Giới thiệu công trường và đoàn thực tập

Đổ bê tông - Lắp ghép cốp pha chắc, kín, đủ chịu được độ rung động khi đầm và không chảy mất nước xi măng của vữa bê tông. - Đánh sạch cốt thép, đặt thép đúng chiều chịu lực, chỉnh thẳng trước khi buộc. - Đổ bê tông liên tục thành khối, nếu đổ bê tông thủ công dùng đầm quả nhót xăm chọc thật nhanh và kỹ cho khối bê tông đặc chắc, không còn lỗ rỗng bên trong. Nên dùng đầm máy (đầm bàn, đầm dùi) để tăng độ đặc chắc cho khối bê tông.

doc63 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu công trường và đoàn thực tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c với phương tác dụng của lực nén. Các mạch vữa giữa các viên gạch đá trong một lớp (chỉ nằm trong nội bộ một lớp), và chúng nằm dọc theo phương chịu lực nén gọi là các mạch vữa đứng. Mỗi lớp gạch đá gồm một hay nhiều hàng, mà mỗi hàng là một dãy các viên gạch đá nối tiếp nhau. Viên gạch đá có bề dài được xếp dọc theo chiều dài của hàng, gọi là viên dọc. Hàng gồm toàn viên dọc, gọi là hàng dọc. Viên gạch đá có bề ngang được xếp dọc theo chiều dài của hàng, gọi là viên ngang. Hàng gồm toàn viên ngang, gọi là hàng ngang. Hàng nằm giáp mặt bên khối xây gọi là hàng ngoài. Hàng nằm bên trong lõi khối xây gọi là hàng trèn. Mạch vữa đứng, nằm giữa các hàng gạch đá trong một lớp xây, là mạch vữa đứng dọc (gọi tắt là mạch dọc). Mạch vữa đứng, nằm giữa các viên gạch trong mỗi một hàng của một lớp xây gọi là mạch đứng ngang (gọi tắt là mạch ngang). Các lớp xây gồm chỉ toàn các hàng gạch dọc sắp theo cùng một hướng gọi là lớp xây dọc (lớp dọc thuần túy). Các lớp xây có tồn tại một hay nhiều hàng gạch ngang có thể gọi là lớp ngang. Hàng gạch dọc và hàng gạch ngang Để đảm bảo cho khối xây chịu lực nén ép tốt như một thể thống nhất mà không có sự dịch chuyển của các phần khối xây, thì các mạch vữa đứng của các lớp trong khối xây phải không được nối liên thông với nhau thành tuyến thẳng hàng hay gần thẳng hàng dọc theo phương chịu lực nén. Hiện tượng các mạch vữa đứng của các lớp trong khối xây nối liên thông liên tiếp với nhau thành tuyến dọc theo phương chịu lực nén gọi là sự trùng mạch. Để xử lý sự trùng mạch trong khối xây nguyên tắc cơ bản là dùng các viên gạch hay đá có một chiều kích thước lớn đặt vắt ngang qua bên trên mỗi mạch vữa đứng của lớp xây ngay bên dưới. Viên gạch đá vắt ngang qua bên trên mỗi mạch vữa đứng gọi là viên khóa mạch, và chiều kích thước vắt vuông góc ngang qua mạch đứng cần khóa mỗi bên một nửa, ký hiệu là D, gọi là chiều khóa mạch của viên khóa mạch. Phần nửa chiều dài khóa mạch của viên khóa mạch nằm về mỗi bên của mạch đứng được khóa, ký hiệu là D/2, gọi là độ khóa mạch. Các mạch đứng lớp dưới được các viên gạch ở ngay bên trên khóa mạch. Tất cả các viên gạch khóa mạch lớp dưới, tự nhiên tạo thành một lớp xây ngay bên trên, khóa mạch lớp dưới. Dùng viên khóa mạch ở lớp trên đặt vắt ngang qua mạch vữa đứng để xử lý hiện tượng trùng mạch Đối với xây đá hộc (đá tảng), do hình dạng các viên đá rất đa dạng, không có một tiêu chuẩn thống nhất về độ lớn chiều khóa mạch cho các viên khóa mạch. Nên muốn tránh trùng mạch, chỉ có cách chọn những viên có một chiều kích thước lớn để làm viên khóa mạch. Đối với xây gạch, do gạch là vật liệu nhân tạo, để dễ ràng xử lý trùng mạch khi xây, con người thường sản xuất gạch theo một mo-dul là: bề dài viên gạch L xấp sỉ bằng hai lần bề ngang viên gạch 2B, L ≈ 2B. Vậy nên trong khối xây gạch chỉ có 4 trường hợp sau xảy ra: Trường hợp lớp dọc chồng lên lớp dọc (các lớp dọc thuần túy, chồng lên nhau), thì độ lệch mạch D/2 = L/2 , một nửa bề dài viên gạch. Trường hợp lớp ngang chồng lên lớp ngang, thì độ lệch mạch D/2 = B/2 = L/4, một phần tư bề dài viên gạch. Trường hợp lớp dọc chồng lên lớp ngang, thì độ lệch mạch D/2 = B/2 = L/4, một phần tư bề dài viên gạch. Trường hợp lớp ngang chồng lên lớp dọc, thì độ lệch mạch D/2 = B/2 = L/4, một phần tư bề dài viên gạch. Tóm lại khi xây gạch, để khỏi trùng mạch, độ lệch mạch trong khối xây phải lớn hơn hay bằng (tức không nhỏ hơn) một phần tư chiều dài viên gạch,D/2 ≥ L/4. Vật liệu tạo thành khối xây, đều là các dạng vật liệu ròn, chịu ứng suất nén rất tốt, nhưng chịu ứng suất kéo kém. Do đó khối xây là loại kết cấu công trình thích hợp cho việc chịu các tải trọng gây ra các ứng lực nén ép vuông góc với các lớp xây, và rất không thích hợp để chịu các tải trọng gây ra ứng lực kéo hay mô men. Nếu các tải trọng tác dụng thẳng đứng theo phương trọng lực, thì nên sử dụng khối xây dạng trụ, vách đứng (tường, trụ xây) hay dạng khối (như móng) có các lớp xây nằm ngang, hoặc khối xây dạng vòm hay vòm cuốn có các lớp xây dạng rẻ quạt hướng tâm vòm (tức là lớp xây vuông góc với phương tiếp tuyến trục vòm) vì kết cấu dạng vòm chịu tải trọng thẳng đứng thường chỉ xuất hiện ứng lực nén dọc theo phương trục vòm. Khối xây dạng vòm và vòm cuốn, là kết cấu cổ xưa nhất mà con người tạo ra để vượt các nhịp không gian bằng vật các liệu ròn truyền thống, trước khi con người tìm thấy và sử dụng các vật liệu dẻo như thép hay cốt thép trong bê tông để chịu những thành phần ứng lực kéo hay mô men thường có trong các loại kết cấu khác mà cũng có khả năng vượt nhịp không gian như kết cấu dầm, kết cấu dàn, kết cấu dây treo (cáp treo), ... Nếu sử dụng khối xây chịu các tải trọng ngang thì, nên tạo ra khối xây dạng khối có bề dày lớn (như đê đập), để lợi dụng độ ổn định (cân bằng bền) do bề dày lớn đem lại chống lại tác động của tải trọng ngang (khi đó các lớp xây có thể vẫn nằm theo phương ngang). Trong trường hợp khối xây có bề dày nhỏ nhưng vẫn phải chịu tải ngang như khối xây tường chắn hay khối xây tường bể, thì phải tạo thêm cho khối xây các gân gia cường (trụ liền tường) để phân bớt tải trọng hoặc tường có mặt bên cong lồi về phía chịu áp lực (tương tự hiệu ứng vòm), hay tạo các lớp xây thẳng đứng (trong trường hợp tường bể, tránh trùng mạch theo phương ngang). 1.1.Đợt xây Đợt xây là đơn vị thành phần của khối xây chia theo chiều cao. Khối xây được phân chia thành các phần theo chiều cao gọi là đợt xây vì 2 lý do sau: Tầm vóc (chiều cao) của con người là có hạn. Cao độ công tác của mọi người thợ đứng xây tối đa là khoảng 1,5 m so với mặt sàn công tác (ngay dưới chân người thợ). Tầm cao công tác hiệu quả của người thợ là khoảng 0,2-1,2 m so với sàn công tác (0,2-0,7 m là thuận lợi với tư thế ngồi xổm, còn 0,8-1,2 m là thuận lợi với tư thế đứng). Nếu muốn xây các phần khối xây ở độ cao >1,5 m so với nền đất (hoặc sàn nhà) thì phải bắc giáo công tác để người thợ đứng lên đó thi công xây đợt xây cao (chuyển vị trí đứng của người thợ lên độ cao mới là mặt sàn công tác của giáo công tác). Khối xây là sự kết hợp giữa hai loại vật liệu là gạch đá, đã có khả năng chịu lực từ trước, với vữa xây - khi xây chưa có khả năng chịu lực mà sẽ phát triển cường độ dần theo thời gian sau khi đông cứng. Cho nên nếu xây quá cao mà vữa chưa kịp đông cứng, khối xây sẽ mất khả năng chịu lực, cần phải hạn chế chiều cao xây để chờ vữa đông cứng. Chiều cao của một đợt xây khoảng 1,5 m. Trong mỗi đợt xây có một hay nhiều phân đoạn. Xây hết các phân đoạn trong một đợt xây thì nên quay về xây tiếp phân đoạn đầu tiên của đợt xây tiếp trên, sau khi đã bắc giáo công tác. 1.2.Phân đoạn xây Phân đoạn xây là đơn vị thành phần của khối xây được chia ra theo các phương mặt bằng, sao cho đủ khối lượng công tác cho mỗi tổ đội công nhân làm việc đạt năng xuất ngày công 8 giờ đồng hồ, và độc lập về không gian làm việc với các tổ đội khác. Trong một đợt xây có thể có một hay nhiều phân đoạn xây. Một ngày 24 giờ có thể chia tối đa làm 3 ca sản xuất (có thể 1 ca/ngày, 2 ca/ngày, hay 3 ca/ngày), tuy nhiên một tổ đội công nhân mỗi ngày chỉ làm việc trên một phân đoạn duy nhất và trong 8 tiếng đồng hồ. Nếu tổ chức làm nhiều ca trong ngày thì phải tổ chức số lượng tổ đội khác nhau bằng với số ca làm việc, và sắp xếp làm trên các phân đoạn xây độc lập, liên tiếp nhau. 1.3.Mỏ xây Mỏ xây là gián đoạn kỹ thuật trong khối xây theo phương mặt bằng, giữa hai phân đoạn xây trước và sau, đồng thời là mối nối giữa hai phân đoạn đó. Mỏ xây nằm ở hai đầu mỗi phân đoạn, là nơi kết thúc một phân đoạn. Có 3 loại mỏ xây là: mỏ dật, mỏ nanh và mỏ hốc. Các loại mỏ xây Mỏ dật là loại mỏ xây chất lượng tốt nhất. Cách để mỏ dật là cách xây tự nhiên của các viên gạch khóa mạch đứng, tại đầu mỗi phân đoạn, của mỗi một lớp xây. Do vây, không có sự khác biệt về chất lượng giữa phần khối xây tại vị trí mỏ với phần khối xây nằm trong ruột mỗi phân đoạn xây trước và xây sau. Tuy nhiên, nhược điểm của việc để mỏ dật là diện xây của mỗi phân đoạn giảm dần theo chiều cao khi để mỏ dật, (diện xây có dạng hình thang càng lên cao càng nhỏ dần), dẫn tới năng suất xây giảm dần theo chiều cao khi để mỏ dật. Mỏ nanh và mỏ hốc thì ngược lại, chất lượng phần khối xây tại vị trí để các loại mỏ này không được tốt: khi để mỏ các viên gạch tạo thành các nanh chìa thường có dạng con-son, mà lại chỉ được giữ bởi một lớp vữa mạch nằm còn tươi và ở dạng lỏng khi xây, nên thường bị gục xuống, không đảm bảo cho lớp xây ngang bằng tại vị trí mỏ; đồng thời các mạch vữa tại vị trí các mỏ này thường không thể no đầy, tạo ra các khe rỗng gây giảm yếu cho khối xây tại vị trí mỏ. Tuy nhiên, ưu điểm của hai loại mỏ này là diện xây không đổi theo chiều cao (tuy có hơi răng cưa tại vị trí mỏ), nên năng suất xây ổn định hơn so với việc để mỏ dật. 1.4.Cữ xây Cữ xây là độ dày trung bình của một lớp xây, bao gồm một lớp gạch đá kèm với một mạch vữa nằm ở bên dưới lớp gạch đá. Trong khối xây đá hộc thường cữ xây bằng khoảng 250–400 mm (mạch vữa khoảng 15 mm). Còn trong khối xây gạch chỉ, cữ xây dày khoảng 75–77 mm, ( gạch dày 65 mm, mạch vữa nằm dày khoảng 10 mm). 2.Phân loại khối xây 2.1.Phân loại theo vật liệu thành phần khối xây gạch khối xây đá Về thành phần vữa có các loại khối xây: Khối xây vữa xi măng cát. Loại này dùng vữa có thành phần gồm cát làm cốt liệu và xi măng là chất kết dính. Khối xây vữa tam hợp (ba ta). Loại này sử dụng vữa xây có thành phần kết dính là hỗn hợp của hai hay nhiều chất kết dính (như: vôi kết hợp với xi măng, hay vôi với đường mật mía (vữa cổ truyền),...). Khối xây vữa vôi. Thành phần vữa là cát (cốt liệu) và vôi (chất kết dính). 2.2.Phân loại theo loại hình kết cấu khối xây (công năng) Khối xây móng Khối xây trụ gạch hay đá Khối xây tường Khối xây vòm cuốn Khối xây đê kè, đập, ... 3.Vật liệu xây 3.1.Gạch đá Đá xây Khối xây đá đẽo thành nhà Hồ, Việt Nam Tường thành xây bằng đá ở Worms, Đức Gạch xây Tường gạch chỉ Tường xây bằng gạch của tháp Shebeli ở Iran. Khối xây tháp Chăm (Tháp Po Nagar) Tường xây bằng gạch vồ ở Bắc Môn, Hoàng thành Thăng Long 4.Dụng cụ cho công tác xây 4.1.Dụng cụ định hướng khối xây Dụng cụ định hướng cho khối xây bao gồm: hệ thống định hướng tổng thể khối xây trong suốt mỗi đợt xây, và dụng cụ định hướng cho từng lớp xây. Hệ lèo (lèo tên gọi dân dã với nghĩa "lèo lái", để chỉ hệ thống dẫn hướng) là hệ thống định hình tổng thể khối xây trong không gian trước và trong khi tiến hành thi công khối xây đó. Hệ lèo dẫn hướng cho việc xây khối xây ít nhất là trong suốt một đợt xây, do đó nó phải được thiết lập từ đầu ngay trước khi xây và được giữ nguyên định dạng đó trong suốt quá trình xây mỗi đợt xây của khối xây. Cột lèo cải tiến có gắn dọi và thước cữ di động. Hệ lèo bao gồm: Cột lèo và các loại dây lèo. Cột lèo có chức năng cơ bản nhất là cái trụ để treo buộc và căng mắc các loại dây lèo. Nếu cột lèo làm từ những loại thanh trụ thẳng tương đối chuẩn (ví dụ dùng thước tầm làm cột lèo), thì khi được dọi đứng cột lèo loại này có thể thay thế cho dây lèo đứng ở vị trí bắt mỏ tại hai đầu mỗi phân đoạn. Nếu dùng thước tầm làm cột lèo mà trên đó có vạch các vạch thước cữ xây, hoặc gắn mẩu thước cữ di động trên cột lèo thì cột lèo có thêm chức năng điều chỉnh cữ xây nữa. Khi đó ta có loại cột lèo cải tiến: vừa là chỗ căng dây lèo và dây xây, vừa chỉnh thẳng đứng mặt bên khối xây nhờ dọi, lại vừa điều chỉnh độ đồng đều và độ ngang bằng của lớp xây. Dây lèo tạo ra các mặt phẳng giới hạn biên của khối xây, gọi là các mặt phẳng lèo, để khi thi công mỗi đợt xây, các mặt biên của đợt xây được căn chỉnh trùng với các mặt phẳng lèo này. Có 3 loại dây lèo: lèo đứng, lèo ngang và lèo xiên. Trong mỗi khối xây, ta có thể tổ hợp 2 trong 3 loại dây lèo này lại tạo ra một mặt phẳng lèo, để định vị cho một mặt bên khối xây. Các mặt phẳng lèo của mỗi khối xây giao nhau tại một dây lèo, làm cho khối xây (cụ thể là mỗi đợt xây) được định hình trong không gian ngay trước khi bắt đầu tiến hành xây đợt xây đó. Do dùng làm hệ thống định hướng, nên các dây lèo cần phải được căng thật thẳng. Dây lèo đứng kết hợp với dây lèo ngang hoặc dây lèo xiên tạo ra mặt phẳng lèo đứng (qua vị trí biên khối xây và vuông góc với mặt đất), định hướng cho các mặt bên khối xây thẳng đứng. Trong các khối xây thẳng đứng, dây lèo ngang thường được căng, qua 2 cột lèo, ở cao độ khoảng 1,8-2,0 m so với mặt sàn công tác (cao hơn chiều cao của một đợt xây, nhưng trong tầm với của người thợ). Dây lèo ngang là nơi căng giữ dây lèo đứng. Trên mỗi tuyến dây lèo ngang có thể có một hay nhiều phân đoạn xây cùng được xây, nhưng chiều dài mỗi phân đoạn không nên quá 12 m để cho dây xây trong mỗi phân đoạn không bị võng. Dây lèo đứng đòi hỏi phải được dựng thật căng và thật thẳng đứng để đảm bảo độ thẳng đứng so với mặt đất của mặt phẳng lèo đứng cũng như mặt bên và góc của các khối xây đứng (như khối xây tường, khối xây trụ,…). Để đảm bảo lèo đứng thẳng đứng, lèo đứng phải được dọi theo cả 2 phương (phương song song với mặt phẳng lèo đứng và phương vuông góc với mặt phẳng lèo đứng). Để đảm bảo độ căng của dây lèo đứng, đầu trên của lèo đứng được treo buộc vào lèo ngang, đầu dưới phải được ghim chặt vào mạch vữa nằm dưới cùng của viên xây bắt mỏ lớp dưới cùng. Tại mỗi phân đoạn xây, tối thiểu phải dựng 2 dây lèo đứng ở 2 đầu phân đoạn. Lèo xiên được sử dụng cho những khối xây có những mặt phẳng biên nằm nghiêng (lèo xiên để định hướng cho những mặt nghiêng này của khối xây). Các loại khối xây như thế có thể kể đến: khối xây tường thu hồi của nhà mái dốc, khối xây tường đỡ bản thang bộ, khối xây bậc thang bộ, khối xây đê, kè, đập thủy lợi,…. Dây xây là dụng cụ có chức năng dẫn hướng cho từng lớp xây. Dây xây làm hai nhiệm vụ vừa điều chỉnh mặt bên của các viên gạch đá hàng ngoài của lớp xây trùng với mặt phẳng lèo, vừa điều chỉnh cao độ toàn bộ lớp xây được ngang bằng đồng thời kết hợp cùng các dụng cụ khác điều chỉnh độ dày (cữ xây) của lớp xây. 4.2.Dụng cụ kiểm tra khối xây Là nhóm dụng cụ để kiểm tra các tiêu chí chất lượng khối xây, để dựng hệ thống định hướng cho khôi xây trong không gian trước khi tiến hành xây. Những dụ cụ này bao gồm: Dọi là dụng cụ để dựng thẳng đứng và kiểm tra độ thẳng đứng so với mặt đất đối với dây lèo đứng, cột lèo; kiểm tra độ thẳng đứng của mặt bên yêu cầu thẳng đứng của các khối xây trụ hay tường, kiểm tra độ thẳng đứng tổng thể của các khối xây. Ni vô để kiểm tra độ ngang bằng và dựng ngang bằng dây xây, kiểm tra độ ngang bằng của mỗi lớp xây sau khi xây. Thước tầm để kiểm tra độ phẳng của các mặt bên khối xây. Thước cữ để đo và điều chỉnh độ dày đồng đều của từng lớp xây. Thước vuông để kiểm tra và điều chỉnh các góc cạnh yêu cầu phải vuông trong các khối xây tường hay trụ xây. 4.3.Dụng cụ thực hiện xây chính Bay Búa xây đá Dao xây dùng để tạo mạch vữa (xúc vữa, rải vữa trước khi đặt gạch, vét vữa thừa, trèn và miết mạch vữa khi đã đặt gạch xong), chặt gạch và đặt gạch (gõ và chỉnh gạch theo dây xây và dây lèo). Các chức năng này của dao xây cũng có ở bay nên có thể dùng bay thay cho dao xây và ngược lại. Dao xây thích hợp cho việc chặt chém các loại gạch nguyên khối thành các viên mẩu thích hợp, nên thường được dụng làm dụng cụ duy nhất thay cho bay và búa xây khi xây gach. Bay cũng có các chức năng tương tự như dao xây là: để tạo mạch vữa và đặt gạch. Chức năng chặt chém gạch đá nguyên khối thành các viên mẩu thích hợp, của bay là kém hơn. Chúng không thể chặt được các loại gạch bloc lớn, có cường độ cao và đặc biệt là đá xây. Nên bay chỉ thích hợp để chém các loại gạch cỡ nhỏ, có cường độ vừa phải như gạch chỉ, khi đó bay có thể là dụng cụ xây chính duy nhất thay cho dao xây. Còn gạch đá cỡ lớn muốn pha nhỏ khi xây, phải dùng dao xây (khi xây gạch), hay dùng kết hợp bay với búa xây (khi xây đá). Bay hoặc dao xây thường được người thợ nề cầm ở tay thuận khi xây. Khi xây các khối xây có bề mặt lớp lớn và chạy dài, để tăng năng suất có thể rải vữa bằng xẻng. Búa xây là loại dụng cụ chuyên dùng để xây đá, công dụng là để pha nhỏ dựa theo thớ đá, các khối đá nguyên khối với hình dạng bất kỳ thành các viên đá có hình dạng (khối vuông vức, phiến, nêm hay trứng) và kích thước phù hợp với yêu cầu đặc thù của từng vị trí mỗi viên đá xây trong khối xây. Búa xây là dụng cụ chuyên để thao tác với đá xây trong khối xây đá. Khi xây đá kết hợp búa xây với bay (dụng cụ để thao tác với vữa: xúc vữa, phất vữa trèn mạch và miết mạch vữa). 4.4.Dụng cụ phụ nề Dụng cụ đong đếm vật liệu: hộc đong vật liệu theo thể tích, xô, thúng (đong cát, vôi, xi măng, nước,...), Dụng cụ nhào trộn vữa: xẻng, cuốc,... Dụng cụ để vận chuyển vật liệu (vữa, gạch đá): xe cút kít, xe cải tiến,... Dụng cụ chứa đựng vật liệu khi xây: hộc chứa vữa,... Giáo công tác. 5.Các yêu cầu kỹ thuật chung của công tác xây 5.1.Khối xây không bị trùng mạch Trùng mạch là hiện tượng các mạch vữa đứng trong các lớp xây liên tiếp nối liền với nhau thành một tuyến thẳng hàng hoặc gần như thẳng hàng, dọc theo phương tác dụng của tải trọng nén, mà phương này thường vuông góc với lớp xây. Trùng mạch làm khối xây bị chia tách thành các chồng gạch đá riêng lẻ, nằm kẹp hai bên mỗi dải mạch đứng, và có độ mảnh kết cấu rất lớn theo phương chịu lực nén, mà không có sự liên kết giữa các chồng gạch đá đó với nhau trong khi xây. Khả năng chịu lực của khối xây trùng mạch bị yếu đi rất nhiều so với không trùng mạch, kể cả khi vữa đã có cường độ, thậm chí có thể bị sụp đổ do mất ổn định. Muốn khắc phục người ta phải tạo ra các viên khóa nằm trong các lớp xen kẽ, để liên kết hai phần khối xây ở hai bên dãy mạch đứng và phá vỡ sự liên tục của dãy mạch đứng này. Xử lý hiện tượng trùng mạch bằng cách ngắt sự nối liền các mạch vữa đứng bởi những viên gạch đá khóa mạch. Dọc theo phương tải trọng nén, thỉnh thoảng hay thường xuyên dùng những viên khóa mạch đặt vắt ngang qua bên trên mỗi mạch vữa đứng lớp dưới (chiều kích thước của viên khóa mạch, vuông góc với mạch đứng, được đặt vắt qua mỗi bên mạch đứng cần khóa một nửa), ngắt dòng mạch đứng ra. Các viên khóa mạch của một lớp ngay bên dưới tập hợp thành lớp trên, với tất cả các mạch vữa đứng lớp trong nó nằm so le với mạch vữa đứng lớp dưới. Khi xây gạch, để khỏi trùng mạch, độ lệch mạch trong khối xây phải lớn hơn hay bằng một phần tư chiều dài viên gạch, ≥ L/4. Đối với mạch vữa đứng dọc (mạch dọc) có thể cho phép trùng mạch tới năm lớp, tuy nhiên không trùng mạch dọc vẫn là tốt nhất. Còn đối với mạch vữa đứng ngang (mạch ngang) thì không cho phép trùng mạch (mỗi lớp trên phải khóa ngay mọi mạch ngang của lớp dưới liền kề). 5.2.Mọi mạch vữa phải no đầy Vữa xây làm nhiệm vụ kết dính các viên gạch trong khối xây. Tất cả các mạch vữa trong khối xây phải được trèn đầy và ép ngoài cho chặt, nhất là mạch đứng. Nếu không đầy mạch, sẽ làm giảm yếu cục bộ khối xây. Tuy nhiên, cường độ vữa xây thường thấp hơn hay ngang bằng cường độ của gạch đá và lại phát triển dần theo thời gian (không có ngay được tại thời điểm thực hiện xây), nên mạch vữa quá dày cũng làm yếu khối xây. Theo quy phạm thi công công tác xây của Việt Nam, thì mạch vữa trong khối xây gạch chỉ thường dày 0,8-1,2 cm. 5.3.Khối xây phải thẳng đứng (về tổng thể) Khối xây chịu kéo và chịu uốn kém, nó chịu nén tốt nhất theo phương vuông góc với lớp xây của nó. Do chịu nén tốt, nên khối xây càng thẳng đứng thì nó chịu nén càng đúng tâm và càng đỡ mất ổn định hơn. Trường hợp các khối xây có mặt bên nằm nghiêng, (không thẳng đứng) như các khối xây móng, khối xây đê, đập,..., để các khối xây này làm việc trong trạng thái chịu nén đúng tâm, thì chúng cần được xây rật cấp theo bậc thang thành các tiết diện tổng thể dạng hình thang cân, trên nhỏ dưới đế to, để hợp lực của tải trọng nén có điểm đặt trùng với trọng tâm chân đế các kết cấu xây đó. 5.4.Mặt trên mỗi lớp xây phải phẳng và ngang bằng Nếu lớp xây nằm nghiêng, mỗi viên gạch trong lớp đó sẽ chịu tác động bởi một tải trọng nén xiên so với mặt trên viên gach. Tải trọng này, phân thành hai lực thành phần, một theo phương vuông góc với mặt trên viên gạch, tạo nén tốt lên mạch vữa nằm và các lớp dưới (phát huy hết ưu điểm của kết cấu xây gạch đá), nhưng thành phần còn lại, hướng dọc theo mạch vữa nằm, gây hiện tượng trượt tách giữa các lớp xây, ảnh hưởng xấu tới kết cấu thống nhất của khối xây. Nếu các lớp xây ngang bằng thì thì tải trọng nén chỉ còn thành phần thứ nhất, khi đó phát huy được ưu điểm của kết cấu xây gạch đá, mà không phát sinh lực trượt không tốt giữa các lớp xây. Trong kết cấu vòm (khối xây vòm) yêu cầu này được chuyển thành: lớp xây vòm phải vuông góc với phương tiếp tuyến với trục vòm tại mỗi vị trí (cũng tức là vuông góc với phương trục vòm). Mặt trên lớp xây ngang bằng thì tải nén vào lớp xây không có thành phần gây trượt tách lớp. 5.5.Mặt bên khối xây phải phẳng Mặt bên (mặt biên) khối xây phải phẳng không lồi lõm cục bộ làm khối xây chịu lực tốt hơn, đồng thời đẹp hơn và tiết kiệm vật liệu, nhân công hoàn thiện. 5.6.Góc của các khối xây tường và trụ phải vuông Các loại khối xây thường có bề mặt nổi lên trên mặt đất, không bị khuất lấp, như khối xây tường, trụ,... cần được đảm bảo về mặt mỹ quan ngay trong khi thực hiện công tác xây. Các góc của các khối xây tường hay trụ cần phải vuông góc, để khi thực hiện các công tác hoàn thiện (lát, ốp,...), bề mặt lát nền hay ốp tường hoặc trụ được đẹp không méo tại vị trí các góc đó. 7.Kỹ thuật xây tường 7.1.Công tác chuẩn bị: “AN TOÀN LÀ TRÊN HẾT”, kiểm tra lại cố định của giàn giáo, vị trí thao tác, lưới bảo hộ khi lên cao, bao che phía trên khi thao tác phía dưới trong khi các bộ phận khác đang làm việc bên trên. Nói chung, tuyệt đối tuân thủ ATLĐ theo quy định chung của nội quy công trường. Trước khi xây, cần kiểm tra các đường tim, trục tường và cao độ chuẩn theo bản vẽ quy định. Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, dụng cụ, tưới ướt gạch trước, ngay khi vận chuyển gạch phải chọn trước những viên gạch có góc cạnh cân đối, sắp xếp gạch nhẹ nhàng, không làm sứt vỡ các góc cạnh. Đối với vữa, có khi tường trong và ngoài dùng vữa có mác khác nhau, cho nên phải nói rõ cho những người vận chuyển vữa biết để khỏi bị nhầm lẫn. 7.2.Kỹ thuật khi xây Các vấn đề cần chú ý khi xây: 1. Khối xây phải đông đặc và vững chắc: Tức là phải bảo đảm sau khi xây xong, mọi bộ phận xây phải trở thành một khối hoàn chỉnh, trong đó các viên gạch phải được gắn thật chặt với nhau, không còn khe hở hay có thể bong rời ra được. Muốn vậy phải trộn vữa thật đều và dẻo dính, đúng liều lượng, và sử dụng dúng chỗ, đúng quy tắc. Mạch vữa phải no đầy và đúng độ dày cần thiết, vì vữa chịu nén kém hơn gạch rất nhiều , nếu mạch vữa dày quá thì sẽ làm giảm sức chịu nén của khối xây, nếu mỏng quá thì cũng không đủ sức gắn chặt các viên gạch với nhai. Trung bình mạch vữa có độ dày từ 8-12mm. Trong khi xây, không được chèn nhiều gạch vỡ, gạch vụn, nhất là ở những bộ phận chịu sức nén nhiều (trừ trường hợp thật cần thiết), vì chèn nhiều thì phải tăng vữa nhiều, khối xây s4 yếu đi. Đồng thời, các viên gạch cần nhúng nước, rửa sạch bụi bặm, đất, cát trước khi xây, để bảo đảm cho chúng có thể bám chặt vào vữa và gắn chắc với nhau. 2. Khi xây tường gạch phải đảm bảo nguyên tắc “trên ăn dây, dưới ăn mí”: - “trên ăn dây” có nghĩa là cạnh trên của viên gạch phải theo sát dây căng, vị trí của dây căng thường cao hơn cạnh viên gạch nửa lằng một ít để cho dây có thể rúng động theo mặt ngang, khi bị võng cũng dễ phát hiện. - “dưới ăn mí” có nghĩa là cạnh dưới của viên gạch phải thẳng đều với cạnh trên của viên gạch ở lớp dưới. 3. Khi xây phải biết chọn gạch. Khi cầm viên gạch trong tay cần phải xoay viên gạch xem mặt nào cân đối, vuông vắn thì đặt phía ngoài. Những thợ nề lâu năm có kinh nghiệm, thường mỗi lần nhặt một viên gạch là nhanh trí chú ý ngay hai viên xây tiếp theo, định trước là sẽ đặt viên nào ở vị trí nào. Vì vậy họ nhặt gạch rất chính xác, xây tườg rất đều và đẹp. 4. Khi xây viên gạch phải đặt thật bằng phẳng, rải vữa đều, không nên một bên dày, một bên mỏng làm cho viên gạch bị nghiêng. Nếu tạo thành thói quen như vậy, thì mặt tường xây xong sẽ bị gù hoặc trũng, có trường hợp tường tuy thẳng đứng nhưng mặt tường gồ ghề. Khi xây xong một viên gạch phải ngắm xem nó có bằng phẳng không, mặt gạch có thẳng theo dây không, nếu cao hơn, thấp hơn hoặc thò ra, thụt vào quá nhiều thì phải điều chỉnh ngay. Kỹ thuật xây tường gạch Đối với tường không chịu lực: Tường 60 : tường có chiều dày bằng chiều dày của 1 viên gạch, thường dùng xây tường ngăn và bao che. Khi xây dùng vữa tam hợp hoặc vữa xi măng mác 50. Khoảng cách giữa 2 mạch đứng kề nhau của lớp gạch trên và dưới bằng chiều dài viên gạch. Bức tường 60 không xây dài quá 2m và cao quá 1,5m. Khi xây không gõ ngang để tránh đổ tường. Cách xây như sau: Miết vữa vào đầu viên gạch đã xây và sắp xây để tạo mạch đứng, rải vữa trên tường để tạo mạch ngang, đặt gạch lên tường nhẹ nhàng, không day đi day lại, chỉ gõ nhẹ theo phương thẳng đứng để điều chỉnh gạch sao cho tường ngang bằng và thẳng đứng. Tường 110: Tường 110 có chiều dày bằng mặt nằm của viên gạch, thường xây tường ngăn, tường bao che, tường không chịu lực của nhà 1 tầng. Tùy theo yêu cầu của thiết kế mà có thể sử dụng loại vữa xi măng, vữa tam hợp mác 25 hoặc 50 để xây. Khi xây cần chú ý: Không dùng gạch phồng để xây. Mạch đứng của tướng so le nhau 1/2 viên gạch. Khi xây miết vữa vào đầu viên gạch sắp xây đưa từ từ vào và hơi chúc đầu viên gạch xuống một chút để dồn vữa vào mạch đứng cho đầy thêm. Sau khi rải vữa lên mặt tường mới xây thì đặt gạch và nhớ là chỉ ấn nhẹ và dùng dao xây gõ nhẹ theo hướng vuông góc với mặt tường để điều chỉnh độ ngang bằng của khối tường. Không gõ và day ngang để tránh đổ tường. Đối với tường 110 cứ cách 2m và cao 2,5m phải bố trí trụ liền tường thì mới đứng vững được. Tường 110 Đối với tường chịu lực: Tường chịu lực là tường có chiều dày từ 220 trở lên. Khi xây tường này cần chú ý: Nghiệm thu đầy đủ tim, cốt và căn cứ vào đó để lấy mực cho chinh xác rồi bắt mỏ ở các góc. Khi xây tường phải căng dây, thường xuyên dùng nivo và dọi để kiểm tra sự ngang bằng và thẳng đứng của bức tường. Phải nắm vững bản vẽ thiết kế kỹ thuật, chừa các chỗ để lắp dựng cửa đi, cửa sổ, lỗ chừa cho các đường ống đi qua. Những lỗ chừa sau này để lắp đạt đường điện, đương ông cấp thoát nước hay thông gió phải xếp gạch (không cho vữa) rồi mới tiếp tục xây. Trong khối xây có khi phải dùng nhiều loại vữa khác nhau theo yêu cầu và tính chất của công trình. Bởi vậy phải tuyệt đối chấp hành yêu cầu thiết kế. Tường chịu lực 220 Kỹ thuật xây trụ, cột bằng gạch. Trụ , cột là nhiệm vụ đỡ các tải trọng bên trên và truyền xuống nền móng công trình. Nó phải vừa chịu lực nén đúng tâm và nhiều khi phải chịu các lực xô ngang. Chính vì vậy khi xây pahir tuyệt đối cẩn thận. Chọn gạch tốt, vuông thành sắc cạnh, vữa trộn đều, đúng cấp phối quy định. Trước khi xây phải xác định tim dọc, tim ngang. Xây thẳng, vuông thành sắc cạnh, các lớp gạch xây phải ngang bằng, mạch vữa xây phải đặc chắc. Trụ cột xây xong phải được bảo quản cẩn thận, traanhs va chạm làm long mạch vữa hoặc bị đổ cột. Khi nào vữa khô đạt cường độ theo quy định mới thi công tiếp phần trên. Khi xây trụ các mạch bên trong thường hay bị trùng mạch làm giảm sức chịu lực của trụ. Để khắc phục điều này đôi khi người ta đặt cốt thép vào trong, trên đầu trụ thường có một lớp bê tông để lực có thể phân bố đều trên đầu trụ. Kỹ thuật xây một số bộ phận công trình khác bằng gạch: Xây lanh tô bằng gạch: Lanh tô cửa sổ, cửa đi thường bằng bê tông cốt thếp đổ tại chỗ hay đúc sẵn rồi lắp ghép lên tường khi xây đến cốt thiết kế yêu cầu. Với những cửa có khẩu độ không lớn lắm hoặc nhằm mục đích trang trí người ta có thể xây lanh tô bằng gạch, thường có các dạng: Lanh tô bằng, lanh tô cuốn bằng, lanh tô cuốn vòm. 7.3. Kiểm tra sau khi xây xong: - Cặp thước hồ dài 2m lên mặt tường; - Quả dọi; - Thước ke để kiểm tra tường xây. STT Hạng mục Sai lệch cho phép khối xây gạch (mm) Ghi chú 1 Sai lệch đường tim 3 2 Độ thẳng đứng của tường: + Mỗi tầng; + Toàn bộ chiều cao 5 20 Các mạch vữa cá biệt: - nhỏ nhất không dưới 6mm; - lớn nhất không quá 15mm 3 Độ bằng phẳng của mặt tường: + Xây gạch không tô + Xây gạch có tô 3 2 - nhỏ nhất không dưới 6mm; - lớn nhất không quá 15mm 4 Độ thẳng của mạch nằm ngang: + Xây gạch không tô + Xây gạch có tô 5 7 Trong phạm vi chiều dài 10m: - nhỏ nhất không dưới 6mm; - lớn nhất không quá 15mm 7.4.Vệ sinh sau khi xây xong: Sau khi xây xong phải làm sạch mặt tường ngay, dù trong khi xây, người thợ dùng bay cạo vữa lòi ra ngoài mạch gạch, nhưng mặt tường vẫn rất không sạch, mà còn rơi rớt lại vữa thừa. Sau khi xây xong một tầng giàn giáo cần dùng chổi quét sạch mặt tường. Nếu không kịp thời làm sạch mặt tường, thì vữa còn rơi rớt trên mặt tường sẽ đông cứng, về sau rất khó làm sạch, gây khó khăn cho việc trát và trang trí sau này. II.Cốp pha 1.Chức năng của khuôn đúc bê tông Hệ tấm khuôn đúc được lắp đặt làm khuôn đúc kết cấu bê tông đài móng cọc. Quá trình hình thành nên kết cấu bê tông có đủ khả năng chịu lực đúng như thiết kế đã định, bao gồm các giai đoạn sau: Giai đoạn vật liệu bê tông còn ở dạng vữa lỏng: từ khi ra khỏi trạm trộn (vữa bê tông hình thành) cho đến khi bê tông bắt đầu ninh kết (bắt đầu hình thành các liên kết hóa học giữa các thành phần khoáng trong vữa bê tông, còn gọi là sơ ninh). Giai đoạn này, bê tông ở thể lỏng (bê tông tươi), nên rất dễ tạo hình khi được chứa vào khuôn. (Đặc trưng cho tính dễ đổ khuôn của vữa bê tông là độ lưu động tức là độ sụt của hỗn hợp bê tông). Vữa bê tông lúc này không có cường độ chịu lực và có độ chắc đặc nhỏ cần phải đầm chặt. Nhưng nếu vượt quá giai đoạn này, mà ta động chạm ngay vào vữa bê tông thì sẽ làm phá vỡ những mối liên kết vừa hình thành trong bê tông mà vĩnh viễn không hồi phục được. Do đó, giai đoạn này là giai đoạn có thể thi công bê tông và cần phải có khuôn đúc để chứa đựng và chịu lực thay bê tông. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 1,5 - 3,0 giờ, tùy theo nhiệt độ môi trường và loại xi măng chế tạo vữa bê tông (đối với bê tông thường không có phụ gia) và khoảng 3,0 - 4,0 giờ (đối với bê tông có phụ gia chậm đông kết). Giai đoạn vữa bê tông ninh kết và đóng rắn: vữa bê tông lúc này nằm ổn định trong khuôn và dần dần hình thành hệ thống các mối kiên kết các thành phần trong bê tông. Như trên đã nêu, giai đoạn này không được phép thi công nữa. Đây là giai đoạn cần khống chế sự biến dạng của khuôn đúc để không phá vỡ sự ninh kết. Cuối giai đoạn này bê tông hóa rắn (kết cấu bê tông đã hình thành) và giữ nguyên vĩnh viễn hình dạng mà khuôn đúc tạo ra cho nó. Các tải trọng tạm thời tác động vào khuôn hầu như hết tác dụng. Đồng thời bê tông đã bắt đầu có cường độ nhất định, nên một số dạng khuôn không chịu lực tức là các loại khuôn chỉ phải chịu tải trọng tạm thời, sau giại đoạn này, hết vai trò thì có thể tháo dỡ được. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 18 - 24 giờ sau khi bê tông bắt đầu ninh kết. Giai đoạn kết cấu bê tông phát triển cường độ: kết cấu bê tông đã cứng và tăng dần cường độ theo dạng tiệm tiến, tốc độ tăng chậm dần. Khuôn đúc vẫn phải chịu các tải trọng thường xuyên thay cho kết cấu bê tông, nhưng mức độ giảm dần theo thời gian, do có sự tiếp quản dần dần của kết cấu bê tông. Nếu chất lượng bê tông tốt và được dưỡng hộ đầy đủ theo tiêu chuẩn, thì kết cấu bê tông có thể đạt mác thiết kế, ở ngày thứ 28. Khi bê tông đạt đến cường độ nhất định, đủ để chịu các tải trọng thường xuyên, thì tùy theo những điều kiện cụ thể, quy định rõ trong tiêu chuẩn, ta có thể tháo dỡ các dạng khuôn đúc chịu lực (loại khuôn chịu cả tải trọng thường xuyên lẫn tải trọng tạm thời), vào các thời điểm cuối giai đoạn này. Với những đặc điểm như trên, nên khi thi công các kết cấu bê tông, cần thiết phải có một hệ thống khuôn đúc bê tông làm hai nhiệm vụ chính: vừa là khuôn chứa đựng vữa để tạo nên hìnhdạng thiết kế đã định, đồng thời chịu lực thay cho vữa và kết cấu bê tông sau này hình thành từ vữa đó, khi chúng chưa có hoặc chưa đạt đủ khả năng chịu lực như thiết kế yêu cầu. Do đó, cấu tạo của tất cả các loại khuôn đúc thường gồm hai phần chính: Hệ tấm ván khuôn: có nhiệm vụ chính là bao chứa tạo hình kết cấu bê tông, ngoài ra, làm nhiệm vụ chuyền tải trọng sang hệ thành phần còn lại. (Chính xác ra, ván khuôn hay tấm khuôn chỉ là một phần của hệ khuôn đúc. Toàn bộ các cụm từ Ván khuôn đà giáo hay ván khuôn gông giằng văng chống mới tương đương với hệ khuôn đúc. Nhưng trong xây dựng ở Việt Nam từ ván khuôn lại thường được dùng để chỉ cho toàn bộ hệ khuôn.) Hệ chống đỡ chịu lực nằm phía bên ngoài hay bên dưới tấm khuôn: làm nhiệm vụ chịu lực chính cho toàn hệ thống kết cấu khuôn đúc. Chúng bao gồm: gông, giằng, văng, chống, đà (đà ngang), giáo (giáo chống), dây tăng đơ, ... Ngoài ra, ở một số loại kết cấu khuôn đúc đặc biệt (như hệ khuôn trượt), hệ khuôn đúc có thêm một số bộ phận phụ trợ, với chức năng làm sàn công tác hay làm cơ cấu dịch chuyển. 2.Yêu cầu đối với khuôn đúc bê tông Khuôn đúc phải kín khít: để có thể chứa đựng được vữa bê tông tươi và lỏng ở trong nó, Hình dạng, kích thước của khuôn đúc và vị trí lắp đặt chúng tại công trình phải đúng thiết kế khuôn, để chế tạo được kết cấu bê tông đúng với hình dạng, kích thước và vị trí theo thiết kế kết cấu đó. Khuôn đúc phải đảm bảo giữ được hình dạng để chế tạo kết cấu bê tông và bê tông cốt thép trong xuốt quá trình hình thành nên kết cấu bê tông đó (đặc biệt là ở giai đoạn thứ 2 của bê tông: giai đoạn ninh kết và đóng rắn). Để đảm bảo yêu cầu này kết cấu khuôn đúc cần phải được tính toán thiết kế với trạng thái giới hạn thứ II: trạng thái giới hạn về biến dạng. Khuôn đúc phải đảm bảo khả năng chịu lực, vì nó phải chịu lực thay cho bê tông khi ở bê tông dạng vữa và có thể cả khi đã bê tông đã đóng rắn và kết cấu bê tông được hình thành, cho đến khi bê tông đạt đến những giá trị cường độ có thể cho phép tháo dỡ khuôn (đặc biệt là ở giai đoạn thi công bê tông, giai đoạn mà bê tông hoàn toàn không có khả năng chịu lực nhưng lại có nhiều loại tải trọng nhất cùng đồng thời tác động vào khuôn đúc). Để đảm bảo yêu cầu này kết cấu khuôn đúc cần phải được tính toán thiết kế với trạng thái giới hạn thứ I: trạng thái giới hạn về cường độ. Khuôn đúc là thiết bị thi công nên việc sử dụng chúng chỉ có tính tạm thời trong thời gian thi công chế tạo kết cấu bê tông. Đến khi kết cấu bê tông hình thành và đạt đến những giá trị cường độ nhất định đủ để kết cấu có thể tự chịu được ít nhất là trọng lượng bản thân của mình, thì khuôn hết vai trò và cần được tháo dỡ đi và có thể được tái sử dụng. Do vậy, khuôn đúc cần phải được thiết kế và chế tạo sao cho dễ dàng tháo lắp. Ngoài ra, nếu muốn khuôn đúc được tái sử dụng thì khuôn phải được thiết kế và chế tạo thật bền vững để có thể sử dụng được nhiều lần (tuổi thọ cao) cho mục đích làm khuôn, thành những bộ ván khuôn điển hình được thiết kế chuẩn hóa (khuôn đúc định hình). 3.Phân loại khuôn đúc bê tông Khuôn đúc bê tông được phân loại theo các hình thức sau: Phân loại theo vật liệu chế tạo khuôn Lắp đặt thủ công các tấm ván khuônbằng nhôm. Hệ khuôn bằng gỗ: tre, gỗ xẻ, gỗ dán (chịu nước), Hệ khuôn bằng kim loại: khuôn thép, Hệ khuôn bằng nhựa, vật liệu composite, Hệ khuôn bằng bê tông, bê tông cốt thép đúc sẵn, Hệ khuôn bằng cao su bơm hơi, Hệ khuôn hỗn hợp từ các vật liệu trên. Hệ khuôn (cốp pha) đất, dùng chính nền đất để làm khuôn: cọc nhồi bê tông, thi công top-down. Phân loại theo cách chế tạo sử dụng và tháo lắp Theo cách phân loại này khuôn đúc bê tông được xếp vào hai nhóm là nhóm khuôn đúc có thiết kế chuyên biệt và nhóm khuôn đúc định hình: Hệ khuôn (cốp pha) cố định: là loại cốp pha được chế tạo theo thiết kế chuyên biệt, được sử dụng một lần duy nhất hay một vài lần ít ỏi, rồi hoặc không được tháo dỡ (nằm lại công trình nhưng với mục đích sử dụng khác), hoặc là được tháo dỡ ra và bỏ đi do làm từ các vật liệu có độ bền thấp hay do cấu kiên, kết cấu, công trình bê tông mà nó đúc có dạng đặc thù riêng biệt ít có cái tương tự. Loại cốp pha này hệ số tái sử dụng thấp. Đầu tiên phải kể đến trong loại khuôn này là khuôn gỗ xẻ tự nhiên truyền thống, do gỗ làm khuôn là loại gỗ tạp nên tuổi thọ không cao, nhưng có thể tạo mọi loại kiểu hình dạng khuôn nên có thể dùng cho các thiết kế khuôn chuyên biệt. Kiểu khuôn chuyển đổi mục đích sử dụng được nêu trong loại khuôn cố định này có thể kể đến: Khuôn đúc cột bằng chính bản thân hệ kết cấu thép cốt cứng của nhà bê tông cốt cứng như (khuôn cột dạng ống thép đúc bê tông vào trong, khuôn sàn thép tấm tạo sóng, dầm thép hình làm kết cấu treo khuôn, ...), sau khi hết vai trò làm khuôn thì tham gia vào thành phần kết cấu bê tông cốt thép như là hệ cốt thép cốt cứng. Khuôn đúc bằng các cấu kiện bê tông đúc sẵn, trong phương pháp thi công bê tông cốt thép bán lắp ghép (nửa toàn khối nửa lắp ghép): lắp ghép cột, dầm đúc sẵn bán phần, sàn đúc sẵn bán phần rồi đổ bê tông dầm và sàn phần còn lại tại chỗ ở công trường. Các cấu kiện đúc sẵn đóng vai trò là khuôn khi thi công bê tông tại chỗ, nhưng sau đó lại là một phần của kết cấu công trình mà không phải tháo dỡ. Một kiểu cốp pha cố định khác chính là khuôn đất trong thi công cọc nhồi (vách hố cọc) và trong thi công top-down. Hệ khuôn (cốp pha) luân lưu (hay luân chuyển) (thường là cốp pha định hình) là loại khuôn sử dụng nhiều lần theo chu trình sau: chế tạo khuôn (1 lần) —> vận chuyển khuôn —> lắp đặt khuôn —> sử dụng khuôn —> tháo dỡ khuôn —> rồi lại quay vòng về vận chuyển khuôn (đến nơi đúc bê tông mới), lắp đặt lại và sử dụng nhiều lần. Hệ khuôn (cốp pha) di động hay còn gọi là cốp pha di chuyển (thường là cốp pha định hình): Loại khuôn này cũng sử dụng nhiều lần theo chu trình khép kín nhưng khác với chu trình trên: khuôn di động được chế tạo 1 lần —> vận chuyển đến công trình —> lắp đặt một lần —> (sử dụng —> di chuyển mà không tháo lắp —> rồi tái sử dụng) nhiều lần theo chu trình —> đến khi xong thì tháo dỡ ra một lần duy nhất. Cốp pha trượt và cốp pha leo là hai kiểu cốp pha di động đứng, cốp pha trượt di động liên tục, cốp pha leo di đông thành từng đợt rời rạc hơn. Các kiểu cốp pha di động ngang có thể kể tới cốp pha kết cấu vòm của đường tuynel (đường hầm) di động trên hệ xe gòng đường sắt, cốp pha đúc hẫng cân bằng của cầu bê tông cốt thép - dây văng hay dây võng, cốp pha bay (cốp pha tấm lớn) chế tạo kết cấu sàn nhà cao tầng. Phân loại theo công năng khuôn đúc và dạng kết cấu bê tông thành phẩm cấu tạo cốp pha gỗ dầm liền sàn bê tông cốt thép toàn khối. Cốp pha sàn gồm: ván khuôn, đà ngang và giáo chống (đơn). Tất cả các loại khuôn đúc bê tông, trong cách phân loại này, được xếp vào hai nhóm khuôn là: nhóm đáy nằm (khuôn chịu lực) và nhóm thành đứng (khuôn không chịu lực). Hệ khuôn móng bê tông và bê tông cốt thép (thuộc nhóm khuôn thành đứng). Hệ khuôn tường bê tông cốt thép (thuộc nhóm khuôn thành đứng). Hệ khuôn cột bê tông cốt thép (thuộc nhóm khuôn thành đứng). Hệ khuôn dầm, khuôn dầm liền sàn và khuôn sàn bê tông cốt thép. Trong đó: khuôn đáy dầm và khuôn sàn là thuộc nhóm khuôn đáy nằm, còn khuôn thành dầm thuộc nhóm khuôn thành đứng. Hệ khuôn vòm và vỏ bê tông cốt thép (thuộc nhóm khuôn đáy nằm). Hệ khuôn kết cấu bê tông cốt thép đúc sẵn (thuộc nhóm khuôn thành đứng). Hệ khuôn kết cấu bê tông khối lớp a/ Phân loại cốt thép : Theo đường kính; Theo hình dạng; Theo cách gia cường; Theo cường độ; Theo cách thức gia công; Theo chức năng làm việc trong kết cấu bê tông. b/ Bảng giá : III.CỐT THÉP 1.Phân loại cốt thép Loại sản phẩm Mác thép Giá bán thuế GTGT Giá thanh toán Thép cuộn ∅6mm SWRM20 13.690.000 1.369.000 15.059.000 Thép cuộn ∅8mm SWRM20 13.840.000 1.364.000 15.004.000 Thép cuộn ∅10mm SWRM20 13.730.000 1.373.000 16.109.000 Thép cây vằn ∅10 SD390 13.880.000 1.389.000 15.269.000 Thép cây vằn ∅12-∅36 SD390 13.880.000 1.389.000 15.269.000 Thép cây vằn ∅40 SD390 14.140.000 1.414.000 15.553.000 Thép cây vằn ∅10 Grade 60 13.890.000 1.399.000 15.389.000 Thép cây vằn ∅12-∅36 Grade 60 13.890.000 1.399.000 15.389.000 Thép cây vằn ∅40 Grade 60 14.240.000 1.424.000 15.664.000 Thép cây vằn ∅10 SD490 14.290.000 1.429.000 15.719.000 Thép cây vằn ∅12-∅36 SD490 14.140.000 1.414.000 15.554.000 Thép cây vằn ∅40 SD490 14.390.000 1.489.000 15.829.000 Thép cây vằn ∅10 BS4808 14.290.000 1.429.000 15.719.000 Thép cây vằn ∅12-∅36 BS4808 14.140.000 1.414.000 15.554.000 Thép cây vằn ∅40 BS4808 14.390.000 1.439.000 15.829.000 2. Các yêu cầu đối với cốt thép : Theo TCVN 4453-1995 3.Gia công cốt thép : a/ Sửa thẳng : - Để dễ uốn và đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ - Dùng búa đập cho thẳng, dùng vam nắn thẳng, kéo thẳng bằng tời hay sửa thẳng bằng máy uốn b/ Làm sạch bề mặt và đánh rỉ : Đảm bảo liên kết giữa bê tông và cốt thép, tránh tác động phá hoại c/ Cắt : : thủ công; : dùng máy cắt; : cắt bằng hàn xì d/ Uốn: tuyệt đối không được uốn nóng, lưu ý độ dãn dài của cốt thép khi uốn e/ Nối: Khi cần sử dụng các thanh thép dài và tận dụng những thanh thép ngắn. - Tránh bố trí mối nối ở chỗ chịu lực lớn, chỗ uốn cong. - Có thể nối buộc hay nối hàn. - Chiều dài nối buộc được quy định theo TCVN 4453-95…. 4.Đặt cốt thép : Trước khi đặt cốt thép cần kiểm tra lại kích thước và vị trí cốp pha; Để có thể đặt cốt thép dễ dàng, thường để hở một mặt của cốp pha cột, tường, dầm lớn; Sau khi lắp đặt chỉnh lý xong mới lắp mặt cốp pha hở vào. a/ Đặt cốt thép sàn : Trải lưới thép gia công sẵn lên và nối lưới cốt thép bằng hàn hay buộc; Nếu buộc các thanh cốt thép rời thì vạch phấn định vị chúng; Nếu có hai lớp cốt thép thì buộc lưới cốt thép bên dưới trước sau đó rải buộc lớp cốt thép bên trên rồi nâng cao lên và chèn những vật đệm vào giữa hai lớp; Phải đảm bảo vị trí của từng thanh cốt thép và bề dày lớp bê tông bảo vệ bằng những miếng đệm bằng bê tông; Nếu có hai hoặc nhiều tầng cốt thép thì phải đảm bảo khoảng cách trên dưới bằng những miếng bê tông đệm. b/ Đặt cốt thép móng : Móng cột: + Gia công thành lưới cốt thép, sau khi đặt cốp pha xong mới đưa cốt thép vào. + Cần xác định vị trí tim cột để cấy cốt thép vào chân cột, thép cấy được buộc vào thép móng và được giữ cố định. Móng lớn: đặt tại chỗ, đánh dấu vị trí trên bề mặt bê tông lót sau đó tiến hành rải buộc cốt thép. Cột lớn: đặt cố thép từng thanh sau đó thả thép đai từ đỉnh xuống. Cột thấp và nhỏ: + Gia công sẵn khung cốt thép cột hoàn chỉnh rồi dựng vào vị trí của nó + Có thể lắp cốt thép rồi mới dựng cốp pha hoặc dựng ba mặt cốp pha rồi lắp đặt cốt thép sau đó mới đóng nốt mặt cốp pha còn lại. c/ Đặt cốt thép tường : Tường : đặt cốt thép đứng sau đó mới buộc cốt thép ngang. Nếu cốt thép lớn, khung cốt thép có thể tự đứng vững thì dựng cốt thép trước ghép cốp pha sau. Nếu cốt thép nhỏ, tường >50cm thì ghép cốp pha trước, dựng cốt thép sau. Nếu cốt thép nhỏ, tường <50cm thì dựng một mặt cốp pha rồi lắp cốt thép sau đó dựng nốt mặt cốp pha còn lại. d/ Đặt cốt thép dầm : Dầm đơn: Nếu dầm lớn thì đặt từng thanh, dựng cốp pha đáy dầm sau thì đặt buộc cốt thép sau đó ghép cốp pha thành dầm. Nếu dầm nhỏ thì dựng cốp pha trước, đặt khung cốt thép gia công sẵn vào. Hệ dầm chính, dầm phụ: Đặt cốt thép dầm chính trước, dầm phụ sau, đặt cốt thép sàn sau cùng. IV. Bê tông 1. Yêu cầu đối với các nguyên liệu - Nên dung các loại cát có cỡ hạt nhỏ và vừa ( có modun độ lớn từ 2 đến 3,3) sẽ cho bê tong bền chắc hơn loại cát có cỡ hạt nhỏ - Đá hoặc sỏi cốt liệu: Phải có mác lớn hơn mác bê tong định chế tạo ít nhất 1,5 lần . Kích thước viên đá lớn nhất phải nhỏ hơn 1/3 chiều dảy nhỏ nhất của cấu kiện bê tong. - Nước dung trộn và bảo dưỡng bê tong: Sử dụng nước ngọt, sạch. Không dung nước bẩn , nước lợ, nhiễm mặn, chua phèn.. 2. các nguyên tắc chế tạo vữa - Cân, đong thật đúng tỷ lệ cấp phối của mác bê tong đã chọn. Các nguyên liệu phải sạch -Trộn nhanh thành phần tạo vữa sao cho chúng thật đồng nhất -Chỉ nên cho nước trộn vừa phải để có đủ độ linh động khi thi công. Cho nhiều nước bê tong sẽ kém đặc chắc. Cho ít nước vữa sẽ khô khó đầm, lèn. 3. Trộn vữa bê tông bằng máy Vữa bê tông nên được trộn bằng máy vì năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm được xi măng và sức lao động. Thông thường sau khi đổ toàn bộ vật liệu vào cối trộn, thùng trộn quay 20 vòng là được. 4. Trộn vữa bê tông bằng phương pháp thủ công Trước tiên trộn khô cát với xi măng cho đến khi đều màu. Rải đá hoặc cốt liệu thành một lớp mỏng 10 ÷ 15 cm. Xúc hỗn hợp cát - xi măng rải đều lên trên, tưới một phần nước rồi dùng xẻng và cào trộn đều. Tiếp đó vừa trộn vừa tưới hết lượng nước qui định. Phải trộn cho hỗn hợp bê tông đồng nhất. Thời gian trộn hỗn hợp bê tông thủ công từ lúc trộn ướt không nên kéo dài quá 20 phút cho một mẻ. 5. Đổ bê tông -         Lắp ghép cốp pha chắc, kín, đủ chịu được độ rung động khi đầm và không chảy mất nước xi măng của vữa bê tông. -         Đánh sạch cốt thép, đặt thép đúng chiều chịu lực, chỉnh thẳng trước khi buộc. -         Đổ bê tông liên tục thành khối, nếu đổ bê tông thủ công dùng đầm quả nhót xăm chọc thật nhanh và kỹ cho khối bê tông đặc chắc, không còn lỗ rỗng bên trong. Nên dùng đầm máy (đầm bàn, đầm dùi) để tăng độ đặc chắc cho khối bê tông. 6. Bảo dưỡng ẩm cho bê tông -         Bê tông sau khi được tạo hình xong cần phủ ngay bề mặt bằng các tấm vật liệu được làm ẩm như bao tải, tấm cót ... hoặc bằng các vật liệu cách nước như ni lông, vải bạt... để tránh mất nước đột ngột gây nứt nẻ bê tông. -         Sau 6 đến 10 giờ, phải tưới nước giữ ẩm thường xuyên, có thể ngâm nước trên bề mặt bê tông càng tốt. Thời gian bảo dưỡng khoảng 2 tuần. 7. Thời hạn dỡ cốp pha Trong điều kiện bảo dưỡng tốt, bê tông được đổ bằng xi măng Hoàng Thạch có thể dỡ cốp pha sau 3 tuần. 8. Những lưu ý khi sử dụng xi măng -         Không nên tiếp xúc trực tiếp với xi măng. Khi trộn vữa phải đeo khẩu trang, găng tay, đi ủng cao su. -         Khi bị xi măng bắn vào mắt phải rửa ngay bằng nước sạch, sau đó nhỏ thuốc tra mắt. Trường hợp bị nặng phải đưa đến cơ sở y tế để điều trị. V.Một số thiết bị thi công a. Máy đầm dùi chạy xăng EY-20: - Công dụng : đầm bê tông, làm cho các phối liệu xen kẽ sắp xếp chặt vào nhau do lực ma sát giữa chúng bị phá vỡ - Nguyên tắc hoạt động: dựa trên sự chấn động để phá hoại lực ma sát, lực dính của các hạt phối liệu bằng cách làm quay trục hay khối lệch tâm,dao đọng con lắc, dao động điện tử. Máy đầm dùi Jinlong ZN 25( 1.38 KW) Máy đầm dùi Jinlong ZN 25( 1.38 KW) Thông số kỹ thuật Model: ZN 25 Đường kính : 26mm Tần số rung :258.3 Hz Biên độ rung : 0.75mm Hiệu suất: 4 m3/h Chiều dài dây : 4m Động cơ điện 1 pha Công suất: 1.38 kw Điện áp : 220V Tốc độ quay:2850 v/phút Kích thước (d x r x c) : 380x180x200mm Trọng lượng : 9.5 Kg Xuất xứ: Trung Quốc Bảo hành:03 Tháng GIÁ THÀNH 4.500.000 VND b. Máy đầm cóc mikasa STT Thông tin sản phẩm Số lượng Đơn giá (VNĐ) MÁY ĐẦM CÓC, ĐẦM BÀN - QUA SỬ DỤNG - NHẬT BẢN 1 Máy đầm cóc MIKASA Model: MT55 Trọng lương: 57 kg Động cơ: ROBIN EH09-2-3HP, động cơ xăng 4 thì Kích thước: 670×370×1010 (mm) Biên độ giật : 70 mm Tần số đập: 600-695 Lần/phút Kích cỡ mặt đầm: 340×265 mm 17,000,000 Máy xúc đào (bánh xích): - Công dụng: Đào các hố móng, đào rãnh thoát nước, vận chuyển vật liệu đất đá lên xe tải,..phục vụ công tác xây dưng - Nguyên lý làm việc: sử dụng cơ cấu xi lanh thủy lực để điều khiển gầu đào VI. Kết luận và kiến nghị 1.Kết luận -Chúng em đã có một chuyến đi bổ ích và thu hoạch được nhiều kiến thức thực tế tại công trường. -Chúng em xin cảm ơn các chú, các anh đã tạo điều kiện và hướng dẫn tận tình cho chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập công nhân lần này. 2. Kiến nghị -Chúng em mong đợt thực tập có thể kéo dài thời gian hơn một chút để có thể tham quan nhiều nơi hơn trong công trường, học hỏi được nhiều điều thi công ngoài thực tế. MỤC LỤC PHẦN I:GIỚI THIỆU CÔNG TRƯỜNG VÀ ĐOÀN THỰC TẬP 1.Giới thiệu công trường…………………………………………………………...1 2.Giới thiệu đoàn thực tập………………………………………………………….3 3. Công việc đã làm………………………………………………………………...3 PHẦN II: MỘT SỐ CÔNG TÁC THI CÔNG I: Khối xây gạch đá…………………………………………………………………4 1.Cấu tạo……………………………………………………………………………4 1.1. Đợt xây………………………………………………………………….8 1.2. Phân đoạn xây………………………………………………………......8 1.3. Mỏ xây……………………………………………………………….....9 1.4. Cữ xây………………………………………………………………....10 2.Phân loại khối xây………………………………………………………………10 2.1. Phân loại theo vật liệu thành phần……………………………………..10 2.2.Phân loại theo loại hình kết cấu xây……………………………………10 3. Vật liệu xây……………………………………………………………………..10 3.1.Gạch đá…………………………………………………………………10 3.2. Vữa xây………………………………………………………………...12 4. Dụng cụ cho công tác xây………………………………………………………15 4.1. Dụng cụ định hướng khối xây…………………………………………15 4.2. Dụng cụ kiểm tra khối xây…………………………………………….16 4.3.Dụng cụ thực hiện xây chính…………………………………………...17 4.4. Dụng cụ phụ nề………………………………………………………...18 5. Các yêu cầu kỹ thuật chung của công tác xây………………………………….19 5.1. Khối xây không bị trùng mạch………………………………………...19 5.2. Mọi mạch vữa phải no đầy…………………………………………….19 5.3. Khối xây phải thẳng đứng……………………………………………..20 5.4. Mặt trên mỗi lớp xây phải phẳng và ngang bằng……………………...20 5.5. Mặt bên khối xây phải phẳng………………………………………….21 5.6. Góc của các khối xây tường và trụ phải vuông………………………..21 6. Kỹ thuật xây tường……………………………………………………………..21 6.1.Công tác chuẩn bị………………………………………………………21 6.2.Kỹ thuật khi xây………………………………………………………..21 6.3.Kiểm tra sau khi xây xong……………………………………………...25 6.4. Vệ sinh sau khi xây xong………………………………………………26 II. CỐP PHA………………………………………………………………………26 1.Chức năng của khuôn đúc bê tông………………………………………………26 2.Yêu cầu đối với khuôn đúc bê tông…………………………………………….28 3.Phân loại khuôn đúc bê tông……………………………………………………29 III. CỐT THÉP……………………………………………………………………32 1.Phân loại cốt thép……………………………………………………………….32 2.Các yêu cầu đối với cốt thép……………………………………………………34 3.Gia công cốt thép………………………………………………………………..34 4.Đặt cốt thép……………………………………………………………………...37 IV. BÊ TÔNG……………………………………………………………………..42 V.MỘT SỐ THIẾT BỊ THI CÔNG……………………………………………….44 VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………...46

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_thuc_tap_cong_nhan_5059.doc
Luận văn liên quan