MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong thời đại ngày nay khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hoá dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của mỗi dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh.
Vai trò văn hoá đã được Đại Hội VIII khẳng định “ văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế –xã hội”kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi và đặc sắc có tính bền vững và trường tồn trong lịch sử của dân tộc. Văn hoá nghệ thuật là hệ cốt lõi của nền văn hoá trong sự phát triển nối tiếp của nhiều thế hệ giá trị bản sắc văn hoá nghệ thuật luôn được trao truyền phát triển, làm cơ sở cho sự định hướng phát triển văn hoá dân tộc.
Trong xu thế gần đây một xu thế giao lưu hội nhập - một cơ chế đang vận hành trong lòng xã hội bản sắc văn hoá Việt Nam đang đối diện với những khó khăn lớn, thậm chí có nguy mai một mất bản sắc dân tộc Việt Nam . Hơn bao giờ hết nhiệm vụ giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Vấn đề giữ gìn giá trị truyền thống tốt đẹp được đặt gia cấp bách cho mỗi con người Việt Nam và chung cho cả cộng đồng.
Là một loại hình đặc thù báo chí ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định của văn minh nhân loại.Vai trò của báo chí giữ một vị trí quan trọng: Nó vừa là công cụ truyền bá văn hoá vừa là một sản phẩm một thành tố văn hoá. Nó tham gia tích cực vào việc lưu giữ và truyền bá làm giầu thêm kho tàng văn hoá dân tộc và nhân loại. Mặc dù chỉ là một kênh thông tin, nhưng báo chí là một phương tiện đặc biệt có hiệu quả thực hiện chức năng văn hoá, nó tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người từ vấn đề thẩm mỹ giao tiếp, giải trí, nghệ thuật cũng có nghĩa là những tác động thuận nghịch của báo chí đều “vọng” vào văn hoá nói chung, bản sắc văn hoá nghệ thuật nói riêng. Không có sự hình dung đầy đủ, chính xác vễ những điều đó, hoạt động của báo chí có thể dẫn đến kết quả mâu thuẫn với nhiệm vụ thực tế của báo chí, có thể gây ra hậu quả không lường trước được. Bởi vậy việc xem xét đánh giá về vai trò của báo chí đối với sự tồn tại và phát triển của văn hoá nói chung và văn hoá nghệ thuật nói riêng là đòi hỏi cấp thiết cần sớm được tiến hành.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi của nghiên cứu tiểu luận đặt ra để xem xét báo chí trong hệ thống đa dạng của các loại hình. Nằm trong sự tác động qua lại thường xuyên, các chức năng của báo chí được thực hiện bằng mọi hình thức khác nhau. Do đó vai trò thực tế của báo chí trong đời sống xã hội chỉ được hình dung đầy đủ khi hoạt động của nó được xem xét như một quá trình tập thể, hệ thống tổng hợp khi các kết luận và các kết quả hoạt động của loại hình và phương thức của hệ thống báo chí thống nhất. Với nhận thức như vậy tôi quyết định chọn đề tài “Giữ gìn và phát huy văn hoá nghệ thuật” trên báo Thanh Niên.
Văn hoá nghệ thuật là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, nó là món ăn tinh thần không thể thiếu của loài người bởi vậy văn hoá nghệ thuật có mặt trên khắp các ấn phẩm báo chí. Trong khuôn khổ một tiểu luận nhỏ, người viết không có điều kiện nghiên cứu sâu vào toàn bộ nội dung thông tin trên tất cả các báo mà chỉ xin lựa chọn một ấn phẩm “ Thanh Niên” nghiên cứu trong thời gian từ 1/11/ 2005 đến 1/12/ 2006.
3. Mục đích ý nghĩa nghiên cứu.
Với chức năng phản ánh hiện thực, báo chí đã ghi nhận khá sinh động những biến chuyển của đời sống xã hội. Khi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài “ giữ gìn và phát huy văn hoá nghệ thuật” trên báo Thanh Niên: tôi mong muốn tìm hiểu một cách tương đối cụ thể, kỹ lưỡng, những đóng góp của báo chí đối với sự vận động phát triển của các giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống tốt đẹp, qua đó khái quát xác định vai trò của vị trí báo chí trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá nghệ thuật của dân tộc. Trên cơ sở những tư liệu cụ thể được sưu tầm trên báo chí, việc nghiên cứu báo chí cũng sẽ hình thành những phác hoạ về xu hướng vận động của nền văn hoá nghệ thuật dân tộc trong thời kỳ đổi mới, từ đó xác định những bước đi phù hợp cho báo chí.
Việc nghiên cứu một số đặc điểm có hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí. Kết quả nghiên cứu thực tiễn để chúng tôi có sự đánh giá chính xác về những bài học kinh nghiệm và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động báo chí giúp báo chí thực hiện tốt hơn chức năng “văn hoá nghệ thuật” của dân tộc
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu để lý giải, làm rõ vấn đề tôi vận dụng nhiều phương pháp khoa học.
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước.
Phân tích một số nội dung cơ bản thể hiện trên báo.Từ đó tổng hợp các kết quả để đi đến một đánh giá khái quát về vị trí vai trò của báo chí với việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá nghệ thuật dân tộc.
5. Kết cấu tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo ra tiểu luận gồm 3 chương cụ thể.
Chương I: Bản sắc văn hoá Việt Nam – nhận thức và quan điểm.
Chương II: Báo chí với vai trò gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá nghệ thuật.
Chương III: Một số nhận xét về hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí viết về bản sắc văn hoá nghệ thuật.
MỤC LỤC
Mở Đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
3. Mục đích ý nghĩa nghiên cứu. 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
5. Kết cấu tiểu luận. 4
Chương I:Văn Hoá Việt Nam – Nhận Thức Và Quan Điểm 5
1. Văn Hoá Và Bản Sắc dân tộc . 5
1.1 Khái niệm . 5
1.2 Bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu và phát triển . 6
2. Quan điểm của nhà nước ta về vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc. 8
2.1 Xác định các giá trị bản sắc của văn hoá Việt Nam . 8
2.2 Phương hướng gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. 8
Chương II: Báo chí với vai trò gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá nghệ thuật 11
1. Mối quan hệ với báo chí việt nam và bản sắc văn hoá dân tộc. 11
2 . nhiệm vụ của báo chí trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá việt nam. 13
Chương III: Một số nhận xét về hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí viết về văn hoá nghệ thuật trên báo thanh niên 16
1. Các thể loại báo chí được sử dụng . 16
1.1 Tin. 18
1.2 Phản ánh . 19
1.3 Phóng sự . 19
1. 4 Phỏng vấn . 21
1.5 Phê bình . 22
1.6Trần thuật . 22
1.7 Ý kiến . 24
1.8 Ký sự . 24
1.9 Thư tín . 25
2 Khảo sát trên báo Văn Hoá: 26
2.1 Tin: 27
2.2 Bài Phản ánh: 27
2.3 Bài Phóng sự: 27
2.4 Phỏng vấn: 27
2.5 Tường thuật: 28
2.6 Ghi chép: 28
2.7 Bình Luận: 28
Kết Luận 31
* Danh mục tài liệu tham khảo 34
* Phụ lục 35
39 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4103 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giữ gìn và phát huy văn hoá nghệ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Là một loại hình đặc thù báo chí ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định của văn minh nhân loại.Vai trò của báo chí giữ một vị trí quan trọng: Nó vừa là công cụ truyền bá văn hoá vừa là một sản phẩm một thành tố văn hoá. Nó tham gia tích cực vào việc lưu giữ và truyền bá làm giầu thêm kho tàng văn hoá dân tộc và nhân loại. Mặc dù chỉ là một kênh thông tin, nhưng báo chí là một phương tiện đặc biệt có hiệu quả thực hiện chức năng văn hoá, nó tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người từ vấn đề thẩm mỹ giao tiếp, giải trí, nghệ thuật… cũng có nghĩa là những tác động thuận nghịch của báo chí đều “vọng” vào văn hoá nói chung, bản sắc văn hoá nghệ thuật nói riêng. Không có sự hình dung đầy đủ, chính xác vễ những điều đó, hoạt động của báo chí có thể dẫn đến kết quả mâu thuẫn với nhiệm vụ thực tế của báo chí, có thể gây ra hậu quả không lường trước được. Bởi vậy việc xem xét đánh giá về vai trò của báo chí đối với sự tồn tại và phát triển của văn hoá nói chung và văn hoá nghệ thuật nói riêng là đòi hỏi cấp thiết cần sớm được tiến hành.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi của nghiên cứu tiểu luận đặt ra để xem xét báo chí trong hệ thống đa dạng của các loại hình. Nằm trong sự tác động qua lại thường xuyên, các chức năng của báo chí được thực hiện bằng mọi hình thức khác nhau. Do đó vai trò thực tế của báo chí trong đời sống xã hội chỉ được hình dung đầy đủ khi hoạt động của nó được xem xét như một quá trình tập thể, hệ thống tổng hợp khi các kết luận và các kết quả hoạt động của loại hình và phương thức của hệ thống báo chí thống nhất. Với nhận thức như vậy tôi quyết định chọn đề tài “giữ gìn và phát huy văn hoá nghệ thuật” trên báo Thanh Niên.
Văn hoá nghệ thuật là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, nó là món ăn tinh thần không thể thiếu của loài người bởi vậy văn hoá nghệ thuật có mặt trên khắp các ấn phẩm báo chí. Trong khuôn khổ một tiểu luận nhỏ, người viết không có điều kiện nghiên cứu sâu vào toàn bộ nội dung thông tin trên tất cả các báo mà chỉ xin lựa chọn một ấn phẩm “ Thanh Niên” nghiên cứu trong thời gian từ 1/11/ 2005 đến 1/12/ 2006.
3. Mục đích ý nghĩa nghiên cứu.
Với chức năng phản ánh hiện thực, báo chí đã ghi nhận khá sinh động những biến chuyển của đời sống xã hội. Khi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài “ giữ gìn và phát huy văn hoá nghệ thuật” trên báo Thanh Niên: tôi mong muốn tìm hiểu một cách tương đối cụ thể, kỹ lưỡng, những đóng góp của báo chí đối với sự vận động phát triển của các giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống tốt đẹp, qua đó khái quát xác định vai trò của vị trí báo chí trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá nghệ thuật của dân tộc. Trên cơ sở những tư liệu cụ thể được sưu tầm trên báo chí, việc nghiên cứu báo chí cũng sẽ hình thành những phác hoạ về xu hướng vận động của nền văn hoá nghệ thuật dân tộc trong thời kỳ đổi mới, từ đó xác định những bước đi phù hợp cho báo chí.
Việc nghiên cứu một số đặc điểm có hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí. Kết quả nghiên cứu thực tiễn để chúng tôi có sự đánh giá chính xác về những bài học kinh nghiệm và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động báo chí giúp báo chí thực hiện tốt hơn chức năng “văn hoá nghệ thuật” của dân tộc
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu để lý giải, làm rõ vấn đề tôi vận dụng nhiều phương pháp khoa học.
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước.
Phân tích một số nội dung cơ bản thể hiện trên báo.Từ đó tổng hợp các kết quả để đi đến một đánh giá khái quát về vị trí vai trò của báo chí với việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá nghệ thuật dân tộc.
5. Kết cấu tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo ra tiểu luận gồm 3 chương cụ thể.
Chương I: Bản sắc văn hoá Việt Nam – nhận thức và quan điểm.
Chương II: Báo chí với vai trò gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá nghệ thuật.
Chương III: Một số nhận xét về hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí viết về bản sắc văn hoá nghệ thuật.
CHƯƠNG I
VĂN HOÁ VIỆT NAM – NHẬN THỨC VÀ QUAN ĐIỂM
1. Văn Hoá Và Bản Sắc dân tộc .
1.1 Khái niệm .
Có thể nói trong lịch sử phát triển nhân loại, chưa bao giờ vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc được đặt ra cấp bách và toàn diện như hiện nay – tiếp cận xã hội với bất cứ lĩnh vực nào từ bất cứ khía cạnh, góc độ nào cũng động chạm đến, đều nhận thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá dân tộc. Điều đó chứng tỏ rằng bẳn sắc văn hoá dân tộc là một lĩnh vực rộng lớn của đời sống xã hội.
Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá nhưng phần lớn các định nghĩa không loại trừ, bác bỏ nhau mà còn bổ sung hỗ trợ cho nhau.
Những học giả phương tây họ cho rằng “văn hoá”là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, nhưng khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội. Bởi họ cho rằng văn hoá là hướng về trí lực và vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh (cơ sở lý luận - Trần Quốc Vượng)
Trần Ngọc Thêm đưa ra một định nghĩa “văn hoá” là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoặt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và xã hội (cơ sở lý luận – Trần Ngọc Thêm ).
Trong cuốn hỏi và đáp về văn hoá Việt Nam bản sắc văn hoá dân tộc được định nghĩa là “hệ thống những đặc tính bên trong, những sắc thái riêng có tính nguồn gốc gắn với những đặc tính của chủ thể, trở thành nền tảng, bản thể của một nền văn hoá, là căn cước là chứng minh thứ của nền văn hoá bất cứ dân tộc nào. Nó chính là cái để phân biệt văn hoá dân tộc này và văn hoá dân tộc khác. Khiến văn hoá của dân tộc này không trở thành cái bóng của dân tộc kia và ngược lại. Sự ý thức về bản sắc văn hoá dân tộc thấm đượm trong mỗi tâm hồn tạo nền tảng cơ sở vững chắc cho lòng tự tin dân tộc, kết tinh lại đưa lên một tầm cao mới. Mọi giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc bắt nhịp với sự phát triển của thời đại mới mà không đánh mất vốn quý của chính mình .
Văn hoá Việt Nam hình thành trên nền văn hoá ĐNA ( lớp văn hóa thứ nhất) trải qua nhiều thế kỷ nó đã phát triển trong sự giao lưu mật thiết với văn hoá khu vực, trước hết là Trung Hoa ( lớp văn hoá thứ 2) từ vài thế kỷ trở lại đây nó đang chuyển mình giữ dội nhờ đi vào giao lưu ngày càng chặt chẽ với văn hoá phương tây ( lớp văn hoá thứ 3) . Văn hoá Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang phải đối mặt với cuộc giao lưu văn hoá phương tây, không phải với quy mô có thể kiểm soát được mà là một xu thế tất yếu của thời đại. Cuộc tiếp xúc lần này hàm chứa rất nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít nguy cơ mai một bản sắc.
1.2 Bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu và phát triển .
Loài người đang sống trong một thời kỳ có những thành tựu to lớn , sâu sắc trong cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, sự bùng nổ thông tin và các phương tiện truyền thông, sự cải cách chính trị xã hội đáng ngạc nhiên và sự tái sinh vai trò tiềm lực to lớn của văn hoá. Nói cách khác do sự tiến bộ vượt bậc của văn hoá kỹ thuật, do những biến đổi nhanh chóng của từng khu vực đã đưa tri thức loài người bước lên thang bậc trí tuệ mới và các nhà sáng tạo làm nên khuôn mặt mới của nền văn minh trí tuệ. Mỗi dân tộc không muốn tụt hậu, bằng những định hướng khác nhau trước sau đều hoà mình vào bước tiến chung của thời đại. Đó là quá trình giao lưu và phát triển nó chi phối và ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quốc gia dân tộc “ toàn cầu hoá” đã đang là một quá trình tất yếu khách quan trong lịch sử nhân loại.
Nằm ở vị trí ngã tư đường, của sự giao lưu khu vực ĐNA và Thế Giới , là một trong cái nôi của nhân loại, từ hàng ngàn năm qua. Do điều kiện lịch sử của địa lý, Việt Nam đã trở thành một trong những đầu mối giao lưu quốc tế với nền văn hoá lớn của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ và sau này là Pháp - Nga- Nhật- Mỹ … Chính những mối giao lưu đó đã tạo ra cho dân tộc ta một truyền thống tư duy mở, dựa trên nền văn hoá bản địa, có màu sắc riêng với hệ giá trị truyền thống độc đáo. Văn hoá Việt Nam không chối từ mọi cuộc tiếp xúc giao lưu, qua đó tiếp thu có chọn lọc nhiều nét tinh hoa của nền văn hoá nhân loại. Đó là cơ sở thuận lợi để chúng ta tiếp thu nhạy bén những văn hoá và thành tựu khoa học của thế giới.
Trong xu thế phát triển của thế giới với một xuất phát điểm thấp về trình độ khoa học công nghệ, Việt Nam đang thực thi chính sách mở cửa đa dạng hoá đa phương hoá các quan hệ đối ngoại phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước trên tinh thần “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước ”. Nền văn hoá dân tộc cho chúng ta khả năng đón nhận và biến đổi văn hoá mới của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Nó đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu hoá. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra là gìn giữ bảo vệ, phát huy những giá trị bản sắc của dân tộc cần đẩy mạnh phát triển và quý trọng truyền thống văn hoá dân tộc và cả cộng đồng. Văn hoá Việt Nam đang đứng trước sự tấn công ồ ạt mạnh mẽ của các làn sóng văn hoá ngoại lại thiếu chọn lọc vì thế mà càng phải chú trọng gìn giữ và phát huy nền văn hoá dân tộc. Trong lich sử Việt Nam đã là một trong hơn 30 quốc gia còn giữ được bản sắc dân tộc.
2. Quan điểm của nhà nước ta về vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc.
2.1 Xác định các giá trị bản sắc của văn hoá Việt Nam .
Mỗi nền văn hoá đều là tài sản của một cộng đồng người nhất định - một chủ thể của văn học… mọi hệ thống văn hoá đều có mối quan hệ với môi trường xã hội .Vì vậy giữa văn hoá và môi trường có sự gắn kết sâu sắc, văn hoá hỗ trợ là động lực của sự phát triển của xã hội, và điều kiện xã hội, tác động thúc đẩy hay kìm hãm độ phát triển văn hoá.
Trong suốt thời kỳ cách mạng sôi động hơn nửa thế kỷ qua phương hướng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, kết hợp với tinh hoa văn hoá nhân loại là một nội dung cơ bản trong đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản và nhà nước.
Tại Đại Hội văn hoá toàn quốc tháng 7/1948 Tổng bí thư Trường Chinh khẳng định “văn hoá dân chủ mới Việt Nam phải gồm 3 tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”. Đến Đại Hội VI của Đảng năm 1986 khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc được nêu lên và được đại hội công nhận ghi vào nghị quyết “xây dựng một nền văn hoá văn nghệ XHCN đậm đà bản sắc đân tộc”.
Ngày 14/1/1993 lần đầu tiên Đảng ta ra một nghị quyết có nội dung riêng về văn hoá được ban chấp hành TW khoá VII thông qua về một số nhiệm vụ trách nhiệm văn hoá văn nghệ những năm trước mắt, xây dựng vai trò quan trọng của văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội đồng thời là mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Từ những đánh giá và khẳng định vai trò của văn hoá và bản sắc văn hoá dân tộc trong xã hội. Đảng và nhà nước ta đề ra nhiều giải pháp , phương hướng phù hợp, hỗ trợ cho sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp độc đáo của văn hoá dân tộc Việt Nam.
2.2 Phương hướng gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Sự vận động của văn hoá nằm trong dòng chảy chung của lịch sử dân tộc.Để xây dựng một bản sắc Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển của một đất nước, Đảng và nhà nước ta xác định phương hướng “ phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới”. Phát triển và hấp thụ là những nguyên tắc rất quan trọng làm cho văn hoá Việt Nam không sa vào chủ nghĩa dân tộc thuần tuý và có bản lĩnh vững vàng để không đánh mất bản sắc riêng trong giao lưu văn hoá . Nhiều giải pháp cùng với những chính sách về văn hoá đã được đề ra trên cơ sở sự hiểu biết, nắm vững và tôn trọng quy luật, phát triển nội tại của nền văn hoá dân tộc.
Nền văn hoá Việt Nam có những nguyên lý riêng của nó. Muốn gìn giữ và phát triển, hoàn thiện và nâng cao sự kế thừa truyền thống không phải là giữ nguyên trọn vẹn “ cái gốc” xưa, bê nguyên si những giá trị của thời đại trước, mà là sự kế thừa có chọn lọc, có phê phán và có sáng tạo những giá trị tinh thần và văn hoá của dân tộc cũng như văn minh nhân loại. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ khôi phục vốn cũ thì nên khôi phục những cái gì tốt còn cái gì không tốt thì phải loại dần ra” việc xác định đúng yếu tố “tốt” tiến bộ trong di sản văn hoá truyền thống. Để xây dựng cái mới không đơn giản, song được Đảng ta chỉ ra rất rõ ràng là “kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hoá nghệ thuật của dân tộc”.
Trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật và các lĩnh vực khác của đời sống văn hoá, Đảng và nhà nước luôn xác định “ phát triển văn hoá- nghệ thuật mang bản sắc dân tộc Việt Nam là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn dân”. Vai trò của các cơ quan lãnh đạo là “ tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng và phương tiện cho việc phát triển”.
Như vậy vấn đề và phát huy gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc đã được khơi dậy trong tất cả các lĩnh vực hoạt động văn hoá, và không chỉ có thế, Đảng và nhà nước ta còn đặt ra mục tiêu làm cho bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hoá phải được thấm đậm cả trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ giáo dục và đào tạo sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắcthái Việt Nam.
Thực hiện tinh thần của nghị quyết nhà nước đã tăng cường các biện pháp đẩy mạnh sự phát triển của phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên cả nước trong mọi tầng lớp nhân dân . Hệ thống các văn bản luật pháp và chính sách liên quan đến văn hoá đang được xúc tiến xây dựng, trong đó đáng chú ý là luật di sản văn hoá.
Tóm lại đường lối văn hoá của Đảng ta luôn nhất quán .Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội. Những chủ trương chính sách kịp thời của Đảng và nhà nước đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho văn hoá phát triển theo đúng định hướng dân tộc, khoa học và nhân văn.
.
CHƯƠNG II
BÁO CHÍ VỚI VAI TRÒ GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT
1. Mối quan hệ với báo chí việt nam và bản sắc văn hoá dân tộc.
Báo chí ra đời cách đây hơn 100 năm. Mặc dù là sản phẩm thành tựu của văn hoá phương tây du nhập vào. Nhưng không ai có thể phủ nhận được thực tế là phương tiện truyền thông nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu xã hội Việt Nam đang vận động và phát triển đã nhanh chóng vượt lên vai trò thông tin thương mại đơn thuần để bước vào địa hạt chính trị và văn hoá - hiểu theo nghĩa hẹp của khái niệm này.Cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về chức năng của phương tiện thông tin của nó. Với chức năng này thông tin đại chúng mang đến cho con người biết bao điều mới mẻ về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội: từ kinh tế chính trị đến kinh tế xã hội. Như vậy thông tin đại chúng đã thực hiện chức năng nhận thức văn hoá. Cơ chế vận động của văn hoá vừa tĩnh vừa động, với tư cách là một biểu trưng của một cộng đồng, một không gian, một thời kỳ lịch sử, văn hoá mang giá trị tĩnh. Những giá trị đó tham gia một cộng đồng, vào nhân cách một con người, sẽ tác động sâu sắc đến xu hướng vận động của đời sống xã hội. Trong cơ chế ấy văn hoá vận động tự tái tạo và bổ sung. Với cách nhìn đó, báo chí vừa là công cụ truyền bá văn hoá, vừa là một sản phẩm văn hoá.
Như vậy báo chí là một thành tố văn hoá. Báo chí luôn cung cấp những tri thức phong phú mới mẻ nhất cho con người có thêm cái nhìn mới, cách tiếp nhận mới. Sự phát triển của báo chí làm tăng khả năng giao tiếp bắt buộc hay tự nguyện của văn hoá Việt Nam với các nền văn hoá khác diễn ra liên tục hơn một thế kỷ qua cũng gây ra những tác động không nhỏ đến xu hướng phát triển của báo chí. Song “nền báo chí Phương Đông và Việt Nam bắt buộc phải là sự thể hiện điển hình và đặc sắc linh hồn của văn hoá Phương Đông. Điều đó cũng có nghĩa là báo chí Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá dân tộc và hàm chứa trong nó những nét bản sắc của nền văn hoá Việt Nam. Từ nội dung văn phong đến cách trình bày các sản phẩm báo chí, đều dựa trên tiêu chuẩn riêng của hệ giá trị văn hoá Việt Nam để nhằm đến đích là công chúng Việt Nam – chủ thể của nền văn hoá Việt Nam giàu bản sắc và bền vững.
Truyền bá văn hoá đang là một mắt xích tự nhiên của quá trình vận động văn hoá. Trong tình hình cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ồ ạt trên phạm vi toàn cầu. Báo chí đóng một vai trò quan trọng to lớn. Sự nhanh chóng và khả năng đồng hiện trong một không gian lớn của thông tin báo chí là ưu điểm không phương tiện nào so sánh được. Báo chí đã tham gia tích cực vào trong việc lưu giữ và truyền bá và làm giàu kho tàng văn hoá dân tộc và nhân loại.Tuy không thể trang bị một hệ thống tri thức lịch sử – văn hoá như trong trường học, nhưng báo chí lại có khả năng thẩm định và cổ vũ cho những giá trị lịch sử văn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành ý thức lịch sử của dân tộc.Thông tin báo chí tham gia đáng kể vào việc hình thành cách tư duy nhận thức hành động của con người hiện đại và cả xu hướng vận động của toàn xã hội.
Trong mối quan hệ với bản sắc văn hoá dân tộc, báo chí chịu ảnh hưởng sâu sắc từ trong bản chất hệ thống, và cũng là phương tiện hữu hiệu có vai trò quan trọng góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam.
2 . nhiệm vụ của báo chí trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá việt nam.
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu với đời sống xã hội . Không phải ngẫu nhiên mà các nhà chính trị, các nhà cách mạng đã dành cho báo chí sự quan tâm lớn . Vai trò chức năng của hệ thống quyền lực thông tin này được LÊ NIN xác định “ không những là người tuyên truyền cổ động tập thể , mà còn là người tổ chức tập thể”.
Từ khi ra đời trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước .Đảng và nhà nước ta luôn đánh giá đề cao vai trò của báo chí “ coi báo chí như là một công cụ đắc lực để tuyên truyền vận động và tổ chức quần chúng làm cách mạng”.Báo chí hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đời sống văn hoá của đất nước, sự tham gia của báo chí càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã thường nói “ cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng, cây bút trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Như vậy báo chí là đội quân tiên phong, là phương tiện hữu hiệu tham gia tuyên truyền, quản lý và xây dựng nền văn hoá cách mạng.
Mặc dù chỉ là kênh truyền thông , nhưng báo chí là phương tiện đặc biệt có hiệu quả thực hiện các chức năng của văn hoá từ giáo dục thẩm mỹ đến giao tiếp giải trí và dự báo, cũng có nghĩa là những tác động - thuận nghịch của báo chí đều vọng vào văn hoá nói chung, bản sắc văn hoá dân tộc nói riêng .Thực tế đó càng cho thấy vai trò quan trọng của báo chí góp phần vào việc hình thành nhận thức tư duy trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước.
Luật báo chí được quốc hội nước CHXHCNVN thông qua năm 1989 và được sửa đổi bổ sung năm 1999 đã quy định rõ nhiệm vụ quyền hạn của báo chí Việt Nam. Trong đó có nội dung “ nâng cao dân trí đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân , bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”.Văn hoá không đơn thuần là một nội dung làm phong phú thông tin trên báo chí có trách nhiệm nghĩa vụ tham gia, phát huy sức mạnh của mình để bảo vệ những truyền thồng quý báu của dân tộc và làm cho giá trị đó có sức lan toả thấm đẫm trong đời sống xã hội.Tạo tiền đề hình thành giá trị mới phù hợp với xu thế thời đại.
Xã hội càng phát triển, trình độ dân trí càng cao.Sự hình thành nhân cách lối sống văn hoá của con người chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và xã hội.Vấn đề cấp thiết đặt ra cho báo chí là trang bị một hệ thống tri thức văn hoá lịch sử phong phú và đa dạng giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng, ý chí, đức tính cần cù trung thực phổ biến hoạt động văn hoá, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc… Hình thành dư luận xã hội lành mạnh, tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách đời sống tinh thần của con người và xã hội… Dựa vào lợi thế đặc biệt của mình, báo chí có khả năng đưa các nhân tố vào văn hoá tinh thần nhân văn thấm sâu vào các lĩnh vực đời sống vào các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và nhà nước.
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu văn hoá. Nếu sự phát triển là do giao lưu quyết định thì tần số du nhập và xuất tin tức của một xã hội lại là thước đo nhất định, chính xác nhất nhịp độ giao lưu văn hoá của xã hội đó. Chính ở lĩnh vực này báo chí phát huy chức năng “bộ lọc” của văn hoá dân tộc, định hướng giá trị cho toàn xã hội.
Trong những định hướng lớn về xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng và nhà nước có đề ra nhiệm vụ “phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng, nhằm tăng hiệu quả thông tin chất lượng tư tưởng văn hoá của tổ chức này. Đó là sự định hướng tạo thuận lợi cho báo chí thực hiện tốt hơn nữa một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mình, đã được đề ra một cách rõ ràng đầy đủ toàn diện trong chỉ thị 22 CT/TW tiếp tục đổi mới và tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác báo chí xuất bản “góp phần làm lành mạnh xã hội giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN
CỦA TÁC PHẨM BÁO CHÍ VIẾT VỀ VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT TRÊN BÁO THANH NIÊN
Bản sắc văn hoá là một lĩnh vực rộng lớn, bao trùm đan xen và đa nghĩa. Vì thế các tác phẩm viết về lĩnh vực này, bên cạnh nội dung tư tưởng còn cần có sự linh hoạt uyển chuyển phong phú và đa dạng trong việc vận dụng kết hợp các yếu tố về nghệ thuật, thể hiện tác phẩm. Sự điều hoà khéo léo giữa nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm sẽ làm tăng sức hấp dẫn của thông tin đối với bạn đọc .Như vậy khả năng tác động của tác phẩm sẽ tăng lên , mang lại hiệu quả tốt hơn cho việc khẳng định và thực hiện vai trò báo chí trong lĩnh vực này. Mặt khác các giá trị của bản sắc văn hoá dân tộc , trong quá trình vận động liên tục đã có tác động qua lại, trở thành một “ điểm tựa” để báo chí thông qua đó tìm hiểu đặc điểm tâm lý dân tộc. Từ đó hình thành phương thức hoạt động và chuyển tải thông tin hiệu quả, phù hợp đối tượng tiếp nhận. Như đã nói ở CHƯƠNG I báo chí chịu ảnh hưởng sâu sắc và hàm chứa trong nó những nét bản sắc của nền văn hoá Việt Nam . Báo chí viết về bản sắc văn hoá dân tộc lại càng in đậm dấu ấn đó.
Như vậy dù nằm trong hệ thống tác phẩm của nền báo chí Việt Nam các bài viết về lĩnh vực văn hoá dân tộc hàm chứa và cần có một số đặc điểm riêng biệt phát triển theo xu hướng phù hợp nội dung thông tin trong việc hoà vào dòng chảy của báo chí Việt Nam hiện đại.
1. Các thể loại báo chí được sử dụng .
Với sự vận động của báo chí thì toàn bộ sự thật sẽ được báo chí vạch trần. Bản thân báo chí là một thể sinh động hợp thành bởi các thể loại khác nhau, cùng hướng tới mục đính chính xác bản chất sự vật hiện tượng. Tính đa nghĩa nhiều mặt cùng với những biến ảo khó xác định của bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình vận động được nhà báo chủ động linh hoặt lựa chọn, thể loại tác phẩm để truyền tải nội dung thông tin mỗi thể loại, với đặc trưng thế mạnh riêng cần được vận dụng thích ứng trong từng trường hợp cụ thể. Có thể nói gần như toàn bộ các thể loại báo chí truyền thống đều xuất hiện trong lĩnh vực thông tin về bản sắc văn hoá dân tộc với tần số khác nhau. Trong thời điểm và còn tuỳ thuộc vào gu của mỗi người. Theo kết quả khảo sát của tôi trên báo Thanh Niên có thể nhận thấy cách thức thể hiện vấn đề bản sắc dân tộc rất khác nhau.
1. Bảng thống kê bài về văn hoá nghệ thuật trên báo TN.
Qua khảo sát báo TN từ 1-11-2005 -> 1-12-2006 số lượng tin bài về văn hoá khá lớn khoảng 1260 bài.
THỂ LOẠI
TỔNG SỐ BÀI
TỶ LỆ %
Tin
454
35.9
Phản ánh
215
20
Phóng sự
150
11.8
Phỏng vấn
106
8.4
Phê bình
68
5.4
Trần thuật
56
4.4
Ghi chép
49
3.9
Ký sự
44
3.5
Thư tín
68
5.4
ý kiến
56
4.4
Nhìn vào bảng thống kê ta thấy thể loại tin vẫn giữ vị trí chủ đạo trong mảng văn hoá chủ động trên báo Thanh Niên. Báo Thanh Niên là báo hàng ngày nên nó có thể chuyển tin nhanh đến độc giả những thông tin, sự kiện về văn hoá nghệ thuật hàng ngày, hàng giờ đang xảy ra.
Tiếp đến là thể loại phản ánh. Thể loại này mang tính xung kích cao. Nó phản ánh được nội dung thông tin thường được đề cập trên ấn phẩm giúp công chúng hiểu sâu hơn về văn hoá dân tộc.
Tiếp đến là thể loại phóng sự. Cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong ấn phẩm. Nó chứng tỏ được khả năng phát hiện tiếp cận các vấn đề thời sự văn hoá của tờ báo này là rất lớn. Báo TN trước kia giữ một vai trò quan trọng mở đầu cho việc tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước theo quan điểm chủ nghĩa Mác LêNin, ngày nay báo TN đã kế thừa và phát huy truyền thống đó và giữ vai trò khá quan trọng tác động đến TN cả nước thời hiện đại.
Chúng ta sẽ lần lượt xem xét, tìm hiểu tính chất, đặc điểm nội dung và xu hướng của một số thể loại có trên ấn phẩm thanh niên như tin,bài phản ánh, phóng sự, phỏng vấn, phê bình.
1.1 Tin.
Tin là thể loại được coi là xương sống của tờ báo nó mang đến cho độc giả những thông tin cơ bản, đáp ứng tốt tính thời sự, nhanh chóng và cấp bách.
Tin được sử dụng cơ bản để phản ánh các hoạt động văn hoá trong và ngoài nước đang là những điểm sáng được đông đảo công chúng quan tâm, nhằm nhấn mạnh ý kiến của tin đang được đề cập.
Tin có thể được viết dưới hình thức tin ngắn, tin vắn, tin bình, tin tổng hợp.
Các kiểu tin này thường được dùng phổ biến trên ấn phẩm với chuyên mục: Tin văn nghệ, thông tin âm nhạc, tin văn nghệ thế giới, tin nhạc trẻ thế giới ...Ngoài ra còn có những tin độc lập nội dung mang tính sự kiện sâu và nhiều khía cạnh.
1.2 Phản ánh .
Phản ánh có số lượng xuất hiện chiếm ưu thế tuyệt đối trên mặt báo. Bài phản ánh hoạt động thông tin ở báo chí ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống văn hoá nghệ thuật. Xét về hình thức cấu trúc là phản ánh có nhiều nét tương đồng với một số thể loại khác nhưng nội dung bài phản ánh không tập trung vào một sự kiện hiện tượng đơn lẻ, mà xâu chuỗi so sánh đối chiếu giữa các sự kiện hiện tượng có liên quan để làm sáng tỏ vấn đề theo ý đồ của tác giả.
Thông qua bài phản ánh báo Thanh Niên đã đặc tả được phần nào nền văn hoá nghệ thuật của nước nhà. Nhiều bài phản ánh đưa ra được những ưu và nhược điểm của vấn đề và từ đó đưa ra những hướng khắc phục nhằm mục đích gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá nghệ thuật của dân tộc, bài viết của Hoài Sơn “ phát hiện đường dây in lậu quy mô lớn ( 19/11/2005), “ vì sao tìm ra gương mặt nổi bật” (Dạ Ly-17/11/2005)”.
Đừng để “bình mới, rượu cũ”- Giao Hương báo Thanh Niên (10/11/2005).
Bài này nó phản ánh được bên cạnh luật xuất bản của những ấn phẩm văn hoá nhằm gìn giữ được phẩm chất tốt đẹp của bản sắc dân tộc chống lại những tác phẩm đồi trụy không mang tính nhân văn. Nhưng khi luật đưa ra thì nhiều người đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm lợi cho mình, lấy cái chung làm cái riêng, cho mình có cái quyền sinh, quyền sát dẫn đến xuất hiện cơ chế xin cho của thời bao cấp. Tệ nạn cửa quyền đã ló ra quanh việc cố tình thực hiện một cách méo mó luật xuất bản mới. Nên chăng có luật mới, cần phải xoá bỏ gấp “lệ cũ”đi chứ ?
1.3 Phóng sự .
Phóng sự được coi là thành tựu nổi bật của báo chí. Nó là thể loại duy nhất có thể trình bày một cách khái quát lại vừa chi tiết cụ thể về một hiện thực đa dạng bề bộn đồng thời lý giải được những vấn đề đặt ra từ hiện thực ấy một cách thoả đáng. người làm báo thường sử dụng hình thức phóng sự để thông tin về những vấn đề nóng bỏng đang thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận.
Với bút pháp giàu chất văn học và cái tôi trần thuật vừa cảm xúc vừa trí tuệ, phóng sự rất thích hợp và thực sự phát huy vai trò trong lĩnh vực thông tin về bản sắc văn hoá dân tộc. Tần suất các loại bài này cũng khá cao trên ấn phẩm tăng cường chất sống, sức hấp dẫn cho tờ báo. Những biến chuyển của văn hoá nghệ thuật của dân tộc trong đời sống hiện đại là nội dung được đề cập rất nhiều qua những bài phóng sự. Trong đó nổi bật lên là những cuộc đấu tranh để sinh tồn giữ nét đẹp văn hoá, làm rõ thêm, sinh động hơn nét đẹp văn hóa dân tộc. Nó được đặc tả dưới nhiều góc độ khác nhau: Phóng sự “tình nghệ sỹ với Duyên Dáng Việt Nam” của Cao Minh Hiển báo Thanh Niên ra ngày 2/11/2005 và một loạt phóng sự “ đi tìm dấu vết của Bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm trong những cánh rừng H’rê” của Đặng Ngọc Khoa 18/11/2005 đến 23/11/2005. Bài phóng sự của tác giả Cao Minh Hiển đã lột tả được những niềm vui, niềm háo hức và những thành công của các nghệ sỹ của DDVN. DDVN đã chinh phục độc giả bằng chính nghệ thuật nét đẹp văn hoá bản sắc dân tộc. Không chỉ những độc giả Việt Nam mà ngay cả độc giả nước ngoài cũng cảm nhận sâu sắc được nền văn hoá bản sắc dân tộc.
Phóng sự “đi tìm phóng sự của Đặng Thuỳ Trâm” cũng là một thiên phóng sự dài kỳ của Đặng Ngọc Khoa. Nói lên tấm lòng của người dân H’rê đi tìm cội nguồn của dân tộc, đi tìm cái tinh hoa văn hoá.
Phóng sự với bút pháp linh hoạt kết hợp cả tả, thuật, bình đã đưa đến cho độc giả tiếp cận được văn hoá ở nhiều góc độ khác nhau, tác động đến ý thức tình cảm của người đọc để giáo dục nhận thức đúng đắn. Cảm xúc trong trường hợp này giữ vai trò rất quan trọng làm tăng sức truyền cảm và hấp dẫn của tác phẩm.
Có thể nhận thấy phóng sự là thể loại bình linh hoạt ,rất phù hợp với lĩnh vực bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộcViệt Nam.Tăng cường phóng sự đồng nghĩa với tăng cường chất sống được chuyển hoá qua cảm xúc của người cầm bút đang là xu hướng phát triển.
1. 4 Phỏng vấn .
Phỏng vấn là hoạt động nền tảng của báo chí đương đại thể loại nhóm thông tấn, trong đó trình bày cuộc nói chuyện của nhà báo với một nhóm đối tượng hay một đối tượng trong vấn đề cấp thiết đang được mọi người quan tâm và có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định. Đối tượng đó thường là những người am hiểu, có uy tín về lĩnh vực nào đó.Thông qua ý kiến của người được phỏng vấn để làm rõ những vấn đề còn khúc mắc ,chưa được sáng tỏ ở đôc giả.
Với vai trò quan trọng như thế phỏng vấn luôn là nhu cầu cấp thiết của bạn đọc, là một nước đông dân tộc để hiểu văn hoá nghệ thuật nước nhà thật là điều khó. Mỗi người đều muốn đưa ra câu hỏi của mình về những vấn đề mình chưa hiểu rõ ,vậy nhà báo phải thay mặt cho họ để tìm hiểu khám phá những gì được gọi là bản sắc văn hoá dân tộc.Từ đó tác động sâu sắc đến ý thức giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá. Giúp con người hiểu sâu hơn nền văn hoá hiện đại nhưng đậm đà bản sắc dân tộc.Trên báo Thanh Niên có bài phỏng vấn “Tôi như một cây lúa”của Chu Vũ Minh ra ngày 23/11/2005, bài phỏng vấn về NSND Đặng Thái Sơn là người Châu Á đầu tiên giành huân chương vàng cuộc thi ChoPin quốc tế lần thứ 10 tại Warsaw là một người hiếm hoi trở thành công dân thế giới. Ông đã nói lên cảm nhận của mình về nền âm nhạc việt nam đang phát triển chậm hơn cả quốc gia có nền âm nhạc mới chừng đuợc 20 năm như Thái Lan, Indonesia. “Tôi thấy thật đáng lo lắng, cứ nhìn cái nhà hát 100 tuổi và đẹp đẽ thế này lại nghĩ rằng nhạc cổ điển phải phát triển hơn nữa”. Điều đó là ước muốn của toàn dân tộc.
Vậy để nền âm nhạc nước nhà phát triển hơn nữa, nhà nước cần đầu tư nuôi dạy những mầm non tương lai.
1.5 Phê bình .
Phê bình là loại hình mới mà rất ít người hiện nay theo đuổi. Phê bình là thể loại báo chí chính luận mà trong đó phê bình nghệ thuật là một bộ phận góp thành để tạo nên một mảng văn hoá bản ngã, phê bình nghệ thuật là phê bình tác phẩm nghệ thuật hoặc thơ giúp công chúng hiểu sâu sắc về tác phẩm nghệ thuật. Nắm bắt được cái thần của tác giả, hình tượng tác phẩm chỉ ra được cái hay của tác phẩm. Để công chúng rung động và cảm hoá tác phẩm trước tiên tác giả phải là người cảm nhận được nghệ thuật, phải am hiểu có kiến thức sâu rộng từ đó dùng ngôn ngữ sinh động của mình với lý luận chặt chẽ phân tích được ý nghĩa xã hội và chỉ ra được vị trí của tác phẩm trong giai đoạn hiện nay nhằm tác động mạnh mẽ đến tư tưởng người đọc. Cần đánh giá tác phẩm có đáp ứng được nhu cầu của người đọc hay không?.
Phê bình nó đóng vai trò hết sức quan trọng là cầu nối giữa độc giả với tác phẩm bởi vậy cần nâng cao và phát triển mạnh thể loại này giúp công chúng nhận định được đúng hơn về tác phẩm nghệ thuật. Đồng thời giúp cho tác giả tự hoàn thiện hơn, làm giầu hơn cho nền văn hoá nước nhà: Bài phê bình “đã có vàng trong mộng phù du”(của Hạ Anh trên báo thanh niên ra ngày 21/11/2005)cũng phần nào đánh giá được nền nghệ thuật nước nhà.
1.6Trần thuật .
Trần thuật là một trong những thể loại thuộc báo chí thông tấn trong đó nhà báo thuật, tả, bình cảm xúc để phản ánh một cách tường tận, sinh động hấp dẫn diễn biến một sự kiện quá trình diễn ra bằng cách nhà báo chứng kiến trực tiếp hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình diễn ra sự kiện.
Trần thuật được sử dụng khi có sự kiện chính trị, văn hoá thể thao nổi bật với đặc tính tổng hợp đan xen hoà quện giao thoa giữa các nhóm thể loại trần thuật có thông tin lý lẽ của nhóm chính luận, phê bình, bình luận, đánh giá có mức độ, có yếu tố thông tin sự kiện của nhóm báo chí thông tấn- Tức là có chất liệu chi tiết thời sự mới độc lập. Trong thông tin có thẩm mỹ lý lẽ của nhóm chính luận nghệ thuật- Tức là có hình ảnh cảm xúc đan xen vào nhau .Các yếu tố này đảm bảo cho thông tin hấp dẫn sôi động lôi cuốn đáp ứng được nhu cầu của khán giả.
Trần thuật được sử dụng như một mũi nhọn xung kích tuyên truyền trên phạm vi rộng cả nước đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn trong cuộc chiến văn hoá hiện nay, làm nổi bật lên bản sắc văn hoá bản địa của người Việt- Báo Thanh Niên đã tận dụng những ưu diểm đó để phát huy mạnh mẽ văn hoá dân tộc, thông qua bài trần thuật của Cao Minh Hiển từ Sydney “những cơn sóng từ Sydney”(ngày 3/11/2005). Qua bài trần thuật của Cao Minh Hiển về Duyên Dáng Việt Nam (DDVN).
Sự thành công của DDVN ta không những được chứng kiến vẻ đẹp bức tranh văn hoá Việt Nam sống động, mà còn được hoà mình vào không khí náo nức của đêm diễn để cảm nhận sâu sắc cái tình cảm nhiệt huyết của đồng bào xa xứ hướng về cội nguồn dân tộc, cũng như tình cảm của người nghệ sỹ đối với đồng bào xa xứ. Hai tình cảm hướng về cội nguồn như hoà làm một tạo nên DDVN một nét thăng hoa tột đỉnh về nét đẹp văn hoá dân tộc- một nét đẹp truyền thống mà hiện đại.
1.7 Ý kiến .
ý kiến là một dạng chính luận nghệ thuật khác với các thể loại khác là nó có độ chính xác cao xử dụng phương pháp của tiểu luận có lập luận chặt chẽ, phân tích lý giải cao. Nhà báo cần căn cứ vào tình tiết khác nhau để nghiên cứu về nguồn gốc của vấn đề làm sáng tỏ bản chất của hiện tượng, cần lập luận chặt chẽ và chỉ ra rõ ràng mục tiêu đề ra. Đây là một loại bài rất phù hợp với vấn đề văn hoá. Qua sự đánh giá của tác giả có thể làm nổi bật nên bản chất của văn hoá dân tộc giúp độc giả hiểu sâu hơn về văn hoá nghệ thuật Việt Nam.
Bài ý kiến hay ghi chép của nhà chính luận là loại ghi chép và nhận xét của nhà báo, nhà chính luận về một sự kiện hiện tượng có thật trong xã hội ví dụ:
Nhà báo Xuân Thái (báo Sài gòn giải phóng ). Nói về DDVN có bài “một nhịp cầu thân thương”.
“Ấn tượng nhất đối với tôi là hình ảnh một số khán giả nữ người nước ngoài đã khoác lên người chiếc áo dài Việt Nam đến xem, còn bà con việt kiều ở Úc thì tay bắt mặt mừng.Tất cả như gần lại trong tình cảm ấm thân thương tôi chợt hiểu DDVN không những cung cấp một món ăn tinh thần, một bữa đại tiệc văn hoá cho mọi người trong đó có cộng đồng người việt xa xứ mà còn tạo một nhịp cầu thân ái để mọi người gặp gỡ giao lưu và hướng về Việt Nam với khát khao cống hiến cho sự hưng thịnh của đất nước”.
1.8 Ký sự .
Ký sự là một thể loại báo chí trong đó nhân vật, sự kiện, điển hình thông qua báo chí mang đến cảm xúc thẩm mỹ sâu sắc đối với độ giả.
Bằng bút pháp tả, bình, thuật với cái tôi xuất hiện rất rõ ghi lại những điều mắt thấy tai nghe thông qua bút pháp nghệ thuật của tác giả giúp công chúng nhận thức đúng sự kiện, sự việc đang diễn ra.
Bố cục của ký sự trên tuân theo lôgic tình cảm sáng tạo không tuân theo logic tư duy thực tế. Năng lực của ký sự không phải là sự kiện mà là sự trăn trở suy tư, hướng tới tình cảm cao đẹp và đánh thức công chúng đến với cái cao đẹp đó. “Mẹ Âu Cơ có buồn chăng” của Vi Khang – trên báo Thanh Niên ra ngày 3/11/2005. Bài viết nói về sự trăn trở về con người đất việt, về một vài hành động quá khích của đồng bào ta ở nước ngoài về việc quảng bá văn hoá Việt Nam thông qua DDVN. Họ cho rằng Việt Nam không có dân chủ, nhưng chẳng phải những gì họ đã làm là xâm phạm quyền dân chủ của người khác đó sao. Những hành động quá khích đó là hành động sỉ vả vào chính đồng bào mình. Lẽ nào chúng ta mang bản sắc văn hoá dân tộc quảng bá ra nước ngoài là một điều sai trái không nên làm ư? Tại sao văn hoá nước ngoài thì có thể du nhập vào Việt Nam, mà Việt Nam lại không thể cơ chứ?
Với bút pháp giàu tính châm biếm, phê phán, ẩn dụ, so sánh tác giả đã làm nổi bật vấn đề cấp thiết về ý thức của công dân Việt Nam ở nước ngoài về văn hoá dân tộc, tác giả nói lên suy nghĩ của người con việt: “Việt Nam không có nước ngoài nước trong, không có chế độ cũ, mới, bên này hay bên kia chiến tuyến, chúng tôi hiểu lịch sử có hùng ca, có vẻ vang nhưng cũng có lỗi lầm. Dân tộc nào, quốc gia nào cũng có nỗi đau riêng. Dân tộc mình đã có quá đủ nỗi đau chiến tranh, sao chúng ta cứ đào bới mãi vết thương, để cơ thể việt lành lặn ,khoẻ mạnh…vươn lên đuổi kịp bạn bè”.
1.9 Thư tín .
Thư tín là hình thức trao đổi trực tiếp liên quan đến nhiều người . Ở đây thông qua những bức thư độc giả đã viết lên cảm xúc của mình về văn hoá nghệ thuật. Từ đó được báo chí truyền tải cảm xúc đó đến nhiều độc giả làm cho sức lan toả của sự rung cảm ngày càng mạnh mẽ trong dư luận của xã hội về văn hoá nghệ thuật. Điều này được khẳng định rõ trên báo Thanh Niên trong dịp DDVN. Nhiều lá thư đã bày tỏ những ý kiến cảm nhận văn hoá dân tộc . Không những công dân trong nước mà còn cả công chúng nước ngoài cũng phải công nhận một nền văn hoá nghệ thuật rất độc đáo của Việt Nam, ví như là thư của Trần Phước từ CaLi với nhan đề “nghe Ánh Tuyết hát trên đất Mỹ”ra ngay 17/11/2005 trên báo Thanh Niên.tiếp đó là bài “DDVN và tấm lòng khán giả - bạn đọc”. Trong hai đêm diễn của DDVN tại Sydney và Canbera (Úc)đã kết thúc nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng lại trong lòng người. Những lá thư của bạn đọc từ hải ngoại và khắp mọi miền đất nước gửi về, tâm tình, chia sẻ và góp ý cho hành trình văn hoá -nghệ thuật của Việt Nam ngày càng duyên dang hơn.
Tóm lại: BáoThanh Niên đã thành công hơn trong việc đưa văn hoá nước nhà giao lưu với thế giới đồng thời cũng khẳng định được nét đẹp truyền thống Việt nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Với những thể loại khác nhau, báo Thanh Niên đã luôn mang lại cho bạn đọc những thông tin về văn hoá nghệ thuật một cách nhanh nhất. Mỗi loại hình đều có thế mạnh riêng , nó được thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau, ở từng khía cạnh các tác giả đã lột tả được một bức tranh toàn cảnh về văn hoá nghệ thuật nước nhà. Bằng những ngòi bút sắc sảo tinh tế các tác giả đã thể hiện rõ ràng những nội dung cần truyền tải đến độc giả góp phần không nhỏ đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
2 Khảo sát trên báo Văn Hoá:
Báo Văn Hoá là tờ báo của Bộ Văn Hoá - Thông Tin, được phát hành vào thứ hai, thứ tư và thứ sáu hàng tuần.Do là tờ báo chuyên ngành về văn hoá nên lượng bài viết về Văn hoá nghệ thuật nhiều hơn so với báo TN.
Trên báo Văn Hoá chủ yếu là Tin, Phỏng Vấn , Phóng Sự, Tường Thuật, Ghi Chép, Bình Luận và Ý kiến
2.1 Tin:
Số ra ngày 1-4/9/2006 số 1265+1266 “ Điện ảnh và Bản sắc dân tộc”, bài “ Cứu một di sản vô giá của thế giới” ra ngày 15/9/2006, “Sự bứt phá của một thế hệ trẻ” ra ngày 20/9/2006, “Còn hay không một bản sắc” ngày 2/10/2006, “ Hình ảnh APEC và di sản văn hoa” ngày 4/10/2006, “Nét đẹp của làng văn hoá Bhơ Hôông 1” ra ngày 25/10/2006, báo ra ngày 15/11/2006 có bài “ Bảo tồn bến nước” và bài “Khi sân khấu cuốn theo thị trường” tất cả những bài nói trên đều viết về vấn đề giữ gìn bản sác dân tộc.
2.2 Bài Phản ánh:
Số báo ra ngày 25/10/2006 có bài “ Những nghịch lý về rạp hát”, “ Kiểm tra và nghiệm thu các tác phẩm mỹ thuật trang trí” ra ngày 23/10/2006 và bài của tác giả Giáng Vân “ Nhiều di sản thế giới có nguy cơ bị xoá sổ” bài này đã phản ánh tình trạng các di sản bị xâm hại, mỗi năm có vài địa danh bị đưa ra khỏi danh sách di sản thế giới.
2.3 Bài Phóng sự:
số ra ngày 13/9/2006 có bài “Hồn trống đông sơn”, “ Liệu có thể hy vọng vào các chuyên gia “nội”” ra ngày 11/9/2006, “ Đánh Thúc “vốn văn hoá cổ”” ra ngày 4/10/2006, “Xã hội hoá con đường phải di của sân khấu” ra ngày 3/11/2006, “Làm gì để hát ru không chìm vào quên lãng” bài này của tác giả Hà Anh đã nói lên việc giữ gìn , lưu truyền và phát huy hát ru trong cộng đồng thời hiện đại
2.4 Phỏng vấn:
Bài “ Quy tụ những anh tài sân khấu” ra ngày 13/9/2006, “ ảnh Nghệ thuật, Việt Nam không hề có khoảng cách với thế giới” ra ngày 20/9/2006, “Đến lúc xã hội hoá các đoan nghệ thuật nhà nước”( Quang Thi- 21/9/2006” “ Phai mờ bản sắc trong lễ hội là điều đáng lo ngại nhất” ra ngày 20/10/2006, “ khi hội nhập đến đỉnh cao thì văn hoá là vấn đề mang tính chất sống còn” ra ngày 24/11/2006 bài này do Nguyễn Hoà thực hiện, tác giả đã phỏng vấn nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên. Ông nói “ khi chúng ta tiến vào hội nhập một cách mạnh mẽ thì văn hoá là vấn đề hết sức quan trọng. Nếu chúng ta chuẩn bị không nghiêm túc hoặc có thái độ chủ quan thì sẽ bị văn hoá ngoại lấn át và khi đó sẽ trả giá đắt..”
2.5 Tường thuật:
“ Tầm cao văn hoá của Tuyên ngôn Độc lập”- 1-4/9/2006, “ Báo chí ảnh hưởng không nhỏ đến phê bình văn nghệ”- Quốc Phúc (6/ 10/2006), “ Để người dân ý thức được giá trị văn hoá từ chính cuộc sống của họ” ( 11/10/2006), “ Trang sử đáng ghi nhớ để thực thi công ước UNESCO về bào vệ di sản văn hoá phi vật thể”.
2.6 Ghi chép:
bài “ Chuyện ghi ở bản Bang” (1-4/9/2006), “ Có đi mới hiểu hết cái tình của bà con” (20/9/2006), “ Để Quan Họ sống được trong đời sống cộng đồng” (20/10/2006), “Văn hoá Việt Nam là cái hấp dẫn nhất trong giao lưu hội nhập”- Nhật ánh (3/11/2006). Trong bài viết này tác giả đã ghi chép lại lời của GSTS Trần Văn Khê “ Đất nước Việt Nam chúng ta có một truyền thống lâu đời. Văn hoá Việt sẽ là cái hấp dẫn nhất, là vị sứ giả giầu sức chinh phục nhất của đất nước ta trước bạn bè quốc tế”.
2.7 Bình Luận:
“ Khi nghệ sĩ tự lăng xê mình” (18/9/2006), “ Không gian văn hoá Việt Nam tại vương quốc Bỉ” (18/9/2006).
So sánh giữa hai tờ báo Văn Hoá và tờ báo TN:
Báo Văn Hoá là tờ báo chuyên ngành về Văn hoá nên số lượng bài viết của báo Văn Hoá nhiều hơn báo TN, báo TN là tờ báo ra hàng ngày nhưng mỗi số báo chỉ có một chuyên mục về Văn hoá-Nghệ thuật.
Nhìn chung cả hai báo đều có những nét đặc trưng riêng về cách đặt tít, sapô, hình ảnh.
Trên báo TN về hình thức rất đa dạng và phong phú, về mặt nội dung những bài viết về Văn hoá Nghệ thuật thường đi sâu về điện ảnh hoặc các ca sĩ đang được nhiều bạn trẻ yêu thích. Cách đặt tít có điểm giống nhau ở các số báo là hay đặt tít có câu hỏi? “Có không vụ “đánh cắp” ý tưởng chương trình thời trang?”(Nguyên Vân- 30/10/2006), “Vì sao giải “phụ” toả sáng hơn giải “chính”?”, “Nói “Vâng” hay nói “không”?”.
Có lẽ đây là mặt hạn chế của báo TN vì trong hoạt động báo chí, thông tin là công cụ chủ yếu để nhà báo thực hiện mục đích của mình. Thông tin trở thành cầu nối giữa báo chí và công chúng. Theo cách đặt tít của báo hiện đại thì không nên đặt tít theo kiểu đặt câu hỏi bởi vậy sẽ làm giảm lượng thông tin của bài, không làm hấp dẫn cho người đọc.
Sapô cũng là phần quan trọng của mỗi thể loại báo nói chung.Sapô thường lấy một câu nói, hoặc một ý quan trọng mang tính chủ đề của toàn bài. Nên sapô rất quan trọng để thu hút người đọc. Như bài “ Hồi âm của một quãng buồn” (Ngô Thị Kim Cúc- 16/11/2006), tác giả viết sapô “Trung thực đến đau đớn và dũng cảm như một người tự đốt mình, Lê vân đã thắp lên ngọn lửa nhỏ để soi rõ không chỉ khuôn mặt mình mà cả toàn cảnh của một thời quá khứ. Bởi không chỉ là một diễn viên vơ-đét, cô còn là thành viên trong một gia đình danh tiếng là công dân của một thế hệ đã trưởng thành trong giai đoạn chuyển tiếp chiến tranh- hoà bình, có cơ hội để trải nghiệm và tỉnh thức một cách sâu sắc trong cả chuyện xã hội lẫn chuyện đời riêng”.
Ảnh minh hoạ. ảnh cũng là một phần rât quan trọng làm cho bài viết tăng thêm tính hấp dẫn, và sự tin cậy của công chúng đối với bài viết. Nếu một bài báo ngoài tít chính, tít phu và sapô ra không có hình ảnh minh hoạ thì bài báo đó sẽ đởn điệu. Trong các thề loại báo chí bài báo đều cần có ảnh đặc biệt bài phản ánh, phóng sự, ký…
Trên báo Văn Hoá:
Cách đặt tít của báo Văn Hoá, có loại giới thiệu, khái quát và đầy đủ toàn bộ vấn đề nêu trong bài, hoặc có thể lấy câu nói của nhân vật cách đặt tít này thường dành cho thể loại phỏng vấn hoặc ký như bài “ Khi hội nhập đến đỉnh cao thì văn hoá là vấn đề mang tính sống còn”(Nguyễn Hoà-Báo Văn Hoá 24/11/2006), “ Văn hoá Việt là cái hấp dẫn nhất trong giao lưu hội nhập” (Nhật Ánh- Báo Văn Hoá 3/11/2006”.
Sapô, cũng như các tờ bào khác sapô trên báo Văn hoá thường lấy những thông tin cốt lõi của bài nêu một cách khái quát nhất “ Khơi lại một dòng tranh…” của Hạnh Nhi (20/9/2006) viết “ra đời và phát triển trên nhu cầu cúng tế, cầu an của người dân các vùng miền Trung, nhất là vùng Bắc miền Trung ….”.
Ảnh minh hoạ trên báo Văn hoá cũng rất độc đáo, nhiều hình ảnh nổi bật gắn liền với sự kiện của bài. Như bài “Tiềm năng văn hoá ở các vùng biên giới là rất to lớn”(Đình Quang-Báo Lao động 22/11/2006) có 3 ảnh, chú thích “Ngày hội quê hương”, “Khi các anh về làng”, “Sách báo về bản”. ảnh to đặt ở giữa còn 2 ảnh nhỏ hơn đặt bên cạnh. Như vậy, độc giả có thể vừa đọc thông vừa nhìn ảnh minh hoạ dễ hiểu và băt măt công chúng hơn.
Nhìn chung cả báo Văn hoá và báo TN đều có những nét đặc trưng riêng cả về hình thức lẫn nội dung. Về mảng Văn hoá Nghệ thuật trên báo TN có nhiều bài viết sâu sắc và sức hấp dẫn hơn báo Văn hoá. Báo văn hoá là tờ báo chuyên ngành về văn hoá nên bài viết đôi khi trở nên nhàm chán, không có tính hấp dẫn người đọc. Báo TN, mỗi số báo chỉ có một chuyên muc về Văn hoá Nghê thuật nên bài viết sâu hơn và có tính thời đại.
KẾT LUẬN
Việt Nam là một cộng đồng các dân tộc sống xen kẽ với nhau. Do đó cái dân tộc trong văn hoá Việt Nam là cái dân tộc bao gồm những nét đặc sắc của văn hoá nhiều các dân tộc thống nhất trong một Quốc gia. Vì vậy, nền văn hoá Việt Nam hết sức phong phú bởi tính đa dạng trong văn hoá các dân tộc. Trải qua hàng nghìn năn giữ nước và dựng nước, sở dĩ chúng ta đứng vững và tồn tại được trên mảnh đất của chính mìnhlà nhờ sức mạnh cộng đồng và các dân tộc Việt Nam, mà yếu tố nội sinh là giữ gìn văn hoá dân tộc. Sức sống trường tồn của dân tộc Việt Nam minh chứng cho bản lĩnh sáng tạo văn hoá của con người Việt Nam. Nhưng đó là trong quá khứ, còn giờ đây chúng ta đang đương dầu với khó khăn và thử thách do cơ chế thời mở cửa đặt ra. “Mở cửa”, chúng ta để mặc cho gió bốn phương ùa vào, nhưng bên cạnh đó cũng còn có những làn gió độc đang làm xói mòn các giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc mà cha ông ta đã vun đắp qua bao nhiêu thế hệ. Để đảm bảo sự tiếp thu có chọn lọc, những tinh hoa văn hoá nước ngoài, nhất là để chống lại sự tấn công của các khuynh hướng nghệ thuật tư sản đồ trụy và phản động, chúng ta còn việc chống tệ “ăn sống nuốt tươi”, “sùng ngoại”, là công việc thường ngày phải được tiến hành song song với việc đấu tranh vì một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Như chúng ta đã biết, nền văn hoá mà đảng ta xây dựng là nền văn hoáXHCN. Bởi chỉ có chế độ XHCN thì văn hoá mới phát triển trong một môi trường lành mạnh, nhân văn trong đó yếu tố cộng đồng được đề cao nhưng cũng không vì thế mà vùi dập, ngược lại, khuyến khích sức sáng tạo cá nhân. Để phù hợp với thời kỳ mới, Đảng đã chủ trương mở cửa để đón nhận những tinh hoa văn hoá nhân loại trên cơ sở giao lưu có chọn lọc, nhằm “xây dựng một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc”. Vì thế nhiệm vụ của các nghành văn hoá, nghệ thuật, xuất bản, báo chí trong thời kỳ này là cực kỳ nặng nề và khó khăn.
Thời gian qua, báo Thanh Niên đã tập hợp được những cây bút hết sức năng động, có lập trường kiên định. Chính vì thế mảng văn hoá nghệ thuật phản ánh trên báo cũng rất phong phú, đa dạng, nhất quán trong tư tưởng chỉ đạo. Những bài phản ánh, phóng sự đã lột tả được một cách chân thực hiện trạng của bản sắc văn hoá dân tộc. Ở những bài viết khác cũng đã thể hiện được một cách sáng tạo về ý kiến chủ quan của mình cho nền văn hoá nước nhà.
Như đã nói ở trên, báo Thanh niên trong những năm vừa qua đã hết sức tích cực trong việc truyền bá đồng thời có những hoạt động, giải pháp thiết thực nhằm chấn hưng phát triển nền văn hoá dân tộc mọi hình thức.
¯ giải pháp nâng cao chuyên mục văn hoá nghệ thuật:
Vì văn hoá là một đề tài khá rộng và đa nghĩa, bởi vậy khi viết một bài về văn hoá cần chú trọng.
- Lựa chọn đề tài quan trọng cần thiết có ý nghĩa chính trị xã hội, đáp ứng được sự quan tâm của công chúng .
- Làm công tác tư liệu khi lựa chọn đề tài phải siêu tầm nghiên cứu, xử lý khối lượng tư liệu có liên quan đến đề tài.
- Xây dựng tác phẩm giai đoạn thực hiện cần cẩn thận từ cách đặt tít, sử dụng ngôn ngữ, cách đặt câu, bố cục sao cho bài viết sáng, hấp dẫn đạt hiệu quả cao.
-Cần mở thêm các chuyên mục về thế mạnh văn hoá dân tộc. Cần tổ chức, giới thiệu giao lưu về văn hoá nước nhà nhiều hơn nữa bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhauđể công chúng thưởng thức và tiếp nhận những tinh hoa văn hoá nghệ thuật bản sắc dân tộc. Đồng thời thu hút vốn đầu tư của bà con kiều bào có thu nhập, mong muốn đóng góp cho văn hoá nghệ thuật nước nhà và cả những người nước ngoài có thiện ý với đất nước con người Việt Nam.
Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận nhỏ , do còn nhiều hạn chế về thời gian, kinh phí và nhận thức chưa có điều kiện phát triển vấn đề nghiên cứu một cách sâu rộng hơn. do vậy tôi mong nhận dược những ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn bài tiểu luận.
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Cơ sở lý luận (Trần Quốc Vượng)
2. Cơ sở lý luận (Trần Ngọc Thêm)
3. Đại hội Văn hoá Toàn quốc tháng 7/1948
4. Đại hội VI của Đảng
5. Đại hội VIII của Đảng
6. Cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin - Đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước
PHỤ LỤC
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giữ gìn và phát huy văn hoá nghệ thuật.docx