Lịch sử ra đời Năm 1937, hai người anh em người Mỹ là Dick và Mac McDonald mở một cửa hiệu bán hot dog nhỏ (bánh mỳ kẹp xúc xích) chủ yếu cho ô tô qua lại theo cách ô tô chỉ cần dừng lại và có người đưa hot dog ra xe. Ý tưởng này không có gì đặc biệt và mới mẻ. Những cửa hiệu như vậy nhan nhản ở California. Năm 1940, anh em nhà McDonald có được phát kiến mà những đồng nghiệp không có được và nó được coi là sự khởi đầu của tập đoàn McDonald ngày nay: bán bánh mỳ kẹp thịt xay rán. Thứ đồ ăn này ở đầu thế kỷ 20 vốn bị coi là đồ ăn của người nghèo, nhưng rồi lại được giới trẻ ưa chuộng tới mức cửa hàng của McDonald ở San Bernaldo được coi là tụ điểm của thế hệ trẻ. Điều quyết định đối với thế hệ trẻ không phải là ngon nhiều hay ít, mà là sự khác biệt so với đồ ăn mà thế hệ già lão hơn ưa chuộng, là tính đặc chủng được tôn thờ thành sành điệu, là sự phá cách báo hiệu thời đại mới. Cùng với món thịt xay nướng này là 24 món rán và nướng khác nữa. Dick và Mac McDonald giàu lên nhờ đó. Họ hài lòng với những gì đã đạt được. Họ không phải là những doanh nhân có tham vọng lớn. Họ không có ý định phát triển cửa hiệu nhỏ này thành một nhà hàng lớn hơn hoặc nổi tiếng hơn. Họ như thể đã ngủ quên trong giàu có. Tuy nhiên, câu chuyện về sự phát triển thần kỳ của McDonald's bắt đầu vào khoảng những năm đầu của thập niên 1950 ở San Bernadio, bang California. Ray Kroc là một người bán hàng, chuyên cung cấp “milkshake - sữa lắc trước khi uống và thức ăn trộn” cho một cửa hàng thức ăn phục vụ lái xe và khách hàng qua đường của hai anh em Dick và Mac McDonald. Kroc ước tính rằng cửa hàng này chắc chắn bán được trên 2,000 hộp milkshake hàng tháng và từ đó, Kroc tò mò muốn biết nhiều hơn lí do tại sao công việc kinh doanh của 2 anh em nhà McDonald lại phát đạt đến thế. Ông ta tới thăm cửa hàng “phục vụ nhanh” này và cực kỳ kinh ngạc trước tốc độ phục vụ món Hamburger ở đây: 15 giây cho một chiếc bánh hamburger 15 cent với khoai tây và sữa lắc. Kroc nhìn thấy tiềm năng phát triển của công việc kinh doanh này và quyết định tham gia vào. Anh em nhà McDonald đã đồng ý với lời đề nghị của Kroc về việc mua lại bản quyền “quán ăn nhanh”. Và ngày 15 tháng 4 năm 1955, Kroc khai trương cửa hàng McDonald’s phục vụ thức ăn nhanh đầu tiên tại Des Plaines, ngoại ô phía bắc Chicago. Với tốc độ phát triển cực nhanh, hệ thống các cửa hàng McDonald’s bán được hơn 100 triệu chiếc bánh hamburger trong vòng 3 năm đầu tiên và cửa hàng McDonald's thứ 100 được khai trương 4 năm sau đó, năm 1959. Tới năm 1961, Kroc trả 2.7 triệu đô la Mỹ mua hết toàn bộ quyền lợi từ anh em nhà McDonald và năm 1963, việc bán chiếc bánh hamburger thứ một tỉ đã được truyền hình trực tiếp trên tivi vào giờ quảng cáo cao điểm. McDonald’s không chỉ phổ biến ở trong nước Mỹ mà còn nhanh chóng có được những thành công trên thị trường quốc tế như Canada, Nhật Bản, Úc và Đức. Ngày nay, có khoảng 1.7 triệu người làm việc cho McDonald’s trên toàn thế giới. Khởi đầu McDonald’s chỉ là một hiện tượng của nước Mỹ nhưng nay nó đã trở thành một thương hiệu quốc tế đích thực. 2. Thành tích đạt được McDonald’s đã trải qua một quá trình phát triển kéo dài hơn 70 năm. Vào thời điểm này, rất nhiều người tiêu dung trên thế giới coi McDonald’s như một huyền thoại trong lĩnh vực fastfood. Trong suốt 7 thập kỷ hình thành và phát triển, McDonald’s vẫn luôn được ghi nhận như một sự khởi nguồn cho cuộc cách mạng thực thu về ẩm thực ở nước Mỹ và sau đó là ở khắp thế giới.Trong năm 2010, tổng doanh thu của hoạt động bán hàng của McDonald’s là 61,147 tỷ USD, trong đó doanh thu từ hoạt động bán hàng trực tiếp tại các nhà hàng do McDonald’s mở ra và tiền phí thu về từ hoạt động nhượng quyền kinh doanh đạt mức 24,075 tỷ USD, với lợi nhuận ròng lên tới 4,946 tỷ USD - những con số khiến cho bất kỳ một doanh nghiệp bán đồ ăn nhanh nào cũng phải ao ước. Tuy nhiên, thành công của McDonald’s không chỉ dừng lại ở đó. Sự lớn mạnh của McDonald’s còn được thể hiện ở việc chuỗi cửa hàng bán loại thức ăn nhanh này đã lên tới con số 32.737 với tỷ lệ số cửa hàng được nhượng quyền kinh doanh là 75%, đặt tại 117 quốc gia
29 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6496 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu chung về Mcdonald’s, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Giới thiệu chung về Mcdonald’s
1. Lịch sử ra đời
Năm 1937, hai người anh em người Mỹ là Dick và Mac McDonald mở một cửa hiệu bán hot dog nhỏ (bánh mỳ kẹp xúc xích) chủ yếu cho ô tô qua lại theo cách ô tô chỉ cần dừng lại và có người đưa hot dog ra xe. Ý tưởng này không có gì đặc biệt và mới mẻ. Những cửa hiệu như vậy nhan nhản ở California. Năm 1940, anh em nhà McDonald có được phát kiến mà những đồng nghiệp không có được và nó được coi là sự khởi đầu của tập đoàn McDonald ngày nay: bán bánh mỳ kẹp thịt xay rán. Thứ đồ ăn này ở đầu thế kỷ 20 vốn bị coi là đồ ăn của người nghèo, nhưng rồi lại được giới trẻ ưa chuộng tới mức cửa hàng của McDonald ở San Bernaldo được coi là tụ điểm của thế hệ trẻ. Điều quyết định đối với thế hệ trẻ không phải là ngon nhiều hay ít, mà là sự khác biệt so với đồ ăn mà thế hệ già lão hơn ưa chuộng, là tính đặc chủng được tôn thờ thành sành điệu, là sự phá cách báo hiệu thời đại mới. Cùng với món thịt xay nướng này là 24 món rán và nướng khác nữa. Dick và Mac McDonald giàu lên nhờ đó. Họ hài lòng với những gì đã đạt được. Họ không phải là những doanh nhân có tham vọng lớn. Họ không có ý định phát triển cửa hiệu nhỏ này thành một nhà hàng lớn hơn hoặc nổi tiếng hơn. Họ như thể đã ngủ quên trong giàu có.
Tuy nhiên, câu chuyện về sự phát triển thần kỳ của McDonald's bắt đầu vào khoảng những năm đầu của thập niên 1950 ở San Bernadio, bang California. Ray Kroc là một người bán hàng, chuyên cung cấp “milkshake - sữa lắc trước khi uống và thức ăn trộn” cho một cửa hàng thức ăn phục vụ lái xe và khách hàng qua đường của hai anh em Dick và Mac McDonald. Kroc ước tính rằng cửa hàng này chắc chắn bán được trên 2,000 hộp milkshake hàng tháng và từ đó, Kroc tò mò muốn biết nhiều hơn lí do tại sao công việc kinh doanh của 2 anh em nhà McDonald lại phát đạt đến thế. Ông ta tới thăm cửa hàng “phục vụ nhanh” này và cực kỳ kinh ngạc trước tốc độ phục vụ món Hamburger ở đây: 15 giây cho một chiếc bánh hamburger 15 cent với khoai tây và sữa lắc. Kroc nhìn thấy tiềm năng phát triển của công việc kinh doanh này và quyết định tham gia vào. Anh em nhà McDonald đã đồng ý với lời đề nghị của Kroc về việc mua lại bản quyền “quán ăn nhanh”. Và ngày 15 tháng 4 năm 1955, Kroc khai trương cửa hàng McDonald’s phục vụ thức ăn nhanh đầu tiên tại Des Plaines, ngoại ô phía bắc Chicago.
Với tốc độ phát triển cực nhanh, hệ thống các cửa hàng McDonald’s bán được hơn 100 triệu chiếc bánh hamburger trong vòng 3 năm đầu tiên và cửa hàng McDonald's thứ 100 được khai trương 4 năm sau đó, năm 1959. Tới năm 1961, Kroc trả 2.7 triệu đô la Mỹ mua hết toàn bộ quyền lợi từ anh em nhà McDonald và năm 1963, việc bán chiếc bánh hamburger thứ một tỉ đã được truyền hình trực tiếp trên tivi vào giờ quảng cáo cao điểm.
McDonald’s không chỉ phổ biến ở trong nước Mỹ mà còn nhanh chóng có được những thành công trên thị trường quốc tế như Canada, Nhật Bản, Úc và Đức. Ngày nay, có khoảng 1.7 triệu người làm việc cho McDonald’s trên toàn thế giới. Khởi đầu McDonald’s chỉ là một hiện tượng của nước Mỹ nhưng nay nó đã trở thành một thương hiệu quốc tế đích thực.
2. Thành tích đạt được
McDonald’s đã trải qua một quá trình phát triển kéo dài hơn 70 năm. Vào thời điểm này, rất nhiều người tiêu dung trên thế giới coi McDonald’s như một huyền thoại trong lĩnh vực fastfood. Trong suốt 7 thập kỷ hình thành và phát triển, McDonald’s vẫn luôn được ghi nhận như một sự khởi nguồn cho cuộc cách mạng thực thu về ẩm thực ở nước Mỹ và sau đó là ở khắp thế giới. Trong năm 2010, tổng doanh thu của hoạt động bán hàng của McDonald’s là 61,147 tỷ USD, trong đó doanh thu từ hoạt động bán hàng trực tiếp tại các nhà hàng do McDonald’s mở ra và tiền phí thu về từ hoạt động nhượng quyền kinh doanh đạt mức 24,075 tỷ USD, với lợi nhuận ròng lên tới 4,946 tỷ USD - những con số khiến cho bất kỳ một doanh nghiệp bán đồ ăn nhanh nào cũng phải ao ước. Tuy nhiên, thành công của McDonald’s không chỉ dừng lại ở đó. Sự lớn mạnh của McDonald’s còn được thể hiện ở việc chuỗi cửa hàng bán loại thức ăn nhanh này đã lên tới con số 32.737 với tỷ lệ số cửa hàng được nhượng quyền kinh doanh là 75%, đặ t tại 117 quốc gia. Với việc đặt ra mục tiêu phát triển thêm 750 cửa hàng trên khắp thế giới trong năm 2011 này, chúng ta có thể nhận thấy một con sô vô cùng đáng nể: cứ mỗi 12 giờ lại có một cửa hàng bán đồ ăn nhanh của McDonald’s xuất hiện tại một địa điểm nào đó trên thế giới.
Riêng trong năm 2010, McDonald’s đã đạt được mức tăng trưởng 5%, giá trị mỗi cổ phiếu tăng thêm 11% so với 2009 và có tới 64 triệu lượt khách được phục vụ tại các chuỗi cửa hàng của McDonald’s mỗi ngày
Trụ sở chính của McDonald’s được đặt tại tiểu bang Illinois nước Mỹ. Đây cũng chính là đất nước có số lượng cửa hàng của McDonald’s lớn nhất thế giới (14.016 cửa hàng). Xếp sau Mỹ trong thống kê này là các cường quốc khác như Nhật Bản (3.302), Canada (1.434), Đức (1.386), Trung Quốc (1.287)…
II- Giới thiệu chung về Franchising
Tìm hiểu chung về nhượng quyền thương mại
a. Nhượng quyền thương mại là gì ?
Theo Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association) - hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã nêu ra Khái niệm nhượng quyền thương mại như sau:"Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình".
Có thể hiểu đơn giản, nhượng quyền thương mại là việc một Bên độc lập (Bên nhận) phân phối (marketing) sản phẩm, hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của các quyền sở hữu trí tuệ, và hệ thống kinh doanh đồng bộ do một Bên khác (Bên giao) phát triển và sở hữu; để được phép làm việc này, Bên nhận phải trả những phí và chấp nhận một số hạn chế do Bên giao quy định.
b. Ưu điểm và hạn chế của nhượng quyền thương mại
Ưu điểm của nhượng quyền thương mại
Ưu điểm lớn nhất của hình thức nhượng quyền thương mại là khả năng tập hợp các nhà bán lẻ độc lập lại với nhau và họ cùng sử dụng một thương hiệu và quan điểm kinh doanh duy nhất. Việc tập hợp này đem lại nhiều cái lợi: sự nhận biết về thương hiệu từ người tiêu dùng, sự nhất quán trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng, sức mạnh của việc quảng cáo tập trung và hiệu quả từ việc mua hàng của một nhóm đông người tiêu dùng. Đối với người chủ cửa hàng đơn lẻ, thì nhượng quyền thương mại đem lại nhiều cái lợi. Nguy cơ thường trực là kinh doanh thất bại giảm đi khi mà quá trình kinh doanh đã được chứng minh là thành công trên thị trường; việc sử dụng một thương hiệu đã có uy tín tiết kiệm cho người chủ cửa hàng chi phí xây dựng và quảng cáo một thương hiệu để cho khách hàng nhận biết; và lợi thế của việc sử dụng chung các quảng cáo dành cho thương hiệu đó và việc mua hàng của một nhóm đông người tiêu dùng làm cho họat động kinh doanh sinh lợi nhiều hơn.
Thêm vào đó, việc hỗ trợ đào tạo, huấn luyện thường xuyên từ bên nhượng quyền sẽ giúp cho bên nhân nhượng quyền am hiểu và tinh thông ngay các vấn đề trong công việc mà nếu không thì việc am hiểu này chỉ có được thông qua các thử nghiệm và sai sót. Với hình thức nhượng quyền kinh doanh thì việc mở rộng kinh doanh dường như đến dễ dàng hơn.
- Đối với Franchisor:
Mở rộng được quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối của mình một cách nhanh nhất.
Giảm chi phí phát triển thị trường và thêm nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền.
Tạo dựng cho một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính.
Thâm nhập và thăm dò hiệu quả đầu tư trên các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí rủi ro thấp nhất.
- Tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản thương mại hoặc pháp lý nào…
- Đối với Franchisee :
Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ
Giảm thiểu các rủi ro do không phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới.
Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống họat động được chuẩn hóa.
Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực.
Được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh.
Hỗ trợ từ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi của thương hiệu.
Quảng cáo tại nơi bán hàng.
Các họat động hỗ trợ trọn gói, thống nhất
Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng bộ.
Hạn chế của nhượng quyền thương mại
Tuy nhiên, hình thức nhượng quyền thương mại không phải thích hợp cho tất cả mọi người. Những loại hình doanh nghiệp họat động hoàn toàn độc lập có thể khó chịu khi phải thực hiện theo những yêu cầu và đặc điểm họat động nghiêm ngặt của hình thức kinh doanh nhượng quyền. Và cũng cần biết là có một vài phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại hiệu quả hơn những phương thức khác. Một phương thức nhượng quyền kém hiệu quả sẽ không huấn luyện bạn xử lý tốt các tình huống khó khăn trong kinh doanh, sẽ không hỗ trợ bạn tốt khi có vấn đề phát sinh, và sẽ không sử dụng hiệu quả chi phí dành cho quảng cáo của bạn.
Đối với Franchisor:
Mất quyền kiểm soát và quyền năng trong kinh doanh.
Sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh.
Thiên vị cho một bên nhận nhượng quyền nào đó.
Hoạt động không kém của một đơn vị sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu…
Đối với Franchisee :
Không phải là thương hiệu riêng của mình.
Chia sẽ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền.
Sự bùng nỗ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống.
Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được qui định trước.
Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh.
Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh…
c. Nhượng quyền thương mại và Mc Donald’s
Tìm hiểu về nhượng quyền thương mại, chúng ta có thể dễ dàng trả lời cho câu hỏi : “ Tại sao Mc Donald’s lại chọn con đường nhượng quyền thương mại tại thời điểm bấy giờ để phát triển công ty”
Thứ nhất, vì sản phẩm bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, salad .. sản xuất nhanh chóng, gọn nhẹ và rất công nghiệp là một mô hình đơn giản nên rất dễ dàng nhân rộng ở khắp mọi nơi, và những sản phẩm Mc Donald’s cung cấp lại luôn có mức tiêu thụ cực kỳ lớn bởi nhu cầu thức ăn nhanh sản xuất ngày càng phát triển nhằm phù hợp với lối sống công nghiệp hiện nay.
Thứ hai, với phương pháp nhượng quyền, Mc Donald’s có thể dễ dàng xâm nhập thị trường trên toàn thế giới chỉ bởi một phép nhân. Mô hình nhượng quyền thương mại giúp cho franchisor mặc dù phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định tiêu chuẩn của Mc Donald’s nhưng cũng hoàn toàn chủ động và linh hoạt trong việc thay đổi một số đặc điểm của sản phẩm .. nhằm phù hợp với thị hiếu người dân địa phương. Vì thế, Mc Donald’s dễ dàng tận dụng được những người vừa có khả năng điều hành và quản lý những cửa hàng của Mc Donald’s, vừa là những người am hiểu sâu sắc nhất về môi trường địa phương.Thứ ba, trong quá trình tìm hiểu những vùng đất mới để nhân rộng số lượng cửa hàng, Mc Donald’s luôn chú trọng nghiên cứu bất động sản, nhanh chóng tìm cách sở hữu những vùng đất có địa thế đẹp, đông dân cư để mở cửa hàng, tìm những nơi có khả năng cung ứng sản phẩm đầu vào đảm bảo chất lượng nhất. Việc buộc bên nhận nhượng quyền phải thuê vùng đất nơi mở cửa hàng cũng như cam kết sử dụng nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào giúp Mc Donald’s có thể kiểm soát tài chính của bên nhận nhượng quyền càng thêm chặt chẽ, và số tiền thu được từ chuỗi cửa hàng nhượng quyền thì ngày càng khổng lồ.
2. Thực trạng Franchising của Mc Donald’s
Thành lập năm 1955 và chỉ sau 30 năm , McDonald’s đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội địa với hơn 10.000 nhà hàng trải khắp các bang nước Mỹ. McDonald’s không chỉ đơn thuần là một công ty làm ăn thành đạt, nó thực sự đã trở thành một biểu tượng của nước Mỹ phồn thịnh.
Năm 1955, Ray Kroc nhận ra rằng chìa khóa để thành công là nhanh chóng mở rộng kinh doanh. Cách tốt nhất để đạt được mục đích này là thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu. Nhà hàng đầu tiên của McDonald’s vượt ra ngoài biên giới nước Mỹ là nhà hàng tại Canada (1967), và không ngừng mở rộng thị trường tại các lục địa khác:
“Việc mở rộng thị trường của McDonald’s tại các lục địa trên Thế giới”
(Nguồn trích: Wikipedia)
Năm 2006, doanh số bán hàng trên toàn thế giới của McDonald’s là hơn 57 tỷ đô la, con số này đưa McDonald’s trở thành công ty đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới. Ngày nay, McDonald’s đã có hơn 32.000 cửa hàng tại 122 quốc gia và vùng lãnh thổ (70% số cửa hàng hoạt động theo phương thức nhượng quyền thương hiệu), phục vụ gần 50 triệu người mỗi ngày. Quốc gia mới nhất mà tập đoàn này vừa thâm nhập được là Bosnia.
Trên thực tế, để đạt được những thành công trong việc xâm nhập và thâm nhập thị trường mới không dễ dàng như những gì các con số thống kê đã nêu ra ở trên. Hoạt động nhượng quyền thương mại của Mc Donald’s được tiến hành vô cùng quy củ và nghiêm ngặt, những qui định và điều kiện để nhận nhượng quyền thương mại của Mc Donald’s rất khắt khe và tiến hành theo trình tự : từ nghiên cứu thị trường, đánh giá, kiểm tra và chọn lọc các bên nhận nhượng quyền, huấn luyện bên nhận nhượng quyền, giám sát và quản lý bên nhận nhượng quyền …
Thông qua việc nhượng quyền, McDonald’s có thể sở hữu hoặc ký hợp đồng thuê vị trí hoặc một nhà hàng. Những người nhận quyền sẽ mua những vật dụng, thiết bị và quyền sử dụng sự chuyển nhượng này trong vòng 20 năm. Để đảm bảo sự đồng bộ trên toàn thế giới, tất cả những người được chuyển nhượng phải dùng nhãn hiệu Mc Donald’s đã được tiêu chuẩn hóa, các thực đơn, cách bố trí thiết kế và hệ thống quản trị. Bên nhận nhượng quyền sẽ được bán những sản phẩm mang nhãn hiệu Mc Donald’s, được tham dự các khóa huấn luyện của Mc Donald’s nhằm học hỏi các bí quyết kinh doanh, các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, các phương pháp bán hàng, marketing, quản lý, đào tạo đội ngũ nhận sự và nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Mc Donald’s trong việc quản lý và phát triển nhà hàng của chính mình.
Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày theo trình tự những bước Mc Donald’s tiến hành trong hoạt động nhượng quyền thương mại :
2.1 Nghiên cứu thị trường
Trên thực tế, một trong những chìa khoá cho thành công của việc mở rộng thị trường là chiến lược xuất khẩu mô hình quản lý kinh doanh đã được phát triển và thử nghiệm tại thị trường Mỹ. Thành công của McDonald's được xây dựng trên nền móng của sự hợp tác chặt chẽ giữa công ty và các đối tác cung ứng đầu vào, chiến lược marketing rộng khắp trên toàn quốc gia, hệ thống quản lý hoạt động rất ngắt ngao, và mạng lưới Franchising với tính chất khuyến khích tinh thần khát khao kinh doanh và tự chủ của các cá nhân. Tuy vậy, công thức này không phải khi nào cũng phát huy hiệu quả và dễ dàng thích ứng với môi trường văn hoá đặc trưng của các thị trường mới. Khắc phục khó khăn này, McDonald's buộc phải tự thích nghi. Những nghiên cứu thị trường sâu sắc và bài bản giúp công ty tiếp cận tốt hơn với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trên từng thị trường.
Nhắc đến Mc Donald’s, không thể không nhớ tới công ty Franchise Reality do Ray Kroc thành lập – một công ty trực thuộc Mc Donald’s. Nhiệm vụ chính của công ty Franchise Reality là phát triển cũng như nhân rộng mô hình nhượng quyền kinh doanh, bằng việc nghiên cứu và tìm hiểu những miền đất tiềm năng trên toàn thế giới, mua lại và tìm kiếm cơ hội nhượng quyền. Việc tiến hành nghiên cứu thị trường kĩ càng đã giúp Franchise Reality và Mc Donald’s am hiểu cặn kẽ về đặc điểm địa phương của nơi nhận quyền cũng như lựa chọn được đối tượng nhận nhượng quyền chính xác và nắm bắt được cơ hội kinh doanh. Để rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng đến với câu chuyện của McDonald’s khi thâm nhập thị trường Trung quốc:
Từ khoảng hơn 20 năm trước đây, McDonald's quyết định bán sản phẩm của mình - khoai tây chiên và bánh khoai tây làm từ các củ khoai tây trồng ngay tại Trung Quốc, với niềm đam mê theo đuổi chất lượng sản phẩm của McDonald,họ bắt đầu kiếm tìm những củ khoai tây hoàn hảo cho mình . Mặc dù ở Trung quốc có hàng trăm loại khoai tây, nhưng với những yêu cầu khắt khe về chất lượng khoai tây như: hương vị, màu sắc, kích thước, hình dáng, lượng đường, tinh bột và các thành phần khác, hay thậm chí là cả những yêu cầu về đất trồng, khí hậu thì chỉ có khoai tây Xia Bodi trồng tại vùng đất Inner Mongolia Xilinhot mới đáp ứng được những tiêu chuẩn đó của McDonald’s. Công việc nghiên cứu thị trường đã giúp cho tập đoàn McDonald’s vượt qua những khó khăn về nguyên liệu đầu vào khi thâm nhập thị trường Trung Quôc.
Việc nghiên cứu thị trường đã không chỉ giúp cho Mc Donald’s tìm hiểu những miền đất tiềm năng trên toàn thế giới, mua lại và tìm kiếm cơ hội nhượng quyền mà còn giúp cho tập đoàn này vượt qua những rào cản về văn hóa, xã hội để có thể thâm nhập và đứng vững tại thị trường thế giới. Sau đây là một số đổi mới sáng tạo của Mc Donald’s trong thực đơn cũng như cách phục vụ dựa trên kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường :
Ví dụ điển hình có thể kể đến là khi Mc Donald’s tấn công thị trường Châu Á: Thay đổi thực đơn, điều chỉnh phong cách phục vụ, cách bài trí cửa hàng... là những “chiêu bài” đầu tiên McDonald’s áp dụng nhằm chinh phục người tiêu dùng châu Á. :
Tại Nhật Bản:Cùng chiến dịch quảng cáo rầm rộ, món bánh sandwich kẹp tôm đã góp phần chấm dứt tình trạng doanh thu McDonald’s sụt giảm trong 1 thời gian khá dài ở Nhật Bản - thị trường đặc biệt quan trọng tại châu Á. Thêm vào đó là chiến dịch giá rẻ bất ngờ:Tại bất kỳ cửa hàng McDonald’s nào ở Nhật khách hàng cũng có thể tìm thấy trong thực đơn những món ăn hấp dẫn như hambuger, khoai tây chiên, đồ uống, kem... giá chỉ có 100 yên (0,8 USD).
- Tại các nước Châu Á: Thay đổi thực đơn, chế biến các món ăn mới là một trong những công việc quan trọng mang tính sống còn của McDonald’s tại châu Á nhằm thu hút khách hàng : một số đầu bếp và chuyên gia dinh dưỡng Hồng Kông đã cho thử nghiệm loại bánh sandwich mới: bánh hạt gạo thay cho bánh mỳ tẩm vừng. Sản phẩm độc đáo này ngay lập tức tạo một “cơn sốt” nho nhỏ khi lần đầu tiên ra mắt thị trường Đài Loan, sau đó lan nhanh sang Hồng Kông, Singapore và Thái Lan.
Và cuối cùng là Chiến dịch tấn công Ấn Độ:
Thị trường “ăn hàng” ở Ấn Độ trị giá 128 tỷ USD mỗi năm, thấp hơn đôi phần so với con số 132 tỷ USD ở Trung Quốc nhưng trên thực tế lại ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. McDonald’s hiện đã mở 110 cửa hàng ở 2 thành phố lớn Mumbai và Delhi, dự tính sẽ mở thêm 25 chi nhánh nữa trong năm tới.
McCurry Pan - khi thịt bò là điều cấm kị..... thì đã có một loạt các món thay thế khác không kém phần hấp dẫn: hambuger thịt lợn, hambuger thịt gà, hambuger cá. Thậm chí còn có cả món hambuger chay có tên McCurry Pan.
Rõ ràng, qua đây ta có thể thấy, việc phân tích, điều tra thị trường đã góp phần đáng kể trong việc thâm nhập thị trường bằng phương thức nhượng quyền kinh doanh của MC’donald, giúp họ có những áp dụng linh hoạt khi triển khai Franchising để tiếp cận tới khách hàng trên toàn cầu.
2.2- Các khóa huấn luyện chất lượng quốc tế dành cho các đối tượng nhận franchise
Mc Donald’s đặc biệt chú trọng đến việc thiết kế và mở các khóa huấn luyện đạt tiêu chuẩn quốc tế để đào tạo các franchisee tương lai. Các khóa huấn luyện này nhằm đảm bảo bên nhận nhượng quyền thương mại sẽ nắm bắt và hiểu rõ toàn bộ các quy trình, tiêu chuẩn mà một nhà hàng Mc Donald’s cần có, các bí quyết kinh doanh cũng như đảm bảo đủ năng lực để quản lý và điều hành một cửa hàng Mc Donald’s. Mc Donald’s tâm niệm rằng, chính những cửa hàng nhận nhượng quyền thành công sẽ tiếp tục làm nên thương hiệu Mc Donald’s thành công, bởi vậy, công việc đào tạo các nhà quản lý tương lai của chuỗi cửa hàng Mc Donald’s là cực kỳ quan trọng. Khóa huấn luyện của Mc Donald’s được thiết kế công phu và có tiêu chuẩn quốc tế. Những người được lựa chọn trở thành franchisee tương lai phải trải qua khóa huấn luyện này, thông thường kéo dài từ 9-18 tháng dưới sự chỉ dẫn của các chuyên gia hàng đầu tại Mc Donald’s và được trải nghiệm thực tế ngay tại nhà hàng của Mc Donald’s. Franchisee không bị tính phí cho khóa đào tạo, nhưng họ cũng không được hỗ trợ bất kỳ một chi phí tài chính nào trong khoảng thời gian này.
Quá trình huấn luyện thường được thực hiện tại một nhà hàng của McDonald được lựa chọn sao cho đảm bảo sự thuận tiện cho franchisee và được bổ sung bởi một số các khóa học đặc biệt tại các trung tâm đào tạo tại Ireland và Anh. Một số đặc điểm Các khóa huấn luyện chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực quan trọng trong việc điều hành một nhà hàng McDonald như:
Chương trình Quản lý hệ thống
Chương trình Quản lý nhà hàng
Chương trình Quản trị Kinh doanh
Chuẩn bị cho nhượng quyền và sở hữu
Sau đây là Trainning map của khóa huấn luyện các Franchisee tại Mc Donald’s (1)
Systems Management
Restaurant Management Program
Business Management Program
Preparing for Ownership
(1) : Trích nguồn từ
Ba tháng đầu đào tạo các franchisee sẽ đóng vai trò như một phần của đội ngũ nhà hàng để thực hành tất cả những gì được học. Các franchisee yêu cầu phải có sự tập trung cao độ vì đây chính là giai đoạn tìm hiểu và nắm bắt các vấn đề cơ bản như bí quyết nấu ăn và chuẩn bị thức ăn, phục vụ khách hàng và chế độ vệ sinh. Các học viên sẽ được học lý thuyết cơ bản như thời gian nấu ăn, nhiệt độ nấu ăn và vệ sinh tiêu chuẩn.
Ba tháng tiếp theo sẽ tập trung vào đào tạo quản lý cơ sở, trong đó có chuẩn bị nhận quyền quản lý hoạt động hàng ngày. Giai đoạn cuối cùng của đào tạo tập trung vào các nhiệm vụ quản lý cao cấp hơn như cổ phiếu, lợi nhuận, quản lý tài chính, kiểm soát hàng tồn kho tuyển dụng và thúc đẩy nhân viên cũng như văn hóa doanh nghiệp. Người tham gia thực hiện trên chương trình đào tạo được đánh giá trên cơ sở liên tục bởi các nhà tư vấn của McDonald. Từng giai đoạn của khóa huấn luyện chi tiết như sau :
Việc đào tạo franchisee tại các cửa hàng của Mc Donald’s diễn ra vô cùng qui củ, mỗi nhà hàng đều có một video riêng và phòng huấn luyện riêng. Từng bước một , các “ crew member” thông qua băng hình, được hướng dẫn từng chi tiết tất cả cac hoạt động ngay từ những thao tác đơn giản nhất. Mỗi nhà hàng đươc chia làm 25 địa điểm bắt dầu từ khu vực nướng bánh cho tới quầy tính tiền. Người huấn luyện sẽ sử dụng danh sách của những “crew member” để phối hợp chỉ đạo họ khắp nơi trong nhà hàng. Mức độ năng lực của mỗi “crew member” sẽ được thể hiện thông qua việc tiếp thu và hoàn thành yêu cầu của nhà đào tạo và tất cả hành động của những ứng viên tham gia đào tạo đều được quan sát, theo dõi qua hệ thống SOC (Station Observation Checklist).
Một “Crew trainer” sẽ được thăng tiến thành “Swing manager” khi họ thể hiện
Đủ năng lực và bước vào quá trình huấn luyện tiếp theo : quản lý nhà hàng. Chương trinh này cung cấp đầy đủ các kỹ năng quản ly cho nhân viên tại mức độ “Swing manager”. Đầu tiên, các franchisee sẽ được học những kiến thức cơ bản về việc lập kế hoạch, quản lý thời gian, công nhận năng lực của các “crew members”, cách tuyển dụng cũng như giữ chân nhân viên của mình, cách đưa ra quyết định kịp thời và đúng lúc. Giai đoạn này, các franchisee tương lai cũng được tiếp cận với những cách thức cụ thể cho việc quản lý và điều hành ở từng vùng dựa trên đặc điểm của mỗi địa phương khác nhau.
Sau đó, các “swing manager” sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo tại trường đại học Hamburger – trung tâm đào tạo cho tất cả các nhân viên quản lý của Mc Donald’s trên toàn thế giới. Có khoảng 2.500 can bộ quản lý va những đối tượng nhượng quyền tương lai sẽ tham gia một khóa học nâng cao ( Advanced Operations Course). Phương pháp giảng dạy tại đại học Hamburger chủ yếu dựa trên quá trình giao lưu thực tế, tương tác giữa người hướng dẫn – học viên và học viên – học viên thông qua việc quay video, phản hồi các video và làm việc nhóm. Khóa học này nhằm đảm bảo cho các franchisee tương lai biết thiết lập mục tiêu, đa dạng cách thức quản lý, xây dựng đội ngũ và phát triển nhân viên trong công ty.
.Như đã trình bày ở trên, McDonald’s quy định những nhà quản ly tại công ty mình, đặc biệt là những nhà nhận nhượng quyền tương lai phải trải qua quá trình đào tạo tại đại học Hamburger. Vi sao lại như vậy? Vì đây chính là trung tâm huấn luyện riêng, do chính Mc Donald’s làm chủ sở hữu và được thiết kế chi tiết đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn do Mc Donald’s đề ra.
Trải qua khóa huấn luyện dài hơi và được kiểm soát cực kỳ chặt chẽ, các nhà nhận nhượng quyền tương lai sẽ nắm vững được các kiến thức cơ bản về việc áp dụng đúng các tiêu chuẩn chất lượng do Mc Donald’s đề ra cũng như đảm bảo đủ năng lực để quản lý, điều hành những cửa hàng Mc Donald’s của chính mình trong tương lai.
Phụ lục đính kèm : Curriculum road map of Mc Donald’s – nguồn www.aboutmcdonalds.com-etc-medialib-aboutMcDonalds-franchising.Par.8107.File.dat-Curriculum Road Map
2.3 - Quản lý nhà hàng nhượng quyền của MC Donald
a. Quản lý về tài chính:
1. Tiền đặt cọc nhà hàng ban đầu:
Mc Donald yêu cầu nhà nhượng quyền đặt cọc cho việc kinh doanh một nhà hàng mới nhượng quyền là 40% tổng chi phí ban đầu hoặc tương đương với 25% tổng chi phí của một nhà hàng đã đang hoạt động. Phần đặt cọc này phải là nguồn tài chính sẵn có, tức là không phải do đi vay mượn, bao gồm: tiền mặt, trái phiếu , chứng khoán, bắt động sản…
Tổng tiền đặt cọc có thể thay đổi tuỳ từng trường hợp tuy nhiên tối thiểu là tương đương khoảng 500,000 đô la Mỹ tài chính sẵn có.
Người nhượng quyền phải trả tối thiểu 25% trị giá của nhà hàng ban dầu. Số dư nợ còn lại của nhà hàng được thanh toán dần trong vòng không quá 7 năm. Mc Donald không phải là một tổ chức cho vay tài chính tuy nhiên, Mc Donald thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính của nhiều quốc gia khác nhau để giúp nhà nhượng quyền được hưởng lãi suất cho vay thấp nhất.
. Chi phí cho việc duy trì nhà hàng nhượng quyền:
Trong suốt thời gian kinh doanh nhượng quyền, nhà kinh doanh cần phải trả cho Mc Donald những khoản sau:
Chi phí dịch vụ: Chi phí hàng tháng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của cửa hàng ( Hiện tại chi phí dịch vụ là 4% doanh số hàng tháng)
Chhi phí cho thuê: Chi phí cho thuê cơ bản và phần trăm cho thuê phụ thuộc vào phần trăm doanh số hàng tháng.
b. Quản lý chất lượng . Yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng
Tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt và chặt chẽ phải mà Mc Donald’s đề ra đầu tiên phải kể đến là dành cho những nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào. Như đã nói ở trên, sự thành công của McDonald's phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với các nhà cung ứng. Đây là mối quan hệ cộng sinh tương hỗ qua lại bởi khi McDonald's làm ăn thua lỗ, các đối tác cung ứng cũng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và ngược lại. Ở các thị trường mới, việc đáp ứng được các điều kiện khắt khe về quản lý chất lượng cũng như vận hành của McDonald's là không dễ dàng với các nhà cung ứng hiện có trên thị trường. Thông thường, các nhà cung ứng sẽ phải bỏ ra một khoản đầu tư không nhỏ để tái cơ cấu nhằm thích nghi với những đòi hỏi của phía McDonald's và như vậy có nghĩa là tương lai của họ giờ đây phụ thuộc rất nhiều vào thành công cũng như thất bại của đối tác khó tính này. Đây là một quyết định khó khăn. McDonald's đã từng buộc phải chấm dứt hợp tác với 2 nhà cung cấp bánh của Anh bởi họ không đáp ứng được những yêu cầu chất lượng như đã thoả thuận. Để đảm bảo chất lượng cho mọi sản phẩm cũng như bảo vệ tên tuổi của mình, McDonald's phải đứng ra xây dựng riêng một nhà máy sản xuất bánh tại Anh. Một ví dụ khác là tại thị trường Nga, chi phí cho một nhà hàng ở đây chỉ là 4,5 triệu USD, trong khi đó, để đảm bảo cung ứng đầu vào cho nhà hàng này, công ty phải chi tới 40 triệu USD. Để tìm kiếm nguồn cung ứng cho mình, không chỉ có công ty Reality Franchise, Mc Donald’s còn thiết kế ra chương trình để cho các đối tác cung ứng được phép ứng tuyển trở thành nhà cung ứng đầu vào cho Mc Donald’s. Mc Donald’s sẽ cử nhân viên trực tiếp đến kiểm tra và giám sát chất lượng cũng như quy trình nuôi trồng ... để đưa ra kết luận và những lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất cho mình.
Trên thế giới, McDonald’s được xem là hình mẫu về quản trị chất lượng. Các cửa hàng của McDonald’s đều giống nhau về thực đơn (gồm hamburger, khoai tây chiên, phó-mát và bánh táo) với cách bài trí và phục vụ theo cách thức mà McDonald’s huấn luyện cho những franchisee tại trường đại học của họ (Đại học McDonald’s đào tạo hơn 1.000 franchisee về cách tổ chức hệ thống đồng bộ) và cứ 3 tiếng là có một cửa hàng nhượng quyền McDonald’s được thành lập trên thế giới, đồng bộ với toàn hệ thống.
Mc Donald đã thiết lập hàng trăm tiêu chuẩn về chất lượng cho các sản phẩm của cửa hàng nhận nhượng quyền :
- Thực phẩm : Ngon và tốt cho sức khoẻ - thịt, khoai tây, thịt gà, cá, trứng, bánh mì và các sản phẩm sữa – chứa nhiều dinh dưỡng và được chế biến hương vị thơm ngon.
- Quy định tiêu chuẩn về một khẩu phần ăn của Mc Donald:
Mc Donald xây dựng nên một “Department of Health” – Phòng nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ để đưa ra cho các nhà nhượng quyền những thực đơn giàu dinh dưỡng và cân bằng cho cả những người ăn kiêng (bao gồm đầy đủ trái cây, rau quả tươi và ngũ cốc), chứa protein, carbohydrate, các vitamin A, B6, B12, C, D và khoáng chất cho sức khỏe tốt, đạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ..
Các nhà nhận nhượng quyền phải cung cấp cac sản phẩm dựa trên thực đơn của Mc Donald đồng thời phải đảm bảo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về thực phẩm.Đồng thời với nhà nhận nhượng quyền, đối tác của McDonald’s- nhà cung cấp, có vai trò thiết yếu đối với 1 hệ thống nhượng quyền. McDonald’s luôn xem trọng chất lượng sản phẩm như là nhân tố cốt lõi của thành công, và vì vậy họ đã đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe cho nhà cung cấp phải đảm bảo chất lượng cao nhất. McDonald’s tin rằng cùng với sự phát triển mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp – mọi thứ sẽ được tổ chức và thực hiện tốt .
Nhà cung cấp thắt chặt quan hệ với McDonald’s để đảm bảo cung cấp những sản phẩm và công nghệ sản phẩm đúng chuẩn. Mối quan hệ được xây dựng vững chắc như thế kiềng 3 chân giữa nhà cung cấp, McDonald’s và người nhận quyền. Nhà cung cấp luôn sẵn sàng cho những tiêu chuẩn chất lượng được thiết lập bởi McDonald’s và sẽ cùng chia sẻ sự phát triển và thành công với thương hiệu này.
Kiểm tra, đánh giá chất lượng
a.- Kiểm tra chất lượng từ phía các cửa hàng nhận nhượng quyền và nhà cung cấp
Mc Donal đã xây dựng quy trình kiểm soát yếu tố chất lượng đối với các sản phẩm của mình rất chặt chẽ. Đội kiểm định chất lượng của công ty chịu trách nhiệm giám sát chất lượng của McDonalds, sản phẩm trong nhà hàng, tại các nhà cung cấp và trong tất cả mọi khâu của quy trình sản xuất. Việc kiểm định chất lượng bao gồm kiểm tra chất lượng liên tục, giám sát công đoạn chế biến, phân phối, kiểm tra đột xuất hoặc theo định kỳ thiết bị sản xuất, trung tâm phân phối và nhà hàng. Công ty thậm chí còn kiểm tra các nhà cung cấp nguyên liệu thứ yếu, các trang trại, nông trại, giám sát việc thu hoạch trên đồng ruộng hay kiểm tra chất lượng hạt giống trước khi gieo hạt.
Về phía các nhà hàng nhận nhượng quyền: Các sản phẩm Mc Donald thông thường trước khi được đem ra bán phải trải qua 19 cuộc kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng.
Ngoài ra các nhà hàng còn bị kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất ngẫu nhiên,…của quy trình chế biến và các tiêu chuẩn của nhà hàng.
Về phía các nhà cung cấp: Cho dù là nhà cung cấp hợp tác lâu năm của Mc Donald cũng bị kiểm tra một cách chặt chẽ.Như tuyên bố của ông Keith Kenny- bộ phận giám định chất lượng của công ty: “Tất cả nhà cung cấp thực phẩm muốn hợp tác với Mc Donald phải tuân thủ rất nhiều yêu cầu. Mc Donald sẽ kiểm tra ít nhất 2 lần một năm, những nhà cung cấp lớn thậm chí còn bị kiểm tra 2 tuần 1 lần chưa kể những cuộc kiểm tra bất ngờ.” (3)
Tất cả các nhà cung cấp phải đồng ý theo một chương trình đảm bảo chất lượng đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt cuả Mc Donal. Các nhà cung cấp cũng phải giữ tất cả hồ sơ tài liệu chi tiết về các cuộc kiểm tra sản xuất và chất lượng theo yêu cầu. Bao gồm cả nơi thực hiện các xét nghiệm vi sinh để đảm bảo mức độ hoạt động của vi sinh vật trong một sản phẩm, nằm trong giới hạn cho phép.Trong các cuộc kiểm tra báo trước hoặc không báo trước, nhà cung cấp cúng phải đồng ý cho đại diện của Mc Donald kiểm tra các thủ tục đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất để đánh giá tiêu chuẩn về sinh chất lượng cũng như xuất trình tất cả các hồ sơ liên quan đến sản phẩm mà Mc Donald yêu cầu họ giữ, họ phải gửi lại theo một tập tin bí mật và giữ lại trong vòng ít nhất là 3 năm.
Ngoài ra, các nhà cấp phải duy trì một “sổ đen”- lưu trữ tất cả chi tiết kỹ thuất, vật liệu, kết quả xét nghiệm, nguồn gốc xuất xứ, thủ tục , công thức, thủ nghiệm, thiết bị bảo dưỡng, làm sạch, vệ sinh môi trường,… và sẵn sang để kiểm tra.” Và nếu nhà hàng nào bị phát hiện có sai sót ở khâu nào đó hay không đạt tiêu chuẩn của sản phẩm, chắc chắn nhà hàng đó sẽ bị phạt rất nặng.
b.Kiểm tra chất lượng từ phía khách hàng:
McDonald tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua các cuộc điều tra khách hàng liên tục và sử dụng kết quả làm cơ sỏ cải tiến phương pháp sản xuất bánh ham-bơ-gơ, để đơn giản hóa quá trình sản xuất, giảm chi phí, tăng tốc độ dịch vụ và mang lại giá trị cao hơn cho khách hàng.
3, Những thành công thu được từ franchising
Mc Donald’s vẫn luôn được coi là hình mẫu thành công nổi bật trong việc ứng dụng hoạt động nhượng quyền thương mại trong kinh doanh đồ ăn nhanh. Những lợi ích mà nhượng quyền thương mại mang lại cho Mc Donald’s chính là những khoản lợi nhuận kếch sù từ hàng ngàn cửa hàng Mc Donald’s mọc lên và buôn bán thịnh vượng trên khắp thế giới. Hiện nay đế chế của Mc Donald’s đã bao phủ toàn cầu, hiện nay McDonald’s đã có hơn 32.000 cửa hàng tại 122 quốc gia và vùng lãnh thổ (70% số cửa hàng hoạt động theo phương thức nhượng quyền thương hiệu với 4500 đối tác), phục vụ gần 50 triệu người mỗi ngày. Quốc gia mới nhất mà tập đoàn này vừa thâm nhập được là Bosnia. Phương thức thâm nhập thị trường thế giới qua franchising của Mc Donald’s đã thành công rực rỡ. Theo bảng xếp hạng 200 hệ thống Franchise hàng đầu thế giới của tạp chí The Franchise Times 2010 thì McDonald’s được xếp hàng thứ nhất về tổng doanh số và tổng số cửa hàng đang hoạt động.
(
Đế chế của Mc Donald’s có mức độ phủ sóng là lan tràn trên toàn thế giới :
Trong năm 2010, tổng doanh thu của hoạt động bán hàng của McDonald’s là 61,147 tỷ USD, trong đó doanh thu từ hoạt động bán hàng trực tiếp tại các nhà hàng do McDonald’s mở ra và tiền phí thu về từ hoạt động nhượng quyền kinh doanh đạt mức 24,075 tỷ USD, với lợi nhuận ròng lên tới 4,946 tỷ USD - những con số khiến cho bất kỳ một doanh nghiệp bán đồ ăn nhanh nào cũng phải ao ước.
III- Đánh giá nhận xét
Dựa trên những kết quả đạt được như doanh thu, vị thế, số lượng cửa hàng trên toàn thế giới, chúng ta có thể hoàn toàn thừa nhận : Mc Donald’s đã có sự lựa chọn đúng đắn khi đi tìm chiếc chìa khóa vàng giúp thâm nhập thị trường thế giới. Việc áp dụng sáng tạo nhượng quyền thương mại đã giúp Mc Donlad’s ngày càng phát triển và củng cố thương hiệu của mình. Nhưng liệu Mc Donald’s có luôn là kẻ bất bại trên bất kì thị trường nào không ? Và liệu franchising sẽ luôn là chiếc chìa khóa vạn năng cho Mc Donals’d trong mọi thời kỳ ? Đó luôn là một câu hỏi lớn không chỉ đối với những nhà quản lý của Mc Donald’s mà còn là câu hỏi dành cho những nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới. Sự thành công đến đáng ngạc nhiên của Mc Donald’s nhờ nhượng quyền thương mại là điều không thể phủ nhận, nhưng liệu đế chế thức ăn nhanh của Mac có là bất khả chiến bại khi mà càng ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trong nền công nghiệp đồ ăn nhanh, sự thay đổi trong tiêu dùng của con người do các vấn nạn thực phẩm không có lợi cho sức khỏe. Trên thực tế, trong cuộc chiến thâm nhập thị trường thế giới, Mc Donald’s đã từng thất bại ở trên thị trường Altamura, phía Nam của Italia. Altamura là một thành phố nhỏ, có khoảng 65.000 dân sinh sống nhưng có truyền thống lâu đời và cực kỳ nổi tiếng với những món ăn rất riêng, đặc biệt là bánh mì. Loại bánh mì này không phải được làm bằng thứ bột mịn mà ngược lại đó là loại bột thô, công thức của nó có từ năm 37 trước Công nguyên và được miêu tả là “loại bánh mì ngon nhất dành cho những kẻ lữ hành thông minh trong những hành trình dài và gian khó”.
Theo lời kể của Onofrio Pepe, một nhà báo địa phương, thì cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s mở chi nhánh đầu tiên ở Altamura từ đầu năm 2001. “Ban đầu, nó chẳng khác gì một sự hiện đại hóa” nhưng tới khi McDonald’s đẩy nhanh sự phát triển của mình bằng một loạt chi nhánh khác, cũng đèn sáng rực với màu sắc bắt mắt ở khu trung tâm thành phố, nơi được coi là cổ kính và trang nghiêm nhất với những công trình kiến trúc đã có hàng trăm năm tuổi, thì người dân cảm thấy khó chịu. Họ trở về với những thức ăn nhanh truyền thống. Không thể chinh phục tại thị trường này, đến cuối tháng 12 năm 2002, Mc Donald’s đã phải đóng cửa cửa hàng đồ ăn nhanh của mình tại Altamura.
Trên thực tế, Mc Donald’s hiện nay không còn là đế chế độc quyền về thức ăn nhanh trên thế giới bởi sự vươn lên và bứt phá của các đối thủ cạnh tranh.Theo thống kê năm 2011, Subway đã vượt mặt Mc Donald’s giữ vị trí sô1 thống trị
Hiện nay, khi sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu của con người thì những sản phẩm đồ ăn nhanh với hàm lượng chất béo cao không còn là sự ưa chuộng số một của người dân. Bởi vậy, Mc Donald’s cần quan tâm hơn đến việc điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp, sử dụng những nguyên liệu đảm bảo chất lượng, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và nhất là vẫn giữ nguyên được ưu thế “thuận tiện” – đặc điểm mà người dân đã bị thu hút bởi Mc Donald’s. Nhượng quyền thương mại là một phương pháp hữu ích để có thể xâm nhập thị trường thế giới đặc biệt là với những mặt hàng có sức nhân rộng nhanh như sản phẩm đồ ăn công nghiệp theo kiểu Mc Donald’s Nhưng nếu không chú trọng quản lý, đầu tư và phát triển chuỗi các cửa hàng nhượng quyền trên toàn thế giới, rất có thể Mc Donald’s sẽ bị ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với thương hiệu nếu như chỉ cần một mắt xích bị chật ra khỏi đường ray, chỉ cần một cửa hàng nhượng quyền mắc sai lầm, làm ăn thua lỗ, hay vướng những vụ lùm xùm bởi đồ ăn không đạt tiêu chuẩn, không đảm bảo chất lượng sẽ rất ảnh hưởng đến uy tín của Mc Donald’s. d
Danh mục tài liệu tham khảo
Nguồn:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giới thiệu chung về Mcdonald’s.doc