Giới thiệu một số thí nghiệm và thao tác thực hiện thí nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy sinh học lớp 7, lớp 8 có liên quan đến ếch

NỘI DUNG: A. Giới thiệu chung: I. Nhiệm vụ: - Thực hiện chủ trương đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS) trong quá trình học tập. - Giúp HS và giáo viên (GV) có điều kiện tự kiểm tra lại kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành của mình. - Làm căn cứ đánh giá nhận thức và hiệu quả học tập của HS dễ dàng hơn. II. Mục tiêu: Qua thí nghiệm giúp HS - Hình thành kiến thức và kỹ năng mới. - Xây dựng thái độ niềm tỉn trong kỹ năng thực hành. - Rèn luyện khả năng tư duy giải quyết tình huấn. III. Yêu cầu: - Đảm bảo tính khoa học - Có điều kiện và theo yêu cầu tiết học thì tổ chức thực hiện thí nghiệm. IV. Các kỹ năng cơ bản cần rèn cho HS trong các tiết thực hành: 1. Kỹ năng quan sát: - Biết quan sát tinh tường, tập trung, đi sâu vào những chi tiết tập trung vào những quan trọng nhất của đối tượng. - Từ quan sát mẫu vật phải liên hệ được với các sơ đồ, tranh vẽ - Sau quan sát phải biết miêu tả, trình bày được quá trình quan sát thí nghiệm. - Kèm theo quan sát là phát triển kỹ năng mô tả bằng ngôn ngữ để sử dụng các thuật ngữ sinh học ngày càng phong phú và chính xác hơn. - Cần tập dượt các kỹ năng thu lượm nhận dạng phân loạI các mẫu vật đơn giản. cố định mẫu sống, thói quen tự học, tự quan sát, bồI dưỡng ý thức bảo vệ môi trường.

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9264 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu một số thí nghiệm và thao tác thực hiện thí nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy sinh học lớp 7, lớp 8 có liên quan đến ếch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO SÍNH HOẠT CHUYÊN MÔN MÔN SINH HỌC - HÈ 2009 CHUYÊN ĐỀ: GIỚI THIỆU MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VÀ THAO TÁC THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT DẠY SINH HỌC 7, 8 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ẾCH NỘI DUNG: Giới thiệu chung: Nhiệm vụ: - Thực hiện chủ trương đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS) trong quá trình học tập. - Giúp HS và giáo viên (GV) có điều kiện tự kiểm tra lại kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành của mình. - Làm căn cứ đánh giá nhận thức và hiệu quả học tập của HS dễ dàng hơn. II. Mục tiêu: Qua thí nghiệm giúp HS - Hình thành kiến thức và kỹ năng mới. - Xây dựng thái độ niềm tỉn trong kỹ năng thực hành. - Rèn luyện khả năng tư duy giải quyết tình huấn. III. Yêu cầu: - Đảm bảo tính khoa học - Có điều kiện và theo yêu cầu tiết học thì tổ chức thực hiện thí nghiệm. IV. Các kỹ năng cơ bản cần rèn cho HS trong các tiết thực hành: 1. Kỹ năng quan sát: - Biết quan sát tinh tường, tập trung, đi sâu vào những chi tiết tập trung vào những quan trọng nhất của đối tượng. - Từ quan sát mẫu vật phải liên hệ được với các sơ đồ, tranh vẽ… - Sau quan sát phải biết miêu tả, trình bày được quá trình quan sát thí nghiệm. - Kèm theo quan sát là phát triển kỹ năng mô tả bằng ngôn ngữ để sử dụng các thuật ngữ sinh học ngày càng phong phú và chính xác hơn. - Cần tập dượt các kỹ năng thu lượm nhận dạng phân loạI các mẫu vật đơn giản. cố định mẫu sống, thói quen tự học, tự quan sát, bồI dưỡng ý thức bảo vệ môi trường. 2. Kỹ năng làm thí nghiệm: Làm thí nghiệm để phát hiện được bản chất, quy luật của hoạt động quá trình nào đó hoặc thực hiện các mối quan hệ với nhau. Chủ thể nhận thứcchủ động đề xuấtgiả thuyết trên cơ sở đó tách ra từng hiện tượng nghiên cứu cho đơn giản hơn sau đó nhận thức đầy đủ hơn. Trong chương trình này yêu cầu học sinh có khả năng mổ được ếch, cá; xác định được các yêu cầu tường trình bài thực hành cụ thể…; phải phân tích, so sánh được giữa thực nghiệm và lý thuyết như thế nào, từ đó rút ra kết luận. GV cần chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, phảI có năng lực tổ chức tốt để quá trình làm thí nghiệm không xảy ra sai sót. Từ đó giúp HS xem, làm thí nghiệm tốt hơn. 3. Kỹ năng vận dụng: Các kiến thức do quan sát và thí nghiệm đem lại chỉ là những kiến thức sự kiện cụ thể, riêng lẻ. Chúng chỉ thực sự có ý nghĩa khoa học khi được khái quát hoá, trừu tượng hoá thành những kiến thức lý thuyết (khái niệm, định luật, học thuyết), HS có thể được hướng dẫn để tự học, tự thực hiện bằng suy luận quy nạp. Kết luận rút ra từ suy luận, quy nạp chỉ có giá trị khái quát khi đã dựa trên một số lượng sự kiện đủ lớn. Suy luận quy nạp cần cho quá trình hình thành các kiến thức khái niện, quy luật. Khi vận dụng các khái niệm quy luật đã biết vào trường hợp cụ thể lại cần suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp và diễn dịch cần bổ sung cho nhau trong quá trình vận động của tư duy. * GV chú ý: Phát triễn tư duy thực nghiệm quy nạp trên cơ sở rèn luyện kỹ năng quan sát và thí nghiệm. - Cần phải biết khái quát hóa các kiến thức quan sát được hình thành từ những quy luật, khái niệm… - Không nên đi từ một số kiến thức đơn giản mà áp đặt cho một vấn đề nào đó lớn hơn, đôi lúc có khả năng không đúng với kiến thức thực tế, làm ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của thí nghiệm. - Biết quan sát và hiểu một số vấn đề cơ bản trong tiết học để giải thích các vấn đề liên quan, làm nền tảng cho sự tiếp thu kiến thức mới. V. Giới thiệu sơ bộ về bộ đồ mổ và kỹ thuật sử dụng : * Bộ đồ mổ gồm: kéo con, dao, panh, dùi, kim mũi mác, kim mũi nhọn… - Kéo 2 loại: Kéo con hai mũi nhọn mổ động vật không xương Kéo nhỏ dài mổ động vật có xương sống nhỏ, có loại kéo một mũi nhọn dùng chung cho 2 loại mổ trên. Dao mổ dày để cắt, rạch: Có loại cán liền lưỡi. có loại cán lưỡi tách nhau (Chú ý cách tháo lắp dao). - Mẫu vật: Yêu cầu: Phải sống, đảm bảo yêu cầu thí nghiệm. - Kính lúp, kính hiển vi: Phải sử dụng được. - Khay mổ (bằng, nhựa, nhôm, sắt tráng men) - Ống thí nghiệm sinh học: có tác dụng dùng trong thí nghiệm như lọ có nút đậy, sử dụng lọ, đồ chứa mẫu vật. Dùng các nút có lỗ và ống dẫn. - Nút cao su, ống chữ T, L, cốc thủy tinh, đĩa pêtri, ống nhỏ giọt, kim găm… Lưu ý: Tất cả các đồ dùng này đều phải bảo quản tốt, không sử dụng đồ dùng này vào công việc khác, bảo quản nơi khô ráo, tránh vỡ… B. Những ví dụ cụ thể: 1. Bài 36: Thực hành quan sát cấu tạo trong của ếch đồng qua mẫu mổ (Sinh 7) - Bài này không yêu cầu học sinh tiến hành mổ, muốn có mẫu để quan sát thì giáo viên phải trực tiếp mổ tạo mẫu. - Khi thực hiện mẫu mổ, giáo viên lưu ý: + Thao tác chọc tủy: Không trình bày (sách hướng dẫn giảng dạy). Song qua thực tế, chúng tôi xin rút ra những kinh nghiệm như sau: Hiện nay ếch có hai loại (tự nhiên và nuôi). Trước đây chúng ta quen sử dụng ếch tự nhiên nhưng hiện nay phần lớn là sử dụng ếch nuôi. Ếch nuôi có đặc điểm khác với ếch tự nhiên là bụng to, độ nhớt nhiều, xương cứng hơn ếch tự nhiên. Vì vậy, khi chọc tủy lưu ý tư thế cầm ếch sao cho chắc không bị tụt, chọc tủy phải mạnh hơn, chính xác hơn. Cụ thể ta nên cầm ếch ở phần sau của hai chi trước bằng ngón cái và ngón giữa, còn ngón trỏ đưa về phía trước chi giữa phần đầu. Cầm kim chọc tủy bằng ngón cái, ngón giữa và ngón trỏ. Ngón áp út đè lên phần trên hàm, ngón út móc giữ phần dưới hàm dưới, cùi chỏ tay nên tỳ vào mặt bàn. Có như vậy mẫu vật mới không cử động, ta dễ thực hiện. Theo tôi, trong bài này phần thu hoạch có yêu cầu trả lời thí nghiệm trong sách giáo khoa, giáo viên nên chú ý thời gian để tăng độ chính xác cho thí nghiệm. 2. Bài 13: Thí nghiệm thành phần máu (Sinh 8) - Dụng cụ: Đồ mổ, xi-lanh, kim tiêm, ống nghiệm, trái chanh, ếch… + Bước 1: Mổ lộ tim ếch (Hình tam giác đỉnh ở mõm xương ức, đấy là đường nối hai góc chi trước). + Bước 2: Cắt bao tim để lộ tim. + Bước 3: Lẩy máu ếch: * Cách lấy: Cho 0.2 cc nước chanh vào ống nghiệm (chống đông) Dùng xi lanh luồn vào động mạch ngành trái rút máu từ tim ếch (theo nhịp đập lấy toàn bộ máu) Bơm vào ống nghiệm (nếu có máy li tâm thì thực hiện nhanh, không có máy thì để ống nghiệm khoảng 3 đến 4 giờ, máu tạo hai lớp, lớp trên màu hơi vàng là huyết tương, lớp dưới màu hồng là hồng cầu, lớp giữa trắng đục là bạch cầu). 3. Thí nghiệm quan sát sự chảy máu trong mạch (Bồi dưỡng Sinh 8) - Mục đích: Cho học sinh quan sát được màu sắc của máu, chiều máu chảy, nhận biết vận tốc di chuyển của hồng cầu trong động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. - Vật liệu gồm: Bộ đồ mổ, tấm gỗ bảng có lỗ, kính hiển vi, bông, dung dịch sinh lý NaCl, con ếch. * Phương pháp tiến hành: - Thí nghiệm sự vận chuyển của máu ở phổi: Phá tủy ếch, đặt ếch nằm sấp trên tấm gỗ có lỗ. Dùng kéo nhỏ cắt da cơ ở cạnh sườn theo chiều dọc khoảng 1,5cm, ấn tay vào lưng ếch phổi sẽ phồng lên và lồi ra ngoài thân; hoặc dùng ống dẫn luồn vào khí quản, thổi cho phổi phồng lên và lòi qua vết rạch. (Hình vẽ). Cho phổi ếch vào giữa 2 lam, đặt lên lỗ, quan sát kính hiển vi. - Thí nghiệm sự vận chuyển máu ở màng bơi: Căng vừa phải màng bơi chân ếch giữa ngón hai và ba trên tấm gỗ có lỗ. Quan sát dưới kính hiển vi sự tuần hoàn máu trong mai mạch, động mạch và tĩnh mạch. 4. Thí nghiệm quan sát các tiêu bản máu (Bồi dưỡng) * Mục đích: tìm hiểu hình dạng và cấu tạo của hồng cầu có liên quan đến chức năng và sự vận chuyển O và CO trong quá trình hô hấp. * Vật liệu: Kim nhọn, lam, La-men, kính hiển vi, bông, cồn 45, dung dịch iốt hoặc cồn 75, mực tím hoặc xanh mêtilen. * Phương pháp tiến hành: + Chuẩn bị tiêu bản: Chuẩn bị tiêu bản máu người: Dùng cồn hoặc iốt sát trùng ngón tay thứ ba hoặc thứ 4 bên trái. Dùng kim nhọn đã khử trùng chích vào chỗ ngón tay đã khử trùng, nặn nhẹ cho máu chảy ra, bỏ giọt đầu, lấy giọt thứ hai cho lên lam. Dùng lam thứ hai kê một cạnh lên giọt máu đã tạo thành giữa hai làm một góc 45. Trượt lam thứ hai trên lam có giọt máu, kéo nhanh, gọn và đều làm cho giọt máu dàn ra thành một lớp mỏng đều để dễ quan sát dưới kính hiển vi. Chuẩn bị tiêu bản máu động vật: Dùng kim chích máu gà ở mào hoặc đầu cánh. Cắt đầu ngón chân trước của ếch để lấy máu Cách làm tiêu bản giống tiêu bản máu người. Nhuộm màu các tiêu bản máu: Có nhiều loại nhuộm máu như giem-sa, hemalum, -eozin, nhưng có thể dùng mực tím hoặc xanh mêtilen pha loãng để nhuộm. Tiêu bản máu đã chuẩn bị như trên để hơi khô mặt, định hình bằng cồn loãng hoặc rượu với ête. Láng các hóa chất trên lên tiêu bản máu rồi vẩy khô đi. Hoặc nhỏ lên tiêu bản một vài giọt mực tím hoặc xanh mêtilen hoặc thuốc nhuộm để khoảng 3-5 phút, sau đó dùng nước cất để rửa sạch. Ở tiêu bản máu người chỉ có bạch cầu nhân bị nhuộm. Ở tiêu bản máu gà và ếch thì hồng cầu bắt màu. + Cách quan sát: Quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính có độ phóng đại nhỏ rồi ở vật kính có độ phóng đại lớn. So sánh độ lớn, hình dạng và cấu tạo của hồng cầu mỗi loại. Từ những quan sát trên, rút ra kết luận sự sai khác giữa các hồng cầu ở người, động vật phù hợp với chức năng vận chuyển oxi có ý nghĩa trong quá trình hô hấp và sự tiến hóa của hồng cầu phù hợp với sự trao đổi chất của cơ thể. 5. Bài 17: Tim và mạch máu (Thí nghiệm sự hoạt động của tim) * Mục đích: Nghiên cứu hoạt động tim ếch để hiểu quy luật hoạt động của tim người. Chu kỳ hoạt động của tim ếch gồm các pha co xoang tĩnh mạch, pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất và pha nghỉ. Sự co giãn tim ếch bắt đầu bằng sự co xoang tĩnh mạch. Trên chuyển động của đòn ghi, ta chỉ phân biệt được pha co xoang tĩnh mạch, tâm nhĩ và pha co tâm thất. *Vật liệu: Bộ đồ mổ, khay mổ, ván mổ, máy khảo sát nhịp tim, kẹp tim, giá thí nghiệm sinh học, thanh phụ, kim găm, chỉ, bông, dung dịch sinh lý 0,65% NaCl, ếch hoặc cóc. * Phương pháp tiến hành: - Chuẩn bị máy khảo sát. - Chuẩn bị ếch lộ tim (như thí nghiệm thành phần của máu) - Mắc tim vào hệ thống đòn ghi của máy khảo sát: Buộc sợi chỉ vào kẹp tim, cặp kẹp tim vào mõm tim, móc đầu còn lại của sợi chỉ vào đòn ghi của máy khảo sát lúc tim giãn. * Cách quan sát: Quan sát sự chuyển động của đòn ghi máy quan sát, qua biên độ dao động của đòn ghi phân biệt pha co xoang tĩnh mạch và tâm nhĩ và pha co tâm thất. Tim co tương ứng với đoạn đòn ghi đi lên; tim giãm tương úng với đoạn đòn ghi đi xuống. Đếm số lần co bóp chung của tim trong 1 phút. Đếm từ 3-5 phút và lấy số trung bình. * Chú ý: Phải kẹp mõm tim thẳng để tránh biến loạn. Chọc tủy ếch đúng kỹ thuật, chính xác, tránh chảy máu nhiều gây rối loạn hoạt động tim. Thỉnh thoảng phải nhỏ dung dịch sinh lý vào tim 6. Bài 44: Thí nghiệm tủy sống là trung khu của cử động phản xạ (Sinh 8) * Mục đích: Chứng minh tủy sống là trung khu điều khiển các hoạt động phản xạ, cử động đơn giản, vô ý thức và có tính chất bẩm sinh. * Vật liệu: bộ đồ mổ, khay mổ, ván mổ, bồn nuôi động vật ở nước. * Phương pháp tiến hành: - Chuẩn bị ếch tủy: cắt đầu ếch hoặc hủy não, để yên 6-10’ cho hết choáng. - Quan sát: Quan sát ếch bình thường và ếch tủy trong các trường hợp: + Để nguyên. + Chạm vào cơ thể + Lật ngược. + Thả vào chậu nước. So sánh sự khác nhau về các trường hợp trên giữa hai ếch tủy và ếch thường. rút ra kêt luận chức năng của tủy sống. 7. Thí nghiệm phản xạ co chân ếch (Bồi dưỡng) * Mục đích: Thí nghiệm phản xạ giúp học sinh hiểu rõ khái niệm phản xạ, những thành phần tham gia vào một cung phản xạ * Vật liệu: Bộ đồ mổ, khay mổ, giá thí nghiệm và móc sắt (hoặc kim băng to), cốc thủy tinh, giấy lọc hoặc giấy thấm, dung dịch HCl 0,5%, 1% hoặc dung dịch H2SO4 0,3% - 0,5%, ếch. * Phương pháp tiến hành: - Xác định vai trò của cơ quan thụ cảm: Treo ếch vào móc sắt trên giá, đặt một mảnh giấy lọc tẩm axitlên da cẳng chân ếch, sau một thời gian ếch co chân. Cắt một khoanh da 1,2cm ở cẳng chân ếch hoặc đùi rồi tọt xuống một đoạn để lộ rõ mặt trong da đùi và cơ. Dùng mảnh giấy thấm tẩm axit đặt vào chỗ da bị cắt. Sau một thời gian thấy ếch không phản ứng hoặc phản ứng rất chậm. giải thích cơ quan thụ cảm ở cơ khác so với cơ quan thụ cảm ở da.. nó không phản ứng với dung dịch axit loãng. - Xác định đường dẫn truyền: Rạch da và cơ chân trái của ếch để lộ dây thần kinh tọa, luồn chỉ vào dây thần kinh để sau dễ cắt. Nhúng chân trái ếch vào axít. Nhấc dây thần kinh lên và cắt đứt. Lại nhúng chân trái ếch vào axit. Quan sát trường hợp nào ếch có phản ứng, trường hợp nào ếch không phản ứng. Giải thích: trường hợp sau ếch không phản ứng vì dây thần kinh đã bị cắt. kích thích axít không được dẫn truyền về trung ương thần kinh. - Xác định vai trò của thần kinh trung ương. Nhúng chân ếch vào axít. Ếch có phản ứng co chân. Lùn dùi vào ống tủy để hủy tủy ếch (thần kinh trung ương). Nhúng chân ếch vào axít. Ếch không có phản ứng. Giải thích: Trường hợp sau, bộ phận thần kinh trung ương bị phá hủy nên ếch không có phản ứng. Kết luận: Rút ra các thành phần tham gia một cung phản xạ. 8. Thí nghiệm tính dẫn truyền hưng phấn của dây thần kinh (Bồi dưỡng) * Mục đích:Chứng minh dây thần kinh có chức năng dẫn các xung thần kinh từ não hay tủy sống đến các cơ quan gây nên sự vận động hay sự bài tiết, hoặc dẫn truyền xung thần kinh ngoại biên về trung ương thần kinh. TN cho thấy dây thần kinh khi nhận được kích thích sẽ phát sinh xung động và làm cơ co. * Vật liệu: Bộ đồ mổ, khay mổ, ván mổ, móc thủy tinh, hệ thống dòn ghi, cực kích thích, giá thí nghiệm, nguồn điện, dung dịch sinh lý 0,65% NaCl, ếch. * Phương pháp tiến hành: - Chuẩn bị phế phẩm cơ thần kinh + Phá tủy ếch + Làm phế phẩm cơ thần kinh: (xem sách) - Thí nghiệm: Lắp cực kích thích vào nguồn điện. Lắp hệ thống đòn ghi vào thí nghiệm. Lắp thí nghiệm theo một trong hai cách: Cách 1: Treo phế phẩm cơ thần kinh lên giá thí nghiệm ở một đầu, đầu kia buộc vào dây nối với đầu ghi. Cách 2: Treo phế phẩm cơ thần kinh vào đầu ghi, đầu kia buộc vào ván mổ. Đặt dây thần kinh lên cực kích thích, đóng mạch (đóng mở liên tục). * Cách quan sát: Theo dõi sự chuyển động của đòn ghi và của cơ. Buộc chặt dây thần kinh ở đoạn giữa bắp cơ và cực kích thích, đóng mạch điện như trên. Quan sát, so sánh kết quả và rút ra đặc tính của dây thần kinh. 9. Bài 46 Trụ não, tiểu não …..(Thí nghiệm chức năng của tiểu não - Bồi dưỡng): * Mục đích: Chứng minh tiểu não có chức năng quan trọng trong việc phối hợp các cử động phức tạp đảm bảo sự thăng bằng của cơ thể. *Vật liệu: Bộ đồ mổ, khay mổ, bồn nuôi, khăn lau, dung dịch sinh lý 0,65% NaCl, ếch. * Phương pháp tiến hành: - Mổ lộ tiểu não: + Gói ếch trong khăn vải, để hở đầu + Tay trái cầm ếch, tay phải cầm kéo cắt một mảnh da đầu khoảng giữa hai mắt từ mũi đến cuối phần đầu. + Cắt mở nắp sọ bằng kéo: Cắt một đường ngang sụn xương mũi, luồn mũi kéo vào trong hộp sọ, đưa sát mũi kéo váo mặt tron vách xương để cắt, tránh làm tổn thương não. Cắt từng bên của nắp sọ rồi dùng kẹp để bẩy xương lên. Cắt bỏ màng não. Dùng kim mũi mác chia tiểu não (dải ngang sau thùy thị giác) thành 2 nửa, đâm sâu xuống và gạt ngang sang bên phải hoặ bên trái. (hình vẽ) * Cách quan sát: Để một lát cho ếch hết choáng, quan sát tư thế ếch khi đứng yên, sau đó cho ếch nhảy, rồi bơi trong nước. So sánh với ếch bình thường và rút ra kết luận. C.Kết luận: Trên đây là một số thí nghiệm tôi đã dùng dạy các tiết lên lớp và bồi dưỡng thí nghiệm thực hành Sinh học 7,8. Có nội dung nào cần áp dụng, nội dung nào chưa phù hợp tuỳ điều kiện khác nhau của mỗi trường, mong thầy cô góp ý xây dựng cho bản và đội ngũ GV Sinh học vận dụng tổ chức dạy học tốt hơn . Xin chân thành cảm ơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiới thiệu một số thí nghiệm và thao tác thực hiện thí nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy sinh học 7, 8 có liên quan đến ếch.doc
Luận văn liên quan