Giúp học sinh biết kể chuyện theo phương pháp sáng tạo

PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Yêu cầu dạy học Tâm lí trẻ em đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi từ 1 đến 12 tuổi rất thích nghe kể chuyện . Chúng thường được nghe ông bà ,cha mẹ , thầy cô kể những câu chuyện cổ tích có những nhân vật thật gần gũi với lứa tuổi của chúng . Ngoài ra kể chuyện còn đem đến cho các em nhiều niềm vui , sự thích thú , thư giãn sau những giớ học căng thẳng . Những câu chuyện đó khơi gợi ở các em long yêu cái đẹp trong thiên nhiên , xã hội của con người . Nâng cao tâm hồn trong sáng , hướng các em tới những mơ ước cao xa cùng với sự phát triển hài hòa , toàn diện của bản thân . Ngoài ra những chuyện kể còn bồi dưỡng cho trẻ những tri thức thong thường về tự nhiên , xã hội . Môn kể chuyện còn là phân môn kích thích sự vận động linh hoạt của trí tuệ ,mở ra cho các em những chân trời mới , cho trí tưởng tượng làm phong phú các các hình thức màu sắc lí tưởng sống đang từng bước hình thành trong tâm trí trẻ em . Ánh mắt vui tươi , những tiếng cười sảng khoái , không khí nhộn nhịp , thư giãn trong giờ kể chuyện tạo ra sự gần gũi , cảm thông , long tin cậy giữa thầy cô và các em . Đặc biệt với những em còn rụt rè , nhút nhát , do bản thân hoặc do hoàn cảnh sống . Khi học tiết kể chuyện , các em sẽ có cơ hội gần gũi , hòa đồng với các bạn , các em được sống cùng những nhân vật trong truyện giúp các em tự tin mạnh dạn hơn . Đối với học sinh tiểu học kể chuyện là môn học rất hấp dẫn và thường được các em học sinh chờ đón và tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng , vui thích . Qua đó tôi nhận thấy rằng kể chuyện là một môn học lý thú và hấp dẫn ở trường Tiểu học là có cơ sở . Ngoài ra kể chuyện còn hình thành cho trẻ tính mạnh dạn , khả năng diễn đạt câu chuyện theo lời văn của mình , Các em biết nhập vai nhân vật một cách tự nhiên giúp các tự tin vào khả năng diễn đạt của mình . Trong tiết kể chuyện các em có thể hòa mình vào những nhân vật mình yêu thích . Các em được sống trong thế giới riêng của mình . Vì thế việc dạy kể chuyện cho các em rất cần sự đầu tư của giáo viên và phải xác định được tầm quan trọng của tiết kể chuyện . Thực tế dạy học Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn kể chuyện , và những yêu cầu dạy học phân môn này . Giáo viên phải thấy được : “ việc dạy kể chuyện như thế nào hấp dẫn , thu hút các em ?” . Để thực hiện được điều này đòi hỏi ở giáo viên phải có sự đầu tư bài dạy , long say mê nghề nghiệp , yêu trẻ , hiểu và nắm bắt được tâm lý trẻ em , phải biết được chúng cần gì và muốn gì ? Nhưng qua thực tế giảng dạy hiện nay , một số giáo viên vẫn chưa dành cho môn học này sự đầu tư xứng đáng . Tiết kể chuyện diễn ra rất tẻ nhạt , buồn chán . Giáo viên giảng dạy rất sơ sài . Có khi lên lớp giáo viên chỉ cầm sách đọc câu chuyện cho học sinh nghe một cách thờ ơ qua loa và không có cảm súc sau đó cho học sinh đọc lại . Một tiết kể chuyện diễn ra ngắn gọn , buồn chán và đơn điệu . Vì vậy tiết kể chuyện chưa lôi cuốn học sinh , chưa tạo được hứng thú , long say mê học đối với phân môn này . Tiết kể chuyện diễn ra dưới hình thức độc thoại của giáo viên trong một giọng kể tẻ nhạt ,không có tranh minh họa và học sinh chưa được hòa nhập vào từng nhân vật trong truyện vì giáo viên còn xem nhẹ tiết kể chuyện. Giáo viên chưa tạo được sự hứng thú học tập và phát huy tính tích cực của học sinh . Các em chưa được bộc lộ hết khả năng kể chuyện cũng như tính sáng tạo ở mỗi em . Hiện nay phân môn kể chuyện dường như bị xem như là môn học phụ , vị trí của phân môn này vẫn chưa được coi trọng đúng mức . Nhu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân Từ lâu môn kể chuyện được đưa vào chương trình Tiếng việt ở Tiểu học , nhất là với tư cách của phân môn riêng . Song nhiều năm qua , tiết kể chuyện chưa được quan tâm đúng mức , kể cả trong cải cách giáo dục , kể chuyện vẫn chưa chuyển biến được là bao bởi nhiều nguyên nhân như : Trong thời khóa biểu , tiết kể chuyện thường được xếp ngay sau tiết tập đọc 1 ngày , học sinh không có thời gian tham khảo .Văn bản truyện đọc dài , nhiều tình tiết khó nhớ , khó thuộc . Vì vậy tiết kể chuyện thường biến thành một tiết truyện đọc thiếu tính hấp dẫn , ít thuyết phục .Thậm chí có những giáo viên còn xem phân môn này là môn học phụ nên bỏ qua không dạy hoặc dạy rất sơ sài .Xuất phát từ những đặc điểm tình hình qua quá trình giảng dạy môn kể chuyện . Bản thân tôi nhận thức rằng quá trình dạy kể chuyện là một quá trình nghệ thuật khoa học phức tạp , tinh tế nhiều mặt và có tính chất độc đáo . Và điều này càng bộc lộ rõ nét hơn qua phân môn kể chuyện . Vì vậy bản thân tôi là giáo viên Tiểu học , tôi đã nghiên cứu tìm ra những hướng giải quyết để tìm cách nào tiến hành “ Một tiết kể chuyện giúp học sinh biết kể chuyện sang tạo theo chương trình cải cách mới của học sinh lớp 2 đạt hiệu quả cao hơn” .ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trọng tâm nghiên cứu đề tài của tôi là nêu ra một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn kể chuyện sáng tạo ở lớp 2 . Với nhiều năm tham gia giảng dạy lớp 2 . Trong phạm vi nghiên cứu của mình tôi đưa ra những biện pháp giúp học sinh lớp 2 biết kể chuyện sang tạo thong qua kể chuyện theo tranh minh họa các em biết kể lại nội dung cốt truyện bằng lời của mình kết hợp điệu bộ và giúp học sinh biết nhập vai các nhân vật trong từng câu chuyện kể . Hiện nay tôi đang giảng dạy lớp 2 /3 trường Tiểu học Định An , huyện Dầu Tiếng . Trường thuộc xã vùng sâu khó khăn , không có điều kiện gần gũi với phương tiện thông tin hiện đại nhưng bù lại các em lại rất mạnh dạn và tự tin . Đa số các em đều chăm chỉ và có tinh thần học tập cao . Nên đó cũng là một thuận lợi không nhỏ trong việc nghiên cứu đề tài này . Tính mạnh dạn đã có sẵn trong mỗi bản thân của các em và sự quan tâm của tất cả các bậc phụ huynh đối với việc học tập của con em mình . Đó cũng là bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này có hiệu quả và đạt chất lượng cao . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1Nghiên cứu tài liệu dạy học Để nghiên cứu đề tài này , tôi tham khảo và nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 2 . Nghiên cứu tham khảo ở sách giáo viên . Ngoài hai loại sách chính trên tôi tìm hiểu thêm ở một số sách hướng dẫn cách đọctruyện ,tâm lý trẻ em , một số sách truyện cổ tích , truyện thiếu nhi . Sách tham khảo của nhà xuất bản giáo dục và nhất là tôi rất chú trọng đến việc luyện giọng kể của mình . Nhằm phát triển nghệ thuật kể chuyện , tôi thường xuyên quan tâm đến chương trình đọc truyện thiếu nhi trên đài truyền thanh và xem các chương trình kể chuyện cho trẻ em được phát song trên ti vi . Ngoài ra tôi còn tìm mua một số băng hình về phim truyện thiếu nhi nhằm tìm hiểu them từng nhân vật thể hiện qua cách diễn xuất của từng diễn viên nhí . Những nhân vật thật trên phim sẽ có tác động rất mạnh mẽ đến trẻ em . Vì thế tôi luôn quan tâm đến tất cả các vấn đề lien quan đến việc làm sao để phát huy tối đa năng lực của từng học sinh . 3.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế Tôi đã thực hiện một số lần khảo sát , trao đổi với đồng nghiệp , học sinh về vấn đề giáo dục kể chuyện hiện nay . Đa số học sinh rất thích tiết kể chuyện ( theo số liệu tôi tham khảo trong lớp thì có 34/34 em đều thích nghe kể chuyện và xem phim truyện thiếu nhi , cũng như kịch thiếu nhi và đặc biệt là truyện cổ tích ) . Về phía giáo viên đồng nghiệp cũng thấy rằng học sinh rất có hứng thú với tiết kể chuyện , và chờ đợi tiết kể chuyện trong niềm háo hức và tâm trạng rất vui . Còn với phụ huynh thì cho rằng kể chuyện là cách giáo dục tốt nhất đối với trẻ em . Chúng rất tin vào những câu chuyện thần kỳ , chúng luôn luô mong muốn có một ngày nào đó mình sẽ thành nhân vật ấy , điều đó giúp trẻ có niềm tin mãnh liệt vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống . Ngoài ra việc dự giờ đồng nghiệp nhằm trao đổi học hỏi kinh nghiệm cũng được tôi vận dụng . Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, BGH là luôn trao đổi thường xuyên cùng hiệu phó chuyên môn để đưa ra những vấn đề còn vướng mắc . Đối với học sinh sau khi được học xong tiết kể chuyện , tôi khảo sát các em bằng cách cho sử dụng một số câu hỏi nhằm liểm tra lại những gì các em đã được tiếp thu . Sau đó ( cho các em ghi lại cảm nhận của mình về câu chuyện vừa nghe ) được tôi thường xuyên vận dụng để các em có dịp bộc lộ cảm xúc của mình nói lên những điều thích và không thích ở các nhân vật tong từng câu chuyện kể và trong thế giới tuổi thơ của các em . 3.3 Dạy thực nghiệm Giảng dạy thực nghiệm 2 tiết : Kể chuyện bài : Bạn của Nai NhỏKể chuyện bài : Bà cháu3.4 Kiểm tra đánh giá trước và sau khi thực nghiệm Trước khi nghiên cứu đề tài này , tôi đã tổ chức kiểm tra đánh giá trước và sau thực nghiệm việc cải cách giảng dạy môn kể chuyện . Trong tiết kể chuyện bài : Bạn của Nai Nhỏ và bài Bà cháu . Tham khảo ở học sinh , thì thấy rằng dù đã được học ở tiết tập đọc nhưng các em vẫn không có hứng thú và chưa thích thú câu chuyện này . Các em rất nhát khi được tôi yêu cầu kể lại cho các bạn nghe . Nhung các em chỉ cười trừ và rất mắc cỡ , có em cũng mạnh dạn đứng lên kể nhưng rồi câu chuyện trở nên tẻ nhạt qua lời kể của các em . Và tôi đã dạy thực nghiệm thì kết quả hoàn toàn bất ngờ . Các em thích thú thể hiện rõ lên nét mặt của từng học sinh . Và điều làm tôi bất ngờ hơn hết là khi tôi yêu các em kể lại câu chuyện trên thì các em tranh nhau đòi kể và kể một cách rất hăng say . Nhập tâm vào cốt truyện một cách nhanh chóng . Từng em thể hiện nhân vật một cách rõ nét , thể hiện đúng tâm trạng của nhân vật mà các em tham gia đóng . Đó là kết quả của quá trình học tập vừa giải trí thư giản dành cho các em thông qua môn kể chuyện .

doc34 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 18527 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giúp học sinh biết kể chuyện theo phương pháp sáng tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận thật sâu sắc về từng câu chuyện của bài . Nghiên cứu thật kĩ câu chuyện , nhất là những câu chuyện có tình tiết phức tạp trước khi lên lớp . Tôn trọng ý kiến của học sinh , nhẹ nhàn tế nhị không nên phê phán khi học sinh kể sai , nên khuyến khích các em kể dù chưa hay . Động viên các em trong quá trình các em kể chuyện . Hãy giúp học sinh nắm : Quan sát tranh , cảm nghĩ về nhân vật trong tranh – Thứ tự các tranh – Nhân vật chính phụ - Hoạt động của nhân vật – Cảnh vật xung quanh Học sinh phải sát định được đoạn – nội dung chính của đoạn – ý trong từng đoạn đó Lứa tuổi này các em rất nhát , nếu giáo viên có thái độ không tế nhị sẽ dẫn đến học sinh không dám kể và như thế tạo cho các em cảm giác sợ hãi khi tham gia kể chuyện . 3.1.2 Giúp học sinh quan sát tranh – kể chuyện theo nhóm Tranh minh họa cho câu chuyện được xem là trọng tâm của hoạt động kể theo tranh . Ở học kì I , một số câu chuyện có tranh vẽ minh họa nhằm gợi ý cho các em dễ nhớ cốt chuyện , và một số chuyện có dàn ý cho sẵn . Để hình thành ở học sinh kĩ năng quan sát và biết kể bằng ngôn ngữ của mình và yêu cầu cần đạt khi hướng dẫn học sinh kể chuyện sáng tạo . Tôi , học sinh quan sát tranh lại sau khi đã nêu ra yêu cầu của đề bài . Một số học sinh yếu thì tôi cho các em đọc thầm lại bài tập đọc vài lần để các em nhớ lại cốt truyện . Sau đó cho các em nêu tóm trắt lại nội dung từng bức tranh . Mỗi tranh là một nội dung của câu chuyện . Kĩ năng cần đạt ở giai đoạn này là học sinh biết sắp xếp nội dung tranh vẽ phù hợp với nội dung câu chuyện và quan trọng là nhớ lại câu chuyện để có thể diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của mình . Để kiểm tra trí nhớ của học sinh , sau khi học sinh quan sát tôi liền cho đặt câu hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ? . Từng câu trả lời là tôi có hướng giúp các em nắm nội dung của từng tranh vẽ . Sau khi từng học sinh nắm được nội dung tranh thì tôi tiến hành cho các em kể . Yêu cầu của tôi đặt ra cho các em là phải nắm nội dung câu chuyện và kể lại bằng giọng kể và lời nói của mình . Mặc dù các em kể y trong bài tập đọc là không sai nhưng tôi luôn khuyến khích các em kể bằng suy nghĩ , cảm nhận của mình về câu chuyện đó . Điều quan trọng ở hoạt động này là tôi hướng cho các em được nói lên nội dung câu chuyện thong qua từng đoạn tranh chứ không phải là đọc lại nội dung cốt truyện . Vì vậy chính giáo viên là người hướng dẫn các em làm được việc đó . Ở các em chưa biết tự ý thức về điều đó . Muốn hình thành được kĩ năng đó tôi đã áp dụng biện pháp các em nhìn tranh quan sát và hướng cho từng nhóm làm việc , nêu rõ yêu cầu của bài là em phải biết dùng lời của mình diễn đạt nội dung tranh vẽ các em có thể tham khảo thêm ở bài tập và tôi có một nhận xét chung là hầu hết các em đều đã nắm rõ . Vì thông qua nội dung bài tập đọc đã được học 2 tiết thì việc nắm cốt chuyện đối với các em không quá khó . Đó cũng là bước đầu giúp học sinh biết tự dung lời nói của mình diễn tả nội dung cốt truyện qua tranh . Tuy nhiên trong thời gian đầu tôi cũng gặp một số khó khăn như : cha mẹ các em sợ con mình không kể được nên cho học thuộc toàn bài tập đọc , nhưng qua một thơi gian thì tình trạng đó không còn nữa, các em không còn thuộc chuyện một cách máy móc như trước nữa . Bước đầu như thế là rất đáng khích lệ đối với tôi trong quá trình nghiên cừu đề tài này . Ví dụ : Trong tiết kể chuyện bài : CHIẾC BÚT MỰC Tôi cho từng nhóm quan sát từng nội dung tranh vẽ là gì ? trong nhóm suy nghĩ khoảng thời gian là 3 phút . Sau đó từng nhóm lên nói nội dung của từng tranh vẽ . Qua quan sát và nhớ lại thì đã phần nào hình thành cho các em tự nói lên nội dung bức tranh bằng ngôn ngữ của mình . Câu trả lời của các em sau khi thảo luận là : Tranh 1 : có rất nhiều tình huống mà các em đặt ra – có em trả lời “ hôm ấy cô giáo cho bạn Lan viết bút mực vì cô kêu bạn ấy lên lấy bình mực” , lại có em trả lời “ cô giáo cho bạn ấy bình mực vì bạn ấy không có mực để viết” nhưng cũng có em lại nói y như trong bài tập đọc . Nhìn chung tất cả các em đều nói đúng nội dung của tranh 1 , nhưng các em trả lời riêng độc lập không theo nội dung của bài học thế nhưng tôi luôn khuyến khích rằng em đã trả lời đúng rồi nhưng cần phải trả lời theo nội dung bài đã học , không nên nói lại y bài tập đọc mà phải nói bằng lời của mình như thế mới gọi là kể chuyen65chu71 . Để học sinh có thể lưu loát thì tôi tập trung cho các em kể theo nhóm và mỗi các em trong nhóm đều được kể , các em sẽ kể từng đoạn trong câu chuyện , mỗi em kể một đoạn , như vậy hình thành cho học sinh để hình thành cho học sinh nói lại nội dung câu chuyện một cách lưu loát . Như thế khi kể trước lớp các em sẽ mạnh dạn hơn và tiến hành kể chuyện kết hợp điệu bộ sẽ dễ dàng hơn . Tranh 2 : Bạn học sinh khóc và cô giáo hỏi vì sao em khóc . Tranh 3 : Bạn ngồi cùng bàn cho bạn ấy mượn bút khi bạn ấy không mang theo bút Tranh 4 : Bạn đó tốt bụng nên cô giáo cho bạn đó viết bút mực luôn và còn khen bạn đó biết giúp đỡ bạn và cô cho bạn ấy mượn bút để viết Những nội dung học sinh trả lời của từng nội dung bức tranh tôi đều tôn trọng và để cho các em nói , hầu hết mỗi em đều có cách diễn đạt riêng của mình , nhưng tất cả đều có những từ ngữ rất thực tế của em dù cốt chuyện là giống nhau . Tôi luôn khuyến khích các em diễn đạt theo suy nghĩ của mình không nên rập khuôn của bài tập đọc . 3.1.3 Hình thành việc kể chuyện cá nhân Bằng giọng kể thật tự nhiên của mình bước đầu các em nắm được cách kể chuyện bằng lời của mình thong qua nội dung tranh vẽ và biết dùng lời của mình để kể lại . Bước tiếp theo không thể thiếu ở mỗi tiết kể chuyện là khả năng thể hiện nội dung toàn câu chuyện bằng lời nói kết hợp với hành động cử chỉ điệu bộ của mình . Ở bước đầu các em đã nắm được nội dung câu chuyện , thì việc các em kể lại toàn bộ câu chuyện sẽ không có nhiều khó khăn lắm . Để giúp các em có khả năng tự tin đứng trước lớp kể chuyện . Tôi phải thực hiện các bước sau : + giáo viên phải giúp học sinh sát định thật kĩ yêu cầu của bài . + Dẫn dắt học sinh đến với nội dung câu chuyện một cách nhẹ nhàng thoải mái . + Đặt câu hỏi để gợi mở cho học sinh nhớ lại câu chuyện. + Hướng dẫn học sinh tính cách điệu bộ giọng nói của từng nhân vật trong câu chuyện cần kể ( đặt câu hỏi để học sinh trả lời , bổ sung góp ý cho các em ) . + Hướng dẫn để học sinh biết dung lời nói của mình để kể và biết kết hợp điệu bộ cử chỉ của nhân vật cho phù hợp với nội dung câu chuyện . + Không ngắt lời học sinh , phải tế nhị nhẹ nhàng , động viên khuyến khích các em . + giáo viên phải đánh giá đúng mức về kể chuyện sang tạo là hình thành ở học sinh giọng kể tự nhiên + điệu bộ thích hợp + câu chữ của bản thân . giáo viên hãy giúp học sinh nắm : Nhân vật – Tình tiết câu chuyện – cốt chuyện . Tổ chức cho các em thi nhau kể và cho cả lớp nhận xét giọng kể của bạn . Hình thức thi kể tôi thường áp dụng là cho các em kể theo tổ nhóm . Trong quá trình các em kể tôi luôn động viên các em để cc1 em có đủ tự tin trong câu chuyện của mình . Khen thưởng động viên các em . Để đạt được những yêu cầu trên , tôi phải luôn cố gắng để các em phát huy khả năng của mình . Thời gan đầu các em không biết kết hợp giọng kể với cử chỉ điệu bộ . Tôi nhẹ nhàng động viên các em . Hướng dẫn từng bước để các em khỏi bỡ ngỡ khi phải một mình đứng trước lớp kể . Dù các em kể chưa hay nhưng tuyệt đối tôi không bao giờ chê trách các em . Lời khen đúng lúc là động lực giúp các em có tinh thần hơn . Với những em chưa kể được thì tôi dẫn dắt các em theo một hệ thống câu hỏi của câu chuyện .Điều quan trọng ở đây là ngoài giọng kể , các em phải biết cách kể nhằm thu hút người nghe vào câu chuyện của mình . Tuy nhiên ở lứa tuổi này các em rất say mê môn kể chuyện , nên khi đã quen thì các em kể rất tốt , diễn đạt nội dung câu chuyện rất có hồn vì lứa tuổi này các em rất mê truyện . Ví dụ : Trong truyện kể : Người thầy cũ để các em nắm được từng nhân vật trong câu chuyện tôi đặt một số câu hỏi gợi ý sau : + Câu chuyện này có mấy nhân vật ? + Các em cần thể hiện như thế nào đối với nhân vật chú bộ đội ? Lời nói của chú bộ đội khi nói chuyện với thầy ? + Lời nói của thầy giáo như thế nào ? và em phải thể hiện thái độ như thế nào khi thầy giáo ngạc nhiên gặp lại học trò cũ . Lời của thầy nói khi nhớ ra cậu học trò ấy . + Điệu bộ của Dũng ra sao ? Tóm lại tất cả câu hỏi tôi đặt ra để các em nắm vững tính cách lời nói cảu nhân vật . Có như thế khi diễn đạt lại thì các em mới thể hiện tốt và lời kể , giọng nói phù hợp với nhân vật trong câu chuyện và sẽ lôi cuốn được người nghe vào câu chuyện của mình . Cũng có những câu chuyện cần phải thể hiện nội tâm mà để thể hiện được các em phải hòa mình vào câu chuyện . Ví dụ : Câu chuyện Sự tích cây vú sữa Đoạn cậu bé nhớ mẹ đói rét không có gì ăn và câu quay về không tìm thấy mẹ nữa , và cậu òa khóc . Để thể hiện được những đoạn khó như vậy , tôi hướng dẫn các em hòa mình vào nhân vật Các em ví nếu mình như thế thì mình có sợ không , cảm giác của em lúc đó ra sao ? Như vậy bạn trong câu chuyện này cũng như thế và các em cứ tưởng tượng mình cũng như vậy thì thể hiện được nội dung câu chuyện . 3.1.4 Kết luận Thành công trong tiết kể chuyện hay không là quá trình hướng dẫn cho học sinh trong giai đoạn này . Thời gian đầu thì các em còn bỡ ngỡ , nhưng chỉ sau một thời gian ngắn là các em làm rất tốt . Điều này tôi tôi thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu đề tài và kết quả là các em làm rất tốt . Vì bản than các em rất thích nghe và kể chuyện nên việc giáo dục kể chuyện cho các em cũng rất nhanh . Qua đó bản tính nhút nhát ở một số em cũng không còn mà thay vào đó là khả năng tự kể của các em rất cao . Các em rất thích khi được hòa mình vào câu chuyện để có điều kiện kể cho các bạn cùng lớp , cùng nhóm , cùng tổ và cùng bàn . Và điều quan trọng là mỗi em ít nhất được một lần kể dù kể theo hình thức nào . Tổ chức thi kể theo nhóm là cách tốt nhất nhằm phát triển khả năng kể chuyện cho học sinh . Điều đó sẽ giúp các em cố gắng hơn nữa để nâng cao lời kể của mình . Động viên khen thưởng các em để khích lệ tinh thần cho các em . Và qua việc sử dụng biện pháp trên tôi thấy các em có sự thay đổi rất lớn . Không còn rụt rè như trước nữa , giọng kể điệu bộ lời nói của các em ngày càng chuyển biến tốt hơn 3.2 Giúp học sinh đóng vai theo câu chuyện Trong quá giảng dạy một tiết kể chuyện . Việc hướng dẫn các em đóng vai cho câu chuyện thì đó là yêu cầu cao nhất trong giờ kể chuyện . Đây là quá trình kể chuyện nâng cao , chính vì vậy để hướng dẫn các em tôi đã vận dụng mọt số biện pháp hướng dẫn cho học sinh đóng vai như sau : 3.2.1 Mục đích – yêu cầu cần đạt trong khi tham gia đóng vai Trước hết chúng ta cần xác định rõ mục đích yêu cầu cần đạt trong quá trình nghiên cứu giảng dạy . Mục đích của việc kể chuyện đóng vai là hình thành khả năng kể chuyện sáng tạo cho mỗi học sinh . Rèn luyện kĩ năng đối thoại , biết hoạt động tập thể , phải biết phối hợp nhịp nhàng với nhau để hòa nhập vào từng vai mà các em phụ trách . Khả năng diễn kịch của mỗi hoc sinh thông qua việc kể chuyện đóng vai . Học sinh biết dựng lại câu chuyện theo vai nhân vật , đóng vai nhân vật trong truyện . Biết diễn lại một số tình tiết và tính cách nhân vật thông qua vai diễn của mình . Quan trọng không thể thiếu là mỗi giáo viên phải tự rèn luyện nắm thật vững nội dung câu chuyện . Nghệ thuật truyền đạt câu chuyện . Nắm rõ thật kĩ từng nhân vật trong mỗi câu chuyện . 3.2.2 Một số giải pháp giúp học sinh đóng vai theo câu chuyện . - Bước đầu khi tham gia đóng vai thì các em gặp rất nhiều bỡ ngỡ . Vì thế , để xóa tan điều đó tôi đã hướng dẫn các em phân tích từng lời nói , điệu bộ của từng nhân vật để giúp học sinh nắm , và diễn sao cho phù hợp với câu chuyện - Để các em quen dần với cách kể chuyện mới này , tôi sẽ dẫn chuyện và phân vai cho các em diễn , những lời đối thoại của nhân vật trong lúc này có em chưa thuộc lời thì có thể cầm sách . Tuy thế nhưng các em vẫn còn nhiều lung túng khi tham gia đóng vai . Ví dụ : câu chuyện Sự tích cây vú sữa Trước khi cho các em tự phân vai tôi đặt một vài câu hỏi cho các em : + Câu chuyện này có 2 nhân vật là cậu bé , mẹ cậu bé và người dẫn chuyện . Trong câu chuyện hình ảnh của cậu bé lúc đầu như thế nào ? + Học sinh sẽ trả lời : Rất ham chơi không vân lời mẹ . Và đã bỏ nhà đi khi bị mẹ mắng . + Tôi hỏi : Vậy em nào lên diễn lại hành động của cậu bé lúc đầu cho các bạn xem nào . + Học sinh xung phong lên rất nhiều , tôi gọi vài em lên diễn thì đa số các em lung túng chưa diễn đạt hết nội dung nhân vật cậu bé . Tuy nhiên đó chỉ là mới bắt đầu . Sau đó tôi hướng dẫn các em cậu bé này là câu bé rất hư nên các con phải diễn tả là cậu bé chạy nhảy đùa nghịch – vùng vằng khi bị mẹ la . Thái độ rất hỗn với mẹ . Sau đó thì các em diễn có phần nhập vai hơn . + Tôi lại đặt câu hỏi : Sau khi ra khỏi nhà câu bé như thế nào ? + Các em cần phải nhập vai tiếp tục về hình ảnh cậu bé đoạn sau như thế nào ? Lần này tôi tự cho các em nói và tự các em tìm ra lời giải đáp . Như vậy các em dễ tiếp thu theo cách nói , cách nhận xét của các em . + Cho các em lên diễn lại nội dung đoạn đó . + Đoạn tiếp theo của câu chuyện cậu bé đã tỏ ra như thế nào ? + Các em cần thể hiện như thế nào khi cậu bé tỏ ra ân hận và quay trở về nhà . + Khi hướng dẫn nhân vật cậu bé xong tôi hướng dẫn các em tìm hiểu về tính cách của nhân vật người mẹ . Người mẹ là người luôn đau khổ khi đứa con không nghe lời . Và để đóng vai người mẹ tốt các em cần phải mang một tâm trạng buồn đau . Và nổi đau đó dâng lên gấp bội khi câu bé bỏ nhà ra đi . + Khi các em đã nắm rõ chi tiết từng nhân vật tôi tiến hành cho các em đóng vai theo từng nhóm . Tôi cũng luôn nhắc cac em lời kể của người dẫn chuyện cũng phải nhịp nhàng với các bạn đóng vai . + Sau đó các nhóm tập dựng lại câu chuyện như đóng kịch . Và các em diễn lại trước lớp cho các bạn cùng xem rồi nhận xét , bổ sung , đóng góp ý kiến cho các bạn . + Động viên , khen thưởng , uốn nắn các em , giúp các em tốt hơn là điều không thể thiếu trong giờ kể chuyện . 3.2.3 Kết luận Yêu cầu đóng kịch theo vai trong câu chuyện là một hình thức rất mới trong chương trình dạy kể chuyện lớp 2 . Đây là một trong những yêu cầu khá cao so với học sinh nhưng đó cũng là cách giúp các em thể hiện và phát triển năng khiếu của mình thông qua môn kể chuyện . Vì thế tầm quan trọng của việc giúp học sinh biết nhập vai vào nhân vật đòi hỏi ở người giáo viên phải thật sự đầu tư cho môn học . Đó cũng là cách nhằm xóa bỏ cách dạy chay một cách qua loa . Trong quá trính nghiên cứu đề tài và trực tiếp giảng dạy tôi thấy các em rất ham thích môn kể chuyện nhất là phần đóng kịch . Nhìn ánh mắt đắm đuối của các em khi nhìn các bạn diễn và những nụ cười ngây thơ của các em giúp tôi phải cố gắng hơn nữa . 3.3 Giúp học sinh quan sát - nhận xét Biện pháp này tôi không đi sâu nhưng trong một tiết kể chuyện theo chương trình hiện nay thì việc hình thành cho học sinh quan sát nhận xét cũng không thể xem nhẹ . Trẻ em ngày nay được giáo dục theo phương pháp mới là phải biết lắng nghe , nghe quan sát và biết nhận xét . Thông qua môn kể chuyện rèn luyện cho các em khả năng ấy lại càng cao hơn . Trong quá trình giảng dạy tiết kể chuyện tôi thường xuyên để các em tự quan sát , nhận xét bổ sung . Tất cả ý kiến của các em tôi đều tôn trọng dù câu trả lời đó đúng hay sai . Sau đó tôi cùng cả lớp phân tích các ý kiến của các bạn và vận dụng những ý kiến đóng góp đúng . Riêng những ý kiến chưa đúng tôi vẫn tuyên dương các em “ các em nói rất hay nhưng chưa phù hợp với nội dung câu chuyện hôm nay” Sau đó động viên khuyến khích các em lần khác góp ý phù hợp hơn . Thời gian đầu các em chưa dám góp ý nhận xét mà hầu hết các em chỉ lắng nghe là phần lớn , hoặc chỉ cười khi tôi hỏi ý kiến các em . Nhưng được tôi động viên các em mạnh dạn và chuyển biến rất rõ . Các em mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình . Đôi lúc chỉ là những câu nói rất đơn giản nhưng phần nào đã nói lên là các em có kĩ năng quan sát và biết cùng nhau đóng góp bổ sung để xây dựng bài học đạt hiệu qủa cao hơn . CHƯƠNG IV : DẠY THỰC NGHIỆM 4.1 Mục đích của giờ dạy thực nghiệm Bước đầu đánh giá được điểm mạnh và hạn chế của quy trình dạy kể chuyện mà chương trình triển khai và cách tiến trình mà tôi đã nêu trên Đánh giá khả năng tiếp nhận kiến thức và khả năng mức độ phù hợp với nội dung và phương pháp kể chuyện cho học sinh theo phương pháp kể chuyện sang tạo . 4.2 Thời gian , địa bàn dạy thực nghiệm Tôi tiến hành dạy thực nghiệm tại lớp tôi phụ trách – lớp 2/3 trường TH Định An – huyện Dầu Tiếng Lớp học có tất cả 34 em . Trong đó có 15 nữ . Học lực của các em đa số là khá , có 1 học sinh yếu Thời gian dạy thực nghiệm vào ngày thứ 3 của tuần thứ 3 và tuần 11 trong học kì I . Môn dạy là kể chuyện lớp 2. 4.3 Nội dung dạy thực nghiệm GIÁO ÁN 1 : KỂ LẠI CÂU CHUYỆN BẠN CỦA NAI NHỎ I/ Mục đích yêu cầu Rèn kĩ năng nói Dựa vào tranh , nhắc lại được lời kể của Nai Nhỏ về bạn ; nhớ lại lời của Nai Nhỏ Bước đầu biết dựng lại câu chuyện theo vai phù hợp ( người dẫn chuyện , Nai Nhỏ , cha Nai Nhỏ ) giọng kể tự nhiên , phù hợp với nội dung . Rèn kĩ năng nghe Biết lắng nghe bạn kể chuyện ; biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn . II/ Đồ dung dạy học Tranh minh họa trong sách giáo khoa ( tranh phóng to ) Chuẩn bị câu hỏi gợi ý Băng giấy đội trên đầu ghi tên nhân vật III/ Các hoạt động dạy học Học sinh ngồi thành vòng tròn , giáo viên ngồi giữa tâm Hoạt động trước khi vào bài : HS lên kể vài mẫu chuyện vui – giáo viên nhận xét tuyên dương Phương pháp Nội dung 1/ Kiểm tra bài cũ - Giáo viên hỏi - Học sinh trả lời Giáo viên gọi 3 hs lên bảng kể lại câu chuyện Phần thưởng , các em kể theo đoạn , mỗi em một đoạn nối tiếp nhau kể cho đến hết câu chuyện . Và yêu cầu các em nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện ( nếu các em không nhớ chuyện thì cho các em xem tranh gợi ý ) - giáo viên nhận xét , tuyên dương những em kể hay và biết thể hiện lời nói điệu bộ của từng nhân vật . 2/ Dạy bài mới + Giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu bài - Học sinh trả lời - Giáo viên giới thiệu - giáo viên ghi tựa bài và cho hs nhắc lại . -giáo viên neu mục đích , yêu cầu của bài học trước lớp . + Hướng dẫn kể chuyện Dựa theo tranh nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn của mình . - Giáo viên treo tranh lên bảng ( tranh SGK phóng to ) - giáo viên giới thiệu và gọi 1 học sinh đọc yêu cầu thứ nhất - Học sinh trả lời - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh 1,2,3 : giáo viên gợi ý cho học sinh để các em nhớ lại câu chuyện - Sau đó giáo viên cho học sinh kể lị từng đoạn theo tranh vẽ - nhằm giúp học sinh nhớ lại nội dung của câu chuyện bằng hình ảnh . - Giáo viên cho học sinh kể theo nhóm : Chia lớp thành 6 nhóm . * Nhóm 1 và 2 kể lại theo tranh 1 * Nhóm 3 và 4 kề lại nội dung theo tranh 2 * Nhóm 5 và 6 kể lại nội dung tranh 3 - Giáo viên nhắc nhở học sinh Từng nhóm lên kể lại từng đoạn – Cả lớp chú ý theo dõi các bạn kể -Giáo viên cho học sinh lên kể lại đoạn 1 của câu chuyện sau đó hs nhận xét lời kể của nhóm bạn . Chú ý đến chất giọng lời thoại của Nai Nhỏ về bạn của mình Giáo viên : trong đoạn này cần lưu ý các em là thể hiện giọng bạn Nai Nhỏ tự hào khi nói về bạn của mình cho bố nghe Đại diện nhóm 3 và 4 kể lại nội dung tranh 2 Giáo viên theo dõi nhắc nhở khi học sinh kể - gv không nên ngắt lời của học sinh dù là các em kể sai Tương tự các nhóm còn lại lên kể Sau khi từng nhóm kể gv khen ngợi những nhóm kể tốt để động viên những nhóm kể tốt , bổ sung những nhóm kể chưa hay từ đó các em thấy cần bổ sung lời kể của mình như thế nào đạt hiệu quả tốt hơn . + Hướng dẫn kể toàn câu chuyện Giáo viên khắc sâu lại kiến thức một lần nữa Giáo viên treo 4 tranh và hỏi : Nghe Nai Nhỏ kể lại hành động hích đổ hòn đá to của bạn , cha Nai Nhỏ nói như thế nào ? Nghe Nai Nhỏ kể lại người bạn đã nhanh trí kéo mình chạy trốn khỏi lão hổ hung dữ , cha Nai Nhỏ nói gì Nghe xong câu chuyện bạn của con húc gã sói để cứu dê non , cha Nai Nhỏ đã mừng rỡ nói với con như thế nào ? Sau khi gv hỏi lại một số câu hỏi trên giúp học sinh nhớ lại nội dung lời nói của người cha Nai Nhỏ Giáo viên : Trong câu chuyện này khi kể về nhân vật Nai Nhỏ kể chuyện cho cha về người bạn của mình thì các em cần thể hiện giọng nói như thế nào ? Lời của cha Nai Nhỏ cần phải diễn đạt như thế nào ? Giọng người dẫn chuyện phải kể như thế nào ? Giáo viên khen ngợi bổ sung ý kiến cho học sinh “ khi kể câu chuyện này các em cần kể với giọng kể thật tự nhiên và phù hợp với nội dung câu chuyện , cần nhấn giọng của Nai Nhỏ khi kể cho cha nghe về bạn của mình . Còn giọng người cha nghiêm khắc lo lắng và chưa an tâm , đoạn sau giọng người cha vui mừng khi con có người bạn tốt” Giáo viên hỏi : Điệu bộ cử chỉ của nhân vật trong truyện ? Giáo viên hướng dẫn nhận xét – Các em khi kể đến nội dung đoạn nào thì cần phải thể hiện điệu bộ của mình – Nai Nhỏ kể về bạn gặp lão Hổ đang rình – người bạn kéo con chạy – thì các em làm được động tác của con hổ đang rình mồi – và hành động kéo bạn chạy trốn … Giáo viên tổ chức cho các em kể cá nhân kết hợp động tác điệu bộ - giọng kể phù hợp Giáo viên nhận xét khen thưởng những em kể tốt – động viên sửa sai cho những em kể chưa đạt nhưng cũng khuyến khích các em để các em kể tốt hơn + kể chuyện đóng vai Giáo viên giới thiệu : Để các em có thể đóng vai tốt , bây giờ cô mời 3 bạn lên đóng vai các nhân vật trong truyện nhé – Trong câu chuyện này có mấy nhân vật ? Giáo viên : để các em quen với cách kể chuyện này thì bây giờ cô mời 2 bạn lên đóng vai nhân vật Nai Nhỏ và cha Nai Nhỏ - cô sẽ dẫn chuyện cho lần đầu tiên . Các em cố gắng diễn thật tự nhiên và phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhân vật với nhau. Giáo viên dẫn chuyện – học sinh làm theo lời kể - thể hiện lời nói của các nhân vật Giáo viên kết hợp bổ sung lời nhận xét của học sinh Khen thưởng những nhóm đóng hay –tốt – đạt yêu cầu có sang tạo – và phù hợp với nội dung câu chuyện – từng nhận vật thể hiện tốt vai điễn của mình . khen ngợi động viên tinh thần cho các em . 3/ Củng cố - Dặn dò Các em vừa được kể câu chuyện gì ? Em hãy kể lại đoạn Nai Nhỏ kể về bạn mình lần đầu tiên và thái độ của Nai Nhỏ ra sao ? Giáo viên nhận xét tuyên dương Nhận xét tiết học – tuyên dương những bạn học tốt – về nhà các em tập kể lại câu chuyện cho gia đình và bạn bè nghe . - Tuần trước các em đã kể câu chuyện gì nào ? - Em đã kể câu chuyện Phần thưởng Học sinh nhận xét khi các bạn kể xong . giáo viên đánh giá lời nhận xét của học sinh Hôm qua các em đã được học tập đọc bài gì? Em đã học bài Bạn của Nai Nhỏ Các em đã được tập đọc và tìm hiểu câu chuyện Bạn của Nai Nhỏ qua bài tập đọc , trong tiết kể chuyện hôm nay sẽ giúp các em kể lại câu chuyện đó nhé . Trong tiết kể chuyện hôm nay các em biết dựa vào tranh và kể lại được câu chuyệ Bạn của Nai Nhỏ bằng giọng kể của mình . Biết dựng lại câu chuyện và nhập vai từng nhân vật trong câu chuyện trên . Nhận xét và đánh giá lời kể của bạn . Các em biết nhập vai vào từng nhân vật và thể hiện được lời của nhân vật trong câu chuyện kể . Đặc biệt là các em phải rèn được kĩ năng nói và cách thể hiện câu chuyện qua giọng kể điệu bộ của mình . Các em hãy quan sát tranh và nhớ lại xem câu chuyện Bạn của Nai Nhỏ gồm có những ai , cốt chuyện như thế nào . Các em qs thật kĩ tranh vẽ này và nhớ lại câu chuyện nhé . Bây giờ chúng ta sẽ kể lại từng đoạn của câu chuyện . Dựa theo tranh nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn của mình Tranh vẽ này nói về điều gì ? Các em cần chú ý khi kể lại từng nội dung câu chuyện theo nội dung tranh vẽ bằng lời của mình không nên đọc lại câu chuyện trong sách , các em dung ngôn ngữ của mình để thể hiện lại nội dung đoạn chuyện Học sinh thảo luận nhóm 3 phút . Các em trong nhóm kể ít nhất mỗi em một lần Lần lượt các em kể Đoạn 1: Các em có thể kể như trong SGK nhưng có nhóm cũng có thể kể bằng lời của mình “ Nai Nhỏ kể về bạn của mình cho cha nghe . Người bạn thứ nhất của con có sức khỏe rất tốt vì bạn đã hích vai một cái mà cực đá nằm ở ven đường đã lăn sang một bên .” Đoạn 2 tùy nội dung các em kể - các bạn trong lớp lắng nghe bổ sung những ý kiến bạn mình còn thiếu Học sinh kể đoạn 2 Hs trả lời : Bạn con khỏe thế cơ à ? Nhưng cha vẫn lo lắm Hs trả lời Bạn của con thật thong minh và nhanh nhẹn ! nhưng cha vẫn chưa yên tâm Hs trả lời : đấy chính là điều cha mong đợi . Con trai bé bỏng của cha , quả là con đã có người bạn rất tốt , dám liều mình cứu người . Cha không còn phải lo lắng điều gì nữa . Cha cho phép con đi chới xa với bạn . Hs trả lời : Rất tự hào khi khoe với cha về bạn của mình Hs trả lời : cha Nai Nhỏ lúc đầu với giọng kể lo lắng . Chưa tin tưởng bạn của Nai Nhỏ . Nhưng cuối cùng giọng cha có vẻ phấn khởi bằng lòng và vui mừng vì con có người bạn tốt . Cho học sinh bổ sung những ý bạn chưa nói hết . Học sinh phát biểu ý kiến Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn Học sinh kể - lớp quan sát – nhận xét – bổ sung lời kể của bạn Học sinh kể và theo dõi cô nhận xét – bổ sung ý kiến cho lời kể của bạn Học sinh trả lời : có 3 nhân vật đó là người dẫn chuyện , Nai Nhỏ và cha Nai Nhỏ . Học sinh xung phong lên đóng vai Lớp theo dõi và nhận xét về vai diễn của các bạn Cho từng nhóm tổ chức phân vai theo nhân vật Người dẫn chuyện – Nai Nhỏ và cha Nai Nhỏ . Học sinh theo dõi nhận xét các bạn diễn – bổ sung đóng góp ý kiến xây dựng vai diễn của các bạn . Bạn của Nai Nhỏ Học sinh xung phong lên kể Học sinh lắng nghe GIÁO ÁN 2 : KỂ LẠI CÂU CHUYỆN BÀ CHÁU I/ MỤC TIÊU 1/ Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ , tranh minh họa , kể lại được từng đoạn của câu chuyện – kể tự nhiên , bước đầu biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. Bước đầu biết đóng vai theo từng nhân vật trong câu chuyện . Biết thể hiện điệu bộ lời nói của nhân vật . 2/ Rèn kĩ năng nghe : Tập trung theo dõi bạn kể ; biết đánh giá lời kể của bạn . II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh trong SGK phóng to Băng giấy đội trên đầu ghi tên nhân vật Trang phục phụ diễn như : quần áo của bà , của cháu , của cô tiên III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Cho hs chơi một trò chơi Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a/ Kiểm tra bài cũ : Tiết trước chúng ta đã học kể chuyện bài gì? Gọi 3 học sinh lên kể lại từng đoạn của câu chuyện và nhắc học sinh thể hiện giọng kể của từng nhân vật . Các em nối tiếp nhau mỗi em kể một đoạn cho đến hết . Giáo viên nhận xét tuyên dương Gọi 1 học sinh giỏi lên kể lại toàn bộ câu chuyện Giáo viên nhận xét chung b/ Bài mới giáo viên giới thiệu bài : Hôm qua các em đã học tập đọc bài gì? Giáo viên nhận xét ghi tựa lên bảng – học sinh nhắc lại . Giáo viên nêu mục tiêu của bài học Rén kĩ năng nói : Các em phải biết dựa vào trí nhớ của mình về nội dung câu chuyện đã học qua bài tập đọc kể lại chuyện kết hợp xem tranh minh họa , kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện – kể tự nhiên , bước đầu biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung . Bước đầu biết sắm vai theo từng nhân vật trong câu chuyện Rèn kĩ năng nghe : Tập trung theo dõi bạn kể chuyện ; biết đánh giá lời kể của bạn Giáo viên yêu cầu hs đọc lại yêu cầu 1 của bài Giáo viên viết yêu cầy 1 lên bảng . Sau đó treo tranh cho cả lớp quan sát và nhận xét trong tranh có những nhân vật nào ? Giáo viên nói : Đây là nội dung 4 bức tranh thể hiện được toàn bộ nội dung câu chuyện Bà cháu , các em có thể dựa vào hình ảnh của 4 bức tranh , dung lời của mình kể lại từng đoạn của câu chuyện , cô sẽ giao cho 4 nhóm , mỗi nhóm chịu trách nhiệm kể 1 đoạn . Khi kể các em chú ý dung lời kể của mình để kể sao cho phù hợp với nội dung tranh , tránh dung lời y như trong bài tập đọc . Và đặc biệt là chú ý đến giọng kể điệu bộ cho phù hợp với nhân vật trong truyện . Giáo viên đặt câu hỏi để khắc sâu cách diễn đạt từng nhân vật của câu chuyện : + Nhân vật người dẫn chuyện phải kể của từng đoạn khác nhau và phải diễn đạt như thế nào ? + Giọng nói của cô tiên như thế nào ? giọng nói của hai anh em ra sao ? Giáo viên cho các em kể theo nhóm khoảng 4 phút . Sau đó tổ chức hoạt động lớp . Từng nhóm đại diện lên kể trước lớp . Học sinh sẽ có nhiều cách kể khác nhau . Nhưng dù là các em kể như thế nào thì giáo viên cũng khuyến khích khen ngợi các em để động viên Nếu các em kể như vậy giáo viên cũng nên khen vì em đó đã kể đúng và nhận xét : Em kể đúng rồi nhưng chưa biết dung lời nói của mình để kể chuyện mà yêu cầu của đề bài là em phải biết dung lời của mình để kể lại đoạn chuyện . Giáo viên nên khuyến khích học sinh kể bằng lời của mình . Sau đó các nhóm khác lần lượt bổ sung . giáo viên nhắc nhở các em khi kể phải thể hiện điệu bộ giọng kể phù hợp với đoạn cuả câu chuyện Đoạn đầu tiên em phải kể với giọng truyền cảm . giọng nói của cô tiên khi trao quả đào thì phải thể hiện giọng ngọt ngào trong sáng tình cảm thiết tha . * Đoạn 2 Giáo viên gợi mở cho các em bằng hệ thống câu hỏi : Ai đem hạt đào đi trồng ? Khi gieo hạt xuống thì thì cho cây gì có nhiều trái vàng , trái bạc ? Giáo viên gọi bạn khác kể bổ sung. Ở đoạn nảy giáo viên nhắc nhở các em cần kể với giọng kể thật buồn khi bà mất . Và giọng ngạc nhiên khi hai anh em thấy cây đào ra nhiều trái vàng , trái bạc . * Đoạn 3 : HS có thể kể tốt nhưng điệu bộ cử chỉ chưa phù hợp : Như khi kể đoạn “ Nhớ bà , hai anh em ngày càng buồn bã mà các em kể chưa thể hiện lên nét mặt là chưa đạt . Giáo viên dùng câu hỏi để gợi ý cho học sinh cách thể hiện giọng kể : + Khi kể đến đoạn “ Nhớ bà thì nét mặt của em phải như thề nào ? vui hay buồn ? + Em thấy bạn đã thể hiện nét mặt buồn chưa ? * Đoạn 4 : Đoạn này hơi dài có thề các em còn lung túng thì giáo viên nên gợi mở cho các em bằng một số câu hỏi gợi ý sau : + Thấy hai anh em buồn bã thì ai lại hiện ra ? + Nhìn thấy cô tiên hai anh em như thế nào ? Và đã xin cô tiên điều gì? + Cô tiên đã nói với hai anh em ra sao ? Hai anh em trả lời như thế nào ? + Điều mầu nhiệm gì đã xảy ra ? Giáo viên hỏi : Ở d9oanm5 này thì các em phải diễn tả nét mặt như thế nào ? Lúc hai anh em buồn và cô tiên xuất hiện . Nỗi vui mừng của hai anh em khi bà sống lại Sau khi các em kể cá nhân – tổ chức cho các em cùng nhau thi kể - 4 em lên nối tiếp nhau kể đến hết câu chuyện . Nhận xét tuyên dương khi các em kể tốt * Cho học sinh kể toàn bộ câu chuyện Giáo viên gọi một số học sinh giỏi lên kể lại toàn bộ câu chuyện * Cho học sinh đóng vai theo nhân vật : + Câu chuyện này gồm mấy nhân vật ? + Các em có thích lên đóng vai không + GV cho các em hoạt động theo nhóm Mỗi nhóm sẽ cử ra 4 bạn đóng các vai trong câu chuyện . Lưu ý là các em phải diễn tả được nội dung câu chuyện . Người dẫn chuyện phải nhịp nhàng với các bạn đóng vai . Để các em làm quen thì nhóm đầu tiên giáo viên là người dẫn chuyện . Giáo viên nhận xét chung và bổ sung góp ý cho nhóm chưa đạt , khen thưởng những nhóm đóng tốt . c/ Củng cố - dặn dò Các em vừa kể chuyện gì ? Qua câu chuyện này em có cảm nghĩ như thế nào ? Giáo viên nhận xét giáo dục học sinh Nhận xét tiết học – tuyên dương Về nhà kể lại câu chuyện cho ông bà cha mẹ nghe . Và tập kể câu chuyện nhiều lần . Sáng kiến của bé Hà Học sinh lần lượt kể chuyện . 1 học sinh lên kể trước lớp Lớp quan sát nhận xét lời kể của bạn Bài : Bà cháu Học sinh nhắc lại một số yêu cầu chung Học sinh trả lời : 1. dựa vào tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện Bà cháu Học sinh quan sát và trả lời : có 3 nhân vật . Đó là cô tiên và 3 bà cháu . Cô tiên đưa cho câu bé quả đào Cả lớp theo dõi và ghi nhớ Học sinh trả lời Từng nhóm hoẹt động tập thể . Cùng nhau bàn bạc để đưa ra lời kể hay nhất . Từng nhóm thay nhau kể nối tiếp Học sinh quan sát lời kể của bạn sau đó nhận xét về nội dung lời kể của bạn , cách diễn đạt , cách thể hiện , giọng kể của bạn mình . Ví dụ : Nhóm 1 kể đoạn 1 như sau : Ngày xưa ở làng kia có 2 em bé ở với bà . Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau , tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm . Một hôm bà tiên đi qua cho một hạt đào và dặn : “ Khi bà mất đem gieo hạt đào này bên mộ bà , các cháu sẽ giàu sang sung sướng” Ví dụ : họ sinh kể như sau Ba bà cháu đang sống với nhau rất vui trong một ngôi nhà nhỏ . Nhà ba bà cháu nghèo lắm . Một hôm có bà tiên đi qua thấy ba bà cháu nghèo quá nên tặng cho ba bà cháu một quả đào và dặn : Khi nào bà mất , gieo hạt đào này bên mộ bà các cháu sẽ giàu sang sung sướng” Học sinh nhận xét giọn kể của bạn và bổ sung những thiếu sót . Có thể học sinh kể : Bà mất đem hạt đào đi tồng thì mọc lên một cây thật to cho rất nhiều trài vàng , trái bạc . Học sinh khác nhận xét lời kể của bạn – đoạn bạn kề chưa đầy đủ Học sinh kể: ít lâu sau bà qua đời . Nhớ lại lời dặn của cô tiên , hai an hem mang hạt đào đi trồng bên mộ bà . Kì lạ thay hạt đào vừa gieo xuống đã nẩy mầm ra lá , rồi trổ hoa , kết bao nhiêu là trái vàng , trái bạc . Các bạn trong lớp cùng nhau góp ý xây dựng để nhận xét lời kể của bạn . Học sinh kể lại đoạn đó Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi trên và đưa ra lời nhận xét khi bạn mình kể xong Lớp theo dõi nhận xét Học sinh giỏi lên kể lại toàn bộ câu chuyên kết hợp với lời nói nét mặt cử chỉ điệu bộ của mình để thể hiện câu chuyện Lớp nhận xét và chọn ra những bạn kể hay , thể hiện tốt Câu chuyện có 4 nhân vật Nhóm cử các bạn đóng vai theo nhân vật trong câu chuyện Bà cháu . Các nhóm thực hành kể chuyện theo vai trước lớp Cả lớp theo dõi các bạn – nhận xét đánh giá hoạt động của các nhóm . Khen thưởng nhóm đóng vai tốt – đạt yêu cầu Vừa học câu chuyện Bà cháu Học sinh trả lời 4.4 Đề kiểm tra của bài thực nghiệm BÀI : BẠN CỦA NAI NHỎ 1/ Em thích đoạn nào trong câu chuyện nhất ? vì sao ? BÀI : BÀ CHÁU 1/ Em hãy kể lại một đoạn trong câu chuyện BÀ CHÁU mà em thích nhất . Tại sao em thích 2/ Tại sao hai người cháu tuy giàu sang nhưng vẫn buồn ? ( Hai người cháu tuy được bà tiên cho hạt đào thần và trở nên giàu có khi bà mất nhưng do thiếu tình cảm của bà nên dù giàu có nhưng hai người cháu vẫn luôn buồn chính vì thế hai người cháu đã đồng ý chịu cảnh nghèo nhưng có bà sống chung . Điều đó cũng thể hiện rằng các cháu rất thương và quí bà . Giàu sang không bằng tình cảm giữa bà và các cháu ) PHẦN KẾT LUẬN Kể chuyện là quá trình hoạt nghệ thuật . Các câu chuyện là những điều dạy bổ ích cho các em . Chúng vốn rất mê truyện và luôn tin vào những câu chuyện , lời khuyên tốt nhất mà mỗi trẻ em lấy điều đó làm bài học cho bản than mình . Chính vì thế , để giáo dục trẻ em qua môn kể chuyện góp phần không nhỏ vào việc hìh thành nhân cách và sự phát triển tư duy trẻ em . Dạy kể chuyện đòi hỏi giáo viên ngoài các kĩ năng sư phạm còn cần phải có nghệ thuật kể chuyện . Chương trình cải cách giáo dục Tiểu học đã được đưa vào giảng dạy nhiều năm . Nhìn chung nội dung chương trình đổi mới rất phù hợp với lứa tuổi các em . Những kiến thức về tự nhiên và xã hội thật gần gũi với tuổi thơ của chúng . Đặc biệt là môn Tiếng Việt hình thành cho trẻ các kĩ năng cần thiết Nghe – Đọc – Nói – Viết .Thông qua môn kể chuyện sẽ hình thành kĩ năng đối thoại , kĩ năng quan sát và kĩ năng diễn đạt cho trẻ em . Vì vậy để đạt được yêu cầu dạy học môn kể chuyện rất cần sự đầu tư của giáo viên . Trong chương trình lớp 2 cải cách hầu hết tất cả các tiết kể chuyện đều là hoạt đông của học sinh . Các em tự diễn đạt nội dung câu chuyện bằng nhiều hình thức và giáo viên là người đứng ra tổ chức cho các em hoạt động . Đặc biệt ở phân môn kể chuyện mới có điểm khác so với chương trình cũ là yêu cầu của tiết kể chuyện mới hầu hết là học sinh tự hoạt động độc lập và quan trọng là các em phải biết kể chuyện sáng tạo . Giáo viên là người xác định với các em về cách kể chuyện sáng tạo . Rèn luyện học sinh khả năng quan sát thông qua việc quan sát tranh minh họa . Dựa vào tranh các em phải kể được lại bằng lời của mình . Sau đó các em kể lại được câu chuyện và kết hợp cử chỉ điệu bộ thể hiện giọng nói sao cho phù hợp với nhân vật trong câu chuyện . Và để hình thành trẻ biết hòa mình vào nhân vật và đóng vai nhân vật ấy bằng cách đóng kịch . giáo viên là người phải đánh giá đúng mức về kể chuyện sang tạo là giúp học sinh Kể bằng giọng tự nhiên – điệu bộ thích hợp – câu chữ của bản than và giúp học sinh nắm nhân vật – tình tiết – cốt chuyện . Quá trình nghiên cứu và áp dụng một vài biện pháp để giáo viên giảng dạy kể chuyện sang tạo cho học sinh . Và tôi xin rút ra những điều cơ bản sau : Nghiên cứu bài thật kĩ trước khi lên lớp Nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện cho trẻ , để dạy tốt tiết kể chuyện thì trước hết giáo viên phải là người tạo nền tảng trước cho các em . Tạo không khí lớp học thật thoải mái . Không gò ép gây sự chán nản cho học sinh . Tổ chức sắp xếp cách ngồi học phù hợp với tiết học . Để tạo được sự gần gũi trong tiết học kể chuyện vì các em khi nghe kể chuyện rất thích ngồi quây quần lại với nhau nên giáo viên cũng nên nghiên cứu kĩ cách sắp xếp chỗ ngồi trong tiết kể chuyện . Có thể không giống với môn khác vì kể chuyện là môn học có đặc thù riêng . Giáo viên phải nắm thật kĩ mục tiêu của từng bài Sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp . Tổ chức nhiều hình thức nhằm kích thích sự thi đua ở các em . Xác định rõ về kể chuyện sáng tạo . Đồ dùng dạy học phải phong phú . Tranh ảnh minh họa phải có màu sắc đẹp để thu hút học sinh . Giáo viên phải lựa chọn câu hỏi gợi ý để học sinh nắm lại nội dung câu chuyện và hướng dẫn cho các em biết dùng lời của mình để kể chuyện kết hợp với các phụ diễn khác minh họa cho lời kể của mình . Tạo cho học sinh biết tự phân vai và trong nhóm diễn lại nội dung câu chuyện thông qua hình thức diễn kịch mà chính các em sẽ đảm nhận các vai đó . Thường xuyên theo dõi và giúp đỡ các em còn nhút nhát – Chưa tự tin khi tham gia kể chuyện . Điều cần đạt ở đây là học sinh phải biết lắng nghe – quan sát và nhận xét – góp ý cho các bạn và tự mình rút ra cho mình những điều cần thiết . Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài tôi đưa ra một vài biện pháp trên và qua giảng dạy thì kết quả là học sinh chuyển biến rất rõ nét . Và có hướng phát triển thêm về đề tài của mình tôi xin có một số kiến nghị sau : Hiện nay tranh ảnh cho tiết dạy rất ít hoặc không có mà hầu hết chúng tôi phải tự vẽ để dạy . Thời gian cho một tiết kể chuyện là 35 phút là quá ít không đủ thời gian để các em trong lớp có thể được 1 lần lên kể . Thời gian ít nên việc áp dụng cho học sinh đóng kịch rất bị hạn chế . Hiện nay một số giáo viên chưa thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh thong qua môn kể chuyện vì vậy tôi có kiến nghị nên tổ chức lớp học về chuyên đề môn kể chuyện . Định An , ngày 06 tháng 02 năm 2012 Người viết Nguyễn Thị Mai Trang XÉT DUYỆT CỦA BGH …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….... XÉT DUYỆT CỦA LÃNHĐẠO PHÒNG GD&ĐT ……………………………………………………………………………………............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ……………………………………………………………………………………………… XÉT DUYỆT CỦA SỞ GD& ĐT ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................... MỤC LỤC * PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………..trang 1.1 Yêu cầu dạy học …………………………………………………...trang 1.2 Thực tế dạy học ……………………………………………………trang 1.3 Nhu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân……………….trang 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài …………………………………..trang 3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………..trang 3.1 Nghiên cứu tài liệu dạy học ………………………………………..trang 3.2 Điều tra khảo sát thực tế …………………………………………...trang 3.3 Dạy thực nghiệm …………………………………………………...trang 3.4 Kiểm tra đánh giá trước và sau thực nghiệm ………………………trang * PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : Cơ sở lí luận của việc giúp học sinh kể chuyện theo phương pháp sang tạo Mục tiêu dạy học Nội dung chương trình sách giáo khoa …………………………………....trang Những kĩ năng cần đạt đối với gv và hs …………………………………..trang Phương pháp dạy học chủ yếu của môn kể chuyện ……………………….trang Các bước lên lớp của tiết kể chuyện ………………………………………trang CHƯƠNG 2 : Qúa trình nghiên cứu từ thực tế và khảo sát học sinh trong giờ kể chuyện 2.1 Qúa trình nghiên cứu PPDH và trao đổi dự giờ đồng nghiệp.. …………….trang 2.2 Khảo sát thực tế ở học sinh ………………………………………………...trang 2.3 Kết quả trước và sau khi thực nghiệm ……………………………………...trang CHƯƠNG 3 : Một số giải pháp để giúp học sinh kể chuyện bằng hình thức kể chuyện sang tạo 3.1 Hình thành cho học sinh kể được câu chuyện bằng tranh minh họa và diễn đạt bằng giọng nói diệu bộ …………………………………………………………………trang 3.1.1 Yêu cầu kĩ năng cần đạt ……………………………………………..trang 3.1.2 Giúp học sinh kể chuyện theo tranh ………………………………....trang 3.1.3 Hình thành kể chuyện cá nhân ……………………………………....trang 3.1.4 Kết luận ……………………………………………………………...trang 3.2 giúp học sinh đóng vai theo nội dung câu chuyện …………………………...trang 3.2.1 Mục đích –yêu cầu cần đạt khi tham gia đóng vai …………………...trang 3.2.2 Một số giải pháp giúp học sinh đóng vai theo NDCC ………………..trang 3.2.3 Kết luận ……………………………………………………………….trang 3.3 giúp học sinh biết quan sát và nhận xét ………………………………………trang CHƯƠNG 4: Dạy thực nghiệm 4.1 Mục tiêu của giờ dạy thực nghiệm …………………………………………….trang 4.2 Thời gian và địa bàn dạy thực nghiệm ………………………………………...trang 4.3 Nội dung dạy thực nghiệm …………………………………………………….trang 4.4 Đề kiểm tra của bài dạy thực nghiệm ………………………………………….trang * PHẦN KẾT LUẬN ………………………………………………………trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiúp học sinh biết kể chuyện theo phương pháp sáng tạo.doc
Luận văn liên quan