Mỗi người kỹ thuật viên đều có những phương cách giải quyết sự cố khác nhau. Một số người thường dựa vào khả năng suy đoán của mình nhưng một số khác thì nhờ vào lời khuyên của bạn bè, đồng nghiệp những người đi trước. Với tài liệu Chẩn đoán và xử lý sự cố máy tính bạn sẽ thực hiện được:
+ 10 bước chẩn đoán và giải quyết sự cố
+ Phương án điều trị máy tính
+ Lược đồ chẩn đoán và điều trị máy tính
+ Xử lý sự cố phần mềm, chương trình ứng dụng, virus,
+ Nhận biết lỗi qua âm thanh
+ Chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị máy tính
49 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2962 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình chẩn đoán và điều trị máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Mật độ in không đồng đều:
Nếu máy in Lazer tạo ra trang in có những vùng đậm hơn vùng khác, lỗi này là do
mực đƣợc trải không đều trên trống nhạy quang, hiện tƣợng này thƣờng xảy ra khi
mực gần hết. Hãy thử tháo hộp mực ra, sau đó lắc qua lắc lại để mực đƣợc rải đều
(bạn cũng có thể dùng cách này để in thêm vài trang nữa sau khi máy báo hết mực).
Nếu không có tiến triển gì thì nguyên nhân có thể là do vị trí đặt máy in, máy bị
đặt trên một mặt nghiêng làm cho mực bị dồn về một phía của hộp mực, ảnh hƣởng
tới sự phân bố mực cho trang in.
Lỗi này cũng có thể do máy in của bạn có một lỗ hổng làm cho một phần của trống
nhạy quang bị lộ sáng nhiều hơn phần khác. Thay đổi chỗ đặt máy in có thể khắc phục
đƣợc vấn đề
3. Dây tĩnh điện bị hỏng hay bẩn:
Nếu dây truyền tĩnh điện cho giấy bị bẩn (vón mực) thì trang giấy đƣợc tích điện
không đều, do vậy xuất hiện những đƣờng dọc theo trang giấy. Hiện tƣợng trang in bị
trắng hoặc đen hoàn toàn có thể do dây nạp điện cho trống hoặc dây truyền tĩnh điện
cho giấy bị hỏng.
Bạn có thể lau các dây tĩnh điện bị bẩn bằng một mảnh xốp hay một vật liệu khác
theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất, tránh dùng miếng vải conton vì chúng thƣờng để lại
các xơ vải bám trên dây tĩnh điện. Các bộ phận này đƣợc làm từ các dây mảnh, bạn
phải cẩn thận khi lau chùi chúng.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 22
4. Xuất hiện các vệt trắng dọc theo các trang giấy:
Nếu hiện tƣợng này không mất đi thì bạn lắc hộp mực (nhƣ đã nói trên) thì có thể
bộ phận trải mực lên trống bị bẩn, bụi bẩn ngăn không cho bộ phận này trải đều mực
cho bộ phận cảm sáng. Nếu bộ phận trải mực đƣợc lắp trong hộp mực thì cách xử lý
đơn giản nhất là thay đổi hộp mực mới.
Nếu không, bạn có thể tháo bộ phần này để lau sạch, và cũng có khi các nhà sản
xuất cung cấp cho ngƣời dùng dụng cụ để làm sạch trục quay của bộ phận trải mực mà
không cần tháo nó ra khỏi máy.
5. Xuất hiện các đốm trắng thƣờng xuyên trên trang in:
Nếu trên các trang in bằng máy Lazer xuất hiện các đốm trắng ở những vị trí cố
định thì rất có thể trống nhạy quang bị xƣớc hay rạn nứt.
Hiện tƣợng này cũng có thể là do trục quay làm nóng chảy mực bị bám kết. Tùy
thuộc vào khoảng cách giữa các chấm, ngƣời ta có thể xác định đƣợc nguyên nhân của
vấn đề.
Nếu khoảng cách (tính theo chiều dọc của giấy) giữa hai chấm nhỏ hơn 3 inch
(7,62cm) thì trục trặc nằm ở trục quay làm nóng chảy mực. Vì đƣờng kính của trống
nhạy quang lớn hơn đƣờng kính của trục quay đốt nóng nên khoảng cách các chấm
gây ra phải lớn hơn hoặc chỉ có duy nhất một chấm trên trang.
Thay một hộp mực mới (tất nhiên chỉ áp dụng với các máy in sử dụng hộp mực
kèm trống nhạy quang), đồng thời lau sạch mực bám trên trục quay làm nóng chảy
mực sẽ giải quyết ổn thỏa tình trạng này.
Nhiều khi chỉ cần áp dụng 1 trong 2 giải pháp trên cũng có thể loại đƣợc trục trặc
6. Màu chữ trên trang in bị nhạt:
Khi trống nhạy quang đã cũ, nó giữ đƣợc ít diện tích hơn làm cho lƣợng mực bám
trên trống giảm đi, kết quả là các chữ trên trang in có màu xám thay vì màu đen. Nếu
trống nhạy quang gộp trong hộp mực thì hiện tƣợng này ít gặp vì mỗi lần thay hộp
mực thì trống nhạy qunag cũng đƣợc thay mới.
Đối với các máy in sử dụng cơ chế cảm quang lắp trong (cố định) thì thƣờng hệ
thống điều chỉnh mật độ in cho phép ngƣời sử dụng tăng dần lƣợng mực cung cấp cho
trống nhạy quang khi nó cũ đi.
Lƣu ý rằng, sau khi thay mới trống nhạy quang cho các máy in loại này, bạn phải
điều chỉnh lƣợng mực cung cấp về mức ban đầu, nếu không trang in rất đen do trống
nhạy quang nhận quá nhiều mực.
7. Hiện tƣợng trang giấy bị bay mực:
Đây là hiện tƣợng trang in bị bay mực khi bạn thổi hay phủi nhẹ vào nó. Lỗi này
thƣờng do cơ chế làm nóng chảy mực của máy in không đạt đến nhiệt độ cần để nung
chảy mực.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 23
Với các vấn đề nhƣ thế này, bạn nên nhờ tới các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
8. Một vệt đen chạy dọc theo trang in và xuất hiện liên tiếp trên các trang
sau:
Hiện tƣợng này báo hiệu hộp mực sắp cạn. Bạn có thể tháo hộp mực ra và lắc qua
lắc lại, tuy nhiên cách này chỉ giúp bạn in thêm đƣợc vài trang. Việc cần thiết là thay
hộp mực mới.
9. Giấy bị kẹt thƣờng xuyên:
Bộ phận cuốn giấy của máy in khá “nhạy cảm”, nó rất dễ bị ảnh hƣởng bởi các bộ
phận khác. Hiện tƣợng kẹt giấy có thể là do bạn cho giấy vào khay không đúng cách,
giấy ẩm, nhàu hoặc bạn sử dụng sai loại giấy.
Đôi khi bị kẹt giấy cũng là điều bình thƣờng nhƣng kẹt giấy thƣờng xuyên thì rõ
ràng là giấy có vấn đề (không đúng trọng lƣợng quy định hoặc cấu tạo giấy không phù
hợp cho máy in lazer).
Hãy kiểm tra lại vị trí đặt máy in, máy in đặt trên mặt phẳng nghiêng có thể là
nguyên nhân của hiện tƣợng kẹt giấy thƣờng xuyên.
In phong bì cũng dễ gây kẹt giấy, đặc biệt với các máy in cũ hay máy in phun rẽ
tiền. Do độ dày không đều nên khả năng bị kẹt cao hơn nhiều, bởi vậy khi in phong bì,
bạn nên cẩn thận, chỉ nên nạp từng chiếc một ngay cả khi in máy cho phép nạp nhiều
chiếc phong bì cùng một lúc.
10. Xuất hiện một trang trắng giữa các trang in:
Giấy ẩm, nhàu hoặc bị dính vào nhau (làm cho nhiều tờ đƣợc đẩy qua máy in cùng
lúc) thƣờng là nguyên nhân của hiện tƣợng này.
Để tránh hiện tƣợng này nên giữ giấy ở nơi khô ráo, không cho quá nhiều giấy vào
và sổ giấy để các trang không dính vào nhau.
Một nguyên nhân nữa cũng có thể dẫn tới hiện tƣợng này là nạp các trang giấy
khác nhau về chủng loại hay kích cỡ trong cùng một khay giấy.
CHÚ Ý: Nên kiểm tra các thiết lập của máy in trước. Một số máy in, đặc biệt là máy
in mạng, sử dụng một trang trắng để phân biệt hai khối in khác nhau.
11. Tràn bộ nhớ:
Lỗi này chỉ ra rằng yêu cầu in của bạn quá phức tạp hoặc quá nhiều dữ liệu không
chứa đủ trong vùng đệm của máy in. Điều này có thể là do tài liệu đƣợc in sử dụng
quá nhiều fonts; mật độ in quá dày hay đồ họa quá phức tạp.
Bạn có thể giải quyết vấn đề này theo hai cách, một là đơn giản hóa tài liệu cần in,
hai là lắp thêm bộ nhớ cho máy in. Bạn còn có thể điều chỉnh tùy chọn page-
protection trong trình điều khiển.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 24
II. Các lỗi do kết nối
1. Trang in xuất hiện các ký tự lạ một cách ngẫu nhiên:
Lỗi này bắt nguồn từ trục trặc trong kết nối giữa máy tính và máy in, bạn thử kiểm
tra lại cáp máy in.
Nếu lỗi này xảy ra thƣờng xuyên thì có thể cấu hình cổng máy in đƣợc lập không
đúng, lỗi này cũng có thể do sử dụng sai trình điều khiển.
2. Máy in không hoạt động (Printer not avaliable error):
Khi windows không nhận đƣợc tín hiệu phản hồi từ máy in trên cổng quy định, hệ
điều hành sẽ chuyển trình điều khiển sang chế độ offline, khi đó mọi dữ liệu cần in sẽ
đƣợc chuyển tới spooler in cho tới khi máy in hoạt động trở lại. Máy in không hoạt
động có thể là do các cổng nối tiếp hoặc song song đƣợc cấu hình sai, cáp máy in bị
hỏng, máy in đang ở trạng thái tắt, offline hay gặp trục trặc. Trục trặc của cổng có thể
do tranh chấp IRQ, hoặc thiết lập các bit start/stop/parity (khởi đầu/ kết thúc/ chẵn lẻ)
không đúng.
Nếu hộp chuyển mạch đang tự động đƣợc tắt hay đặt ở chế độ chuyển không tự
động thì cũng có thể sinh ra lỗi trên.
3. Máy in không báo lỗi cho Windows khi gặp các hiện tƣợng hết giấy, kẹt
giấy, và các lỗi khác:
Đây là vấn đề liên quan tới kết nối giữa máy tính và máy in. Kiểm tra cáp và hai
đầu nối của nó.
4. Đƣờng truyền bị ngắt quãng, bị lỗi hoặc một phần trang in chứa các ký tự
lạ:
Sự ngắt quãng trong đƣờng truyền giữa máy tính và máy in làm cho dữ liệu bị mất,
kết quả là chỉ một phần khối đƣợc in ra, hoặc làm toàn bộ khối in không đƣợc in.
Ngoài các hỏng hóc về cáp, hiện tƣợng này còn nảy sinh khi có một thiết bị trung
gian giữa cổng máy in và máy in. Các hộp chuyển mạch dùng để chia sẻ máy in cho
nhiều máy in và các thiết bị ngoại vi dùng chung cổng song song với máy in (nhƣ ổ
CD-ROM) có thể là nguyên nhân của vấn đề.
5. Lỗi cổng máy in bận (port is busy) hoặc máy in ở chế độ offline:
Lỗi này xảy ra khi cổng ECP (Enhanced Capabilities Port) gửi dữ liệu tới máy in
nhanh hơn tốc độ xử lý của nó. Để loại trừ trục trặc này bạn nạp trình điều khiển cổng
máy in chuẩn thay cho trình điều khiển ECP.
III. Các trục trặc của trình điều khiển
Cách tốt nhất để xác định trình điều khiển máy in có phải là nguyên nhân gây lỗi
hay không là tạm thời ngƣng sử dụng nó và dùng các lệnh của DOS để đƣa dữ liệu
trực tiếp tới cổng máy in (Vd: DIR > LTP1). Nếu in theo cách này không bị lỗi thì có
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 25
nghĩa là trình điều khiển có vấn đề và bạn cài đặt một trình điều khiển máy in mới.
Các vấn đề khác liên quan đến trình điều khiển bao gồm:
1. Đèn form feed sáng nhƣng máy không in:
Hiện tƣợng này xảy ra khi vùng đệm của máy in chƣa nhận đủ dữ liệu cho một
trang in mà máy in không nhận đƣợc lệnh kết thúc trang (form feed command).
Lỗi này thƣờng gặp khi in trên môi trƣờng DOS (không sử dụng trình điều khiển)
hay in màn hình BIOS Setup bằng cách nhấn nút Print Screen.
Nhƣng cũng có thể là do trình điều khiển có vấn đề. Một số trình điều khiển cung
cấp một lựa chọn cho phép ngƣời dùng gửi thêm một số dấu hiệu kết thúc ở cuối mỗi
khối in. Nếu không chọn tùy chọn này bạn phải tự tay tháo trang in ra từ panel điều
khiển của máy in.
2. In sai fonts:
Tất cả các máy in đều có các fonts đã đƣợc cài sẵn, hầu hết các trình điều khiển sử
dụng các fonts này thay cho các fonts TrueType hay PostScript tƣơng tự đƣợc cài đặt
trong máy tính. Đôi khi giữa hai loại fonts có sự khác biệt đáng kể về trang in hay bản
in nhìn khác với những gì xuất hiện trên màn hình. Sự khác biệt về kích thƣớc fonts
cũng có thể làm cho trang in khác so với trang văn bản xuất hiện trên màn hình.
IV. Các lỗi của phần mềm:
Lỗi ngoài lề giới hạn in (margin out of range error): Đa số các máy in lazer đều có
một vùng không thể in, vùng này là đƣờng bao quanh trang giấy rộng khoảng 0.85cm
(1/3 inch). Nếu bạn thiết lập trình ứng dụng sử dụng lề nhỏ hơn đƣờng bao quanh này
thì trình điều khiển có thể báo lỗi hoặc nó tự động “cắt xén” để tài liệu vừa trong vùng
in đƣợc. Nên kiểm tra cẩn thận việc đặt lề trƣớc khi in.
CHÚ Ý: Một số chương trình ứng dụng có tùy chọn Print – to – fit. Khi chọn tùy chọn
này, chương trình sẽ tự động điều chỉnh tài liệu trong trường hợp bạn đặt lề không
thích hợp. Nó thực hiện điều này bằng cách thay đổi kích thước fonts hay điều chỉnh
lại các điểm ngắt trang.
V. Các trục trặc đối với Máy In Mạng:
1. Không thể in bằng một máy in mạng:
Cần kiểm tra lại xem bạn đã đƣợc trao quyền truy cập máy in đó chƣa. Bạn phải
đăng nhập vào mạng để sử dụng bất cứ tài nguyên nào trên mạng. Bạn có thể có mật
khẩu (đối với mạng ngang hàng) hoặc phải đƣợc ngƣời quản trị mạng đƣa vào danh
sách cho phép mới sử dụng đƣợc máy in mạng.
Nếu tất cả mọi máy tính (chỉ trừ máy tính kết nối trực tiếp với máy in) đều không
thể sử dụng máy in và các thiết bị mạng đều chuẩn xác thì có thể là máy in không phải
loại thích hợp để chia sẻ qua mạng.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 26
Bạn phải ánh xạ một cổng LTP hoặc COM tới hàng in (Pront queue) để in từ một
máy in MS-DOS; bạn có thể sử dụng tên hàng in UNC (Universal Naming
Convention) để in từ một trình ứng dụng Windows.
2. Có thể in những khối in đơn giản nhƣng không thể in các khối in phức
tạp:
Hãy điều chỉnh chế độ định thời (Timing) trong trang Properties của máy in mạng.
3. Lệnh in từ một số máy tính bị lỗi:
Những máy này có thể sử dụng sai trình điều khiển, hãy cài đặt lại trình điều khiển
thích hợp.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 27
Bài 2 NẠP MỰC CHO MÁY IN LASER
I. Thay mới hộp mực
Chú ý: Toner mới phải cùng loại với Toner đang sử dụng.
Tắt máy In, rút phích ra khỏi nguồn điện
Mở và lấy hộp mực ra (Toner) khỏi máy In.
Làm vệ sinh cho máy In.
Tháo Toner mới ra khỏi hộp, rút dây bảo vệ.
Lắp Toner mới vào máy In
Cắm nguồn và in thử
II. Bơm mực cho máy In
Chú ý: Mực châm vào máy phải cùng loại với mực đang sử dụng.
Tắt máy In, rút phích ra khỏi nguồn điện.
Mở và lấy hộp mực ra (Toner) khỏi máy In.
Làm vệ sinh cho máy In, Toner.
Tháo Toner ra để châm mực vào bằng cách: lấy 2 cốt (thƣờng bằng Inox) ở 2
đầu Toner ra.
Khi tháo Toner ra sẽ có 2 phần:
Phần 1: Drum, gạt lớn và mực dƣ còn lại.
Phần 2: Khay chứa mực, gạt nhỏ và trục từ để hút mực.
Làm vệ sinh cho phần 1 (tức Drum, gạt lớn)
Mở khay chứa mực và châm mực vào – đóng khay, làm vệ sinh khay.
Lắp Toner lại (tức lắp phần 1 và phần 2 lại, rồi gắn 2 cốt ở 2 đầu).
Gắn Toner vào máy In
Cắm nguồn và in thử
Yêu cầu: Dụng cụ, Toner và mực in
Thực hiện: Vì đặc trƣng của các máy in khác nhau, nên việc nạp mực cho các máy in
cũng khác nhau. Do đó, HV làm theo hƣớng dẫn của giáo viên. Trong quá trình thực
hành, HV hãy ghi chi tiết các bƣớc tiến hành châm mực cho máy in.
Tên máy in: ...................................................................................................................
Cách nạp mực: ..............................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 28
C. CỨU DỮ LIỆU
Nội dung: Học viên có đầy đủ kiến thức về:
Các tập tin, thƣ mục bị xóa nhầm
Phân vùng bị xóa/ tạo lại nhƣng chƣa định dạng (format)
Phân vùng bị định dạng lại
Phân vùng bị format và cái HĐH mới hoặc Ghost lại.
Đĩa cứng bị hƣ
Chia sẻ kinh nghiệm
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 29
GIỚI THIỆU
Đối với bất cứ ai khi đã sử dụng máy vi tính dù là dùng để học tập, làm việc hay
giải trí,… Đều có dữ liệu chứa trên máy tính và đó là thứ rất quan trọng với bạn. Và
theo thời gian khối dữ liệu này ngày càng lớn lên, vì thế bạn luôn gìn giữ và bảo vệ.
Tuy nhiên, vì lý do nào đó dù là khách quan hay chủ quan có thể sẽ làm hƣ hỏng hay
mất dữ liệu của bạn.
Các khả năng có thể gây hƣ hỏng hay mất dữ liệu của bạn là:
Xóa nhầm tập tin hay thƣ mục dữ liệu.
Xóa nhầm phân vùng
Format nhầm phân vùng
Ghost nhầm phân vùng
Do đĩa cứng hƣ
Một khi thảm họa (disaster) đã xảy ra thì việc khôi phục lại (Recovery) là không
bảo đảm 100%. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào từng trƣờng hợp cụ thể mà có hƣớng
khắc phục khác nhau.
Bài 1 CÁC CHƢƠNG TRÌNH CỨU DỮ LIỆU THÔNG DỤNG
Khi một tập tin hay thƣ mục nào đó trong hệ thống bị xóa, thực chất lệnh này chỉ
đánh dấu “đã xóa” trong Directory Entry và những thông tin liên quan trong File
Allocation Table - FAT (với phân vùng định dạng FAT/FAT32) hoặc đánh dấu “xoá”
trong Master File Table - MFT Entry (với phân vùng định dạng NTFS). Lúc này, các
vùng (cluster) chứa dữ liệu của tập tin xem nhƣ trống và đƣợc tính là dung lƣợng chƣa
dùng đến của đĩa cứng mặc dù dữ liệu vẫn tồn tại.
Khi dữ liệu mới đƣợc ghi vào đĩa thì nó đƣợc ghi đè lên dữ liệu cũ bị đánh dấu “đã
xóa” trƣớc đó, lúc này dữ liệu cũ mới thực sự bị xóa đi. Chúng ta (và cả hệ điều hành)
đều không thể nhìn thấy đƣợc những dữ liệu bị đánh dấu xóa “đã xóa”. Tuy nhiên, các
chƣơng trình cứu dữ liệu vẫn nhìn thấy chúng khi quét qua bề mặt đĩa. Vì vậy chúng
ta mới cần đến các chƣơng trình này trong việc khôi phục dữ liệu.
Có rất nhiều chƣơng trình cứu dữ liệu giúp bạn thực hiện việc này, từ miễn phí cho
đến có phí nhƣ Ontrack Easy Recovery, Winternals Disk Commander, Active
Uneraser, PC Inspector File Recovery, Drive Rescue, Restoration, Lost & Found,...
Mỗi chƣơng trình đều có những điểm mạnh - yếu riêng, nhƣng nhìn chung, khả năng
“cứu hộ” tùy thuộc rất nhiều vào cấu trúc dữ liệu trên đĩa cứng và những thao tác có
ảnh hƣởng đến các vùng dữ liệu.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 30
I. Cấu trúc của dữ liệu trên đĩa cứng
Trƣớc tiên, chúng ta cùng tham khảo qua cách thức thông tin của một tập tin đƣợc
lƣu trữ trên đĩa cứng.
Với phân vùng FAT: dữ liệu đƣợc lƣu trữ tại 3 nơi trên đĩa cứng, bao gồm
Directory Entry chứa thông tin về tập tin gồm tên, dung lƣợng, thời gian
tạo và số hiệu cluster đầu tiên chứa dữ liệu của tập tin
FAT chứa số hiệu các cluster đƣợc sử dụng cho tập tin
Các cluster chứa dữ liệu của tập tin (vùng Allocation).
Với phân vùng NTFS: dữ liệu đƣợc lƣu trữ tại 2 nơi trên đĩa cứng gồm
Dữ liệu đƣợc lƣu trữ trong MFT (Master File Table) Entry
Vùng Allocation (hình minh họa).
Bất kỳ chƣơng trình cứu dữ liệu nào cũng cố gắng tìm lại những thông tin từ 3 nơi
này để có thể khôi phục đầy đủ nội dung của một tập tin, nếu thiếu (hoặc mất) một
trong những thông tin này, dữ liệu không toàn vẹn hoặc không thể khôi phục (xem
bảng).
Nhƣ vậy, xem xét các trƣờng hợp trên thì khả năng khôi phục dữ liệu thƣờng khá
thấp. Trƣờng hợp các cluster của Allocation bị hỏng hoặc bị chép đè, bạn hầu nhƣ
không thể khôi phục đƣợc vì dữ liệu đã bị xóa và chép đè bởi dữ liệu mới. Về lý
thuyết, bạn vẫn có thể lấy lại dữ liệu cũ với kỹ thuật MFM (Magnetic Force
Microscope) tuy nhiên kỹ thuật này không đƣợc áp dụng rộng rãi trên thực tế vì mất
nhiều thời gian và chi phí rất cao.
Phân vùng FAT/ FAT 32
Phân vùng NTFS
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 31
II. Khả năng khôi phục dữ liệu
1. Tập tin bị xóa:
Nhƣ đã đề cập ở trên, việc xóa tập tin sẽ bị đánh dấu “đã xóa” trong Director Entry
và những thông tin liên quan trong bảng FAT hoặc MFT Entry. Về lý thuyết, khả năng
khôi phục đầy đủ tập tin này là cao. Tuy nhiên, kết quả thực tế đôi khi không đƣợc
nhƣ mong đợi vì một số nguyên nhân: sau khi xóa, ngƣời dùng cố gắng thực hiện một
số thao tác nhằm lấy lại dữ liệu, HĐH ghi đè dữ liệu mới vào các cluster đƣợc đánh
dấu xóa...
2. Phân vùng bị xóa (hoặc tạo lại) nhƣng chƣa định dạng (format):
Hầu hết dữ liệu đều có thể khôi phục đƣợc trong trƣờng hợp này vì FAT và MFT
không bị ảnh hƣởng khi ngƣời dùng xóa và tạo mới phân vùng.
3. Phân vùng bị format:
Với phân vùng FAT, việc định dạng sẽ xóa bảng FAT, Boot Record và thƣ mục
gốc (Root Directory) nhƣng Partition Table và dữ liệu trong Allocation vẫn
còn. Những tập tin có dung lƣợng nhỏ hơn kích thƣớc một cluster (32KB, mặc
định của FAT32 hoặc theo tùy chọn của bạn khi định dạng), tập tin đƣợc khôi
phục hoàn toàn vì chúng không cần đến thông tin trong bảng FAT. Với những
tập tin có dung lƣợng lớn, nhiều cluster liên tiếp nhau, chúng sẽ bị phân mảnh
khi có sự thay đổi nội dung theo thời gian. Việc tìm và ráp các cluster có liên
quan với nhau là công việc khó khăn, nhất là với những tập tin có dung lƣợng
lớn và hay thay đổi. Một số phần mềm cứu dữ liệu có khả năng khôi phục mà
không cần thông tin từ bảng FAT. Tuy nhiên, nội dung những tập tin sau khi
tìm lại sẽ không đầy đủ hoặc không thể đọc đƣợc. Vì vậy, bạn sẽ cần đến một
phần mềm có khả năng trích xuất những nội dung còn đọc đƣợc từ những tập
tin này.
Với phân vùng NTFS, việc định dạng sẽ tạo MFT mới, tuy nhiên kết quả khôi
phục sẽ tốt hơn phân vùng FAT vì NTFS không sử dụng bảng FAT để xác định
các cluster chứa dữ liệu của cùng tập tin.
4. Phân vùng bị format và cài HĐH mới hoặc sử dụng Ghost:
Trƣờng hợp này thực sự là khó khăn vì Directory Entry (FAT), MFT (NTFS) đã bị
xóa. Giả sử bạn có 10GB dữ liệu lƣu trữ trên phân vùng 20GB, phân vùng này bị
format và chép đè 5GB dữ liệu mới. Nhƣ vậy, bạn không thể khôi phục những dữ liệu
đã bị chép đè mà chỉ có thể khôi phục dữ liệu từ 5GB trở về sau.
5. Đĩa cứng bị hƣ
Nếu đĩa cứng bị hƣ về mặt vật lý thì việc khôi phục dữ liệu càng trở nên khó khăn
hơn. Tuy nhiên, nếu đĩa cứng bị hƣ Mainboard thì có thể khôi phục lại đƣợc. Khi đó,
bạn thay thế Mainboard giống nhƣ Mainboard của đĩa cứng bị hƣ.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 32
MỘT SỐ LƢU Ý
Bạn có thể sử dụng bất cứ phần mềm nào trong khả năng của mình để cứu dữ liệu,
tuy nhiên chúng tôi xin lƣu ý một vài điểm sau.
Một số phần mềm cho dùng thử và chỉ yêu cầu ngƣời dùng nhập số đăng ký
(license key) khi sao lƣu những dữ liệu cần khôi phục. Vì vậy, bạn hãy tận dụng điều
này thử qua một vài phần mềm để tìm ra phần mềm thích hợp nhất với loại dữ liệu của
mình cần khôi phục.
Một số phần mềm cho phép tạo đĩa khởi động và làm việc trong chế độ MS-
DOS. Tuy nhiên, bạn sẽ khó khăn hơn trong việc chọn lựa những dữ liệu cần khôi
phục. Nếu có thể, hãy cài đặt phần mềm cứu dữ liệu trên một hệ thống khác và gắn ổ
đĩa cần khôi phục vào khi đã sẵn sàng. Bạn sẽ dễ dàng làm việc hơn với những tập tin
theo cấu trúc cây thƣ mục, xem qua nội dung những tập tin có thể khôi phục trƣớc khi
mua license key.
Lƣu ý: Đừng lo lắng khi HĐH không nhận ra đĩa cứng cần khôi phục, phần mềm
khôi phục sẽ làm việc này tốt hơn nếu trong BIOS Setup vẫn nhận dạng được ổ cứng
này.
Tránh những thao tác ghi dữ liệu lên đĩa cứng cần khôi phục. Sau khi xóa, vị trí
những cluster của tập tin không đƣợc bảo vệ, sẵn sàng cho việc ghi đè dữ liệu mới. Cả
khi ngƣời dùng không tạo ra những tập tin mới, hoạt động của HĐH cũng ảnh hƣởng
đến dữ liệu đã xóa khi tạo ra những tập tin nhật ký (log file) ghi lại hoạt động của hệ
thống. Ngoài ra, việc truy cập Internet sẽ tải về khá nhiều tập tin tạm cũng đƣợc ghi
trên đĩa cứng. Tốt nhất bạn nên ngừng ngay việc sử dụng ổ cứng này, chỉ gắn nó vào
một hệ thống khác sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc cứu dữ liệu.
Đừng chậm trễ khi cứu dữ liệu. Hãy hành động thật nhanh khi nhận thấy sai
lầm của mình, bạn sẽ có nhiều cơ hội lấy lại đƣợc dữ liệu đã xoá mất. Ngoài ra, khả
năng khôi phục phụ thuộc vào loại dữ liệu. Nếu là những tập tin hình, bạn có thể lấy
lại đƣợc 9 trên 10 hình. Tuy nhiên, nếu là cơ sở dữ liệu (database), bảng biểu... dù lấy
lại đƣợc 90% nhƣng có thể chúng vẫn vô dụng vì cấu trúc cơ sở dữ liệu thƣờng có sự
liên kết, phụ thuộc lẫn nhau.
Một đĩa cứng “chết” nếu BIOS hay tiện ích quản lý đĩa cứng không thể nhận
dạng đƣợc. Ổ cứng chết thƣờng có những hiện tƣợng lạ nhƣ không nghe tiếng môtơ
quay, phát ra những tiếng động lách cách khi hoạt động... Đây là những hỏng hóc vật
lý của bo mạch điều khiển, đầu đọc, môtơ, đĩa từ... Hãy cố gắng tạo bản sao ảnh của
đĩa cứng với Norton Ghost, Drive Image hoặc tính năng tƣơng tự của một số phần
mềm cứu dữ liệu. Khi đĩa cứng gặp sự cố, bạn có thể lấy lại dữ liệu từ bản sao ảnh của
đĩa cứng.
Nếu dữ liệu thực sự rất quan trọng, bạn nên đem ổ cứng đến những dịch vụ cứu
dữ liệu có uy tín để kiểm tra, đừng thao tác trên đĩa cứng vì sẽ ảnh hƣởng đến khả
năng khôi phục dữ liệu hoặc làm tình hình thêm nghiêm trọng. Và dĩ nhiên, cái giá
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 33
phải trả cho việc này sẽ không rẻ chút nào. Tuy nhiên, bạn đừng trông chờ nhiều vào
việc cứu dữ liệu khi ổ cứng chết vì việc này ít khi thành công.
III. Thực hành khôi phục dữ liệu
1. Khôi phục dữ liệu từ Recycle Bin (thùng rác)
Tình huống thứ nhất, các tập
tin, thƣ mục bị xóa bình thƣờng
sẽ đƣợc lƣu lại trong thùng rác
Recycle Bin.
Cách phục hồi:
Mở Recycle Bin chọn
những tập tin thƣ mục cần
phục hồi
Click Restore the selected
items
2. Khôi phục dữ liệu không nằm trong Recycle Bin
Tình huống thứ hai, các tập tin, thƣ mục bị xóa khỏi Recycle Bin (thùng rác), hay
bị một trong những sự cố nhƣ trên để phục hồi dữ liệu bạn phải sử dụng phần mềm.
Có rất nhiều phần mềm nhƣ Ontrack Easy Recovery, Winternals Disk
Commander, Active Uneraser, PC Inspector File Recovery, Drive Rescue,
Restoration, Lost & Found, Active@ UNDELETE…
a. phục hồi dữ liệu bằng PC Inspector File Recovery.
Bạn có thể download chƣơng trình từ:
ftp://ftpz.convar.com/pcinpector/pci_bilecovery.exe
Đầu tiên khởi động chƣơng trình, bạn sẽ thấy giao diện sau
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 34
Bƣớc 1:
Chọn ngôn ngữ
sử dụng
Click
Bƣớc 2: Chọn biểu
tƣợng kiểm tra tình
trạng ổ đĩa của máy tính
(có bao nhiêu ổ đĩa)
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 35
Bƣớc 3:
Chọn ổ đĩa mà
bạn muốn phục
hồi
Click
Bƣớc 4:
Click phải chuột
vào tập tin, thƣ
mục mà bạn
muốn phục hồi
Chọn Save to…
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 36
Bƣớc 5:
Chọn thƣ mục
chứa tập tin, thƣ
mục phục hồi
Click
b. Phục hồi dữ liệu với Recovery My Files
Khi thảm họa xảy ra
với bạn - dữ liệu quan
trọng nào đó bị xóa là
chuyện vẫn đôi khi xảy ra
ngay cả với những ngƣời
sử dụng máy tính có kinh
nghiệm. Vấn đề sẽ trở nên
nghiêm trọng hơn khi bạn
thƣờng xuyên dọn dẹp máy
tính và xóa sạch mọi file
rác lƣu trong “Recycle
Bin”.
Nhƣng với công cụ “Recover My Files” thì bạn sẽ cảm nhận đƣợc rằng việc xóa
“triệt để” một file nào đó so với việc không xóa nó đi, thật sự không có khác biệt
nhiều lắm. “Recover My Files” là công cụ phục hồi file đã xóa cực kỳ hữu hiệu, nó sẽ
làm bạn thật sự kinh ngạc với khả năng phục hồi những file bị xóa từ bao lâu trƣớc đó.
Hai chức năng chính của “Recover My Files” là tìm - phục hồi những file đã bị
xóa và phục hồi lại hầu nhƣ nguyên vẹn các file đƣợc lƣu trên một phân vùng đĩa
cứng nào đó đã bị format. “Recover My Files” hoạt động tốt trên hầu hết các môi
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 37
trƣờng lƣu trữ hiện nay nhƣ đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa Zip, SD card, CD Card… thậm chí
“Recover My Files” vẫn có thể phục hồi dữ liệu trên những đĩa cứng đang gần nhƣ
“chết” hẳn.
Sau khi cài đặt thành công, “Recover My Files” sẽ cung cấp cho ngƣời dùng 4 tính
năng phục hồi gồm:
Fast File Search: tìm ra toàn bộ những file, thƣ mục và file tạm hiện vẫn
còn khả năng phục hồi đƣợc, bất chấp nó đã bị xóa khỏi Recyble Bin hoặc
bị “tận diệt” bằng các công cụ chuyên dọn rác máy tính.
Complete File Search: có khả năng tìm kiếm và phục hồi mạnh hơn “Fast
File Search” nhƣng tốn nhiều thời gian hơn.
Fast Format Recover: có khả năng tìm kiếm và phục hồi lại gần nhƣ
nguyên vẹn những file đã đƣợc lƣu trên một phân vùng đĩa cứng vừa đƣợc
format.
Complete Format Recover: Có khả năng phục hồi mạnh hơn Fast Format
Recover nhƣng với thời gian lâu hơn.
Bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 tính năng trên dựa theo nhu cầu cần phục hồi.
Để phục hồi File bị xóa:
Để phục hồi một file nào đó ta chọn “Fast File Search” hoặc “Complete File
Search”, nhất “Next”, sau đó lựa chọn những phân vùng đĩa cứng có file cần phục hồi
hoặc các thƣ mục lƣu trữ đặc biệt nhƣ Recycled, Temp, My Document… tiếp tục nhấn
Next để “Recover My Files” tìm kiếm file bị xóa. Để quá trình tìm kiếm đƣợc nhanh
hơn, bạn nên vào mục “Manualy Set Options” để lựa chọn kiểu của file lỡ xóa cần
phục hồi bằng cách nhấn vào thẻ “File Types”, hoặc các tính năng tìm kiếm nâng cao
khác.
Khi tìm đƣợc file cần phục hồi, “Recover My Files” sẽ đƣa ra các mức độ phục hồi
nhƣ “Good”, “Very Good” hoặc “Overwriten”. Điều kỳ lạ là ngay cả ở tình trạng
thông báo “Overwriten”, “Recover My Files” vẫn phục hồi file đƣợc, nhƣng nó sẽ cho
file đƣợc phục hồi vào thƣ mục Recycle Bin và bạn chỉ việc lấy file ra là xong.
Để phục hồi phân vùng bị Format, Ghost:
Việc phục hồi lại một phân vùng đĩa cứng nào đó vừa đƣợc format cũng tiến hành
tƣơng tự nhƣ phục hồi file. Ngƣời dùng chỉ việc đánh dấu vào phân vùng cần phục
hồi, nhấp Next, chọn kiểu file cần phục hồi… là “Recover My Files” sẽ tiến hành toàn
bộ phần việc còn lại. “Recover My Files” khó phục hồi lại dữ liệu ở những phần đĩa
cứng đã bị ghi đè dữ liệu mới, nhƣng những phần chƣa bị ghi đè vẫn sẽ đƣợc phục hồi
tốt.
c. Phục hồi dữ liệu với Nucleus Kernel
Sau một thời gian sử dụng, máy tính của bạn gặp sự cố không khởi động đƣợc vào
Windows. Theo thói quen, bạn sử dụng một đĩa boot từ MS DOS format ổ đĩa C để
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 38
bắt đầu tiến trình cài đặt lại Windows, nhƣng trƣớc đó lại quên không kiểm tra ổ đĩa C
đƣợc định dạng theo chuẩn hệ thống tập tin nào (FAT32 hay NTFS).
Sau đó, bạn bỗng chợt nhận ra một sự thật phũ phàng là ổ đĩa mình vừa format
không phải là ổ đĩa C mà lại là ổ đĩa D có chứa rất nhiều dữ liệu quan trọng! Nguyên
nhân của sự cố này là do trong môi trƣờng MS DOS, hệ thống không nhận ra những ổ
đĩa đƣợc định dạng theo hệ thống tập tin NTFS (tức ổ đĩa C), cho nên đã format
“nhầm” sang ổ đĩa D có hệ thống tập tin FAT32.
Làm cách nào để khôi phục lại những dữ liệu quý giá đã mất? Có khá nhiều đáp án
cho câu hỏi này, nhƣng giải pháp thuyết phục nhất nằm trong phần mềm Nucleus
Kernel for FAT and NTFS (NK). NK đƣợc Hãng Nucleus Technologies tích hợp sẵn
một thuật toán siêu cấp giúp bạn cứu hộ những dữ liệu tƣởng chừng đã mất trên ổ đĩa
bị xóa, bị hƣ hỏng do sự phá hoại của virus hoặc do “tai nạn” format nhầm. Điều đặc
biệt là NK có khả năng khôi phục dữ liệu trên ổ đĩa đã mất Boot Sector, Master Boot
Record hay File Allocation Table, thậm chí cả ổ đĩa đã định dạng theo một hệ thống
tập tin khác. Phiên bản mới nhất NK 4.03 có dung lƣợng 2.03 MB, tƣơng thích với
mọi Windows, hỗ trợ cho những ổ đĩa định dạng theo hệ thống tập tin FAT16, FAT32,
NTFS, HPFS, NTFS5.
Bạn có thể tải về bản đầy đủ + số đăng ký tại địa chỉ
www.zshare.net/download/kernel-rar.html.
1. Từ giao diện chính của NK, bạn bấm vào biểu tƣợng Storage Device trong
phần cửa sổ phía bên trái nhằm giúp chƣơng trình nhận dạng ổ cứng của bạn. Tại mục
Scan Type, chƣơng trình sẽ đƣa ra hai tùy chọn là Standard Scan và Advanced Scan.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 39
Nếu dữ liệu bị mất do xóa nhầm, bạn đánh dấu ở mục Standard Scan; còn nếu dữ
liệu bị mất do tai nạn format nhầm ổ dĩa, bạn đánh dấu ở mục Advanced Scan.
Khi chọn xong, bạn bấm vào nút tròn có hình mũi tên (phía dƣới góc phải của giao
diện).
2. Trong phần cửa sổ phía bên trái, bạn bấm chọn ổ đĩa chứa những dữ liệu cần
cứu hộ. Kế đến tại mục Select File System, bạn phải chọn chính xác hệ thống tập tin
của ổ đĩa này (đúng với hệ thống tập tin lúc ổ đĩa bị format). Nếu ổ đĩa có dung lƣợng
khá lớn, bạn có thể giới hạn phạm vi tìm kiếm dữ liệu bằng cách nhập vào giá trị xác
định tại hai mục Start Sector và End Sector. Nút bấm Search Partiton sẽ giúp bạn tìm
nhanh những ổ đĩa đang ở trạng thái ẩn (bị mất). Sau đó, bấm vào nút tròn có hình mũi
tên để chƣơng trình bắt đầu tìm kiếm những dữ liệu đã mất.
3. Khi quá trình tìm kiếm hoàn tất, bạn bấm chuột vào ổ đĩa vừa tìm trong phần
cửa sổ phía bên trái và bấm tiếp vào nút tròn có hình mũi tên để chuyển sang bƣớc
cuối cùng.
4. Ở bƣớc này, bạn bấm phải chuột trong phần cửa sổ phía phải, chọn thẻ Recover
All để khôi phục lại toàn bộ dữ liệu đã mất. Trong hộp thoại xuất hiện, bạn chọn nơi
để lƣu dữ liệu, nhƣng lƣu ý là không đƣợc lƣu trên ổ đĩa format trƣớc đó. Nếu bạn chỉ
muốn khôi phục lại một số tập tin quan trọng thì nên sử dụng nút bấm có hình chiếc
kính lúp trên thanh công cụ (hoặc bấm phải chuột và chọn dòng lệnh Find Files) để
nhanh chóng tìm thấy những tập tin quan trọng đó. Tiếp theo, bạn chọn chúng, bấm
phải chuột, chọn dòng lệnh Recover Selected và trong hộp thoại xuất hiện, tìm nơi để
lƣu lại.
Lƣu ý: Tỷ lệ khôi phục dữ liệu thành công của NK là rất cao nếu dữ liệu trên ổ đĩa
bị format chưa bị ghi đè lên bởi những dữ liệu mới.
d. Khôi phục dữ liệu đã mất với Search and Recover 2
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 40
Phần mềm Search and Recover 2 của hãng Iolo Technologies với các tính năng
cực mạnh. Bạn có thể dễ dàng khôi phục lại các dữ liệu đã mất một cách dễ dàng hơn.
Chƣơng trình đƣợc thiết kế với giao diện đẹp, hệ thống menu đƣợc trình bày hết
sức rõ ràng giúp cho ngƣời sử dụng dễ dàng nắm bắt đƣợc tất cả cấu trúc của chƣơng
trình từ đó làm cho công việc của bạn đạt đƣợc hiệu quả hơn.
Sau khi khởi động chƣơng trình bạn sẽ nhìn thấy 1 cửa sổ với giao diện nhƣ trên.
Trên đó đƣợc bố trí các tùy chọn khác nhau cho ngƣời sử dụng lựa chọn gồm:
File Rescue Wizard: đây là tính năng tìm kiếm đơn giản cho ngƣời mới sử
dụng loại phần mềm này lần đầu. Nó đã đƣợc cấu hình sẵn nên chỉ cần thao tác
vài bƣớc là bạn có thể bắt đầu tìm kiếm và khôi phục các tập tin đã mất dễ
dàng.
Media Recovery Wizard: tiện ích này đƣợc cấu hình riêng cho việc tìm kiếm
các tập tin Multimedia. Đặc biệt hỗ trợ tìm kiếm trên các thiết bị kỹ thuật số
nhƣ máy ảnh KTS, máy nghe nhạc nén mp3 và các loại thẻ nhớ thông dụng
trên thị trƣờng. Sau khi vào mục này bạn chỉ cần chọn đúng Menu ứng với mục
đích tìm kiếm của bạn nhƣ Digital photos and movies, MP3 music and sounds
hoặc All items located on a removable device.
Advanced Deleted File Search: đây là tiện ích tìm kiếm cấp cao nên chỉ dành
cho các bạn đã có kinh nghiệm sử dụng phần mềm. Với tiện ích cấp cao này tỉ
lệ tìm kiếm các files đã mất sẽ cao hơn rất nhiều. Trong này có rất nhiều tùy
chọn tìm kiếm cho ngƣời sử dụng chuyên nghiệp.
Recover Lost Email: tìm kiếm và phục hồi các Email đã lỡ tay xóa khi sử
dụng mail theo giao thức POP3 hoặc IMAP. Hỗ trợ tốt cho các chƣơng trình
duyệt Email nhƣ Microsoft Outlook Express, Qualcomm Eudola, Microsoft
Outlook, Nescape Email.
Emergency Disk Image: đây là tiện ích giúp bạn tạo ảnh ổ đĩa của bạn, qua đó
giúp bạn tìm lại các dữ liệu đã mất tại thời điểm tạo ảnh đĩa. Sau khi đã tạo ảnh
xong và Mount ổ đĩa đó thì trên máy bạn sẽ xuất hiện 1 ổ đĩa mới với nội dung
ảnh đĩa của bạn. Chức năng này tƣơng đối giống với chức năng tạo CD/DVD
ảo vậy. Nếu bạn không muốn hiện ổ đĩa đó nữa thì các bạn nhấn vào chữ
UnMount.
Security Tools: đây là 1 tiện ích thuộc về bảo mật, nó có thể giúp bạn xóa vĩnh
viễn 1 tập tin hay thƣ mục nào đó mà không thể phục hồi lại đƣợc. Phù hợp với
việc xóa các dữ liệu nhạy cảm. Khi bạn vào mục này bạn sẽ thấy tùy chọn số
lần xóa ghi tập tin. Sau khi đã cài đặt dịch vụ này thì trên menu popup khi bạn
Right-Click sẽ xuất hiện thêm tùy chọn Terminate.
Kết luận: đây quả là 1 công cụ không thể thiếu khi bạn lỡ tay xoá 1 tập tin quan
trọng nào đó. Với khả năng tìm nhanh, mạnh và hiệu quả, Search and Recover 2 xứng
đáng là ứng cử viên sáng giá.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 41
e. Phục hồi dữ liệu thật dễ với Get Data Back
Với 5 bƣớc là bạn có thể khôi phục các dữ liệu lỡ tay delete hay do những ngƣời
ngoại đạo vọc nhầm. Bạn có thể download phiên bản dùng thử cho FAT và NTFS (
dung lƣợng 2.11MB và 2.08MB ) tại www.runtime.org. Chƣơng trình có thể phục hồi
dữ liệu đã xoá từ HDD, ổ mềm, ZIP, ổ đĩa mạng.
Bƣớc 1: Quét các ổ đĩa hiện có.
Bƣớc 2: Chọn phân vùng định dạng tƣơng ứng (FAT hay NTFS tuỳ phiên bản) để
chƣơng trình truy xuất file phục hồi.
Bƣớc 3: Tại bƣớc này bạn có thể tuỳ chọn chế độ quét file theo từng size hay luôn cả
HDD. Nếu chọn Search Entire Drive để chƣơng trình quét toàn bộ HDD hiện có để
tìm phân vùng định dạng tƣơng ứng, chọn Search Patial Drive để thực hiện chế độ
quét từng sector trên phân vùng đã chọn từ bƣớc 2.
Bƣớc 4: Sau khi chƣơng trình quét xong, đây là bƣớc kết quả. Bạn tuỳ chọn vào từng
phân vùng đã chọn (nếu trên HDD có nhiều hơn một phân vùng định dạng giống
nhau) để chƣơng trình hiển thị hệ thống file đã xoá.
Bƣớc 5: Các file đã xoá sẽ hiển thị trên cây thƣ mục. Giờ thì bạn chỉ việc copy file
bày và lƣu lại vào HDD để hoàn tất.
Lƣu ý:
Phiên bản dùng thử không cho bạn copy những file đã xoá về lại HDD. Để
chƣơng trình hoạt động hiệu quả, bạn nên đánh dấu chọn tất cả trong mục
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 42
Options nhƣ Recover Deletes Files, Allow Duplicate File Names, Recover
Losts Files.
Ngoài ra bạn cũng có thể xem các định dạng file trong mục Legend. Bạn cũng
có thể chọn search để tìm kiếm file đã mất. Điều này giúp bạn nhanh chóng tìm
ra file mình cần phục hồi nhanh chóng hơn. Hơn nữa, chƣơng trình còn giúp
bạn tạo file ảnh cho HDD để sao lƣu dữ liệu bằng công cụ Tools > Create
Image File.
3. Hƣ hỏng vật lý:
Hiện tƣợng mất dữ liệu xảy ra khi thiết bị lƣu trữ thông tin bị hƣ hỏng vật lý:
a. Nếu ở đĩa mềm, đĩa zip hoặc memory card: Thƣờng không còn cách nào cứu
vãn. Lý do là hƣ hỏng xảy ra nay trong cấu trúc vật lý của vật thể, không cách nào có
thể đọc lại tình trạng cũ trƣớc khi hƣ hỏng.
b. Nếu là đĩa cứng: Ngoài trƣờng hợp nhƣ mục a, còn có thể là do hƣ hỏng ở bo
mạch điều khiển của ổ đĩa. Trong trƣờng hợp này, chỉ cần thay mạch điều khiển là có
thể làm việc tiếp đƣợc ngay.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 43
Bài 2 CHIA SẺ KINH NGHIỆM
CẮT BAD SECTOR Ổ CỨNG
Thông thƣờng khi ổ cứng (HDD) của bạn bị hƣ hỏng (xuất hiện Bad Sector) thì để
bảo đảm an toàn dữ liệu, cách tốt nhất là thay đĩa cứng mới. Tuy nhiên, giá một ổ
cứng không phải rẻ, nên bạn đừng vội vứt nó vào sọt rác mà hãy cố gắng cứu chữa nó
bằng các tiện ích chuyên dùng.
Nhận biết đĩa cứng bị bad:
1. Trong lúc đang cài đặt Windows hệ thống bị treo mà không hề xuất hiện một
thông báo lỗi nào (đĩa cài đặt Windows vẫn còn tốt), mặc dù vẫn có thể dùng
Partition Magic phân vùng cho HDD một cách bình thường.
2. Không Fdisk được: khi Fdisk báo lỗi no fixed disk present (đĩa cứng hiện tại
không thể phân chia) hoặc Fdisk được nhưng rất có thể máy sẽ bị treo trong quá
trình Fdisk.
3. Không Format được HDD: khi tiến hành format đĩa cứng máy báo lỗi Bad Track
0 – Disk Unsable.
4. Khi đang format thì máy báo Trying to recover allocation unit xxxx. Lúc này máy
báo cho ta biết cluster xxxx bị hư và nó đang cố gắng phục hồi lại cluster đó
nhưng thông thường cái ta nhận được là một bad sector!
5. Đang chạy bất kì ứng dụng nào, nhận được một câu thông báo như Error
reading data on dirver C:, Retry, Abort, Ignore, fail? Hoặc A serious error occur
when reading driver C:, Retry or Abort?
6. Khi chạy Scandisk hay NDD (Norton Disk Doctor) hay bất kỳ phần mềm kiểm tra
bề mặt đĩa (surface scan) nào, ta sẽ gặp rất nhiều bad sector.
Cách khắc phục:
(tất cả các chƣơng trình giới thiệu dƣới đây nằm gọn trong đĩa Hiren’s Boot có bán ở
các cửa hàng phần mềm tin học phiên bản 7.7 trở đi).
Cách 1: Dùng partition Magic cắt bỏ chỗ bad.
Thực hiện nhƣ sau:
Đầu tiên dùng chƣơng trình NDD (Norton Disk Doctor), khởi động từ đĩa
Hiren’s Boot
Ở menu của chƣơng trình chọn mục Hard Disk Tools
Chọn tiếp mục Norton Utilities
Cuối cùng chọn Norton Disk Doctor.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 44
Sau khi dùng NDD xác định đƣợc vị trí bị bad trên HDD, tiến hành chạy chƣơng
trình Partition Magic cắt bỏ phần bị bad bằng cách đặt partition chứa đoạn hỏng đó
thành Hide Partition.
Ví dụ: khoảng bị bad từ 9.3GB đến 9.6GB, bạn chia lại partition, chọn partition C đến
9GB, partition D bắt đầu từ 10GB, cứ nhƣ thế bạn tiến hành loại bỏ hết hẳn phần bị
bad.
Cách này sử dụng rất hiệu quả tuy nhiên nó chỉ khắc phục khi đĩa cứng của bạn có
số lƣợng bad thấp.
Cách 2: dùng chƣơng trình HDD Regenerator:
Thông thƣờng nhà sản xuất luôn để dự phòng một số sector trên mỗi track hoặc
Cylinder, và thực chất kích thƣớc thực của sector vẫn lớn hơn 512bytes rất nhiều (tùy
loại hãng đĩa). Nhƣ thế nếu nhƣ số sector bị bad ít hơn số dự phòng còn tốt thì lúc này
có thể HDD Regenerator sẽ lấy những sector dự phòng còn tốt đắp qua thay cho sector
bị hƣ, nhƣ vậy bề mặt đĩa trở nên “sạch” hơn và tốt trở lại. Dĩ nhiên nếu lƣợng sector
dự phòng ổ cứng ít hơn thì ổ cứng sẽ còn bị bad một ít. Bạn có thể quay lại cách 1.
Cách thực hiện:
Khởi động hệ thống từ đĩa Hiren’s Boot.
Cửa sổ đầu tiên xuất hiện, chọn Hard Disk Tools
Chọn tiếp mục HDD Regenerator
Bấm phím bất kì để xác nhận.
Kế đến ở dòng Starting sector (leave 0 to scan from the beginning) gõ vào
dung lƣợng lớn nhất hiện có của HDD, gõ xong bấm Enter để chƣơng trình
thực hiện.
Thời gian chờ, tùy thuộc vào dung lƣợng đĩa và số lƣợng bad.
Cách 3: Law Level Format (LLF)
LLF có mục đích là làm lại surface đĩa cứng, chữa bad sectors, để đĩa cứng
giống nhƣ đĩa mới xuất xƣởng; hãng đĩa cứng cũng làm LLF đĩa khi sản xuất,
nhƣng với máy móc hiện đại, còn chúng ta làm với phần mềm. Đó là giải pháp
cuối cùng đấy, hoặc bạn có lại 1 đĩa gần nhƣ mới xuất xƣởng, hoặc đĩa hỏng
luôn!
Công cụ: bạn nên dùng phần mềm của HÃNG SẢN XUẤT đĩa cứng của bạn.
Nếu đĩa bạn là MAXTOR, bạn vào internet, vào site Maxtor download phần
mềm POWER MAX, chọn làm floppy chứa phần mềm, hay chọn làm CD. Nếu
đĩa cứng bạn Seagate, bạn download DiscWizard Starter Edition. Nếu Western
Digital, bạn download DataLifeguard Dianostic về vào floppy hay file ISO làm
CD boot
Thí dụ đĩa cứng tôi là MAXTOR, máy tôi có FLOPPY DRIVE, tôi down về
ghi luôn vào 1 floppy disk. Tôi cho floppy vào floppy drive, tắt computer; bật
lại computer để Boot vào POWER MAX; làm theo POWER MAX hƣớng dẫn
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 45
(nếu dùng CD POWER thì cũng vậy, boot máy computer với CD Power
Max…)
Nếu không muốn down những phần mềm trên, bạn có thể dùng đĩa HIREN’S
BOOT, trong đó có những phần mềm này.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 46
MỤC LỤC
A. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MÁY TÍNH .......................................................... 1
Bài 1 SỰ CỐ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH .............................................................. 2
I. Chẩn đoán và giải quyết sự cố ....................................................................... 2
II. Điều trị ........................................................................................................... 4
1. Mở máy tính ra nếu: ................................................................................... 4
2. Trong quá trình POST nếu: ........................................................................ 4
3. Khi máy khởi động xong ............................................................................ 4
Bài 2 SỰ CỐ PHẦN MỀM MÁY TÍNH ................................................................ 7
I. Hệ Điều Hành ................................................................................................ 7
1. Khôi phục máy tính dùng Advanced Startup Option ................................. 7
2. Khôi phục máy dùng Recovery Console .................................................... 8
3. Khôi phục máy tính dùng Emergency Repair Process ............................... 9
II. Chƣơng trình ứng dụng – Virus ................................................................... 10
Bài 3 CHIA SẺ KINH NGHIỆM .......................................................................... 13
MÁY TÍNH TỰ KHỞI ĐỘNG LẠI ............................................................... 13
1. Kiểm tra phần mềm .................................................................................. 13
2. Kiểm tra phần cứng .................................................................................. 14
3. Ram .......................................................................................................... 14
4. Bộ Nguồn ................................................................................................. 14
Bài 4 LỖI MÃ BEEP CỦA CÁC BIOS ............................................................... 16
I. Các mã lỗi Beep của Ami Bios ROM ......................................................... 16
II. Mã Beep của Phoenix Bios ROM ............................................................... 16
B. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MÁY IN .............................................................. 20
Bài 1 CÁC SỰ CỐ THƢỜNG GẶP TRONG IN ẤN .......................................... 21
I. Các trục trặc liên quan tới phần cứng Máy In ............................................. 21
1. Trang in bị mờ: ......................................................................................... 21
2. Mật độ in không đồng đều: ...................................................................... 21
3. Dây tĩnh điện bị hỏng hay bẩn: ................................................................ 21
4. Xuất hiện các vệt trắng dọc theo các trang giấy: ..................................... 22
5. Xuất hiện các đốm trắng thƣờng xuyên trên trang in: ............................. 22
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 47
6. Màu chữ trên trang in bị nhạt: .................................................................. 22
7. Hiện tƣợng trang giấy bị bay mực: .......................................................... 22
8. Một vệt đen chạy dọc theo trang in và xuất hiện liên tiếp trên các trang
sau: .................................................................................................................. 23
9. Giấy bị kẹt thƣờng xuyên: ........................................................................ 23
10. Xuất hiện một trang trắng giữa các trang in: ........................................ 23
11. Tràn bộ nhớ: .......................................................................................... 23
II. Các lỗi do kết nối ......................................................................................... 24
1. Trang in xuất hiện các ký tự lạ một cách ngẫu nhiên: ............................. 24
2. Máy in không hoạt động (Printer not avaliable error): ............................ 24
3. Máy in không báo lỗi cho Windows khi gặp các hiện tƣợng hết giấy, kẹt
giấy, và các lỗi khác: ........................................................................................ 24
4. Đƣờng truyền bị ngắt quãng, bị lỗi hoặc một phần trang in chứa các ký tự
lạ: .................................................................................................................. 24
5. Lỗi cổng máy in bận (port is busy) hoặc máy in ở chế độ offline: .......... 24
III. Các trục trặc của trình điều khiển ................................................................ 24
1. Đèn form feed sáng nhƣng máy không in: ............................................... 25
2. In sai fonts: ............................................................................................... 25
IV. Các lỗi của phần mềm: ................................................................................ 25
V. Các trục trặc đối với Máy In Mạng: ............................................................ 25
1. Không thể in bằng một máy in mạng: ...................................................... 25
2. Có thể in những khối in đơn giản nhƣng không thể in các khối in phức
tạp: 26
3. Lệnh in từ một số máy tính bị lỗi: ............................................................ 26
Bài 2 NẠP MỰC CHO MÁY IN LASER ............................................................ 27
I. Thay mới hộp mực ....................................................................................... 27
II. Bơm mực cho máy In .................................................................................. 27
C. CỨU DỮ LIỆU .................................................................................................... 28
Bài 1 CÁC CHƢƠNG TRÌNH CỨU DỮ LIỆU THÔNG DỤNG ....................... 29
I. Cấu trúc của dữ liệu trên đĩa cứng ............................................................... 30
II. Khả năng khôi phục dữ liệu ......................................................................... 31
1. Tập tin bị xóa: .......................................................................................... 31
2. Phân vùng bị xóa (hoặc tạo lại) nhƣng chƣa định dạng (format): ........... 31
Chẩn Đoán Và Điều Trị Máy Tính
Trƣờng trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dƣơng Trang 48
3. Phân vùng bị format: ................................................................................ 31
4. Phân vùng bị format và cài HĐH mới hoặc sử dụng Ghost: ................... 31
5. Đĩa cứng bị hƣ .......................................................................................... 31
III. Thực hành khôi phục dữ liệu ....................................................................... 33
1. Khôi phục dữ liệu từ Recycle Bin (thùng rác) ......................................... 33
2. Khôi phục dữ liệu không nằm trong Recycle Bin .................................... 33
3. Hƣ hỏng vật lý: ......................................................................................... 42
Bài 2 CHIA SẺ KINH NGHIỆM .......................................................................... 43
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuan Doan Dieu Tri_Loan.pdf