Giải quyết tình huống luật đất đai

ĐẶT VẤN ĐỀ Do chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện chính sách mới về quản lý đất đai. Đất đai trở thành một tư liệu sản xuất quan trọng và là một tài sản có giá đối với với mọi người dân. Kết hợp với nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc số lượng khiếu kiện khiếu nại của người dân liên quan đến ruộng đất trở nên đông đảo và phức tạp, số vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai ngày càng đông chiếm tới hơn 90%. Lỗi là do chính quyền một số địa phương đã “chưa làm đúng pháp luật", chưa công khai, minh bạch, dân chủ. Điều này thể hiện năng lực, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc giải quyết khiếu kiện. Sau đây là một vấn điển hình về việc khiếu kiện đất đai trong xã hội: Năm 1961, ông A mua 3 ha ruộng đất. Năm 1968, ông A góp 3 ha này vào hợp tác xã. Năm 1987, hợp tác xã đã giải thể và chính quyền địa phương chia ruộng cho các hộ gia đình nhận khoán nhưng ông A và 4 người con không được chia đất để canh tác. Ông A và 4 người con đã làm đơn khiếu kiện nhiều lần về việc này nhưng không được trả lời. Năm 2009, ông A mất. Hiện 4 người con ông A sản xuất trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp nhưng vẫn không có đất để sản xuất. Những người con này đã làm đơn kiện đòi lại đất mà ông A đã góp vào hợp tác xã mãi cũng không được.

doc7 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4877 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết tình huống luật đất đai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Do chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện chính sách mới về quản lý đất đai. Đất đai trở thành một tư liệu sản xuất quan trọng và là một tài sản có giá đối với với mọi người dân. Kết hợp với nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc số lượng khiếu kiện khiếu nại của người dân liên quan đến ruộng đất trở nên đông đảo và phức tạp, số vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai ngày càng đông chiếm tới hơn 90%. Lỗi là do chính quyền một số địa phương đã “chưa làm đúng pháp luật", chưa công khai, minh bạch, dân chủ. Điều này thể hiện năng lực, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc giải quyết khiếu kiện. Sau đây là một vấn điển hình về việc khiếu kiện đất đai trong xã hội: Năm 1961, ông A mua 3 ha ruộng đất. Năm 1968, ông A góp 3 ha này vào hợp tác xã. Năm 1987, hợp tác xã đã giải thể và chính quyền địa phương chia ruộng cho các hộ gia đình nhận khoán nhưng ông A và 4 người con không được chia đất để canh tác. Ông A và 4 người con đã làm đơn khiếu kiện nhiều lần về việc này nhưng không được trả lời. Năm 2009, ông A mất. Hiện 4 người con ông A sản xuất trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp nhưng vẫn không có đất để sản xuất. Những người con này đã làm đơn kiện đòi lại đất mà ông A đã góp vào hợp tác xã mãi cũng không được. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Việc đòi lại đất của các người con ông A đúng hay sai? Vì sao? Việc đòi lai đất của các người con ông A là sai. Vì theo Nghị định số 181/2004/ NĐCP về thi hành Luật đất đai, tại khoản 1(Điều 4) quy định: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong các trường hợp sau: a, Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc; chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam; b, Đất đã hiến tặng cho nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia đình cá nhân; c, Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao; d, Đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở và đất vườn đã giao lại cho Hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất; đ, Đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt một phần ruộng đất để chia cho người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam sau ngay giải phóng. Tiếp nữa, ta có thể thấy :Theo quy định tại Điều 109 nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai thì khi hợp tác xã giải thể, đất do xã viên góp quyền sử dụng vào hợp tác xã thì quyền sử dụng đất là tài sản của hợp tác xã và được xử lý theo điều lệ của hợp tác xã hoặc nghị quyết đại hội xã. Nhà nước không thu hồi đất này. Như vậy, đất mà xã viên góp vào hợp tác xã sẽ được trả lại cho xã viên đã góp hay chia cho các xã viên khác hay được dùng vào mục đích khác sẽ được thực hiện dựa vào điều lệ của hợp tác xã hoặc nghị quyết của đại hội xã viên. Nếu hợp tác xã không thực hiện đúng theo điều lệ của hợp tác xã hoặc nghị quyết của đại hội xã viên mà giao đất cho người khác thì xã viên có thể căn cứ theo văn bản này để đòi lại QSDĐ đã được giao cho mình.Nhưng cần lưu ý là Nhà nước không xem xét lại, không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1-7-1991 (Điều 1, nghị quyết số 23/ 2003/QH11 ) ngày 26-11-2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 1-7-1991). Như vây, ta có thể biết được là việc mà các người con ông A đòi lại đất đã góp vào hợp tác xã là sai, không đúng với quy định của pháp luật và căn cứ vào các Điều luật đã đưa ra ở trên thì Nhà nước sẽ không xem xét, giải quyết nếu như các con ông A vẫn tiếp tục khiếu kiện. 2. Vụ việc này sẽ do cơ quan nhà nước nào giải quyết. Thủ tục giải quyết như thế nào? Vụ việc này sẽ do UBND huyện giải quyết. Về thủ tục giải quyết khiếu nại như sau: UBND huyện sẽ tiếp nhận đơn của ông A, xem xét nội dung đơn thư khiếu nại, chuẩn bị tài liệu đề giải quyết. Điều tra xác minh, thấy rằng thời điểm mà các quan hệ đất đai mà ông A khiếu nại phát sinh, xảy ra trước ngày 15 tháng 10 năm 1993. Căn cứ vào Điều 4, Điều 109( Nghị định 181/2004/CP) để giải quyết vụ việc này. Chủ tịch UBND huyện có trách nhiệm gửi phiếu trả lời cho các con ông A về việc không chấp nhận đơn khiếu kiện này, và vụ việc của gia đình ông A sẽ không được giải quyết. 3.Tư vấn cho 4 người con của ông A các thủ tục có đất để sản xuất Nhà nước ta có những chính sách đảm bảo cho người làm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp có đất để sản xuất, vì vậy hiện tại gia đình ông A không có đất để sản xuất và đang có nhu cầu muốn sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp thì căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật đất đai. Những người con của ông A phải làm đơn xin giao đất gửi Ủy ban nhân xã để UBND xã căn cứ vào quỹ đất của địa phương, xét và đề nghị UBND huyện giao đất cho các con của ông A. Mẫu đơn xin giao đất để sản xuất nông nghiệp mà các con ông A có thể sử dụng như sau: Các con ông A cũng có thể làm đơn xin thuê đất công quỹ của xã để sản xuất nông nghiệp theo hình thức trả tiền hàng năm trong trường hợp đất công quỹ của xã khi chưa sử dụng đến. 4. Việc làm của chính quyền địa phương trong vụ việc này đúng hay sai? Vì sao? Việc làm của chính quyền địa phương trong vụ việc này là sai. Vì đất của Hợp tác xã là tài sản chung do các xã viên góp vào. Chính vì vậy Hợp tác xã phải đảm bảo quyền lợi cho các xã viên. Khi Hợp tác xã giải thể, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm chia đều đất cho các hộ gia đình mà trước đây đã đóng góp vào hợp tác xã để nhận khoán. Nhưng trong trường hợp này, mặc dù ông A đã đóng góp đất vào hợp tác xã nhưng khi hợp tác xã giải thể thì ông A không được chia đất để nhận khoán trong khi đó nguồn sống chủ yếu của gia đình ông là sản xuất nông nghiệp. Như vậy, việc làm của chính quyền địa phương đã trái với quy định pháp luật dẫn đến việc người trực tiếp sản xuất nông nghiệp( gia đình ông A) không có đất để sản xuất. Việc làm của chính quyền địa phương còn xâm hại đến quyền và lợi ích của gia đình ông A khi không chia đất cho ông A, trái với nguyên tắc pháp luật đất đai “ nhà nước có những chính sách tạo điều kiện cho người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất để sản xuất” . KẾT LUẬN Qua việc giải quyết tình huống tình huống trên ta có thể thấy những bất cập trong việc giải quyết đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cá nhân. Khiếu kiện đất đai đang là một thách thức đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc giải quyết dứt điểm, có hiệu quả vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cả nước và ở từng địa phương. Muốn vậy việc tìm hiểu nhận dạng các nguyên nhân phát sinh (trong đó có những nguyên nhân có tính lịch sử) tranh chấp, khiếu kiện đất đai kéo dài là rất cần thiết trong nỗ lực tìm kiếm, xác lập cơ chế thích hợp để giải quyết dứt điểm, triệt để, Đổi mới công tác giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai. Tiếp nhận ý kiến phản hồi từ tổ chức, cá nhân để hoàn thiện và xây dựng hệ thống quản lý đất đai (thể chế, bộ máy tổ chức). DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật đất đai năm 2003 2. Nghị định 181/CP/2004 về thi hành luật đất đai 3.ThS. Phạm Kim Dung, Luật Hợp tác xã năm 2003, Nxb Tư Pháp, 2006 4. Luật gia: Nguyễn Xuân Trọng, Hỏi đáp pháp luật đất đai mới và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Lao động xã hội, 2005 5. Google.com MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1, Việc đòi lại đất của các người con ông A đúng hay sai? Vì sao? 2, Vụ việc này sẽ do cơ quan nnhaf nước nào giải quyết. Thủ tục giải quyết như thế nào? 3, Tư vấn cho 4 người con ông A các thủ tục có đất để sản xuất sử dụng vào mục đích nông nghiệp. 4, Việc làm của chính quyền địa phương trong vụ việc này đúng hay sai ? Vì sao? KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải quyết tình huống luật đất đai.doc