Giáo trình Luật Nhà nước.

Bài 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP Bài 2: HIẾN PHÁP VÀ LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM Bài 3: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM Bài 4: CHẾ ĐỘ KINH TẾ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

doc44 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3178 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Luật Nhà nước., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng lực lượng vú trang và quốc phòng toàn dân, bảo đảm thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ,.... - Biện pháp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương. 5. Trong lĩnh vực thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo HĐND quyết định - Biện pháp bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào dân tộc, bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng của các dân tộc... - Biện pháp bảo đảm thực hiện chính sách tôn giáo , quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật,quyền tự do tin ngưỡng của nhân dân... 6. Trong lĩnh vực thi hành pháp luật HĐND quyết định - Biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. - Biện pháp bảo hộ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân. - Biện pháp bảo vệ tài sản, lợi ích của nhà nước, bảo hộ tài sản của tổ chức kinh tế, xã hội ở địa phương. - Biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật. 7. Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền đại phương và quản lý địa giới hành chính. - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND, trưởng ban và các thành viên khác của các ban của HĐND, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân của TAND cùng cấop theo quy định của pháp luật. - Bãi bỏ những quyết định sai trái của UBND cùng cấp, những Nghị quyết sai trái của HĐND cấo dưới trực tiếp - Quyết định giải tán HĐND cấp dưới trực tiếp trong trường hợp HĐND đó là thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân. Nghị quyết giải tán HĐND phải được sự phê chuẩn của HĐND cấp trên trực tiếp trước khi thi hành; Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh giải tán HĐND cấp huyện phải được sự phê chuẩn của UBTVQH trước khi thi hành. - Thông qua đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính ở địa phương để đề nghị cấp trên xem xét. III. Tổ chức và các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân. 1. Các kỳ họp của Hội đồng nhân dân. Đây là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của HĐND.HĐND làm việc tập trung và có hiệu quả nhất trong các kỳ họp của mình. Tại các kỳ họp HĐND thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số các công việc quan trọng của đại phương; bầu ra Thường trực HĐND, các ban của HĐND, ủy ban nhân dân và Hội thẩm của Tòa án nhân dân cùng cấp. Các quyết định của HĐND được thể hiện dưới hình thức nghị quyết.Các nghị quyết này phải căn cứ vào Hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật khác của các cơ quan nhà nước TƯ : các quyết định của HĐND phải được quá nửa số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành, trừ trường hợp bãi nhiệm đại biểu HĐND thì phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành. HĐND các cấp thường lệ họp mỗi năm 2 kì. Trong trường hợp cần thiết ở cấp tỉnh, cấp huyện, theo yêu cầu của Chủ tịch HĐND, của chủ tịch UBND cùng cấp hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số đại biểu HĐND yêu cầu thì Thường trực HĐND quyết định triệu tập kì họp bất thường; ở cấp xã theo yêu cầu của UBND hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số đại biểu HĐND yêu cầu thì Chủ tịch HĐND quyết định triệu tập kì họp bất thường. Kì họp HĐND được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu HĐND tham gia. 2. Thường trực Hội đồng nhân dân. HĐND chỉ có ở cấp tỉnh và cấp huyện; đối với HĐND xã không thành lập thường trực mà chỉ thành lập Ban thư ký HĐND. Theo Đ35 Luật Tổ chức HĐND và UBND. Thường trực HĐND gồm : Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND. Số phó chủ tịch ở mỗi cấp do UBTVQH quy định theo đề nghị của Chính phủ. Thành viên của thường trực HĐND không đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp ( nhằm đảm bảo tính khách quan của hoạt động giám sát của HĐND) 3. Các ban của HĐND. Các ban của HĐND là hình thức tham gia tập thể của các đại biểu HĐND vào việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND. Các ban được thành lập theo nhu cầu công tác. Đ38 LTCHĐND-UBND HĐND cấp tỉnh : Ban kinh tế và ngân sách, ban văn hóa xã hội, ban pháp chế.Nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập ban dân tộc. HĐND cấp huyện thành lập hai ban : ban kinh tế - xã hội và ban pháp chế. Số lượng thành viên của mỗi ban do HĐND cùng cấp quyết định.Thành viên của các ban không đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp. Các ban của HĐND có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Tham gia chuẩn bị các kỳ họp của HĐND. - Thẩm tra các báo cáo, đề án do HĐND hoặc thường trực HĐND phân công. - Giúp HĐND giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, hoạt động của TAND và VKSND cùng cấp.Giám sát các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác...trong việc chấp hành pháp luật và nghị quyết của HĐND. 4. Hoạt động của đại biểu HĐND. a. Về nhiệm vụ - Tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của HĐND,tham gia thảo luận, biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND. - Đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình.Phải thu thập, phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri, phải thực hiện chế độ tiệp xúc và ít nhất mỗi năm 1 lần phải báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và HĐND. - Sau mỗi kì họp HĐND, các đại biểu HĐND phải báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích về các nghị quyết của HĐND. b. Về quyền hạn. - Có quyền tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ ,quyền hạn của HĐND trong các kì họp, phiên họp HĐND. - Có quyền tham gia bầu cử và có thể được bầu vào thường trực HĐND, các ban của HĐND và UBND cùng cấp. - Có quyền chất vấn chủ tịch HĐND,chủ tịch và các thành viên khác UBND, CATAND,VTVKSND và thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp. - Trong thời gian giữa hai kỳ họp chất vấn của đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện được gửi đến thường trực HĐND cùng cấp, chất vấn của đại biểu HĐND cấp xxa được gửi đến CTHĐND để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời. - Có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước,các tổ chức khác...kịp thời chấm dứt những việc làm trái pháp luật. - Có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của nhà nước và về những vấn đề thuộc lợi ích chung. - Có quyền tham dự kỳ họp của HĐND cấp dưới nơi đã bầu ra mình, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết. - Có quyền đề nghị HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do HĐND bầu. * Trong thời gian HĐND họp nếu không được sự đồng ý của Chủ tọa kì họp thì không được bắt giữ đại biểu HĐND. Nếu vì phạm tội quả tang hoặc trong trường hợp khẩn cấp mà đại biểu HĐND bị tạm giữ thì cơ quan ra lệng tạm giữ phải báo cáo ngay với chủ tọa kì họp. Giữa 2 kì họp nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ đại biểu HĐND thì phải thông báo cho chủ tịch HĐND cùng cấp. 5. Việc bãi nhiệm, mất quyền đại biểu HĐND, việc đại biểu HĐND xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. Đại biểu HĐND nào không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ phạm sai lầm mà bị HĐND hoặc cử tri bãi nhiệm. Thường trực HĐND và UBND quyết định việc đưa ra HĐND hoặc cử tri bãi nhiệm đại biểu JĐND theo đề nghị của UBMTTQVN cùng cấp. Trong trường hợp HĐND bãi nhiệm đại biểu HĐND thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành. Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo thể thức do UBTVQH quy định. Đại biểu HĐND phạm tội, bị tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì mất quyền đại biểu HĐND. Đại biểu HĐND có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lí do sức khỏe hoặc vì lí do khác; do HĐND cùng cấp xem xét và quyết định. Bài 12: ỦY BAN NHÂN DÂN I. Tính chất và vị trí pháp lý của ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của HĐND. HĐND là cơ quan bầu ra UBND tại kì họp thứ nhất của HĐND, kết quả bầu các thành viên ủy ban phải được phê chuẩn của CTUBND cấp trên trực tiếp.Đối với các thành viên của UBND cấp tỉnh sẽ do TTCP phê chuẩn.HĐND là cơ quan quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương nhưng HĐND hoạt động không thường xuyên, vì vậy các chủ trương, nghị quyết của HĐND chỉ có thể thực hiện thông qua UBND.Nói cách khác UBND là cơ quan chịu trách nhiệm chủ yểu trong việc trểin khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND, biến những quy định trong các nghị quyết đó thành hiện thực. Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Quản lý nhà nước là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất và được coi là chức năng của UBND.Các cơ quan khác như HĐND, TAND, VKSND trong hoạt động của mình cũng thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là hoạt động chủ yếu. Hoạt động quản lý của UBND mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực : chính trị, kinh tế, văn hóa , xã hội, an ninh, quốc phòng... đối với mọi đối tượng. Hoạt động quản lý của UBND mang tính thống nhất, hoạt động quản lý của UBND dựa trên những quyết định của Chính phủ và các cơ quan nhà nước cấp trên.Mặt khác hoạt động của các cơ quan nhà nước khác ở địa phương phải phù hợp với sự quản lý thống nhất của UBND. Hoạt động quản lý của UBND chỉ giới hạn trong phạm vi một địa phương nhất định. II. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân. 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân trong lĩnh vực quản lý nhà nước. UBND thống nhất quản lý hành chính ở địa phương về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng... đảm bảo cho Hiến pháp và pháp luật được thực hiện ở địa phương.Để thực hiện quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, UBND xây dựng các kế hoạch, quy hoạch, đề án phát triển nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải... dự toán ngân sách nhà nước ở địa phương trình HĐND thông qua. Sau khi được UBND cấp trên trực tiếp hoặc Chính phủ phê chuẩn, UBND tổ chức thực hiện kế hoạch, quy hoạch, đề án đó ở địa phương. UBND phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước theo lĩnh vực trên địa bàn, chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế và cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách tại địa phương; tổ chức thực hiện các chương trình khuyến nông, lâm, ngư nghiệp ; quản lý việc sử dụng đất đai, tài nguyên ...phòng chống thiên tai,lũ lụt... 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND trong lĩnh vực pháp luật Là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, UBND quản lý cơ sở vật chất, tài chính và nhân lực cũng như tiềm năng khác của địa phương. Do đó, UBND có điều kiện tổ chức thực hiện văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp. Từ thực tiễn quá trình áp dụng các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên vào hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương, UBND đề xuất những kế hoạch, những quy hoạch trên cơ sở đó HĐND cùng cấp xem xét, quyết định. Từ thực tiễn quá trình áp dụng các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên vào hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương,UBND kiến nghị với các cơ quan nhà nước đó ban hành mới, bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật cho phù hợp với thực tiễn. Trên cơ sở những quy định của các cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp cũng như tình hình thực tế ở địa phương, UBND ban hành các quyết định, chỉ thị để cụ thể hóa những văn bản đó vào hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương. UBND phải tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra nhà nước, tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân. 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND trong lĩnh vực xây dựng chính quyền nhà nước. UBND chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.UBND phối hợp với thường trực HĐND, UBMTTQVN cùng cấp để tuyên truyền, chuẩn bị các điều kiện cho bầu cử. UBND căn cứ vào những quy định của Chính phủ cũng như thực tiễn hoạt động quản lý của địa phương thông qua đề án về việc thành lập mới, sáp nhập hoặc giải thể các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp thuộc UBND. UBND xây dựng đề án phân rạch, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính ở địa phương trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi trình cấp trên xem xét, quyết định.Đối với đề án phân rạch, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh thì UBND tỉnh trình HĐND cùng cấp thông qua để đề nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của Chính phủ; tổ chức việc thi đua khen thưởng, thực hiện chính sách đối với cán bộ, viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật. 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND trong lĩnh vực kiểm tra giám sát. UBND kiểm tra giám sát việc thi hành Hiến pháp,luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND cùng cấp trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế ở địa phương. UBND kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp dưới về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách ở địa phương; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch của UBND cấp dưới. UBND tổ chức chỉ đạo công tác thanh tra nhà nước, tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáovà kiến nghị của dân. Tổ chức chỉ đạo công tác thanh tra kiểm tra đối với các cơ quan được giao nhiệm vụ thu ngân sách địa phương, thanh kiểm tra giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ.... UBND chỉ đạo việc thực hiện các quy định về quản lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài tại địa phương. Trong quá trình kiểm tra giám sát Chủ tịch UBND có quyền : - Đình chỉ thi hành, bãi bỏ đối với văn bản sai trái của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, cũng như của UBND, Chủ tịch UBND cấp dưới. - Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của HĐND cấp dưới trực tiếp. - Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 5. Những quy định đặc thù về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND của đơn vị hành chính đô thị. Đối với đơn vị hành chính đô thị, ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp hành chính, UBND còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn mang tính đặc thù sau: UBND thị xã,thành phố trực thuộc tỉnhcó nhiệm vụ : - Xây dựng quy hoạch phát triển đô thị của thị xã , thành phố thuộc tỉnh trình HĐND cùng cấp thông qua để trình cấp trên phê duyệt. - Thực hiện các nghị quyết của HĐND về quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển đô thị của thị xã , thành phố thuộc tỉnh trên cơ sở quy hoạch chung, kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kĩ thuật đô thị, biện pháp đảm bảo trật tự công cộng, giao thông…biện pháp quản lý dân cư đô thị… - Thực hiện quản lý và kiểm tra việc sử dụng công quỹ thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ; tổ chức thực hiện các quyết định xử lí vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp luật. Quản lý, kiểm tra đối với việc sử dụng các công trình cộng cộng trên địa bàn, việc xây dựng và sử dụng các công trình điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, nội thành… - Quản lý các cơ sở văn hóa – thông tin, thể dục thể thao của thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh do thị xã , thành phố trực thuộc tỉnh quản lý. UBND phường có nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND phường về việc bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự công cộng…; quản lý dân cư đô thị thuộc địa bàn quản lý. - Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật. - Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn phường theo phân cấp, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với cơ sở hạ tầng kĩ thuật. - Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường; lập biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có giấy phép, trái với quy định của giấy phép và báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. III. Cơ cấu tổ chức của UBND UBND do HĐND cùng cấp bầu ra gồm : Chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên ủy ban nhân dân. - Chủ tịch UBND do HĐND cùng cấp bầu ra tại kí họp thứ nhất của mỗi khóa theo sự giới thiệu của CTHĐND, CTUBND được bầu trong số các đại biểu HĐND theo thể thức bỏ phiếu kín, phải được quá nửa tổng số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành. - Phó chủ tịch UBND do HĐND cùng cấp bầu ra tại kì họp thức nhất của mỗi khóa theo sự giới thiệu của CTUBND, theo thể thức bỏ phiếu kín.Số PCTUBND mỗi cấp do Chính phủ quy định; các PCT không nhất thiết phải là đại biểu HĐND. - Các thành viên khác của UBND do HĐND cùng cấp bầu ra tại kì họp thứ nhất của mỗi khóa theo sự giới thiệu của CTUBND, theo thể thức bỏ phiếu kín.Kết quả bầu các thành viên của UBND phải được CTUBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn; kết quả bầu các thành viên của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ phải TTCP phê chuẩn. Trong nhiệm kỳ nếu khuyết CTUB thì CTHĐND cùng cấp giới thiệu người ứng cử CTUBND để HĐND bầu.Người được bầu giữ chức CTUBND trong nhiệm kì không nhất thiết phải là đại biểu HĐND. Đ 122 Luật tổ chức HĐND và UBND quy định số lượng thành viên của UBND: - UBND tỉnh, thành phố thuộc TƯ có từ 9 -11 thành viên, riêng đối với Hà Nội và TP.HCM có không quá 13 thành viên. - UBND huyện và tương đương có từ 7-9 thành viên. - UBND xã và tương đương có từ 3 – 5 thành viên. Căn cứ vào những quy định trên, HĐND mỗi cấp, mỗi địa phương xác định cụ thể số lượng và bầu ra các thành viên UBND cấp mình.Đại biểu HĐND có quyền giới thiệu và ứng cử các chức vụ nói trên. IV. Các hình thức hoạt động của UBND. 1. Hoạt động của UBND trong các phiên họp. UBND mỗi tháng họp một lần, ngoài ra còn có thể họp bất thường theo yêu cầu của chủ tịch UBND hoặc theo đề nghị của ít nhất 1/3 tổng số thành viên của UB. UBND có trách nhiệm mời các trưởng, phó ban của HĐND, chủ tịch Mặt trận và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương cùng cấp tham dự khi bàn đến các vấn đề có liên quan. Các phiên họp là hình thức hoạt động chủ yếu của UBND vì phần lớn nhiệm vụ, quyền hạn của UBND được thực hiện tại phiên họp.Những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND nhất thiết phải được thảo luận và quyết định theo đa số tại cuộc họp như: - Chương trình công tác của UBND trong cả nhiệm kì và hàng năm - Dự án và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự tóan ngân sách, quyết tóan ngân sách hành năm và quỹ dự trữ của địa phương trình HĐND - Các đề án, báo cáo trước khi trình HĐND cùng cấp hoặc UBND cấp trên trực tiếp - Các biện pháp thực hiện nghị quyết của HĐND - Kiểm điểm đánh giá việc thực hiện chương trình công tác hàng năm cũng như cả nhiệm kì. Những vấn đề nằm trong chương trình phiên họp đều được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.Các quyết định của UBND được thể hiện dưới hình thức văn bản là : - Quyết định để ban hành các chủ trương, biện pháp cụ thể để thực hiện pháp luật, các chủ trương, chính sách của Chính phủ, TTCP, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và nghị quyết của HĐND cùng cấp; quyết định về tổ chức thực hiện và kiểm tra thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức trong việc chấp hành pháp luật của nhà nước... - Chỉ thị để truyền đạt và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của TƯ, các nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND trong trường hợp không cần thiết phải ban hành quyết định; giao trách nhiệm cho cơ quan hành chính cấp dưới thực hiện chủ trương công tác. 2. Hoạt động của Chủ tịch UBND Hoạt động của chủ tịch UBND được xác định là hình thức hoạt động thường xuyên và có tác dụng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của UBND. Với vị trí là người lãnh đạo và điều hành công tác của UBND, CTUBND có quyền triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND (kể cả các phiên họp thường lệ và bất thường). Tại các phiên họp, CTUBND hướng cuộc họp vào việc thảo luận, biểu quyết những vấn đề nằm trong chương trình phiên họp.Căn cứ vào những quyết định mà tập thể UBND đã thông qua, CTUBND chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện những quyết định đó. CTUBND lãnh đạo công tác của UBND, đôn đốc, kiểm tra công việc của các thành viên UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình và UBND cấp dưới trong việc thực hiện hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND cấp mình. Trong quá trình chỉ đạo, thực hiện nếu có bất đồng của các cơ quan chuyên môn thì CTUBND xem xét, quyết định; tổ chức tiếp dân, xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật. Đối với chính quyền cấp dưới trực tiếp, CTUBND có quyền : - Phê chuẩn kết quả bầu cử thành viên của UBND cấp dưới trực tiếp; điều động, miễn nhiệm, cách chức CT,PCTUBND cấp dưới trực tiếp. - Phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của UBND cấp dưới trực tiếp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỉ luật đối với cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp quản lý. - Đình chỉ hay bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình và những văn bản trái pháp luật của UBND, CTUB cấp dưới trực tiếp; đình chỉ việc thi hành NQ trái pháp luật của HĐND cấp dưới trực tiếp và đề nghị HĐND cấp mình bãi bỏ. 3. Hoạt động của các thành viên khác thuộc UBND Trong cơ cấu tổ chức của UBND, CTUB phụ trách chung chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành công tác của UBND. CTUB chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan quản lý cấp trên về mọi mặt hoạt động của UBND, về thực hiện quản lý toàn diện ở địa phương. CTUB trực tiếp phụ trách công tác nội chính, các cơ quan thuộc khối nội chính ở cấp tỉnh gồm: Sở Công an, Ban chỉ huy quân sự, UB thanh tra nhà nước, Sở Tư pháp, TAND, VKSND. Mỗi tháng một lần các cơ quan trong khối nội chính được CTUB triệu tập để nghe các cơ quan báo cáo về tình hình quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; tình hình khiếu tố, khiếu kiện của nhân dân, các vụ vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước và cách giải quyết; công tác giám sát hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án... Các phó chủ tịch và các thành viên UBND được chủ tịch phấn công phụ trách những lĩnh vực, ngành nhất định. (Thông thường CT thường phân công 1 phó phụ trách về taig chính, kinh tế, thương mại; 1 phó phụ trách về văn hóa - xã hội) Các ủy viên khác được chủ tịch phân công phụ trách các sở, ban , ngành quan trọng như: Công an, quân đội, thanh tra, kế hoạch, tài chính, văn hóa, xây dựng, tổ chức, văn phòng UB...trực tiếp thực hiện công tác quản lý ngành, lĩnh vực dưới danh nghĩa giám đốc sở, trưởng phòng, trưởng ban thuộc UBND. Ở cấp xã thì phó chủ tịch được giao phụ trách công tác văn hóa, xã hội, nội chính, kinh tế.Các phó chủ tịch được phân công nhiệm vụ phụ trách từng lĩnh vực quản lý nhà nước phải báo cáo công tác và chịu sự chỉ đạo của CTUB, chịu trách nhiệm trước tập thể UB và chủ tịch UB về nhiệm vụ được giao. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND được chủ tịch phân công phụ trách quản lý đối với một số lĩnh vực chuyên môn nhất định và bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cùng cấp . Người đứng đầu các cơ quan chuyên môn của UBND chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. Bài 13: TÒA ÁN NHÂN DÂN I. Vị trí pháp lý của Tòa án nhân dân. Hệ thống các cơ quan tòa án bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân địa phương, các tòa án quân sự và các tòa án khác là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam. Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. II. Chức năng của Tòa án nhân dân Tòa án là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử.Trong BMNN, chỉ có Tòa án mới có chức năng này, Tòa án nhân danh nhà nước thực hiện quyền xét xử.Bên cạnh đó Tòa án còn thực hiện hoạt động giải quyết các vụ việc khác. Tòa án nhân danh nhà nước xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra phán quyết cuối cùng đối với hành vi vi phạm pháp luật và có hiệu lực pháp luật mặc dù trong quá trình giải quyết có sự tham gia của nhiều cơ quan khác. - Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật - Bản án, quyết định của TAND mang tính bắt buộc đối với bị cáo hoặc các đương sự cho nên hoạt động xét xử của TAND phải tuân theo thủ tục, trình tự nghiêm ngặt. - Việc xét xử của TAND có tính quyết định cuối cùng khi giải quyết vụ việc pháp lý.Trong nhiều trường hợp khi các cơ quan, tổ chức đã giải quyết nhưng đương sự không đồng ý với cách giải quyết đó và yêu cầu TAND giải quyết thì TA có thể xem xét và quyết định.Quyết định của TAND có thể thay thế quyết định trước đó và quyết định của TA là quyết định cuối cùng. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của TAND. Bảo vệ pháp chế XHCN và giáo dục ý thức pháp luật cho công dân.Bằng hoạt động xét xử của mình, TAND góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất và pháp chế XHCN được tôn trọng. Mọi hành vi vi phạm đến quyền làm chủ của nhân dân, xâm phạm đến tài sản nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng nguời, đúng tội, đúng pháp luật. Thông qua việc xét xử nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, Tòa án không những giáo dục người phạm tội mà còn răn đe, giáo dục công dân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. III. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TAND. 1. Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán và bầu hội thẩm nhân dân Chánh án TANDTC do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Phó chánh án, thẩm phán TATC, Chánh án, phó chánh án , thẩm phán Tòa án quân sự TƯ do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Chánh án, phó chánh án các tòa án nhân dân địa phương do chánh án TATC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với HĐND địa phương. Chánh án, phó chánh án tòa án quân sự quân khu và khu vực do Chánh án TATC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng bộ Quốc phòng. Thẩm phán các tòa án địa phương, tòa án quân sự do Chánh án TATC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của HĐ tuyển chọn thẩm phán. Nhiệm kì của Chánh án, phó chánh án và thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,chánh án, phó chánh án và thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương, tòa án quân sự là 5 năm. * Đối với hội thẩm nhân dân. Được thực hiện theo chế độ bầu hoặc cử.Hội thẩm nhân dân địa phương do HĐND cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của UBMTTQ cùng cấp và do HĐND cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án TAND cùng cấp sau khi thống nhất với UBMTTQ cùng cấp. Hội thẩm quân nhân TAQS quân khu và tương do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND củ theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của CATAQSQK và tương đương sau khi thống nhất với cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương. Hội thẩm quân nhân TAQSKV do Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương.Và do Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của CATAQSKV sau khi đã thống nhất với cơ quan chính trị sư đoàn. 2. Nguyên tắc khi xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán. HTND là những người lao động sống và làm việc gần gũi với cuộc sống nhân dân, thay mặt nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của tòa án, bảo đảm cho việc xét xử của tòa án đúng đương lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, sát với thực tế cuộc sống. Trong quá trình xét xử, các thành viên trong HĐXX đều có quyền đưa ra thảo luận tất cả các vấn đề quan trọng cần giải quyết tại phiên tòa, có quyền xét hỏi, nghị án, định tội, lượng hình, quyết định quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. Mọi quyết định của Tòa án đều là những ý kiến đã được thảo luận và biểu quyết theo đa số. 3. Nguyên tắc khi xét xử thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân theo pháp luật - Khi xét xử tất cả các vụ án, thẩm phán và HTND chỉ căn cứ vào chứng cứ và các quy phạm pháp luật cần áp dụng để giải quyết vụ việc và đưa ra quyết định. - Khi xét xử các thành viên trong HĐXX độc lập với nhau. - Khi xét xử phúc thẩm không phụ thuộc vào bản án sơ thẩm mà phải dựa trên các chứng cứ và quy phạm pháp luật. 4. Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. HĐXX sơ thẩm gồm 1 thẩm phán và 2 HTND.Trong trường hợp vụ án nghiêm trọng, phức tạp thì HĐXX gồm 2 thẩm phán và 3 HTND. HĐXX phúc thẩm gồm 3 thẩm phán, trong trường hợp cần thiết có thể có thêm 2 HTND. 5. Nguyên tắc tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định. 6. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. 7. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đối với bị cáo : - Có nhược điểm về thể chất và tinh thần - Phạm tội nghiêm trọng mà hình phạt cao nhất là tử hình - Là người vị thành niên. 8. Nguyên tắc công dân Việt Nam có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án. II. Nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân. 1. Tòa án nhân dân tối cao a. Nhiệm vụ, thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao. - Hướng dẫn các tòa án nhân dân địa phương và các tòa án quân sự áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các tòa án - Giám đốc việc xét xử của tòa án các cấp. Là kiểm tra việc xét xử của các tòa án cấo dưới để sửa chữa những bản án, quyết định không đúng nhằm kịp thời sửa chữa những thiếu sót của các tòa án cấp dưới. - Trình Quốc hội dự án luật và UBTVQH dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật. - Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị. - Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện có VPPL trong việc xử lý vụ án, còn tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án. b. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao Để thực hiện nhiệm vụ,thẩm quyền của mình, Tòa án nhân dân tối cao có một cơ cấu tổ chức nhất định.Cơ cấu tổ chức này được quy định tại Chương II Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002. Thành phần của Tòa án nhân dân tối cao gồm có chán án, các phó chánh án, các thẩm phán và thư kí tòa án. Tòa án nhân dân tối cao có cơ cấu tổ chức như sau: + Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có Chánh án, các phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, một số thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Tổng số thành viên Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không quá 17 người. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; - Hướng dẫn các tòa àn áp dụng thống nhất pháp luật; - Tổng kết kinh nghiệm xét xử; - Thông qua báo cáo của các Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các tòa án để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và chủ tịch nước; - Chuẩn bị các dự án luật để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao làm việc theo chế độ tập thể. Phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia. Quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. + Các tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao Các tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao gồm có: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính, các tòa phúc thẩm. Các tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao gồm có chánh tòa, các phó chánh tòa, thẩm phán, thư kí tòa án. - Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn giám đốc thẩm,tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Đó là những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án quân sự cấp trung ương giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án quân sự cấp quân khu hoặc tương đương bị kháng nghị. - Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các tòa án nhân dân cấp dưới trực tiếp bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Đó là những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị. - Tòa án kinh tế Tòa án nhân dân tối cao Tòa án kinh tế Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án hoặc quyết định của tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng kinh tế. Đó là những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị. - Tòa lao động Tòa án nhân dân tối cao Tòa lao động Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các tòa án nhân dân cấp dưới trực tiếp bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng lao động. Đó là những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị. - Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các tòa án nhân dân cấp dưới trực tiếp bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Đó là những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị. - Các tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao Hiện nay, các tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có trụ sở đóng tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Các tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật; giải quyết các khiếu nại đối với các quyết định của tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc giải quyết các cuộc đình công theo quy định của pháp luật. - Tòa án quân sự trung ương Tòa án quân sự trung ương thuộc cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân tối cao gồm có Chánh án,các phó chánh án, thẩm phán, thư kí tòa án. Chánh án Tòa án quân sự trung ương là phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thẩm phán Tòa án quân sự trung ương là thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. - Bộ máy giúp việc và các cơ quan trực thuộc Bộ máy giúp việc và các cơ quan trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao gồm có: Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng, Viện nghiên cứu khoa học xét xử, Tạp chí tòa án, Tập san Người bảo vệ công lí, Trường bồi dưỡng cán bộ tòa án. 2. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương a. Nhiệm vụ, thẩm quyền của tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Sơ thẩm những vụ án không thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện nhưng tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lấy lên để xét xử. Đó là những vụ án phức tạp, những vụ án có những tình tiết khó đánh giá về tính chất của vụ án; - Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; - Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; - Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. b. Cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Thành phần của tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có chánh án, các phó chánh án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư kí tòa án. Cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có: - Ủy ban thẩm phán; - Tòa hình sự,tòa dân sự,tòa kinh tế,tòa lao động,tòa hành chính; trong trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các tòa chuyên trách theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; - Bộ máy giúp việc. Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có chánh án, các phó chánh án và một số thẩm phán tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của chánh án tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tổng số thành viên ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không quá chín người. Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng nghị; bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật tại tòa án cấp mình và tòa án cấp dưới; tổng kết kinh nghiệm xét xử; thông qua báo cáo của chánh án tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác của các tòa án ở địa phương để báo cáo trước hội đồng nhân dân cùng cấp và với Tòa án nhân dân tối cao. Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm việc theo chế độ tập thể. Phiên họp của ủy ban thẩm phán phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự. Quyết định của ủy ban thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các tòa chuyên trách tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có tòa hình sự, tòa dân sự, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa hành chính. Các tòa chuyên trách tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có chánh tòa, pho chánh tòa, thẩm phán, thư kí tòa án. Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa hành chính tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng; phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Riêng tòa kinh tế tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn có nhiệm vụ và quyền hạn giải quyết việc phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và tòa lao động tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn giải quyết các cuộc đình công theo quy định của pháp luật. 3. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh a. Nhiệm vụ, thẩm quyền của tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án hình sự mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt từ 15 năm tù trở xuống, trừ những tội sau đây: Các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia; các tội quy định tại các điều 89, 90, 91, 92, 93, 101 (khoản 3), 102, 179, 231, 232 Bộ luật hình sự; sơ thẩm những vụ án dân sự, vụ án hôn nhân và gia đình, vụ án kinh tế, vụ án lao động,vụ án hành chính theo quy định của pháp luật, trừ một số việc tranh chấp phức tạp hoặc có yếu tố nước ngoài, các tranh chấp về sở hữu công nghiệp , các vụ khiếu nại về buộc thôi việc. b. Cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Các tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có chánh án, một hoặc hai phó chánh án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư kí tòa án. Các tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có hội đồng thẩm phán, ủy ban thẩm phán, các tòa chuyên trách như tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao. Hoạt động của tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do chánh án lãnh đạo, chánh án tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức công tác xét xử và công tác khác theo quy định của pháp luật; báo cáo công tác của tòa án nhân dân cấp mình trước hội đồng nhân dân cùng cấp và với tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp. 4. Các tòa án quân sự Trong phạm vi chức năng của mình, các TAQS có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN, chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ an ninh quốc phòng, kỷ luật quân đội, tài sản của Nhà nước, tính mạng, sức khỏe, tài sản của quân nhân và công dân... Giáo dục quân nhân và công dân ý thức tuân thủ pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh tội phạm, xây dựng ý thức kỷ luật trong quân đội. - TAQSTƯ thuộc cơ cấu tổ chức của TANDTC có chánh án, các phó chánh án, các thẩm phán và thư ký TA. TAQSTƯ có thẩm quyền phúc thẩm những vụ án, bản án chưa có hiệu lực pháp luật của các TAQS cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAQS cấp dưới; giám đốc việc xét xử của TAQS cấp dưới. - TAQSQK và tương đương có CA, PCA, thẩm phán, HTQN, thư ký TA. Thẩm quyền: sơ thẩm những vụ án không thuộc thẩm quyền của TAQS khu vực và những vụ án thuộc thẩm quyền của các tòa án đó nhưng TAQSQK lấy lên để xét xử; phúc thẩm những vụ án, bản án chưa có hiệu lực pháp luật của TAQS cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAQS cấp dưới bị kháng nghị. - TAQSKV có CA, PCA, thẩm phán, HTQN, thư ký TA. Sơ thẩm những vụ án Hình sự mà bị cáo có quân hàm từ thiếu tá trở xuống hoặc là người có chức vụ từ phó chỉ huy trưởng trung đoàn hoặc tương đương trở xuống. Bài 14: VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN I. Vị trí pháp lý, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân Viện kiểm sát là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất 1. Chức năng công tố Thực hành quyền công tố là việc đưa vụ án ra tòa với quyền truy tố và buộc tội đối với những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trên cơ sở các quy định của BLTTHS. Đây là chức năng đặc thù của Viện kiểm sát. 2. Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp Viện kiểm sát thực hiện hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp bao gồm: - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của cơ quan điều tra và cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra - Kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự - Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định pháp luật. - Kiểm sát việc thi hành án - Kiểm sát việc tạm giữ, tạm gian, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Việc kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của VKS khác với các cơ quan khác như thanh tra... II. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân 1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự. Đối tượng chịu sự kiểm sát là các cơ quan điều tra và những cơ quan được pháp luật giao tiến hành một số hoạt động điều tra gồm : cơ quan điều tra Bộ công an, Bộ quốc phòng, cơ quan hải quan,... nhằm mục đích: - Mọi hành vi phạm tội đều phải bị khởi tố, điiề tra xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội - Không để ai bị khởi tố, bắt, tạm giam, tạm giữ,hạn chế quyền công dân... một cách trái pháp luật - Việc điều tra khách quan, toàn diện, đúng pháp luật. Phats hiện kịp thời những vi phạm trong quá trình điều tra và xử lý nghiêm minh - Việc truy cứu TNHS đối với bị can có căn cứ đúng pháp luật . Trong quá trình kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, nếu phát hiện những VPPL trong quá trình điều tra, VKS có quyền yêu cầu CQĐT khắc phục những VPPL trong hoạt động điều tra. VKSND thực hiện kiểm sát hoạt động điều tra từ giai đoạn khởi tố đến việc lập hồ sơ vụ án của CQĐT, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng và giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra theo qui định của pháp luật. Trong giai đoạn này VKS có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố VAHS, khởi tố bị can, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo qui định pháp luật, yêu cầu thay đổi điều tra viên, khởi tố về hình sự nếu điề tra viên có dấu hiệu tội phạm. 2. Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự Hoạt động kiểm sát của VKS giúp cho việc xét xử của TA đựơc đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót. Khi thực hiện nhiệm vụ này VKS có quyền: - Kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động xét xử của TA. - Kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của những người tham gia tố tụng - Kiểm sát các bản án, quyết định của TA - Yêu cầu TA cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét việc kháng nghị Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, VKS tham gia tố tụng và thực hành quyền công tố trước TA cùng cấp. Đối với phiên tòa phúc thẩm, đại diện VKS phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án. Đại diện VKS có quyền tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm. Với những phiên giám đốc thẩm, tái thẩm đại diện VKS phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, VKS có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; kiến nghị TA cùng cấp và cấp dưới khắc phục vi phạm trong quá trình xét xử. Mục đích của kiểm sát xét xử các vụ án hình sự nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật nghiêm minh và kịp thời. 3. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Những vụ việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND, do đó đối tượng kiểm sát trong lĩnh vực này là TAND. Đối với các vụ án này VKS có quyền : - Kiểm sát thụ lý, lập hồ sơ vụ án - Khởi tố theo quy định của pháp luật - Tham gia phiên tòa và phát biểu ý kiến - Kiểm sát các bản án và quyết định mà tòa án tuyên - Có quyền yêu cầu TA áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. VKS có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. 4. Kiểm sát việc thi hành án Trong quá trình kiểm sát thi hành án, VKS có những quyền sau : - Yêu cầu TA, cơ quan THA cùng cấp và cấp dưới, các cơ quan, tổ chức có liên quan : + Ra quyết định thi hành án đúng pháp luật + Tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả kiểm tra cho VKS. + Thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực + Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án. - Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án - Tham gia việc xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích - Đề nghị miễn chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật - Kháng nghị với TA, cơ quan THA khi có dấu hiệu sai trái trong việc THA. 5. Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành hình phạt tù. Hoạt động kiểm sát của VKS giúp: - Bảo đảm việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành hình phạt tù đúng pháp luật. - Bảo đảm chế độ tạm giam, tạm giữ được chấp hành nghiêm chỉnh - Bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, tài sản...các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người bị tạm giam, tạm giữ IV. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân 1. Tổ chức của VKSNDTC: - VTVKSNDTC là người đứng đầu và lãnh đạo VKSNDTC cũng như toàn ngành kiểm sát.VT do Quốc hội bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của CTN. - Uỷ ban kiểm sát: Viện trưởng, các phó viện trưởng và một số kiểm sát viên của VKSNDTC do Viện trưởng chỉ định và trình UBTVQH phê chuẩn. Quyết định các vấn đề cơ bản, quan trọng của ngành kiểm sát như : phương hướng, kế hoạch, nhiệm vụ công tác của toàn ngành, dự án Luật, pháp lệnh trình Quốc hội... - Các cục, vụ, viện, văn phòng và trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ kiểm sát như: cục điều tra, vụ kiểm sát điều tra kinh tế, vụ kiểm sát điều tra an ninh, trường cao đẳng kiểm sát… 2. VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: - VTVKSNDT, thành phố trực thuộc trung ương. - UBKS nhân dân tỉnh gồm có: VTVKS, các phó viện trưởng và một số kiểm sát viên. Quyết định các vấn đề cơ bản, quan trọng của ngành kiểm sát như : việc thực hiện phương hướng, kế hoạch, nhiệm vụ công tác, báo cáo công tác của VKS trước khi trình HĐND. - Các phòng và văn phòng: phòng kiểm sát tuân theo pháp luật, phòng kiểm sát điều tra xét xử sơ thẩm án kinh tế, phòng kiểm sát giam giữ cải tạo… 3. Tổ chức VKS nhân dân huyện, quận và tương đương: Do Viện trưởng lãnh đạo. Không có UBKS mà gồm các bộ phận công tác do VTVKS, phó viện trưởng VKS và một số kiểm sát viên phụ trách theo sự phân công của Viện trưởng. 4. VKS quân sự các cấp: - Gồm có: VKS quân sự trung ương, VKS quân sự quân khu, VKS quân sự khu vực. - Chức năng: để kiểm sát việc tuân theo PL đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức của quân đội, quân nhân, công nhân quốc phòng; cơ quan, tổ chức có liên quan thực hành quyền công tố theo qui định của pháp luật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo trình Luật Nhà nước.doc
Luận văn liên quan