Giải quyết tình huống hình sự

Vì thù tức, A lén bỏ thuốc diệt chuột vào nồi canh nhà B (hàng xóm) để giết người. Lần đầu và lần thứ hai A thực hiện hành vi đầu độc, cả gia đình hàng xóm (5 người) đều bị ngộ độc đau bụng được cấp cứu kịp thời nên không ai bị chết, tổn hại sức khỏe không đáng kể. Lần thứ ba khi đang lén bỏ thuốc diệt chuột vào bình nước uống nhà B thì A bị bắt quả tang. Hành vi của A được xác định là phạm tội giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS. Câu hỏi: 1. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người. 2. Phân tích tính khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án. 3. Xác định lỗi đối với hành vi phạm tội của A và giãi thích rõ tại sao. 4. Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao? 5. Mức hình phạt cao nhất Tòa án có thể quyết định đối với A là bao nhiêu? Giải thích rõ tại sao?

doc9 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết tình huống hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người. Nhận định: Tội giết người là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Điều 93 BLHS 1999 quy định về tội giết người: “1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: Giết nhiều người; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết trẻ em; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.” Như vậy theo Điều 93 BLHS 1999, mức phạt cao nhất đối với các trường hợp phạm tội giết người trong khoản 1 là hai mươi năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; mức phạt cao nhất đối với các trường hợp phạm tội giết người trong khoản 2 là mười lăm năm tù. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS 1999: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.” Để xác định hành vi phạm tội thuộc loại tội phạm nào, ta chỉ cần căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đó. Đối với tội giết người có CTTP cơ bản được quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS 1999, mức cao nhất của khung hình phạt là mười lăm năm tương ứng với mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm rất nghiêm trọng; đối với tội giết người có CTTP tăng nặng được quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS 1999, mức cao nhất của khung hình phạt là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình tương ứng với mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy có thể kết luận, tội giết người là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 2. Phân tích tính khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án. 2.1. Tính khách thể của tội phạm trong vụ án Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Trong vụ án này, tội của A là tội giết người, và mục đích của A là giết chết cả gia đình B. Khách thể của tội phạm trong vụ án này là một trong những khách thể quan trọng nhất được luật Hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của gia đình B. 2.2. Đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Khách thể của tội phạm trong vụ án này là quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của gia đình B. Trong quan hệ này, các chủ thể của những quyền đã nêu ở trên - những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, hay cụ thể là năm người trong gia đình B chính là đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án này. Thuốc diệt chuột được A sử dụng là đối tượng tác động của tội phạm nêu trên hay không? Theo định nghĩa đối tượng tác động của tội phạm ở trên thì ta có thể thấy thuốc diệt chuột được A sử dụng không phải là đối tượng tác động của tội phạm vì nó không phải là bộ phận của khách thể của tội phạm . Điều kiện bắt buộc để một đối tượng được cọi là đối tượng tác động của tội phạm là đối tượng đó phải là một bộ phận của quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại. Trong vụ án này, quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại là quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của gia đình B. Mặc dù chịu sự tác động của hành vi phạm tội của A nhưng thuốc diệt chuột mà A sử dụng không lại không phải là một bộ phận nào trong quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của gia đình B nên nó không phải là đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này. Xác định lỗi đối với hành vi phạm tội của A và giải thích rõ vì tại sao. Nhận định: Lỗi của A trong hành vi phạm tội giết người này là lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Trọng vụ án này A đã nhận thức rõ là hành vi của mình là nguy hiểm cho tính mạng của gia đình B, thấy trước được hậu quả là những người trong gia đình B có thể chết vì hành vi đó của mình và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Lỗi của A trong hành vi phạm tội giết người này là lỗi cố ý trực tiếp. Theo Điều 9 BLHS 1999: “Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mông muốn hậu quả xảy ra. 2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.” Để chứng minh A có lỗi cố ý trực tiếp, cần phải phân tích hai yếu tố lý trí và ý chí của chủ thể trong hành vi phạm tội. Về lý trí: Hành vi của A là lén bỏ thuốc diệt chuột vào nồi canh để đầu độc gia đình B. A hoàn toàn có đủ năng lực để nhận thức được thuốc diệt chuột là loại thuốc độc có thể gây chết người, nếu bỏ thuốc diệt chuột vào nồi canh của nhà B thì có thể gây ra cái chết cho họ. Điều đó chứng mình rằng về lý trí, A đã nhân thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội trong hành vi của mình và thấy trước được hậu quả của hành vi đó. Về ý chí: A đã thực hiện nhiều lần việc bỏ thuốc độc vào thức ăn của gia đình B. A thực hiện nhiều lần là do những lần trước A bỏ thuốc độc đều không làm cho gia đình B bị chết. Mục đích của A rõ rang là muốn gây ra cái chết cho những người trong gia đình B nhưng vì những lần trước đều thực hiện chưa đạt được mục đích đó nên mới tiếp tục hành động nhiều lần như thế. Như vậy, về ý chí, A đã mong muốn hậu quả là những người trong gia đình B xảy ra. Cả hai yếu tố lý trí và ý chí trong lỗi của A đã phân tích ở trên đều hoàn toàn phù hợp với hai yếu tố này của lỗi cố ý trực tiếp. Như vậy có thể kết luận lỗi của A trong hành vi phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. 4. Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao. Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành. Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt. “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt” (Điều 18 BLHS 1999). Hành vi phạm tội của A được coi là thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt vì nó thỏa mãn ba dấu hiệu của phạm tội chưa đạt: - Dấu hiệu thứ nhất: Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm. Trong vụ án này, không thể phủ nhận được việc A đã bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội của mình được. Thậm chí A còn thực hiện hành vi này tới ba lần và đến lần thứ ba mới bị bắt quả tang. - Dấu hiệu thứ hai: Người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng (về mặt pháp lí), nghĩa là hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu (thuộc mặt khách quan) của cấu thành tội phạm. Hành vi phạm tội của A chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội giết người vì A mới chỉ thực hiện được hành vi khách quan (đầu độc) mà chưa gây ra hậu quả chết người của cấu thành tội phạm. - Dấu hiệu thứ ba: Người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng là do những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ. Khi thực hiện hành vi phạm tội của mình, A hoàn toàn muốn thực hiện hành vi giết người của mình đến cùng. Trong hai lần đầu độc đầu tiên là do gia đình B được cấp cứu kịp thời, và trong lần đầu độc thứ ba là do A bị bắt quả tang nên hậu quả chết người mới không xảy ra. Có thể thấy rõ nguyên nhân tội phạm không hoàn thành được đều nằm ngoài ý muốn của người phạm tội, cụ thể ở đây là A. Hành vi phạm tội của A hoàn toàn thỏa mãn với các dấu hiệu của giai đoạn phạm tội chưa đạt nên có thể kết luận rằng hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt. Khi căn cứ vào thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi mà họ đã thực hiện, người ta có thể chia phạm tội chưa đạt thành hai loại: phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm. Và theo định nghĩa về phạm tôi chưa đạt đã hoàn thành: Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu quả vẫn không xảy ra. Ở đây ta xét đến hai hành vi của A. Lần đầu và lần thứ hai, A đã thực hiện hành vi đầu độc làm cả gia đình B gồm năm người bị đau bụng phải đi cấp cứu. Các hành vi phạm tội được A cho là cần thiết để gây ra hậu quả đã được B thực hiện hết. Thuốc độc đã được bỏ vào nồi canh, và gia đình B đã uống phải và bị đau bụng nhưng không chết, tức là hậu quả chết người chưa xảy ra. Tội phạm không thực hiện được đến cùng vì lý do ngoài ý muốn của A đó là do được cấp cứu kịp thời nên gia đình B không chết mà chỉ bị đau bụng. Dựa vào những dấu hiệu này đã đủ để khép B vào tội giết người ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành với hành vi bỏ thuốc độc ở lần thứ nhất và thứ hai. Lần thứ ba, A đã thực hiện hành vi bỏ thuốc diệt chuột vào bình nước uống, nhưng vì đã bị bắt quả tang nên chưa chạy trốn khỏi hiện trường được, A chưa làm mất hết dấu vết về sự tồn tại hay nghi ngờ về sự tồn tại của thuốc độc trong bình nước uống, tức là vì nguyên nhân khách quan mà A chưa thực hiện hết các hành vi cần thiết để hậu quả xảy ra, vậy đối với hành vi phạm tội này A đã phạm tội ở mức chưa đạt chưa hoàn thành. 5. Mức hình phạt cao nhất Tòa án có thể quyết định đối với A là bao nhiêu? Giải thích rõ tại sao. Nhận định: mức án cao nhất mà A phải chịu có thể đến hai mươi năm tù, chung thân hoặc tử hình. Ở đây đề cập đến mức hình phạt cao nhất, tức là chúng ta đang xem xét các yếu tố sau: 5.1 Hành vi của A đã cấu thành tội phạm dựa trên các yếu tố: - Khách thể của tội phạm: khách thể tội giết người ở đây là quyền được bảo đảm về tính mạng của năm người trong gia đình B. - Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt đổ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Như đã nói, dựa theo sự nhận thức và suy nghĩ, lập kế hoạch, tính toán thời gian, địa điểm, công cụ phạm tội của A ta có thể suy đoán được A là một người có điều kiện sức khoẻ tâm lý hoàn toàn bình thường, tức là có năng lực trách nhiệm hình sự, và A cũng đã thực hiện hành vi phạm tội là đầu độc gia đình B ( đã thực hiện hành vi phạm tội 2 lần và đang thực hiện hành vi phạm tội vào lần thứ ba). - Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Những biểu hiện của mặt khách quan bao gồm: hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả và các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…). + Hành vi: hành vi của A có tính nguy hiểm cho xã hội (thuốc diệt chuột bỏ vào nồi canh và bình nước uống); là hoạt động có ý thức và ý chí (có sự tính toán, lập kế hoạch, đưa ra quyết định); là hành vi trái pháp luật. Như vậy hành vi của A thoả mãn điều kiện trở thành hành vi khách quan của tội giết người. + Hậu quả: Hậu quả của tội phạm là thiệt hại cho hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể của luật hình sự. Trong lần đầu và lần thứ hai, hậu quả chết người chưa xảy ra,mặc dù A đã thực hiện hết các hành vi và hoàn toàn có khả năng dẫn đến hậu quả. Còn trong lần thứ ba thì hậu quả chưa xảy ra là do nguyên nhân khách quan khi A đang thực hiện hành vi phạm tội của mình thì bị bắt quả tang. Hậu quả của hành vi phạm tội này không phải là “người chết” mà nó là thiệt hại và tinh thần khi biết gia đình mình bị ám hại của người trong gia đình B + Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi đầu độc của A có mối quan hệ nhân quả tất yếu đối với sự thiệt hại của gia đình B (dù ở đây chưa có hậu quả chết người nhưng vẫn có hậu quả là ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần) - Mặt chủ quan của tội phạm: Yếu tố quan trọng nhất trong mặt chủ quan của tội phạm là dấu hiệu lỗi. Lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp. Ngoài ra cần xét them về động cơ và mục đích phạm tội của A: + Ở đây, động cơ giết người của A là vì thù tức, điều này không đủ căn cứ rõ để nói đây có phải là “động cơ đê hèn” như trong Khoản q Điều 93 hay không + Mục đích phạm tội của A là muốn cho cả gia đình B chết, nhằm thoả mãn sự thù tức của mình. Như vậy tội của A được kết là tội giết người. 5.2. Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ. - Các tình tiết tăng nặng: Theo căn cứ thực tế và theo Khoản 1 Điều 93, A có các tình tiết tăng nặng theo các điểm: a) Giết nhiều người: năm người gia đình B l) Bằng phương pháp mà có khả năng làm chết nhiều người : bỏ thuốc diệt chuột vào nồi canh, bình nước uống của cả gia đình B p) Tái phạm nguy hiểm: A đã thực hiện hành vi phạm tội đến lần thứ ba. - Các tình tiết giảm nhẹ: A không được đề cập đến yếu tố nào có tính giảm nhẹ cho tội phạm. - Các yếu tố miễn trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi: không có. 5.3. Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự: Điều 93 BLHS và khoản 3 điều 52 BLHS Khoản 3 điều 52 BLHS : “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.” Kết luận : Căn cứ vào các điều trên, ta có thể kết luận mức án cao nhất mà A phải chịu có thể đến hai mươi năm tù, chung thân hoặc tử hình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải quyết tình huống hình sự.doc
Luận văn liên quan