Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam

Bài làm: Trong quá trình hội nhập quốc thế hiện nay, pháp luật Việt Nam không thể tránh khỏi xung đột pháp luật với các hệ thống pháp luật khác trên thế giới. Một trong những lĩnh vực liên quan đến xung đột pháp luật đó là quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong bài viết này, em xin trình bày một khía cạnh nhỏ, đó là: "Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam". Trên thực tế, mỗi một quốc gia đều có quy định về điều kiện kết hôn, tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng quy định giống nhau mà phần lớn đều có điểm khác biệt. Chính từ những quy định khác nhau trên, khi có một quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thì tất yếu sẽ dẫn đến xung đột pháp luật. Ví dụ một cô gái Việt Nam mới 16 tuổi có thể kết hôn với một thanh niên Pháp đã trưởng thành hay không khi việc kết hôn này vi phạm pháp luật Việt Nam nhưng lại phù hợp với quy định của pháp luật Pháp. Vấn đề là cách giải quyết như thế nào? Để giải quyết xung đột pháp luật này, về lí luận cũng như thực tiễn, pháp luật của đa số các nước nghiêng về áp dụng nguyên tắc luật nhân thân (lex personalis) của các bên đương sự để giải quyết. Song có nước lại áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch (lex patrice), có nước lại áp dụng nguyên tắc luật nơi cư trú (lex domiccili) của đương sự để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn. Vậy pháp luật Việt Nam giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn như thế nào? Để điều chỉnh kịp thời vấn đề này, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật có các quy phạm xác định điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài như: Bộ luật dân sự 2005, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000; Nghị định số 68/2002/NĐ - CP, 69/2002/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành một số điều về quan hệ hôn nhân - gia đình có yếu tố nước ngoài của luật hôn nhân - gia đình; Thông tư 07/2002/ TT - BTP ngày 16 - 12 - 2002 về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 68/2002/ NĐ - CP. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 103 Luật hôn nhân gia đình năm 2000, Điều 10 Nghị định số 68/NĐ - CP thì: Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn. Như vậy, nguyên tắc cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn là nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự. Thực trạng kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam: Từ năm 1995 đến năm 2002, các quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài gia tăng nhanh chóng và phân thành 2 nhóm như sau: - Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người Việt Nam ở nước ngoài chiếm khoảng 45% tổng số, trong đó chủ yếu là với Việt kiều cư trú tại Hoa Kỳ, Đức, Úc, Canada. Số công dân Việt Nam kết hôn với Việt kiều tại Pháp trong giai đoạn này chỉ khoảng 1500 trường hợp. - Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chiếm khoảng 55% tổng số với hơn 40 quốc gia khác nhau (công dân Pháp kết hôn với công dân Việt Nam chỉ khoảng 1000 trường hợp từ năm 1995 đến năm 2002). Nghị định 68 đã giải quyết được phần lớn một số khó khăn, vướng mắc trong giải quyết các trường hợp, tuy nhiên việc giải quyết xung đột pháp lý về điều kiện kết hôn còn gặp nhiều vướng mắc: + Thứ nhất, tuổi kết hôn: quy định về độ tuổi kết hôn của một số nước thấp hơn so với Việt Nam (như Anh, Mỹ, Úc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc là trên 16 tuổi đối với nữa, đối với Pháp là từ 15 tuổi; trong khi đó quy định của ta chỉ thừa nhận tuổi kết hôn là từ 18 tuổi). Trong trường hợp này ta sẽ gặp khó khăn khi thụ lý các hồ sơ xin công nhận việc kết hôn ở nước ngoài, vì ngoài việc xem xét cuộc hôn nhân đó có phù hợp với pháp luật Việt Nam không còn phải tính đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, chưa kể phải xem xét đến yếu tố vi phạm pháp luật Hình sự (giao cấu với người vị thành niên). + Thứ hai, về năng lực, nhận thức kết hôn: thực tiễn hiện nay cho thấy có nhiều cuộc hôn nhân nằm ngoài mục đích thực của hôn nhân, chủ yếu vì lí do kinh tế hoặc để được xuất cảnh. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về vấn đề này. + Thứ ba. Về việc xác định việc kết hôn không vi phạm điều cấm: Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào nhằm bảo vệ việc đăng ký kết hôn, không vi phạm các điều cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nghị định 68 quy định việc phỏng vấn đễ xác định các dấu hiệu, hiện tượng của việc kết hôn giả, kết hôn vì mục đích vụ lợi . làm cơ sở cho việc từ chối điều kiện kết hôn. Do đó, kết luận về một vụ việc vi phạm các điều cấm của luật hôn nhân và gia đình làm cơ sở cho việc từ chối đăng ký kết hôn là rất khó và thiếu thuyết phục. Đây là một vấn đề tương đối khó, yêu cầu cấp thiết là pháp luật Việt Nam cần bổ sung các quy định pháp lý để giải quyết các xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn. Do dung lượng bài viết có hạn và sự hiểu biết còn nhiều hạn chế, bài viết của em không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Mong thầy cô giáo sửa chữa để bài viết của em về vấn đề: "Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam" thêm hoàn thiện.

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3823 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam. Bài làm: Trong quá trình hội nhập quốc thế hiện nay, pháp luật Việt Nam không thể tránh khỏi xung đột pháp luật với các hệ thống pháp luật khác trên thế giới. Một trong những lĩnh vực liên quan đến xung đột pháp luật đó là quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong bài viết này, em xin trình bày một khía cạnh nhỏ, đó là: "Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam". Trên thực tế, mỗi một quốc gia đều có quy định về điều kiện kết hôn, tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng quy định giống nhau mà phần lớn đều có điểm khác biệt. Chính từ những quy định khác nhau trên, khi có một quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thì tất yếu sẽ dẫn đến xung đột pháp luật. Ví dụ một cô gái Việt Nam mới 16 tuổi có thể kết hôn với một thanh niên Pháp đã trưởng thành hay không khi việc kết hôn này vi phạm pháp luật Việt Nam nhưng lại phù hợp với quy định của pháp luật Pháp. Vấn đề là cách giải quyết như thế nào? Để giải quyết xung đột pháp luật này, về lí luận cũng như thực tiễn, pháp luật của đa số các nước nghiêng về áp dụng nguyên tắc luật nhân thân (lex personalis) của các bên đương sự để giải quyết. Song có nước lại áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch (lex patrice), có nước lại áp dụng nguyên tắc luật nơi cư trú (lex domiccili) của đương sự để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn. Vậy pháp luật Việt Nam giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn như thế nào? Để điều chỉnh kịp thời vấn đề này, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật có các quy phạm xác định điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài như: Bộ luật dân sự 2005, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000; Nghị định số 68/2002/NĐ - CP, 69/2002/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành một số điều về quan hệ hôn nhân - gia đình có yếu tố nước ngoài của luật hôn nhân - gia đình; Thông tư 07/2002/ TT - BTP ngày 16 - 12 - 2002 về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 68/2002/ NĐ - CP. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 103 Luật hôn nhân gia đình năm 2000, Điều 10 Nghị định số 68/NĐ - CP thì: Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn. Như vậy, nguyên tắc cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn là nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự. Thực trạng kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam: Từ năm 1995 đến năm 2002, các quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài gia tăng nhanh chóng và phân thành 2 nhóm như sau: - Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người Việt Nam ở nước ngoài chiếm khoảng 45% tổng số, trong đó chủ yếu là với Việt kiều cư trú tại Hoa Kỳ, Đức, Úc, Canada. Số công dân Việt Nam kết hôn với Việt kiều tại Pháp trong giai đoạn này chỉ khoảng 1500 trường hợp. - Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chiếm khoảng 55% tổng số với hơn 40 quốc gia khác nhau (công dân Pháp kết hôn với công dân Việt Nam chỉ khoảng 1000 trường hợp từ năm 1995 đến năm 2002). Nghị định 68 đã giải quyết được phần lớn một số khó khăn, vướng mắc trong giải quyết các trường hợp, tuy nhiên việc giải quyết xung đột pháp lý về điều kiện kết hôn còn gặp nhiều vướng mắc: + Thứ nhất, tuổi kết hôn: quy định về độ tuổi kết hôn của một số nước thấp hơn so với Việt Nam (như Anh, Mỹ, Úc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc là trên 16 tuổi đối với nữa, đối với Pháp là từ 15 tuổi; trong khi đó quy định của ta chỉ thừa nhận tuổi kết hôn là từ 18 tuổi). Trong trường hợp này ta sẽ gặp khó khăn khi thụ lý các hồ sơ xin công nhận việc kết hôn ở nước ngoài, vì ngoài việc xem xét cuộc hôn nhân đó có phù hợp với pháp luật Việt Nam không còn phải tính đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, chưa kể phải xem xét đến yếu tố vi phạm pháp luật Hình sự (giao cấu với người vị thành niên). + Thứ hai, về năng lực, nhận thức kết hôn: thực tiễn hiện nay cho thấy có nhiều cuộc hôn nhân nằm ngoài mục đích thực của hôn nhân, chủ yếu vì lí do kinh tế hoặc để được xuất cảnh. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về vấn đề này. + Thứ ba. Về việc xác định việc kết hôn không vi phạm điều cấm: Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào nhằm bảo vệ việc đăng ký kết hôn, không vi phạm các điều cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nghị định 68 quy định việc phỏng vấn đễ xác định các dấu hiệu, hiện tượng của việc kết hôn giả, kết hôn vì mục đích vụ lợi... làm cơ sở cho việc từ chối điều kiện kết hôn. Do đó, kết luận về một vụ việc vi phạm các điều cấm của luật hôn nhân và gia đình làm cơ sở cho việc từ chối đăng ký kết hôn là rất khó và thiếu thuyết phục. Đây là một vấn đề tương đối khó, yêu cầu cấp thiết là pháp luật Việt Nam cần bổ sung các quy định pháp lý để giải quyết các xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn. Do dung lượng bài viết có hạn và sự hiểu biết còn nhiều hạn chế, bài viết của em không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Mong thầy cô giáo sửa chữa để bài viết của em về vấn đề: "Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam" thêm hoàn thiện. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Trường Đại học luật Hà Nội, giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2007. Nông Quốc Bình, Nguyễn Hồng Bắc, "Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời ký hội nhập quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006 Nhà pháp luật Việt - Pháp, một số vấn đề thực tiễn về quan hệ nhân thân, tài sản trong tư pháp quốc tế, Kỉ yếu hội thảo, 2005. Bộ luật dân sự năm 2005 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nghị định của Chính phủ số 68/2002/NĐ - CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết một số điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Nghị định của Chính phủ số 69/2006/ NĐ - CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định của chính phủ số 68/2002/ NĐ - CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tốt nước ngoài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn liên quan