I. Đặt vấn đề:
Để phát triển Lâm Nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung thì đất đai là một tư liệu sản xuất quan trọng không thể thiếu. Trong những năm gần đây, bằng nhiều chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước đã góp phần rất lớn vào công cuộc đổi mới nông thôn nước ta. Nó đã phát huy được tác dụng như: tăng hiệu quả sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, ổn định tình hình kinh tế xã hội ở nông thôn Bên cạnh đó, tài nguyên rừng ở nước ta rất đa dạng và phong phú. Hằng năm rừng cung cấp nhiều loại hàng hóa phục vụ cho các ngành kinh tế như gỗ và các loại lâm đặc sản khác. Ngoài những vai trò to lớn đó, rừng còn có nhiều tác dụng trong các lĩnh vực như phòng hộ, môi trường sinh thái và cảnh quan.Có thể nói, có vai trò và tác dụng quan trọng không gì thay thế được trong nhiều lĩnh vực, nó luôn gắn bó với đời sống con người. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tài nguyên đất và rừng ở nước ta đã bị suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là đất và rừng không có chủ thực sự dẫn đến tình trạng khai thác sử dụng bừa bãi quá mức Với nhận thức là ổn định tình hình kinh tế xã hội ở nông thôn miền núi thì trước tiên phải ổn định tình hình đất đai và tài nguyên rừng. Trong hoàn cảnh như vậy một loạt các chính sách về giao đất giao rừng đã được ban hành. Theo đó đất và rừng được giao đến tận tay người dân để sản xuất, kinh doanh theo quy định của Nhà nước và pháp luật, mỗi mảnh đất rừng đã có chủ quản lý thực sự.Giao đất, giao rừng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xã hội ở địa bàn nông thôn, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Qua những vấn đề nêu trên, chúng ta có thể thấy được chính sách giao đất giao rừng thực sự có vai trò rất lớn trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng bền vững.Chính sách giao đất giao rừng thực sự đã trở thành đòn bẩy để phát triển kinh tế Lâm nghiệp và nông thôn. Đồng thời nó cũng thể hiện sự biến đổi to lớn từ sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang sản xuất lâm nghiệp có sự tham gia của toàn xã hội. Việc tìm hiểu về chính sách giao đất giao rừng sẽ giúp chúng ta có cài nhìn đúng đắn hơn về công cuộc bảo vệ và phát triển rừng ở nước ta hiện nay.
II. Những khái niệm cơ bản:
1.Nghèo: diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia.
2.Xóa đói giảm nghèo:
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3051 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giảm nghèo và Rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảm nghèo và Rừng
I. Đặt vấn đề:
Để phát triển Lâm Nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung thì đất đai là một tư liệu sản xuất quan trọng không thể thiếu. Trong những năm gần đây, bằng nhiều chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước đã góp phần rất lớn vào công cuộc đổi mới nông thôn nước ta. Nó đã phát huy được tác dụng như: tăng hiệu quả sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, ổn định tình hình kinh tế xã hội ở nông thôn…Bên cạnh đó, tài nguyên rừng ở nước ta rất đa dạng và phong phú. Hằng năm rừng cung cấp nhiều loại hàng hóa phục vụ cho các ngành kinh tế như gỗ và các loại lâm đặc sản khác. Ngoài những vai trò to lớn đó, rừng còn có nhiều tác dụng trong các lĩnh vực như phòng hộ, môi trường sinh thái và cảnh quan.Có thể nói, có vai trò và tác dụng quan trọng không gì thay thế được trong nhiều lĩnh vực, nó luôn gắn bó với đời sống con người. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tài nguyên đất và rừng ở nước ta đã bị suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là đất và rừng không có chủ thực sự dẫn đến tình trạng khai thác sử dụng bừa bãi quá mức.. Với nhận thức là ổn định tình hình kinh tế xã hội ở nông thôn miền núi thì trước tiên phải ổn định tình hình đất đai và tài nguyên rừng. Trong hoàn cảnh như vậy một loạt các chính sách về giao đất giao rừng đã được ban hành. Theo đó đất và rừng được giao đến tận tay người dân để sản xuất, kinh doanh theo quy định của Nhà nước và pháp luật, mỗi mảnh đất rừng đã có chủ quản lý thực sự.Giao đất, giao rừng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xã hội ở địa bàn nông thôn, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Qua những vấn đề nêu trên, chúng ta có thể thấy được chính sách giao đất giao rừng thực sự có vai trò rất lớn trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng bền vững.Chính sách giao đất giao rừng thực sự đã trở thành đòn bẩy để phát triển kinh tế Lâm nghiệp và nông thôn. Đồng thời nó cũng thể hiện sự biến đổi to lớn từ sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang sản xuất lâm nghiệp có sự tham gia của toàn xã hội. Việc tìm hiểu về chính sách giao đất giao rừng sẽ giúp chúng ta có cài nhìn đúng đắn hơn về công cuộc bảo vệ và phát triển rừng ở nước ta hiện nay.
II. Những khái niệm cơ bản:
1.Nghèo: diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia.
2.Xóa đói giảm nghèo:
Là tổng thể các các biện pháp chính sách của nhà nước và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập ,thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương ,khu vực, quốc gia.
3.Tài nguyên rừng:
III. Nội dung chính:
1. Thực trạng nghèo đói:
Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên 177 nước, chỉ số phát triển giới (tiếng Anh:Gender Development Index-GDI) xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp (tiếng Anh:Human Poverty Index-HPI) xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực (%số hộ nghèo ước lượng năm 2002) là 10.87%. Tỷ lệ người nghèo, tính theo chuẩn nghèo quốc tế, đã giảm liên tục từ hơn 60% vào năm 1990, xuống 58% vào năm 1993, 37% vào năm 1998, 32% vào năm 2000, 29% vào năm 2002 và còn 18,1% vào năm 2004. Năm 2006 có khoảng 10,8% số hộ được xếp vào loại thiếu ăn (nghèo lương thực) theo chuẩn nghèo quốc tế. Căn cứ vào chuẩn nghèo quốc gia do Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ hơn 30% năm 1990, 30% vào năm 1992, 15,7% năm 1998 xuống xấp xỉ 17% vào năm 2001(2,8 triệu hộ) và 10% năm 2000. Theo chuẩn nghèo của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia, đầu năm 2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước, chủ yếu tập trung vào các vùng nông thôn. Các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ nghèo cao hơn con số trung bình này nhiều. Có tới 64% số người nghèo tập trung ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền trung. Cũng theo chuẩn nghèo quốc gia năm 2002 còn 12,9% hộ nghèo và tỷ lệ nghèo lương thực ước lượng 10.87%Từ năm 1992 đến 2004, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 30% xuống còn 8,3%. Tính đến tháng 12-2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh và thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn; có 18 tỉnh tỷ lệ nghèo chiếm 3-5%; 24 tỉnh có tỷ lệ nghèo chiếm 5-10%... Đáng kể trong chương trình Xóa đói giảm nghèo là những xã nằm trong diện 135 (xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn) đã có những thay đổi biến chuyển rõ nét. Nếu năm 1992, có tới 60-70% số xã nghèo trong diện 135, thì đến năm 2004 giảm xuống còn khoảng 20-25%.Số hộ nghèo của năm 2004 là 1,44 triệu hộ, tỷ lệ nghèo là 8,3%, đến cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 đã giảm khoảng 50% so với năm 2000.
Ở Việt Nam, đói, nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc. Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong gần 20 năm đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn nước ta, công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã đạt được thành tựu đáng kể, có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh - quốc phòng, phát huy được bản chất tốt đẹp của dân tộc ta và góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong khoảng thời gian 5 năm từ 17,2% năm 2001 với 2,8 triệu hộ, xuống còn 8,3% năm 2004 với 1,44 triệu hộ, bình quân mỗi năm giảm 34 vạn hộ, đến cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ.
Hộ nghèo là những hộ ở khu vực nông thôn có thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/tháng trở xuống, đối với những hộ ở khu vực thành thị có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống. Theo quy định này, ước tính năm 2005 cả nước ta có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ trong toàn quốc; Các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao là vùng Tây Bắc (44%) và Tây Nguyên (40%); vùng có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%).
- Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi vẫn còn cao, gấp từ 1,7 đến 2 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước có chiều hướng tăng từ 21% năm 1992 lên 36% năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai. Ngoài ra, xuất hiện một số đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hóa và nhóm lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp nhiều khó khăn hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là những điều kiện cơ bản làm gia tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ giảm nghèo giữa các vùng. Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, song đây cũng là những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.
2. Thực trạng rừng của Việt Nam
2.1. Phát triển rừng:
Hiện nay, diện tích rừng được khôi phục nhanh chóng, về số lượng cũng như chất lượng rừng ngày càng tiếp tục được cải thiện tích cực.
a. Diện tích rừng.
Theo thống kê của các địa phương trong cả nước, đến năm 2008, toàn quốc có trên 12,9 triệu ha (hécta) rừng, bao gồm: 10,3 triệu (ha) rừng tự nhiên và trên 2,6 triệu (ha) rừng trồng; độ che phủ đạt 38,27%. Từ năm 1991 đến nay (sau khi Luật bảo vệ và phát triển rừng được ban hành), hoạt động bảo vệ rừng và thực thi pháp luật lâm nghiệp có chuyển biến tích cực, diện tích rừng ngày càng được phục hồi, Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất trong khu vực có diện tích rừng ngày càng tăng. Diện tích rừng tăng lên do khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng mới những năm qua luôn cao hơn diện tích rừng bị giảm do những nguyên nhân hợp pháp và bất hợp pháp.Thống kê về diện tích rừng trên đây cho thấy, độ che phủ rừng toàn quốc 5 năm qua (2002 – 2007) tăng bình quân gần 0,5% mỗi năm, kết quả này là cố gắng rất lớn trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng của Việt Nam, trong khi độ che phủ rừng các nước trong khu vực đang suy giảm.
b. Chất lượng rừng.
- Chất lượng, trữ lượng và giá trị đa dạng sinh học được duy trì, bảo tồn tốt hơn ở những khu rừng đặc dụng đã được thành lập và có ban quản lý. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến là rừng tự nhiên vẫn bị suy giảm về chất lượng, những khu rừng nguyên sinh, rừng giàu chủ yếu chỉ còn ở những khu rừng đặc dụng và phòng hộ thuộc vùng sâu, vùng xa, rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng sản xuất hiện có 3.105.647ha, trong đó rừng giàu và trung bình chỉ còn 652.645 ha chiếm 21%, rừng nghèo và rừng non 2.453.002ha chiếm 79% đa số là rừng tự nhiên tái sinh và rừng phục hồi sau khai thác, sau canh tác nương rẫy. Rừng trồng tăng nhanh cả về diện tích và trữ lượng trong năm năm qua, góp phần nâng cao độ che phủ rừng trong cả nước. Đã có nhiều khu rừng các loài cây bản địa, phát triển vùng nguyên liệu công nghiệp chế biến gỗ (chủ yếu là dăm, giấy). Năng xuất, sản lượng gỗ và lâm sản hàng hóa tăng nhanh, đến năm 2008 ước đạt gần 4 triệu mét khối gỗ khai thác từ rừng trồng. Tuy nhiên, trữ lượng rừng trồng còn thấp so với các nước khác, cấu trúc thiếu ổn định, giá trị về đa dạng sinh học, khả năng cung cấp gỗ, tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường chưa cao.
2.2. Công tác quản lý rừng:
Tổ chức thực hiện ngày càng có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng. Hiện nay, Nhà nước đã và đang thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức, các hộ gia đình các lâm trường quốc doanh đứng ra chịu trách nhiệm quản lý.
a) Giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, tổ chức thực hiện cơ chế hưởng lợi của người làm rừng, sắp xếp lại lâm trường quốc doanh
- Đến nay cả nước đã giao 9,999,892ha rừng, trong đó giao cho các doanh nghiệp nhà nước 2,291,904ha, Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ quản lý 3,981,858ha; hộ gia đình, cá nhân 2,806,357ha; Cộng đồng dân cư 70,730ha; các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang 228,512ha. Cho thuê 75,191ha, trong đó cho các tổ chức kinh tế thuê 69,270ha; cho hộ gia đình, cá nhân thuê 1,709ha; cho tổ chức nước ngoài thuê 4,212ha. Như vậy, về cơ bản Việt Nam đã chuyển đổi căn bản cơ chế rừng tập trung vào Nhà nước trước đây sang cơ chế quản lý mới đa dạng về chủ rừng, đặc biệt là khẳng định chủ trương tiếp tục giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình, cá nhân; đã thể chế hóa quy định pháp luật và triển khai trên thực tiễn việc công nhận hình thức quản lý rừng của cộng đồng dân cư. Cùng với đẩy mạnh công tác giao rừng và đất lâm nghiệp, hiện nay ngành lâm nghiệp đang giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và tổ chức bảo vệ gần 2,45 triệu hécta rừng, trong đó: rừng đặc dụng 285 nghìn hécta, rừng phòng hộ 2 triệu hécta, rừng sản xuất 215 nghìn hécta. Thực tiễn khẳng định đây là quan điểm phát triển lâm nghiệp đúng đắn trong nền kinh tế thị trường, nhờ đó huy động được các nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong những năm qua.
b) Cơ chế quản lý bảo vệ rừng được ban hành nhằm đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa ngày càng có hiệu quả.
- Chính sách về quyền hưởng lợi của chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/ 2001 của Thủ tướng Chính phủ bước đầu kích thích chủ rừng và người nhận khoán đầu tư bảo vệ và phát triển rừng cần tổng kết thực tiễn để sớm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.
- Việc đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh đã được triển khai thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg, Nghị định số 200/2004/NĐ–CP
- Các biện pháp quản lý rừng cộng đồng được thực hiện, trong đó việc hỗ trợ và hướng dẫn gần 40.000 cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện quy chế bảo vệ rừng đã góp phần quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tính tự quản và sự cố kết của cộng đồng trong bảo vệ rừng.
- Thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/ 1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Uỷ ban nhân dân các tỉnh đã và đang tổ chức rà soát chiến lược phát triển lâm nghiệp, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã thực hiện các biện pháp tăng cường trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn, tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. Nhìn chung, trong thời gian qua các cấp chính quyền địa phương đã nâng cao vai trò trách nhiệm trong bảo vệ rừng, tuy nhiên ở một số địa phương, nhất là chính quyền cơ sở vẫn chưa coi trọng, quan tâm đúng mức đến công tác này, rừng vẫn tiếp tục bị phá, bị cháy...
- Lực lượng kiểm lâm được đổi mới theo định hướng kiểm lâm phải bám rừng, bám dân, gắn với chính quyền cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân, huy động sức mạnh của toàn xã hội cho sự nghiệp bảo vệ rừng. Thời gian qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản quy định tăng cường đào tạo nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất chính trị đối với lực lượng kiểm lâm. Tổ chức đưa trên 4.000 công chức kiểm lâm về phụ trách địa bàn cấp xã để giúp chính quyền cơ sở nắm vững tình hình tài nguyên rừng và thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng tại gốc. Việc tuyển dụng được thực hiện theo quy trình chặt chẽ hơn. Đối với những cán bộ kiểm lâm có vi phạm, dấu hiệu thoái hóa biến chất, kiên quyết xử lý kỷ luật, đưa ra khỏi ngành. Kiểm lâm đang từng bước nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân, của chính quyền các cấp trong cuộc đấu tranh bảo vệ rừng.
* Tính đến hết năm 2008, tổng diện tích tự nhiên các đơn vị được giao theo quyết định và quy hoạch cho các dự án trồng rừng là : 176.117 ha, bao gồm:
Đất rừng sản xuất : 129.948 ha - Rừng tự nhiên: 30.786 ha - Rừng trồng : 42.643 ha - Đất trống : 56.519 ha Đất rừng phòng hộ : 30.861 ha - Rừng tự nhiên : 13.573 ha - Rừng trồng : 7.123 ha - Đất trống : 10.165 ha
Đất rừng đặc dụng : 631,8 ha
Đất khác : 14.677 ha
Đất dự kiến trả về địa phương: 35.853 ha
Về cơ bản công tác rà soát đất đai của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam đã thực hiện xong, các đơn vị lâm nghiệp trực thuộc đang thực hiện quy hoạch sử dụng đất và đang khẩn trương hoàn thành thủ tục với các ban ngành của tỉnh để được thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
3.Mối quan hệ giũa giảm nghèo và lâm nghiệp.
Mối quan hệ giữa giảm nghèo và ngành rừng ở Việt Nam là gì? Có ba quan hệ chính đươc miêu tả ngắn gọn như sau:
1. Đó là những mối quan hệ nhân quả quan trọng giữa sự biến đổi sinh kế nông thôn và những thay đổi mạnh mẽ về độ che phủ rừng bởi hai yếu tố này xuất hiện trên cùng vị trí địa lý và cùng thời gian.
2. Đời sống của người nghèo ở các vùng sâu vùng xa ở nông thôn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn hàng hóa và dịch vụ môi trường từ các rừng tự nhiên. 3. Mặc dù vẫn phụ thuộc vào rừng, một số người dân nông thôn vẫn có lợi ích lớn từ việc mất rừng thông qua việc chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp, khai thác và ban gỗ cũng như các sản phầm từ rừng khác lấy tiền làm vốn.
Chúng ta hãy xem xét kỹ lưỡng hơn những mối quan hệ này, bắt đầu với mối quan hệ thứ nhất và thứ hai. Các vùng có tỷ lệ nghèo cao (tỷ lệ người nghèo trên tổng dân số) ở Việt Nam (xem H.nh 1) có khuynh hướng trùng với vị trí của các khu vực còn rừng tự nhiên (xem H.nh 2). Lưu ý rằng các vùng có tỷ lệ nghèo cao tập trung ở Vùng Núi phía Bắc và Tây nguyên, cũng như các vùng còn có độ che phủ rừng nhất định, đều cách xa Hà Nội, các vùng thành thị và ven biển khác. (Một ngoại lệ quan trọng là ở phía tây bắc của Việt Nam, gần biên giới Trung Quốc là một trong những vùng nghèo nhất nước nhưng độ che phủ rừng lại thấp. Đây là vùng có nạn phá rừng nhanh trong thời gian gần đây). Việc mối quan hệ thứ nhất và thứ hai có nhiều điểm tương đồng không phải ngẫu nhiên mà do ba nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, rất nhiều người dân tộc thiểu số ở các vùng cao của Việt Nam đ. và đang sống trong rừng nhiều thế kỷ nay. Người dân ở các vùng này thường nghèo do khó tiếp cận thị trường, cơ sở hạ tầng yếu kém, đất đai xấu và cũng do sự đối xử phân biệt do nguồn gốc dân tộc của họ. Thực tế là công cuộc hiện đại hoá của Việt Nam sẽ đến với những vùng sâu vùng xa nhất của đất nước sau cùng. Nói cách khác, những người nghèo nhất trong số người nghèo thường ở các vùng cách xa các khu vực thành thị và đường giao thông lớn; và sự tách biệt này cùng với việc thiếu những mối liên kết với các bộ phận khác của nền kinh tế có liên quan tới mức độ nghèo đói của họ5. Tương tự, các khu rừng tự nhiên c.n tồn tại được chính bởi vị trí tách biệt của chúng cách xa các trung tâm đô thị và các đường giao thông lớn–những nơi đầu tiên chịu nạn phá rừng và là những nơi có tốc độ phá rừng cao nhất (cho đến khi rừng giảm tới mức tối thiểu). Trừ một số ngoại lệ quan trọng, các mô h.nh phát triển kinh tế đã có ở Việt Nam thường có khuynh hướng tập trung người nghèo vào các vùng còn rừng tự nhiên.
Tỷ lệ đói nghèo
(phần trăm những người sống dưới ngưỡng nghèo)
0-10 Rừng
10-20 20-30 30-40
40-50 50-60 60-70
70-80 80-90 90-100
Hình 1. Tỷ lệ nghèo ở Việt Nam. Nguồn:
Minot et al. (2003).
Hình 2. Các vùng rừng tự nhiên còn lại ở
Việt Nam, 1996. Nguồn: Rhind & Iremonger(1996).
Thứ hai, ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác, các vùng rừng ở vùng sâu vùng xa đã và đang là mục tiêu lấn chiếm của những người dân nghèo không có nhiều cơ hội sinh sống ở các vùng đồng bằng đông đúc. Những người này không chỉ là những người dân tộc thiểu số sống ở các miền núi vùng sâu xùng xa mà còn có cả người Kinh, dân tộc chiếm đa số ở Viêt nam.
Thứ ba, người nghèo ở các vùng sâu vùng xa thường phải sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng; điều này không chỉ do mối liên kết về địa lý mà còn bởi các thuộc tính của tài nguyên rừng tự nhiên (đặc biệt là các lâm sản ngoài gỗ) làm chúng dễ bị người nghèo khai thác (Điều này sẽ được giải thích kỹ hơn ở phần sau). Điều quan trọng cần lưu ý là dường như mối liên kết thứ hai và thứ ba có mâu thuẫn với nhau. Mối liên kết thứ hai về cơ bản nói lên việc bảo vệ rừng và tránh nghèo là các mục tiêu tương hỗ. Mối liên kết thứ ba về cơ bản lại cho là việc bảo vệ rừng và tránh nghèo là hai mục tiêu khác nhau.
4. Vai trò của tài nguyên rừng trong xóa đói giảm nghèo:
5. Các mô hình trồng rừng và công tác giảm nghèo.
5.1.Mô hình giao đất giao rừng.
Sau khi triển khai đồng loạt chương trinh giao đất lâm nghiệp các hộ gia đình tiếp cận nguồng đất tăng lên đáng kể, đã có sự sai khác rõ rệt giữa số liệu điều tra mức sống năm 1993 và 1998.
Hình 3: Các hình thức sử dụng đất các năm 1993, 1998 và 2004. (Nguôn: VLSS 1993, 1998 và năm 2004).
Đồng thời bộ số liệu này cũng chứng minh cho thấy thu nhập từ các hoạt động sản xuất lâm nghiệp các người dân có giao đất lâm nghiệp rất quan trọng đối với người dân, cao ấp 6 lần so với thu từ lâm nhiệp của chun tất cả các hộ được điều tra. Trong khi đó tổng thu nhập của các hộ có giao đất lâm nghiệp (20.8 triệu/năm) không cao hơn so với hộ bình quân chung 25,5 triệu/ năm. Như vậy giao đất lâm nghiệp chưa thực sự cải thiện thu nhập của người dân. Điều tích cực của giao đất lâm nghiệp là nghề rừng chiếm tỷ trọng lớn trong các hộ.
Hạng mục điêu tra.
Tất cả các hộ gia đình.
Các hộ có nhận đất lâm nghiệp.
Tổng thu nhập các hộ (1000VND)
25517
20828
Thu nhập bình quân đấu người (1000VND)
5915
4278
Thu nhập từ hoạt động sản xuất lâm nghiệp(1000VND)
301
1852
Phần trăm thu nhập lâm nghiệp trên tổng thu nhập hộ gia đình (%)
2.1
12
Bảng 1: Đòng góp từ thu nhập lâm nghiệp của các hộ có nhận đất lâm nghiệp (Số liêu VLSS 2004).
Các nghiên cứu trước đây cũng đề cập tính thích ứng khá chậm của bà con dân tộc thiểu số với chính sách này. Trước hết đối với những hộ đã quen với phương thức canh tác nương rẫy du canh khi chuyển qua định canh theo chủ trương của chương trình giao đất lâm nghiệp thì bị sốc do năng suất giảm nhanh và hệ thống canh tác không bền vững (Husson và cs 2001). Nghiên cứu tác động của chính sách giao đất lâm nghiệp ở 3 thôn Đồng Cao, Đồng Dâu và Quế Vãi của Hoà Bình cũng cho thấy rằng chính sách lâm nghiệp không tạo ra tác động như nhà hoạch định chính sách mong đợi. Ngược lại việc thực thi chính sách giao đất đã làm gián đoạn thậm chí chấm dứt các động canh tác hiện tại của người dân ở đây. Trồng rừng không phải là lựa chọn kinh tế lâu dài mà chỉ là hiện tượng tạm thời và trồng rừng ở những địa phương này là một tiến trình không bền vững (Clément et al., 2007). Hiện tượng người dân còn để trống đất hoặc sử dụng vào mục đích khác là khá phổ biến (Hirakuri 2007). Số liệu thống kê ở một số huyện miền núi Thừa Thiên Huế cũng đã cho thấy là sau giao đất lâm nghiệp, diện tích canh tác nương rẫy tăng lên (!). Vì người dân không có vốn trồng rừng nên tăng cường các hoạt động chăn thả và thu hái lâm sản ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp được giao (Lê Quang Minh, 1999. Trích trong Sunderlin và Huynh, 2005). Như vậy có thể nói rằng việc duy trì sản xuất lương thực đối với người dân địa phương là khó ngăn chặn và phần nào vô lý khi đất lại được mong muốn là phát triển vào mục đích lâm nghiệp. Điều này càng được khẳng định bởi tác giả Trần Đức Viên (1999) khi cho rằng giao đất lâm nghiệp chỉ có tác động tích cực nơi mà vấn đề an toàn lương thực đã được đáp ứng. Một nhận định khác khá bất ngờ là chỉ có khoảng 20-30% số hộ sử dụng đất lâm nghiệp được giao đúng mục đích (Morrison và Dubois 1998 tr.35, trích trong Sunderlin and Huynh, 2005). Hiệu quả sau khi giao rừng cũng chỉ đạt 20-30% (Bộ NN&PTNT, 2007 tr. 6). Như vậy phải chăng những phải tính đến đất sản xuất nông nghiệp cho người dân trước khi nói đến chuyện giao đất giao rừng. Hoặc hổ trợ người dân thiết lập các hệ nông lâm kết hợp để có cái ăn trước mắt, lấy ngắn nuôi dài chứ không thể lấy đất làm nương rẫy (tức là giao theo hiện trạng như quy định) để giao cho bà con trồng rừng. Trong khi đây là những diện tích đất có khả năng canh tác nông nghiệp.
Các chính sách hậu giao đất khoán rừng cũng tỏ ra không phù hợp với thực tiễn sản xuất từ vấn đề hổ trợ tài chính, công nghệ, thị trường. Với lãi suất khá cao, người dân vẫn khó tiếp cận vốn vay cho trồng rừng. Về dịch vụ thị trường, nghiên cứu của Lê Du Phong và cộng sự cũng chỉ ra rằng chỉ có khoảng 2% hộ gia đình được hổ trợ bao tiêu sản phẩm (2007 tr.104). Các chính sách hưởng lợi sau đó cũng có những bất cập tương tự. Ngoài các điểm quy định trong Quyết định 178 và Thông tư 80 về cơ chế hưởng lợi khi các hộ gia đình, cá nhân được giao đất khoán rừng và tham gia quản lý rừng còn có điểm quan trọng là hộ gia đình, cá nhân được sử dụng 20% diện tích được giao cho trồng cây nông nghiệp. Nhưng cho đến nay quyết định 178 chưa đi vào cuộc sống và không có khả năng thực hiện ở các địa phương vùng cao cần được điều chỉnh hoặc sửa đổi cho phù hợp với điều kiện của các hộ gia đình, cộng đồng miền núi khi tham gia quản lý rừng (Nguyễn Bá Ngãi, 2004; Phạm Xuân Phương và cs 2004). Như vậy để có chính sách đúng phải hiểu rõ người dân cần gì chứ không phải đơn thuần chỉ là mong muốn của Nhà nước. Một ví dụ cụ thể đó là câu chuyện thành công của lâm nghiệp cộng đồng ở Nepal vốn nổi tiếng thế giới. Mấu chốt thành công về quản lý rừng ở quốc gia nhỏ bé này với sự tham gia của 800,000 hộ đó là việc chính phủ cho phép người dân tiếp cận tài nguyên rừng phục vụ các nhu cầu sinh hoạt cơ bản (Warner 2007 tr.4). Ở nước ta, trong bối cảnh sản xuất nhiều rủi ro như cháy rừng và bị chặt trộm, thì ngay cả những hộ gia đình đã phát triển
trồng rừng cũng lựa chọn phương án an toàn nhất và phù hợp với thực cảnh gia đình họ. Điều này đã được chứng minh tại sao trồng cây gỗ lớn ở Yên Bái giá trị hiện tại ròng (NPV) gấp 4 lần khi bán gỗ lớn ở năm thứ 15 so với năm thứ 8 (ở mức lãi suất 7%), nhưng hai nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến quyết định chặt gỗ ở năm thứ 8 là do (i) hộ gia đình cần tiền trang trải cuộc sống hằng ngày của họ và sau đó là (ii) thiếu vốn đầu tư (Nguyễn Nghĩa Biên và cs 2006 tr.14-15). Như vậy thay vì nhận được 40 triệu đồng trong 8 năm nữa thì tại thời điểm này người dân chỉ nhận có 10 triệu đồng cho một khoản thời gian chờ đợi là 8 năm. Như thế nếu tình trạng này
xảy ra trên quy mô sản xuất của toàn xã hội thì đây sẽ là một sự khác biệt rất có ý nghĩa.
5.2. Mô hình 5 triệu ha rừng:
Ba mục tiêu lớn về chủ trương đầu tư Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng từ năm 1998 đến năm 2010 theo Nghị quyết số 08/1997/QH 10 của Quốc Hội (QH) khóa X. Đẩy mạnh tốc độ trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, coi trọng bảo vệ vốn rừng hiện có và rừng trồng mới,... đưa tỷ lệ che phủ lên trên 40% diện tích rừng cả nước; Tạo ra vùng nguyên liệu gắn với phát triển công nghiệp, chế biến lâm sản; Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, góp phần thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, ổn định đời sống, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Báo cáo kết quả thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998- 2005 và nhiệm vụ giải pháp thực hiện giai đoạn 2005 -2010 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết,sau 8 năm thực hiện (1998- 2005) cả nước đã khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng được 763.582 ha, đạt 76% kế hoạch đến năm 2010. Về rừng đặc dụng phòng hộ cả nước đã trồng được 644.812 ha, đạt 106% kế hoạch giai đoạn 1998- 2005 và đạt 64% kế hoạch đến năm 2010. Đối với rừng sản xuất đã trồng mới được 644.556 ha, đạt 48% so với kế hoạch đến năm 2005 và đạt 33% so với kế hoạch 2010. Độ che phủ rừng tăng từ 33,2% lên 37% năm, bình quân đạt 0,65%/năm. Môi trường sinh thái được cải thiện, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở vùng đồng bào dân tộc và khu vực trung du và miền núi. Báo cáo giám sát của Uỷ ban Thường vụ QH về tình hình triển khai, thực hiện Nghị Quyết của QH về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, cho thấy: tuy đạt được nhiều kết quả, nhưng việc thực hiện dự án chưa bám sát Nghị quyết của QH, từ đó có sự thay đổi lớn về nhiệm vụ chỉ tiêu của dự án như giảm diện tích trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng từ 2 triệu ha xuống còn 1 triệu ha, giảm trồng mới rừng sản xuất từ 3 triệu ha xuống 2 triệu ha, tăng tổng số vốn từ 31.000 tỷ lên 33.000 tỷ đồng. Chất lượng rừng còn kém, khả năng cung cấp gỗ của rừng còn thấp. Công tác giống mới chỉ tập trung vào vào cây nguyên liệu, chưa tập trung vào cây bản địa, cây đa mục đích; cơ cấu cây trồng chính cho từng vùng đã có nhưng hệ thống vườn giống, rừng giống chưa đáp ứng yêu cầu, quy trình trồng rừng chưa phù hợp với từng địa phương. Bên cạnh đó tình trạng chặt phá rừng trái phép và cháy rừng vẫn xảy ra ở nhiều nơi, công tác bảo vệ rừng vẫn còn khó khăn, phức tạp, hậu quả trong trong 8 năm đã làm mất 79.717 ha rừng. Việc giao đất, giao rừng chưa thực hiện tốt, diện tích rừng giao quyền sử dụng cho các hộ, cá nhân chỉ chiếm hơn 41% diện tích đã giao quyền sử dụng, do đó người dân chưa thực sự gắn bó với nghề rừng; Việc huy động nguồn vốn cho dự án còn thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu tiến độ của dự án, mới được gần 8 nghìn tỷ đồng, đạt 25% so với kế hoạch huy động vốn đến năm 2010. Sau 8 năm thực hiện dự án, tổng diện tích rừng mới trồng được 1.424.135 ha đạt 28.5% so với tiến độ năm 2010. Như vậy trong 5 năm tới còn phải trồng mới trên 3.5 triệu ha rừng, điều này khó có thể đạt 5 triệu ha theo nhiệm vụ kế hoạch đến năm 2010.
IV.Đánh giá chung và định hướng.
1.Đánh giá chung.
Có thể nói rằng, bên cạnh những thành quả to lớn mà chính sách giao đất giao rừng mang lại, chính sách giao chưa đạt được mục tiêu ban đầu của nó đề ra một cách trọn vẹn. Sau 15 năm thực hiện giao đất lâm nghiệp, khu vực rừng trồng vẫn chưa có bước đột khởi. Có 4 nhận xét cần phải được kiểm nghiệm: Chính sách giao đất, giao rừng đã tạo điều kiện cho các hộ làm chủ trong sản xuất và phần phát huy được hiệu quả của đất rừng không đem lại hiệu quả nhiều lắm cho người nghèo, dân bản địa vùng rất sâu và xa; các chương trình hỗ trợ đi kèm (tín dụng, kỹ thuật, hạ tầng, thị trường, thông tin) không phát huy hiệu quả đồng bộ và tạo ra sự manh mún về đất đai nên khó có vùng đất liền vùng liền khoảnh để trồng rừng thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Tính sở hữu chưa đầy đủ đặc biệt là rừng sản xuất là rừng tự nhiên, cũng có thể là nguyên nhân không tạo ra động lực phát triển rừng.
- Yếu tố thể chế (chủ yếu là hệ thống LTQD và các cấp chính quyền địa phương) phần nào làm cho quá trình minh bạch hoá trong giao đất có vấn đề và phần nào níu kéo tiến trình giao đất. Tư tưởng duy trì cơ chế bao cấp để hưởng trợ cấp vẫn còn khá phổ biến. Hệ thống khuyến lâm phát huy hiệu quả còn yếu.
- Bản thân chính sách giao đất có khả năng thực thi, tuy nhiên hiệu quả không cao. Xét về hiệu quả sử dụng đất, một số diện tích đất hiện nay không nằm trong tay đúng chủ của nó, trong khi các doanh nghiệp muốn trồng rừng lại không có đất. Vì thế khi xây dựng chính sách không những chỉ xem xét yếu tố 6C15 - tức là làm sao để có một chính sách tốt - mà còn phải xem xét yếu tố 3E16, tức là tính hiệu quả và tính công bằng của chính sách.
Tóm lại, giao đất lâm nghiệp là một chính sách lớn đã được thực hiện 15 năm nay, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào một cách đầy đủ để đánh giá về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước. Những kết quả trích lượt trong bài này cũng “manh mún” như bản thân những mảnh đất lâm nghiệp hiện nay, do đó những kết luận và đề xuất ở cấp quốc gia là không thể. Tuy nhiên, điều có thể khẳng định được là chính sách giao đất lâm nghiệp đang có vấn đề, vì thế cần cần phải có một nghiên cứu đánh giá đầy đủ hiệu quả và tác động của nó để có những điều chỉnh kịp thời trước khi giao tiếp và điều chỉnh những bất cập trong quá khứ. Đề nghị lãnh đạo Bộ cho thực hiện gấp đề án này. Nên chăng khoanh nhóm đối tượng để giao. Những nhóm hộ dân nghèo đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số thì phải có hình thức giao qua công ty dịch vụ lâm nghiệp địa phương để họ có thể hướng dẫn bà con trong 5-7 năm đầu về tất cả mọi vấn đề. Điều cần lưu ý là của mô hình này là phải có các hổ trợ kỹ thuật xây dựng mô hình và đảm bảo đủ một diện tích canh tác nông nghiệp để đáp ứng lương thực cho họ. Còn lại là giao theo nhu cầu và khả năng sản xuất. Theo đó, dù là hộ gia đình, cá nhân, hay doanh nghiệp, không hạn chế diện tích giao, nhưng điểm mấu chốt là phải có phương án và thuyết minh phương án đó (forest management plan) một cách thuyết phục mới giao. Bên cạnh đó cần thử nghiệm mô hình các cơ chế huy động đất cho các công ty tư nhân muốn trồng rừng thông qua hình thức góp vốn (cổ phần) bằng đất. Đồng thời, để tránh tình trạng mất đất, nên chăng cần có chính sách khuyến khích các hộ dân đã được giao đất mà chưa có khả năng trồng rừng hợp tác lại với nhau thành các tổ hợp trồng rừng và được nhà nước có những khoản hổ trợ nhất định. Đề nghị cơ quan chức năng cho nghiên cứu thử nghiệm các mô hình chính sách này.
Mặc dù đánh giá dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (1998-2010) qua 8 năm triển khai từ năm 1998 đến năm 2005 đã đạt được các kết quả nhất định, nhưng hầu hết Đại biểu Quốc hội đều cho rằng dự án chưa thực sự thành công như mong muốn.
Theo báo cáo của Chính phủ, đến nay cả nước mới trồng được gần 1,5 triệu ha, bằng 28,5% kế hoạch, trong đó chỉ trồng thêm khoảng 664.000ha rừng nguyên liệu, đạt 22% kế hoạch.
Chất lượng rừng còn kém (chỉ có gần 42% diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh sau 6 năm thành rừng), khả năng cung cấp gỗ của rừng còn thấp (2,5triệu triệum3/năm, vẫn phải nhập 2 triệum3/năm), tình trạng chặt phá rừng trái phép vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi (mất gần 80.000ha rừng trong thời gian thực hiện dự án).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, nguyên nhân chính của tình trạng này là công tác quy hoạch và thực thi theo quy hoạch còn nhiều yếu kém, chất lượng quy hoạch thấp, giữa quy hoạch và thực tế còn sai khác nhiều; thiếu sự hướng dẫn với các tiêu chí rõ ràng đối với từng loại rừng; việc thẩm định, phê duyệt dự án cũng như phối hợp giám sát còn lỏng lẻo; rừng trải rộng trên địa bàn lớn, chủ yếu ở vùng kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn; vốn đầu tư cho ngành lâm nghiệp thấp so với nhu cầu, chính sách chưa thực sự tạo ra động lực khuyến khích người dân gắn bó với rừng...
2. Giải pháp:
- Phát triển hệ thống chính sách và hành chính phù hợp với quản lý rừng cộng đồng
- Chuyển từ kinh tế rừng tự nhiên và quảng canh sang kinh tế rừng trồng thâm canh gắn với chế biến. Hoặc phát triển chế biến ở cấp cộng đồng sử dụng nguyên liệu từ rừng đã giao
- Phát triển kinh tế hàng hoá LSNG
- Quản lý rừng đa tác dụng dựa vào cộng đồng
- Tăng thu nhập từ dịch vụ môi trường
- Phát triển khuyến lâm có sự tham gia cho người nghèo
- Đồng quản lý rừng giữa LTQD, hộ gia đình và cộng đồng.
- Thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp có sự tham gia từ cấp thôn đến xã, huyện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TLTV1108.doc