Giải quyết tranh chấp về hợp đồng kinh tế những bất cập dưới góc độ thực tiễn áp dụng

Việc xem xét hợp đồng vô hiệu nên quy định thành các trường hợp khác nhau (tương tự như hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối) theo như pháp luật các nước trên thế giới. Trong trường hợp hợp đồng kinh tế vi phạm điều kiện chủ thể, thiếu sự tự nguyện mà các bên vẫn chấp nhận thực hiện chỉ có tranh chấp quyền và nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng thì giải quyết theo yêu cầu không cần tuyên bố vô hiệu. Hợp đồng có thể sai quy định về hình thức, giao kết sai thẩm quyền, nhầm lẫn, song các bên tự nguyện chấp nhận thì Tòa án không can thiệp (3). Ngoài ra việc cần sửa đổi tên gọi hợp đồng kinh tếthành hợp đồng kinh doanh, hợp đồng thương mại có tính chất là các hợp đồng chuyên biệt cho đúng với tính chất và mục đích và thống nhất với pháp luật trong nước (Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003.)

pdf9 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2926 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết tranh chấp về hợp đồng kinh tế những bất cập dưới góc độ thực tiễn áp dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
69 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ NHỮNG BẤT CẬP DƯỚI GÓC ĐỘ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Đoàn Đức Lương Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án nhân dân vào ngày 28 tháng 12 năm 1993. Điều 1 của Luật quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế được ban hành có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 1994 quy định thẩm quyền và thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế. Kể từ thời điểm này chấm dứt hoạt động của Cơ quan trọng tài kinh tế nhà nước các cấp và các tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng kinh tế. Qua mười năm hoạt động và thực hiện Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế có thể nói Tòa án nhân dân các cấp có thẩm quyền đã vận dụng tôtú các quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp kinh tế. Việc giải quyết đã mang lại quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể kinh doanh, đảm bảo công khai, trực tiếp, bước đầu đã tạo niềm tin cho các chủ thể vào hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế mới tại toà án theo thủ tục 70 tố tụng tư pháp. Tình hình thụ lý và giải quyết các tranh chấp kinh tế tại cấp sơ thẩm mười năm qua như sau: Năm 199 4 199 5 199 6 199 7 199 8 199 9 200 0 200 1 200 2 200 3 Số vụ án thụ lý mới 78 453 532 630 126 6 128 0 859 575 657 748 Số vụ án được giải quyết 42 372 496 518 107 8 101 0 859 575 557 638 (Nguồn các Báo cáo tổng kết ngành của Toà án nhân dân tối cao) Trong các tranh chấp kinh tế phát sinh tại Tòa án các tranh chấp về hợp đồng kinh tế chiếm tỷ lệ chủ yếu nhưng khi áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng nhiều trường hợp gặp phải nội dung của điều luật quy định không rõ ràng, dễ dẫn đến cách hiểu khác nhau và chưa có hướng dẫn áp dụng thống nhất nên các tòa án áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp cụ thể dễ dẫn đến kết quả khác nhau. Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế quy định hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu trong các trương hợp: Nội dung của hợp đồng kinh tế vi phạm điều cấm của pháp luật; một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã được thỏa thuận trong hợp đồng; người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo. Việc xử lý tài sản tiến hành theo nguyên tắc các bên có nghĩa 71 vụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên vào năm 1989, tuy nền kinh tế đổi mới từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường nhưng Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, một pháp lệnh gần như "con đẻ" của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp vẫn được thông qua (1). Đến thời điểm hiện nay Pháp lệnh vẫn còn hiệu lực thi hành nên thực tiễn giải quyết tuyên bố hợp đồng kinh tế vô hiệu còn vướng mắc. Ví dụ về một trường hợp cụ thể tranh chấp về hợp đồng kinh tế việc giải quyết của các cấp Tòa án khác nhau: Tranh chấp hợp đồng mua bán tôm đông lạnh giữa Công ty xuất nhập khẩu thủy sản HN (gọi tắt là Công ty HN) và Công ty thủy sản thương mại TP (gọi tắt là Công ty TP). Ngày 22 - 2 - 2001 Công ty HN ký hợp đồng số 01/TSHN - TP bán hàng tôm PUD đông lạnh cho Công ty TP bao gồm các điều khoản kích cỡ, giá cả, phương thức thanh toán... Thực hiện hợp đồng này các ngày 3-4 và 5 -3-2001 tại kho Lê Lai, Hải Phòng, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản HN đã giao cho Công ty thuỷ sản và thương mại TP lô hàng tôm đông lạnh các loại với số lượng 27.360 kg, thành tiền 50.163,49 USD và khoản tiền thuế giá trị gia tăng của lô hàng này là 69.712.202 đồng. Ngoài ra Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản HN còn mua hộ bao bì là 9.152.000 đồng và khoản tiền thuế giá trị gia tăng của bao bì là 915.200 đồng. Về thanh toán sau khi đã đối chiếu công nợ hai bên phát sinh tranh chấp. Do hai bên không thống nhất được về số liệu công nợ nên ngày 27-01- 2002 Công ty xuất nhập khẩu HN đã có đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân Thành phố HP với yêu cầu buộc Công ty TP phải thanh toán số tiền còn thiếu. Bản án kinh tế sơ thẩm số 02/ KTST đã công nhận hợp đồng hợp pháp tuyên xử buộc Công ty TP phải thanh toán tiền hàng còn thiếu là 379,39 USD, tiền thuế VAT của lô hàng là 69.712.202 đồng, tiền lãi do chậm thanh toán tiền hàng là 525,76 USD, tiền lãi chậm trả của tiền thuế và bao bì là 24.609.950 đồng. 72 Công ty TP kháng cáo yêu cầu xem xét lại khoản tiền 5.203, 20USD do khách hàng nước ngoài đã trừ vì hàng kém phẩm chất. Tòa phúc thẩm sau khi xem xét đơn kháng cáo và các chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã ra bản án phúc thẩm số 126 ngày 10 - 08 - 2002 tuyên bố hợp đồng kinh tế số 01/TSHN-TP vô hiệu toàn bộ vì khi ký kết hợp đồng trên đại diện Công ty thuỷ sản và thương mại TP và ông Trịnh Bá H (Phó giám đốc) đã không được Giám đốc công ty ủy quyền do đó đã vi phạm điểm c, khoản 1, Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Trong bản án chỉ tuyên bố Công ty TP có trách nhiệm trả cho Công ty HN trị giá tài sản đã nhận còn lại là 379,39 USD quy đổi ra tiền Việt Nam (VNĐ) vào thời điểm thanh toán. Sau khi vụ án được xét xử phúc thẩm các đương sự có đơn khiếu nại nên Chánh án Tòa án tối cao đã có kháng nghị số 04/ 2002/ TK-KT đối với bản án số 126 của Tòa án cấp phúc thẩm. Trong Quyết định số 08/UBTP-KT của Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo trình tự giám đốc thẩm nhận định việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu là toàn bộ là phù hợp nhưng cấp phúc thẩm không xem xét số tiền thuế giá trị gia tăng 69.712.202 đồng mà Công ty HN đã nộp thay cho Công ty TP. Tiền thuế này Công ty TP đã làm thủ tục khê khai khấu trừ theo công văn của trả lời của Cục Thuế; đồng thời Công ty TP có văn bản cam kết sẽ chuyển 10 phần trăm thuế giá trị gia tăng cho Công ty HN khi được Cục Thuế khấu trừ. Vì vậy, quyết định giám đốc thẩm đã sửa một phần bản án phúc thẩm buộc Công ty TP phải hoàn trả 69.712.202 đồng cho Công ty HN. Trong vụ án trên, quan điểm của cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm về vụ án khác nhau nên đưa ra các phán quyết hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, cần xem xét việc đưa ra các phán quyết của hai cấp xét xử dựa trên các quy định nào của pháp luật. Theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 73 thì hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ khi người ký kết hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền. Trong thực tế có những trường hợp hợp đồng do cấp phó ký trong phạm vi phân công nội bộ công ty (cấp phó phụ trách mảng kinh doanh) hoặc người đại diện theo pháp luật biết việc ký kết hợp đồng kinh tế và thực hiện hợp đồng kinh tế đó có coi là có sự chấp thuận hay không. Theo quy định tại điều 154 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập thực hiện không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện trừ trường hợp được người đại diện chấp thuận. Trở lại vụ án trên, mặc dù hợp đồng kinh tế do Phó giám đốc Công ty ký không có ủy quyền nhưng hợp đồng đã được thực hiện thông qua việc Công ty TP đã nhận đủ hàng bán lại cho đối tác khác và đã thanh toán 650 triệu đồng cho Công ty HN. Ở đây, rõ ràng đã có sự chấp thuận của Giám đốc - người đại diện theo pháp luật của Công ty TP nên việc xử hủy hợp đồng kinh tế là bất hợp lý. Xuất phát từ thực tế trên Nghị quyết số 04/ 2003/NQ- HĐTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: nếu người ký kết hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, mà người theo quy định của pháp luật có thẩm quyền ký kết hợp đồng kinh tế đó chấp thuận thì hợp đồng kinh tế đó không bị coi là vô hiệu toàn bộ. Theo chúng tôi hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao chỉ là giải pháp tạm thời chưa giải quyết triệt để vấn đề. Nếu người có thẩm quyền đại diện yêu cầu tuyên bố hợp đồng kinh tế vô hiệu do người ký kết không đúng thẩm quyền mới áp dụng các quy định của Nghị quyết xem đã có sự chấp thuận hay không như: Có căn cứ chứng minh người ký kết hợp đồng kinh tế đã báo cáo với người có thẩm quyền, người có thẩm quyền đã tham gia thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng kinh tế (giao tiền, nhận hàng...). Trong trường hợp người ký kết không đúng thẩm quyền nhưng các bên tham gia không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà chỉ yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu hay giải quyết 74 tranh chấp về quyền và nghĩa vụ theo yêu cầu của các bên. Các bên tham gia hợp đồng biết được việc tham gia ký kết hợp đồng của một bên do người không đúng thẩm quyền nhưng hai bên chủ thể vẫn mặc nhiên thừa nhận không yêu cầu tuyên bố vô hiệu. Đây là vấn đề trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế chưa quy định nên việc áp dụng chưa thống nhất và thực tế Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án trên căn cứ vào yêu cầu của các bên, còn cấp phúc thẩm lại căn cứ vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Như vậy trong thực tiễn có những trường hợp nếu giải quyết phù hợp với thực tiễn đảm bảo lợi ích của các bên lại không phù hợp với pháp luật, ngược lại nếu theo pháp luật sẽ cứng nhắc và không phù hợp với thực tế. Do đó, khi Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật về hợp đồng phải hướng tới sự đảm bảo an toàn, lẽ công bằng cho các chủ thể nói chung và chủ thể hợp đồng kinh tế nói riêng, góp phần làm lành mạnh môi trường kinh doanh. Để đảm bảo quyền tự do hợp đồng nên đã đến lúc tuyên bố hủy bỏ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 và xây dựng chế định hợp đồng chung trong Bộ luật dân sự hoặc luật riêng về hợp đồng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay và trong tương lai. Hiện nay, ở nước ta chính vì quan niệm hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế có bản chất pháp lý khác nhau, do đó, pháp luật điều chỉnh của chúng ta không có khả năng hỗ trợ bổ sung cho nhau đã dẫn đến tình trạng các cơ quan tài phán Việt Nam thường lúng túng trong việc áp dụng pháp luật (2). Việc xem xét hợp đồng vô hiệu nên quy định thành các trường hợp khác nhau (tương tự như hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối) theo như pháp luật các nước trên thế giới. Trong trường hợp hợp đồng kinh tế vi phạm điều kiện chủ thể, thiếu sự tự nguyện mà các bên vẫn chấp nhận thực hiện chỉ có tranh chấp quyền và nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng thì giải quyết theo yêu cầu không cần tuyên bố vô hiệu. Hợp đồng có thể sai quy định về hình thức, giao kết sai thẩm quyền, nhầm lẫn, song các bên tự nguyện chấp nhận thì Tòa án không can thiệp (3). Ngoài ra việc cần sửa đổi tên gọi hợp đồng kinh tế thành hợp đồng kinh doanh, hợp đồng thương mại có tính chất là các hợp đồng chuyên biệt cho 75 đúng với tính chất và mục đích và thống nhất với pháp luật trong nước (Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003...) Chú thích: 1. Trần Hữu Huỳnh. Pháp lệnh Trọng tài thương mại những thử thách phía trước. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc Hội, số 4 (2003) 61 2. Phương Linh. Từ chuyện "Hợp đồng vô hiệu" đến niềm tin vào pháp luật. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc Hội, số 4 (2003) 12 3. Phạm Duy Nghĩa. Vài bình luận ngắn về pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Giải quyết tranh chấp kinh doanh và phá sản doanh nghiệp, Nxb Giao thông vận tải (2000) 69. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995. Nxb Chính trị , Hà Nội (1995) 76 2. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Nxb chính trị , Hà Nội (1989) 3. Nghị quyết số 04/2003/NQ-HDTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế. Tòa án nhân dân tối cao (2003) 4. Bản án kinh tế phúc thẩm số126/PT- KT. Tòa án nhân dân tối cao (2002) 5. Quyết định giám đốc thẩm số 08/UBTP-KT. Tòa án nhân dân tối cao (2002) TÓM TẮT Trong các tranh chấp kinh tế phát sinh tại Tòa án các tranh chấp về hợp đồng kinh tế chiếm số lượng chủ yếu. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng kinh tế đã lỗi thời, chồng chéo hoặc thiếu rõ ràng nên việc giải quyết của các cấp Tòa án thiếu thống nhất. Bài viết chỉ ra những bất cập của pháp luật hợp đồng thông qua việc phân tích một vụ án cụ thể từ đó làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật hợp đồng trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. RESOLUTIONS OF ECONOMIC CONTRACTS - DRAWBACKS FROM THE POINT OF VIEW IN APPLICABLE PRACTICE 77 Doan Duc Luong College of Sciences, Hue University SUMMARY Among the economic disputes arising at the courts, the number of disputes over economic contracts is considerably big. However, the related resolutions are not made in the same way by the courts of various levels due to the fact that the current regulations and laws about economic contracts are either outdated or overlapped or ambiguous . This essay points out the issue by analyzing a specific case, thereby showing the necessity to improve them to adapt well to the existing market economy in our country.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf26_bai08_2088.pdf
Luận văn liên quan