Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thủ tục trọng tài thương mại

Pháp lệnh trọng tài thương mại đã có từ năm 2003 nhưng vẫn còn nhiều bất cập, vẫn chưa được nhiều người biết đến, có một số người biết nhưng lại không tin tưởng. Vì vậy, giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài hầu như là còn mới đối với Việt Nam. Nhưng từ ngày 17/6/2010 luật trọng tài thương mại được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày 1/1/2011 thay thế cho pháp lệnh trọng tài thương mại thì việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ngày càng phổ biến

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3531 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thủ tục trọng tài thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Trình tự, thủ tục tiến hành chọn trọng tài thương mại để giải quyết. LỜI MỞ ĐẦU Pháp lệnh trọng tài thương mại đã có từ năm 2003 nhưng vẫn còn nhiều bất cập, vẫn chưa được nhiều người biết đến, có một số người biết nhưng lại không tin tưởng. Vì vậy, giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài hầu như là còn mới đối với Việt Nam. Nhưng từ ngày 17/6/2010 luật trọng tài thương mại được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày 1/1/2011 thay thế cho pháp lệnh trọng tài thương mại thì việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ngày càng phổ biến.Bởi ưu điểm lớn nhất mà trọng tài thương mại đem lại đó là sự bảo mật. Mà trong kinh doanh thương mại, việc bảo vệ bí quyết công nghệ là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến sự sống còn và uy tín của doanh nghiệp. Hôm nay, chúng em xin trình bày về trình tự, thủ tục tiến hành trọng tài thương mại. Với tư cách là sinh viên nghiên cứu về luật, bài làm của chúng em bên cạnh dựa vào luật TTTM thì chúng em còn nêu lên quan điểm, chứng kiến của mình. Vì vậy, không thể tránh khỏi những sai sót, mong GVHD và các bạn thông cảm! Có nhiều hình thức để giải quyết tranh chấp TM như: - Thương lượng - Hòa giải - Trọng tài thương mại - Tòa án Đề tài mà nhóm chọn giải quyết tranh chấp TM là trọng tài TM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG THỦ TỤC TRỌNG TÀI TM Các nội dung chính: Giới thiệu chung: Điều kiện chọn trọng tài TM Trình tự - Thủ tục chọn TTTM Tình huống Giải quyết tình huống I.Giới thiệu chung: 1. Khái niệm: Là trình tự áp dụng tại cơ quan Trọng tài do các bên lựa chọn để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại Ngày nay, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được xem như phương thức phổ biến nhất, đặc biệt đối với các tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế. Trọng tài không chỉ xét xử những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân với cá nhân, mà thậm chí cả những tranh chấp giữa cá nhân với quốc gia hay quốc gia với quốc gia. 2. Điều kiện : (Đ5-Luật trọng tài thương mại 2010) Để giải quyết theo thủ tục trọng tài, trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, phải có thỏa thuận về việc nhờ cơ quan trọng tài giải quyết. Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Các hình thức khác như thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài cũng được coi là thỏa thuận bằng văn bản. Thỏa thuận này có thể ghi hẳn trong hợp đồng hoặc ghi riêng. Trường hợp đã có sự thỏa thuận của hai bên về việc chọn trọng tài mà sau đó một trong hai bên đưa ra Tòa án để giải quyết thì Tòa án phải từ chối thụ lý trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu . 3. Thời hiệu khởi kiện : (Đ33-Luật trọng tài thương mại 2010) Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật có quy định thời hiệu khởi kiện thì thực hiện theo quy định đó của pháp luật. Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài là hai năm, kể từ ngày xảy ra tranh chấp, trừ trường hợp bất khả kháng.Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày xảy ra sự kiện cho đến khi không còn sự kiện bất khả kháng. II: Điều kiện chọn TTTM 1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. 2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. 3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. III.Trình tự - thủ tục chọn TTTM III.1 Trình tự 1. Đơn khởi kiện : (Đ30- Luật trọng tài thương mại 2010) - Để giải quyết vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi Trung tâm Trọng tài. Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu, chứng cứ. Bản sao phải có chứng thực hợp lệ. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện, nếu các bên không có thoả thuận khác, bị đơn phải gửi cho Trung tâm Trọng tài bản tự bảo vệ .( điều 35) - Đơn khởi kiện gồm các nội dung sau: *Ngày, tháng, năm viết đơn *Tên và địa chỉ các bên. *Tóm tắt vụ tranh chấp. *Cơ sở và chứng cứ khởi kiện (nếu có) *Trị giá tài sản mà nguyên đơn yêu cầu. *Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn. Đơn khởi kiện được gửi đến trung tâm trọng tài hoặc bị đơn. Kèm theo đơn khởi kiện, nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao thỏa thuận trọng tài. Bản chính hoặc bản sao các tài liệu chứng cứ. Nguyên đơn phải nộp tạm ứng phí cho trọng tài sau đó bên thua kiện sẽ hoàn lại phí trọng tài. (Điều 30) 2.Thành lập HĐTT: 2.1.Thành lập HĐTT tại TT trọng tài (Điều 40) Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày hết hạn quy định, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên trong TTTT cho bị đơn. Các Trọng tài viên đại diện các bên phải chọn Trọng tài viên thứ ba có tên trong danh sách làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài Nếu không chọn được thì Chủ tịch Trung tâm TT sẽ chỉ định 1 Trọng tài viên theo quy định PL . 2.2. Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc (Điều 41) * “Trọng tài vụ việc” có thể được hiểu là hình thức trọng tài được lập ra theo yêu cầu của các đương sự để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi tranh chấp đó đã được giải quyết. “ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn. Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, thì các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên và nếu các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên không có thoả thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, nếu các bên không có thoả thuận yêu cầu một Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của các bên quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phải phân công một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên và thông báo cho các bên. 3. Nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc và thu thập chứng cứ: Sau khi được chọn hoặc chỉ định, các Trọng tài viên phải nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc nếu thấy cần thiết. Hội đồng Trọng tài có quyền gặp các bên để nghe các bên trình bày ý kiến. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên hoặc theo sáng kiến của mình, Hội đồng Trọng tài có thể tìm hiểu sự việc từ người thứ ba với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên. (Đ43- Luật trọng tài thương mại 2010). Các bên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh sự việc mà mình nêu ra. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng Trọng tài có thể tự mình thu thập chứng cứ, mời giám định theo yêu cầu của một bên hoặc các bên và phải thông báo cho các bên biết. Bên yêu cầu giám định phải nộp tạm ứng phí giám định, trường hợp các bên mời giám định thì cùng phải nộp tạm ứng phí giám định.(Đ46- Luật trọng tài thương mại 2010) 4.Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Trong quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, thì các bên có quyền làm đơn đến Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài thụ lý vụ tranh chấp.(Đ48-Luật trọng tài thương mại 2010). Một số biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm: (Đ49 - Luật trọng tài thương mại 2010) -Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp -Cấm hoặc buộc bat kì bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài. -Kê biên tài sản đang tranh chấp - Yêu cầu bảo tồn,cất giữ,bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp -Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên. -Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài( điều 50): 1.Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm làm đơn; b) Tên, địa chỉ của bên có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; c) Tên, địa chỉ của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; d) Tóm tắt nội dung tranh chấp; đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể. Kèm theo đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bên yêu cầu phải cung cấp cho Hội đồng trọng tài chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó. Theo quyết định của Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Hội đồng trọng tài ấn định tương ứng với giá trị thiệt hại có thể phát sinh do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây ra để bảo vệ lợi ích của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng do Hội đồng trọng tài quyết định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, ngay sau khi bên yêu cầu đã thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này thì Hội đồng trọng tài xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, Hội đồng trọng tài thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho bên yêu cầu biết. Việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị, bị đơn có quyền yêu cầu Chánh án Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời xem xét, giải quyết việc thay đổi, huỷ bỏ hoặc giữ nguyên các biện pháp đó. Trong thời hạn 3 ngày làm việc , kể từ ngày nhận được kiến nghị của Viện Kiểm sát hoặc yêu cầu của bị đơn, Chánh án Toà án phải có quyết định và trả lời cho Viện Kiểm sát hoặc bị đơn. (K2,Đ53-- Luật trọng tài thương mại 2010) 5.Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp: - Thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng trọng tài quyết định, nếu các bên không có thỏa thuận khác. (Đ54- Luật trọng tài thương mại 2010). - Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai. Trong trường họp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên dự phiên họp.(K1,Đ55- Luật trọng tài thương mại 2010). - Nguyên đơn đã được triệu tập tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp mà không tham dự phiên họp không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng trọng tài đồng ý thì được coi là đã rút đơn kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp nếu bị đơn yêu cầu hoặc có đơn kiện lại . (K1,Đ56- Luật trọng tài thương mại 2010) - Bị đơn đã được triệu tập tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp mà không tham dự phiên họp không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng trọng tài đồng ý thì Hội đồng trọng tài vẫn tiến hành giải quyết vụ tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có. (K2,Đ56- Luật trọng tài thương mại 2010) - Trong trường họp các bên yêu cầu, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để giải quyết vụ tranh chấp mà không cần các bên có mặt. (K3,Đ56- Luật trọng tài thương mại 2010). - Quyết định trọng tài của Hội đồng trọng tài được lập theo nguyên tắc đa số, trừ trường hợp vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất giải quyết. Ý kiến của thiểu số được ghi vào biên bản phiên họp. (Đ60- Luật trọng tài thương mại 2010). - Quyết định trọng tài có thể được công bố ngay tại phiên họp cuối cùng hoặc sau đó nhưng chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Toàn văn quyết định trọng tài phải gởi đến các bên sau khi công bố. 6. Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài : Thời hạn và trình tự giải quyết : Trong thời hạn 30 ngày, kề từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định trọng tài, để yêu cầu hủy quyết định trọng tài . Trường hợp gặp sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài . (Đ69- Luật trọng tài thương mại 2010). Tòa án thụ lý kể từ ngày bên có yêu cầu nộp lệ phí. Sau khi thụ lý, Tòa án phải thông báo cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ ly, Chánh án Tòa án chỉ định một Hội đồng xét xử gồm 3 Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ toạ và phải mở phiên Tòa để xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài . (K1,K2-Đ71- Luật trọng tài thương mại 2010). Phiên Tòa được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên (nếu có), Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp một trong các bên yêu cầu Tòa án xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng xét xử đồng ý thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài . (K3-Đ71- Luật trọng tài thương mại 2010). Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét xử không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ kiểm tra lại giấy tờ, đối chiếu quyết định trọng tài để xem có căn cứ để hủy quyết định trọng tài không xét xử lại nội dung tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết. (K4-Đ71- Luật trọng tài thương mại 2010). 7. Căn cứ để hủy phán quyết trọng tài: (Đ68- Luật trọng tài thương mại 2010) *Toà án xem xét việc huỷ phán quyết của trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên (K1-Đ68-Luật trọng tài thương mại 2010). *Tòa án sẽ ra quyết  định hủy phán quyết  trọng tài nếu bên yêu cầu chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra quyết định trọng tài nhưng rơi vào một trong các trường hợp sau đây: - Thỏa thuận trọng tài vô hiệu(Đ18-Luật trọng tài thương mại 2010). -Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong những trường hợp sau: + Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài tại Điều 2 cua luật trọng tài thương mại 2010. + Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của Pháp luật. + Một bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của bộ Luật dân sự. +Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại điều 16 của luật này. . Thoả thuận trọng tài không được lập bằng văn bản hoặc hình thức khác được xem như văn bản (telex, fax,) ( Điểm a,K2, Đ16-Luật trọng tai thương mại 2010). .Thoả thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên(Điểm c,K2, Đ16- Luật trọng tài thương mại 2010). .Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thoả thuận trong tài như hợp, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác ( Điểm d,K2,Đ16-Luật trọng tài thương mại 2010). + Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu; thời hiệu yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu là 6 tháng, kể  từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng Trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp( Đ18-Luật trọng tài thương mại 2010). +Thoả thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật(Đ18_Luật trọng tài thương mại 2010). + Thành phần Hội đồng trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên theo quy định của pháp lệnh này(Điểm b,K2,Đ68-Luật trọng tài thương mại 2010). + Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, trong trường hợp quyết định trọng tài có một phần không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tàithì phần quyết định này bị hủy (Điểm c,K2,Đ6-Luật trọng tài thương mại 2010). + Trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của Trọng tài viên.   + Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Điểm đ, K2, Đ68 - Luật trọng tài thương mại 2010). Trong trường hợp Hội đồng xét xử  hủy quyết định trọng tài, nếu không có thỏa thuận khác thì các bên có quyền đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Tòa án . Trong trường hợp Hội đồng xét xử không hủy quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành (nếu không có kháng cáo, kháng nghị). 8. Thi hành quyết định trọng tài: -Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài.( Điều 65) -Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu huỷ quyết định trọng tài theo quy định tại điều 69, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền (cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành) thi hành phán quyết trọng tài. (Khoản 1 điều 66) - Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này.( Khoản 2 điều 66) -Trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu Toà án huỷ phán quyết trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hánh kể từ ngày quyết định của Toà án không huỷ quyết định trọng tài có hiệu lực.( khoản 8 điều 71) -Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. ( Điều 67) 9. Giải quyết vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài : Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự. ( K4, Đ3-Luật trọng tài thương mại năm 2010). Các bên có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết tranh chấp, trường hợp không có thỏa thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hang hóa, tài sản hoặc tài liệu khác.( K1,2, Đ11-Luật trọng tài thương mại năm 2010) Đối với luật áp dụng để giải quyết tranh chấp thì Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn, nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất(K2, Đ14-Luật trọng tài thương mại 2010). Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán Quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng và hậu quả của việc áp dụng đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam( K3, Đ14-Luật trọng tài thương mại năm 2010). Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định( K2, Đ10-Luật trọng tài thương mại năm 2010). IV.Tình huống: Ngày 08/10/2007, Công ty A (A) và Công ty B (B) ký hợp đồng số 888/GLC về việc giao nhận thầu xây dựng hồ bơi thuộc dự án Khách sạn 5 sao Việt Nam tại tỉnh Q. Theo hợp đồng, A có trách nhiệm thực hiện xây dựng hồ bơi và trên thực tế, nhà thầu đã hoàn thành mọi công việc của mình theo quy định của hợp đồng giao nhận thầu số 888/GLC và tiến hành bàn giao đưa công trình vào sử dụng ngày 26/4/2008. Các bên cũng thống nhất rằng, A là đơn vị chịu trách nhiệm bảo hành công trình theo hợp đồng, thời gian bảo hành sẽ bắt đầu từ ngày 27/04/2008, kéo dài trong 365 ngày tiếp theo. Trong suốt thời gian bảo hành, A đã nhiều lần tiến hành sửa chữa, khắc phục các sai sót của công trình theo đúng yêu cầu, với giải pháp kỹ thuật được thống nhất giữa các bên và được các kỹ sư của B chứng nhận là đã hoàn thành công việc theo yêu cầu. Thời gian bảo hành kết thúc, theo đúng thỏa thuận của các bên về điều khoản bảo hành, A đã nhiều lần gửi thư yêu cầu thanh toán chi phí bảo hành với số tiền là 200.000.000 đồng. Dù vậy, với nhiều lý do khác nhau, qua nhiều lần đàm phán, B vẫn từ chối thanh toán dứt điểm số tiền này. Yêu cầu của nguyên đơn: - Buộc B thanh toán dứt điểm cho A số tiền bảo hành là 200.000.000 đồng. - Buộc B thanh toán cho A khoản tiền lãi do chậm thanh toán kể từ ngày 29/4/2009 trở về sau. Quan điểm của bị đơn: Theo “Bài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” ngày 10/8/2010 gửi cho Hội đồng Trọng tài, B trình bày quan điểm của mình như sau: - Giữ lại số tiền bảo hành 200.000.000 đồng không thanh toán cho A vì số tiền đó đã được dùng cho việc khắc phục sửa chữa dứt điểm các lỗi xây dựng do A gây ra như đã đề cập trong các thông báo trước đây, như thư đề ngày 09/05/2009 thể hiện: A không có phương thức khắc phục nào cụ thể để sửa chữa việc thấm nước và rút nước. Mặc dù đã đưa ra nhiều chỉ thị nhưng vẫn không khắc phục. - Bên cạnh đó, B yêu cầu Hội đồng Trọng tài bác bỏ yêu cầu thanh toán tiền bảo hành của A, và có yêu cầu phản tố như sau: Xuất phát từ việc A không thực hiện việc bảo hành, bảo trì theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật, B đã nhờ các nhà thầu khác tiến hành sửa chữa, bảo hành các phần thi công không đạt chất lượng của A. Số tiền bỏ ra để thực hiện công việc trên là 450.000.000 đồng. Trong khi đó, số tiền mà B giữ lại của A là 200.000.000 đồng, nên số tiền chênh lệch 250.000.000 đồng và lãi phát sinh từ số tiền chênh lệch trên (tính từ thời điểm B thanh toán cho các nhà thầu đến thời điểm hiện tại theo mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố) là 250.000.000đ x 1,2% x 8 = 24.000.000 đồng. V.Giải quyết tình huống 1.Gửi đơn kiện 2. Thành lập hội đồng trọng tài vụ việc 2.1. Nguyên đơn mời Trọng tài viên cho mình Sau khi gửi đơn kiện trọng tài cho bị đơn là B, nguyên đơn A có thư mời Trọng tài viên 01 làm Trọng tài viên cho mình theo thư mời đề ngày 30/11/2009. 2.2. Tòa án cử Trọng tài viên cho Bị đơn Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện trọng tài; B không lựa chọn và thông báo về trọng tài viên mà mình lựa chọn. Căn cứ Điều 26 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 (Pháp lệnh TTTM), A làm đơn yêu cầu Tòa ná nhân dân (TAND) tỉnh Q chỉ định trọng tài viên cho bị đơn và đến ngày 06/04/2010, TAND tỉnh Q đã ra Quyết định chỉ định trọng tài viên số 01/2010/QĐKDTM-ST, chỉ định Trọng tài viên 02 làm trọng tài viên cho bị đơn. 2.3. Bị đơn khiếu nại quyết định cử Trọng tài viên cho Bị đơn Ngày 05/05/2010 bị đơn B làm đơn khiếu nại quyết định chỉ định trọng tài viên số 01/2010/QĐKDTM-ST ngày 06/04/2010 với hai lý do: (i) B cho rằng, mình không ký bất kỳ hợp đồng nào với A như thông báo thụ lý mà TAND tỉnh Q đã nêu, nên việc thụ lý của tòa án là trái với quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2004 “Người khởi kiện không có quyền khởi kiện”. Do đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 391 BLTTDS hiện hành, B yêu cầu TAND tỉnh Q ra quyết định hủy bỏ Quyết định số 01/2010/QĐKDTM-ST ngày 06/04/2010; (ii) B cho rằng, B không nhận được đơn khởi kiện của A trước khi A có đơn yêu cầu chỉ định Trọng tài viên nên yêu cầu của A là trái với quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều 168 BLTTDS và mục 7.3 Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn Điều 168 của BLTTDS. 2.4. Việc thành lập Hội đồng Trọng tài vụ việc sau khi có công văn trả lời đơn khiếu nại của Chánh án TAND đối với quyết định cử Trọng tài viên của Tòa án Ngày 29/06/2010 Chánh án TAND tỉnh Q có công văn số 28/CV-TA trả lời đơn khiếu nại cho B với nội dung như sau: Vấn đề thứ nhất, B cho rằng, B không ký bất kỳ hợp đồng nào với A như thông báo thụ lý mà TAND tỉnh Q đã nêu, TAND tỉnh Q cho rằng: (i) A là công ty được đổi tên từ Công ty ABC, chính là công ty đã ký kết hợp đồng số 888/GLC về việc giao nhận thầu xây dựng hồ bơi (gói thầu 888.1) và việc thông báo tên này đã có thông báo cho B biết; (ii) Sau khi đổi tên, A có nhiều lần gửi văn bản đến B để yêu cầu thanh toán tiền bảo hành công trình và B có phản hồi bằng nhiều văn bản cho A, điều đó cho thấy rằng, B đã mặc nhiên thừa nhận tư cách pháp lý của A trong hợp đồng này. Do đó, TAND tỉnh Q thụ lý vụ án việc kinh doanh thương mại theo đơn yêu cầu của A là có cơ sở. Vấn đề thứ hai, B cho rằng, B không nhận được đơn khởi kiện của A trước khi A có đơn yêu cầu chỉ định Trọng tài viên, TAND tỉnh Q cho rằng: (i) Trong hồ sơ vụ kiện, A có đơn kiện “yêu cầu giải quyết tranh chấp tiền bảo hành” gửi đến B ngày 30/11/2009, có thư báo phát nhanh vào ngày 01/12/2009. Song song đó (ii) trong văn bản đề ngày 22/12/2009 gửi đến B, A cũng nêu rõ “Chúng tôi cũng đã gửi hồ sơ khởi kiện để bắt đầu quá trình tố tụng trọng tài ngày 30/11/2009”. Điều nay cho thấy, A đã gửi đơn kiện đến để B biết và lựa chọn trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày. Từ hai nhận định trên, TAND tỉnh Q khẳng định: Việc chỉ định trọng tài viên cho vụ kiện nêu trên là có căn cứ và đúng theo khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh TTTM. Do đó, khiếu nại của B đề nghị hủy quyết định chỉ định trọng tài viên số 01/KDTM của Tòa kinh tế TAND tỉnh Q là không có cơ sở để chấp nhận. Sau khi nhận được công văn số 28/CV-TA ngày 29/06/2010 của Chánh án TAND tỉnh Q trả lời đơn khiếu nại cho B, hai trọng tài viên 01 và 02 đã họp và bầu trọng tài viên 03 làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài vụ kiện A-B vào ngày 11/07/2010. Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (Luật TTTM) quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật TTTM:Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên không có thoả thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng Trọng tài; và khi có sự khiếu nại quyết định chỉ định trọng tài viên của Tòa án như trường hợp nêu trên thì trong thời hạn bao lâu, hai trọng tài viên phải bầu Chủ tịch Hội đồng Trọng tài vụ việc sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án? Thời hạn thực tế trong vụ kiện này là 13 ngày (từ ngày 29/06/2010 TAND tỉnh Q có công văn bác khiếu nại cho đến 11/07/2010 hai trọng tài viên bầu Chủ tịch Hội đồng Trọng tài) . DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8: Đỗ Thị Lan 35k12.2 Nguyễn Thùy Linh 36k01.2 Đỗ Thị Thanh Hà 36k06.2 Đào Thị Thái Ngọc 36k06.2 Nguyễn Thị Thùy Loan 36k06.2 Nguyễn Phương Thảo 36k06.2 Nguyễn Thị Thảo Huyền 36k06.2 Nguyễn Thị Thanh Hương 36k06.2 Trần Thị Khánh Ly 36k15.1 Đoàn Thị Ngọc Trâm 36k06.2 Lê Thị Thùy Linh 36k15.1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải quyết tranh chấp thương mại bằng thủ tục trọng tài tm.doc
Luận văn liên quan