Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học

Là hoạt động có ý thức của con người nhằm khám phá ra những quy luật, bản chất hay thuộc tính của sự vật hay hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội. Là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hay dự báo các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.

ppt88 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 25084 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Thiên Anh Tuấn * Phương pháp nghiên cứu khoa học Khoa học là gì? * Hệ thống các tri thức của con người về sự vận động của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên hay xã hội. Khoa học: chân lý tuyệt đối hay tương đối? Tính lịch sử: không gian và thời gian Nghiên cứu khoa học? * Là hoạt động có ý thức của con người nhằm khám phá ra những quy luật, bản chất hay thuộc tính của sự vật hay hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội. Là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hay dự báo các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Tố chất gì cần có ở một nhà nghiên cứu? Có kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu. Có đam mê nghiên cứu, ham thích tìm tòi, khám phá cái mới. Có sự khách quan và trung thực về khoa học (đạo đức khoa học). Biết cách làm việc độc lập, tập thể và có phương pháp. Liên tục rèn luyện năng lực nghiên cứu. Có trách nhiệm, chấp nhận dấn thân. * Ai làm nghiên cứu? Các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau ở các Viện, Trung tâm Nghiên cứu. Các giáo sư, giảng viên ở các trường Đại học – Cao Đẳng, Trung học Chuyên nghiệp. Các chuyên gia ở các cơ quan quản lý Nhà nước. Các Công ty, Viện nghiên cứu tư nhân. Các Sinh viên ham thích NCKH ở các trường Đại học * Một số thực trạng hoạt động NCKH ở Việt Nam Thiếu môi trường khoa học và không nhiều người đang làm nghiên cứu khoa học Thiếu những nhà khoa học đầu ngành ở trình độ cao Cơ chế và chính sách chưa khuyến khích làm khoa học chất lượng cao Thiếu định hướng hợp lý về các loại hình và nội dung nghiên cứu Chưa có cơ chế liên kết giữa giáo dục, nghiên cứu khoa học và ứng dụng, triển khai Ít có những bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín nước ngoài * Các yêu cầu của hoạt động nghiên cứu khoa học Phát hiện điều mới trong các quy luật và đặc tính của tự nhiên hoặc của xã hội. So sách giữa hai hoặc nhiều hiện tượng của tự nhiên hoặc của xã hội để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. Tìm kiếm phương pháp để giải quyết các khó khăn, trục trặc đang cản trở sự phát triển của tự nhiên và xã hội. Thay đổi hoặc lợi dụng các hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội để phục vụ tốt hơn cho con người và môi trường xung quanh. Nghiên cứu các hiện tượng / công việc đã xảy ra / thực hiện trong quá khứ để rút ra bài học cho hiện tại và tương lai. Dự đoán tương lai để có các hành động phù hợp trong hiện tại * Vì sao phải nghiên cứu khoa học? * Mở rộng nhận thức Giải quyết vấn đề lý luận Giải quyết vấn đề thực tiễn Xuất phát: Nguồn lực khan hiếm; sản xuất, đầu tư, phân phối; Học môn PPNCKH để làm gì? * Học tập có phương pháp, hiệu quả hơn Nghiên cứu các chuyên đề, tiểu luận Thực hiện đề án tốt nghiệp đúng phương pháp, đạt yêu cầu, và có hiệu quả Phân loại NCKH * Nghiên cứu mô tả: hiện trạng Nghiên cứu giải thích: nguyên nhân Nghiên cứu giải pháp: giải pháp Nghiên cứu dự báo: nhìn trước Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai (R&D) Các bạn sẽ gặp khó khăn gì trong quá trình nghiên cứu? Chọn lựa đề tài, lập đề cương nghiên cứu Thu thập số liệu thực tế Người hướng dẫn Kỹ năng viết và khả năng tiếng Anh kém Bị áp lực, quá lo lắng, thậm chí mất ngủ … * Đề tài NCKH * Là một hình thức tổ chức NCKH, được thực hiện để trả lời câu hỏi mang tính học thuật, không đánh giá tính ứng dụng của kết quả nghiên cứu. Đề án – Dự án – Chương trình * Đề án: là văn kiện, được thiết kế nhằm trình cho cấp có thẩm quyền để xin tài trợ (chi phí, điều kiện làm việc, thông tin…) cho việc thực hiện một hoạt động nghiên cứu khoa học nào đó. Dự án: thực hiện nghiên cứu nhằm ứng dụng vào một mục đích cụ thể. Chương trình: bao gồm tập hợp một nhóm các đề tài hay dự án có cùng mục đích và nội dung nghiên cứu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: là một sự vật hay hiện tượng nào đó mà người nghiên cứu hướng đến nhằm làm sáng tỏ bản chất của nó. Phạm vi nghiên cứu: tính giới hạn về mặt không gian và thời gian Mục đích và mục tiêu nghiên cứu * Mục đích: để làm cái gì? Mục tiêu: làm cái gì? Ví dụ: Nghiên cứu hiệu quả của chính sách thắt chặt tiền tệ đến lạm phát. Mục tiêu? Mục đích? Mục đích và mục tiêu nghiên cứu * Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn của ngân hàng Tính hiệu lực của chính sách lãi suất cơ bản của NHNN Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam Hai cấp độ nhận thức * Nhận thức cảm tính: cảm giác -> tri giác -> biểu tượng Nhận thức lý tính: khái niệm -> phán đoán -> suy luận Khái niệm * Thuộc tính hay bản chất của sự vật Khái niệm gồm: - Nội hàm: thuộc tính của sự vật Ngoại diên: sự vật có chứa thuộc tính Ví dụ: ngân hàng và các định chế tài chính? Phạm trù: tập hợp các khái niệm có cùng thuộc tính Phán đoán Phán đoán là vận dụng các khái niệm để phân biệt, so sánh những đặc tính, bản chất của sự vật và tìm mối liên hệ giữa đặc tính chung và đặc tính riêng của các sự vật đó. * Suy luận diễn dịch (deductive method) * Phương pháp Aristotle Từ cái chung đến cái riêng, từ tổng thể đến chi tiết. Ví dụ: Tăng cung tiền dẫn đến lạm phát. Vậy, Việt Nam bị lạm phát là do tăng cung tiền. Sử dụng phương pháp diễn dịch Phát biểu một giả thiết (dựa trên lý thuyết hay tổng quan nghiên cứu). Thu thập dữ liệu để kiểm định giả thiết. Ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thiết. * Suy luận qui nạp (inductive method). * Phương pháp Bacon Từ cái riêng đến cái chung, từ cái chi tiết đến cái tổng thể. Ví dụ: Việt Nam tăng cung tiền nên bị lạm phát. Vậy, tăng cung tiền dẫn đến lạm phát. Sử dụng phương pháp quy nạp Quan sát thế giới thực. Tìm kiếm một mẫu hình để quan sát. Tổng quát hóa về những vấn đề đang xảy ra. * Phương pháp diễn dịch sv. Quy nạp Phương pháp quy nạp đi theo hướng từ dưới lên (bottom up) rất phù hợp để xây dựng các lý thuyết và giả thiết; Phương pháp diễn dịch đi theo hướng từ trên xuống (top down) rất hữu ích để kiểm định các lý thuyết và giả thiết. * Phương pháp loại suy * Cái riêng đến cái riêng, chi tiết đến chi tiết… Thí dụ: Lạm phát làm giảm sức mua của tiền, điều này thể hiện qua mức giá cả chung tăng lên. Cấu trúc của phương pháp luận NCKH * Luận đề: cần chứng minh điều gì? -> Giả thuyết cần chứng minh. Ví dụ: tăng cung tiền dẫn đến lạm phát. Luận cứ: chứng minh bằng cái gì? -> thông tin, tài liệu hay dữ kiện nhằm chứng minh cho luận đề. Ví dụ: dữ liệu về tăng trưởng cung tiền và lạm phát qua các năm. Luận chứng: chứng minh bằng cách nào? -> sử dụng các phương pháp suy luận, diễn dịch, qui nạp, loại suy… Luận cứ Luận cứ lý thuyết: bao gồm các lý thuyết, luận điểm, tiền đề, định lý, định luật, qui luật đã được khoa học chứng minh và xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyết cũng được xem là cơ sở lý luận. Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập, quan sát và làm thí nghiệm * Vấn đề nghiên cứu (Bạn quan tâm điều gì?) * Quá trình học tập và phát hiện vấn đề Các sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh Quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu Những bức xúc, vướng mắc trong cuộc sống hay những quan sát từ thực tiễn Sự tò mò và yêu thích khám phá Những bất đồng trong tranh luận, nghĩ ngược quan niệm thông thường, lắng nghe người không am hiểu hay suy nghĩ bất chợt. Phương pháp khoa học Ngành khoa học tự nhiên như vật lý, hoá học, nông nghiệp sử dụng PPKH thực nghiệm, như tiến hành bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu, để giải thích và kết luận. Ngành khoa học xã hội như nhân chủng học, kinh tế, lịch sử… sử dụng PPKH thu thập thông tin từ sự quan sát, phỏng vấn hay điều tra. * Trình tự NCKH * Quan sát sự vật và hiện tượng Đặt vấn đề nghiên cứu và lựa chọn đề tài khoa học Hình thành luận điểm khoa học (đặt giả thiết nghiên cứu) Thu thập thông tin, số liệu, tài liệu làm luận cứ nghiên cứu Chứng minh luận điểm khoa học bằng luận chứng thích hợp Kết luận và các đề nghị Trình bày kết quả nghiên cứu Các bước nghiên cứu khoa học * Tiêu chí lựa chọn đề tài * Giá trị học thuật? Giá trị thực tiễn? Tính cấp thiết? Nguồn lực? Sự say mê? Đề tài nào? * Đề tài nghiên cứu này có được người ta quan tâm không? Kết quả nghiên cứu có giá trị lý luận, nhận thức hay giáo dục? Có khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu trong thực tế như thế nào? Nghiên cứu có đóng góp gì thêm cho khoa học và nền giáo dục? Nghiên cứu có làm rõ thêm vấn đề mới và thúc đẩy nghiên cứu xa hơn không? Đề tài nào? * Đề tài này có thực sự quan trọng đối với bạn? Bạn sẽ tự hào khi thực hiện nó chứ? Lĩnh vực nghiên cứu có còn “chỗ trống” cho bạn thực hiện không? Bạn có đủ khả năng tìm câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu? Bạn có đủ năng lực giải quyết vấn đề nghiên cứu này không? Điều kiện thực tế có cho phép bạn thực hiện việc nghiên cứu này? Liệu có khả năng người khác sẽ lặp lại nghiên cứu này của bạn? Đề tài nào? * Nghiên cứu có bị giới hạn về pháp lý hay đạo đức không? Bạn có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để tiến hành nghiên cứu đề tài này? Bạn có đủ nguồn lực (tài chính, thời gian,…) để hoàn thành đề tài theo mục tiêu đề ra? Bạn có cần phải tìm nguồn tài trợ cho đề tài này? Đề tài có đòi hỏi phải xử lý những dữ liệu lớn, những phương pháp toán phức tạp và kỹ năng vi tính? Tên đề tài * Đặt tên như thế nào? Vấn đề nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Xây dựng luận điểm khoa học * Vấn đề nghiên cứu Giả thiết khoa học Lý thuyết khoa học Trình tự xây dựng luận điểm khoa học * Sự kiện Mâu thuẫn Câu hỏi Vấn đề khoa học Giả thuyết khoa học Câu trả lời sơ bộ Luận điểm khoa học Giả thuyết * Câu hỏi ướm thử hay một sự phán đoán Các loại phán đoán: Phán đoán khẳng định: Lạm phát là do tăng cung tiền quá mức Phán đoán phủ định: Lạm phát không phải do tăng cung tiền quá mức Phán đoán xác suất (nghi ngờ): Lạm phát có lẽ là do tăng cung tiền quá mức Tiêu chí kiểm tra giả thuyết * Dựa trên cơ sở quan sát Không trái lý thuyết khoa học Có khả năng kiểm chứng Phân loại giả thuyết * Giả thuyết khẳng định Giả thuyết phủ định Giả thuyết lưỡng lự Giả thiết điều kiện: Nếu… thì… Giả thuyết lựa chọn: A là 1 mà không phải là 2 Các đặc tính của giả thuyết * Nguyên lý chung, không thay đổi trong quá trình nghiên cứu; Phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lý thuyết; Tính đơn giản Khả năng kiểm chứng Làm sao để có giả thuyết tốt? * Tham khảo tài liệu, thu thập thông tin Mối quan hệ nhân - quả Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu Thu thập thông tin: vai trò thông tin * Cung cấp nền tảng lý thuyết và định hướng cho nghiên cứu của mình. Làm rõ ý nghĩa của việc liên kết những gì ta đề xuất khi nghiên cứu với những gì đa được nghiên cứu trước đó, từ đó giúp ta chọn lọc được phương pháp nghiên cứu phù hợp. Giúp tập trung và làm rõ ràng hơn vấn đề nghiên cứu, tránh sự tản mạn, lan man. Tăng cường khả năng phương pháp luận. Mở rộng tầm hiểu biết trong lĩnh vực ta đang nghiên cứu. Giảm thiểu các sai lầm, đặc biệt là những sai lầm mang tính “ngây thơ”. Là bước quan trọng để định hướng việc tìm số liệu và thiết lập bảng câu hỏi về sau. Thu thập thông tin: yêu cầu thông tin Đầy đủ, chính xác, cập nhật, đáng tin cậy và có thể kiểm chứng. Phải được sắp xếp hợp lý, bao quát từ tổng thể đến chi tiết từng câu hỏi nghiên cứu. Phải tổng hợp được các kết quả thành một kết luận, đồng thời chỉ rõ ra những ưu điểm cũng như mặt hạn chế của từng lý thuyết, nêu rõ cái gì đa biết và chưa biết. Nhận diện được những tranh luận nảy sinh giữa các lý thuyết. Thiết lập được những câu hỏi cần thiết để phục vụ cho các nghiên cứu về sau. * Mục đích thu thập thông tin * Xác nhận lý do nghiên cứu Hiểu về lịch sử nghiên cứu Xác định mục tiêu nghiên cứu Phát hiện vấn đề nghiên cứu Đặt giả thuyết nghiên cứu Để tìm kiếm, phát hiện, chứng minh luận cứ Chứng minh giả thuyết Các phương pháp thu thập thông tin * Nghiên cứu tài liệu: sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học được công bố Phi thực nghiệm Thực nghiệm Trắc nghiệm / thử nghiệm Nghiên cứu tài liệu * Mục đích: kế thừa lý thuyết và kinh nghiệm Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập tài liệu, phân tích tài liệu, tổng hợp tài liệu Thu thập tài liệu, dữ liệu * Nguồn tài liệu: Trong ngành Ngoài ngành Phương tiện truyền thông Dữ liệu: Sơ cấp (primary data) Thứ cấp (secondary data) Tam cấp (tertiary sources) Cấp độ thông tin dữ liệu Dữ liệu sơ cấp (primary data): Các kết quả nguyên thủy của các nghiên cứu hoặc các dữ liệu thô chưa được giải thích hoặc phát biểu đại diện cho một quan điểm hoặc vị trí chính thức nào đó. Hầu hết có căn cứ đích xác vì chưa được lọc hoặc diễn giải bởi một người thứ hai. Nguồn dữ liệu sơ cấp: thường là các số liệu ghi nhận trong nghiên cứu, các số liệu cá nhân, các bảng số liệu thô được mua, các bảng, biểu đồ số liệu thống kê. * Cấp độ thông tin dữ liệu (tt) Dữ liệu thứ cấp (secondary data): Các thông tin diễn dịch, giải thích của các dữ liệu sơ cấp. Hầu hết các dữ liệu tham khảo đều thuộc nhóm này. Dữ liệu tam cấp (tertiary sources): Có thể là các thông tin diễn dịch, giải thích của các dữ liệu thứ cấp; Thông thường là các chỉ mục (indexes), danh mục tài liệu tham khảo (bibliographies), và các nguồn trợ giúp tìm kiếm thông tin khác, ví dụ các trang Web tìm kiếm thông tin Internet (Internet search engine). * Phân loại tài liệu * Sách giáo khoa, giáo trình; Sách tham khảo, chuyên khảo; Công trình nghiên cứu trước: các công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, bộ, ngành, trường, khoa…; các đề tài nghiên cứu độc lập; Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp cử nhân; Các bài báo, bài viết được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành; Các bài báo cáo hội thảo chuyên đề; Tổng hợp tài liệu * Sắp xếp tài liệu: Đồng đại: nhận dạng tương quan Lịch đại: nhận dạng động thái Nhân quả: nhận dạng tương tác Nhận dạng các liên hệ: Liên hệ so sánh Liên hệ đẳng cấp Liên hệ động thái Liên hệ nhân quả Phương pháp phi thực nghiệm * Quan sát (Observation) Phỏng vấn (interviews) Hội nghị (Conference) Điều tra chọn mẫu (Sampling) Phân loại quan sát * Theo quan hệ với đội tượng bị quan sát: Quan sát khách quan Quan sát có tham dự Theo tổ chức quan sát: Quan sát định kỳ Quan sát chu kỳ Quan sát bất thường Phương thức quan sát * Trực tiếp: bằng các giác quan Gián tiếp: thông qua các phương tiện, công cụ quan sát Phương pháp phỏng vấn (Interviews) * Quan sát gián tiếp và có tính chủ quan Yêu cầu: Xác định nội dung và thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn, Lựa chọn đối tượng phỏng vấn Các hình thức phỏng vấn * Trò chuyện Phỏng vấn chính thức Phỏng vấn ngẫu nhiên Phỏng vấn sâu Thuận lợi – Không thuận lợi * Thuận lợi? Trao đổi thông tin có tính chất 2 chiều Khả năng khai thác câu hỏi chuyên sâu Khả năng làm chủ câu hỏi Tạo động cơ và cảm hứng Không thuận lợi? Mất thời gian Cần sắp xếp và chủ động thời gian Cần chuẩn bị kỹ bảng câu hỏi và dự liệu tình huống Một số câu hỏi nhạy cảm không được trả lời Chất lượng trả lời không cao Bị động về dữ liệu, số liệu minh hoạ Phương pháp hội nghị * Bản chất: Đặt ra những tình huống hay câu hỏi để chuyên gia thảo luận/ trả lời Hình thức: Thông qua các hội nghị khoa học, hội thảo chuyên đề Phương pháp hội nghị * Ưu điểm: Tập hợp được nhiều ý kiến khác nhau và có tính phản biện Nhược điểm: Ý kiến dễ bị chi phối bởi những chuyên gia có tài hùng biện, nguỵ biện, có uy tín khoa học, địa vị xã hội… Brainstorming * Brainstorming: Tận dụng để khai thác tối đa trình độ hiểu biết của chuyên gia về vấn đề nghiên cứu (tấn công não): => Nêu câu hỏi, hạn chế thời gian trả lời hay số chữ viết, chống nhiễu để chuyên gia được tự do tư tưởng Phương pháp Delphi * Chia nhóm chuyên gia thành nhiều nhóm nhỏ theo các tiêu chí khác nhau Kết quả brainstorming của nhóm này được xử lý để nêu câu hỏi cho nhóm sau Các loại hội nghị khoa học * Phương pháp điều tra chọn mẫu * Nhận dạng vấn đề cần điều tra Đặt ra các giả thuyết điều tra Thiết kế bảng câu hỏi Chọn mẫu điều tra Chọn kỹ thuật điều tra Chọn phương pháp xử lý kết quả điều tra Nguyên tắc xây dựng bảng câu hỏi (Questionnaires) * Câu hỏi nên chỉ có một nghĩa Câu hỏi hướng vào chuyên môn, công việc, trách nhiệm… thuộc thẩm quyền hay khả năng của người được phỏng vấn Một số vấn đề không nên yêu cầu được đánh giá Tránh những câu hỏi nhạy cảm Không ghi tên người được phỏng vấn -> khách quan Các dạng câu hỏi * Câu hỏi đóng Ưu điểm? Hạn chế? Câu hỏi mở Ưu điểm Hạn chế Nguyên tắc chọn mẫu * Mẫu lớn hay mẫu nhỏ? Ngẫu nhiên hay chủ quan? Xử lý thông tin * Xử lý thông tin định lượng Diễn dịch số liệu Bảng số liệu Biểu đồ Đồ thị Xử lý thông tin định tính Miêu tả Giải thích Phân tích, lập luận Đánh giá Kết luận Trình bày luận điểm khoa học * Viết công trình khoa học: bài báo khoa học, báo cáo khoa học, chuyên khảo, khảo luận, khảo cứu khoa học Viết báo cáo khoa học * Xây dựng đề cương nghiên cứu * Tên đề tài Lý do nghiên cứu (vì sao nghiên cứu?) Lịch sử nghiên cứu (ai đã nghiên cứu?) Mục tiêu nghiên cứu (sẽ làm gì?) Mục đích nghiên cứu (để làm gì?) Đối tượng nghiên cứu (nghiên cứu cái gì?) Phạm vi nghiên cứu (nghiên cứu đến đâu?) Câu hỏi (vấn đề hay nội dung) nghiên cứu (giải quyết những điều gì?) Giả thuyết khoa học (luận điểm nghiên cứu?) Luận cứ (lấy gì để chứng minh?) Luận chứng (chứng minh bằng cách nào?) Kết luận/ khuyến nghị Hình thức trình bày khoá luận * Chương 1. Cơ sở lý luận Chương 2. Thực trạng và nguyên nhân Chương 3. Giải pháp và kiến nghị  Tam đoạn luận (Aristotle) Hình thức và nội dung khoá luận tốt nghiệp * Chương 1. Mở đầu Chương 2. Tổng quan Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5. Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục Chương 1. Mở đầu * Nêu lý do chọn đề tài nghiên cứu: -> tính mới, tính thời sự, tính cấp thiết, cần thiết của đề tài khoá luận Đối tượng nghiên cứu Mục tiêu và mục đích nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Bố cục khoá luận Chương 2. Tổng quan * Giới thiệu về công ty, đơn vị thực tập Lịch sử Chức năng, nhiệm vụ Cơ cấu tổ chức Thuận lợi, khó khăn Thời cơ, thách thức Chiến lược phát triển Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: trình bày có tính hệ thống các cơ sở lý luận về các vấn đề nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: trình bày các phương pháp nghiên cứu chính như phương pháp mô tả, phương pháp suy diễn, phương pháp qui nạp, phương pháp mô phỏng, phương pháp thống kê, dự báo… Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận * Trình bày các kết quả nghiên cứu một cách tuần tự và có tính hệ thống về các vấn đề nghiên cứu phù hợp với cơ sở lý luận ở chương 3. Phân tích và rút ra một số nhận xét về các kết quả nghiên cứu thực tế so với lý thuyết Chương 5. Kết luận và kiến nghị * Kết luận: Rút ra những kết luận liên quan đến kết quả nghiên cứu ở chương 4. Các kết luận phải hướng vào mục tiêu nghiên cứu đã xác định. Kiến nghị: Các kiến nghị phải được rút ra từ kết quả nghiên cứu cùng với những kết luận ở trên phù hợp với mục đích nghiên cứu. Tài liệu tham khảo và phụ lục * Tài liệu tham khảo: nêu đầy đủ và trung thực các tài liệu mà khoá luận có tham khảo trong quá trình nghiên cứu Phụ lục: Tập hợp những tài liệu, dữ liệu, hình ảnh, sơ đồ, biểu mẫu, chứng từ, hoá đơn, hợp đồng… nhằm minh hoạ và bổ sung cho nội dung chính của khoá luận Thuyết trình khoa học * Nội quan: tôi hình dung sự vật như sau… Ngoại quan: kết quả quan sát/ phỏng vấn/ điều tra/ trắc nghiệm/ thử nghiệm/ thực nghiệm/ phân tích… như sau… Nội quan: tôi kết luận như sau… Ngôn ngữ khoa học * Văn phong – ngôn ngữ logic: Thể chủ động – bị động Phán đoán hiện thực Ngôn ngữ toán học – liên hệ toán học: Công thức, phương trình, số liệu diễn dịch, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị… Sơ đồ, liên hệ sơ đồ, lưu đồ Hình vẽ, hình ảnh, phim… Trích dẫn/ chú thích khoa học * Khoa học Trách nhiệm Pháp lý Đạo đức Chú thích khoa học * Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới nầy, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp (Nguyễn Văn A, 2008. tr. 15). Phương pháp trích dẫn * Horne V. 2005. Fundamentals of Corporate Finance. Fifth Edition. Mc GrawHill. Phạm Chí Phèo 2007. Nạn rạch mặt ăn vạ và hệ quả của nó. NXB. Thống Kê, Hà Nội. Nguyễn Thị Nở 2007. Kỹ năng làm đẹp cho Phụ nữ Việt Nam. NXB. Trẻ, TP.HCM, trang 89 – 90. Fabozzi F. J. et al. Nguồn: Nguyễn Văn A, 2005. * Trình bày bảng Bảng 2. Phân Loại Các Bài Báo Khoa học Nguyên tắc thuyết trình * NÓI… NÓI…và NÓI! (speak not read) KHÔNG đọc giấy viết sẵn KHÔNG đọc trên màn hình Kỹ thuật thuyết trình * Làm chủ bản thân Làm chủ nội dung Làm chủ thời gian Làm chủ không gian Thảo luận và giải đáp thắc mắc *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptResearch.ppt
Luận văn liên quan