Giới thiệu một số công cụ quản lý môi trường trong du lịch bền vững
9) Các quy tắc ứng xử (Codes of conduct)>
Là những nguyên tắc hướng dẫn mang tính chất tự nguyện nhằm giảm thiểu các tác động có hại của du lịch. Đây còn là phương tiện giáo dục hữu hiệu nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ các nguồn tài nguyên văn hoá và thiên nhiên của điểm du lịch.
UNEP đã luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng các quy tắc ứng xử đối với cả ba đối tác chính trong du lịch: du khách, cộng đồng địa phương và các công ty du lịch.
27 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu một số công cụ quản lý môi trường trong du lịch bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*GIỚI THIỆUMỘT SỐ CÔNG CỤ QLMT TRONG DU LỊCH BỀN VỮNG*Du lịch hiện đang là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới với đóng góp khoảng 10% GDP toàn cầu. Tại VN, tốc độ tăng trưởng của ngành cũng khá cao với số lượng khách gia tăng khoảng 17%/năm giúp phát triển các ngành nghề địa phương, tạo ra nhiều công ăn việc làm. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch cũng đã để lại những tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên cũng như nhân văn - xã hội. *1) Sự phân vùng Theo Chương trình tư vấn quốc tế về DLST, phân vùng du lịch toàn diện trong các khu BTTN phải bao gồm: Vùng được bảo vệ nghiêm ngặt là những khu vực cấm tất cả các loại hình du lịch. Vùng du lịch hạn chế là những nơi chỉ cho phép một số lượng giới hạn khách du lịch, thường là khách đi bộ. Vùng du lịch có mức độ là nơi du khách được khuyến khích có các hoạt động ít gây tác động đến môi trường tự nhiên và văn hoá. Vùng phát triển du lịch bán tập trung là khu vực có các cơ sở phục vụ du lịch thân thiện với môi trường. Vùng phát triển du lịch tập trung là nơi có các khu du lịch đông khách.*Ở VN, phân vùng ở các BTTN trên cạn như sau:VÙNG LÕI Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Là khu vực được đảm bảo toàn nguyên vẹn và quản lý bảo vệ chặt chẽ nhằm theo dõi diễn biến tự nhiên, nghiêm cấm mọi hành vi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng. Phân khu phục hồi sinh thái: Là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừng được phục hồi, tái sinh tự nhiên, nghiêm cấm mọi hành vi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của rừng. Phân khu hành chính và dịch vụ: Là khu vực được xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của ban quản lý, khu vui chơi giải trí cho ban quản lý và khách DL.VÙNG ĐỆMLà diện tích vùng rừng, vùng đất nằm sát ranh giới của rừng đặc dụng, có tác dụng giảm nhẹ hoặc ngăn chặn sự xâm hại tới rừng đặc dụng.*Phân vùng ở VQG Bạch Mã*Phân vùng ở các khu bảo tồn biển (MPA) ở VN:Phân vùng được căn cứ vào mục tiêu quản lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá - lịch sử, thực trạng và nhu cầu về bảo tồn và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.Zoning in Hon Mun MPA1. Core zone: covers around 10% of the total area, no fishing. Education and research activities, nature based tourism such as diving and snorkeling are allowed.2. Buffer zone: Traditional fishing is allowed. Permitted tourism activities include boating and diving, but no anchoring.3. Transition zone: sustainable aquaculture is allowed.**Zoning in Hon Mun MPA*Khu BTB Cù Lao Chàm được chia thành 5 vùng:- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt (lõi),- Vùng phục hồi sinh thái, - Vùng phát triển du lịch, - Vùng khai thác hợp lý: tổ chức khai thác nguồn lợi một cách hợp lý, phát triển ngành nghề phù hợp, - Vùng phát triển cộng đồng: phần đất trên cạn có dân cư sinh sống. *2) Sức tải và “thay đổi trong giới hạn cho phép” (LAC)- Sức tải là thuật ngữ bắt nguồn từ STH hình thành vào thập niên 1950 dưới hình tượng của một bãi chăn thả gia súc.- Trong 2 thập kỷ 1960 và 1970, sự quá tải ở nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên TG đã làm cho các nhà quản lý chấp nhận thuật ngữ sức tải như là một lý thuyết cơ bản trong việc đưa ra các giới hạn sử dụng điểm du lịch. - Khái niệm về sức tải được cân nhắc trong việc quy hoạch phát triển du lịch với quan niệm rằng có một giới hạn về môi trường đối với lượng khách mà một điểm du lịch có thể “tải” được. *Lượng du khách quá đông gây nên sự quá tải ở bãi biển Busan Hàn Quốc * Phân loại sức tải trong ngành du lịch: Physical carrying capacity: amount of space or number of visitor per area unit (on a beach, campground, dive site, etc). Hospitality carrying capacity: number of visitors per boat ramp, restrooms, parking lot, campground, visitor-staff ratios, etc. Economic carrying capacity: ability to absorb tourism activities without displacing or disrupting desirable local activities. Ecological carrying capacity: maximum level of recreational use can be ecologically accommodated in a destination. Social carrying capacity (also referred to as perceptual, psychological, or behavioral capacity): * number of encounters with other tourist groups. * level of tolerance of host population for the presence and behavior of tourists. *Tuy nhiên, các nỗ lực xác định sức tải của một khu vực hay việc ứng dụng sức tải trong thực tế gặp nhiều khó khăn do:- Mức độ tác động tiêu cực của du khách rất phức tạp liên quan đến nhiều nhân tố khác nhau như hành vi ứng xử, kinh nghiệm >, tri thức VD: tác động của 100 người đi bộ ở một khu rừng sẽ khác với 100 người đi xe đạp, 10 nhà nhiếp ảnh sẽ khác với 10 tay thợ săn. >- Đối với văn hoá và xã hội, các nền văn hoá khác nhau sẽ có mức độ nhạy cảm khác nhau đối với các thay đổi và rất khó để xác định hay tiên đoán mức độ mà tại đó sự suy thoái xã hội và văn hoá bắt đầu xảy ra. Ngay cả đối với môi trường sinh thái cũng như vậy. - Sức tải chỉ là những ước tính, có thể ở dạng định tính hay định lượng. Trong trường hợp sức tải vật lý hay dịch vụ thì nhân tố định lượng chiếm ưu thế, nhưng trong trường hợp của sức tải xã hội thì ngược lại, chủ yếu là nhân tố định tính được sử dụng.*Việc đưa ra sức tải cho một điểm du lịch cũng còn thường gặp các trở ngại do các nhà kinh doanh DL và cộng đồng địa phương không muốn giới hạn số lượng khách du lịch. Trong hơn hai thập niên vừa qua, một cách tiếp cận khác tương tự như sức tải đã được áp dụng rộng rãi, đó là LAC (Limits of Acceptable Change). LAC chú trọng đến các mức độ thay đổi của điểm du lịch hơn là tập trung vào giới hạn số lượng du khách đảm bảo các thay đổi này nằm trong các giới hạn cho phép thông qua các hoạt động quản lý và chính sách thích hợp >*3) Kiểm toán môi trường - Bao gồm một quá trình kiểm tra, đánh giá khách quan, toàn diện và định kỳ về việc thực hiện chính sách, sự tuân thủ luật pháp, quy định và việc cải thiện công tác quản lý môi trường của một doanh nghiệp nhằm tăng cường năng lực quản lý môi trường.- Công tác kiểm toán môi trường có thể được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập từ một tổ chức thứ ba. Tuy nhiên, tùy theo mục đích của công tác kiểm toán, công việc này có thể thực hiện bởi những nhân viên được huấn luyện đặc biệt của công ty. *4) Đánh giá môi trườngChiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trìnhhoạch, k hoạcDỰ ÁN ĐẦU TƯ chương trìCƠ SỞ ĐANG HOẠT ĐỘNG, chương trình►ĐMCĐTMKIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG*5) Sản xuất sạch hơn* SXSH không chỉ được áp dụng cho tất cả các ngành sản xuất công nghiệp mà còn cho cả các ngành dịch vụ.* Đối với ngành dịch vụ du khách, SXSH tập trung vào: - Tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, - Quản lý tốt chất thải bao gồm rác thải và nước thải, - Mua sắm và sử dụng các sản phẩm và vật liệu thân thiện với môi trường.* SXSH là “một mũi tên trúng hai đích”. Sản xuất sạch hơn vừa BVMT vừa mang lại lợi ích kinh tế cho các công ty, tổ chức, doanh nghiệp. *SXSH ở khách sạn Majestic Majestic thực hiện SXSH từ năm 1998 qua hai giai đoạn:Giai đoạn 1 từ năm 1999 - 9/2003: tập trung chủ yếu vào các biện pháp tiết kiệm năng lượng: - Thay 1/2 bóng đèn thường bằng bóng đèn compact. - Điều chình nhiệt độ trong phòng ngủ xuống còn 25ºC.- Hoạt động giặt là vào 10 giờ đêm hôm trước và kéo dài tới 6 giờ sáng hôm sau.- Giảm nhiệt độ nước nóng từ 70ºc xuống còn 50ºC. *Giai đoạn 2 (10/2003 - nay): giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua:- Huấn luyện nhân viên phân loại và tái sử dụng chất thải, quản lý sử dụng hóa chất.- Xây dựng một khu vực phân loại rác thải rắn có thể tái chế hoặc tái sử dụng.- Lắp đặt công tơ phụ và đồng hồ đo nước phụ tại các bộ phận.- Tuyên truyền cho khách tham gia bảo vệ môi trường của KS. - Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, đặc biệt là các loại hóa chất.- Lắp thêm các lưới lọc trong chậu rửa ở khu vực bếp. - Lắp đặt các bẫy mỡ trong khu vực bếp. Trong giai đoạn 1999 - 2005, khách sạn đã tiết kiệm được 2,8 tỷ đồng (2,5 tỷ từ điện năng)*6) Hệ thống quản lý môi trường (EMS)- Là một phương pháp tổ chức toàn diện và liên tục nhằm kết hợp công tác BVMT vào trong các hoạt động sản xuất và quản lý hàng ngày của một doanh nghiệp du lịch. - Đã có nhiều EMS được ngành DL áp dụng như Hệ thống BS7750 của Anh (1992), EMAS của Cộng đồng châu Âu (1995). Tuy nhiên có uy tín nhất và được cấp bằng chứng nhận quốc tế là EMS theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 1996 (nay là 2004). Biểu tượng chứng nhận EMS cho ngành khách sạn của GREEN GLOBE 21 thuộc WTTC*EMS TRONG HỆ THỐNG KHÁCH SẠN SAIGONTOURISTTổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) thành lập vào năm 1975, là doanh nghiệp DL lớn nhất Việt Nam, là đơn vị đầu tiên trong ngành du lịch Việt Nam tham gia QLMT theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001. Năm 2003, 13 KS và 2 khu DL của Saigontourist tham gia vào "Kế hoạch thực hiện QLMT trong các khách sạn và khu du lịch Việt Nam" của Cộng đồng chung Châu Âu theo tiêu chuẩn ISO 14001. Đến cuối năm 2004, các đơn vị thành viên đã đạt chứng nhận ISO 14001.Hiện nay, các đơn vị của Saigontourist vẫn đang tiếp tục thực hiện và duy trì EMS theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004.*EMS TRONG HỆ THỐNG KHÁCH SẠN SAIGONTOURISTNăm 2006, Saigontourist thành lập CLB xanh để các đơn vị thành viên gặp gỡ, trao đổi các vấn đề liên quan đến MT, hỗ trợ các thông tin về các quy định pháp luật và các giải pháp nhằm xây dựng và cải tiến liên tục EMS. Các đơn vị khác trong ngành Du lịch cũng được mời tham gia để có điều kiện trao đổi kinh nghiệm BVMT và hiệu quả hơn. Đặc biệt CLB xanh hỗ trợ và truyền đạt các biện pháp quản lý năng lượng nhằm nâng cao hiệu suất năng lượng cho các đơn vị chưa có khả năng xây dựng EMS trong ngành DL.*7) Nhãn sinh thái và giấy chứng nhận môi trườngNhãn sinh thái cho du khách biết rõ hơn về sự thân thiện với môi trường của một sản phẩm hay dịch vụ trong khi giấy chứng nhận cho họ biết về sự thân thiện với môi trường của công ty sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ đó. Nhãn sinh thái Blue Flags cho các khu nghỉ mát ven biển của châu Âu *8) Thuế và phí môi trườngLà những loại phí thu từ du khách nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. Ở quần đảo Balearic, Tây Ban Nha, trong các hoá đơn ở các khách sạn, du khách phải trả thêm 1 Euro cho 1 đêm lưu trú. Dự tính số tiền khoảng 24 triệu Euro/năm được sử dụng cho các dự án bảo vệ môi trường. Ở Việt nam có phí dịch vụ MTR hiện được thực hiện thí điểm tại Lâm Đồng và Sơn La cho 3 dịch vụ:- Nhà máy thuỷ điện có giá 20 đồng/kwh điện thương phẩm, - Nước sinh hoạt được tính theo giá 40 đồng/m3 nước thương phẩm, - Du lịch thì định mức sử dụng dịch vụ MTR bằng 0,5 đến 2% doanh thu du lịch thực hiện trong kỳ. *9) Các quy tắc ứng xử (Codes of conduct)>Là những nguyên tắc hướng dẫn mang tính chất tự nguyện nhằm giảm thiểu các tác động có hại của du lịch. Đây còn là phương tiện giáo dục hữu hiệu nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ các nguồn tài nguyên văn hoá và thiên nhiên của điểm du lịch. UNEP đã luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng các quy tắc ứng xử đối với cả ba đối tác chính trong du lịch: du khách, cộng đồng địa phương và các công ty du lịch. *CÁM ƠN CÁC THẦY CÔ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE*Thuế MT: đánh vào SP và hàng hóa có khả năng gây ônmt nghiêm trọng, là khoản thu chung của ngân sach NNPhí MT: tính trên lượng phát thải chất gây ônmt như khí thải, nước thải, rác thải, là khoản thu chỉ dành cho các hoạt động BVMT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- congcuqlmtdu_5087.ppt