Google và công cụ tìm kiếm Việt

Bạn đã từng lên mạng? Bạn đã từng nghe nhạc, tìm video, tìm tài liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu ? Vâng, tất nhiên ! Hầu như bạn chẳng cần phải trả một xu nào cho những dịch vụ này. Bạn thích thú vì những món hàng “free” đó? Và chắc hẳn rằng bạn cũng chẳng quan tâm đến nguồn gốc của nó vì điều đó đối với bạn như một lẽ thường tình. Một sự thật sẽ khiến bạn bất ngờ là chính bạn mới là người trực tiếp mang lại lợi nhuận cho các trang Website tìm kiếm đó. Chỉ một cái click chuột của mình, bạn đã mở ra hàng ngàn cơ hội cho các dịch vụ quảng cáo và mang đến một nguồn lợi nhuận to lớn với một con số đáng kinh ngạc ước tính hàng tỷ đôla Mỹ mỗi năm. Và như một quy luật của cuộc sống, ở đâu có lợi nhuận, ở đó sẽ có cạnh tranh, thậm chí cả chiến tranh Cuộc đua về mảng tìm kiếm thông tin trên Internet đã và đang ngày càng trở nên kịch liệt và hấp dẫn đến mức co thể coi đó như là dẫn chứng tiêu biểu cho sự phát triển công nghệ thông tin thế giới hiện nay. Dẫn đầu cuộc đua này phải kể đến ông trùm Google, Microsoft, Yahoo, Baidu với những sản phẩm dịch vụ đa dạng và hiện đại. Quay về với thực trạng của Việt Nam, để bắt kịp với xu hướng chung của thế giới, cách đây hơn 10 năm Việt Nam cũng đã tham gia trong cuộc chạy đua này. Trong giai đoạn đó, dù đã rất cố gắng để cho ra những sản phẩm ưu Việt phục vụ cho chính người Việt Nam nhưng xét về mặt kinh nghiệm, nguồn vốn thì đây quả thật là một cuộc chiến không cân sức nên Việt Nam đã để thua ngay trên chính “sân nhà”. Thị trường Việt đã chứng kiến sự đổ bộ của những tập đoàn CNTT đứng đầu thế giới và chiếm gần hết 100% thị phần khách hàng trong nước. Hơn 10 năm nhìn lại, đến nay với những điều kiện thuận lợi hơn trước, CCTK Việt Nam chưa chịu bỏ cuộc mà vẫn tiếp tục phấn đấu để tranh giành lại thị phần với những tập đoàn lớn với mục đích cung cấp sản phẩm “thuần Việt” cho người dân Việt. Điều này quả thật không dễ dàng gì khi người sử dụng đã quá quen sử dụng những dịch vụ của Google, Yahoo. Nhưng phải nói rằng, không dễ chứ không phải là không thể được. Chỗ đứng nào cho Công cụ tìm kiếm Việt nam trong lòng giới trẻ nói riêng và cộng đồng mạng nói chung hiện nay?

doc39 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2647 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Google và công cụ tìm kiếm Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ank Chiana & India Holding, một chi nhánh thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Softbank và nhà quản lý Bodhi Investment LLC. Đây là lần thư hai, IDG cấp vốn cho trang tìm kiếm socbay.com. Socbay.com, trang tìm kiếm này rất được những người làm bên công nghệ thông tin Việt Nam quan tâm.Vì socbay.com là một sản phẩm thuần Việt 100% ,do các sinh viên Trường Đại học Bách khoa phát triển lên từ một nghiên cứu khoa học, rất có tiềm năng, sản phẩm của những con người tâm huyết , thế hệ 8X. Vì thế mà các trang tìm kiếm của chúng ta chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu, nếu không muốn bị Google bỏ xa, tốt nhất nên “đi tắt đón đầu”, cố gắng tận dụng hết tất cả nguồn lực của mình, sự hỗ trợ từ chính phủ, đồng thời phải biết kết hợp các nguồn lực được tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. @Chương 2 GOOGLE VÀ CÔNG CỤ TÌM KIẾM VIỆT Công ty Google: Trong chương I, Nhóm đã nhắc khá nhiều đến Google để cho thấy rõ quan điểm của Nhóm là tại sao lại chọn Google để đưa vào bài luận mà không phải là một tên tuổi nào khác. Rõ ràng, Google.com có đặc điểm nổi bật so với các đối thủ cùng “làng chơi” khác như là Yahoo.com, Search.live.com, Ask.com…Nếu nói cụ thể bằng con số, tổng kết thị phần trên phạm vi toàn cầu thì Google chiếm một lượng đáng kể, bỏ xa các đối thủ còn lại: Bảng 1:Thị phần của các công cụ tìm kiếm trên thế giới tính đến Tháng 04/2009 GOOGLE YAHOO MSN ASK AOL Tháng 4/09 64.0% 16.3% 9.9% 2.1% 3.7% Tháng 3/09 64.2% 15.8% 10.3% 2.1% 3.7% Tháng 4 so với tháng 3 -0.2% 0.5% -0.4% 0.0% 0.0% Tháng 1/09 62.8% 16.2% 11.2% 1.9% 4.0% Tháng 4 so với tháng 1 1.2% 0.1% -1.3% 0.2% -0.3% (Số liệu được lấy từ nguồn Nielsen Online-AC Nielsen vốn là công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới). - Ra đời và hành trình: Google là một công ty Internet tầm cỡ thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1998. Sản phẩm chính của công ty này là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều người đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet. Công cụ tìm kiếm Google được nhiều người ủng hộ và sử dụng vì nó có một cách trình bày gọn và đơn giản cũng như đem lại kết quả thích hợp và nâng cao. Tên "Google" là một lối chơi chữ của từ googol, bằng 10100. Google chọn tên này để thể hiện sứ mệnh của công ty để sắp xếp số lượng thông tin khổng lồ trên mạng. Google được thành lập bởi hai kỹ sư trẻ của trường Đại học Stanford, Larry Page và Sergey Brin. Năm 2008, năm Google kỷ niệm 10 thành lập, tổng kết một chặng đường thành công vang dội, chặng đường trở thành “ông vua của làng tìm kiếm online”. Các thông tin về công ty Google tràn ngập trên báo chí trong hơn mười năm qua và thương hiệu Google trở thành thương hiệu đáng giá nhất toàn cầu. Chỉ trong vòng một thời gian “ngắn”, hơn mười năm, không có thương hiệu nào trên thế giới được biết đến nhanh chóng như Google, từ các nhà kinh doanh, nhà khoa học, nhà hoạt động nghệ thuật, nhà chính trị đến học sinh, sinh viên…Google ghi một dấu ấn khó phai trong lòng người dùng vì những tính năng vượt trội của nó.Thuật toán tìm kiếm là một bài toán khó, khá phức tạp nhưng sản phẩm tìm kiếm Google lại có ứng dụng cực kỳ đơn giản, mà một người “mù” tin học cũng có thể sử dụng thành thạo được. Có một dự đoán là trong nay mai mọi người có thể không dùng cụm từ “search internet” nữa mà là “google it”. Ở đây mới thấy, nếu muốn làm đối thủ của Google cũng là chuyện đáng ngại. Đó mới biết được cái khó cho các công cụ tìm kiếm Việt Nam dù chỉ muốn giành lại thị phần nội địa. Google Việt Nam. Xin đề cập riêng đến thị trường Việt Nam, Google chính thức chuyển sang phiên bản tiếng Việt vào năm 2005, với địa chỉ web: google.com.vn. Từ khi chuyển sang phiên bản Việt, Google không ngừng nâng cấp, hỗ trợ thêm dịch vụ, sản phẩm và ngày càng lớn mạnh. Riêng về công cụ tìm kiếm ở Việt Nam thì google.com.vn vẫn là sự lựa chọn số một của cư dân mạng. Hiện tại, công nghệ thông tin ở Việt Nam phát triển một cách kỳ diệu, tốc độ kết nối Internet ngày càng được mở rộng, sự am hiểu cách thức sử dụng Internet của người dùng tăng lên đáng kể. Đó là mấu chốt mà khiến cả Google lẫn Yahoo đều không thể thờ ơ đối với thị trường Việt Nam, và đây cũng là lý do khiến các doanh nghiệp, các công ty làm bên lĩnh vực IT của Việt Nam không thể bị động đứng bên ngoài cuộc chơi. Tiếp theo, nhóm xin đưa ra những phân tích phần cốt lỗi của bài luận này… 2.2. Công cụ tìm kiếm Việt Nam Thế hệ cũ: Ở phần đặt vấn đề chung, Nhóm đã đề cập đến cụm từ “thế hệ cũ” để ám chỉ đến các công cụ tìm kiếm như hoatieu.com, pan Vietnam và đặc biệt là vinaseek. Đó là những trang tìm kiếm đã xuất hiện vào khoảng thời gian 2001- 2002. Ở khoảng thời gian này thì cả Google và Yahoo đều “chưa tới” Việt Nam. Thực ra, các trang này hiện nay không còn tồn tại nữa, hoặc hay chuyển đổi tên mới như Vinaseek.com của công ty Tinh Vân sang Xalo.vn. Nhưng vì hoatieu, vinaseek, pan Vietnam hiện nay không còn tồn tại nữa nên Nhóm không thể phân tích mô hình mà các trang này đã sử dụng để xem xét những dịch vụ mà nó có cung cấp có đáp ứng đúng thị hiếu của người dùng lúc bấy giờ hay không? Thế nên chỉ đưa ra lý do mà những người làm trong ngành công nghệ đề cập. Các lý do chỉ xoay quanh hai điểm yếu: Thứ nhất, kết quả xuất ra quá ít, thiếu phong phú, khả năng hiểu ngữ nghĩa kém.. Thứ hai, không có kho hình ảnh, giao diện kém thân thiện. Cả hai điểm trên đều là do các trang tìm kiếm Việt Nam không biết khai thác triệt để ưu điểm của mình, đó là đào sâu khai thác khả năng hiểu nghĩa tiếng Việt, đưa nội dung phụ hợp với văn hóa bản xứ, kho dữ liệu ít ỏi khan hiếm… dẫu biết bài toán tìm kiếm là một bài toán khó về công nghệ, về mã nguồn, về máy chủ ...Nói tóm lại là vì thiếu tài chính để đầu tư, đưa ra chiến lược dài hạn, trong khi đó Google là một tập đoàn vững mạnh đến từ Hoa kỳ, hội đủ các yếu tố để thành công ở bất cứ thị trường nào mà nó xâm nhập.Tuy nhiên, nói đi cũng nói lại, sống phải có niềm tin, phải lạc quan.Tuy rằng, Google là một tập đoàn toàn cầu thật đấy nhưng mỗi địa phương, mỗi bản xứ đều có một ngôn ngữ riêng, đó là nét độc đáo.Thế nên, dù có là “tập đoàn toàn cầu, am hiểu địa phương” đi nữa vẫn có điểm yếu là không thể hiểu sâu sắc cho từng ngôn ngữ một được, vì gắn với mỗi ngôn ngữ là cả vấn đề văn hóa đặc trưng bản sắc của dân tộc đó. Chính vì vậy, một số trang tìm kiếm bản địa của một số nước đã đánh thắng Google ở thị trường nội địa, cụ thể ở đây là Baidu.com ở Trung Quốc và Naver.com ở Hàn Quốc, nhóm sẽ dành khoảng ba trang viết để phân tích một số lý do thành công và rút ra bài học cho Công cụ tìm kiếm Việt Nam. 2.2.2. Mô hình tham khảo: 2.2.2.1 Baidu.com Baidu.com là trang web tìm kiếm số một tại Trung Quốc, thị phần của nó chiếm khá lớn, bỏ xa đối thủ Google Trung Quốc. Với số liệu mới nhất, vào ngày 01/06/2009, iResearch, một công ty chuyên nghiên cứu thị trường công nghệ của Trung Quốc, vừa mới công bố thì thị phần của Baidu.com trong quý một chiếm khoảng 74.1% thị trường tìm kiếm nội địa, tăng 2.1% so với quý 4/2008. Còn Google thì giảm 2.1% xuống còn 20.9% so với quý 4/2008, bao nhiêu thị phần còn lại là giành cho các trang tìm kiếm khác. Bảng 2: Thị phần trang tìm kiếm ở Trung Quốc qúy 1/2009 Tại sao Baidu có thể làm được như vậy? Mô hình dịch vụ của nó có khác gì so với Google? Trước tiên, Nhóm xin đề cập đến chữ tượng hình của Trung Quốc, vốn là kiểu chữ rất khó hiểu, khó đọc. Nó hầu như trái ngược với chữ Latinh, vì vậy mà dĩ nhiên Google gặp trở ngại lớn khi muốn tiếp cận thị trường này. Tuy vậy, ở Nhật, tiếng Nhật cũng một cùng dạng chữ như chữ Hán, cả hai ngôn ngữ có những nét tương đồng nhất định nhưng trong thị trường này, hầu như Google đã thắng lớn mặc dù chính phủ Nhật có những tuyên bố sẽ hỗ trợ đầu tư vào dự án công nghệ đủ tầm để làm đối thủ của Google, độ khoảng 60 triệu bảng Anh. Rõ ràng, ngôn ngữ vẫn chưa phải là điều kiện tiên quyết duy nhất để giúp cho Baidu thành công. Lý do mà các chuyên gia công nghệ đưa ra chỉ ngắn gọn là “đáp ứng đúng thị hiếu của giới trẻ”, đó là thứ nhất. Thứ hai, Baidu có được sự bảo hộ rất lớn từ Chính phủ Trung Quốc. Riêng phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến hình thức dịch vụ mà Baidu đã lựa chọn, không đi phân tích sự bảo hộ của chính phủ Trung Quốc như thế nào vì đó là một vấn đề không đơn giản. Baidu tự cho rằng mình thành công chính là do biết cách khai thác, khám khá thị hiếu, sở thích của giới trẻ. “Lý giải điều này, giới phân tích cho rằng đối tượng khách hàng của Baidu hoàn toàn khác với phương tây vì người Trung Quốc thích giải trí hơn tin tức, đọc sách hay thuê xe nhiều. 70% số người sử dụng Internet ở Trung Quốc chưa đến 30tuổi, Richard Ji, nhà phân tích của Morgan Stanley, nhận định về lượng người dùng này: “Hầu hết chưa có gia đình và muốn giải trí. Trang web của Baidu thu hút hàng triệu người vào tải nhạc, lập blog và tìm ảnh người đẹp”... (*). Đó là nhận định của một bài báo từ năm 2007, tin cũ, nhưng thực ra Baidu đã vẫn giữ “phong độ” cho tới nay, và dĩ nhiên trong thời điểm hiện tại thì số lượng và chất lượng dịch vụ mà Baidu đã tăng lên đáng kể. Nhận thức và mức độ phổ cập của nó cũng ngày càng được khẳng định trong lòng người dân Trung Quốc. Những tính năng tìm kiếm phù hợp với tâm lý người dân cộng với một phần là ý thức về lòng tự tôn của một dân tộc giàu mạnh, đó là bài học đến từ Baidu. Bên cạnh đó, website này cũng có chiến lược rất rõ ràng, kiên quyết bám chặt thị trường Trung Quốc, cho rằng, đây là thị trường nội địa có tiềm năng chưa khai thác hết vì thế không thể lơ đãng để Google có cơ hội tấn công. Thế nên, ngoài thị trường Trung Quốc thì Baidu chỉ mới mở rộng ra trang tiếng Nhật, chưa có ý định mở rộng sang các thị trường khác. 2.2.2.2 Naver.com Hàn Quốc là đất nước thú vị, “ghê gớm” với chiến thuật chủ nghĩa kinh tế yêu nước. Nếu tập đoàn kinh tế nào không nghiên cứu kỹ tâm lý người dân trước khi xâm nhập để đưa ra chiếc lược tốt, phù hợp thì khó mà trụ vững ở xứ sở kim chi, bằng chứng là cả Nokia, Walmart, Nestle’…đều thất bại, bị đánh bật khỏi thị trường này và Google thì cũng không ngoại lệ. Nói về công cụ tìm kiếm tại Hàn Quốc thì Google không được may mắn như ở Trung Quốc là còn được xếp hạng ở vị trí thứ hai. Tại đây, Naver.com đứng vị thứ nhất, Daum.net vị thứ hai, còn các vị thứ còn lại luôn bị dao động theo thời gian giành cho các trang tìm kiếm khác trong đó có Google. Thị trường Hàn Quốc là thị trường lạ, độc đáo do người dân Hàn Quốc có lối suy nghĩ thích dùng hàng nội địa.Tuy nhiên, đó không phải là lý do duy nhất để trang Naver thắng lởn ở đây. Có ý kiến cho rằng Google bị thất bại vì không rõ tâm lý chung của người dân Hàn, dân mạng nước này thích tương tác với những người khác, thích hỏi và thích nhận được phản hồi. Vì thế, mô hình của Naver đưa ra có tính tương khá cao. Bên Naver đã tung ra một dịch vụ được gọi là Knowledge iN, đây là nơi người dùng Internet có thể đưa câu hỏi và những người dùng khác sẽ gởi lên câu trả lời, nếu biết. Thoạt nhìn thì dịch vụ này có lẽ hơi giống Yahoo!Hỏi&Đáp ở Việt Nam nhưng hình như dịch vụ này của Yahoo không được yêu thích cho lắm vì câu trả lời được người dùng post lên thường là copy câu trả lời trên các báo điện tử hay từ địa chỉ của một Forum nào đó. Với lại các dạng câu hỏi không được phong phú trong khi đó Naver đã tích lũy được kho dữ liệu hơn 70 triệu câu giải đáp phát sinh từ người sử dụng. Đồng thời các câu trả lời cũng mang tính chính xác khá cao do nhờ những người tham gia trả lời có tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình cao. Kho dữ liệu tương tác hỏi đáp được nhiều người góp tay xây dựng và phát triển liên tục ở trong mọi lĩnh vực ngành nghề từ khoa học đến đời sống. Nhóm xin lấy lời phát biểu của Lee Kyung Ryul, người phát ngôn cho công ty NHN, chủ sở hữu trang Naver, để thấy rõ hướng đi mà Naver đã chọn khi mới còn chập chững: “Khác với Google, nơi người sử dụng chỉ tìm các dữ liệu có sẵn trên internet bằng tiếng Anh hay phỏng dịch từ tiếng Anh; tại Hàn Quốc, nếu bạn muốn trở thành một cỗ máy tìm kiếm mạnh, bạn phải tự tạo ra kho dữ liệu mới bằng tiếng Hàn không có sẵn trên net”. Có thể thấy cả hai trang tìm kiếm Baidu.com và Naver.com đều rất biết khai thác điểm mạnh văn hóa, thị hiếu của khách hàng để đưa ra mẫu mô hình thích hợp để tạo dựng cho mình một thương hiệu mà mỗi lần nhắc tới công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc phải là Baidu, Hàn Quốc thì nhất định phải là Naver. Còn Việt Nam thì sao? Phần dưới đây, Nhóm xin đề cập đến mô hình mà công cụ tìm kiếm Việt hướng đến và người dùng Việt có những nhận định như thế nào về các trang tìm kiếm của chúng ta?.. 2.2.3 - Các công cụ tìm kiếm Việt hiện nay Theo cuộc khảo sát của nhóm thì có 100% sinh viên dùng Internet ở Việt Nam thường xuyên dùng các bộ máy tìm kiếm, trong đó có đúng 100% dùng Google. Và một sự thật cần được nhìn nhận rõ rằng Google gần như đã thâu tóm hết thị trường Việt Nam trong lĩnh vực tìm kiếm trên mạng. Điều này là một cản trở và thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt nam trong quá trình tìm chỗ đứng riêng cho mình ngay trên thị trường Việt. Thế nhưng, các nhà doanh nghiệp Việt Nam với lòng quyết tâm và tin tưởng vào năng lực và lợi thế sân nhà cũng không chịu ‘buông tay’ trước ‘ông trùm’   Google. Hiện tại, Việt Nam cũng đã cho ra đời hàng loạt công cụ tìm kiếm như zing.vn, socbay.vn, timnhanh.com, 7sac.com, xalo.vn, bamboo.com…Trong cuộc khảo sát nhỏ của Nhóm về mức độ hiểu biết trong giới sinh viên , nhóm đã thực hiện cuộc điều tra ở các trường đại diện cho 2 ngành học khác nhau là khối ngành CNTT (trường ĐH công nghệ thông tin Tp Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm kĩ thuật, Trường FPT Aptech) điều tra 400 phiếu và khối ngành kinh tế( Đại học Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh) điều tra 200 phiếu; kết quả thu được được phát họa ban đầu qua biểu đồ. Bảng 3: Mức độ hiểu biết về công cụ tìm kiếm Việt Từ biểu đồ trên , ta cũng nhận thấy rằng mức độ Sinh Viên sử dụng các công cụ tìm kiếm Việt vẫn chưa cao và chỉ tập trung ở một vài trang Web nhất định. Để tìm hiểu rõ hơn về những công cụ tìm kiếm Việt Nam, nhóm xin giới thiệu sơ bộ về 3 công cụ tìm kiếm Việt khá phổ biến hiện nay là Bamboo.com ; Zing.vn, Xalo.com và ảnh hưởng của nó đối với SV nói riêng và giới trẻ ngày nay nói chung. 2.2.3.1 - Xalo.vn 3.2.1.1– Quá trình ra đời  Trước tiên, Nhóm xin giới thiệu sơ qua về tập đoàn Tinh Vân . Ra đời vào ngày 10/7/1997 , Tinh Vân được đánh giá là đơn vị luôn đi đầu trong định hướng phát triển dịch vụ và sản phẩm lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông. Tinh Vân Group đã không ngừng phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động, đầu tư vào lĩnh vực Truyền thông, với những dịch vụ Thương mại Điện tử lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam Năm 2001, khi Google chưa thâm nhập thị trường Việt Nam, Tinh Vân từng tung ra công cụ tìm kiếm Vinaseek. Vinaseek là bộ máy tìm dữ liệu đầu tiên cho phép người dùng Internet có thể tìm kiếm trên các trang tiếng Việt. Với sự tiện ích và mới mẻ của mình nên Vinaseek nhanh chóng gây một tiếng vang lớn và có 1 lượng người sử dụng kỷ lục. Lý do thành công của Vinaseek vào thời điểm đó là do Việt Nam tồn tại khoảng 20 bảng mã khác nhau và các Công cụ tìm kiếm khi đó như Altavista hay Yahoo không hỗ trợ mã tiếng Việt nên gây khó khăn cho người sử dụng Việt Nam, bởi thế sự ra đời của Vinaseek được ủng hộ cao. Nhưng những thành công đó kéo dài không bao lâu, bởi theo xu thế chung nên Việt nam dần dần chuyển sang mã Unicode ( là mã chữ đang dùng hiện nay) nên làm mất đi lợi thế của Vinaseek bởi Google đã hỗ trợ tốt bảng mã quốc tế này. Và như thế, dần dần Vinaseek bị rơi vào quên lãng và không được Tinh Vân đầu tư từ vài năm nay. Mặc dù thất bại, những Vinaseek cũng đánh dấu một mốc son quan trọng, tạo những nền tảng nhất định cho cho Công cụ tìm kiếm ở Việt Nam sau này. Với những ý chí và niềm tin đối với tương lai của Công cụ tìm Việt Nam, phục vụ cho người Việt Nam. Tinh Vân Group đã đối diện với thất bại và lập ra những kế hoạch mới để phát triển, nâng cao Vinaseek nhằm đối đầu, giành lại thị phần với google. Đầu năm 2007, Tinh Vân thành lập công ty con là Công ty cổ phần truyền thông Tinh Vân và bắt đầu phát triển Xalo.vn, công cụ tìm kiếm mới thay thế Vinaseek. 3.2.1.2– Quá trình hoạt động của Xalo.vn Xalo.vn phát triển theo 2 hướng chính đó là : + Thứ nhất là phát triển công cụ tìm kiếm chuyên biệt như tìm nhạc số, tìm tin tức, tìm địa điểm, bản đồ. + Thứ hai là tìm kiếm web chung, hiện có rất ít bộ máy tìm kiếm Việt tham gia nhưng cản trở lớn nhất là Google. Với mục tiêu đặt ra của Tinh Vân là đưa Xalo.vn trở thành sự lựa chọn thay thế cho google. Để đạt được điều này, những năm vừa qua, xalo.vn đã không ngừng được chỉnh sửa và nâng cấp để ngày càng hoàn thiện hơn. Tinh Vân hiện đã đầu tư hai triệu đô-la Mỹ cho “cỗ máy” tìm kiếm Xa Lộ, và việc đầu tư sẽ còn tiếp tục trong các năm tiếp theo. Tinh Vân đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 500.000 lượt truy cập mỗi ngày trong thời gian tới, đến năm 2010 sẽ chiếm 35-40% thị trường tìm kiếm Việt. 3.2.1.3- Thực trạng nghiên cứu : Để tìm hiểu về mức độ sử dụng Xalo.vn trong giới sinh viên.Nhóm đã tiến hành điều tra và chia ra 2 nhóm : + Nhóm sinh viên chuyên ngành kinh tế (cụ thể là trường ĐH Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh ): Điều tra 200 bạn thì chỉ có 21 bạn ( chiếm 10,5%) đã từng nghe và dùng thử Xalo.vn. Và chức năng chủ yếu các bạn sử dụng khi dùng xalo.vn là Xalo dịch. + Nhóm sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin (cụ thể là ĐH công nghệ thông tin TP Hồ chí Minh) : điều tra 360 bạn thì có đến 305 bạn ( chiếm 84,7% ) đã từng nghe và dùng thử xalo.vn . Chức năng chủ yếu khi sử dung là tìm Web và tin tức. - Qua kết quả khảo sát, ta thấy có sự chênh lệch mức độ hiểu biết và sử dụng của SV 2 chuyên ngành khác nhau đối với dịch vụ của Xalo.vn,điều đó nói lên rằng xalo.vn vẫn chưa thực sự phổ biến rộng rãi trong SV hiện nay nói riêng và trong cộng đồng dân cư mạng nói chung, chưa nhắm tới được mục đích, dịch vụ mà có thể thỏa mãn được nhu cầu của tất cả cộng đồng mạng. Bởi thế, cũng có thể lý giải được rằng tại sao SV chuyên ngành công nghệ sử dụng nó chiếm đên 84,7% ? Bởi do tính chất học tập, nghiên cứu nên tìm tòi và khám những điều mới trong lĩnh vực CNTT. Còn ngược lại , Sinh viên bên chuyên ngành kinh tế thì ít tìm hiểu về công nghệ thông tin, thường xài những dịch vụ đã có từ trước như google và yahoo nên mức độ phố biến ít hơn. 3.2.2 Zing.vn 3.2.2.1 – Quá trình hình thành và phát triển Ngày 09/01/2008, cổng thông tin giải trí trực tuyến Zing.vn bắt đầu ra mắt trên thị trường internet do Công ty VinaGame phát triển và cung cấp tại địa chỉ Đây là kết quả của hơn 2 năm nghiên cứu và phát triển, các tính năng của Zing Search được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm nâng cao và chuyên sâu vào từng lĩnh vực cụ thể. Theo ông Nguyễn Văn Thành Nhân, Trưởng phòng tiếp thị sản phẩm Zing Search, dịch vụ hiện hỗ trợ tra cứu hơn 6.000.000 từ khóa theo ngành nghề và lĩnh vực, 250.000 từ khóa liên quan đến khoảng 1.000 người nổi tiếng và 2.000 công ty trên cả nước. Cổng thông tin trực tuyến Zing.vn là một hệ thống tích hợp các dịch vụ giải trí trực tuyến với khả năng khai thác thông tin nhiều chiều như: xem tin tức online, sử dụng Email , Chat, Diễn đàn. Ngoài ra người dùng cũng có thể sử dụng những dịch vụ theo yêu cầu như nghe nhạc tại ZingMP3, hát karaoke qua Zing Star, xem phim qua Zing Movie, Zing Video và dịch vụ giải trí trực tuyến khác như blog ( tán gẫu ( mua sắm trực tuyến (www.123mua.com.vn). Theo số lượng thu thập được từ Với số lượng truy cập 250 triệu lượt/tháng và thời gian lưu lại trung bình trên trang là 7 phút/người, Zing.vn đã được xếp thứ hai trong các wesite được yêu thích nhất hiện nay và đang được xây dựng để trở thành cổng thông tin tiện ích hàng đầu dành cho người Việt. Ngày 24/4/2009 vừa qua, Zing.vn đã giành được sự tôn vinh trong buổi lễ trao giải Sao khuê với phần mềm Ưu Việt và xếp hạng 5 sao. Đây là lần thứ ba liên tiếp VinaGame được vinh danh tại lễ trao giải Sao Khuê vì những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển ngành công nghiệp phần mềm và ngành CNTT VN. 3.2.2.2- Thực trạng nghiên cứu : Theo thống kê của nhóm thì có khoảng 66,6 % bạn SV được điều tra biết về Zing.vn và đã từng sư dụng qua dịch vụ của Zing với những mục đích khác nhau được liệt kê như : Bảng 4 : Mức độ sử dụng các dịch vụ của Zing.vn Qua bảng thống kê ta cũng có thể thấy. Zing.vn được giới sinh viên sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực MP3, Tin tức và video .Còn lại những lĩnh vực khác như rao vặt, blog , hình ảnh…cũng chưa được sử dụng nhiều. Tất cả các thành viên trong nhóm đã đều dùng qua những dịch vụ của Zing.vn và cùng thống nhất rằng ZingMP3 đã có những tính năng vượt trội và tiện ích của nó so với những trang wed khác đó là được cập nhập những album, bài hát mới hằng ngày ; kho tàng bài hát phong phú với cách sắp xếp bài hát theo tên ca sĩ, theo thời gian tạo dễ dàng cho việc tìm kiếm ; chất lượng bài hát tốt, dễ dàng thực hiện download… Còn về Zing new chủ yếu với những vấn đề bao quanh lối sống của dân teen, những sao teen, hot girl, hot boy được giới trẻ quan tâm. Nắm bắt được thị hiếu và những gì giới trẻ đang cần đã góp phần tạo nên thành công cho Zing.vn. Điều này đánh dấu bước đi đúng hướng cho Zing.vn khi chon thị trường mục tiêu là giới trẻ. 3.2.3 Bamboo.com 3.2.3.1 – Quá trình hình thành và phát triển. Baamboo.com là một trong những dự án trọng điểm của VC Corp (Công ty Cổ phần truyền thông Việt Nam - Vietnam Communications Corporation) . Với các dịch vụ tiện ích phục vụ miễn phí như tìm nhạc MP3, video, tra từ điển…v..v nhằm đắp ứng nhu cầu giải trí cao của cộng đồng mạng. Với tên Bamboo.com đã thu hút người dùng nhờ cái tên nghe lạ lạ mà lại quen quen ( Bamboo có nghĩa là cây tre – hình ảnh tượng trưng cho dân tộc Việt Nam) Và nếu đã từng dùng thử bamboo.com thì chắc chắn cũng sẽ ấn tượng với giao diện đẹp, màu sắc dễ chịu. Đây là những yếu tố ban đầu thể hiện sự tiến bộ của Bamboo so với những trang wed tìm kiếm còn lại. Với kinh nghiệm sử dụng của mình, Nhóm cũng xin rút ra một vài nhận xét riêng của mình về Bamboo.com Nguồn nhạc: Tương đối đa dạng và phong phú , cách tìm kiếm và hiển thị kết quá thông minh, chỉ cần đánh tên bài hát, kết quả hiển thị và ta có thể nghe trực tiếp bài hát đó trên trang chủ Bamboo.com và thực hiện download dễ dàng với một cái nhấp chuột. Bên cạnh đó còn có bổ sung thêm lời bài hát tạo thích thú cho người dùng. Xem Video nhanh: Thường thì ta rất ngại khi xem clip trực tiếp trên mạng bởi chất lượng đường truyền yếu làm cho clip luôn bị đứng hình. Hạn chế này đã được khắc phục khá tốt tại Bamboo.com. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên những thành công nhất định cho Bamboo.com Vừa qua, bamboo.com cũng đã được Quỹ IDG Ventures đầu tư 2 triệu đô-la Mỹ . Đây là một động lực lớn thôi thúc sự tìm tòi, phát triển không ngừng để tạo chỗ đứng cho Công cụ tìm kiếm Việt Nam nói chung và Bamboo.com nói riêng. 3.2.3.2 - Thực trạng điều tra. Qua kết quả điều tra, thì kết quả không có sự chênh lệch lớn về nhu cầu sử dụng bamboo.com. Hầu hết tập trung vào mảng tìm kiếm video và nhạc MP3. Vì thế, dưới đây nhóm xin đưa ra bảng tổng kết về mục đích sử dụng Bamboo.com của tất cả sinh viên được điều tra. Bảng 5: Mức độ sử dụng các dịch vụ của Baamboo.com Nhìn biểu đồ ta cũng thấy được sự vượt trội hơn hẳn về mức độ sử dụng mảng tìm kiếm Video so với các mảng còn lại. Đây chính là thế mạnh của Bamboo.com và nên phát huy để giữ vững được thế mạnh đó. Bên cạnh những thành công nhất định đó là những thách thức rất lớn đối với chính nó, mảng tìm kiếm video là mảng khá nhạy cảm với những video xấu ( nội dung trụy lạc, phản động… ) được tung lên Internet ngày càng nhiều. Để ngăn chặn và xử lý kịp thời những tình huống như thế thật sự không phải là điều dễ dàng. Cũng hơn một lần, Bamboo.com bị báo chí lên án vì những clip ‘bẩn’ trong trang wed. Đây quả là bài học đáng nhớ cho Bamboo.com và qua đó, Bamboo cần nâng cao công cụ lọc cho trang Web nhằm đảm bảo chất lượng và uy tín cho trang Web. @Chương 3 LỐI ĐI NÀO CHO CÔNG CỤ TÌM KIẾM VIỆT NAM Như đã nói ở trên, Google đã chiếm lĩnh gần 100% thị phần khách hàng Việt và sản phẩm của Google được đánh giá là rất tốt. Do đó muốn cạnh tranh được với Google,Yahoo thì chúng ta buộc lòng phải có một sản phẩm dịch vụ tốt hoặc không thua kém quá nhiều so với sản phẩm của đối thủ. Vấn đề tiếp theo ở đây là làm sao để có được người tài, người giỏi xây dựng được những sản phẩm cạnh tranh đó? Và khi đã có được 1 sản phẩm tốt thì chúng ta lại phải đưa ra phương thức để giành lại thị phần đã bị chiếm lĩnh gần hết ở thị trường trong nước. Nhóm đã suy nghĩ rất nhiều và đi đến thống nhất để đề xuất một chiến lược cho sự chiến thắng của các công cụ tìm kiếm Việt, và Nhóm gọi chiến lược của mình là “ chiến lược 3 hiệu quả”. Chiến lược đó được chia làm 3 giai đoạn như sau: 3.1 Giai đoạn : Nhân lực tốt 3.1.1 Mục tiêu: Đào tạo được 1 đội ngũ CNTT đủ trình độ tầm khu vực cho các trang tìm kiếm Việt Rõ ràng ở thế giới ngày nay, nhân lực đã và đang trở thành yếu tố quan trọng nhất cho sự thành bại của một công ty dù lớn hay nhỏ ở mọi ngành, mọi nghề. Đối với ngành nghề trên lĩnh vực đòi hỏi “giàu chất xám” như CNTT thì điều đó lại càng quan trọng. Do đó,việc xây dựng một đội ngũ nhân viên CNTT đủ năng lực, đủ trình độ tầm khu vực và thế giới là một điều sống còn cho các trang tìm kiếm nói riêng và CNTT Việt Nam nói chung. Nhóm xin đề cập vài phương thức để góp phần nâng cao tầm lực của đội ngũ CNTT trong nước. 3.1.2 Giải pháp 3.1.2.1 Đào tạo nhân lực trong nước. ü Về các trung tâm đào tạo CNTT lâu đời ở Việt Nam, chúng ta có vài trường nổi bật như Trường Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ chí Minh, Đại học Bách Khoa (khoa CNTT) Hà Nội, Đại học Bách Khoa ( khoa CNTT) Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ thông tin Tp Hồ Chí Minh nhưng rõ ràng thực tế đã chứng minh các trường này không đáp ứng được nguồn nhân viên chất lượng cao trong nước, và gần như các kĩ sư khi ra trường đều phải được đào tạo lại. Phương án an toàn được lựa chọn chính là các trường CNTT tư nhân mới thành lập gần đây là: Niit, FPT Arena và FPT Aptech. Dù là các trường mới thành lập nhưng các trường đã khẳng định được chất lượng đào tạo tốt của mình,và ngày càng được đánh giá cao. Có lẽ, ngoài một số trường công lập như trên thì sự lựa chọn tốt nhất cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng ngay trong nước chính là FPT hoặc NIIT. 3.1.2.2 Đào tạo nhân lực từ bên ngoài . ü Ngoài sự lựa chọn trên, chúng ta cần phải có phương án đưa người đi học thêm ở các cường quốc về CNTT nói chung và công cụ tìm kiếm nói riêng trên thế giới, và cụ thể là: Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Isarel.Chúng ta cũng có thể lựa chọn các nước Châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản và Singapore. Tất nhiên đi kèm với đó là kinh phí rất lớn. Do đó vấn đề điều phối nguồn nhân lực du học cần được giải quyết thấu đáo. Cụ thể: nhân lực quan trọng, cao cấp nhất (số lượng ít) sẽ được cử đi du học ở Hoa Kỳ,sau đó có thể là Nhật, Đức..các nguồn nhân lực khác,không cần trình độ quá cao,sẽ được cử du học ở các nước trong khu vực như Ấn Độ, Singapore. Và lĩnh vực đào tạo sẽ tập trung vào phần mềm, thuộc toán máy tính để có có thể có được khả năng viết những chương trình lớn với chất lượng quốc tế. Như vậy, chúng ta có thể điều phối được nguồn lực cần đào tạo phù hợp với khả năng tài chính hạn chế. Và tất nhiên chúng ta sẽ không bỏ qua những điều kiện đi kèm để “kéo” lực lượng này trở về và những chính sách đúng đắn để tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao này. ü Bên cạnh đó, chúng ta cần phải gia tăng thêm các khóa học liên kết với các trường quốc tế có chất lượng tốt ở các cường quốc CNTT.Song song là chiến dịch thu hút nhân tài về nước phục vụ, và nếu có thể chúng ta sẽ thuê, tuyển dụng người nước ngoài có trình độ cao về nước để học hỏi và khai thác kinh nghiệm.Và tất nhiên một điều rất quan trọng chính là phải cải cách lại chất lượng giáo dục còn kém hiệu quả trong nước và xác định rõ rằng: trong dài hạn, nguồn nhân lực được đào tạo trong nước mới là nguồn nhân lực dồi dào,ổn định và quan trọng nhất. Nếu làm được điều đó,chúng ta sẽ có được 1 lực lượng nhân viên CNTT đủ chất lượng được dàn điều ở các cấp độ.Và đó là cơ sở,nền móng vững chắc cho sự phát triển của chúng ta trong tương lai. 3.2 Giai đoạn: Sản phẩm chất lượng 3.2.1 Mục tiêu: nghiên cứu các phương án hay để phát triển các công cụ tìm kiếm.Xây dựng thành công một công cụ tìm kiếm trong nước về tất cả các mặt, đáp ứng được nhu cầu hiện nay của đa số người sử dụng. 3.2.2 Giải pháp Theo nghiên cứu của nhóm chúng tôi thực hiện thì những sản phẩm “cây nhà lá vườn” của Việt Nam hiện nay được đánh giá là còn rất nhiều hạn chế (nếu không muốn nói là thua hẳn so với sản phẩm của Google).Và kết quả cụ thể cho sự đánh giá đó. Cũng với 400 mẫu đủ điều kiện thống kê, được thực hiên với các sinh viên CNTT như trên ; phạm vi đánh giá là các khía cạnh của công cụ tìm kiếm Việt Nam hiện nay nói chung và kết quả chúng tôi thống kê được là: Biểu đồ 1: Đánh giá nội dung Biểu đồ2: Đánh giá khả năng hiểu nghĩa Biểu đồ 3: Đánh giá giao diện Biểu đồ 4 : Đánh giá đường truyền Bảng 6 : Đánh giá của sinh viên về trang công cụ tìm kiếm Việt Nam Và tổng kết thì có 0 % số bạn được khảo sát cảm thấy thõa mản với công cụ tìm kiếm Việt. (gần như với điều đó,có 100% số sinh viên CNTT được khảo sát chọn Google là công cụ tìn kiếm chính cho mình) Qua số liệu trên thì quả thật công cụ tìm kiếm của chúng ta hiện nay còn quá nhiều vấn đề. Và mục tiêu cần đạt được là phải tạo ra một sự đột phá mạnh mẽ cho sản phẩm tìm kiếm thì chúng ta mới có thể đủ lực để cạnh tranh được. Và sự đột phá đó sẽ tập trung ở các vấn đề sau: 3.2.2.1 Giao diện: Rất đông các bạn khi nói về giao diện của các web Việt đều nghĩ rằng nó còn quá lòe loẹt hoặc chưa ấn tượng,và thậm chí là rất xấu (gần 6% trong 42% đánh giá tệ). Nhưng nhìn chung giao diện của chúng ta vẫn không là quá tệ khi có 42% các bạn cho rằng giao diện của ta rất được hoặc đẹp. Do đó, chúng ta nên coi thử những mặt được về giao diện của chúng ta là gì? Và tốt nhất, nên xây dựng cho mình một giao diện thân thiện, đơn giản nhưng ấn tượng, chúng ta cũng có thể sử dụng các hình ảnh thuần Việt để phục vụ cho giao diện của mình. 3.2.2.2 Tốc độ đường truyền: Vấn đề này được đòi hỏi nguồn tài chính dồi dào. Các công ty nên đầu tư thêm cho các cụm máy chủ của mình, vì rõ ràng tốc độ truy cập là một trong những yếu tố quan trọng nhất để người sử dụng so sánh và lựa chọn sản phẩm. 3.2.2.3 Khả năng hiểu ngữ nghĩa: chúng ta cần phát triển và tối ưu hóa các thuật toán nâng cao. Cụ thể là các thuật toán mang tính thực tiễn, có khả năng tương tác với tiếng Việt tốt (hiểu tốt ngôn ngữ Việt), tiết kiệm được thời gian và bộ nhớ. Đồng thời là phát triển cách tìm kiếm theo chiều sâu (tức là cách tìn kiếm có tính chính xác cao). Ví dụ điển hình cho sự thành công này của các trang Việt Nam là Search.com.vn .Giả sử bạn vào Googe để tìm kiếm với nội dung là “công cụ tìm kiếm” thì bạn sẽ nhận được kết quả là các trang có cụm hay các từ trong cụm “công cụ tìm kiếm”, nhưng với cách làm tương tự bên Search.com.vn ta sẽ nhận ngay những kết quả đầu tiên là các trang tìm kiếm trên thế giới như: Google,Yahoo,Baamboo…cùng những hình ảnh kèm theo Điều này quả thật là một đột phá xứng đáng được tuyên dương và phát huy. 3.2.2.4 Nội dung và chất lượng nội dung: Hiện nay các trang tìm kiếm trong nước có nội dung khá phong phú về mảng tìm kiếm. Như đã giới thiệu ở trên, Zing.vn, Bamboo.com, Xalo.vn đã tập trung phát triển dịch vụ phong phú như tin tức, nghe nhạc (MP3), video...Theo đánh giá chung là 61% nội dung chuyên sâu chỉ dừng ở mức tạm chấp nhận được Lựa chọn chung của các cỗ máy tìm kiếm Việt Nam hiện nay là đi theo hướng "vertical search" (tìm kiếm trong các lĩnh vực chuyên biệt như tìm nhạc, tìm blog, tìm dịch vụ....), không chuyên sâu vào tìm kiếm Web. Điều này được đánh giá là khôn ngoan khi tránh đối đầu trực diện với Google vì Google đã quá thành công trong lĩnh vực này. Chúng tôi đã tham khảo nhiều ý kiến của các bạn bên CNTT cùng các ý kiến trên một số diễn đàn về CNTT để đề xuất những phương án về phát triển nội dung tìm kiếm như sau: Ä Về mảng tìm kiếm web: có lẽ chúng ta nên tạm thời bỏ qua thị trường này vì gần như chúng ta sẽ không cạnh tranh nổi với Google. Bên mảng tìm kiếm này chúng ta hoàn toàn bất lợi về mặt thời gian, chúng ta chỉ có thể có nguồn tin từ những năm gần đây(vì mới thành lập) nhưng Google đã có nguồn tin với thời điểm tin tức cách đây gần chục năm,và điều này là thực sự rất quan trọng vì nó đồng nghĩa là nguồn tin truy xuất khi tìm kiếm bằng Google sẽ nhiều hơn,rộng hơn và có thời điểm lâu hơn nhiều. Thử kiểm tra điều này bằng cách tìm “lạm phát 2004” trên 3 trang Google.com.vn, Xalo.vn và Socbay.com.vn. Kết quả: bên Google ta nhận được 195 kết quả chính xác với cụm từ này,bên Xalo.vn được 5 kết quả và bên Socbay.com không có kết quả nào. Rõ ràng,các trang tìm kiếm web và tin tức ở Việt Nam đã thua thiệt quá nhiều. Nhưng nếu thực sự chúng ta vẫn muốn phát triển 1 công cụ bên tìm kiếm web, tin tức thì Nhóm nghĩ chúng ta nên cân nhắc và tham khảo một số ý như sau: (1) Chúng ta có thể lấy lợi nhuận từ các mảng kinh doanh khác để bù đắp phần lỗ bên này. Hoặc phát triển tốt các dịch vụ xung quanh nhằm marketing và tạo 1 lượng khách hàng trước cho sản phẩm tìm web. (2) Thay vì phát triển 1 mảng tương tự như Google,chúng ta hãy quan tâm đến mảng hỏi - đáp vì đây là một thị trường đầy tiềm năng và chưa được khai thác tối ưu ở Việt Nam (đây là mô hình cực kì thành công ở Hàn Quốc) (3) Hãy phát triển những thuật toán có khả năng hiểu tiếng Việt một cách hoàn hảo nhất. Người Việt phải là những người làm chủ ngôn ngữ của chính mình tốt nhất chứ không thể là người nước ngoài. (4): Nhu cầu tìm tài liệu nước ngoài (đặc biệt là tiếng Anh và Pháp) ở Việt Nam hiện nay là rất cao, nhưng vốn tiếng Anh hạn chế của người Việt là rào cản không nhỏ cho nhu cầu đó. Chúng ta hãy phát triển một sản phẩm dịch thuật các trang web của nước ngoài với khả năng dịch nghĩa tốt nhất. Google cũng có dịch vụ này nhưng thực sự là nó vẫn còn rất nhiều khiếm khuyết.Vì vậy chúng ta hãy bứt phá và chiếm lĩnh vùng thị phần này nhanh chóng trước khi Google chiếm lĩnh nó bằng một sản phẩm được cải tiến và hoàn thiện. Ä Về video: Nhìn chung,các dịch vụ về video của Việt Nam đã và đang phát triển khá nhanh. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cần phải chú ý thêm về một số vấn đề như sau: © Nội dung Tăng sự đa dạng cho nội dung video, sự kiện trong nước và thế giới cần phải được cập nhập nhanh chóng.Chúng ta nên chịu khó thu thập thêm video của các web trên toàn thế giới để làm đa dạng nguồn video của mình. (Đặc biệt là các video từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kì vì nhu cầu trong nước ở các quốc gia này là khá lớn) Chúng ta cũng cần tăng thêm lượng video về mảng nghiên cứu,học tập để tăng lượng khách hàng cho mình. Chúng ta quá chú tâm về mảng video giải trí và chưa thực sự có sự đầu tư cho video về lĩnh vực học tập nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần xây dựng bộ lọc để loại bỏ những nội dung xấu, mang tính chất phản giáo dục, phản văn hóa gây ảnh hưởng to lớn đến nhân cách người dùng. © Chất lượng Gần như các video là do người sử dụng đăng lên nên chất lượng thực sự vẫn chưa tốt, hình ảnh khá mờ. Chúng ta nên thay đổi code của file video để tăng chất lượng cho nó. Có thể đổi code flv (là là code phổ biến ở Việt Nam hiện nay) sang code avi, và tất nhiên chúng ta phải chấp nhận làm thế sẽ phải tăng thêm bộ nhớ nhưng bù lại sẽ có được nội dung video chất lượng để nâng cao giá trị của sản phẩm. © Cẩn thận với chuyện bản quyền. Chúng ta vẫn còn nhớ về câu chuyện bản quyền video cuộc thi Miss World cuối năm 2008 tại Việt Nam,các trang video trong nước đã bị tổ chức Miss World cảnh cáo về việc đăng tải bất hợp pháp các video về cuộc thi phụ của Miss World 2008 làm uy tín của Việt Nam bị ảnh hưởng trầm trọng. Chuyện bản quyền ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mực, nhưng trong dài hạn đó sẽ vấn đề hiển nhiên vì Việt Nam đã tham gia WTO, trang web nào lo chuyện bản quyền ngay từ bây giờ tức sẽ có sự thắng thế rất lớn trong tương lai. Ä Âm nhạc: lại một lần nữa vấn đề bản quyền lại là vấn đề nhức nhối. Mp3.zing đã bị lên án quyết liệt về chuyện bản quyền các nguồn nhạc và lấy cắp bản quyền trắng trợn bằng cách để tên nguồn nhạc là của mình chèn lên tên các nguồn nhạc khác. Với tình hình hiện tại trong nước như hiện nay thì chuyện bản quyền sẽ vẫn còn là câu chuyện nóng hổi của Việt Nam trong thời gian tới. Do đó, cũng như video các web nhạc cần cẩn trọng với chuyện bản quyền để tránh những sự việc đáng tiếc không đáng có về sau. Ä Các dịch vụ khác : Ngoài những mảng nội dung chính như trên, thì trường Việt Nam vẫn còn nhiều sản phẩm khác để đầu tư sinh lời hiệu quả. Đó là blog, mail và bách khoa toàn thư, nhất là dịch vụ về blog khi gần đây thị trường blog mạng bị xáo trộn mạnh mẽ : Blog 360° (Yahoo) – nguồn cung cấp dịch vụ blog chính ở Việt Nam tuyên bố ngừng cung cấp dịch vụ. Và điều đó khiến cộng đồng blog cảm thấy rất bức xúc,phẫn nộ. Cộng đồng blogger đang dấy lên phong trào tẩy chay dịch vụ blog của Yahoo. Đây chính là thời cơ vô cùng thuận lợi cho các dịch vụ blog trong nước vươn lên giành lại thị phần cho mình. Tóm lại, các nội dung trình bày trên là những đề xuất của nhóm cho từng sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, chỉ như thế vẫn là chưa đủ. Thị phần Việt Nam đã bị Google và Yahoo chiếm lĩnh quá nhiều, giờ các trang trong nước lại tiếp tục tranh nhau “ phần bánh” ít ỏi còn lại thì có tốt không? Không phải là ngẫu nhiên để chúng tôi lại nói như vậy. Một số web trong nước vừa rồi lại tuyên bố sẽ là đối thủ chính của nhau,sẽ cạnh tranh nhau ở một số mảng và gần đây chúng ta được chứng kiến một số biểu hiện của sự cạnh tranh đó và cụ thể là các vụ tranh cãi, kiện tụng ầm ĩ về chuyện bản quyền của FPT Online (có sản phẩm là trang nhạc có bản quyền hàng đầu Việt Nam: Nhacso.com) và Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV)….Những chuyện như vậy làm cho các công cụ Việt vốn đã thiệt hơn người ngoài nay lại có nguy cơ thua luôn. Chúng ta không đoàn kết hợp tác giúp đỡ nhau thì thôi, đằng này vừa phát triển được một tí là đã tính đường “ trù dập” nhau? Liệu suy nghĩ cho thấu đáo thì ai sẽ là người được lợi trong chuyện này: bản thân các công cụ tìm kiếm còn non trẻ của chúng ta hay các ông lớn như Google,Yahoo? Nhóm nghĩ rằng giờ không phải là lúc chúng ta phát triển một cách manh mún, lẻ tẻ một cách không hệ thống như trước nữa! Đây là thời điểm cho sự đoàn kết. Nói cụ thể hơn thì cách hay nhất cho công cụ Việt trong tình hình này là chính là sự liên kết, liên minh giữa các công cụ tìm kiếm thuần Việt đang phát triển rời rạc nhau. Search.com.vn, Socbay, Xalo, Zing và Baamboo - những cái tên đầy triển vọng cho công cụ tìm kiếm “made in Vietnam” hãy liên kết,hợp tác lại để tạo nên guồng sản phẩm tìm kiếm thật đa dạng về nội dung với chất lượng cực đỉnh: từ tìm web cho đến nghe nhạc, viết blog hay tìm video và nhiều hơn nữa chúng ta đều có. Với sự kết hợp tuyệt vời đó, tôi nghĩ rằng thị trường Việt sẽ mau chóng có ngay một sản phẩm rất “cạnh tranh”, rất chất lượng và đáp ứng đa dạng nhu cầu người sử dụng. Và như thế, câu chuyện “bé tí hon” Việt đấu với “người khổng lồ” Google không còn là điều không tưởng như một số người vẫn thường dè bỉu. Nhưng làm sao để thống nhất các công ty nhỏ đó lại, làm sao để đảm bảo được sự kết hợp thống nhất nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của từng công ty và đặc biệt là vấn đề tài chính có được giải quyết thõa đáng? Đó là những câu hỏi khó nhằn, nhưng hướng giải quyết lại nằm trong lòng đam mê, lí trí và sự hi sinh của các ban quản trị công cụ tìm kiếm Việt. Nếu thật sự điều chúng ta muốn là một Google của chính Việt Nam, một công cụ tìm kiếm của chính chúng ta chứ không phải là đi dùng những thứ có sẵn của người khác mặc dù chúng ta có thể làm được. Tất chúng ta sẽ làm được!! Chúng ta vừa kết thúc xong nội dung cuối của giai đoạn 2. Chúng ta sẽ đi tiếp đến nội dung chính tiếp theo, đó là giai đoạn cuối của chiến lược. 3.3 Giai đoạn : Marketing hiệu quả 3.3.1 Mục tiêu: Tuyên truyền, quảng bá rộng rãi sản phẩm vừa xây dựng xong đến cho người dùng trong nước. Đặt mục tiêu trong 2 năm phải nắm giữ được 40% thị phần tìm kiếm trực tuyến trong nước. Một trong những sai lầm của các trang tìm kiếm Việt hiện nay là marketing quá sớm khi sản phẩm vẫn chưa chín muồi. Để khi khách hàng đã truy nhập, dùng thử để cảm nhận sự khác biệt của những sản phẩm “cây nhà lá vườn” này thì kết quả là họ đã thực sự cảm nhận đậm nét sự khác biệt đó: truy xuất kết quả quá chậm, nội dung kết quả ít ỏi với thời gian không bao quát và tính chính xác là chưa cao. Điều này đã gây tác dụng ngược đến người khiến họ chẳng còn hứng thú hay tò mò với những trang web tìm kiếm Việt nữa.Và như thế chúng ta đã thất bại trầm trọng. Đây là bài học lớn cho qui trình Marketing sau này.Bởi thế, chúng ta chỉ bắt đầu thực hiện việc Marketing khi và chỉ khi chúng ta đã có một sản phẩm đang sẵn sàng chờ phục vụ bởi lẽ chúng ta là những người ra sản phẩm sau, do đó sẽ luôn chịu sự so sánh từ phía người dùng khi được sử dụng, hơn thế nữa người đi trước chúng ta lại là những công ty có dòng sản phẩm vốn đã tương đối hoàn thiện. 3.3.2 Giải pháp: Chúng tôi nghĩ Marketing sẽ đạt hiệu quả nếu thực hiện bằng các phương thức sau: 3.3.2.1 Bằng truyền hình và báo chí. Quảng bá thông qua những sóng có số lượng người xem cao: VTV3, VTV1 ở những giờ vàng như 7h,18h và 20h. Và tăng độ phủ sóng ở các chương trình chuyên ngành thông tin (Chương trình “24h Công nghệ” của VTV3). Bên cạnh đó,chúng ta sẽ tập trung đưa tin ở hai mảng báo lớn; báo tin tức: An ninh thế giới, Tuổi trẻ, Thanh niên. Và thứ hai chính là các tạp chí chuyên ngành như Echip, tạp chí CNTT… Bằng truyền hình và báo chí,chúng ta sẽ có độ phổ cập cao, rộng rãi cho mọi thành phần khác nhau. Nhưng thực sự đó vẫn chưa là phương thức hiệu quả nhất, vì dẫu sao công cụ tìm kiếm vẫn là một sản phẩm mạng, và người dùng nó tất nhiên sẽ là những người lên mạng. Do đó sẽ là sự thiếu sót đáng trách nếu bỏ qua cách thức tiếp theo: qua Internet 3.3.2.2 Bằng Internet. Người có nhu cầu tìm kiếm sẽ thường sẽ có cả nhu cầu đọc tin tức (nhất là với nhu cầu tìm web). Do đó, cách hay nhất là chúng ta sẽ quảng bá các công cụ tìm kiếm của mình qua những trang báo mạng uy tín và có lượng truy cập hàng đầu của cả nước là Vietnamnet.vn (trang báo mạng duy nhất trực thuộc bộ Thông tin và Truyền thông), Vnexpress.net, báo Dantri.com (báo của Hội khuyến học Trung ương), Tuoitre.com.vn, Thanhnien.com.vn (trang điện tử của 2 nhật báo hàng đầu và phổ biến nhất Việt Nam) . Để phổ biến rộng rãi trong giới trẻ - đây là thị trường mục tiêu mà ta nhắm tới thì cần quảng bá trên Kenh14.vn (trang web chuyên cho teen), các trang của Zing. Cùng với đó là các web chuyên nhạc và chuyên phim hàng đầu như: Nhacso.com, Xuongphim.com…. Không chỉ đơn giản với hình thức là các bài viết đăng trên các trang web lớn vì đó chỉ là hình thức gián tiếp. Chúng ta cần phải quảng bá sản phẩm của mình bằng phương thức trực tiếp, đó là liên kết với các trang web lớn (như trên), các diễn đàn, forum hàng đầu của Việt Nam như diễn đàn trí tuệ Việt Nam: Ttvnol, (hạng 19 trong các trang web truy cập nhiều nhất), Truongton.net (hạng44)… để đặt thanh công cụ tìm kiếm của mình tại đó (thay vì lúc trước các web vẫn thường để thanh công cụ của mình là Google.com.vn.) Các thanh công cụ này được đặt với mục đích hỗ trợ thêm cho nhu cầu tìm kiếm của người dùng web khi có nhu cầu mọi lúc mọi nơi.Tốt hơn nữa, nếu công cụ tìm kiếm thõa mãn được nhu cầu của người dùng, vô hình trung ta đã tạo thói quen sử dụng sản phẩm của mình cho người đọc nếu họ là người dùng thường xuyên của web đó. Và tất nhiên,khi sản phẩm đã được họ tin dùng, chúng ta sẽ được marketing theo phương thức tiếp theo: marketing truyền miệng, mà người quảng cáo chính là người dùng sản phẩm. 3.3.2.3 Xây dựng những slogan, logo khẩu hiệu của riêng mình. Hãy cổ động cho phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”, thay thế sản phẩm nhập ngoại bằng hàng trong nước có chất lượng. Phải làm sao để mọi người hiểu rằng, sử dụng các công cụ thuần Việt không chỉ đơn giản chỉ là dùng một dòng sản phẩm mới mà hơn thế rất nhiều, dùng sản phẩm này ta sẽ còn tìm thấy ở đó là cả sự ủng hộ, sự khích lệ cho nhau. Dù thật khó nhưng hãy giúp người Việt tập làm quen dần với điều đó. Sao cứ phải đợi những người khác làm giúp mình? Các công cụ tìm kiếm Việt sẽ là một trong những mũi tiên phong cho phong trào thiết thực này! Một cánh én nhỏ không làm nên mùa xuân, nhưng vạn cánh én nhỏ nghĩa là mùa xuân đã đến rồi đó. PHẦN KẾT LUẬN Như vậy, nhóm đã trình bày xong những giải pháp của mình nhằm thúc đẩy sự phát triển của CCTK Việt Nam. Nhưng thực sự nếu chỉ vậy sẽ là chưa đủ vì phần trình bày trên vẫn còn một vài điều cần được làm sáng tỏ. Thứ nhất: Sẽ có thắc mắc được đặt ra ngay: Nếu chúng ta xác định quá trình chuẩn bị là một quá trình dài hơi, dài hạn thì trong lúc chúng ta tập trung quá nhiều thời gian cho sự chuẩn bị như vậy thì Google hay các CCTK khác nữa sẽ còn phát triển mạnh mẽ tới mức nào? Và như thế tức là ta ngày càng bị bỏ xa về sau. Quả thật, vấn đề này đã được nhóm nghĩ tới ngay từ đầu. Chúng ta đã xác định cuộc đua về CCTK sẽ là “cuộc chạy marathon”, và trong cuộc đua đó đứng yên nghĩa là bạn đã thụt lùi. Do đó, chúng ta không được phép đứng yên bất cứ lúc nào. Sản phẩm chúng ta xây dựng sẽ phải là sản phẩm được cải tiến liên tục từng ngày từng giờ nếu có thể. Phần lớn lực lượng tốt của ta được cử đi du học nhưng không phải thế là họ không thể xây dựng được sản phẩm trong nước (điều này không khó để phải giải thích trong một thế giới phẳng và kết nối như ngày nay). Với sự trợ giúp đắc lực và liên tục từ đội ngũ đã và đang được đào tạo trong lẫn ngoài nước thì chắc chắn sản phẩm của chúng ta sẽ được cải tiến theo kịp với sự phát triển CNTT thế giới nhưng vẫn đảm bảo được những thị hiếu thay đổi liên tục trong nước cho đến lúc nó được hoàn thiện để tung ra thị trường. Thứ hai: Vấn đề kinh phí luôn là vấn đề không thể thiếu. Như chúng ta đã đề cập trên,các công tác cử người đi du học,trả lương cho người xây dựng sản phẩm lúc chưa có doanh thu,các công tác tuyên truyền quảng cáo sản phẩm trên truyền hình, web, báo chí sẽ ngốn một lượng chi phí không nhỏ tí nào. Và nếu tính tổng chi phí lại, đó là con số khổng lồ cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn tham gia đầu tư. (Đó là chưa kể,công cụ tìm kiếm trực tuyến là một ngành kinh doanh mạo hiểm) Sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta nếu người tham gia đầu tư chính là nhà nước. Có vẻ hơi nực cười nhưng tại sao không? Quay qua một chút với các nước Châu Âu, Google ở đây có đối thủ chính không phải là các công ty tư nhân có sản phẩm đầu tư tương tự mà lại là chính phủ. Chính phủ Châu Âu đang bỏ ra hàng triệu đô la Mỹ để đầu tư cho một công cụ tìm kiếm cho mình với tên gọi Quaero, và nếu thành công Quaero sẽ là công cụ tìm kiếm đa phương tiện đầu tiên trên thế giới. Các chính phủ Châu Âu đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng cũng như lợi ích lớn từ các công cụ tìm kiếm trên mạng, và họ đã cạnh tranh không đơn giản chỉ bằng tiền mà còn là cả chính trị và pháp luật, cụ thể đó là những vụ kiện tụng, tranh chấp có sự hậu thuẫn của chính phủ nhắm vào hai công ty tìm kiếm hàng đầu là Google và Yahoo, chính điều này tạo một lợi thế rất lớn cho các sản phẩm tìm kiếm trong nước. Rõ ràng rằng, chính phủ tham gia vào thị trường tìm kiếm đang là xu hướng chung hiện nay, vậy Việt Nam có nên đứng bên lề? Chính phủ nước ta đang đề ra những mục tiêu rất lớn cho CNTT trong nước. Gần đây nhất ngày 19/5/2009 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Lê Doãn Hợp cùng các thứ trưởng chuyên trách về lĩnh vực CNTT-TT đã chủ trì một cuộc họp với các tập đoàn CNTT hàng đầu Việt Nam nhằm gấp rút soạn thảo đề án cho sự phát triển CNTT Việt Nam trong 10 năm tới, các mục tiêu cho CNTT là vô cùng lớn: Đến năm 2015, Việt Nam sẽ phải là một trong 70 nước phát triển CNTT-TT hàng đầu thế giới. Tầm nhìn đến năm 2020: CNTT-TT sẽ làm nòng cốt để Việt Nam chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, trở thành nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Cụ thể hơn: 2015 - 2020: Mỗi người, mỗi nhà trên Việt Nam đều có đủ thiết bị thông tin .Cùng với đó là xây dựng những doanh nghiệp CNTT nội địa có khả năng làm chủ quốc gia và vươn ra tầm quốc tế. Do đó việc chính phủ bỏ qua đầu tư cho mảng CCTK trên mạng sẽ thực sự là một điều vô cùng đáng tiếc. Rõ ràng, CCTK Việt Nam để đạt được những mục tiêu đề ra thì rất cần có sự hỗ trợ đắc lực từ phía chính phủ. Việc chính phủ đầu tư sẽ không những giúp chúng ta có lợi về nguồn vốn,các yếu tố chính trị-pháp luật tạo lợi thế cạnh tranh mà hơn nữa là các chính sách đi kèm (như đã nói ở trên, đó là các vấn đề về nguồn nhân lực cũng như các chính sách ưu tiên cho CNTT trên các chương trình của VTV…) sẽ được giải quyết thõa đáng và hợp lí hơn hẳn. Và tất nhiên phần giải pháp này sẽ còn hàng loạt điều chưa chuẩn xác, còn bất cập hay còn thiếu và sẽ có những phương án tốt hơn nữa, nhưng với năng lực có hạn của mình nhóm vẫn chưa nghĩ tới được. Do vậy, nhóm mong muốn sự đóng góp chân thành từ những người có chuyên môn và có liên quan trong những lĩnh vực mà nhóm đã đề cập đến nhằm hoàn thiện hơn bài tiểu luận của mình. Phần giải pháp cũng là phần kết thúc cho nội dung chính của nhóm. Thực sự mà nói, trong giới hạn của thời gian, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm chúng tôi biết rằng bài tiểu luận của mình còn rất nhiều điều để phải bàn thêm. Nhưng chúng tôi cũng đã cố gắng để truyền đạt tất cả kiến thức của mình bằng khả năng hạn chế vốn có. Và mong rằng mọi sự phê bình, góp ý của người đọc sẽ là cơ sở giúp chúng tôi hoàn thiện mình hơn nữa. ………….. **** * **** ……………. Chúng ta vẫn luôn hi vọng trong thời gian không xa sẽ có cho riêng mình một công cụ tìm kiếm thuần Việt được cả nước hay rộng hơn là cả khu vực hay thế giới đón nhận nhiệt liệt. Google hay Yahoo khi đó sẽ chỉ còn là một kỉ niệm đẹp trong giới CNTT Việt Nam, và khi đó bạn có vài thắc mắc về Google ư? Đơn giản thôi, hãy gõ “Google” vào thanh tìm kiếm của chúng tôi, nhấn enter và tìm hiểu về nó nhé.Thật tiện lợi phải không nào….?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGoogle và công cụ tìm kiếm Việt.doc
Luận văn liên quan