Giải quyết tình huống tố tụng dân sự

Đề bài: Anh A và chị B làm lễ cưới năm 1986 trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện nhưng không đăng ký kết hôn. Sau khi cưới, chị B chung sống với gia đình bố mẹ anh A tại phường P, quận H, nhưng chưa chuyển hộ khẩu về. Thời gian đầu hai người chung sống hạnh phúc, đến năm 2000 bắt đầu phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân do Anh A nghi ngờ chị B có quan hệ ngoại tình. Từ năm 2002 đến nay, chị B bỏ về sống với gia đình mẹ chị tại thôn Y, huyện Đ, Hà Nội và đăng ký tạm trú tại đây. Vợ chồng chưa có con chung. Tháng 5/2005, Anh A đã làm đơn gửi đến Tòa án quận H với nội dung yêu cầu hủy hôn trái pháp luật giữa anh và chi B, vì anh chị không đăng ký kết hôn và hiện chị B đang sống với người đàn ông khác. a) Theo anh (chị) thì quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ việc nói trên là quan hệ hôn nhân thực tế hay quan hệ hôn nhân trái pháp luật? Tại sao? b) Tòa án nhân dân quận H có thẩm quyền giải quyết vụ án này hay không? Tại sao?

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3684 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết tình huống tố tụng dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Anh A và chị B làm lễ cưới năm 1986 trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện nhưng không đăng ký kết hôn. Sau khi cưới, chị B chung sống với gia đình bố mẹ anh A tại phường P, quận H, nhưng chưa chuyển hộ khẩu về. Thời gian đầu hai người chung sống hạnh phúc, đến năm 2000 bắt đầu phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân do Anh A nghi ngờ chị B có quan hệ ngoại tình. Từ năm 2002 đến nay, chị B bỏ về sống với gia đình mẹ chị tại thôn Y, huyện Đ, Hà Nội và đăng ký tạm trú tại đây. Vợ chồng chưa có con chung. Tháng 5/2005, Anh A đã làm đơn gửi đến Tòa án quận H với nội dung yêu cầu hủy hôn trái pháp luật giữa anh và chi B, vì anh chị không đăng ký kết hôn và hiện chị B đang sống với người đàn ông khác. Theo anh (chị) thì quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ việc nói trên là quan hệ hôn nhân thực tế hay quan hệ hôn nhân trái pháp luật? Tại sao? Tòa án nhân dân quận H có thẩm quyền giải quyết vụ án này hay không? Tại sao? Bài làm Câu a: Quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ việc nói trên là quan hệ “hôn nhân thực tế”. Bởi lẽ: “Hôn nhân thực tế” là thuật ngữ pháp lý để chỉ quan hệ giữa hai bên nam nữ có hành vi chung sống như vợ chồng nhưng không có đăng ký kết hôn (không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn do cơ quan đăng ký kết hôn cấp). Điều đó có nghĩa là giữa hai bên trong quan hệ hôn nhân đó không có chứng cứ về mặt pháp lý để khẳng định rằng họ là vợ chồng, việc pháp luật công nhận họ là vợ chồng chỉ dựa trên thực tế họ đã và đang chung sống như vợ chồng. Áp dụng vào tình huống đầu bài chúng ta thấy rằng anh A và chị B làm lễ cưới năm 1986 trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện có hành vi chung sống như vợ chồng từ năm 1986 đến năm 2000 nhưng không có đăng ký kết hôn do đó quan hệ pháp luật giữa anh A và chị B là quan hệ hôn nhân thực tế. Quan hệ pháp luật giữa anh A và chị B trong trường hợp này không phải là quan hệ hôn nhân trái pháp luật bởi vì quan hệ hôn nhân trái pháp luật là quan hệ giữa hai bên nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định (điểm 3 điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000), ở đây anh A và chị B không có đăng ký kết hôn nên không rơi vào trường hợp này. Câu b: Theo phần trên thì quan hệ hôn nhân giữa anh A và chị B là quan hệ hôn nhân thực tế được xác lập vào năm 1986. Và đối với trường hợp này theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội ngày 9/6/2010 về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình và thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT–TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3/1/2001 hướng dẫn thi hành nghị quyết 35 quy định: trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Theo bài ra anh A đã làm đơn gửi đến Tòa án quận H với nội dung yêu cầu hủy hôn trái pháp luật giữa anh và chi B, vì anh chị không đăng ký kết hôn và hiện chị B đang sống với người đàn ông khác. Ở đây, chúng ta thấy có hai điểm cần lưu ý: Thứ nhất, tòa án nào có thẩm quyền giải quyết đơn của anh A sẽ phải yêu cầu anh A sửa đổi đơn trên cơ sở vận dụng điều 169 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS), bởi lẽ quan hệ hôn nhân giữa anh A và chị B không phải quan hệ kết hôn trái pháp luật do đó nội dung đơn không thể là yêu cầu hủy hôn trái pháp luật. Anh A muốn tòa án có thẩm quyền giải quyết trong vụ án này thì phải gửi đơn đến Tòa án với nội dung xin ly hôn (khoản 1 Điều 27 BLTTDS năm 2004). Thứ hai, Về toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn: Căn cứ quy định tại Điều 27, Điều 33 và Điều 35 của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì: Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi chị B đang cư trú (Theo Điều 1 Luật cư trú năm 2006 quy định: cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm yêu cầu ly hôn của người vợ. Tuy nhiên, anh A và chị B có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của anh A giải quyết. Từ cơ sở đó, chúng ta thấy rằng để xác định Tòa án quận H (nơi anh A cư trú, làm việc) có thẩm quyền giải quyết không cần phải xác định giữa anh A và chị B có sự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án quân H (nơi cư trú, làm việc của anh A) giải quyết hay không, nếu có sự thỏa thuận này thì Tòa án quận H sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn này (khả năng này trong thực tế rất ít xảy ra bỡi lẽ bị đơn thường muốn tòa án nơi mình cứ trú giải quyết sẽ tiện lợi hơn với họ); trong trường hợp giữa anh A và chị B không có thỏa thuận gì về vấn đề này thì Tòa án quận H không có thẩm quyền giải quyết vụ án và sẽ phải chuyển vụ án này cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết – Tòa án huyện Đ hoặc tòa án thành phố Hà Nội (nơi chị B cư trú). TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Luật hôn nhân gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành. TS. Lê Thu Hà, Bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật tố tụn dân sự và thực tiễn áp dụng, Nxb. Tư pháp, Hà Nội 2006. Tạp chí Tòa án nhân dân số 18 (tháng 9/2008). Trang web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải quyết tình huống tố tụng dân sự.doc
Luận văn liên quan