MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
I. Tổng quan về giải thưởng Wipo 4
1.1. Khái niệm chung 4
1.1.1. Lịch sử ra đời 4
1.1.2. Mục tiêu 4
1.1.3. Đối tượng 4
1.1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn 4
1.2. Vai trò và ý nghĩa 4
II. Giải thưởng Wipo tại Việt Nam và những cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế 4
2.1. Giải thưởng Wipo tại Việt Nam 4
2.1.1. Một vài nét sơ lược 4
2.1.2. Những giải thưởng tiêu biểu 4
2.2. Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế 4
III. Một số giải pháp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sáng tạo khoa học công nghệ 4
3.1. Sự cần thiết ứng dụng khoa học công nghệ sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam 4
3.2. Các giải pháp cụ thể 4
3.3.1. Giải pháp đối với Chính phủ 4
3.3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp 4
KẾT LUẬN 4
PHỤ LỤC 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
65 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2784 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải thưởng Wipo và cơ hội cho Doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Ra đời năm 1967 theo Công ước Stockholm về việc thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), WIPO là một trong 16 tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc với chức năng chính là thực hiện và thúc đẩy sự phối hợp quốc tế trong hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT). Một trong các nhiệm vụ quan trọng của WIPO là hỗ trợ các nước đang phát triển xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo hộ quyền SHTT phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Từ khi gia nhập WIPO năm 1976, đặc biệt là trong những năm gần đây, Việt Nam luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu của WIPO cả về kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật SHTT, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động này cũng như trong việc đào tạo cán bộ và thông tin SHTT. Đặc biệt, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tích cực sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ trong tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp ứng dụng các sáng kiến sáng tạo của mình, giải thưởng Wipo - một giải thưởng danh giá của Tổ chức SHTT thế giới - đã ra đời và được tổ chức thường niên tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, giải thưởng Wipo được biết dưới cái tên “Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam” là một giải thưởng quan trọng vừa có ý nghĩa tôn vinh những nhà khoa học vừa có ý nghĩa xã hội rất lớn vì chính những công trình đoạt giải đã được ứng dụng thành công trong cuộc sống, góp phần trực tiếp vào sự phát triển kinh tế- xã hội.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện là thành viên của WIPO, nhận thức được tầm quan trọng của giải thưởng Wipo nói chung đối với các doanh nghiệp trong nước và cùng với sự hướng dẫn của PGS, TS. Vũ Chí Lộc, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải thưởng Wipo và cơ hội cho Doanh nghiệp Việt Nam” với kết cấu gồm ba phần chính:
Phần I - Tổng quan về Giải thưởng Wipo
Phần II - Giải thưởng Wipo tại Việt Nam và những cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế
Phần III - Một số giải pháp nhằm khuyến khích các Doanh nghiệp Việt Nam tham gia sáng tạo khoa học công nghệ
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS, TS. Vũ Chí Lộc, Giảng viên môn Sở hữu trí tuệ trong Thương mại Quốc tế, Khoa Sau Đại Học, trường Đại Học Ngoại Thương đã hướng dẫn tôi hoàn thành bài viết.
I. Tổng quan về giải thưởng Wipo
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Lịch sử ra đời
Chương trình Giải thưởng Wipo do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) sáng lập ra và được công bố lần đầu tiên vào năm 1979. Kể từ khi ra đời cho đến nay, đã có hơn 800 giải thưởng WIPO được trao cho các nhà sáng tạo khoa học công nghệ, trong đó có phụ nữ và các tài năng trẻ, ở gần 100 quốc gia trên thế giới. Có thể nói giải thưởng Wipo là giải thưởng danh giá dành tặng cho các công trình khoa học sáng tạo xuất sắc của các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới... với mục đích khuyến khích các hoạt động sáng kiến, sáng chế trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, các giải thưởng này còn góp phần làm cho công chúng chú ý nhiều hơn và trân trọng hơn công lao đóng góp của các nhà khoa học công nghệ.
1.1.2. Mục tiêu
Các đối tượng sử dụng chủ yếu của hệ thống sở hữu trí tuệ (SHTT) là các doanh nghiệp có sử dụng các sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá v.v..trong các hoạt động kinh doanh của mình. Do có một số lượng lớn các sáng chế chỉ được bán trên thị trường sau khi chúng đã đựơc sử dụng, được thực hiện và được chứng minh là thích hợp với thực tế sản xuất và với các doanh nghiệp nên WIPO rất khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, tận dụng hệ thống sở hữu trí tuệ như một phần thiết yếu trong việc nghiên cứu, phát triển sản xuất và các chiến lược phát triển thị trường của mình. Với mục đích như vậy, WIPO đã lập ra Giải thưởng của WIPO dành cho các doanh nghiệp có sử dụng sáng kiến sáng tạo là một phần trong chương trình hỗ trợ sáng tạo của mình.
Mục tiêu của Giải thưởng của WIPO dành cho các doanh nghiệp có sử dụng sáng kiến sáng tạo nhằm khuyến khích các doanh nghiệp loại nhỏ và loại trung bình ở tất cả các quốc gia tích cực sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc tổ chức một cuộc thi để đoạt Giải thưởng này sẽ thu hút được sự chú ý của quần chúng và làm tăng nhận thức cho các doanh nghiệp về các thuận lợi mà hệ thống sở hữu trí tuệ mang đến cho họ nếu họ biết phối hợp sử dụng nó một cách tích cực.
1.1.3. Đối tượng
Nhìn chung, giải thưởng Wipo có thể được chia ra dưới ba hình thức phổ biến nhất như sau:
Giải thưởng Wipo dành cho các nhà phát minh, sáng chế.
Giải thưởng Wipo dành cho các công trình sáng tạo.
Giải thưởng Wipo cho doanh nghiệp sáng tạo.
Đi sâu hơn đối với giải thưởng Wipo dành cho các doanh nghiệp sáng tạo, thì đối tượng được nhận giải thưởng là các doanh nghiệp hoặc các công ty quốc gia loại nhỏ và trung bình, đã biết sử dụng linh hoạt hệ thống sở hữu trí tuệ, để đảm bảo sự thành công trong các hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể như sau:
+ Phát triển các sáng chế và bảo hộ chúng thông qua việc sử dụng các bằng độc quyền sáng chế và các giải pháp hữu ích.
+ Sản xuất các sản phẩm dựa theo các sáng chế, các giải pháp hữu ích đã được cấp bằng hoặc các kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả đã được đăng ký bảo hộ.
+ Sử dụng các thông tin về SHTT để hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, phát triển và các hoạt động giám sát công nghệ và kinh doanh.
+ Tích cực sử dụng các nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký và các dấu hiệu khác biệt khác để hỗ trợ thương mại hoá các sản phẩm.
+ Sử dụng các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá để hỗ trợ marketing.
+ Thành lập và quản lý một cách có hiệu quả danh mục về quyền SHTT.
+ Phát hiện và khuyến khích các hoạt động có tính mới, tính sáng tạo trong số các nhân viên của mình.
1.1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn
Đối với các doanh nghiệp, tiêu chuẩn được nhận giải thưởng Wipo sẽ được soạn thảo trên cơ sở có xem xét đến các hoàn cảnh đặc biệt của từng quốc gia và bao gồm các yếu tố chính như sau:
+ Số lượng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được áp dụng và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (tức là các bằng độc quyền sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, phần mềm máy tính v.v..).
+ Số lượng các hoạt động kinh doanh thành công do có sử dụng sáng suốt quyền SHTT.
+ Cách vận dụng quyền SHTT khi công bố và trong các hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp.
+ Có hoặc sử dụng các dịch vụ về SHTT (như có các phòng ban về SHTT, sử dụng tư vấn bên ngoài v.v..).
+ Sử dụng các thông tin về SHTT để hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, phát triển và các dịch vụ giám sát công nghệ và kinh doanh.
+ Số lượng các hợp đồng li-xăng đang sử dụng.
+ Các hoạt động để bảo vệ quyền SHTT.
+ Hợp tác với các tổ chức khác để hỗ trợ các hoạt động sáng kiến sáng tạo.
+ Các biện pháp cụ thể để khuyến khích các hoạt động sáng kiến sáng tạo trong nhân viên.
1.2. Vai trò và ý nghĩa
Như đề cập đến tại mục 1.1.2 của bài Tiểu luận, giải thưởng Wipo đóng một vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với các quốc gia, đặc biệt là chủ thể doanh nghiệp của các quốc gia đang phát triển. Giải thưởng sáng tạo này không chỉ tôn vinh những nhà khoa học mà nó còn có ý nghĩa xã hội rất lớn vì chính những công trình đoạt giải đã được ứng dụng thành công trong cuộc sống, góp phần trực tiếp vào sự phát triển kinh tế- xã hội. Hơn thế nữa, tham gia sáng tạo khoa học công nghệ không chỉ có các nhà khoa học mà còn có các nhà doanh nghiệp đam mê khoa học. Chính những công trình nghiên cứu của họ đã góp phần đưa công tác nghiên cứu khoa học vào thực tiễn sản xuất kinh doanh, đưa doanh nghiệp phát triển, gắn kết giữa nhà khoa học - doanh nghiệp và ngược lại, hướng tới trở thành doanh nghiệp khoa học công nghệ. Đó là động lực không nhỏ thúc đẩy chính phủ mỗi quốc gia phải tự xây dựng, hoạch định những chính sách phù hợp để công tác khoa học công nghệ phát triển, phục vụ tốt hơn cho quá trình phát triển đất nước.
II. Giải thưởng Wipo tại Việt Nam và những cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế
2.1. Giải thưởng Wipo tại Việt Nam
2.1.1. Một vài nét sơ lược
Được biết đến dưới cái tên “Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam”, giải thưởng Wipo tại Việt nam - tiền thân là Giải thưởng Khoa học công nghệ VIFOTEC do Quỹ VIOTEC sáng lập - được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1995 (Quỹ VIFOTEC được thành lập vào năm 1992 với mục đích động viên, khuyến khích các tài năng thuộc mọi thành phần, tầng lớp nhân dân ở mọi lứa tuổi, sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và đời sống). Từ đó đến nay, đã có hơn 1.000 công trình khoa học công nghệ dự thi và hơn 260 công trình được trao giải.
Việc tổ chức cuộc thi sáng tạo khoa học thường niên tại Việt Nam và thủ tục lựa chọn doanh nghiệp được nhận giải thưởng Wipo sẽ do một tổ chức Việt Nam tiến hành. WIPO sẽ phối hợp với cơ quan tổ chức (ủy ban tổ chức) đó và hỗ trợ việc lập ra các quy định, thủ tục tiêu chuẩn lựa chọn, đồng thời cung cấp các tài liệu, quy chuẩn cần thiết cho việc công bố tiến hành… Các hội viên trong nước có thể là các tổ chức chính phủ hoặc tư nhân hoạt động trong lĩnh vực SHTT, khoa học và công nghệ, văn hoá, các công việc kinh doanh và thương mại như:
+ Bộ Công nghiệp, KH, CN, thương mại…
+ Các Bộ chịu trách nhiệm về các vấn đề SHTT.
+ Các cơ quan SHTT quốc gia.
+ Phòng thương mại và công nghiệp.
+ Các hiệp hội về công nghiệp.
+ Các liên hiệp về ngành công nghiệp đặc biệt.
+ Các liên hiệp về các đại diện SHTT và những tổ chức đang hành nghề.
+ Các cơ quan bản quyền và các tổ chức quản lý tập thể.
Các cơ quan tổ chức này sẽ thành lập Uỷ ban tổ chức quốc gia, chịu trách nhiệm thông báo và tiến hành cuộc thi chọn, chỉ định Ban Giám khảo và tổ chức lễ trao Giải thưởng. Giải thưởng của WIPO sẽ được thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trong phạm vi toàn quốc và có thể là một sự kiện riêng biệt hoặc có thể được phối hợp tổ chức cùng với các giải thưởng quốc gia khác (Giải xuất sắc, giải thưởng cho các thành tích xuất khẩu, chất lượng v.v..).
2.1.2. Những giải thưởng tiêu biểu
- Theo thống kê, kể từ tháng 3 năm 2005 cho đến năm 2010, đã có hơn 870 giải thưởng Wipo được trao cho các cá nhân xuất sắc trong sáng tạo khoa học công nghệ, trong đó Việt Nam chiếm tỷ lệ 4,9% với hơn 40 giải thưởng (hơn 30 nam và gần 10 nữ khoa học) (chi tiết tại Phục lục đính kèm).
- Cho đến trước trước thời điểm tháng 6 năm 2006, Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam vượt qua gần 100 nghìn ứng viên trên khắp thế giới vinh dự được nhận giải thưởng WIPO dành cho doanh nghiệp xuất sắc trong ứng dụng hệ thống sở hữu trí tuệ.
- Đến năm 2010, một doanh nghiệp khác giành được giải thưởng WIPO của Việt Nam là Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long, đơn vị sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng đất sét nung, có nhiều sáng kiến sáng tạo, vận dụng quyền sở hữu trí tuệ trong các hoạt động quảng bá, tiếp thị doanh nghiệp.
- Giải thưởng sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2010 đã được trao 41 công trình của sáu lĩnh vực: cơ khí- tự động hóa; vật liệu; công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới.
2.2. Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế
Như đã đề cập đến ở các phần trước, giải thưởng Wipo có mục đích khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tích cực sử dụng hiệu quả hệ thống sở hữu trí tuệ trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích... Thêm vào đó, giải thưởng Wipo là giải thưởng rất quan trọng và có giá trị với bất cứ doanh nghiệp nào trên thế giới. Với những điều kiện WIPO đưa ra, một doanh nghiệp đoạt giải chứng tỏ được rằng họ đã sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, giải thưởng Wipo còn có giá trị đặc biệt quan trọng với những doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, vì những doanh nghiệp này cần có được sự bảo chứng nhiều hơn. Có thể nói, giải thưởng Wipo còn được xem như “tấm giấy thông hành” cho sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam khi đi ra thị trường thế giới, tác động tích cực tới giá cổ phiếu đối với các công ty cổ phần. Điều này lý giải tại sao mỗi năm có tới hàng chục ngàn doanh nghiệp Mỹ, Anh, Nhật... đăng ký tham gia giải thưởng này. Trong thời điểm Việt Nam hiện đang là thành viên của WTO, những chứng chỉ, giải thưởng quốc tế như giải thưởng Wipo sẽ rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp như một sự bảo chứng có tính toàn cầu.
Quay trở lại với sự kiện Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam trong năm 2005 nhận giải thưởng Wipo dành cho doanh nghiệp xuất sắc trong ứng dụng hệ thống sở hữu trí tuệ. Thời điểm đó, khi mà giải thưởng Wipo đang còn hết sức mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì công ty Vinacaphe Biên Hòa đã trở thành điểm sáng doanh nghiệp trong sáng tạo công nghệ và vinh dự đạt được giải thưởng cao quý này. Kể từ đó, hiệu quả kinh doanh của Vinacafe Biên Hòa tăng mạnh do các sáng kiến mang lại khoảng 5-7%/ năm góp phần đưa thị phần của Vinacafe tại thị trường trong nước lên đến 50,4%; kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 3,8 triệu USD. Đây quả là những con số thống kê hết sức ấn tượng, để qua đó chúng ta có thể thấy được tầm ảnh hưởng to lớn của WIPO trong vai trò thúc đẩy, khuyến khích sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ trong mỗi doanh nghiệp.
III. Một số giải pháp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sáng tạo khoa học công nghệ
3.1. Sự cần thiết ứng dụng khoa học công nghệ sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam
Khi đề cập đến nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá đầu tư cho khoa học công nghệ, ngoài đối tượng thường được quan tâm là các tổ chức hoạt động khoa học công nghệ, các cơ quan quản lý chuyên ngành và nhà nước, một không gian cần hướng tập trung đến là các doanh nghiệp. Ở đây không chỉ diễn ra việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học như thường thấy, mà ngày càng thể hiện vai trò trong nghiên cứu và phát triển, ðặc biệt trong thời kỳ ðẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế sau gia nhập WTO và nhất là khi các tổ chức doanh nghiệp Việt Nam đang được cơ cấu lại. Khoa học và công nghệ phải tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế phát triển đòi hỏi và chi phối hoạt động của nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Hoạt động nghiên cứu triển khai vì tính cạnh tranh của nền kinh tế phải giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm mới, công nghệ mới, nguồn cung cấp mới và hình thức tổ chức mới. Hoạt động nghiên cứu triển khai vì tính bền vững phát triển của nền kinh tế phải phục vụ nhu cầu bảo vệ môi trường, môi sinh và tiết kiệm, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Cần hướng sự hoạt động của khoa học và công nghệ vào các doanh nghiệp để các doanh nghiệp, các ngành kinh tế, nền kinh tế có thể phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đồng thời, các doanh nghiệp chỉ có thể phát triển thắng lợi trong xu thế cạnh tranh toàn cầu bằng sự nỗ lực và phát triển khoa học.
3.2. Các giải pháp cụ thể
3.3.1. Giải pháp đối với Chính phủ
Để việc sáng tạo khoa học công nghệ ngày càng phát triển và đạt chất lượng, các Nhà nước cần có các chính sách đồng bộ để ứng dụng nhanh các công trình đoạt giải vào sản xuất và đời sống, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Các chính sách về hỗ trợ kinh phí, miễn giảm thuế, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ và quản lý có nhiều đóng góp cho sự phát triển của khoa học công nghệ.
Thứ hai, Những công trình đoạt giải thưởng cần được khuyến khích xây dựng thành những dự án sản xuất thử nghiệm và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời hạn chế việc nhập các sản phẩm tương tự của nước ngoài vào Việt Nam.
Thứ ba, Các doanh nghiệp, các trường đại học, các viện nghiên cứu cần được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận vay vốn của Quỹ phát triển khoa học công nghệ để các công trình đoạt giải có điều kiện triển khai rộng rãi vào sản xuất.
Thứ tư, Công tác giới thiệu thành tựu của các công trình đoạt giải thưởng trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng cần được tăng cường nhằm giới thiệu các địa chỉ chuyển giao công nghệ, địa chỉ áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu một cách nhanh chóng cho toàn xã hội.
3.3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp
a. Đổi mới hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn hướng tới doanh nghiệp:
- Xác định rõ phạm vi, nội dung, hình thức tổ chức và các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đối với doanh nghiệp đồng thời đổi mới phương thức kết hợp hoạt động của khoa học công nghệ với hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp.
- Tiếp tục đổi mới phương thức huy động, thu hút lực lượng nghiên cứu vào thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, các yêu cầu của doanh nghiệp thông qua triển khai các đề tài, dự án, đề án của doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp, ngành và kinh tế cả nước.
b. Đẩy nhanh tích luỹ năng lực kỹ thuật (điều kiện nghiên cứu và phát triển) ở doanh nghiệp:
- Cải tiến kỹ thuật - công nghệ, triển khai nghiên cứu và phát triển để đẩy mạnh sự tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong doanh nghiệp nhằm mục tiêu đổi mới sản phẩm dịch vụ, phát triển doanh nghiệp.
- Tích luỹ trong khâu thiết kế sản phẩm: Công tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ (R & D) và thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm (P) của doanh nghiệp nhằm tạo ra sản xuất và tung ra thị trường những sản phẩm thích hợp và đáp ứng với nhu cầu tiêu thụ của khách hàng.
- Tích luỹ năng lực kỹ thuật sản xuất: Nó bao gồm công nghệ và thiết bị. Phát huy bồi dưỡng, tăng cường năng lực công nghệ cho cán bộ, doanh nghiệp là điều kiện quan trọng để nghiên cứu phát triển sản phẩm, phát triển doanh nghiệp.
- Tích luỹ năng lực về quản lý: Trong hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, nội dung và yêu cầu quản lý phải thiết thực và gắn với quản lý (quản trị) đồng bộ doanh nghiệp. Bản chất của quá trình quản lý là áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ với các yếu tố sản xuất kinh doanh dịch vụ để phát triển sản phẩm đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Hợp tác giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp: Hợp tác này thường được thể hiện dưới các hình thức như hỗ trợ nhau về mặt kỹ thuật, cùng tổ chức hoạt động kỹ thuật và nghiên cứu theo một phương thức nhất định, hoặc xuất phát từ lợi ích chung cùng triển khai một hoạt động kỹ thuật nghiên cứu và ứng dụng nào đó, hoặc liên kết giữa đơn vị mạnh với đơn vị yếu nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho bên yếu đồng thời trong quá trình chuyển giao này bên mạnh tự cải tiến kỹ thuật, nảy sinh công nghệ và tri thức cần thiết.
- Hợp tác giữa doanh nghiệp với tổ chức khoa học công nghệ: Hợp tác giữa doanh nghiệp và các viện nghiên cứu, trường đại học nghĩa là dựa vào lực lượng cán bộ khoa học để thực hiện tích lũy năng lực kỹ thuật và điều kiện nghiên cứu triển khai cho doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang chuyển sang một giai đoạn mới của phát triển kinh tế, trong đó vai trò của SHTT ngày càng được nâng cao. WIPO đã nhìn thấy sự gia tăng đáng kể các ứng dụng của SHTT trong các doanh nghiệp tại Việt Nam và SHTT ngày càng góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, phát triển của Việt Nam. Đồng thời, WIPO cũng đã hợp tác thực hiện một số dự án cụ thể với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong các lĩnh vực về số hóa, hỗ trợ xây dựng những tài liệu liên quan đến sáng chế…
Trong tương lai WIPO sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng một hệ thống SHTT hiện đại và hiệu quả trên cơ sở khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc tiếp tục tổ chức các cuộc thi và trao giải thưởng Wipo cho các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp và tổ chức xuất sắc. Các giải thưởng Wipo sẽ trở thành nhân tố khích lệ các hoạt động sáng kiến, sáng chế hiện nay ở Việt Nam cũng như đề cao danh tiếng của các nhà sáng tạo khoa học công nghệ có công lao đóng góp cho quá trình phát triển và sự thịnh vượng của đất nước, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Việc khuyến khích hoạt động sáng tạo khoa học công nghệ và đảm bảo cho các công nghệ mới mang lại lợi ích cho tất cả mọi người sẽ là chìa khóa giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
PHỤ LỤC
Danh sách giải thưởng Wipo của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010
Organizer
Date from
Country
Gender (M / F)
Inventor Name
Title of Invention
The Vietnam Fund for Supporting Technological Creations (VIFOTEC)
14-Dec-2010
Viet Nam
M
Nguyen Van Hoa
Multi-purpose Robot for Agriculture
The Vietnam Fund for Supporting Technological Creations (VIFOTEC)
14-Dec-2010
Viet Nam
F
Nguyen Thi Quynh Nhu
Green Ideas - Bean Ao Dai
The Federal Service for Intellectual Property, Patents and Trademarks
19-Apr-2010
Viet Nam
M
Phan Hong Khoi, Phan Nogc Minh, Le Dinh Quang, Nguyen Van Chuc, Bui Hung Thang
Synthesis and Applications of Carbon Nanotube Material
The Viet Nam Fund for Supporting Technological Creations (VIFOTEC)
19-Apr-2010
Viet Nam
F
Vu Thi Thuan
Research on Producing of Liver Detoxification and Liver-Tonic Drugs named Boganic from Vietnamese Medicinal Herbs
The Viet Nam Fund for Supporting Technological Creations (VIFOTEC)
19-Apr-2010
Viet Nam
F
Nguyen Thi Ngoc Nga
Cloning Xylanase Gene from Aspergillus Niger and Expression in E. Coli and Arabidopsis Thaliana
The Viet Nam Fund for Supporting Technological Creations (VIFOTEC)
19-Apr-2010
Viet Nam
Viglacera Ha Long Join Stock Company
For its active use of the Intellectual Property System into production and trade
The Federal Service for Intellectual Property, Patents and Trademarks
19-Apr-2010
Viet Nam
M
Hoang Duc Thao
Researching on thin-side reinforcing concrete processing materials and technology which are molded readily and applied in water discharge and supply system and environment in Viet Nam
The Viet Nam Fund for Supporting Technological Creations (VIFOTEC)
19-Apr-2010
Viet Nam
F
Dr. Nguyen Thi Phuong Giang
Completing high – speed grind stone processing technology for electro – mechanic factories in Viet Nam, replacing imported ones
The Viet Nam Fund for Supporting Technological Creations (VIFOTEC)
19-Apr-2010
Viet Nam
M
Le Thi Ngoc Tu
Researching materials composition and technological features of Bazan kainozoi stone in Nong Cong (Thanh Hoa Province) and Phu Quy areas (Nghe An Province) towards processing roll compaction concrete for big hydro – electricity dams
The Viet Nam Fund for Supporting Technological Creations (VIFOTEC)
19-Apr-2010
Viet Nam
TRAPHACO Joint Stock Company
In the field of: Produce, carry out import and export trading activities: Pharmaceutical products; Cosmetics; Pharmaceutical materials; medical materials and equipments; Functional foods, wine, beer, soft drinks
The Viet Nam Fund for Supporting Technological Creations (VIFOTEC)
19-Jan-2010
Viet Nam
M
Ky Thiet Bao
Quadruple automatic reeling machine
The Viet Nam Fund for Supporting Technological Creations (VIFOTEC)
19-Jan-2010
Viet Nam
F
Le Thi Hien
Study on solving problem of bond in processing equipment and removing black liquor in pulp manufacture
The Viet Nam Fund for Supporting Technological Creations (VIFOTEC)
19-Jan-2010
Viet Nam
M
Nguyen Quang Mau, Nguyen Ba Uan, Tran Xuan Hiep, Pham Van Quynh, Pham Trong Tiep
Taking advantage of waste gas heat from roll - bar furnace, instead of burning combustible for drying draw products in four - storey calotificator to produce red and chocolate - colour cotto facing brick products
Viet Nam Fund for Supporting Technological Creations (VIFOTEC), National Office of Intellectual Property of Viet Nam (NOIP), Center for Promotion of Invention and Innovation (CEPIN)
23-Sep-2009
Viet Nam
M
Phan Van Man
Goods-Lifting Robot 1 and 2
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
15-Apr-2009
Viet Nam
M
Dr. Pham Hong Quang
A system of ICT software for an automatic driving test
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
15-Apr-2009
Viet Nam
F
Master Le Thi Binh
A study to set up the procedure and test for raising Mystus Mystus wyckiioides (artificial breeding).
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
15-Apr-2009
Viet Nam
M
Nguyen Hong Phuong, Phan Anh Dung, Ngo Duc Thuan
A method for checking Viet Namese dictation.
Center for Promotion of Invention and Innovation (CEPIN)
17-Sep-2008
Viet Nam
M
Trinh Van Duc
Automatic machine for splitting corn kernels D1
Center for Promotion of Invention and Innovation (CEPIN)
17-Sep-2008
Viet Nam
M
Nguyen Van Tuan
Machine for detecting and treating chocking shrimp
Center for Promotion of Invention and Innovation (CEPIN)
17-Sep-2008
Viet Nam
M
Le Trong Hieu
Life bag
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
26-Apr-2008
Viet Nam
M
Nguyen Anh Tuan
Screen coal preparation equipment and technology for Quangninh coal mines
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
26-Apr-2008
Viet Nam
F
Cao Thi Bao Van
Molecular characteristics of highly pathogenic H5N1 influenza viruses in
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
26-Apr-2008
Viet Nam
M
Tran Minh Cuong
For his research into the effectiveness of a low temperature heat pump system
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
25-Sep-2007
Viet Nam
M
Giang Thien Phu
microscope made from webcam
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
25-Sep-2007
Viet Nam
M
Truong Ngoc Dai
Safe Traffic E3s Software
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
25-Sep-2007
Viet Nam
M
Ha Hoai Nam
Cinnamon Splitting machine
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
28-Mar-2007
Viet Nam
M
Dr. Hoang Van Quy and his collaborators
Research on technological solutions for determining reservoir parameters aiming at reserves calculation and oil field development in fracture basement reservoir using BASROC 3.0 software
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
28-Mar-2007
Viet Nam
F
Vu Thi Hoa
Research and application of the whole-lung lavage process for pneumoconiosis
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
28-Mar-2007
Viet Nam
M
Le Thy Quyen, under the supervision of Prof. Dr. Pham Thi Thuy
Research on Technology to produce metarhizium anisopliae fungus biomass for controlling some insect pest on crop
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
28-Mar-2007
Viet Nam
M
Saigon Cosmetics Corporation
For its active use and protection of intellectual property
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
30-Sep-2006
Viet Nam
M
Le Trung Minh Quan
Automated Wall Painting Robot
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
Sep-2005
Viet Nam
M
Nguyen Khanh Anh Hoang
AH Kids Software
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
Sep-2005
Viet Nam
M
Nguyen Khanh Anh Hoang
Floated waste collecting robot
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
Sep-2005
Viet Nam
M
Pham Van Luong
Floated waste collecting robot
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
Mar-2005
Viet Nam
M
Le Viet Anh
Anthropometrical study of mentocervical region on Viet Namese adults.
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
Mar-2005
Viet Nam
M
Do Hnu Binh
Anthropometrical study of mentocervical region on Viet Namese adults.
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
Mar-2005
Viet Nam
M
Lai Ba Thanh
Anthropometrical study of mentocervical region on Viet Namese adults.
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
Mar-2005
Viet Nam
M
Mai An Giang
Anthropometrical study of mentocervical region on Viet Namese adults.
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
Mar-2005
Viet Nam
M
Le Duc Manh
Anthropometrical study of mentocervical region on Viet Namese adults.
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
Mar-2005
Viet Nam
M
Dhin Van Nha
Research, design and manufacture of equipments for producing line of drinking Yoghurt 6000/1
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
Mar-2005
Viet Nam
M
Mai Kieu Lien
Research, design and manufacture of equipments for producing line of drinking Yoghurt 6000/1
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
Mar-2005
Viet Nam
M
Dhin Van Thuan
Research, design and manufacture of equipments for producing line of drinking Yoghurt 6000/1
Center for Promotion of Inventions and Innovations (CEPIN)
Mar-2005
Viet Nam
F
Nguyen Thi Nguyet
Research on the design and technology of manufacture of 125 MVA – 220 KV power transformer
(Nguồn: Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang thông tin điện tử Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới:
Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ TP Hà Nội:
Trang thông tin điện tử Bách khoa toàn thư mở :
Trang thông tin điện tử Quỹ hỗ trợ sáng tạo Việt Nam VIFOTEC:
Cơ sở dữ liệu pháp luật điện tử (CLEA). Trang web:
Thư viện quốc gia Anh trực tuyến:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải thưởng Wipo và cơ hội cho Doanh nghiệp Việt Nam.doc