điều khoản chủ yếu của hợp đồng được qui định trong Điều
50 Luật thương mại Việt nam) giống như các nước theo hệ thống luật
Common Law, hoặc “ Chế tài huỷ hợp đồng được áp dụng khi có sự vi phạm
cơ bản hợp đồng” (vi phạm cơ bản là vi phạm khi một bên nếu khi ký hợp
đồng mà biết bên kia thế nào cũng vi phạm thì không ký nữa) giống như các
nước theo hệ thống luật Civil Law, hoặc qui định một cách cụ thể những
điều kiện để huỷ hợp đồng như nếu người bán không giao hàng, người bán
giao hàng chậm, người bán giao hàng kém phẩm chất, người mua chậm
thanh toán, người mua vi phạm thời hạn đã được gia hạn thêm để mở L/C,…
- Cần có qui định mức phạt cụ thể trong Luật Thương mại 1997.
Bên cạnh việc không qui định điều kiện để huỷ hợp đồng, Luật thương
mại Việt nam 1997 cũng chưa qui định chế tài phạt vi phạm một cách cụ thể.
75
Điều 226 Luật thương mại qui định: “Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi
bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi
phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có thoả thuận hoặc pháp luật có qui
định”. Như vậy, điều này chưa qui định mức phạt cụ thể do vi phạm hợp
đồng. Nếu như hợp đồng không có thoả thuận và pháp luật không có qui
định thì không thể áp dụng chế tài phạt được. Theo Điều 13 Nghị định 17-
HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 16-1-1990 qui định chi tiết thi hành
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì có qui định mức phạt vi phạm hợp đồng kinh
tế như sau:
+ Vi phạm chất lượng: phạt từ 3% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh
tế bị vi phạm về chất lượng.
+ Vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng: phạt 2% giá trị phần hợp đồng
kinh tế bị vi phạm thời hạn thực hiện cho 10 ngày lịch đầu tiên; phạt thêm từ
0,5% đến 1% cho mỗi đợt 10 ngày lịch tiếp theo cho đến mức tổng số các
lần phạt không quá 8% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm ở thời điểm
10 ngày lịch đầu tiên; nếu hoàn toàn không thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký
thì bị phạt đến mức 12% giá trị hợp đồng.
+ Vi phạm nghĩa vụ không hoàn thành sản phẩm, hàng hoá, công việc
một cách đồng bộ: phạt từ 6% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi
phạm.
+ Vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm, hàng hoá, công việc đã hoàn
thành theo đúng hợp đồng: phạt 4% giá trị phần hợp đồng kinh tế đã hoàn
thành mà không được tiếp nhận cho 10 ngày lịch đầu tiên và phạt thêm 1%
cho mỗi đợt 10 ngày lịch tiếp theo cho đến lúc tổng số các lần phạt không
quá 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế đã hoàn thành và không được tiếp
nhận ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên.
76
+ Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: mức phạt tính bằng mức lãi suất tín
dụng quá hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt nam tính từ ngày hết thời hạn
thanh toán. Trường hợp này không giới hạn mức phạt tối đa.
Nếu luật áp dụng cho hợp đồng ngoại thương là luật Việt nam, bên Việt
nam và bên nước ngoài muốn áp dụng chế tài phạt khi có sự vi phạm hợp
đồng mà không qui định cụ thể mức phạt lúc ký kết hợp đồng thì có thể sử
dụng Điều 13 Nghị định 17-HĐBT. Muốn vậy, bên Việt nam phải thoả
thuận được với bên nước ngoài về việc áp dụng nguồn luật này. Như vậy sẽ
mất thời gian và nhiều khi bên nước ngoài còn không chấp nhận đề nghị của
bên Việt nam. Vì thế, để tạo thuận lợi cho các bên trong hợp đồng khi áp
dụng chế tài phạt nói riêng và áp dụng luật Việt nam nói chung thì Luật
thương mại Việt nam nên có qui định cụ thể về mức phạt, có thể qui định
giống như Điều 13 Nghị định 17-HĐBT.
- Sửa đổi qui định về thời hiệu tố tụng.
Việc qui định thời hiệu tố tụng của Luật thương mại Việt nam 1997
cũng nên được sửa đổi. Điều 242 Luật thương mại qui định: “Thời hiệu tố
tụng áp dụng cho tất cả các hành vi thương mại là hai năm, kể từ thời điểm
phát sinh quyền khiếu nại”. Theo qui định như trên thì thời hiệu tố tụng và
thời hạn khiếu nại bị chồng lên nhau. Điều này gây khó khăn cho các bên
tranh chấp. Giải quyết tranh chấp bằng khiếu nại nhiều khi tốn khá nhiều
thời gian do tranh chấp phức tạp, đòi hỏi các bên phải thư đi thư lại nhiều
lần. Việc khiếu nại có thể mất đến hàng năm, đến khi tranh chấp không thể
giải quyết được bằng khiếu nại, các bên tiến hành đi kiện thì đã hết thời hiệu
tố tụng. Do đó, Luật thương mại Việt nam nên qui định tách biệt thời hạn
khiếu nại và thời hiệu tố tụng. Việc qui định thời hạn khiếu nại thì vẫn như
Điều 241 Luật thương mại Việt nam 1997, còn thời hiệu tố tụng qui định
như Điều 242 nhưng có thể sửa đổi một chút như sau: “Thời hiệu tố tụng áp
77
dụng cho tất cả các hành vi thương mại là hai năm, kể từ thời điểm hết thời
hạn khiếu nại”.
Như trên đã nói, hệ thống luật pháp Việt nam đã tương đối hoàn chỉnh,
tuy nhiên pháp luật Việt nam vẫn chưa ổn định và thường xuyên bị sửa đổi,
bổ xung. Điều này gây khó khăn cho không chỉ các đối tác nước ngoài mà
đôi khi cả các nhà xuất nhập khẩu Việt nam. Họ phải thường xuyên theo dõi
những thay đổi hay bổ xung đối với các văn bản pháp lý. Nhiều khi họ
không thể nắm bắt được hết những biến đổi đó dẫn đến sự vi phạm hoặc áp
dụng sai luật. Hơn nữa, các đối tác nước ngoài luôn gặp khó khăn về ngôn
ngữ, tập quán…nên trước tình hình hệ thống luật pháp Việt nam chưa ổn
định, chưa chắc chắn như vậy, họ trở nên thiếu tin tưởng trong khi làm ăn
với bạn hàng Việt nam. Vì vậy, nhà nước ta cần có phương hướng, biện
pháp đưa hệ thống pháp luật Việt nam dần đi vào ổn định để các bên ký kết
hợp đồng ngoại thương yên tâm khi áp dụng luật Việt nam.
Việc thống nhất giữa các văn bản pháp lý cũng là một yêu cầu cấp bách
đặt ra hiện nay. Luật pháp Việt nam nhiều khi có những qui định chồng
chéo, mâu thuẫn. Ví dụ, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 qui định thời hiệu
tố tụng là 6 tháng, trong khi đó Luật thương mại 1997 qui định là 2 năm.
Hợp đồng kinh tế bao trùm cả hợp đồng mua bán ngoại thương, qui định như
vậy sẽ gây băn khoăn cho các bên trong hợp đồng mua bán ngoại thương khi
áp dụng thời hiệu tố tụng. Để tránh hiện tượng này, các văn bản pháp lý cần
thiết phải tạo ra sự thống nhất và đảm bảo tính hiệu quả của chúng.
Trên đây là một số kiến nghị về việc sửa đổi Luật Thương mại Việt
nam 1997 để tạo cơ sở pháp lý vững chắc, ổn định cho hoạt động ngoại
thương của Việt nam.
2. Cần sớm thừa nhận Công ước Viên về mua bán quốc tế hàng hoá
78
Điều ước quốc tế là một trong bốn nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua
bán ngoại thương. Bốn nguồn luật đó là luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập
quán thương mại quốc tế và các án lệ. Việc áp dụng mỗi nguồn luật làm luật
điều chỉnh HĐMBNT đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Song
trong tình hình Việt nam hiện nay thì việc tham gia kí kết và phê chuẩn các
điều ước quốc tế có liên quan đến HĐMBNT là cần thiết. Trước mắt, Việt
nam nên tham gia Công ước Viên 1980 về mua bán quốc tế hàng hoá.
Công ước Viên 1980 về mua bán quốc tế hàng hoá được thông qua tại
hội nghị Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán ngoại thương được tổ chức tại
Viên (thủ đô nước Áo) diễn ra từ ngày 10 tháng 3 năm 1980 đến ngày 11
tháng 4 năm 1980. Công ước là kết quả nhiều năm hoạt động của Uỷ ban
Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế ( UNCITRAL). Trong khuôn khổ
hoạt động của uỷ ban này, Công ước do đại diện của các hệ thống luật pháp
và kinh tế- xã hội khác nhau soạn thảo nhằm tìm ra một giải pháp phù hợp
nhất với trình độ phát triển của kinh tế thế giới. Đó là một văn kiện quốc tế
thống nhất hoá các quy phạm luật thực chất điều chỉnh dạng hợp đồng phổ
biến nhất trong thương mại quốc tế là HĐMBNT. Công ước được áp dụng
rộng rãi và là văn bản luật mang tính hiện đại, hình thành trên cơ sở đúc kết
thực tiễn thương mại quốc tế.
Việt nam vẫn chưa gia nhập Công ước này. Do vậy, nếu Việt nam tham
gia công ước Viên 1980 thì sẽ khắc phục được những hạn chế khi dùng luật
quốc gia, tập quán thương mại quốc tế hay án lệ làm luật điều chỉnh
HĐMBNT.
Như đã trình bày ở trên, hệ thống luật pháp của Việt nam hiện nay đã
tương đối ổn định nhưng còn chưa hoàn thiện nên việc áp dụng để làm luật
điều chỉnh hợp đồng còn nhiều hạn chế. Bên nước ngoài có thể sẽ từ chối áp
79
dụng luật Việt nam. Muốn dùng luật quốc gia làm luật điều chỉnh HĐMBNT
thì phải tìm đến luật quốc gia khác tức là luật nước ngoài. Từ đó phát sinh
vấn đề là phía Việt nam phải tìm hiểu luật nước ngoài (có thể là luật nước
đối tác hoặc luật nước thứ ba) và nếu có tranh chấp, có khi Việt nam phải
thuê luật sư nước ngoài, rất phức tạp và tốn kém. Trong khi đó Công ước
Viên đã được phổ biến rộng rãi và được nhiều nước áp dụng nên phía Việt
nam có thể nghiên cứu và tìm hiểu dễ dàng, thuận tiện.
Trong thực tiễn kí kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu giữa các tổ
chức ngoại thương của ta với đối tác nước ngoài, tập quán thương mại quốc
tế được sử dụng thường xuyên và quen thuộc, đặc biệt là việc áp dụng
Incoterms do Phòng thương mại quốc tế ( ICC) soạn thảo. Đó là nguồn luật
bổ xung cho HĐMBNT rất thuận lợi cho các nhà xuất nhập khẩu Việt nam
cũng như trên thế giới. Song mặt hạn chế của Incoterms là nó không giải
quyết được mọi vấn đề liên quan và phát sinh trong quá trình thực hiện
HĐMBNT như việc chuyển giao quyền sở hữu và các quyền về tài sản khác,
sự vi phạm hợp đồng và các hậu quả của sự vi phạm hợp đồng cũng như
những miễn trừ về nghĩa vụ trong những hoàn cảnh nhất định. Incoterms
mới chỉ giải quyết bốn vấn đề : Thời điểm chuyển rủi ro về hàng hoá từ
người bán sang người mua là lúc nào? Ai lo liệu các chứng từ hải quan? Ai
phải trả chi phí bảo hiểm? Ai chịu trách nhiệm về chi phí vận tải? Các vấn
đề khác liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên phải
được thoả thuận cụ thể trong hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc tìm thêm
nguồn luật khác điều chỉnh.
Thực tiễn buôn bán của các nước phương Tây còn thừa nhận cả án lệ
(tiền lệ xét xử) và các bản điều lệ chung, các hợp đồng mẫu chuyên nghiệp
làm nguồn luật áp dụng cho HĐMBNT, nhưng ở Việt nam không áp dụng.
80
Công ước Viên khắc phục được hạn chế của ba nguồn luật nêu trên. Các
bên trong HĐMBNT có thể quy định lấy nó làm luật điều chỉnh hợp đồng
ngay cả khi quốc gia đó chưa kí kết hay phê chuẩn Công ước. Song để tạo
điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu Việt nam có thể mạnh dạn và tự tin
hơn khi áp dụng Công ước cũng như để cho các đối tác nước ngoài có thể
yên tâm về nguồn luật điều chỉnh khi kí kết hợp đồng với bên Việt nam, nhà
nước Việt nam nên có quyết định về việc tham gia Công ước này càng sớm
càng tốt.
3. Tăng cường công tác đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại
thương
Thực tế hoạt động ngoại thương của Việt nam trong thời gian qua cho
thấy nhiều tranh chấp phát sinh xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của cán bộ
ngoại thương gây thiệt hại cho phía Việt nam. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật
và non kém về nghiệp vụ đã khiến Việt nam phải gánh chịu một phần hay
toàn bộ hậu quả. Để khắc phục điều này cần có chương trình đào tạo thích
hợp cho cán bộ làm công tác ngoại thương, xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại
thương giỏi trên cơ sở đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có và đào tạo mới một
đội ngũ trẻ có đầy đủ phẩm chất chủ yếu của một cán bộ làm công tác ngoại
thương như giỏi ngoại ngữ ( đặc biệt là tiếng Anh), có trình độ chuyên môn
và nghiệp vụ vững chắc, am hiểu tình hình thị trường, nắm vững luật pháp
kinh doanh trong và ngoài nước, biết cách đàm phán, thương thuyết, có tinh
thần hợp tác..., đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập ngày càng cao
của đất nước.
Để xây dựng được một đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại thương giỏi,
ở Việt nam nhiều trường đại học đã có những chương trình đào tạo thích hợp
81
và thường xuyên được đổi mới cho phù hợp với tình hình phát triển của đất
nước. Trường Đại học Ngoại thương là một trong những trường tiêu biểu đã
luôn đáp ứng được yêu cầu này với việc hàng năm đào tạo ra đội ngũ cán bộ
làm công tác xuất nhập khẩu giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu luật
pháp về kinh doanh trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc học tập và nghiên
cứu của sinh viên còn chủ yếu mang tính lý thuyết, chưa có nhiều tính thực
tiễn do đó chưa phát huy hết khả năng học tập của các học viên. Vì vậy, nhà
nước cần có hướng giải quyết cho vấn đề này để hoàn thiện hơn nữa hệ
thống giáo dục nước nhà.
Trên đây là một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các
tranh chấp trong ngoại thương. Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp trong ngoại thương của Việt nam cũng cần nghiên cứu các
án lệ của toà án các nước làm cơ sở cho việc xét xử khi có quan hệ buôn bán
với các nước phương Tây cũng như đối với Mỹ vì các nước này thừa nhận
án lệ là nguồn luật điều chỉnh HĐMBNT. Tuy nhiên, các án lệ chỉ được áp
dụng khi luật thực chất cho phép. Bên cạnh đó, cho dù Việt nam đã chính
thức công bố phê chuẩn Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành
phán quyết của trọng tài nước ngoài ngày 28/7/1995 và Quốc hội nước
CHXHCN Việt nam đã ban hành Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt
nam phán quyết của trọng tài nước ngoài ngày 14/9/1995, thể hiện sự quan
tâm đúng mức của nhà nước Việt nam đối với hoạt động của trọng tài thì
cho đến nay ở nước ta vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định về việc
công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài Việt nam. Về vấn đề này,
nhà nước Việt nam nên xem xét ban hành Pháp lệnh về công nhận và cho thi
hành tại Việt nam phán quyết của trọng tài Việt nam hoặc ban hành luật về
trọng tài Việt nam trong đó có quy định về việc thi hành phán quyết của
trọng tài Việt nam trên lãnh thổ Việt nam.
82
II/ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
1. Giải thích, vận dụng đúng các điều khoản của hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế, các quy định của pháp luật áp dụng cho
hợp đồng đó
Giải thích, vận dụng đúng các điều khoản hợp đồng, quy định của luật
áp dụng cho hợp đồng là một biện pháp mà nếu được áp dụng khi có tranh
chấp xảy ra thì có thể giải quyết hiệu quả tranh chấp. Điều này có thể được
lý giải như sau :
Khi tranh chấp phát sinh, mỗi bên đều giải thích, vận dụng đúng các
điều khoản của hợp đồng, các quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng
để làm căn cứ chính đáng cho lập luận của mình thì dễ thuyết phục bên kia
hơn, đồng thời quan điểm, ý chí của hai bên dễ gặp nhau, vì thế các bên có
thể thống nhất giải quyết được tranh chấp. Nếu một bên hoặc cả hai bên giải
thích thiên lệch điều khoản hợp đồng hoặc quy định của pháp luật về tranh
chấp, từ đó đưa ra những yêu sách hoặc những lập luận bác bỏ yêu sách
không có căn cứ, không hợp lý thì sẽ làm cho bên kia khó chấp nhận, thậm
chí không muốn đàm phán, thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Để vận dụng đúng điều khoản hợp đồng, quy định của pháp luật áp
dụng cho hợp đồng thì các bên phải chọn những người có chuyên môn
nghiệp vụ, trình độ pháp lý về xuất nhập khẩu để đọc kĩ và phân tích các
điều khoản hợp đồng và quy định của pháp luật, nếu có khó khăn thì nên
nhờ luật sư hoặc chuyên gia giúp đỡ.
83
Biện pháp này không những có thể được các bên tranh chấp áp dụng
giảiv quyết có hiệu quả tranh chấp mà còn có thể được các cơ quan xét xử áp
dụng khi tranh chấp được đưa ra xét xử và cũng đem lại hiệu quả cao.
2. Lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp một cách phù hợp
Việc lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp trước hết phải căn cứ
vào hợp đồng xuất nhập khẩu và luật áp dụng cho hợp đồng đó.
Trước hết phải đọc hợp đồng, nếu hợp đồng quy định phương pháp giải
quyết tranh chấp thì phải sử dụng đúng phương pháp đó. Chẳng hạn, hợp
đồng quy định rằng nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng có tranh chấp
phát sinh thì hai bên giải quyết với nhau bằng thương lượng, nếu thương
lượng không đạt kết quả thì đưa tranh chấp ra Trung tâm trọng tài quốc tế
Việt nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam. Rõ ràng
khi có tranh chấp phát sinh thì hai bên phải thương lượng giải quyết trước,
khi thương lượng không thành công, không đạt được kết quả thì mới đi kiện
ra trọng tài.
Khi hợp đồng không có quy định gì về phương pháp giải quyết tranh
chấp thì phải đọc luật áp dụng cho hợp đồng. Nếu luật áp dụng có quy định
phương pháp giải quyết tranh chấp thì các bên đương sự phải tuân thủ đúng
quy định đó của pháp luật giống như thực hiện đúng quy định của hợp đồng
về phương pháp giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp cả hợp đồng lẫn luật áp dụng cho hợp đồng không có
quy định gì về phương pháp giải quyết tranh chấp thì các bên đương sự (chủ
yếu là bên có quyền lợi bị vi phạm) tính toán lựa chọn phương pháp giải
quyết.
84
Phương pháp phù hợp nhất đầu tiên nên chọn là khiếu nại. Sở dĩ như
vậy là do các bên đương sự là những người trực tiếp hiểu rõ nội dung sự
việc, nội dung tranh chấp nên dễ có thể đạt được sự thống nhất nếu như cả
hai bên đều thiện chí, rút ngắn được thời gian giải quyết tranh chấp, không
bị đọng vốn và tiết kiệm chi phí nhất. Mặt khác, phương pháp này còn đảm
bảo không lộ những thông tin cần thiết ra bên ngoài và trong chừng mực nào
đó giữ được uy tín của hai bên tranh chấp.
Việc giải quyết tranh chấp bằng con đường khiếu nại thường đạt được
hiệu quả cao nhất và có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động ngoại
thương. Trước hết, khiếu nại góp phần làm cho quá trình kinh doanh của các
bên tiến hành được bình thường. Việc khiếu nại kịp thời bảo vệ được quyền
lợi cho bên khiếu nại. Khi bên bị khiếu nại thoả mãn toàn bộ hay một phần
yêu cầu của đơn khiếu nại thì có nghĩa là quyền lợi của bên khiếu nại đã
được phục hồi. Nếu quyền lợi không được đảm bảo, phục hồi sẽ ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của bên bị vi phạm và đến quan hệ buôn bán của
hai bên. Thứ hai, khiếu nại là cơ sở để toà án hoặc trọng tài chấp nhận đơn
kiện trong trường khiếu nại là bắt buộc. Thứ ba, thông qua khiếu nại các bên
có thể hiểu rõ về bạn hàng, từ đó có quyết định về việc tiếp tục kinh doanh
với đối tác đó nữa không.
Xét xử bằng toà án hoặc trọng tài là phương pháp chỉ nên được áp dụng
để giải quyết tranh chấp phát sinh khi hai bên không thể giải quyết được
bằng con đường khiếu nại. Việc đi kiện thường phiền hà, mất nhiều thời gian
và tiền bạc đồng thời có thể làm mất đi quan hệ tốt đẹp mà hai bên đã xây
dựng được. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho mình nhiều khi bên bị thiệt
hại vẫn phải tiến hành đi kiện.
85
Trước khi đi kiện cần phải tính toán kỹ về chi phí đi kiện, về khả năng
thắng kiện, khả năng thi hành án, về hiệu quả của việc đi kiện. Nếu xét thấy
trị giá của tranh chấp là nhỏ, chi phí kiện tụng lớn thì không nên đi kiện.
Khi đi kiện phải xác định đúng trọng tài hoặc toà án có thẩm quyền để
nộp hồ sơ kiện. Muốn biết trọng tài hoặc toà án nào là trọng tài, toà án có
thẩm quyền thì phải đọc qui định của hợp đồng, điều ước quốc tế có liên
quan. Nếu hợp đồng, điều ước quốc tế có liên quan không quy định thì hai
bên thương lượng thoả thuận cơ quan xét xử. Do việc giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài có nhiều ưu điểm hơn nên các bên nên đưa tranh chấp ra kiện
tại cơ quan trọng tài.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp trong ngoại thương. Tuỳ thuộc vào ưu thế và sự thoả
thuận giữa các bên trong hợp đồng mà hai bên đương sự quyết định đưa
tranh chấp ra tổ chức trọng tài nào. Muốn vậy, các bên cần có sự hiểu biết về
một số tổ chức trọng tài chủ yếu hiện nay, như Toà án trọng tài quốc tế của
Phòng thương mại quốc tế (ICC), Toà án trọng tài quốc tế London (LCIA),
Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL)…Khi lựa
chọn cơ quan trọng tài nào để giải quyết tranh chấp, các bên cần căn cứ vào
các yếu tố như thẩm quyền của trọng tài, uy tín của trọng tài, ưu thế của các
bên…
Đối với trường hợp công ty Hanosimex, khi có tranh chấp xảy ra công
ty nên cố gắng giải quyết tranh chấp bằng khiếu nại. Nếu không giải quyết
tranh chấp được bằng khiếu nại mà buộc phải đi kiện thì nên cố gắng thoả
thuận cơ quan giải quyết tranh chấp là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt
nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam. Sự lựa chọn
này đem lại nhiều thuận lợi cho công ty do luật áp dụng sẽ là quy tắc tố tụng
86
của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt nam, công ty không phải nghiên cứu
luật nước ngoài, không phải thuê luật sư nước ngoài…
Dù thế nào đi chăng nữa, công ty Hanosimex cũng nên cố gắng hạn chế
đến mức tối đa việc đưa tranh chấp ra cơ quan xét xử mà chỉ nên giải quyết
tranh chấp bằng khiếu nại với những ưu điểm đã nêu ở trên.
3. Lưu giữ hồ sơ, chứng từ và nghiên cứu kỹ hồ sơ khiếu nại, hồ sơ
kiện khi có tranh chấp xảy ra
a) Lưu giữ hồ sơ, chứng từ
Lưu giữ tất cả các tài liệu, chứng từ, biên bản…có được trong quá trình
kí kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu là một biện pháp không thể
thiếu được đảm bảo cho việc giải quyết có hiệu quả tranh chấp. Đó là vì khi
có tranh chấp xảy ra mà thiếu chứng từ thì không đủ bằng chứng chứng
minh cho các yêu sách của bên bị vi phạm, do vậy các yêu sách này sẽ bị bác
và việc giải quyết tranh chấp không đem lại quyền lợi cho bên bị vi phạm.
Những chứng từ, tài liệu cần phải lưu giữ trước hết là hợp đồng, văn bản
sửa đổi bổ xung hợp đồng, tiếp đó là thư tín dụng (L/C), chứng từ hàng hoá
như vận đơn, hoá đơn thương mại, đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận số trọng
lượng, giấy chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận xuất xứ, các loại biên
bản, chứng từ được lập ra ở nước người nhập khẩu hoặc xuất khẩu như biên
bản giám định phẩm chất, biên bản giám định số trọng lượng trong các bao,
kiện, biên lai trả phí lưu kho, phí giám định, phí dỡ hàng, phí tái chế…Muốn
có được các chứng từ biên bản này các bên phải tự lập ra, yêu cầu hai bên
cùng lập, yêu cầu những người hoặc tổ chức có liên quan cấp, hoặc yêu cầu
bên đương sự kia cung cấp.
87
Chẳng hạn, muốn có vận đơn phải yêu cầu người chuyên chở cấp sau
khi giao hàng. Muốn có biên bản giám định phẩm chất được lập ra ở nước
người nhập khẩu thì người nhập khẩu phải mời công ty giám định đến làm
giám định hoặc yêu cầu người xuất khẩu đến cùng làm giám định đối tịch
hoặc cả hai bên cùng chỉ định một cơ quan giám định làm giám định lô
hàng.
Việc lưu giữ cẩn thận hồ sơ, chứng từ giúp cho các bên nhanh chóng lập
được một bộ hồ sơ chứng từ đầy đủ khi có tranh chấp xảy ra để tiến hành
khiếu nại hoặc đi kiện kịp thời trong thời hạn khiếu nại hoặc thời hiệu tố
tụng. Một bộ hồ sơ đầy đủ phải lập bao gồm những gì là tuỳ thuộc vào nội
dung tranh chấp và những yêu sách được đưa ra.
Chẳng hạn, khi khiếu nại người xuất khẩu về việc giao hàng chậm thì bộ
hồ sơ khiếu nại bao gồm : thư hay điện khiếu nại, các tài liệu, chứng từ, biên
lai kèm theo thư khiếu nại để làm bằng chứng như hợp đồng xuất nhập khẩu,
vận đơn, trích sao quy định của luật nói về tiền phạt do giao hàng chậm (nếu
đòi tiền phạt), chứng từ, biên lai chứng minh thiệt hại thực tế phát sinh từ
việc giao hàng chậm (nếu đòi bồi thường thiệt hại). Nội dung của thư khiếu
nại phải đủ các chi tiết như : tên, địa chỉ của bên khiếu nại (người nhập
khẩu) và bên bị khiếu nại (người xuất khẩu), số hợp đồng, số lượng hàng
hoá bị giao chậm, số vận đơn, giao hàng chậm bao nhiêu ngày, căn cứ khiếu
nại, yêu sách của bên khiếu nại : đòi nộp phạt bao nhiêu tiền và căn cứ đòi
tiền phạt hoặc đòi bồi thường thiệt hại với số tiền là bao nhiêu, căn cứ đòi số
tiền thiệt hại đó.
Nếu thiệt hại là số tiền chênh lệch giá giữa giá bán hàng vào thời điểm
hàng được giao đúng hạn và giá bán hàng vào thời điểm hàng bị giao chậm
thì phải cung cấp các tài liệu đề cập về giá của loại hàng đó vào hai thời
88
điểm này, các hợp đồng mua bán cùng loại hàng giữa các khách hàng khác
cũng vào hai thời điểm đó.
Nếu thiệt hại là số tiền phạt hay tiền bồi thường cho người mua lại
(người thứ ba) vì giao hàng chậm dây chuyền cho người này thì phải cung
cấp hợp đồng mua bán lại hàng đó giữa người nhập khẩu và người mua lại,
biên lai, chứng từ chứng minh số tiền đã nộp phạt hoặc đã bồi thường cho
người mua lại, hoặc bản án của toà án hay phán quyết của trọng tài buộc
người nhập khẩu phải nộp phạt hoặc bồi thường thiệt hại cho người mua lại.
Một trường hợp khác hay xảy ra là khi khiếu nại người nhập khẩu về
việc không thực hiện hợp đồng (không mở thư tín dụng hoặc không điều tàu
đến cảng nước người xuất khẩu lấy hàng) thì bộ hồ sơ khiếu nại bao gồm :
- Thư hay điện khiếu nại, trong đó ghi tên, địa chỉ của bên khiếu nại (người
xuất khẩu) và bên bị khiếu nại (người nhập khẩu), số và ngày, tháng, năm
kí hợp đồng, vấn đề khiếu nại, căn cứ và lý lẽ khiếu nại, đòi phạt bao
nhiêu tiền hoặc đòi bồi thường thiệt hại bao nhiêu, căn cứ để đòi tiền
phạt, đòi bồi thường thiệt hại.
- Các tài liệu, chứng từ, biên lai kèm theo thư khiếu nại để làm bằng
chứng:
+ Hợp đồng xuất nhập khẩu để chứng minh nghĩa vụ mở thư tín dụng (L/C)
của người nhập khẩu, thời hạn phải mở L/C (hoặc chứng minh nghĩa vụ điều
tàu và thời hạn điều tàu đến cảng nước người xuất khẩu để lấy hàng); chứng
minh số tiền phạt (nếu có) mà người xuất khẩu có quyền đòi.
+ Các bức điện hoặc văn thư đôn đốc và thúc giục người nhập khẩu mở L/C
(hoặc điều tàu).
+ Các bức điện, văn thư của người nhập khẩu gửi cho người xuất khẩu hứa
hẹn, cam kết sẽ mở L/C hoặc điều tàu (nếu có).
89
+ Trích sao quy định của pháp luật được áp dụng đề cập đến tiền phạt do
không thực hiện hợp đồng để chứng minh số tiền phạt ghi trong thư khiếu
nại, nếu khiếu nại đòi tiền phạt.
+ Các văn bản, chứng từ chứng minh thiệt hại thực tế do việc không thực
hiện hợp đồng của người nhập khẩu gây ra gồm :
Hợp đồng lưu kho, biên lai nộp tiền lưu kho hàng từ khi hết hạn giao
hàng cho đến khi bán được lô hàng đó cho người khác, hoặc cho đến khi
khiếu nại người nhập khẩu để chứng minh số tiền lưu kho là khoản thiệt hại
đòi bồi thường.
Hợp đồng bán lại lô hàng, hợp đồng mua bán cùng loại hàng hoá đó
giữa các khách hàng khác vào thời điểm bán lại lô hàng, các tạp chí, báo…
đề cập tới giá cả của loại hàng này vào thời điểm bán lại lô hàng để đối
chiếu với giá cả của hợp đồng đưọc kí giữa người nhập khẩu và người xuất
khẩu nhằm chứng minh cho việc đòi bồi thường chênh lệch giá.
Giấy vay nợ của ngân hàng để chứng minh cho việc đòi bồi thường tiền
lãi suất trên số tiền đã vay để mua hàng giao cho người nhập khẩu theo hợp
đồng,v.v…
Khi đi kiện ra toà án hoặc trọng tài thì bộ hồ sơ kiện phải phù hợp với
luật tố tụng của nước toà án hay quy tắc tố tụng của trọng tài. Nhìn chung,
theo luật tố tụng của các nước, theo quy tắc tố tụng của trọng tài thì bộ hồ sơ
kiện bao gồm đơn kiện và các tài liệu, chứng từ làm bằng chứng cho nội
dung đơn kiện.
Chẳng hạn, bộ hồ sơ kiện ra trọng tài về việc người xuất khẩu giao hàng
kém phẩm chất, gồm :
- Đơn kiện gửi trọng tài với đầy đủ các chi tiết như : tên và địa chỉ của tổ
chức trọng tài, của bên nguyên và bên bị, tóm tắt nội dung sự việc diễn ra
giữa hai bên từ khi ký hợp đồng cho đến khi không thể giải quyết được
90
tranh chấp về phẩm chất kém bằng khiếu nại, hoà giải, những đòi hỏi của
bên bị vi phạm và căn cứ (ví dụ đòi giảm giá, hoặc đòi bồi thường thiệt
hại, hoặc đòi trả lại hàng kém phẩm chất, lấy lại tiền), trị giá vụ kiện, họ
và tên trọng tài viên được bên nguyên chọn.
- Các tài liệu, chứng từ làm căn cứ, làm bằng chứng cho nội dung vụ kiện
về giao hàng kém phẩm chất gồm :
+ Hợp đồng xuất nhập khẩu để chứng minh phẩm chất hàng hoá mà người
xuất khẩu phải giao.
+ Biên bản giám định phẩm chất được lập ra ở nước người nhập khẩu để
chứng minh hàng kém phẩm chất. Biên bản này có thể do hai bên đương sự
giám định đối tịch lập ra, có thể do một tổ chức giám định chuyên nghiệp
được hai bên đương sự cùng chỉ định làm giám định lô hàng lập ra. Loại
biên bản này ràng buộc tuyệt đối người xuất khẩu, người xuất khẩu không
thể bác bỏ được.
Biên bản giám định phẩm chất ở nước người nhập khẩu có thể do một tổ
chức giám định được người nhập khẩu mời làm giám định cấp sau khi đã
giám định lô hàng. Biên bản này chỉ có thể ràng buộc người xuất khẩu nếu
như người nhập khẩu đã điện mời người xuất khẩu sang nước để cùng làm
giám định đối tịch lại lô hàng nhưng người xuất khẩu không sang và cũng
không đồng ý cùng người nhập khẩu chọn một tổ chức thứ ba (giám định
quốc tế) làm giám định lại lô hàng.
+ Tài liệu, chứng từ chứng minh cho tỷ lệ giảm giá và tổng số tiền giảm giá
nếu đòi giảm giá hàng.
+ Tài liệu, chứng từ, biên lai chứng minh số tiền thiệt hại do hàng kém phẩm
chất gây ra nếu đòi bồi thường thiệt hại. Ví dụ với hợp đồng tái chế thì là
biên lai nộp tiền công tái chế, biên bản giám định về số trọng lượng hao hụt
do tái chế, thiệt hại phát sinh do không sử dụng được hàng trong thời gian tái
91
chế, hoặc hợp đồng bán lại lô hàng kém phẩm chất cho người thứ ba để
chứng minh khoản tiền lỗ vì hàng kém phẩm chất,…
Khi yêu cầu trọng tài xử trả lại hàng, lấy lại tiền hàng, đồng thời đòi bồi
thường thiệt hại thì tuỳ thuộc vào các khoản thiệt hại nêu trong đơn kiện mà
phải cung cấp tài liệu, chứng từ để chứng minh. Các tài liệu, chứng từ đó có
thể là biên lai nộp phí mở L/C, biên lai về các chi phí đàm phán, ký kết hợp
đồng, chi phí telex, fax, tài liệu chứng minh mức lãi suất của số tiền hàng mà
người nhập khẩu đã phải trả cho người xuất khẩu, hợp đồng bán hàng cho
người mua lại nhưng không giao được hàng cho họ vì hàng kém phẩm chất
phải trả lại cho người xuất khẩu, thư khiếu nại hay đơn kiện của người mua
lại đòi người nhập khẩu nộp phạt hay bồi thường thiệt hại do không giao
hàng (nếu đã trả tiền phạt hay bồi thường thiệt hại thì phải có biên lai trả tiền
đó), các tài liệu chứng minh khoản lợi mất hưởng do hàng kém phẩm chất
phải trả lại,v.v…
+ Các bản telex, fax… yêu cầu người xuất khẩu sang nước người nhập khẩu
để làm giám định đối tịch lại lô hàng, hoặc yêu cầu cùng chỉ định tổ chức
giám định thứ ba.
+ Thư, điện khiếu nại và thư, điện trả lời khiếu nại giữa hai bên.
+ Các chứng từ, tài liệu có liên quan khác.
b) Nghiên cứu kĩ hồ sơ khiếu nại, hồ sơ kiện khi có tranh chấp xảy ra
Nghiên cứu kĩ hồ sơ khiếu nại, hồ sơ kiện là biện pháp mà bên vi phạm
hợp đồng xuất nhập khẩu cần áp dụng để làm cho việc giải quyết tranh chấp
có hiệu quả.
Khi nhận được hồ sơ khiếu nại, bên vi phạm cần đọc kĩ, phân tích hồ sơ,
xác định giá trị pháp lý của các căn cứ và các tài liệu, chứng từ làm bằng
chứng. Nếu thấy các chứng từ không hợp lệ, các yêu sách không có căn cứ
92
hợp pháp thì cần phải loại trừ, bác bỏ. Để bác bỏ, để loại trừ thì phải lập luận
có căn cứ pháp lý để thuyết phục bên khiếu nại.
Nếu không nghiên cứu kĩ hồ sơ khiếu nại thì không phát hiện ra những
điều bất hợp lý về tài liệu, chứng từ, những đòi hỏi không chính đáng và quá
quắt của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại sẽ không tìm ra được những căn cứ,
lý lẽ nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình, hậu quả là quyền lợi bị ảnh hưởng và
kết quả giải quyết tranh chấp sẽ bất lợi cho bên vi phạm.
Sau khi nhận được hồ sơ kiện, bên bị cần nghiên cứu, phân tích kĩ hồ sơ
đó để tìm ra những căn cứ, những yêu sách bất hợp lý, từ đó đề nghị với cơ
quan giải quyết tranh chấp bác bỏ. Trong trường hợp có các chứng từ, tài
liệu làm bằng chứng cho vụ tranh chấp nhưng chưa có trong hồ sơ kiện thì
bên bị phải cung cấp ngay cho cơ quan xét xử để chứng minh cho nội dung
bản biện minh của mình. Khi việc vi phạm hợp đồng mà mình không có lỗi
thì cần gửi các tài liệu, chứng từ chứng minh mình không có lỗi cho cơ quan
xét xử để yêu cầu được miễn trách nhiệm.
Ngoài việc nghiên cứu kỹ hồ sơ khiếu nại, hồ sơ kiện để tìm ra những
bằng chứng để bảo vệ quyền lợi cho mình, cung cấp thêm tài liệu, chứng từ,
bên bị khiếu nại (bên bị kiện) cũng cần có những lập luận hợp lý, logích
nhằm chứng minh vệ cho những lý lẽ đưa ra. Những lập luận này phải được
làm thành văn bản gửi cho bên khiếu nại hoặc cho toà án hay trọng tài.
Trong văn bản đó cần trình bày những điều không có căn cứ, những đòi hỏi
không hợp lý, thiếu bằng chứng của bên khiếu nại (bên nguyên), nêu những
căn cứ pháp lý của mình, trên cơ sở đó mà từ chối toàn bộ hay một phần đơn
khiếu nại hoặc đề nghị toà án (trọng tài) bác bỏ toàn bộ hay một phần đơn
kiện. Nếu văn bản được trình bày có tính logích, chặt chẽ thì mới có giá trị
thuyết phục cao. Muốn vậy thì có thể nhờ luật sư giúp đỡ, kể cả nhờ luật sư
bào chữa cho mình tại phiên họp xét xử của toà án hay trọng tài.
93
4. Kiên trì, mềm dẻo và thiện chí trong suốt quá trình giải quyết
tranh chấp
Đây là một biện pháp mà cả hai bên tranh chấp đều có thể sử dụng để
làm cho việc giải quyết tranh chấp có hiệu quả.
Kiên trì là một đức tính có thể mang lại thành công, vì thế khi thương
lượng, hoà giải nhằm giải quyết tranh chấp, người xuất khẩu cũng như người
nhập khẩu cần thể hiện tính kiên trì, không nên nóng vội vì nhiều khi nóng
vội dễ dẫn đến hỏng việc.
Tính kiên trì được thể hiện trong việc chịu khó lắng nghe ý kiến trình
bày của bên đối phương, quan điểm, lập luận của họ, nghiên cứu trình bày
quan điểm lập luận của mình, phân tích đúng sai, kể cả thuyết phục đối
phương. Tính kiên trì còn thể hiện ở chỗ là giữ vững mục tiêu tối thiểu đã
được đặt ra cho cuộc thương lượng, hoà giải.
Trong khi thương lượng, hoà giải cần luôn luôn mềm dẻo, nhẹ nhàng, sử
dụng từ ngữ, lời văn rõ ràng, lịch sự nhưng chặt chẽ, logích, không nên nóng
nảy, to tiếng. Tính mềm dẻo còn thể hiện trong việc biết tạo ra không khí
thương lượng thân mật, hiểu biết lẫn nhau. Khi cảm thấy không khí thương
lượng căng thẳng nên đề xuất giải lao, thậm chí kể chuyện vui để làm dịu
không khí. Tính mềm dẻo cũng được thể hiện trong việc khen ngợi những
ưu điểm, mặt tích cực của bên đối phương, gợi ý những mối quan hệ có thể
tiến hành giữa hai bên sau khi tranh chấp được giải quyết. Những gợi ý đó
làm cho bên đối phương phải suy nghĩ, cân nhắc, tính toán vì có lợi trong
tương lai mà chấp nhận đề nghị của mình.
Khi thương lượng, hoà giải để giải quyết tranh chấp thì các bên xuất
nhập khẩu cần có thiện chí, vì có thiện chí thì mới thương lượng được, ý đồ,
94
mục đích của hai bên mới gặp nhau, do vậy mới có thể đạt được kết quả
trong việc giải quyết tranh chấp.
Bên có quyền lợi bị vi phạm (bên khiếu nại) cần thể hiện thiện chí trong
việc đặt ra những yêu sách đối với bên vi phạm, tức là đưa ra yêu sách đầy
đủ nhưng hợp lý. Nếu bên bị vi phạm lấy thế của người có quyền để đưa ra
những yêu sách quá cao, đòi bồi thường số tiền thiệt hại quá lớn, trong đó có
những yêu sách, những khoản thiệt hại không hợp lý thì làm cho bên vi
phạm khó chịu, đôi khi không muốn thương lượng, không muốn trả lời
khiếu nại.
Mặt khác, sự thiện chí của bên bị vi phạm còn thể hiện ở việc chấp nhận
tiền phạt hoặc tiền bồi thường thiệt hại ở mức thấp hơn đã đưa ra. Ví dụ,
mức thiệt hại đáng lý phải được thoả đáng là 100.000USD nhưng trong quá
trình thương lượng, hoặc hoà giải bên vi phạm đề nghị bồi thường
70.000USD vì nhiều lý do khác nhau. Gặp trường hợp này bên bị vi phạm
phải tính toán cân nhắc như sau :
- Số tiền 70.000USD đã đủ bù đắp thiệt hại chưa, nếu bù đắp đủ hoặc gần
đủ thiệt hại mà mình đang gánh chịu thì có thể chấp nhận.
- Các chi phí sẽ phải chi khi đi kiện ra toà án hay trọng tài, khả năng thi
hành án hay phán quyết trong thực tế. Chẳng hạn không đồng ý mức bồi
thường là 70.000USD, cứ nhất quyết đòi bồi thường 100.000USD bằng
cách đi kiện ra toà án (trọng tài) nhưng chi phí đi kiện, chi phí để làm thủ
tục cưỡng chế thi hành án trong trường hợp bên vi phạm không tự
nguyện thi hành dự kiến gần bằng hoặc vượt quá số tiền chênh lệch
30.000USD thì tốt hơn là chấp nhận bồi thường.
- Thời gian giải quyết tranh chấp khi đi kiện ra toà án hay trọng tài. Việc đi
kiện ra toà án hay trọng tài thường tốn khá nhiều thời gian nên nhiều khi
việc chấp nhận bồi thường là hợp lý nhằm lấy được tiền trong thời gian
95
ngắn, đồng thời không mất công sức, chi phí kiện tụng, dành thời gian,
tâm trí cho công việc kinh doanh khác.
Bên vi phạm cũng cần thể hiện thiện chí trong thương lượng và hoà giải
thì việc giải quyết tranh chấp mới có thể đạt được hiệu quả. Trước hết, bên
vi phạm nên lưu ý trả lời kịp thời thư của bên bị vi phạm để trao đổi thương
lượng nhằm thống nhất giải quyết. Nếu thấy lỗi là ở mình thì cố gắng tìm
cách thuyết phục bên bị vi phạm miễn cho trách nhiệm và cam kết thực hiện
đầy đủ các hợp đồng sau này, nếu không được thì có thể tính toán cụ thể đề
xuất chấp nhận một phần trách nhiệm. Nếu bên bị vi phạm vẫn không chấp
nhận và đòi toàn bộ tiền phạt hoặc đòi bồi thường toàn bộ thiệt hại ở mức
hợp lý thì cũng nên chấp nhận để giữ uy tín cho mình và tiếp tục được mối
quan hệ buôn bán sau này.
5. Chuẩn bị để khi cần thiết vẫn phải giải quyết tranh chấp bằng
xét xử tại Toà án (hoặc Trọng tài)
Do tranh chấp là vấn đề liên quan đến quyền lợi nên không phải lúc nào
các bên cũng có thể dễ dàng thoả mãn khi giải quyết tranh chấp bằng khiếu
nại, mặc dù khiếu nại thông thường là giải pháp đầu tiên được đề cập đến để
giải quyết tranh chấp. Khi không thể giải quyết được bằng con đường khiếu
nại, các bên phải nhờ đến sự xét xử của Toà án hoặc Trọng tài bởi vì giải
quyết tranh chấp là một yêu cầu thực tế.
Nhìn chung, Công ty Dệt may Hà nội thường giải quyết thành công các
tranh chấp trong ngoại thương bằng khiếu nại, nhưng công ty cũng cần phải
phòng khi tranh chấp không thể giải quyết được bằng con đường khiếu nại
thì phải đưa tranh chấp ra giải quyết tại Toà án hoặc Trọng tài. Vì Toà án và
Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên trong việc giải quyết tranh chấp
96
phát sinh trong ngoại thương nên khi ký kết hợp đồng ngoại thương Công ty
Dệt may Hà nội cần thoả thuận với bên cùng ký kết về việc giao tranh chấp
cho Toà án hoặc Trọng tài giải quyết. Hiện nay, khi việc giải quyết tranh
chấp không thể thực hiện được bằng khiếu nại thì thường được giải quyết
bằng biện pháp trọng tài do những ưu điểm đã trình bày, do đó thoả thuận
trên thường được nêu trong Điều khoản trọng tài của hợp đồng. Công ty Dệt
may Hà nội là một doanh nghiệp Việt nam, vì vậy nên cố gắng thoả thuận cơ
quan giải quyết tranh chấp là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt nam. Điều
khoản trọng tài có thể qui định như sau: “Trong quá trình thực hiện hợp
đồng, tất cả các tranh chấp phát sinh mà không thể giải quyết được bằng
biện pháp khiếu nại thì sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài Quốc tế
Việt nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam, phán
quyết của trọng tài sẽ có giá trị chung thẩm và ràng buộc các bên”. Với điều
khoản trọng tài được qui định như vậy, cùng với việc lưu giữ các chứng từ
và tài liệu thì Công ty Dệt may Hà nội đã có sự chuẩn bị đầy đủ để khi cần
thiết vẫn phải giải quyết tranh chấp bằng xét xử tại trọng tài.
97
KẾT LUẬN
Việt nam đang bước vào một giai đoạn có nhiều đổi mới và chuyển
biến lớn. Ngoại thương Việt nam đang có những thay đổi sâu sắc và cơ bản
để hội nhập với khu vực và thế giới. Hoạt động ngoại thương thực sự là một
hoạt động kinh tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong
98
bối cảnh đó, người cán bộ ngoại thương cần phải nắm vững và không ngừng
nâng cao kiến thức về ngoại ngữ, trình độ hiểu biết về chuyên môn, nghiệp
vụ cũng như về pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên ký kết hợp đồng trong ngoại
thương khi có tranh chấp xảy ra, đề tài đã đi sâu phân tích các phương pháp
giải quyết tranh chấp trong ngoại thương và thực tiễn giải quyết tranh chấp ở
một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, từ đó rút ra một số giải pháp
nhằm giải quyết tranh chấp có hiệu qủa.
Tranh chấp không phải là mục đích và cũng không bao giờ là mục đích
của hoạt động ngoại thương nhưng tranh chấp lại luôn gắn liền với hoạt
động ngoại thương. Vì vậy, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cần có sự
quan tâm thích đáng đến việc giải quyết như thế nào để đạt hiệu quả cao
nhất các tranh chấp có thể phát sinh trong ngoại thương.
Nói chung, khoá luận đã cố gắng để trình bày những vấn đề nêu ra một
cách lôgic và dễ hiểu. Tuy nhiên, vì hoạt động ngoại thương diễn ra rất đa
dạng và cũng là một vấn đề cực kỳ phức tạp nên đề tài không thể giúp các
bạn một cách đầy đủ và trọn vẹn được, nhưng hi vọng rằng nó sẽ hỗ trợ, bổ
xung cho các bạn một cách nhìn, một cách tư duy về vấn đề giải quyết tranh
chấp trong ngoại thương cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp ở một
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương. Khoá luận chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định do hạn chế về thời gian và trình
độ của người viết, vì vậy tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý
báu của các thầy cô và bạn đọc. Tác giả cũng hi vọng sẽ có cơ hội đề cập
đến vấn đề này ở phạm vi và mức độ sâu sắc hơn để góp phần thúc đẩy hoạt
động ngoại thương của Việt nam phát triển hơn nữa, đưa nền kinh tế nước ta
hội nhập với khu vực và trên thế giới.
99
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Giải quyết các tranh chấp trong ngoại thương và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Công ty dệt may Hà Nội.pdf