Giới thiệu luật cán bộ công chức 2008 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010

Các quan hệ xã hội mà luật hành chính điều chỉnh có thể chia thành bốn nhóm sau đây: Thứ nhất, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước. Thứ hai, các quan hệ hình thành trong hoạt động tổ chức và công tác nội bộ của các cơ quan quản lý nhà nước. Thứ ba, những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động tổ chức và công tác nội bộ của các cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử, cơ quan quyền lực. Thứ tư, những quan hệ xã hội mang tính chấp chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước không thuộc hệ thống cơ quan quản lý và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội khi các chủ thể này được trao quyền thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước cụ thể.

ppt64 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2942 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu luật cán bộ công chức 2008 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU LUẬT CÁN BỘ CÔNG CHỨC 2008 CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01.01.2010 GV. TH.S VÕ PHƯỚC LONG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hành chính Hệ thống luật hành chính Quan hệ pháp luật hành chính Đối tượng điều chỉnh LHC Là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các nhóm quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính Các quan hệ xã hội mà luật hành chính điều chỉnh có thể chia thành bốn nhóm sau đây: Thứ nhất, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước. Thứ hai, các quan hệ hình thành trong hoạt động tổ chức và công tác nội bộ của các cơ quan quản lý nhà nước. Thứ ba, những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động tổ chức và công tác nội bộ của các cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử, cơ quan quyền lực. Thứ tư, những quan hệ xã hội mang tính chấp chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước không thuộc hệ thống cơ quan quản lý và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội khi các chủ thể này được trao quyền thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước cụ thể. Phương pháp điều chỉnh Phương pháp mệnh lệnh là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật hành chính Còn được gọi là phương pháp hành chính NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LHC Bao gồm các chế định liên quan đến tất cả các ngành, các lĩnh vực của quản lý Nhà nước. Những chế định chủ yếu bao gồm: Các nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước; Vị trí, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị trong bộ máy hành chính nhà nước; Thủ tục hành chính và văn bản hành chính nhà nước; Quy chế pháp lý hành chính đối với cán bộ, công chức; Quy chế pháp lý hành chính đối với công dân, tổ chức xã hội, người nước ngoài, người không quốc tịch; Trách nhiệm hành chính; Chế độ pháp lý về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chế độ pháp lý về việc giải quyết các vụ án hành chính Quan hệ pháp luật hành chính Các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý, chỉ huy, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội khi được các quy phạm của luật hành chính điều chỉnh trở thành các quan hệ pháp luật hành chính. Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính Luôn gắn liền với hoạt động chấp hành, điều hành của quản lý Nhà nước. Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên chủ thể nào, sự thỏa thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc phải có Bao giờ cũng có ít nhất một chủ thể mang quyền lực của Nhà nước, nhân danh Nhà nước và để thực hiện quyền lực Nhà nước. Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ, pháp luật hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính. Bên vi phạm trong quan hệ pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước chứ không phải trước bên kia. CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Khái niệm Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước Các loại cơ quan hành chính nhà nước Khái niệm Là các chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp luật hành chính. Là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do nhà nước thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Là những cơ quan thực hiện các hoạt động chấp hành, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước Tính quyền lực nhà nước Luôn là hoạt động chấp hành của cơ quan quyền lực Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc (các trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu… Các loại cơ quan hành chính nhà nước Theo cơ sở pháp lý của việc thành lập Căn cứ vào địa giới hoạt động Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền Căn cứ theo chế độ lãnh đạo LUẬT HÀNH CHÍNH LCBCC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÂN DÂN CÔNG CHỨC I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Thứ nhất, hoạt động công vụ, công tác quản lý cán bộ, công chức chưa đổi mới và theo kịp với sự đổi mới. Nhận thức về hoạt động công vụ, công chức vẫn mang dấu ấn của thời kỳ tập trung bao cấp. Thứ hai, về mặt pháp lý, các quy định của pháp luật hiện hành chưa bao quát đầy đủ, toàn diện hoạt động công vụ, cán bộ, công chức; chưa quy định rõ mục tiêu, nguyên tắc hoạt động công vụ trong quá trình phục vụ nhân dân và xã hội; Thứ ba, trên thực tế, việc thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức hiện nay chủ yếu gắn với chỉ tiêu biên chế; cách thức tuyển dụng công chức áp dụng theo chế độ làm việc lâu dài, phù hợp với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nhưng chưa phù hợp với yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, năng động. IIQUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Xem thêm NĐ06/2010 Khái niệm cán bộ, công chức Công vụ và những nguyên tắc công vụ I. MỘT SỐ TỪ NGỮ CẦN CHÚ Ý 1. Cán bộ: do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm trong cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể từ cấp huyện trở lên; 2. Công chức: do tuyển dụng, bổ nhiệm trong cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể từ cấp huyện trở lên, trong quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp của nhà nước; 3. Cán bộ xã: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Thường trực HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, người đứng đầu các đoàn thể; 1.Khái niệm cán bộ, công chức CÁN BỘ Cán bộ: do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm trong cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể từ cấp huyện trở lên; Cán bộ xã: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Thường trực HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, người đứng đầu các đoàn thể Khái niệm cán bộ, công chức (1) Công chức: do tuyển dụng, bổ nhiệm trong cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể từ cấp huyện trở lên, trong quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp của nhà nước; Công chức xã: tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân xã; Cơ quan sử dụng: trực tiếp quản lý, bố trí và đánh giá cán bộ, công chức; Cơ quan quản lý: có thẩm quyền tuyển dụng và thực hiện công tác cán bộ, công chức (mang tính tương đối); Vị trí việc làm: công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức; Bổ nhiệm: giữ chức vụ lãnh đạo (không do bầu cử) hoặc vào ngạch; Miễn nhiệm: cho thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm; Bãi nhiệm: không được tiếp tục giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ; Giáng chức: bị hạ xuống chức vụ thấp hơn; Điều động: chuyển từ cơ quan này đến cơ quan khác; Luân chuyển: từ chức vụ lãnh đạo này sang chức vụ lãnh đạo khác trong thời hạn nhất định để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện; Biệt phái: cử đến làm việc tại cơ quan khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong thời hạn nhất định; Từ chức: đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm. Công vụ là loại lao động đặc thù để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống và phục vụ nhân dân của bộ phận nhân lực trong bộ máy nhà nước Quyền lực NGHĨA VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC a) Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân b. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ c) Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC a) Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC b) Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC c) Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC LÀM a) Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ Thoái thác Trốn tránh trách nhiệm, gây bè phái, mất đoàn kết...Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, Phân biệt đối xử .... NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC LÀM Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước (Điều 19): Về hưu 5 năm NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC LÀM Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước (Điều 19): Không được thành lập, quản lý DN và góp vốn vào 1 số DN NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC LÀM Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi. ĐẠO ĐỨC, VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Đạo đức của cán bộ, công chức Văn hóa giao tiếp với nhân dân Văn hóa giao tiếp ở công sở NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC LÀM Không được thành lập, quản lý DN và góp vốn vào 1 số DN Theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng 2005 thì: “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước”. THÔI VIỆC, NGHỈ HƯU ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC (NĐ46) Thôi việc - Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi Hưởng trợ cấp thôi việc, 1 năm= ½ tháng lương Kỷ luật CBCC Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ a) Khiển trách; d) Bãi nhiệm. c) Cách chức; b) Cảnh cáo; Kỷ luật CBCC Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ Bị kết án Thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc. Kỷ luật CBCC Các hình thức kỷ luật đối với công chức a) Khiển trách; d) Giáng chức; c) Hạ bậc lương; b) Cảnh cáo; đ) Cách chức; e) Buộc thôi việc. Kỷ luật CBCC Các hình thức kỷ luật đối với công chức Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc Công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm. GIỚI THIỆU LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH LUẬT Tình hình tham nhũng diễn ra rất phức tạp ở nhiều lĩnh vực và có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng, số đối tượng vi phạm pháp luật, trong đó có nhiều cán bộ, công chức thậm chí có cả một số cán bộ lãnh đạo, quản lý đã có hành vi tham nhũng. I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH LUẬT Pháp lệnh chống tham nhũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng ngừa, chống tham nhũng hiện nay, như là chưa công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng ngân sách, đất đai, mua sắm tài sản công... II. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG LUẬT Chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị II. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG LUẬT Phải coi các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn là chủ trương chiến lược, căn bản, lâu dài trong phòng, chống tham nhũng; kết hợp giữa phòng và chống, vừa tích cực phòng ngừa, vừa xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng. II. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG LUẬT Luật phòng, chống tham nhũng phải bảo đảm tính khả thi, có bước đi thích hợp, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta; phù hợp với tinh thần và nội dung của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam đã gia nhập hoặc ký kết; 3. Khái niệm tham nhũng: 1) Yếu tố chức vụ, quyền hạn 3) yếu tố vụ lợi. 2) yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn 3. Khái niệm tham nhũng: 1) Yếu tố chức vụ, quyền hạn - Cán bộ, công chức, viên chức. - Sĩ quan, quan nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân; Công an nhân dân. - Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp. - Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. 4. Các hành vi tham nhũng : - Nhận hối lộ. 4. Các hành vi tham nhũng : - Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. - Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi. - Giả mạo trong công tác vì vụ lợi. - Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. 4. Các hành vi tham nhũng : - Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi. - Nhũng nhiễu vì vụ lợi. 4. Các hành vi tham nhũng : - Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. 5. Phòng ngừa tham nhũng a. Công khai, minh bạch hoá hoạt động của bộ máy nhà nước, trừ trường hợp pháp luật quy định phải bí mật. như: mua sắm công, quản lý dự án đầu tư, xây dựng, tài chính và ngân sách nhà nước và nhiều lĩnh vực… 5. Phòng ngừa tham nhũng b. Xây dựng, hoàn thiện và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, định mức, tiêu chuẩn. nhấn mạnh trách nhiệm pháp lý của người cho phép sử dụng thực hiện sai chế độ, định mức, tiêu chuẩn. 5. Phòng ngừa tham nhũng c. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức quy định về những điều cán bộ, công chức, viên chức không được làm , quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng. 5. Phòng ngừa tham nhũng d. Việc tặng quà và nhận quà tặng không được sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước làm quà tặng Cán bộ, công chức, viên chức không được nhận tiền, tài sản … liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. 5. Phòng ngừa tham nhũng e. Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm ngăn ngừa hiện tượng cấu kết, móc nối hình thành "đường dây" tiêu cực, tham nhũng Chuyển đổi chỉ là chuyển đổi vị trí, mang tính chất địa lý, cơ học, thực hiện đối với một số vị trí quản lý tiền, tài sản của nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 5. Phòng ngừa tham nhũng g. Minh bạch tài sản của cán bộ, công chức Cán bộ, công chức phải kê khai tài sản hàng năm. Việc xác minh tài sản được tiến hành trong một số trường hợp nhất định. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật nếu kê khai không trung thực 5. Phòng ngừa tham nhũng h. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng Phân định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức với cấp phó được giao phụ trách các lĩnh vực Phân cấp trách nhiệm rõ ràng cho người đứng đầu đơn vị, phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị mình. 6.Phát hiện tham nhũng Phát hiện tham nhũng thông qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử, giám sát 6.Phát hiện tham nhũng Tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng Quy định cơ chế bảo vệ người tố cáo, quyền và nghĩa vụ của người tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong việc tiếp nhận và xử lý tố cáo hành vi tham nhũng; khen thưởng người tố cáo hành vi tham nhũng. 7. Xử lý hành vi tham nhũng a. Xử lý kỷ luật, xử lý hình sự Luật quy định hai hình thức chế tài áp dụng đối với người có hành vi tham nhũng là xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự. 7. Xử lý hành vi tham nhũng b. Xử lý tài sản tham nhũng Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu, trả lại cho chủ sử hữu, quản lý hợp pháp hoặc sung công quỹ nhà nước. Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi hành vi đưa hối lộ bị phát hiện thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptBài giảng - Giới thiệu luật cán bộ công chức 2008 có hiệu lực từ ngày 01012010.ppt
Luận văn liên quan