Giải quyết tình huống luật hình sự

Bài làm: I. Lời mở đầu: Như ta đã biết, định tội danh là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề cho việc xác định khung hình phạt, quyết định khung hình phạt chính xác, đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không xử oan người, không bỏ lọt tội. Đó là việc mà cơ quan thẩm quyền sẽ dựa trên cơ sở của BLHS sau đó xem xét, đánh giá các tình tiết thực tế của vụ ánh hình sự; hành vi đã thực hiện trên thực tế thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm nào được quy định trong BLHS rồi trên cơ sở đó mới xác định vấn đề trach nhiệm hình sự của bị cáo. Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy, các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh, đặc biệt đối với những vụ án mà hành vi phạm tội của bị can, bị cáo không thể hiện các yếu tố cấu thành tội phạm một cách đặc trưng, rõ ràng. Nếu thiếu cẩn trọng, bỏ sót hoặc nhận định sai một tình tiết nào đó thì dẫn đến hậu quả định tội danh không đúng cho người thực hiện hành vi nguy hiểm. Và điều đó thấy rõ qua thực tế xét xử các vụ án xâm phạm quyền sở hữu. Sau đây, ta sẽ tìm hiểu một vụ án như thế để làm rõ hơn vấn đề trên: Bài 4: Trên đường đi uống rượu về, H và Q phát hiện chị B cùng hai người bạn đang say rượu nằm mê mệt bên lề đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say hết, chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an. Về vụ án này có các ý kiến như sau về tội danh của H và Q: 1. H và Q phạm tội cướp tài sản. 2. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. 3. H và Q phạm tội trộm cắp tài sản. II. Nội dung: Tình huống trên yêu cầu xác định tội danh trong các tội về xâm phạm quyền sở hữu. Giả sử, về mặt chủ thể đã thỏa mãn, khách thể tội phạm đều là quan hệ sở hữu bị xâm hại; mặt chủ quan của tội phạm thì ta thấy đây là lỗi cố ý trực tiếp. Để xác định là tội phạm gì chỉ phải dựa vào mặt khách quan, biểu hiện qua các hành vi của tội phạm. Theo ý kiến cá nhân em, dựa vào những quy định tại chương XIV: các tội xâm phạm về sở hữu và những tình tiết cụ thể xẩy ra trong vụ án thì H và Q đã phạm tội trộm cắp tài sản chứ không phải tội cướp tài sản hay tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. · Em hoàn toàn không đồng ý rằng, H và Q đã phạm tội cướp tài sản, bởi: Theo quy định tại điều 133 BLHS: “ Tội cướp tài sản là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản .” Theo đó, thì hành vi khách quan mà thực tế tội phạm phải thỏa mãn được mới có thể xếp vào tội cướp tài sản, đó là: - Hành vi dùng vũ lực; - Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; - Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Trong vụ án cụ thể trên không thỏa mãn bất cứ dấu hiệu nào về hành vi khách quan trong 3 dạng hành vi trên. H và Q không có không có bất cứ hành động nào để được xem là dùng vũ lưc ( như ta đã biết như đấm, đá, đâm, chém ) hay đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc (dùng vũ khí như dao, súng dọa giết ) hay có hành vi khác để chị B lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Mà tình trạng say nằm mê mệt bên đường của chị B đã có từ trước khi H và Q xuất hiện, không phải do hai đối tượng này gây nên. H và Q chỉ tình cờ thấy được, nảy lòng tham và lợi dụng tình trạng không thể chống cự ấy của chị B để chiếm đoạt tài sản. Như vậy hoàn toàn thiếu đi dấu hiệu về hành vi khách quan của tội phạm cướp tài sản. Vậy một lần nữa khẳng đinh ý kiến H và Q không phạm tội cướp tài sản. Trong trường hợp này, nếu như sau thì sẽ là tội cướp tài sản: H và Q đã chuốc cho chị B uống rượu hoặc bắt chị B uống rượu làm chị B say và nằm mê mệt bên đường không biết gì cả. Lợi dụng lúc đó, H và Q lấy toàn bộ tài sản trên người chị B. Thì rõ ràng, hành vi thực hiện tội phạm trong trường hợp này thuộc vào dạng thứ ba đã nêu trên. Tội danh của H và Q lúc này mới là cướp tài sản. · H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, theo em cũng là một ý kiến không đúng, bởi: Theo quy định tại khoản 1 điều 137 BLHS thì “ Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Mặc dù điều luật không mô tả tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là như thế nào, nhưng thực tiễn xét xử cho thấy tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trong điều kiện người quản lí tài sản hoặc người chủ sở hữu tài sản vì hoàn cảnh khách quan không bảo vệ được tài sản của mình hoặc không có khả năng ngăn cản hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản đó. Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội này phân biệt với hành vi chiếm đoạt của tôi phạm khác qua dấu hiệu công nhiên có những đặc điểm sau: - Hành vi chiếm đoạt có tính công khai (như ở hành vi của tội cướp). Công khai ở đây được hiểu là lấy tài sản trước sự chứng kiến của của chủ sở hữu hoăc người có trách nhiệm quản lí tài sản mà không dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào. - Hành vi này xảy ra trong hoàn cảnh chủ tài sản do tình thế khách quan mà không có điều kiện ngăn cản. Trong tình tiết của vụ án trên, lúc H và Q thực hiện hành vi chiếm đoạt thì đúng là người chủ tài sản (chị B) không có khả năng, điều kiện ngăn cản do đang lâm vào tình trạng mê mệt do say rượu. Thế nhưng, về dấu hiệu công nhiên thì hoàn toàn không thỏa mãn. Bởi trong thực tiễn xét xử, công nhiên tức là lấy công khai trước sự chứng kiến của chủ tài sản, tức chủ tài sản biết, nhưng vì một lí do khách quan nào đó mà không thể bảo vệ tài sản của mình hoặc không thể ngăn cản nổi hành vi phạm tội xẩy ra. Ví dụ như: A để xe máy ở dưới để trèo lên cột điện sửa điện, lợi dụng lúc A đang ở trên cao,B ở dưới phóng xe đi mất. Lúc B phóng xe đi, A nhìn xuống thấy nhưng không làm gì được vì ở quá cao, trèo xuống không kịp. Hay một ví dụ nữa để thấy rõ hơn: Cụ D đã già, đang cấm khẩu, chỉ nằm một chỗ. Trong lúc con cái đi làm hết thì C là hàng xóm vào nhà, ngang nhiên lấy xe đạp trong phòng cụ D đi ra. Cụ D tuy thấy nhưng vì tình trạng sức khỏe lúc ấy nên đã không làm được gì v.v Thì theo em, những tình huống đó mới thỏa mãn dấu hiệu của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Trong tình huống này, mặc dù H và Q không cần phải che dấu nhưng khi chúng thực hiện hành vi thì chị B hoàn toàn không biết vì đang say và nằm mê mệt bên đường, sau khi tỉnh dậy mới biết và báo công an. Vì vậy ở đây sẽ không được xem là công khai, bởi để đánh giá có công khai hay không là phải đối với chính chủ tài sản hoặc người có quyền đối với tài sản. Vây nên trường hợp này sẽ không được xem là công khai chiếm đoạt tài sản. · theo em, ý kiến đúng trong trường hợp này là H và Q đã phạm tội trộm cắp tài sản, vì: Theo điều 138 BLHS thì tội trộm cắp tài sản cũng không được mô tả, thế nhưng cũng theo thực tiễn xét xử thì có thể hiểu tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ. Hai dấu hiệu đó được dùng để phân biệt tội trộm cắp với các tội xâm phạm quyền sở hữu khác. Cụ thể như sau: - Là hành vi lén lút: là hành vi được thực hiện bằng hình thức mà hình thức đó có khả năng không cho chủ tài sản biết có hành vi đó xảy ra. Việc che giấu này chỉ đòi hỏi đối với chủ tài sản; đối với những người khác, ý chí chủ quan của người phạm tội vẫn có thể là công khai. - Tài sản đang có chủ: là tài sản đang ở trong sự chiếm hữu của người khác hoặc nằm trong khu vực quản lí, bảo quản của chủ tài sản. Trong tình huống trên, thỏa mãn mọi dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản. H và Q đã lợi dụng tình trạng mê mệt vì say rượu của chị B để lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản. Chị B đã không hay biết gì, chỉ sau khi mất chị mới biết và đi báo công an. Đồng thời, ta cũng dễ dàng thấy rằng, tài sản mà H và Q lấy từ trên người chị B vì thế đây hoàn toàn là tài sản có chủ. Phân tích thêm, ta thấy, ở đây tội phạm được thực hiện trong tình trạng chị B không hay biết gì, thế nhưng lại hoàn toàn không có hành vi nào tác động để dẫn đến tình trạng mất ý chí đó của chị; Và lúc này chị B cũng không có khả năng chống lại hành vi của H và Q nhưng là do chị B không biết nên sẽ không được xem là công khai với chủ tài sản. Từ những phân tích trên thì hành vi của H và Q thỏa mãn đặc điểm của cấu thành tội trộm cắp tài sản mà không phải tội cướp tài sản hay công nhiên chiếm đoạt tài sản. Trên đây là tình huống mà có nhiều quan điểm về định tội danh, tồn tại rất nhiều trong thực tế ví dụ, vụ án “Kiểm lâm bắn nhầm đồng đội” xảy ra tại huyện TL, tỉnh BT vào tháng 3/2002. Vụ việc cụ thể như sau: Ngày 17/3/2002 Tổ kiểm soát lâm sản gồm năm người đang làm nhiệm vụ tại cửa rừng thuộc huyện TL tỉnh BT đã phát hiện một nhóm “lâm tặc” khoảng 15 tên đang sử dụng xe bò vận chuyển một số lượng lớn gỗ từ trong rừng đi ra, Tổ kiểm soát yêu cầu dừng lại để kiểm tra, nhưng tên cầm đầu đã hô hào đồng bọn cầm dao và mã tấu xông vào chém các đồng chí trong tổ công tác, và đã gây thương tích nặng cho một Kiểm lâm viên, thấy vậy đồng chí Tổ trưởng đã chạy vào Trạm cách đó khoảng 15m lấy khẩu súng AK và nhằm thẳng vào đám lâm tặc bắn liền 5 phát, nhưng không trúng tên nào mà lại trúng vào một đồng chí kiểm lâm viên làm đồng chí này chết ngay tại chỗ. Sau vụ việc này có ý kiến cho rằng, đồng chí Tổ trưởng phạm tội giết người (Đ.93 BLHS), bởi hành vi “nhằm thẳng” vào đám lâm tặc bắn liền 5 viên đạn mà không cần biết là có người chết hay không đã đủ yếu tố cấu thành tội giết người (trong khi thực tế có người chết). Ý kiến khác cho rằng hành vi tấn công người thi hành công vụ của bọn “lâm tặc” là cực kỳ nguy hiểm, việc nổ súng của đồng chí Tổ trưởng là hoàn toàn cần thiết nhằm bảo vệ tài sản nhà nước và tính mạng của đồng đội, nhưng việc nổ súng đó (dùng vũ lực) đã không tuân thủ các quy định của pháp luật về việc sử dụng vũ khí quân dụng và đã gây ra cái chết cho chính đồng đội của mình. Do vậy hành vi bắn trên phạm vào tội làm chết người trong khi thi hành công vụ Đ.97 BLHS, chứ không phạm tội giết người. III. Một số ý kiến rút ra: Những tình huống như trên đã gây khó khăn trong việc định tội danh cho hành vi nguy hiểm, dẫn đến hậu quả là xử không đúng tội hoặc bỏ lọt tội. Cần phải có những biện pháp khắc phục. Từ tình huống đã phân tích trên về tội xâm phạm quyền sở hữu và vụ án thực tế nêu trên, có một vài ý kiến đã được rút ra mà theo em là xác đáng và cần phải xem xét: - Trong nhiều vụ án, hành vi của tội phạm không thể hiện các yếu tố cấu thành tội phạm rõ ràng, đặc trưng mà có sự giao thoa của nhiều yếu tố của nhiều tội phạm khác nhau. ( ví dụ như tình huống trên, có yếu tố lén lút của tội trộm cắp tài sản nhưng lại thực hiện trong lúc nạn nhân lâm vào tình trạng tê liệt ý chí của tội cướp và không có khả năng bảo vệ tài sản, ngăn cản hành vi phạm tội xẩy ra của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản). Trong nhứng tình huống như thế này, đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền phải tỉ mỉ, chính xác trong quá trình định tội danh khi xem xét đánh giá các tình tiết của vụ án. Phải kết hợp chặt chẽ nhuần nhuyễn giữa lí luận và thực tế, phải cẩn trọng, không được bỏ sót một tình tiết dù nhỏ nhất, nếu không sẽ đưa đến hậu quả định tội danh không đúng cho người đã thực hiện hành vi nguy hiểm. - Cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng, kịp thời có văn bản hướng dẫn, giải thích rõ ràng cho những chế định mới, tội danh được sửa đổi hoặc những chế đinh và tội danh mà trong quy định gây nhiều cách hiểu khác nhau, tránh hậu quả định tội danh khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời có thể tránh được tình trạng truy cứu trách nhiệm hình sự không đúng với hành vi nguy hiểm mà tội phạm gây ra hoặc lợi dụng vào sự không rõ ràng đó để trốn tội. Trên đây là ý kiến định tội danh của em trong trường hợp cụ thể về của tội danh xâm phạm quyền sở hữu và một số ý kiến rút ra từ tình huống đó, rất mong được sự góp ý của thấy cô giáo. Danh mục tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, trường ĐH LHN, NXB CAND 2. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 2, trường ĐH LHN, NXB CAND 3. Bộ Luật hình sự Việt Nam( sửa đổi bổ sung năm 2009) NXB Tư pháp 4. Định tội danh và quyết định hình phạt, TS Dương Tuyết Miên, NXB LĐXH 5. Bình luận khoa họcBLHS phần các tội phạm , tập 2, Đinh Văn Quế, NXB TPHCM 6. Hỏi và trả lời luật hình sự Việt Nam, HV CSND, NXB lao động – xã hội 7. webside: http://luathinhsu.wordpress.com/

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4639 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết tình huống luật hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm: I. Lời mở đầu: Như ta đã biết, định tội danh là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề cho việc xác định khung hình phạt, quyết định khung hình phạt chính xác, đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không xử oan người, không bỏ lọt tội. Đó là việc mà cơ quan thẩm quyền sẽ dựa trên cơ sở của BLHS sau đó xem xét, đánh giá các tình tiết thực tế của vụ ánh hình sự; hành vi đã thực hiện trên thực tế thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm nào được quy định trong BLHS rồi trên cơ sở đó mới xác định vấn đề trach nhiệm hình sự của bị cáo. Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy, các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh, đặc biệt đối với những vụ án mà hành vi phạm tội của bị can, bị cáo không thể hiện các yếu tố cấu thành tội phạm một cách đặc trưng, rõ ràng. Nếu thiếu cẩn trọng, bỏ sót hoặc nhận định sai một tình tiết nào đó thì dẫn đến hậu quả định tội danh không đúng cho người thực hiện hành vi nguy hiểm. Và điều đó thấy rõ qua thực tế xét xử các vụ án xâm phạm quyền sở hữu. Sau đây, ta sẽ tìm hiểu một vụ án như thế để làm rõ hơn vấn đề trên: Bài 4: Trên đường đi uống rượu về, H và Q phát hiện chị B cùng hai người bạn đang say rượu nằm mê mệt bên lề đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say hết, chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an. Về vụ án này có các ý kiến như sau về tội danh của H và Q: H và Q phạm tội cướp tài sản. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. H và Q phạm tội trộm cắp tài sản. II. Nội dung: Tình huống trên yêu cầu xác định tội danh trong các tội về xâm phạm quyền sở hữu. Giả sử, về mặt chủ thể đã thỏa mãn, khách thể tội phạm đều là quan hệ sở hữu bị xâm hại; mặt chủ quan của tội phạm thì ta thấy đây là lỗi cố ý trực tiếp. Để xác định là tội phạm gì chỉ phải dựa vào mặt khách quan, biểu hiện qua các hành vi của tội phạm. Theo ý kiến cá nhân em, dựa vào những quy định tại chương XIV: các tội xâm phạm về sở hữu và những tình tiết cụ thể xẩy ra trong vụ án thì H và Q đã phạm tội trộm cắp tài sản chứ không phải tội cướp tài sản hay tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Em hoàn toàn không đồng ý rằng, H và Q đã phạm tội cướp tài sản, bởi: Theo quy định tại điều 133 BLHS: “ Tội cướp tài sản là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản...” Theo đó, thì hành vi khách quan mà thực tế tội phạm phải thỏa mãn được mới có thể xếp vào tội cướp tài sản, đó là: Hành vi dùng vũ lực; Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Trong vụ án cụ thể trên không thỏa mãn bất cứ dấu hiệu nào về hành vi khách quan trong 3 dạng hành vi trên. H và Q không có không có bất cứ hành động nào để được xem là dùng vũ lưc ( như ta đã biết như đấm, đá, đâm, chém… ) hay đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc (dùng vũ khí như dao, súng… dọa giết…) hay có hành vi khác để chị B lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Mà tình trạng say nằm mê mệt bên đường của chị B đã có từ trước khi H và Q xuất hiện, không phải do hai đối tượng này gây nên. H và Q chỉ tình cờ thấy được, nảy lòng tham và lợi dụng tình trạng không thể chống cự ấy của chị B để chiếm đoạt tài sản. Như vậy hoàn toàn thiếu đi dấu hiệu về hành vi khách quan của tội phạm cướp tài sản. Vậy một lần nữa khẳng đinh ý kiến H và Q không phạm tội cướp tài sản. Trong trường hợp này, nếu như sau thì sẽ là tội cướp tài sản: H và Q đã chuốc cho chị B uống rượu hoặc bắt chị B uống rượu làm chị B say và nằm mê mệt bên đường không biết gì cả. Lợi dụng lúc đó, H và Q lấy toàn bộ tài sản trên người chị B. Thì rõ ràng, hành vi thực hiện tội phạm trong trường hợp này thuộc vào dạng thứ ba đã nêu trên. Tội danh của H và Q lúc này mới là cướp tài sản. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, theo em cũng là một ý kiến không đúng, bởi: Theo quy định tại khoản 1 điều 137 BLHS thì “ Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng… thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Mặc dù điều luật không mô tả tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là như thế nào, nhưng thực tiễn xét xử cho thấy tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trong điều kiện người quản lí tài sản hoặc người chủ sở hữu tài sản vì hoàn cảnh khách quan không bảo vệ được tài sản của mình hoặc không có khả năng ngăn cản hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản đó. Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội này phân biệt với hành vi chiếm đoạt của tôi phạm khác qua dấu hiệu công nhiên có những đặc điểm sau: Hành vi chiếm đoạt có tính công khai (như ở hành vi của tội cướp). Công khai ở đây được hiểu là lấy tài sản trước sự chứng kiến của của chủ sở hữu hoăc người có trách nhiệm quản lí tài sản mà không dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào. Hành vi này xảy ra trong hoàn cảnh chủ tài sản do tình thế khách quan mà không có điều kiện ngăn cản. Trong tình tiết của vụ án trên, lúc H và Q thực hiện hành vi chiếm đoạt thì đúng là người chủ tài sản (chị B) không có khả năng, điều kiện ngăn cản do đang lâm vào tình trạng mê mệt do say rượu. Thế nhưng, về dấu hiệu công nhiên thì hoàn toàn không thỏa mãn. Bởi trong thực tiễn xét xử, công nhiên tức là lấy công khai trước sự chứng kiến của chủ tài sản, tức chủ tài sản biết, nhưng vì một lí do khách quan nào đó mà không thể bảo vệ tài sản của mình hoặc không thể ngăn cản nổi hành vi phạm tội xẩy ra. Ví dụ như: A để xe máy ở dưới để trèo lên cột điện sửa điện, lợi dụng lúc A đang ở trên cao,B ở dưới phóng xe đi mất. Lúc B phóng xe đi, A nhìn xuống thấy nhưng không làm gì được vì ở quá cao, trèo xuống không kịp. Hay một ví dụ nữa để thấy rõ hơn: Cụ D đã già, đang cấm khẩu, chỉ nằm một chỗ. Trong lúc con cái đi làm hết thì C là hàng xóm vào nhà, ngang nhiên lấy xe đạp trong phòng cụ D đi ra. Cụ D tuy thấy nhưng vì tình trạng sức khỏe lúc ấy nên đã không làm được gì..v.v.. Thì theo em, những tình huống đó mới thỏa mãn dấu hiệu của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Trong tình huống này, mặc dù H và Q không cần phải che dấu nhưng khi chúng thực hiện hành vi thì chị B hoàn toàn không biết vì đang say và nằm mê mệt bên đường, sau khi tỉnh dậy mới biết và báo công an. Vì vậy ở đây sẽ không được xem là công khai, bởi để đánh giá có công khai hay không là phải đối với chính chủ tài sản hoặc người có quyền đối với tài sản. Vây nên trường hợp này sẽ không được xem là công khai chiếm đoạt tài sản. theo em, ý kiến đúng trong trường hợp này là H và Q đã phạm tội trộm cắp tài sản, vì: Theo điều 138 BLHS thì tội trộm cắp tài sản cũng không được mô tả, thế nhưng cũng theo thực tiễn xét xử thì có thể hiểu tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ. Hai dấu hiệu đó được dùng để phân biệt tội trộm cắp với các tội xâm phạm quyền sở hữu khác. Cụ thể như sau: Là hành vi lén lút: là hành vi được thực hiện bằng hình thức mà hình thức đó có khả năng không cho chủ tài sản biết có hành vi đó xảy ra. Việc che giấu này chỉ đòi hỏi đối với chủ tài sản; đối với những người khác, ý chí chủ quan của người phạm tội vẫn có thể là công khai. Tài sản đang có chủ: là tài sản đang ở trong sự chiếm hữu của người khác hoặc nằm trong khu vực quản lí, bảo quản của chủ tài sản. Trong tình huống trên, thỏa mãn mọi dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản. H và Q đã lợi dụng tình trạng mê mệt vì say rượu của chị B để lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản. Chị B đã không hay biết gì, chỉ sau khi mất chị mới biết và đi báo công an. Đồng thời, ta cũng dễ dàng thấy rằng, tài sản mà H và Q lấy từ trên người chị B vì thế đây hoàn toàn là tài sản có chủ. Phân tích thêm, ta thấy, ở đây tội phạm được thực hiện trong tình trạng chị B không hay biết gì, thế nhưng lại hoàn toàn không có hành vi nào tác động để dẫn đến tình trạng mất ý chí đó của chị; Và lúc này chị B cũng không có khả năng chống lại hành vi của H và Q nhưng là do chị B không biết nên sẽ không được xem là công khai với chủ tài sản. Từ những phân tích trên thì hành vi của H và Q thỏa mãn đặc điểm của cấu thành tội trộm cắp tài sản mà không phải tội cướp tài sản hay công nhiên chiếm đoạt tài sản. Trên đây là tình huống mà có nhiều quan điểm về định tội danh, tồn tại rất nhiều trong thực tế ví dụ, vụ án “Kiểm lâm bắn nhầm đồng đội” xảy ra tại huyện TL, tỉnh BT vào tháng 3/2002. Vụ việc cụ thể như sau: Ngày 17/3/2002 Tổ kiểm soát lâm sản gồm năm người đang làm nhiệm vụ tại cửa rừng thuộc huyện TL tỉnh BT đã phát hiện một nhóm “lâm tặc” khoảng 15 tên đang sử dụng xe bò vận chuyển một số lượng lớn gỗ từ trong rừng đi ra, Tổ kiểm soát yêu cầu dừng lại để kiểm tra, nhưng tên cầm đầu đã hô hào đồng bọn cầm dao và mã tấu xông vào chém các đồng chí trong tổ công tác, và đã gây thương tích nặng cho một Kiểm lâm viên, thấy vậy đồng chí Tổ trưởng đã chạy vào Trạm cách đó khoảng 15m lấy khẩu súng AK và nhằm thẳng vào đám lâm tặc bắn liền 5 phát, nhưng không trúng tên nào mà lại trúng vào một đồng chí kiểm lâm viên làm đồng chí này chết ngay tại chỗ. Sau vụ việc này có ý kiến cho rằng, đồng chí Tổ trưởng phạm tội giết người (Đ.93 BLHS), bởi hành vi “nhằm thẳng” vào đám lâm tặc bắn liền 5 viên đạn mà không cần biết là có người chết hay không đã đủ yếu tố cấu thành tội giết người (trong khi thực tế có người chết). Ý kiến khác cho rằng hành vi tấn công người thi hành công vụ của bọn “lâm tặc” là cực kỳ nguy hiểm, việc nổ súng của đồng chí Tổ trưởng là hoàn toàn cần thiết nhằm bảo vệ tài sản nhà nước và tính mạng của đồng đội, nhưng việc nổ súng đó (dùng vũ lực) đã không tuân thủ các quy định của pháp luật về việc sử dụng vũ khí quân dụng và đã gây ra cái chết cho chính đồng đội của mình. Do vậy hành vi bắn trên phạm vào tội làm chết người trong khi thi hành công vụ Đ.97 BLHS, chứ không phạm tội giết người. III. Một số ý kiến rút ra: Những tình huống như trên đã gây khó khăn trong việc định tội danh cho hành vi nguy hiểm, dẫn đến hậu quả là xử không đúng tội hoặc bỏ lọt tội. Cần phải có những biện pháp khắc phục. Từ tình huống đã phân tích trên về tội xâm phạm quyền sở hữu và vụ án thực tế nêu trên, có một vài ý kiến đã được rút ra mà theo em là xác đáng và cần phải xem xét: Trong nhiều vụ án, hành vi của tội phạm không thể hiện các yếu tố cấu thành tội phạm rõ ràng, đặc trưng mà có sự giao thoa của nhiều yếu tố của nhiều tội phạm khác nhau. ( ví dụ như tình huống trên, có yếu tố lén lút của tội trộm cắp tài sản nhưng lại thực hiện trong lúc nạn nhân lâm vào tình trạng tê liệt ý chí của tội cướp và không có khả năng bảo vệ tài sản, ngăn cản hành vi phạm tội xẩy ra của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản). Trong nhứng tình huống như thế này, đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền phải tỉ mỉ, chính xác trong quá trình định tội danh khi xem xét đánh giá các tình tiết của vụ án. Phải kết hợp chặt chẽ nhuần nhuyễn giữa lí luận và thực tế, phải cẩn trọng, không được bỏ sót một tình tiết dù nhỏ nhất, nếu không sẽ đưa đến hậu quả định tội danh không đúng cho người đã thực hiện hành vi nguy hiểm. Cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng, kịp thời có văn bản hướng dẫn, giải thích rõ ràng cho những chế định mới, tội danh được sửa đổi hoặc những chế đinh và tội danh mà trong quy định gây nhiều cách hiểu khác nhau, tránh hậu quả định tội danh khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời có thể tránh được tình trạng truy cứu trách nhiệm hình sự không đúng với hành vi nguy hiểm mà tội phạm gây ra hoặc lợi dụng vào sự không rõ ràng đó để trốn tội. Trên đây là ý kiến định tội danh của em trong trường hợp cụ thể về của tội danh xâm phạm quyền sở hữu và một số ý kiến rút ra từ tình huống đó, rất mong được sự góp ý của thấy cô giáo. Danh mục tài liệu tham khảo: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, trường ĐH LHN, NXB CAND Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 2, trường ĐH LHN, NXB CAND Bộ Luật hình sự Việt Nam( sửa đổi bổ sung năm 2009) NXB Tư pháp Định tội danh và quyết định hình phạt, TS Dương Tuyết Miên, NXB LĐXH Bình luận khoa họcBLHS phần các tội phạm , tập 2, Đinh Văn Quế, NXB TPHCM Hỏi và trả lời luật hình sự Việt Nam, HV CSND, NXB lao động – xã hội webside:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải quyết tình huống luật hình sự.doc
Luận văn liên quan