Gói thầu số 3 thuộc công trình vành đai 3 thành phố Hà Nội

Đây là bản báo cáo thực tập tốt nghiệp BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÓM 17 CÔNG TY THỰC TẬP : CIENCO4-CHI NHÁNH HÀ NỘI CÔNG TRÌNH THỰC TẬP : GÓI THẦU SỐ 3 THUỘC CÔNG TRÌNH VÀNH ĐAI 3 THÀNH PHỐ HÀ NỘI. PHẦN I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY I. Giới thiệu về tổng công ty. 1. Trụ sở và địa chỉ. Tên chính thức: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4. Tên tiếng Anh: Civil Engineering Construction Corporation No. 4 Tên viết tắt: CIENCO4 Trụ sở chính : Số 29 - Quang Trung - TP. Vinh - Tỉnh Nghệ An Điện thoại : 84-38-3844198 Fax : 84-38-3843329 Email : cienco4@cienco4.com Văn phòng Đại diện Hà Nội: Số 19 - Ngõ 1043 - đường Giải phóng - p. Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Điện thoại : 84-4-6420382 Fax : 84-4-6811275 2. Giới thiệu chung. Sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp được khởi nguồn từ những chính sách và những bước đi có định hướng, không ngừng đầu tư và phát triển khoa học công nghệ đi đôi với phát triển các nguồn nhân lực, kết hợp hài hòa các lợi ích. Đa dạng hóa nghành nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mức tối đa, coi trọng lợi ích của khách hàng và đối tác, tất cả những tiêu chí đó đã tạo nên một thương hiệu CIENCO4. Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 tự hào là một trong những Tổng công ty có uy tín nhất trong nghành xây dựng Việt Nam. Trong vòng 10 năm trở lại đây, mức tăng trưởng trung bình hàng năm của Tổng công ty là 22%/năm. Hướng tới các mục tiêu vì sự ổn định, bền vững và phát triển lâu dài, CIENCO4 không ngừng thực hiện các biện pháp để tăng cường các tiềm năng, đổi mới công tác tổ chức quản lý, đổi mới công nghệ và năng lực chỉ huy điều hành. Bằng việc coi trọng uy tín về Chất lượng - Tiến độ - Hiệu quả - Mỹ thuật của các dự án, bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu, CIENCO4 mong muốn tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực xây dựng, đầu tư và phát triển kinh tế theo phương châm bình đẳng và các bên cùng có lợi. 3. Sự hình thành và phát triển. Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 tiền thân là Cục công trình 1, Bộ giao thông vận tải Thành lập ngày 12 tháng 2 năm 1965; Xí nghiệp liên hiệp Công trình I ( năm 1971 ); Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông 4 (năm 1983 ); Khu Quản lý đường bộ 4 (năm 1989 ) . Ngày 17/12/1991- Quyết định 2657/QĐ-TCCB-LĐ thành lập Tổng công ty XDCT Miền trung được tách ra từ các Công ty xây dựng cơ bản của Khu quản lý đường bộ 4 và ba công ty của Khu quản lý đường bộ II Ngày 2/12/1995 Tổng công ty được thành lập lại Theo Quyết định số: 4985 QĐ/ TCCB -LĐ Của Bộ GTVT với tên gọi “Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 “ Trong hơn 40 năm hoạt động Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 đã xây dựng mới và hoàn thành: 400 Km đường sắt 50.000m2 đường sân bay 10.000 Km đường bộ Nâng cấp và thảm nhựa hơn 600km Quốc lộ 30.000m cầu bê tông, cầu thép Làm mới và sửa chữa hơn 900km đường Tỉnh lộ 6.000m cảng biển Xây dựng 12.000m2 nhà chung cư và Văn phòng 02 Nhà máy thủy điện CS>50MW Nhiều công trình xây dựng khác

doc97 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3080 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Gói thầu số 3 thuộc công trình vành đai 3 thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩn theo quy định. Trong quá trình khoan tốc độ khoan cũng phải thay đổi theo tính chất của từng lớp đất, đồng thời nếu cần có thể thay đổi góc cắt của dao cắt hoặc thay đổi cả gầu khoan. Nhưng quá trình khoan phải diễn ra liên tục càng nhanh càng tốt, khi vì một lý do nào đó mà phải dừng khoan thì không được để mũi khoan trong hố khoan đề phòng thiết bị khoan bị vùi lấp không xử lý được. - Khi rút gầu khoan lên phải từ từ không nhanh quá sẽ gây ra hiệu ứng chân không trong hố làm sập thành hố( hiệu ứng Piston) - Khi khoan trong lớp đất sét nên dùng tốc độ tương đối cao, tốc độ tiến của mũi khoan theo tuỳ ý. - Khi khoan trong đất cát thì khoan với tốc độ vừa phải, khống chế độ tiến của mũi khoan, để phòng sập thành hố khoan. Đo đạc định vị khi khoan: Trong suốt quá trình khoan phải luôn theo dõi vị trí cọc cũng như máy khoan để giảm thiểu sai số hố khoan, đồng thời phải luôn luôn theo dõi quá trình biến đổi địa chất thông qua mùn khoan lấy ra để có biện pháp xử lý thích hợp. Độ sâu hố khoan được kiểm tra thường xuyên thông qua quả dọi 2kg. 5.: Kiểm tra và làm sạch lỗ khoan. - Kiểm tra độ thẳng đứng của thành hố khoan: Với chiều cao cần và mũi cắt h=3.5m, vì vậy khi thành hố khoan bị nghiêng tức là thân cần khoan cũng bị nghiêng theo và nó sẽ kéo theo dây treo cần lệch theo vì vậy việc kiểm tra này là kiểm tra độ nghiêng của dây treo cần và cần khoan. - Kiểm tra đường kính lỗ khoan: Nếu có nghi ngờ về đường kính lỗ khoan ta dùng chính mũi cắt đó hoặc một đoạn ống đường kính 1500mm thả từ trên xuống đến đáy lỗ khoan mà không vướng gỡ thì coi như được. Làm sạch lỗ khoan: Ngay sau khi khoan xong khoảng 1h tiến hành nạo vét những mùn lắng đọng. Dùng gầu vét tiến hành vét đáy hố khoan, khi vét cho máy quay chậm với tốc độ 10v/ph, đồng thời khi kéo gầu lên hạ gầu xuống phải từ từ tránh hiện tượng bùn lắng bị hoà tan trở lại. 6.: Lắp đặt lồng cốt thép: Lồng cốt thép sẽ được chia thành các phân đoạn dài 6 – 12 m và nối với nhau bằng hàn trực tiếp. Lồng thép được vận chuyển tới gần vị trí hố khoan nhất bằng cần cẩu. Lồng thép phải được đặt đúng vị trí thiết kế giữa hố cọc và cách đều thành lỗ khoan bởi các con kê. Khi hạ không được chạm vào thành hố làm sạt lở hố. Lồng thép được định vị cố định với thép chống bằng phương pháp hàn để đảm bảo không bị xê dịch hoặc trồi lên trong quá trình đổ bê tông. Thời gian hạ lồng cốt thép không quá 4h. 7.: Chuẩn bị đổ bê tông. Kiểm tra chiều dày bùn tại lỗ khoan: Nếu lượng bùn vượt quá giới hạn cho phép, lỗ khoan sẽ phải vệ sinh lại). +Nếu lượng bùn vượt quá giới hạn cho phép phải vệ sinh lại lỗ khoan: áp dụng cụng nghệ thổi khí. Ban đầu hệ thống ống thổi khí f60 đặt trong ống đổ bê tông đặt cách đáy ống đổ 30cm cách đáy hố khoan 3m. Dùng khí có áp suất 7at sẽ đẩy bùn lắng dưới đáy hố khoan lên trên thông qua ống đổ bê tông. Bentonite lẫn bẩn được dẫn qua bể lắng, qua máy lọc tách cát, về bể chứa và được cấp trở lại hố khoan. Đầu ống thổi rửa được nâng lên hạ xuống theo cao độ khác nhau trong quá trình thổi. Công tác vệ sinh hố khoan được thực hiện cho đến khi các thông số của dung dịch Bentonite đạt được yêu cầu sau: + Tỷ trọng: g = 1.05 ¸1.15 + Độ nhớt : S = 30 ¸ 40 s + Hàm lượng cỏt: < 4% + Độ PH: 7 ¸ 10 Lượng chất bồi lắng đáy hố sau khi vệ sinh < 5cm. Sau khi lắp đặt ống Tremie, điều chỉnh để khoảng cách giữa đắy lỗ khoan và đầu ống Tremie khoảng chừng 25 –30 cm. Nguyên lý thổi rửa đáy cọc H1: Nguyên lý tuần hoàn thuận Tremie pipe Temporary casing Re-bar cage Bentonite supplying pipe Bentonite withdrawing pipe P Pump Ground level H2. Nguyên lý tuần hoàn ngịch Tremie pipe Temporary casing Re-bar cage New bentonite Submerged pump Sediment & old bentonite 0.3m H3. Nguyên lý tuần hoàn nghịch sủ dụng khí nén: Tremie pipe Rubber pipe D45mm Temporary casing Re-bar cage Air compressor 3-:-5 m 8: Đổ bê tông tại chỗ. Bê tông phải được trộn bằng trạm trộn cân đong tự động. Bê tông đổ trước khi đổ ra phải có độ sụt 18 ± 2 cm Bê tông được sử dụng cho cọc khoan nhồi được trộn thêm phụ gia dẻo với tỷ lệ 1.0% xi măng để thuân tiện cho qúa trình đổ bê tông. - Yêu cầu bê tông: + Bê tông mác 300 + Độ sụt của bê tông 18 ± 2 cm + Tỷ lệ N/X < 0,5 + Vữa bê tông phải đảm bảo có thời gian bắt đầu ninh kết >7h Đổ bê tông vào lỗ khoan bằng ống Tremie kết hợp với máy bơm bê tông.Trước khi rút bê tông vào phễu phải đặt một quả cầu bằng xốp để đẩy dung dịch Bentonite ra khỏi ống đổ bê tông không cho dung dịch Bentonite lẫn vào bê tông. -Ở thời điểm bắt đầu đổ bê tông, đầu ống đổ phải cách đáy hố khoan trong khoảng 20 ¸ 30cm và trong suốt thời gian đổ ống đổ phải ngập trong bê tông ³ 2m. Trong quá trình đổ bê tông, ống đổ có thể được cần cẩu nâng hạ lên xuống với chiều cao này 300 ¸500 mm để bê tông xuống dễ dàng và có tác dụng đầm chặt bê tông. Quá trình đổ bê tông được thực hiện liên tục, đảm bảo không bị phân tầng và thời gian đổ bê tông cho một cọc khoan nhồi đảm bảo dưới 7 giờ. Bê tông đổ vượt cao độ đầu cọc khoảng 1,5m đề phòng chất lượng bê tông xấu ở đầu cọc, khối bê tông đầu cọc này sẽ được phá bỏ sau đó. Dung dịch khoan trào ra trong quá trình đổ bê tông phải thu hồi về hệ thống xử lý dung dịch. Liên tục kiểm tra cao độ của bê tông trong lỗ khoan để quyết định nhấc và cắt ống tremie. Khối lượng bê tông lớn nhất đổ cho 1 cọc là khoảng 80m3 Khi khoan xong một cọc tiến hành rút nhổ ống vách, lấp đất vào miệng lỗ khoan để bảo vệ lỗ khoan. Sau đó tiếp tục khoan lỗ tiếp theo theo thứ tự khoan cọc. 9:Rút ống vách : Ngay sau khi đổ bê tông xong ta sẽ rút luôn ống vách, ống vách được rút từ từ tránh làm rung cọc. Sau khi đổ bê tông xong ống vách chống phải được rút lên theo phương thẳng đứng, vận tốc khoảng 0,3 ¸ 0,5 m/phút, ống vách cần được rút lên trong thời gian bê tông còn linh động và chưa ninh kết nhằm đảm bảo bờtụng khụng bị kộo lờn theo ống chống. Trong quỏ trình rút ống phải đảm bảo ống chống được giữ thẳng đứng và đồng trục với cọc. B: CHUYÊN ĐỀ TRỤ CẦU I . KHÁI NIỆM VỀ TRỤ CẦU: Trụ cầu là phần kết cấu có tác dụng phân chia nhịp,truyền phản lực gối từ 2 đầu kết cấu nhịp,hình dáng trụ cầu đối xứng theo dọc và ngang cầu và phảI đảm bảo các yêu cầu về: +Mỹ quan +Thông thuyền +Va xô tàu thuyền +Tác động của dòng chảy Trụ cầu trong chuyên đề này của em là trụ P221 cầu cạn Thanh Xuân-Linh Đàm thuộc dự án xây dựng Vành Đai 3 Thành Phố Hà Nội đoạn Thanh Xuân-Bắc Hồ Linh Đàm do liên danh nhà thầu TLC-CIENCO4-CIENCO8 thi công. II.VỊ TRÍ, CẤU TẠO CỦA TRỤ P221 + Trụ cầu nằm ở vị trí giao cắt giữa con sông Tô Lịch đoạn chảy qua Bắc Linh Đàm,nằm trên đường Khuất Duy Tiến kéo dài. +Cấu tạo của trụ: -Mũ trụ:Chiều cao mũ là 2.57m,chiều rộng mũ là 23.4m,dây cáp neo dùng trong thi công mũ trụ là F 16.8mm. -Thân trụ:Chiều cao của thân trụ là 6.227m có sườn bên thẳng,chiều rộng sườn bên là b=1.6m,chiều rộng sườn trước là 4m.,thép thân trụ có F 22m và F 32m. -Bệ trụ:Bệ trụ có chiều cao là 2m,chiều rộng là 11.75m,cốt thép sử dụng thi công trụ là thép F22, F16, F29. III. THI CÔNG TRỤ CẦU. 1.Sau khi đổ bê tông bệ trụ,hoàn thiện bệ,tiến hành lắp dựng cốt thép thân trụ. +Ván khuôn bệ trụ: +Cần cẩu thi công: 2.Lắp dựng ván khuôn,cốt thép,đổ bê tông thân trụ. +Công tác cắt thép: +Máy cắt thép:3.Sau khi đổ bê tông thân trụ,bảo dưỡng bê tông,tiến hành tháo dỡ ván khuôn,lắp dựng cốt thép,ván khuôn mũ trụ. 4.Luồn ống cáp trên mũ trụ. +Ván khuôn mũ trụ: +Công tác tạo đầu tao cáp: 5.Đổ bê tông mũ trụ,bảo dưỡng bê tông,hoàn thiện trụ. PHẦN IV : CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO DẦM SUPER – T CÔNG TRÌNH : CẦU VÀNH ĐAI 3 PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG 1. Phạm vi sử dụng 1.1. Thuyết minh công nghệ này biên soạn cho việc sản xuất dầm SUPER-T, chiều dài L= 19 m; 28m; 33m; 38m do Tổng công ty XDCTGT 4 thi công công trình cầu vượt Thanh Xuân - Linh Đàm gói 3 thuộc dự án vành đai 3 của thanh phố Hà Nội, bao gồm các nhịp từ trụ P205 đến trụ P221. 1.2. Ngoài việc thực hiện các quy định trong thuyết minh công nghệ này, cần phải tuân thủ theo Chỉ dẫn kỹ thuật của Dự án, tiêu chuẩn quy trình thi công và nghiệm thu dầm cầu BTCT DƯL 22TCN 272-05 và các tiêu chuẩn, quy phạm thi công và nghiệm thu cầu cống hiện hành của Nhà nước. 2. Vị trí. Cầu Vượt Thanh Xuân - Linh Đàm là cầu cạn thuộc dự án đường vành đai 3 của thành phố Hà Nội. 3. Kết cấu nhịp: Phần cầu chính thuộc gói 3 Tổng công ty công trình giao thông 4 thi công gồm các nhịp dầm giản đơn SUPER-T bằng BTCT DƯL . 4. Dầm SUPER-T. Mỗi nhịp SUPER-T có 10 phiến dầm chủ, chiều dài của dầm tuỳ thuộc vào từng nhịp khác nhau có chiều dài khác nhau, cụ thể có các loại chiều dài như: 38m; 33m; 28m; 19m. Dầm dạng hộp hở, có chiều cao H = 1,75m, các phiến dầm đặt cách nhau từ 1.860m & 2.260m. Cáp dự ứng lực dùng loại F 15.2mm, có độ chùng thấp theo tiêu chuẩn ASTM-A416 Cấp 1860, cường độ bền đứt tối thiểu 260,7 KN. Một phiến dầm bố trí 41 tao cáp thẳng trong đó 39 tao cáp đáy và 02 tao cáp mặt. Gối cầu của dầm Super T dùng gối cao su. 5. Bố trí các mũi thi công đúc dầm : Toàn bộ dầm được tổ chức thành 2 mũi thi công : + Mũi số 1: Gồm 02 bệ 1.1 và 1.2 - Chi nhánh Hà Nội thi công. + Mũi số 2: Gồm 02 bệ 2.1 và 2.2 - Công ty 473 thi công. 5.1 Thi công các nhịp từ P215 đến P221 (giai đoạn 1): - Mũi số 1: Đúc dầm theo thứ tự các nhịp P216-P217, P219-P220. - Mũi số 2: Đúc dầm theo thứ tự các nhịp P215-P216, P217-P218, P218-P219, P220-P221. 5.2 Thi công các nhịp từ P205 đến P214 (giai đoạn 2): + Mũi số 1: Đúc dầm lần lượt theo các nhịp sau: Nhịp P208-P209; P210-P211; P212-P213; P214-P215; P206-P207. + Mũi số 2: Đúc dầm lần lượt theo các nhịp sau: P209-P210; P211-P212; P213-P214; P207-P208; P205-P206. PHẦN B: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO DẦM BTCT DƯL SUPER T CHƯƠNG I: VẬT LIỆU 1. Yêu cầu kỹ thuật 1.1. Bê tông và cốt liệu : - Bê tông dầm loại A-1 có cường độ 50Mpa. - Cường độ bê tông tai thời điểm cắt cáp là 45Mpa (90% cường độ bê tông thiết kế). - Cốt liệu được sử dụng là những loại phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và được Tư vấn chấp thuận (Thàn phần hạt của cốt liệu được ghi trong bảng mục 1.5) 1.2. Cốt thép thường : - Cốt thép sử dụng cho dầm theo tiêu chuẩn ASTM A615/A615M (Cấp 420). Tiêu chuẩn Mác thép Giới hạn chảy (Mpa) Giới hạn đứt (Mpa) ASTM A615/A615M (Cấp 420) Gr60 (420) 420 620 - Nguồn thép được sử dụng : Thép Việt ý đã được TVGS chấp thuận. 1.3. Cáp tạo dự ứng lực : Cáp dự ứng lực dùng loại F 15.2mm, có độ chùng thấp theo tiêu chuẩn ASTM-A416 Cấp 1860, cường độ bền đứt tối thiểu 260,7 KN Lực trong tao cáp sau khi nhả kích là 195,3 KN. - Nguồn cáp dự ứng lực sử dụng cho dầm Super-T là cáp của hãng Quý Châu – Trung Quốc. 1.4. Xi măng : - Xi măng dùng trong bê tông đúc dầm Super-T là Bút Sơn (đã được chấp thuận), Xi măng phải có chất lượng đồng đều, có một nhãn mác (trừ khi có qui định khác hoặc được phép của Tư vấn). - Xi măng được thí nghiệm theo các tiêu chuẩn sau : TCVN 6016 :1995 ; TCVN 6017 :1995 ; TCVN 4030 :1985 ; TCVN 141 :1998. - Lấy mẫu phải tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 4787 :1989. Yêu cầu Phương pháp thí nghiệm Cường độ nén, N/mm2 (Mpa), không quá: - Sau 3 ngày tuổi ± 45 phút - Sau 28 ngày tuổi ± 8 giờ 21 40 TCVN 6016:1995 Tời gian ninh kết, phút: - Thời gian bắt đầu, không sớm hơn - Thời gian kết thúc, không muộn hơn 45 375 TCVN 6017:1995 Độ mịn: - Còn lại trên sàng 0,08m, %, không vượt quá - Bề mặt được xác định theo phương pháp Blaine cm2g, không nhỏ hơn 15 2700 TCVN 4030:1995 4. ổn định khối lượng (mm), được xác định bằng phương pháp Le Chatelier, không quá 10 TCVN 4030:1995 5. Hàm lượng SO3(%), không quá 3,5 TCVN 141:1998 6. Hàm lượng MgO(%), không quá 5,0 TCVN 141:1998 7. Khối lượng hao hụt khi nung (MKN) (%), sẽ không vượt quá 5,0 TCVN 141:1998 8. Khối lượng cặn lặng không hòa tan (CKT) (%), không vượt quá 1,5 TCVN 141:1998 1.5. Cốt liệu dùng cho bê tông: - Cốt liệu Cát, đá dùng cho dầm cầu BTCT DƯL: Nguồn đá sử dụng là mỏ đá Đồng ao (Hà Nam), Nguồn Cát được sử dụng là cát vàng Sông lô. - Phân tích thành phần hạt cốt liệu mịn phải thực hiện theo JIS A1102 hoặc AASHTO - T27: Cỡ sàng (mm) Tỷ lệ % lọt sàng theo trọng lượng 9,5 100 4,75 95-100 2,36 80-100 1,18 50-85 0,60 25-60 0,30 10-30 0,15 2-10 - Phân tích thành phần hạt cốt liệu thô phải được thực hiện theo JIS A 1102 hoặc hoặc AASHTO - T27: Cỡ hạt (mm) Tỉ lệ % theo trong lượng 20 100 15 90-100 10 40-70 5 0-15 2,5 0-5 1.6. Nước trộn bê tông: - Nước để trộn bê tông phải là nước sạch, không lẫn các tạp chất, dầu mỡ, muối, a xít... - Nước sử dụng trong bê tông phải được Kỹ sư tư vấn chấp thuận. Theo quy tắc chung, nước được sử dụng trong việc trộn, bảo dưỡng hoặc các ứng dụng khác phải là nước uống. Nếu kỹ sư yêu cầu thì loại nước ding cho bê tông phải được thí nghiệm và so sánh với nước cất. PhảI tiến hành so sánh các thí nghiệm xi măng tiêu chuẩn về tính không đổi của thể tích xi măng (hoặc độ hao hụt), thời gian đông kết, và cường độ vữa. Những biểu hiện cho they độ hao hụt (soundness) không đảm bảo, hoặc thay đổi thời gian đông kết trên hoặc dưới 30 phút hoặc hơn nữa, hoặc giảm cường độ vữa trên 10% so với nước cất sẽ là cơ sở đầy đủ để bác bỏ loại nước đang được thí nghiệm. ở những nơi nguồn nước tương đối nông, cửa lấy nước phải được ngăn lại nhằm loại bỏ bụi, bùn, cỏ hoặc các chất lạ khác. 1.7. Phụ gia cho bê tông: - Chất phụ gia dùng trong bê tông để chế tạo dầm cầu BTDƯL gồm 2 loại: Basf 113 và Sika 3000-20. 1.8. Chất bôi trơn ván khuôn: - Phải phù hợp với biện pháp bôi trơn: Phun, quét,..... - Dễ tách ván khuôn ra khỏi bề mặt của bê tông. - Không làm ảnh hưởng đến chất lượng và hình thức, màu sắc của bê tông cũng như bề mặt của bê tông. - Không làm hư hại đến ván khuôn. - Có thể dùng một trong những chất bôi trơn sau đây: + Rheofinish 202. + Parafin hoặc phụ gia chống dính Separol. Hoặc các loại khác phù hợp và được sự chấp thuận của Tư vấn. 2. Kiểm nghiệm vật liệu và bảo quản 2.1. Kiểm nghiệm vật liệu thép cường độ cao. 2.1.1. Kiểm nghiệm vật liệu: Trước khi sử dụng cáp DƯL cần phải kiểm tra bằng các thí nghiệm sau: - Kiểm tra các tài liệu, chứng chỉ của cáp. - Kiểm tra độ rỉ, độ bám bẩn của thép. - Xác định tính chất cơ lý của cáp: + Giới hạn bền. + Xác định độ dãn dài tương đối. + Xác định mô đuyn đàn hồi của thép. 2.1.2. Bảo quản: - Việc bảo vệ tạm thời các cốt thép DƯL và phụ kiện cho chúng do nhà thầu cung cấp cốt thép đảm nhận sao cho không bị rỉ cho đến khi thực hiện các biện pháp bảo vệ vĩnh cửu. - Các mấu neo và phụ kiện phải được giao hàng trong bao gói sao cho đảm bảo chống được rỉ và an toàn. - Thép sợi CĐC cần bao gói cẩn thận tránh ẩm gỉ, khi vận chuyển che bạt, không để dính dầu mỡ, muối, phân hoá học. Khi xếp dỡ không được ném từ trên cao xuống, không dễ dập, xoắn, xây sát. - Kho chứa phải để khô ráo, thép về kho phải chứa riêng từng đợt trên sàn kê bằng phẳng cách mặt nền ít nhất 0,2 m. 2.2. Thép thường: - Cốt thép thường cũng phải có chứng chỉ xuất xưởng hoặc phiếu thí nghiệm chứng tỏ chúng có đủ phẩm chất như yêu cầu thiết kế quy định. - Thép thường nhập về cũng phải để riêng theo từng loại để tránh nhầm lẫn khi sử dụng, đồng thời cũng phải cất giữ cẩn thận tránh gỉ và dính các chất bẩn, nhất là dầu, mỡ, muối,..... - Đối với lô thép không có giấy chứng nhận kỹ thuật thì phải chia đợt ra để kiểm nghiệm. Mỗi đợt lấy ra 3 thanh, mỗi thanh lấy một nhóm mẫu (gồm 1 thí nghiệm kéo, một mẫu thí nghiệm chỉ tiêu uốn nguội). Kết quả thí nghiệm đợt đầu mà không đạt yêu cầu thì cho phép làm thí nghiệm lại với số mẫu gấp đôi. Nếu kết quả thí nghiệm làm đợt đợt 2 mà vẫn không đạt yêu cầu thì cốt thép đợt ấy không được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Luồn ống nhựa và tao cáp DƯL Cắt đoạn tao cáp 15.2mm Chế tạo khung đỡ ván khuôn trong Đắp bói cụng nghệ thi cụng Thi công móng bệ đúc Thi cụng cỏc khối Block Thi cụng gối kờ Block Lắp đặt các khối Block lên bệ đúc Chèn vữa và căng kéo hoàn thiện bệ đúc Lắp dựng trạm trộn BTXM Lắp dựng vỏn khuụn ngoài Chế tạo vỏn khuụn ngoài Thớ nghiệm kiểm tra cốt thộp sử dựng Chế tạo khung đỡ cốt thép Lắp dựng giỏ cẩu Chế tạo lồng cốt thộp Lắp đặt cốt thép vào bệ đúc dầm Thí nghiệm kiểm tra XM, cát, đá… Luồn cáp DƯL vào lồng cốt thép Luồn cáp DƯL vào dầm kích và kích Sản xuất, buộc con kờ vào lồng thộp Căng cáp DƯL Thí nghiệm thiết bị căn kéo Chế tạo vỏn khuụn trong Lắp đặt ván khuụn trong ẫp mẫu bờ tụng Đúc dầm Super - T Bóo dưỡng Cẩu thỏo vỏn khuụn trong Cắt cáp DƯL Cẩu dầm ra khỏi bệ đúc Hoàn thiện và nghiệm thu dầm CHƯƠNG II: BỆ ĐÚC DẦM VÀ VÁN KHUÔN 2.1. Số lượng bệ đúc dầm và ván khuôn: - Dầm Super T là dầm BTCT DƯL căng trước. Các tao cáp dự ứng lực sẽ được căng trước trên bệ căng. Khi bê tông dầm đã đạt 90% cường độ yêu cầu thì tiến hành cắt cáp để truyền lực căng trong các tao cáp vào bê tông dầm. - Bệ đặt song song với tim dọc cầu. Bên cạnh là đường cho xe MIX chở bê tông từ trạm trộn đến đổ và đường cho xe rải vữa di chuyển. - Tổng cộng có 04 bệ đúc: + 02 bệ: 1.1 và 1.2 thuộc Chi nhánh Hà Nội (CIENCO 4). + 02 bệ: 2.1 và 2.2 thuộc Công ty 473. 2.2. Cấu tạo bệ căng và ván khuôn: 2.2.1. Bệ đúc DƯL: - Cấu tạo bệ đúc phải đảm bảo thuận tiện cho việc đặt cốt thép thường và cốt thép DƯL đúng vị trí đảm bảo thuận tiện và đủ không gian cho việc lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, cung cấp bê tông, thi công bê tông và cẩu nhắc kết cấu đã chế tạo xong để đưa đi nơi khác. - Vị trí của bệ đúc phải ở nơi cao ráo, đảm bảo thoát nước tốt để khu vực xung quanh bệ căng luôn luôn khô ráo, bệ căng phải đảm bảo tuyệt đối không lún. * Bệ đúc số 2.1 và 2.2: - Bệ đúc dạng đúc sẵn lắp ghép từ các Block bằng bê tông cốt thép đã được thi công và sử dụng hiệu quả ở dự án cầu Phùng (Đan Phượng – Hà Nội). - Bệ đúc được thiết kế bằng BTCT dạng lắp ghép, Mác bê tông 35Mpa. Bệ đúc ôm bộ ván khuôn đúc dầm bằng thép bản và thép hình tổ hợp. Khi đúc dầm 38m chiều dài toàn bộ là 39.02m, được lắp ghép bởi 2 Block đầu mỗi Block dài 4.5m và 5 Block giữa mỗi Block dài 5.98m. Đầu bệ đúc đặt các dầm kích, được tổ hợp từ các thép hình, thép bản có khoan lỗ luồn cáp f15,2mm để căng kéo các tao cáp DƯL, đầu được chế tạo các ghế đẩu đặc biệt để giải quyết phần lõm vào 0,85m của các đầu dầm cắt khúc. - Khi đúc dầm 19m sử dụng bệ đúc 38m (Lbệ đúc= 39,02m) để đúc đồng thời 2 phiến dầm/1 bệ (Chi tiết xem bản vẽ BP TCTC). - Từng khối Block bê tông được vận chuyển đến công trường và sử dụng cẩu để lắp đặt vào vị trí. (Chi tiết xem bản vẽ Biện pháp tổ choc thi công) + Dầm 38m: gồm 05 khối Block 5,980m và 02 khối 4,500m. - Bệ đúc là tổ hợp của các khối Block bê tông cốt thép có chiều dài 4.5m và 5.98m được liên kết với nhau bằng 4 tao cáp cường độ cao 15.2mm. * Bệ đúc 1.1 và 1.2: - Bệ đúc bê tông cốt thép Mác 35MPa dạng lắp ghép nhưng được đúc tại chỗ tại công trường. Bệ đúc bao gồm các khối Block như sau: + Dầm 28m : gồm 04 khối Block 5,980m và 01 khối 4,980m. + Dầm 33m: gồm 04 khối Block 5,980m và 02 khối 4,980m. + Dầm 38m: gồm 05 khối Block 5,980m và 02 khối 4,980m. Kết cấu móng bệ đúc được thiết kế để sử dụng cho dầm 38m nên khi thi công dầm thay đổi theo chiều dài có thể láo ra hoặc lắp vào thêm các khối Block để phù hợp với chiều dài dầm. - Trình tự thi công bệ đúc dầm theo 2 đợt: + Đợt 1: Lắp dựng ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông bản đáy. + Đợt 2: Sau khi bê tông bản đáy đủ cường độ, tiến hành lắp dựng cốt thép, ván khuôn và tiến hành đổ bê tông thân bệ đúc. (Chi tiết được thể hiện trong bản vẽ biện pháp tổ chức thi công). 2.2.2. Ván khuôn: Ván khuôn phải được thiết kế với hình dạng và vị trí chính xác. Ván khuôn phải dễ lắp dựng và tháo dỡ. Các mối nối phải song song hoặc phải vuông góc với trục dầm và trám kín đủ chống rò rỉ vữa. Ván khuôn phải có vát cạnh ở chỗ có góc cạnh. Ván khuôn đê đúc dầm có 2 bộ phận: Bộ phận ván khuôn ngoài và bộ phận ván khuôn trong. + Ván khuôn ngoài: Ván khuôn ngoài với tổng chiều dài 38,30m được cấu tạo bằng thép bản dày 6mm, có các sườn tăng cường dọc bằng thép hình U100. Ván khuôn ngoài chia làm các tấm nhỏ có chiều dài là 6m và 2m, khi gia công để lắp ráp vào được thuận tiện. Sau khi lắp đặt các, các phần sẽ được hàn nối thành một khối liền. Vữa xi măng sẽ được bơm lấp đầy vào khe hở giữa ván khuôn ngoài và bê tông bệ căng. + Ván khuôn trong: Ván khuôn trong gồm 4 khúc. - Dầm 38m : 2 khúc giữa dài 9.205m. 2 khúc biên dài 7.580m . - Dầm 33m : 2 khúc giữa dài 8.435m, 2 khúc biên dài 5.850m. - Dầm 28m : 2 khúc giữa dài 5.935m, 2 khúc biên dài 5.850m. + Ván khuôn ngoài: Ván khuôn ngoài với tổng chiều dài 39.02m được cấu tạo bằng thép bản dày 6mm, có các sườn tăng cường dọc bằng thép hình U100. Ván khuôn ngoài chia làm các tấm nhỏ có chiều dài là 6m và 4m, khi gia công để lắp ráp vào được thuận tiện. Sau khi lắp đặt các , các phần sẽ được hàn nối thành một khối liền. Ván khôn ngoài được hàn liên kết với bệ căng bằng các thanh chống L75x75x5, các thanh L75x75x5 này được hàn liên kết vào các bản lắc chờ sẵn trên mặt xiên trong của. .+ Ván khuôn trong: Ván khuôn trong gồm 4 khúc. - Dầm 38m : 2 khúc giữa dài 9.205m. 2 khúc biên dài 7.580m . - Dầm 19m : 2 khúc dài 7.405m. * Các khúc được cấu tạo bằng thép bản dày 6mm, bên trong gia cường bằng các khung thép hình L75x50x5, L50x50x5 và các sườn liên kết dọc bằng thép hình L50x50, L75x50x50. Phía trong của ván khuôn có gắn 14 đầm rung chia làm 2 tầng với khoảng cách đều nhau để đầm khi đổ bê tông. * Sau khi lắp đặt xong đầm rung vào ván khuôn thành cần cho chạy không tải để kiểm tra đầm và độ cứng của ván khuôn thành, tình trạng triệt tiêu lực rung ngang của dầm. Sai số cho phép khi chế tạo ván khuôn: theo bảng 6-22TCN 247 - 1998 TT Tên sai số Sai số cho phép (mm) 1 Sai số cho phép các bộ phận của ván khuôn về chiều dài, chiều rộng, đường chéo tấm thép: - Trên 1m ±2 - Trên toàn bộ chiều dài đo ±5 - Số mép tấm so với đường thẳng ±1 - Cỏc lỗ liên kết (chốt bu lông) ±0.5 - Độ gồ gề cục bộ các bề mặt ±2.0 2 Sai số lắp dựng ván khuôn đáy: - Về chiều cao trong phạm vi 1m ±5 - Về chiều cao trong suốt chiều dài dầm ±10 - Về độ lệch theo dọc dầm ±6 - Giữa 2 mép dầm tại mối nối ±2 3 Sai số về lắp dựng vỏn khuụn thành: - Độ lệch thẳng đứng theo chiều dọc dầm ±2 - Về chiều dài giữa 2 mép trong ván khuôn đầu dầm +0; -10 - Về chiều dày bụng và đầu dầm ±5 - Chiều rộng bản mặt cầu dọc theo 2 bờn ±5 4 Kiểm tra theo đường chéo ±5 2.3. Thi công: 2.3.1. Bệ căng: - Phần móng bệ căng được đào bỏ tầng đất yếu bề mặt, san phẳng. - Đắp cát đầm chặt K95 dày 100cm - Rải một lớp base dày 50cm. - Thi công các gối kê cho Block bằng bê tông cốt thép 35Mpa - Lắp đặt gối kê Block vào đúng vị trí sau đó rải tiếp 1 lớp base 30cm bằng với cao độ mặt đất tự nhiên, láng vữa 3cm sạch sẽ. - Các khối Block được BTCT sẽ được sản xuất ngay tại gần vị trí (hoặc vận chuyển từ nơi khác đến nếu có sẵn). Sau khi bê tông các khối Block đạt cường độ tiến hành cẩu lắp ghép các trên các gối kê đã thi công. - Trong quá trình lắp đặt phải luôn kiểm tra, đo đạc để có điều chỉnh kịp thời nếu có sai khác. - Tiến hành liên kết các khối Block với nhau bằng cách hàn các bản tôn với các bản tôn chôn sẵn trong các Block. Các Block được liên kết vớ các gối kê bằng các thanh L100x100. - Chèn vữa không co ngót vào khe hở ngang (2cm) giữa các Block và vữa xi măng M100 vào khe hở dọc (10cm). - Luồn các tao cáp 15.2mm vào các lỗ trên Block, tiến hành căng kéo. Lực căng cho mỗi tao là 15 Tấn. 2.3.2. Ván khuôn ngoài: Được gia công cho đủ kích thước và chiều dài thiết kế. Tại các mối nối, các chi tiết nối được mài vát góc 450 và liên kết bằng hàn đối đầu sau đó mài nhẵn mối hàn. Mối hàn liên kết phải đủ chiều cao và không bị rỗ. Quá trình hàn liên kết các chi tiết phải tuân thủ công nghệ và trình tự hàn tránh hiện tượng cong vênh. - Sau khi hàn xong cần kiểm tra kích thước chi tiết và độ phẳng từng tấm riêng biệt, sữa chữa các sai số trước khi lắp đạt vào bệ căng, 2.3.3. Ván khuôn trong: - Gia công các khung sườn các khúc giữa và biên. Để tránh cong vênh, các khung được gia công trong hệ dưỡng. Kiểm tra kích thước chi tiết từng khung. - Liên kết các khung liên kết với nhau bằng khung liên kết dọc. Kiểm tra kích thước tổng thể của khung. Nắn sửa đảm bảo sai số cho phép. - Ghép các tấm thép dày 6mm liên kết với khung bằng hàn, cách liên kết giống như liên kết thép bản của ván khuôn ngoài. - Liên kết chi tiết tạo khấc 3x3cm vào ván khuôn trong. - Kiểm tra kích thước tổng thể của toàn bộ 4 khúc ván khuôn trong. - Liên kết đầm với khung bằng bu lông. Sử dụng loại đầm rung có tốc độ vòng quay 2800 vòng/ phút. - Các tấm thép bản đậy trên đỉnh khung có bố trí cửa để có thể chui vào trong liên kết đầm cũng như kiểm tra và bảo dưỡng đầm trong suốt quá trình sử dụng. 2.4. Liên kết ván khuôn ngoài với bệ căng: 2.4.1. Ván khuôn đáy: - Các tấm ván khuôn đáy được đặt lên đáy trong , được liên kết lại với nhau bằng các đường hàn mài nhẵn. - Tiến hành đo đạc, cân chỉnh và liên kết với các tấm tôn chôn sẵn của các Block bằng các thanh liên kết U100x100. 2.4.2. Ván khuôn thành: Các tấm ván khuôn thành được liên kết từng tấm vào bệ căng bằng các thanh chống L75x75. Trình tự thi công như sau: + Các thanh chống sẽ được hàn trước vào các tấm tôn chôn sẵn của bệ căng. + Các tấm ván khuôn ngoài sau khi chế tạo đạt yêu cầu kỹ thuật được hàn từng tấm vào bệ căng. Liên kết các tấm ván khuôn ngoài bằng các mối hàn đố đầu sau đó mài nhẵn kết hợp bu lông. Dùng các tăng đơ ép chặt ván khuôn ngoài vào các thanh chống. Kiểm tra kích thước tổng thể của ván khuôn ngoài đã đặt sau đó tiến hành hàn liên kết ván khuôn với các thanh chống. + Lặp lại trình tự như trên cho các đoạn tiếp theo. 2.4.3. Ván khuôn cánh: - Tương tự như ván khuôn thành, các thanh L75x75 sẽ được hàn liên kết vào các Block trước sau đó đặt các tấm ván khuôn cánh lên và hàn liên kết lại. - Liên kết giữa các tấm ván khuôn cánh với nhau bằng các đường hàn mài nhẵn. - Liên kết giữa ván khuôn cánh và ván khuôn thành bằng mối nối hàn. - Hàn các thanh L100x100 chặn cánh dầm và các gối kê ván khuôn trong. 2.4.4. Hệ dầm kích: - Hệ dầm kích sau khi chế tạo lắp ráp ở ngoài hoàn chỉnh được cẩu, hàn lắp đặt vào hai đầu bệ căng. - Kiểm tra kích thước tổng thể của toàn bộ ván khuôn ngoài với bệ căng. 2.5. Lắp đặt ván khuôn trong: - Ván khuôn trong chỉ được lắp đặt khi khung cốt thép và cáp đã được đặt đúng vị trí và cáp DƯL đã căng kéo xong. - Ván khuôn trong được lắp trên hệ giá đỡ đặt song song với mặt trên bệ căng. Trước khi lắp các khúc ván khuôn trong vào trong lồng cốt thép, cần kiểm tra, đo đạc kích thước, bôi chất chống dính bám. - Dùng dầm gánh thép hình để cẩu các khúc ván khuôn trong vào lồng cốt thép. Đo đạc hiệu chỉnh đòn gánh kê ván khuôn trong đảm bảo kích thước hình học thiết kế. 2.6. Bãi chứa dầm: - Diện tích bãi chứa phụ thuộc vào tiến độ thi công và khả năng giải pháp mặt bằng. Bãi chứa dầm được đầm chặt bằng K95. Các phiến dầm được kê bằng gỗ tứ thiết đặt trên bệ kê làm bằng bê tông kích thước 40x40cm. - Do dầm có độ ổn định ngang lớn nên dầm có thể xếp chồng lên nhau nhưng không chồng quá 2 tầng. - Trên bãi chứa dầm làm hệ thống đường goòng vận chuyển chuyển dầm từ bãi đúc đến bãi chứa và hệ thống Giá Long môn cẩu dầm có sức nâng 80T. 2.7. Kiểm tra, nghiệm thu, tháo dỡ: a. Kiểm tra ván khuôn, đà giáo, bệ căng cần lưu ý những điểm sau: - Phải kiểm tra ván khuôn, đà giáo bệ căng trước khi đổ bê tông cũng như trong quá trình đổ bê tông. Phải sửa chữa kịp thời trong mọi hiện tượng hư hỏng như: Ván khuôn bị phình ra, vữa bị rò rỉ, kết cấu đà giáo ván khuôn hoặc bệ căng bị nghiêng lệch, lún, hỏng liên kết. - Trong lúc căng cáp dự ứng lực trên bệ căng phải kiểm tra biến dạng và chuyển vị của bệ căng cũng như tất cả các bộ phận liên kết, mối hàn để đảm bảo an toàn và chất lượng công tác kéo căng cốt thép dự ứng lực cũng như sự mất mát lực trong các sợi cáp. b. Tháo dỡ ván khuôn, đà giáo: - Chỉ được tháo dỡ ván khuôn, đà giáo khi bê tông đã đạt đủ cường độ để chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động lên kết cấu trong quá trình thi công sau này. - Phải tháo dỡ ván khuôn, đà giáo theo trình tự và phương pháp hợp lý sao cho không làm hại đến kết cấu BTCT mới được chế tạo. Thời điểm tháo dỡ được quyết định theo kết quả thí nghiệm nén thử mẫu bê tông tương ứng. - Các phần ván khuôn chịu các tải trọng tương đối nhỏ hơn thì phải được tháo dỡ trước so với các phần khác quan trọng hơn và bị chịu trọng lực lớn hơn. Ván khuôn thành bên được tháo dỡ trước ván khuôn đáy. - Trong mọi trường hợp, Không được tháo dỡ ván khuôn sớm hơn 6 giờ kể từ lúc đổ bê tông xong. Thời điểm dỡ ván khuôn phải được sự đồng ý của Tư vấn giám sát và chủ công trình. CHƯƠNG III : GIA CÔNG CỐT THÉP 3.1. Yêu cầu chung - Vật liệu được cung cấp đến công trường phải theo đúng chủng loại đã quy định trong bản vẽ thiết kế. Tiến độ cung cấp phải phù hợp với tiến độ thi công chung. - Cấm sử dụng trong một công trình các loại cốt thép tròn trơn có cùng đường kính lại có mác khác nhau (có giới hạn đàn hồi khác nhau). - Trước khi gia công hệ khung cốt thép, từng cốt thép phải được chải rỉ và làm sạch mọi chất bẩn, dầu mỡ, sơn. Các cốt thép không được có vết nứt, vết dập gãy, cong vẹo. 3.2. Chế tạo lồng cốt thép 3.2.1. Lồng cốt thép được gia công tại hiện trường trên hệ giá đỡ. 3.2.2. Mối nối dọc được đặt so le sao cho trên một mặt cắt lượng mối nối < hoặc = 50%. 3.2.3. Các sợi cáp f15,2 ly được cắt đủ chiều dài luồn đủ các ống nhựa dính bám (ống nhựa f18/22) cuốn băng dính tại đầu dây ống phía trong với tao cáp để ngăn vữa bê tông chảy vào trong ống khi đổ bê tông. Các tao cáp này được treo lỏng trong lồng cốt thép cho đến khi lồng cốt thép được đặt vào ván khuôn. Do khi căng kéo các tao cáp sẽ dãn dài, để đảm bảo cho chiều dài không dính bám của tao cáp đúng với thiết kế, đầu phía ngoài của ống nhựa được kéo dài tỳ vào mặt trong của kích dầm kích để ống nhựa sẽ không di chuyển trong lúc tao cáp đang bị giãn ra. 3.2.4. Đặt các ống thoát nước tại vị trí tấm bịt đầu bằng ống nhựa PVC có đường kính trong f = 50mm. 3.2.5. Các con kê bằng bê tông được buộc vào lồng cốt thép đảm bảo 1m2 có từ 3¸5 con kê. cường độ bê tông của con kê bằng hoặc lớn hơn cường độ của bê tông dầm. 3.3. Lắp đặt lồng cốt thép vào ván khuôn: 3.3.1. Trước khi lắp đặt lồng cốt thép, bề mặt ván khuôn ngoài được vệ sinh sạch sẽ và được bôi chất chống dính bám để đảm bảo cho việc cẩu tách dầm ra khỏi ván khuôn được dễ dàng. 3.3.2. Dùng 1 dầm gánh và giá Long môn để nâng toàn bộ lồng cốt thép từ giá gia công đến bệ căng và đặt vào ván khuôn. 3.3.3. Kiểm tra lồng cốt thép khi lắp đặt vào ván khuôn, độ thẳng của các sợi cáp, bề dày lớp bảo vệ cốt thép. 3.3.4. Lắp đặt tấm ván khuôn chắn đầu dầm. Các tao cáp được luồn qua lỗ của ván khuôn chắn đầu dầm và qua các rãnh của dầm kích, đảm bảo các tao cáp được đóng thẳng đúng vị trí từ đầu này đến đầu kia, các tao cáp không bị xoắn cuộn hoặc đan chéo nhau. CHƯƠNG IV: CĂNG KÉO CÁP DỰ ỨNG LỰC 4.1. Công tác chuẩn bị căng kéo 4.1.1. Phải có chứng chỉ neo của nhà sản xuất, nếu có điều gì nghi ngờ phải yêu cầu thí nghiệm lại. Kiểm tra vòng neo và chốt neo kiểm tra trước khi tạo ứng suất. 4.1.2. Công tác chuẩn bị trước khi tạo ứng suất : - Xem xét khuyết tật của ván khuôn dầm, bệ căng nếu có ảnh hưởng đến sức chịu tải thì phải kiểm tiến hành sửa chữa. - Kiểm tra kết quả thí nghiệm của thép CĐC. - Kiểm tra chứng nhận kỹ thuật của neo. - Kiểm tra sai số khi đặt sợi thép CĐC. - Kiểm tra hiệu chỉnh thiết bị căng kéo (Kích DƯL), đồng hồ áp lực sẽ sử dụng. Nếu quá thời gian kiểm định thì phải kiểm định lại. - Xác định hệ số ma sát của kích và vòng nút neo (xác định riêng cho từng kích). - Kiểm tra lỗ luồn bó thép cường độ cao (Độ sạch, sự thông suốt). - Kiểm tra quy trình thao tác an toàn. 4.1.3. Lắp đặt bó thép CĐC: Sợi cáp cần chuẩn bị trên bệ căng, đảm bảo độ chặt chẽ khi kẹp căng, tạo thành hình dạng sợi cáp thẳng đều. Các sợi cáp cần bảo quản khỏi bị rỉ do ẩm ướt của không khí. Không được làm dính dầu mỡ, bùn đất, không được làm xây xát biến dạng bó cáp. 4.1.4. Trước khi luồn vòng neo vào sợi cáp để chuẩn bị căng kéo cáp DƯL cần làm sạch đất, cát và lớp mỡ bảo vệ ử từng sợi cáp và vòng neo. Đối với lõi neo trước khi ép vào neo cần khử mỡ đến khi có được bề mặt khô sạch tuyệt đối. 4.2. Thiết bị và trình tự căng: + Đối với bãi đúc dầm số 1 (Chi nhánh Hà Nội): Kích sử dụng để căng kéo cáp là kích kéo sợi đơn BZ4-500, 250QX . + Đối với bãi đúc dầm số 2 (Công ty 473): Kích sử dụng để căng kéo cáp là kích kéo sợi đơn RRH-307. - Neo công tác dùng loại OVM 15G-1 hoặc tương đương. - Kích và neo phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng. - Khi căng kéo, các tao cáp được căng kéo đơn lẻ từng tao một, một đầu cố định vào dầm kích và một đầu được căng kéo. Trình tự căng cáp : - Kéo từ các bó phía trong ra ngoài đối xứng (2 sợi mỗi lần) qua tim dầm thứ tự như sau : tao số 17 ® 5®6 ® 30®29 ® 18®16 ® 31® 28 ® 19®15 ® 7®4 ® 32®27 ® 20®14 ® 8®3 ® 32®27 ® 20®14 ® 9®2 ® 33®26 ® 21®13 ® 10®1 ® 38®37 ® 34®25 ® 22®12 ® 39®36 ® 35®24 ® 23®11 ® 40®41. * Các bước căng kéo: - Bước 1: + Nhằm khắc phục độ chùng của tao cáp ta tiến hành căng cáp với 1 lực bằng 0.1Pk cho tất cả các tao cáp. Tiến hành đánh dấu để đo độ giãn dài của cáp. - Bước 2: + Tăng từng cấp lực 0.2Pk à 0.4Pk à 0.6Pk à0.8Pk àPk tương ứng áp lực đồng hồ kích của từng cấp. + Pk trị số lực kéo khống chế khi căng kéo gồm cả trị số mất mát ứng suất trước (mất mát do ma sát kích và neo) sau mỗi cấp lực, tao cáp. Dựa vào kết quả thí nghiệm Cáp DƯL, nêm neo, Kích, đồng hồ đo ta tiến hành căng Cáp DUL theo các cấp lực sau: * Đối với loại Kích RRH307, số kích 47306, loại bơm ZB4-500 và đồng hồ số hiệu 2001.10.148 sau khi so dây 0,1Pk ứng với công suất 4,66 MPa ta kích theo trình tự cấp lực sau (MPa): 4,66à8,86à17,31à25,76à34,21à42,67à44,78. * Đối với loại Kích RRH307, số kích 473061, loại bơm ZB4-500 và đồng hồ số hiệu 2001.10.126 sau khi so dây 0,1Pk ứng với công suất 4,68 MPa ta kích theo trình tự cấp lực sau (MPa): 4,68à8,88à17,31à25,76à34,20à42,65à44,76. * Đối với loại Kích YDC240Q, số kích 02101, loại bơm ZB4-500 và đồng hồ số hiệu 8083 sau khi so dây 0,1Pk ứng với công suất 4,15 MPa ta kích theo trình tự cấp lực sau (MPa): 4,15à8,44à16,60à25,46à33,11à41,36à43,26. * Đối với loại Kích YDC240Q, số kích 0294, loại bơm ZB4-500 và đồng hồ số hiệu 8004 sau khi so dây 0,1Pk ứng với công suất 4,53 MPa ta kích theo trình tự cấp lực sau (MPa): 4,53à8,71à16,86à26,02à33,51à43,29à44,44. Trong các trường hợp không tuân thủ thì kiểm soát đồng thời giữa lực và độ giãn giài tính toán của Cáp DUL. Các thông số căng kéo cốt thép DƯL sẽ được đề cập đến trong phụ lục riêng. 4.3. Phương pháp căng kéo: - Kích được giứ theo phương nằm ngang (có thể treo vào giá bằng các Palăng xích) Lắp kích sao cho đầu kích tỳ sát vào dầm kích. - Sau đó dùng thước đo chiều dài duỗi ra của Pittông kích tương ứng với từng cấp áp lực. - Sau khi kích đạt áp lực thiết kế, đo tổng độ dãn dài thực tế so với độ dãn dài cho phép theo thiết kế. - Hồi kích từ áp lực thiết kế về áp lực 0 để đóng nêm và đo độ tụt nêm. 4.4. Yêu cầu kỹ thuật của quá trình kéo cáp DƯL: 4.4.1. Trước khi căng kéo cần phải tiến hành kiểm tra tỉ mỉ kết cấu bệ căng, dầm ngang và các thiết bị căng kéo. 4.4.2. Khi rải thép tạo DƯL trên bệ đỡ tuyến dài phải tránh không dây bẩn vào cốt thép. 4.4.3. Sai lệch vị trí của bó thép sau khi căng kéo so với thiết kế không vượt quá 5mm. CHƯƠNG V : CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG 5.1. Bê tông dầm: - Bê tông dầm được thiết kế Mác 50MPa. Cấp phối bê tông được thiết kế sao cho cường độ bê tông R3 ngày = 450 MPa(thời điểm truyền lực cản của các bó cáp từ bệ căng vào bê tông). Độ sụt bê tông dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật, kết phiếu thí nghiệm cấp phối và được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát - Bê tông sau khi xác định tỷ lệ phối trộn qua thiết kế và phối trộn thử phải viết báo cáo thí nghiệm tỷ lệ cấp phối trình cơ quan hữu quan xét duyệt. 5.2. Trộn bê tông : Bê tông được cấp tại trạm trộn đặt tại công trường. Quá trình trộn bê tông phải tuân thủ theo các quy định sau: - Khi trộn bê tông cân đong vật liệu phải chính xác. Độ ẩm cát và cốt liệu phải được tiến hành đo kiểm tra thường xuyên để điều chỉnh lượng dùng của cốt liệu và nước. 5.3. Vận chuyển bê tông : - Vận chuyển bằng xe chở bê tông chuyên dụng (xe Mixer) tới vị trí dầm sau đó đổ trực tiếp bê tông vào ván khuôn đúc dầm, đường di chuyển của xe Mix khi đổ bê tông nằm song song và giữa 2 dầm. Mọi xe bê tông đều được kiểm tra độ sụt trước khi đổ vào ván khuôn. 5.4. Đổ bê tông và đầm bê tông. 5.4.1. Trước khi đổ bê tông, ván khuôn, cốt thép được kiểm tra lần cuối, tất cả lỗ hỗng hoặc khe hở của ván khuôn đều được bịt kín để giảm thiểu mất vữa bê tông. Chú ý kiểm tra lần cuối, tất cả các lỗ hổng hoặc khe hở của ván khuôn đều được bịt kín để giảm thiểu mất bê tông. Chú ý kiểm tra lắp đủ các con kê bê tông để giữ khoảng cách giữa lồng cốt thép với ván khuôn ngoaì, ván khuôn trong đạt độ chuẩn thiết kế. 5.4.2. Bê tông được đổ thành từng lớp với chiều dày không lớn hơn 60 cm và phải đảm bảo lớp bê tông đã đổ vẫn có tính năng để liên kết khi đổ bê tông lớp tiếp theo. Thời gian đổ giữa các lớp không vượt quá thời gian bắt đầu ninh kết của bê tông. Có thể chia thành 3 lớp theo chiều cao dầm. - Lớp 1 dày 60 cm. - Lớp 2 dày 60 cm. - Lớp 3 dày 55 cm. 5.4.3. Bê tông được đầm bằng đầm rung gắn vào ván khuôn trong. Bê tông đổ đến đâu thì rung đến đó. Các đầm rung sẽ dừng lại khi vữa xi măng đã nổi lên trên bề mặt bê tông, và khi bọt khí không còn nổi lên bề mặt nữa. Phần đặc ở hai đầu dầm và bản cánh được đầm thêm bằng đầm dùi. 5.4.4. Khi dùng đầm máy phải tuân thủ quy định sau: - Khi dùng đầm dùi, khoảng cách di động không nên vượt quá 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm. Phải giữ khoảng cách với ván khuôn hông từ 5 ¸10 cm, cắm vào bê tông tầng dưới 5 ¸10 cm, mỗi khi đầm xong một chỗ phải vừa đầm vừa rút từ từ đầm dùi lên, phải tránh để đầm dùi va chạm vào ván khuôn, cốt thép và các linh kiện chôn sẵn khác. - Khi dùng đầm cạnh (đầm rung) phải căn cứ, hình dáng của kết cấu và tính năng của đầm.v.v.. và phải xác định qua thí nghiệm để bố trí cự ly của đầm. - Phải đầm đủ lèn chặt bê tông ở từng vị trí đầm. Biểu hiện của lèn chặt là bê tông ngừng lún, không sủi bọt khí, bề mặt bằng phẳng và nổi vữa. 5.4.5. Việc đổ bê tông phải tiến hành liên tục, nếu phải gián đoạn thì thời gian ngắt quãng phải ít hơn thời gian sơ ninh, hoặc ít hơn thời gian được phép đầm rung lại đối với lớp bê tông đã được đổ trước đó. Thời gian gián đoạn cho phép phải thông qua thí nghiệm để xác định, thông thường trong quá trình đổ bê tông thời gian gián đoạn không quá 45 phút. Nếu vượt quá thời gian gián đoạn cho phép phải có biện pháp đảm bảo chất lượng hoặc xử lý theo kiểu vết thời gian thi công. Trong quá trình đổ bê tông nếu trời mưa cần phải che chắn toàn bộ ván khuôn và cốt thép, không để nước thấm vào lòng ván khuôn ảnh hưởng xấu đến chất lượng bê tông. 5.4.6. Vết thi công phải tiến hành xử lý theo yêu cầu sau đây: - Phần tẩy bỏ vữa, cát, xi măng và tầng xốp yếu trên bề mặt bê tông cần xử lý. 5.4.7. Sau khi hoàn thành việc đổ bê tông và bê tông đang trong giai đoạn sơ ninh nếu bề mặt lộ ra ngoaì phải kịp thời sửa sang, miết phẳng. Chờ sau khi lắng vữa lại miết lần thứ hai và làm bóng mặt hoặc tạo mặt nhám. - Khi bê tông ở bề mặt cánh dầm đã ninh kết, sự dụng chổi thép để tạo nhám bề mặt cánh dầm. 5.4.8. Trong thời gian đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra tình trạng vững chắc của giá đỡ, ván khuôn, cốt thép và linh kiện chôn sẵn.v.v... Nếu phát hiện lỏng lẻo, biến dạng, xê dịch vị trí phải xử lý kịp thời. 5.4.9. Khi đổ bê tông phải lập biên bản thi công bê tông. 5.5. Bảo dưỡng bê tông 5.5.1. Bê tông sau khi dổ xong, ngay sau khi se vữa phải nhanh chóng phủ đậy và tưới nước bảo dưỡng. Khi phủ đậy không được làm tổn thương và bôi bẩn bề mặt bê tông. Trong suốt thời gian bảo dưỡng cần giữ cho ván khuôn luôn ẩm ướt. 5.5.2. Nước để bảo dưỡng bê tông phải cùng loại với nước để đổ bê tông. 5.5.3. Thời gian bảo dưỡng bê tông thông thường 7 ngày, có thể căn cứ vào tình hình độ ẩm, nhiệt độ không khí, tính năng loại xi măng và chất lượng phụ gia sử dụng mà quyết định kéo dài hoặc rút ngắn. Số lần tưới nước trong ngày được quyết định căn cứ vào mức độ nước bay hơi sao cho mặt bê tông luôn ở trạng thái ẩm ướt. 5.6. Kiểm tra mẫu bê tông 5.6.1. Cường độ giới hạn chịu nén của bê tông phải xác định qua mẫu thử tiêu chuẩn các quy định hiện hành. Mỗi dầm đúc 09 mẫu, 03 mẫu đầu thí nghiệm sau 72 giờ (3 ngay), 03 mẫu tiếp theo được ép sau 7 ngày, 03 mẫu còn lại để ép xác định cường độ 28 ngày. Các mẫu thử hình trụ (30x15)cm và được lấy ở 2 mẻ bê tông cuối cùng ở mỗi dầm. 5.6.3. Chất lượng của các loại vật liệu sử dụng trộn bê tông đều phải qua kiểm nghiệm, phương pháp thí nghiệm phải phù hợp với những quy định có liên quan. CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC CẮT CÁP VÀ ĐO ĐẠC ĐỘ VỒNG CỦA DẦM 6.1. Cường độ bê tông tai thời điểm cắt cáp là 45Mpa (90% cường độ bê tông thiết kế). 6.2. Trước khi cắt cáp đánh dấu sơn trên tất cả các tao cáp tại hai đầu dầm cách mặt ngoài của ván khuôn bịt đầu dầm một khoảng 15cm để đo độ tụt vào của tao cáp tại mỗi đầu dầm. Các đoạn ván khuôn trong và ván khuôn đầu dầm được di chuyển ra khỏi bê tông dầm. 6.3. Trình tự cắt cáp được tiến hành lần lượt từ trong ra ngoài và đối xứng qua tim dầm. Trình tự cắt cáp cáp : - Trình tự cắt cáp như sau : tao số 17 ® 5®6 ® 30®29 ® 18®16 ® 31®28 ® 19®15 ® 7®4 ® 32®27 ® 20®14 ® 8®3 ® 32®27 ® 20®14 ® 9®2 ® 33®26 ® 21®13 ® 10®1 ® 40®41 ® 38®37 ® 34®25 ® 22®12 ® 39®36 ® 35®24 ® 23®11. Các tao cáp được cắt từng tao riêng lẻ và đồng thời tại hai đầu bằng máy cắt ôxêtylen tại vị trí cách mặt trong dầm kích khoảng 30cm. Máy cắt sẽ được đưa đi đưa lại để nung nóng đỏ một đoạn cáp khoảng 20 cm cho đến khi tao cáp được cắt đứt ra. 6. 4. Đo độ vồng trên mặt bê tông dầm theo tim dọc dầm khi cắt xong cáp DƯL. Đánh dấu sơn theo dõi độ vồng tại các vị trí. Tim gối và tim các vách ngăn. Dùng máy cao độ kiểm tra cao độ tại các vị trí này trước và sau khi tiến hành cắt cáp. 6.5. Kiểm soát độ vồng : - Kiểm soát lực căng kéo và độ giãn dài trong quá trình thi công. - Kiểm soát cường độ bê tông : Quy trình bảo dưỡng bê tông, mô duyn đàn hồi khi cắt cáp… 6.6. Dùng máy cắt thép để cắt các đầu tao cáp cho bằng mặt bê tông đầu dầm. Đầu các tao cáp được trát lớp keo êpoxy bảo vệ. CHƯƠNGVII : CẨU DẦM RA KHỎI VÁN KHUÔN - HOÀN THIỆN 7.1. Các móc cẩu được lắp vào các bu lông chờ tại hai đầu mỗi phiếu dầm. Dùng Giá Long Môn để cẩu nâng dầm từng đầu ra khỏi ván khuôn, di chuyển đặt lên xe goong và kéo ra bãi chứa dầm. 7.2. Khi cẩu nhắc dầm ra khỏi ván khuôn, dầm phải được tiếp tục bảo dưỡng, giữ ẩm cho tới khi hết ngày thứ 7. 7.3. Công việc hoàn thiện, sửa chữa các khuyết tật của dầm nếu có (rỗ nhỏ, bề mặt không phẳng......) sẽ được thực hiện ngay sau khi đưa ra khỏi, nhưng phải được sự chỉ dẫn của Kỹ sư tư vấn giám sát. Các dầm sẽ được đánh số thứ tự và ngày đúc lên thành dầm tại cùng một vị trí. CHƯƠNG IX : ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ NGHIỆM THU DẦM SUPER T 9.1. Quy định chung 9.1.1. Công tác nghiệm thu dầm Super T phải tuân thủ các quy định của việc nghiệm thu theo các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm nói tại điều 1.2 (Phần I) của công nghệ này. 9.1.2. Các công đoạn kiểm tra chất lượng của dầm luôn có Tư vấn giám sát kiểm tra, theo dõi và đánh giá. Nội dung công tác kiểm tra thử tải (nếu cầu thiết) phải theo đề cương do cơ quan thiết kế hoặc cơ quan giám định lập, được cấp có thẩm quyền xét duyệt. 9.2. Nghiệm thu qua các hồ sơ, tài liệu, nhật ký thi công. 9.2.1. Để nghiệm thu một sản phẩm dầm cầu BTDƯL, đơn vị thi công phải xuất trình đủ các tài liệu sau: - Bản vẽ thi công có ghi tất cả các phần thay đổi được phép trong quá trình thi công. Trường hợp thay đổi nhiều phải vẽ lại bản vẽ hoàn công kèm theo bản thiết kế ban đầu. - Các văn bản về đề nghị thay đổi và cho phép thay đổi các phần trong thiết kế. - Các kết quả thí nghiệm về vật liệu và các chứng chỉ về chất lượng sản phẩm làm nguyên liệu hoặc phụ kiện trong dầm cầu. - Các biên bản nghiệm thu từng phần việc hoặc nghiệm thu trung gian như: Nghiệm thu cốt thép, nghiệm thu ván khuôn, giám sát đổ bê tông. - Nhật ký thi công công trình và các tài liệu khác có liên quan theo quy định. 9.3. Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm thực tế. 9.3.1. Kiểm tra kích thước hình học của dầm: Các kích thước hình học của dầm phải phù hợp với kích thước bản vẽ của thiết kế, sai số phải nằm trong sai số cho phép do thiết kế quy định và được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát. Tất cả các sai số của kết cấu bê tông phải tuân theo Tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án: Đặt cốt thép: Vị trí Thành phần Dung sai dự kiến Khoảng cách trống đến các ván khuôn cạnh/Kết quả bề mặt và hình dạng của bê tông Kích thước cấu kiện:≤ 100 mm -10mm, +6mm Kích thước cấu kiện: 100mm<x≤ 300 mm +10 mm Kích thước cấu kiện: 300mm<x≤ 610 mm +13 mm Kích thước cấu kiện: 610mm <x +25 mm Nắp phủ bê tông Kích thước cấu kiện: :≤ 300 mm -10mm Kích thước cấu kiện: 300mm <x -13mm Mặt dưới của bê tông +6 mm Tất cả các cấu kiện (ngoại trừ những cấu kiện nêu trên) +33.3%6 giá trị thiết kế Khoảng cách giữa các cốt thép Tất cả các cấu kiện (ngoại trừ những cấu kiện nêu trên) +25% giá trị thiết kế Khoảng cách cốt thép không dự ứng lực Bản tường ngoại trừ cốt thép đai/thanh giằng +76 mm Cốt thép đai Thanh giằng Đặt cốt thép dự ứng lực hoặc ống ghen thép dự ứng lực Đặt ở bên Chiều sâu cấu kiện: ≤ 610mm +13 mm Chiều sâu cấu kiện: 610mm<x +25 mm Đặt thẳng đứng Kích thước cấu kiện: 200mm +6 mm Kích thước cấu kiện: 200mm<x≤ 610 mm +10 mm Kích thước cấu kiện: 600mm<x +13 mm Vị trí theo chiều dọc của điểm uốn và đầu cốt thép Đầu không liên tục của các cấu kiện +25 mm Tại các vị trí khác +51 mm Chiều dài chôn thép, chiều dài mối nối chồng Kích thước từ D10 đến D36 -25mm Kích thước từ D43 đến D57 -51mm Bản chịu lực đối với cáp dự ứng lực Lệch so với mặt phẳng quy định +1 độ Bê tông đúc sẵn: Hạng mục Thành phần Yêu cầu Dung sai chế tạo trong các cấu kiện tuyến tính ngoại trừ cọc Chiều dài cấu kiện tại thời điểm lắp dựng dầm 3m một + 3mm Tổng chiều dài + 19mm Kích thước mặt cắt ngang Kích thước cấu kiện:≤ 152 mm + 3mm Kích thước cấu kiện: 152mm <x≤ 457 mm + 5mm Kích thước cấu kiện: 457mm <x≤ 914 mm + 6mm Kích thước cấu kiện: 914mm <x + 10mm Phương ngang của bề mặt cấu kiện không có độ vồng ứng với tim cấu kiện Chiều dài cấu kiện: :≤ 12 m + 6mm Chiều dài cấu kiện: : 12<x≤ 18 m + 10mm Chiều dài cấu kiện: : 18 < x + 13mm Thay đổi độ vồng so với độ vồng thiết kế vào thời điểm lắp dựng Đối với cấu kiện không dự ứng lực + 3mm/3m nhưng không quá 13mm Đối với cấu kiện dự ứng lực +6mm/3m nhưng không quá 25mm Bề mặt không bằng phẳng, lệch so với thước thẳng 3m Đối với cấu kiện không nhận lớp phủ + 6mm Đối với cấu kiện nhận lớp phủ + 13mm Đối với cấu kiện sử dụng làm giá đỡ + 3mm Dung sai chế tạo trong các Cấu kiện phẳng Chiều dài và chiều rộng Chiều dài cấu kiện:≤ 3m + 3mm Chiều dài cấu kiện: 3m<x≤ 6.1m -5mm,+ 3mm Chiều dài cấu kiện: 6.1m<x≤ 12.2m + 6mm Kích thước mặt cắt ngang Độ dày Lớp hơn 3mm/1.8m và 13mm Độ mở trong các tấm panen Kích thước lỗ mở + 6mm Vị trí tim lỗ mở + 6mm Phương ngang của các hạng mục chôn Gỗ chèn cho lớp máng đệm + 3mm Bu lông + 6mm Gỗ chèn + 6mm Gỗ chèn và cạnh tấm panen + 3mm Cửa ra của hệ thống điện và ốn bọc ngoài + 13mm Tấm hàn + 25mm Tấm chèn + 13mm Kích thước hỡnh học phải phự hợp theo bản vẽ thiết kế. Số thực đo phải lấy số trung bỡnh cộng của 3 lần đo tại 3 vị trí khác nhau cùng 1 đại lượng cần đọ. Sai số cho phép về kích thước hỡnh học theo bảng 15 -22TCN 247-98. T.t Đại lượng đo Sai số cho phộp (mm) 1 Chiều dài dầm ± 10 2 Chiều cao dầm +15 ; 0 3 Chiều rộng bản mặt (cỏnh) dầm +20; -10 4 Chiều rộng bản dầm và bụng dầm ± 5 5 Chiều dày bản cỏnh dầm +10; -5 6 Vị trí trục tâm bó thép ƯST ± 5 7 Độ cong của dầm theo phương nằm ngang so với đường thẳng tim dầm ≤10 8 Độ vồng ngược của dầm ± 5 9.3.2. Kiểm tra tình trạng mặt ngoài của dầm - Mặt ngoài của dầm phải bằng phải, nhẵn mịn, màu sắc đồng đều. - Trừ các cốt thép chờ sãn, không được để lộ cốt thép ra ngoài mặt bê tông. Không có các hư hỏng của mặt ngoài của bê tông như rỗ, sứt, vỡ các cạnh góc vượt quá mức cho phép theo quy định. PHẦN V: MỘT SỐ CHÚ Ý VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG I. AN TOÀN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 1. Trên công trường phải có nội quy an toàn lao động. Mọi người tham gia dây chuyền công nghệ đúc dầm Super T phải được học tập công nghệ thi công và huấn luyện về an toàn lao động. 2. Tại hai đầu bệ căng có tấm chắn bằng thép dày 10cm, cách đầu dầm kích 2m để chống trượt neo khi chưa đổ bê tông. 3. Những người không có nhiệm vụ tuyệt đối không được vào khu vực thi công. II. AN TOÀN CHO THIẾT BỊ 1. Các thiết bị hoạt động dây chuyền phải được đăng kiểm cho phép sử dụng . 2. Hệ dây điện chôn ngầm ở bệ căng phải có vỏ bảo hiểm chống rò điện. Hệ thống cầu dao phải có hộp che mưa, nắng. 3. Ngoài các quy định trên, công tác an toàn phải thực hiện đúng các quy định về an toàn cho người và thiết bị do Nhà nước ban hành. Các bảng biểu ghi chép, nghiệm thu: Nhà thầu phải chuẩn bị sẵn nhật ký công trường. Bản vẽ thiết kế thi công, các loại văn bản thay đổi thiết kế (nếu có) của các cơ quan chức năng. Hố sơ nghiệm thu bao gồm: + Biên bản nghiệm thu cốt thép dầm. + Biên bản nghiệm thu Cáp DƯL và ống nhựa. + Biên bản kiểm tra thiết bị và giám sát căng kéo cáp DƯL. + Biên bản đổ bê tông, công tác lấy mẫu. + Biên bản giám sát đổ bê tông. (Hồ sơ nghiệm thu phải được Tư vấn chấp thuận mẫu biểu). Sau đây là một số hình ảnh về công trường mà nhóm đã thu thập được trong quá trình thực tập tại công trường từ ngày 20/8 đến 24/9 năm 2010: Dầm đã được đúc hoàn chỉnh trên bãi đúc dầm phía đường đầu cầu phía Thanh Xuân. Dầm trên bãi đúc. Đường ray để giá long môn cẩu giầm. Giá long môn dùng để cẩu lắp dầm được đặt lên trên 2 đỉnh trụ liền kề. Khi một dầm đã được cẩu lắp.Dầm đã được lao lắp lên trên trụ.Giàn giáo dùng để đúc lan lan hoàn thiện cầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên trường ĐHXD- Gói thầu số 3 thuộc công trình vành đai 3 thành phố hà nội.doc