TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện tại phòng Công Nghệ sinh Học thuộc Viện phản ứng hạt nhân
Đà Lạt trên đối tượng cây khoai tây giống O7 được nuôi cấy tại phòng Công nghệ sinh
học. Trong đề tài chúng tôi tiến hành 3 thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của BAP,
Chitosan, Vanadium lên quá trình tạo củ siêu bi ống nghiệm ở các nồng độ khác nhau.,
đồng thời tiến hành 4 thí nghiệm nghiên cứu quá trình tạo củ bi khoai tây bằng hệ thống
thuỷ canh trên cát ở các điều kiện thí nghiệm khác nhau.
Những kết quả đạt được:
Trong thí nghiệm về tạo củ siêu bi ống nghiệm, chúng tôi nhận thấy các đốt mầm
đơn cây khoai tây nuôi cấy in vitro giống O7 được dùng tạo củ in vitro trong những môi
trường có bổ sung BAP, Chitosan, Vanadium với nồng độ khác nhau, kết quả cho thấy
khi bổ sung BAP với nồng độ 3mg/l cho kết quả tốt nhất, giúp 100% đốt mầm tạo vi củ,
củ to và đồng đều hơn so với các nghiệm thức khác.
Trong thí nghiệm tạo củ bi trên hệ thống thuỷ canh, các nghiệm thức: mật độ trồng
12 12cm, sử dụng công thức thuỷ canh 1, tần số tưới dinh dưỡng 3 lần / tuần và phun
BAP lên lá và thời kì hình thành tia củ với nồng độ 5mg/l cho kết quả tốt hơn hẳn các
nghiệm thức khảo sát còn lại.
6
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Tóm tắt .ii
Mục lục iii
Danh sách các chữ viết tắt . viii
Danh sách các bảng .x
Danh sách các biểu đồ .xii
Danh sách các hình xiii
PHẦN I: GIỚI THIỆU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích – yêu cầu 2
2.1. Mục đích .2
2.2. Yêu cầu .2
2.3. Hạn chế .2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3
1. Tổng quan về cây khoai tây .3
1.1. Nguồn gốc – phân loại 3
1.1.1. Nguồn gốc 3
1.1.2. Phân loại 3
1.2. Giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng .4
1.2.1. Giá trị kinh tế .4
1.2.2. Giá trị dinh dưỡng .5
1.3. Đặc tính sinh học 7
1.3.1. Đặc tính thực vật học .7
1.3.1.1. Rễ 7
1.3.1.2. Thân 7
1.3.1.3. Lá 7
1.3.1.4. Hoa - quả .7
7
1.3.2. Đặc điểm sinh lý 8
1.3.2.1. Thời kì ngủ nghỉ .8
1.3.2.2. Thời kì nảy mầm .9
1.3.2.3. Thời kì hình thành tia củ .9
1.3.2.4. Thời kì củ phát thiển .9
1.3.3. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh 9
1.3.3.1. Nhiệt độ 9
1.3.3.2. Ánh sáng .10
1.3.3.3. Nước .10
1.3.3.4. Đất đai và dinh dưỡng 11
1.4. Tình hình sâu bệnh trên cây khoai tây 11
1.4.1. Các loại sâu hại cây khoai tây .11
1.4.1.1. Sâu xám .11
1.4.1.2. Sâu khoang 12
1.4.1.3. Sâu xanh 12
1.4.1.4. Rệp sáp trắng .12
1.4.2. Bệnh hại cây khoai tây 12
1.4.2.1. Bệnh mốc sương 12
1.4.2.2. Bệnh héo xanh .13
1.4.2.3. Bệnh virus .13
1.4.2.4. Bệnh thối củ trong thời gian giữ giống .14
1.5. Một số giống khoai tây được trồng ở nước ta 15
1.5.1. Giống khoai tây hạt lai 15
1.5.2. Giống khoai tây củ .15
1.6. Công tác giống khoai tây 16
1.6.1. Công tác giống khoai tây theo phương pháp truyền thống - sử dụng củ
làm giống .17
1.6.2. Phương pháp trồng khoai tây bằng hạt 17
1.6.3. Sử dụng phương pháp nuôi cấy mô .18
8
1.6.3.1. Phục tráng giống khoai tây bàng phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng 18
1.6.3.2. Tạo phôi và cây con đơn bội bằng cách nuôi cấy túi phấn .19
1.6.4. Phương pháp sản xuất củ giống mini sạch bệnh .19
2. Giới thiệu chung về kỹ thuật thuỷ canh .20
2.1. Tình hình sản xuất thuỷ canh trong nước và thế giới .21
2.1.1. Tình hình thế giới 21
2.1.2. Tình hình trong nước .22
2.2. ưu nhược điểm của kỹ thuật thuỷ canh 23
2.2.1. ưu điểm .23
2.2.2. Nhược điểm .23
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ canh 24
2.3.1. Ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng 24
2.3.2. Ảnh hưởng của các loại môi trường dinh dưỡng và cách pha chế dung dịch
dinh dưỡng đến nuôi trồng thuỷ canh 24
2.3.2.1. Ảnh hưởng của các loại môi trường dinh dưỡng 24
2.3.2.2. Ảnh hưởng của cách pha chế đến nuôi trồng thuỷ canh .25
2.3.3. Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến việc hấp thu dinh dưỡng của
cây trồng trong hệ thống thuỷ canh 26
2.3.3.1. Ánh sáng .26
2.3.3.2. Nhiệt độ 26
2.3.3.3. Nước .26
2.3.3.4. Nồng độ CO2 26
2.3.3.5. Độ thoáng khí .26
2.3.3.6. pH .26
2.3.3.7. Độ dẫn điện .27
2.4. Một số giá thể sử dụng trong phương pháp nuôi trồng thuỷ canh .27
2.4.1. Xơ dừa .27
2.4.2. Tro trấu 27
2.4.3. Cát 27
9
2.4.4. Perlite .27
2.4.5. Verrmiculite .27
2.4.6. Clay Pebblex 28
2.5. Phân loại hệ thống thuỷ canh 28
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 29
1. Thời gian và địa điểm 29
2. Trang thiết bị vật liệu 29
2.1. Phòng thí nghiệm 29
2.1.1. Phòng rửa dụng cụ .29
2.1.2. Phòng chuẩn bị môi trường .29
2.1.3. Phòng cấy vô trùng 29
2.1.4. Phòng nuôi cấy mẫu 29
2.1.5. Một số thiết bị khác .29
2.2. Nhà lưới (Drip system) .30
3. Môi trường .30
3.1. Môi trường sử dụng trong thí nghiệm tạo củ siêu bi 30
3.2. Môi trường sử dụng trong thí nghiệm tạo củ bi .31
4. Vật liệu 31
5. Quy trình thực hiện thí nghiệm .31
6. Bố trí thí nghiệm 32
6.1. Thí nghiệm về tạo củ siêu bi ống nghiệm 32
6.1.1. Thí nghiệm về ảnh hưởng của BAP lên quá trình tạo củ siêu bi .32
6.1.2. Thí nghiệm về ảnh hưởng của Vanadium lên quá trình tạo củ siêu bi 32
6.1.3. Thí nghiệm về ảnh hưởng của Chitosan lên quá trình tạo củ siêu bi 32
6.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các công thức dinh dưỡng lên quá trình tạo
củ bi ở cây khoai tây .34
6.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của tần số cung cấp dinh dưỡng lên quá trình tạo
củ bi ở cây khoai tây .35
10
6.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của mật độ trồng lên quá trình tạo củ của
cây khoai tây 36
6.5. Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của BAP lên quá trình tạo củ bi ở cây khoai tây .38
7. Xử lý kết quả .39
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
4.1. Thí nghiệm 1: 40
4.1.1. Thí nghiệm về ảnh hưởng của BAP lên quá trình tạo củ siêu bi .40
4.1.2. Thí nghiệm về ảnh hưởng của Vanadium lên quá trình tạo củ siêu bi 42
4.1.3. Thí nghiệm về ảnh hưởng của Chitosan lên quá trình tạo củ siêu bi 45
4.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các công thức dinh dưỡng lên quá trình
tạo củ bi ở cây khoai tây 47
4.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của tần số cung cấp dinh dưỡng lên quá trình
tạo củ bi ở cây khoai tây .49
4.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của mật độ trồng lên quá trình tạo củ của
cây khoai tây 51
4.5. Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của BAP lên quá trình tạo củ bi ở cây khoai tây .53
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56
5.1. Kết luận .56
5.2. Đề nghị .56
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO .57
75 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3046 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Góp phần nghiên cứu thiết lập quy trình sản xuất củ bi giống khoai tây từ củ siêu bi in vitro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
SẢN XUẤT CỦ BI GIỐNG KHOAI TÂY (Solanum tuberosum L.)
TỪ CỦ SIÊU BI IN VITRO
Luận văn kỹ sƣ
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2006
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
SẢN XUẤT CỦ BI GIỐNG KHOAI TÂY (Solanum tuberosum L.)
TỪ CỦ SIÊU BI IN VITRO
Giảng viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. NGUYỄN TIẾN THỊNH PHAN THỊ NGỌC HÀ
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2006
3
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY. HO CHI MINH CITY
DEPARMENT OF BIOTECHNOLOGY
***000***
TO RESEACH THE PRODUCTION PROCEDURE OF
MINITUBER POTATOES (SOLANUM TUBEROSUM L.) FROM
MICROTUBER IN VITRO
Graduation thesis
Major: Biotechnology
Professor: Student:
PhD. NGUYEN TIEN THINH PHAN THI NGOC HA
Term:2002 – 2006
Ho Chi Minh City
09/2006
4
LỜI CẢM ƠN
Những gì con có được nay hôm nay và sẽ có trong tương lai, tất cả đều do
công ơn sinh thành và dưỡng dục của ba mẹ. Con xin thành kính ghi khắc trong
lòng công ơn của ba mẹ để trên đường đời con luôn sống tốt và có ý nghĩa hơn
như những gi ba mẹ đã dạy.
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm Tp HCM đã tạo mọi điều kiện cho
em trong suốt thời gian học tập tạI trƣờng và trong suốt thời gian làm đề tài.
Phòng Công Nghệ Sinh Học - Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian làm đề tài tại phòng.
Các thầy cô trong Bộ môn Công Nghệ Sinh Học và các thầy cô đã trực tiếp
giảng dạy trong suốt 4 năm qua.
Cảm ơn thầy Nguyễn Tiến Thịnh đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt khoảng thời gian làm đề tài.
Th.S Hoàng Thị Mỹ Linh, Kĩ sƣ Trần Thanh Hân cùng tất cả các cô chú trong
phòng Công Nghệ Sinh Học đã tận tình giúp đỡ, động viên em trong khoảng thời
gian em thực tập tại phòng.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những ngƣời bạn của tôi đã giúp đớ tôi
trong suốt thời gian học tập tại trƣờng và thời gian làm đề tài. Chúc các bạn đạt
đƣợc những điều mình mơ ƣớc.
Tp HCM _tháng 7/2006
Phan Thị Ngọc Hà
5
TÓM TẮT
Phan Thị Ngọc Hà, Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2006. “GÓP
PHẦN NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦ BI GIỐNG KHOAI
TÂY (Solanum tuberosum) TỪ CỦ SIÊU BI IN VITRO ”.
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Tiến Thịnh
Đề tài đƣợc thực hiện tại phòng Công Nghệ sinh Học thuộc Viện phản ứng hạt nhân
Đà Lạt trên đối tƣợng cây khoai tây giống O7 đƣợc nuôi cấy tại phòng Công nghệ sinh
học. Trong đề tài chúng tôi tiến hành 3 thí nghiệm khảo sát sự ảnh hƣởng của BAP,
Chitosan, Vanadium lên quá trình tạo củ siêu bi ống nghiệm ở các nồng độ khác nhau.,
đồng thời tiến hành 4 thí nghiệm nghiên cứu quá trình tạo củ bi khoai tây bằng hệ thống
thuỷ canh trên cát ở các điều kiện thí nghiệm khác nhau.
Những kết quả đạt đƣợc:
Trong thí nghiệm về tạo củ siêu bi ống nghiệm, chúng tôi nhận thấy các đốt mầm
đơn cây khoai tây nuôi cấy in vitro giống O7 đƣợc dùng tạo củ in vitro trong những môi
trƣờng có bổ sung BAP, Chitosan, Vanadium với nồng độ khác nhau, kết quả cho thấy
khi bổ sung BAP với nồng độ 3mg/l cho kết quả tốt nhất, giúp 100% đốt mầm tạo vi củ,
củ to và đồng đều hơn so với các nghiệm thức khác.
Trong thí nghiệm tạo củ bi trên hệ thống thuỷ canh, các nghiệm thức: mật độ trồng
12 12cm, sử dụng công thức thuỷ canh 1, tần số tƣới dinh dƣỡng 3 lần / tuần và phun
BAP lên lá và thời kì hình thành tia củ với nồng độ 5mg/l cho kết quả tốt hơn hẳn các
nghiệm thức khảo sát còn lại.
6
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ i
Tóm tắt ............................................................................................................................. ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh sách các bảng ......................................................................................................... x
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................... xii
Danh sách các hình ...................................................................................................... xiii
PHẦN I: GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1
2. Mục đích – yêu cầu ...................................................................................................... 2
2.1. Mục đích ................................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................... 2
2.3. Hạn chế ..................................................................................................................... 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
1. Tổng quan về cây khoai tây ......................................................................................... 3
1.1. Nguồn gốc – phân loại .............................................................................................. 3
1.1.1. Nguồn gốc.............................................................................................................. 3
1.1.2. Phân loại ................................................................................................................ 3
1.2. Giá trị kinh tế và giá trị dinh dƣỡng ......................................................................... 4
1.2.1. Giá trị kinh tế ......................................................................................................... 4
1.2.2. Giá trị dinh dƣỡng ................................................................................................. 5
1.3. Đặc tính sinh học ...................................................................................................... 7
1.3.1. Đặc tính thực vật học ............................................................................................. 7
1.3.1.1. Rễ ........................................................................................................................ 7
1.3.1.2. Thân .................................................................................................................... 7
1.3.1.3. Lá ........................................................................................................................ 7
1.3.1.4. Hoa - quả ........................................................................................................... 7
7
1.3.2. Đặc điểm sinh lý .................................................................................................... 8
1.3.2.1. Thời kì ngủ nghỉ ................................................................................................. 8
1.3.2.2. Thời kì nảy mầm ................................................................................................. 9
1.3.2.3. Thời kì hình thành tia củ ..................................................................................... 9
1.3.2.4. Thời kì củ phát thiển ........................................................................................... 9
1.3.3. Ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh .................................................................... 9
1.3.3.1. Nhiệt độ .............................................................................................................. 9
1.3.3.2. Ánh sáng ........................................................................................................... 10
1.3.3.3. Nƣớc ................................................................................................................. 10
1.3.3.4. Đất đai và dinh dƣỡng ...................................................................................... 11
1.4. Tình hình sâu bệnh trên cây khoai tây .................................................................... 11
1.4.1. Các loại sâu hại cây khoai tây ............................................................................. 11
1.4.1.1. Sâu xám ........................................................................................................... 11
1.4.1.2. Sâu khoang ...................................................................................................... 12
1.4.1.3. Sâu xanh .......................................................................................................... 12
1.4.1.4. Rệp sáp trắng ................................................................................................... 12
1.4.2. Bệnh hại cây khoai tây ........................................................................................ 12
1.4.2.1. Bệnh mốc sƣơng .............................................................................................. 12
1.4.2.2. Bệnh héo xanh ................................................................................................. 13
1.4.2.3. Bệnh virus ......................................................................................................... 13
1.4.2.4. Bệnh thối củ trong thời gian giữ giống............................................................. 14
1.5. Một số giống khoai tây đƣợc trồng ở nƣớc ta ........................................................ 15
1.5.1. Giống khoai tây hạt lai ........................................................................................ 15
1.5.2. Giống khoai tây củ ............................................................................................... 15
1.6. Công tác giống khoai tây ........................................................................................ 16
1.6.1. Công tác giống khoai tây theo phƣơng pháp truyền thống - sử dụng củ
làm giống ....................................................................................................................... 17
1.6.2. Phƣơng pháp trồng khoai tây bằng hạt ................................................................ 17
1.6.3. Sử dụng phƣơng pháp nuôi cấy mô ..................................................................... 18
8
1.6.3.1. Phục tráng giống khoai tây bàng phƣơng pháp nuôi cấy đỉnh sinh trƣởng ...... 18
1.6.3.2. Tạo phôi và cây con đơn bội bằng cách nuôi cấy túi phấn............................... 19
1.6.4. Phƣơng pháp sản xuất củ giống mini sạch bệnh ................................................. 19
2. Giới thiệu chung về kỹ thuật thuỷ canh ..................................................................... 20
2.1. Tình hình sản xuất thuỷ canh trong nƣớc và thế giới ............................................. 21
2.1.1. Tình hình thế giới ................................................................................................ 21
2.1.2. Tình hình trong nƣớc ........................................................................................... 22
2.2. Ƣu nhƣợc điểm của kỹ thuật thuỷ canh .................................................................. 23
2.2.1. Ƣu điểm ............................................................................................................... 23
2.2.2. Nhƣợc điểm ......................................................................................................... 23
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nuôi trồng thuỷ canh .................................................... 24
2.3.1. Ảnh hƣởng của dinh dƣỡng khoáng .................................................................... 24
2.3.2. Ảnh hƣởng của các loại môi trƣờng dinh dƣỡng và cách pha chế dung dịch
dinh dƣỡng đến nuôi trồng thuỷ canh ............................................................................ 24
2.3.2.1. Ảnh hƣởng của các loại môi trƣờng dinh dƣỡng .............................................. 24
2.3.2.2. Ảnh hƣởng của cách pha chế đến nuôi trồng thuỷ canh ................................... 25
2.3.3. Ảnh hƣởng của điều kiện bên ngoài đến việc hấp thu dinh dƣỡng của
cây trồng trong hệ thống thuỷ canh .............................................................................. 26
2.3.3.1. Ánh sáng ........................................................................................................... 26
2.3.3.2. Nhiệt độ ............................................................................................................ 26
2.3.3.3. Nƣớc ................................................................................................................. 26
2.3.3.4. Nồng độ CO2 .................................................................................................... 26
2.3.3.5. Độ thoáng khí ................................................................................................... 26
2.3.3.6. pH ..................................................................................................................... 26
2.3.3.7. Độ dẫn điện ....................................................................................................... 27
2.4. Một số giá thể sử dụng trong phƣơng pháp nuôi trồng thuỷ canh ......................... 27
2.4.1. Xơ dừa ................................................................................................................. 27
2.4.2. Tro trấu ................................................................................................................ 27
2.4.3. Cát ........................................................................................................................ 27
9
2.4.4. Perlite ................................................................................................................... 27
2.4.5. Verrmiculite ......................................................................................................... 27
2.4.6. Clay Pebblex ........................................................................................................ 28
2.5. Phân loại hệ thống thuỷ canh .................................................................................. 28
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...................................... 29
1. Thời gian và địa điểm ................................................................................................ 29
2. Trang thiết bị vật liệu ................................................................................................ 29
2.1. Phòng thí nghiệm .................................................................................................... 29
2.1.1. Phòng rửa dụng cụ ............................................................................................... 29
2.1.2. Phòng chuẩn bị môi trƣờng ................................................................................. 29
2.1.3. Phòng cấy vô trùng .............................................................................................. 29
2.1.4. Phòng nuôi cấy mẫu ............................................................................................ 29
2.1.5. Một số thiết bị khác ............................................................................................. 29
2.2. Nhà lƣới (Drip system) ........................................................................................... 30
3. Môi trƣờng ................................................................................................................. 30
3.1. Môi trƣờng sử dụng trong thí nghiệm tạo củ siêu bi .............................................. 30
3.2. Môi trƣờng sử dụng trong thí nghiệm tạo củ bi ..................................................... 31
4. Vật liệu ...................................................................................................................... 31
5. Quy trình thực hiện thí nghiệm ................................................................................. 31
6. Bố trí thí nghiệm ........................................................................................................ 32
6.1. Thí nghiệm về tạo củ siêu bi ống nghiệm .............................................................. 32
6.1.1. Thí nghiệm về ảnh hƣởng của BAP lên quá trình tạo củ siêu bi ......................... 32
6.1.2. Thí nghiệm về ảnh hƣởng của Vanadium lên quá trình tạo củ siêu bi ................ 32
6.1.3. Thí nghiệm về ảnh hƣởng của Chitosan lên quá trình tạo củ siêu bi .................. 32
6.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của các công thức dinh dƣỡng lên quá trình tạo
củ bi ở cây khoai tây ..................................................................................................... 34
6.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hƣởng của tần số cung cấp dinh dƣỡng lên quá trình tạo
củ bi ở cây khoai tây ..................................................................................................... 35
10
6.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hƣởng của mật độ trồng lên quá trình tạo củ của
cây khoai tây .................................................................................................................. 36
6.5. Thí nghiệm 5: Ảnh hƣởng của BAP lên quá trình tạo củ bi ở cây khoai tây ......... 38
7. Xử lý kết quả ............................................................................................................. 39
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 40
4.1. Thí nghiệm 1:.......................................................................................................... 40
4.1.1. Thí nghiệm về ảnh hƣởng của BAP lên quá trình tạo củ siêu bi ......................... 40
4.1.2. Thí nghiệm về ảnh hƣởng của Vanadium lên quá trình tạo củ siêu bi ................ 42
4.1.3. Thí nghiệm về ảnh hƣởng của Chitosan lên quá trình tạo củ siêu bi .................. 45
4.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của các công thức dinh dƣỡng lên quá trình
tạo củ bi ở cây khoai tây ................................................................................................ 47
4.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hƣởng của tần số cung cấp dinh dƣỡng lên quá trình
tạo củ bi ở cây khoai tây ............................................................................................... 49
4.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hƣởng của mật độ trồng lên quá trình tạo củ của
cây khoai tây .................................................................................................................. 51
4.5. Thí nghiệm 5: Ảnh hƣởng của BAP lên quá trình tạo củ bi ở cây khoai tây ......... 53
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 56
5.1. Kết luận................................................................................................................... 56
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 56
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 57
11
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KT Cây khoai tây
CT Công thức dinh dƣỡng
NT Nghiệm thức
C0 Môi trƣờng tạo củ siêu bi chứa nồng độ Chitosan 0 mg/l
C50 Môi trƣờng tạo củ siêu bi chứa nồng độ Chitosan 50 mg/l
C100 Môi trƣờng tạo củ siêu bi chứa nồng độ Chitosan 100 mg/l
C150 Môi trƣờng tạo củ siêu bi chứa nồng độ Chitosan 150 mg/l
C200 Môi trƣờng tạo củ siêu bi chứa nồng độ Chitosan 200 mg/l
C500 Môi trƣờng tạo củ siêu bi chứa nồng độ Chitosan 500 mg/l
C1000 Môi trƣờng tạo củ siêu bi chứa nồng độ Chitosan 1000 mg/l
V0 Môi trƣờng tạo củ siêu bi chứa nồng độ Vanadium 0 mg/l
V20 Môi trƣờng tạo củ siêu bi chứa nồng độ Vanadium 20 mg/l
V50 Môi trƣờng tạo củ siêu bi chứa nồng độ Vanadium 50 mg/l
V100 Môi trƣờng tạo củ siêu bi chứa nồng độ Vanadium 100 mg/l
V150 Môi trƣờng tạo củ siêu bi chứa nồng độ Vanadium 150 mg/l
V200 Môi trƣờng tạo củ siêu bi chứa nồng độ Vanadium 200 mg/l
B1 Môi trƣờng tạo củ siêu bi chứa nồng độ BAP 2 mg/l
B2 Môi trƣờng tạo củ siêu bi chứa nồng độ BAP 2.5 mg/l
B3 Môi trƣờng tạo củ siêu bi chứa nồng độ BAP 3 mg/l
CT1 Công thức dinh dƣỡng 1
CT2 Công thức dinh dƣỡng 2
CT3 Công thức dinh dƣỡng 3
T1 Thí nghiệm tạo củ bi với tần số tƣới 1 lần/tuần
T2 Thí nghiệm tạo củ bi với tần số tƣới 2 lần/tuần
T3 Thí nghiệm tạo củ bi với tần số tƣới 3 lần/tuần
M1 Thí nghiệm tạo củ bi với mật độ trồng 55 cm
12
M2 Thí nghiệm tạo củ bi với mật độ trồng 88 cm
M3 Thí nghiệm tạo củ bi với mật độ trồng 1212 cm
BA0 Thí nghiệm tạo củ bi với nồng độ BAP 0 mg/l
BA1 Thí nghiệm tạo củ bi với nồng độ BAP 2 mg/l
BA2 Thí nghiệm tạo củ bi với nồng độ BAP 5 mg/l
BA3 Thí nghiệm tạo củ bi với nồng độ BAP 10 mg/l
BAP Benzyladenine (6 – benzyl - aminopurine)
Ctv Cộng tác viên
L Tỷ lệ củ lớn
M Tỷ lệ củ trung
S Tỷ lệ củ nhỏ
13
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Tình hình sản xuất thuỷ canh của các nƣớc trên thế giới ................... 21
Bảng 2.2. Nồng độ một số dung dịch thƣờng đƣợc sử dụng trong
thí nghiệm trồng cây bằng hệ thống thuỷ canh .................................................. 25
Bảng 3.1. Mô tả thí nghiệm về ảnh hƣởng của BAP lên quá trình
tạo củ siêu bi ....................................................................................................... 33
Bảng 3.2. Mô tả thí nghiệm về ảnh hƣởng của Vanadium lên quá trình
tạo củ siêu bi ....................................................................................................... 33
Bảng 3.3. Mô tả thí nghiệm về ảnh hƣởng của Chitosan lên quá trình
tạo củ siêu bi ....................................................................................................... 34
Bảng 3.4. Mô tả thí nghiệm về ảnh hƣởng của các công thức dinh dƣỡng
lên quá trình tạo củ bi ......................................................................................... 35
Bảng 3.5. Mô tả thí nghiệm về ảnh hƣởng của tần số cung cấp dinh dƣỡng
lên quá trình tạo củ bi ......................................................................................... 36
Bảng 3.6. Mô tả thí nghiệm về ảnh hƣởng của mật độ trồng lên quá trình
tạo củ bi .............................................................................................................. 37
Bảng 3.7. Mô tả thí nghiệm về ảnh hƣởng của BAP lên quá trình
tạo củ bi ............................................................................................................. 38
Bảng 4.1. Kết quả thí nghiệm về ảnh hƣởng của BAP lên quá trình
tạo củ siêu bi ..................................................................................................... 40
Bảng 4.2. Kết quả thí nghiệm ảnh hƣởng của Vanadium lên quá trình
tạo củ siêu bi ....................................................................................................... 43
Bảng 4.3. Kết quả thí nghiệm ảnh hƣởng của Chitosan lên quá trình
tạo củ siêu bi ....................................................................................................... 45
Bảng 4.4. Kết quả thí nghiệm về ảnh hƣởng của các công thức dinh dƣỡng
lên quá trình tạo củ bi ........................................................................................ 47
Bảng 4.5. Kết quả thí nghiệm về ảnh hƣởng của tần số cung cấp
14
dinh dƣỡng lên quá trình tạo củ bi ...................................................................... 49
Bảng 4.6. Kết quả thí nghiệm về ảnh hƣởng của mật độ trồng lên
quá trình tạo củ bi ............................................................................................... 51
Bảng 4.7. Kết quả thí nghiệm về ảnh hƣởng của BAP lên quá trình
tạo củ bi .............................................................................................................. 54
15
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ các kích cỡ củ trong thí nghiệm ảnh hƣởng của BAP
lên sự tạo củ siêu bi ống nghiệm ........................................................................ 40
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ thể hiện trọng lƣợng củ trung bình trong thí nghiệm
ảnh hƣởng của BAP lên sự tạo củ siêu bi ........................................................... 41
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ các kích cỡ củ trong thí nghiệm khảo sát ảnh hƣởng
của Vanadium lên quá trình tạo củ siêu bi ........................................................ 43
Biểu đồ 4.4. Biểu đồ thể hiện trọng lƣợng củ trung bình trong thí nghiệm
về ảnh hƣởng của Vanadium lên quá trình tạo củ siêu bi ................................. 44
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ các kích cỡ củ trong thí nghiệm khảo sát ảnh hƣởng
của Chitosan quá trình tạo củ siêu bi. ................................................................ 46
Biểu đồ 4.6. Biểu đồ thể hiện trọng lƣợng củ trung bình trong thí nghiệm
về ảnh hƣởng của Chitosan lên quá trình tạo củ siêu bi .................................... 46
Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ các kích cỡ củ trong thí nghiệm về ảnh hƣởng của
các công thức dinh dƣỡng lên quá trình tạo củ bi. ............................................ 48
Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ các kích cỡ củ trong thí nghiệm về ảnh hƣởng của tần số
cung cấp dinh dƣỡng lên quá trình tạo củ bi ..................................................... 50
Biểu đồ 4.9. Tỷ lệ các kích cỡ củ trong thí nghiệm về ảnh hƣởng của
mật độ trồng lên quá trình tạo củ bi................................................................... 52
Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ các kích cỡ củ trong thí nghiệm về ảnh hƣởng của BAP
lên quá trình tạo củ bi ........................................................................................ 54
Sơ đồ 1.1. Phân loại hệ thống thủy canh ................................................................. 28
16
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cây khoai tây ....................................................................................... 7
Hình 3.1. Mật độ trồng ...................................................................................... 37
Hình 4.1. Ảnh hƣởng của BAP lên sự tạo củ siêu bi ......................................... 42
Hình 4.2.Tỷ lệ các kích cỡ củ trong thí nghiệm về ảnh hƣởng của
các công thức dinh dƣỡng lên quá trình tạo củ bi. ............................................. 49
Hình 4.3. Tỷ lệ các kích cỡ củ trong thí nghiệm về ảnh hƣởng của
tần số cung cấp dinh dƣỡng lên quá trình tạo củ bi ........................................... 51
Hình 4.4. Tỷ lệ các kích cỡ củ trong thí nghiệm về ảnh hƣởng của
mật độ trồng lên quá trình tạo củ bi .................................................................... 53
Hình 4.5. Tỷ lệ các kích cỡ củ trong thí nghiệm về ảnh hƣởng của
BAP lên quá trình tạo củ bi ................................................................................ 55
17
PHẦN I: GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Trên thế giới khoai tây đƣợc xem là cây lƣơng thực quan trọng sau lúa, bắp, đại
mạch và tiểu mạch. Đây là một loại cây cho củ có giá trị dinh dƣỡng cao, dễ trồng, thời
gian sinh trƣởng ngắn, có năng suất khá cao nên đƣợc trồng rất phổ biến ở nhiều nơi trên
thế giới.
Ở Việt Nam khoai tây đƣợc xem nhƣ một loại rau cao cấp, vừa có giá trị lƣơng
thực vừa có giá trị thực phẩm. Khoai tây đƣợc trồng phổ biến nhất ở Thƣờng Tín (Hà
Đông), Từ Sơn (Hà Bắc), Trà Lĩnh (Cao Bằng), SaPa, một số vùng ngoại thành Hà Nội,
Đà Lạt.
Khoai tây đƣợc xem là một sản phẩm vụ đông quan trọng. Mặc dù diện tích gieo
trồng cả nƣớc khoảng 20000 đến 40000 ha, năng suất trung bình 20 – 27 tấn/ha, nhƣng
hàng năm nƣớc ta vẫn phải nhập khẩu hàng chục tấn khoai tây từ các nƣớc. Theo GS-TS
Nguyễn Quang Thạch - viện trƣởng Viện sinh học nông nghiệp cho biết :”Vấn đề nan giải
đặt ra cho việc phát triển cây khoai tây hiện nay không phải là thiếu diện tích canh tác mà
là chúng ta không đủ giống có chất lƣợng để cung ứng vào sản xuất”.
Khoai tây thƣờng đƣợc trồng bằng củ, hàng năm phải tốn một lƣợng củ rất lớn
dùng để làm giống làm giảm về sản lƣợng và thu nhập. Một vấn đề đƣợc đặt ra là làm sao
để tạo ra đƣợc một lƣợng lớn cây giống sạch bệnh với tốc độ nhanh, chất lƣợng tƣơng đối
đồng đều và đồng nhất về mặt di truyền mà vẫn đảm bảo phát triển bình thƣờng trong
khoảng thời gian ngắn
Với thực trạng trên, hiện nay phòng Công nghệ sinh học thuộc Viện nghiên cứu hạt
nhân Đà Lạt đang nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống khoai tây theo quy trình
chặt chẽ từ nhân nuối cấy mô, nhân nhanh cây sạch trong phòng thí nghiệm, tạo hạt nhân
tạo, tạo củ siêu bi trong ống nghiệm đến trồng cây cấy mô trong nhà kính để sản xuất ra
củ mini (củ bi). Để góp phần hoàn thiện quy trình này, chúng tôi đã tiến hành đề tài “GÓP
PHẦN NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦ BI GIỐNG KHOAI
TÂY (Solanum tuberosum L.) TỪ CỦ SIÊU BI IN VITRO”
18
Nghiên cứu hệ thống sản xuất khoai tây giống sạch bệnh, hy vọng trong thời gian
tới chúng ta sẽ chủ động đƣợc khoai tây giống trong nƣớc với năng suất, chất lƣợng cao,
đặc biệt sẽ đƣa cây khoai tây trở thành một nghề mũi nhọn cho nông dân.
2. Mục đích – yêu cầu
2.1 Mục đích của nghiên cứu
Hoàn thiện quy trình tạo củ siêu bi khoai tây trong ống nghiệm
Tối ƣu hoá các thông số kỹ thuật của hệ thống thuỷ canh cây khoai từ củ
siêu bi để sản xuất củ bi
Hoàn thiện công nghệ nhân giống khoai tây theo quy trình từ phòng thí
nghiệm ra vƣờn thực nghiệm để sản xuất khoai tây bi.
2.2 Yêu cầu của nghiên cứu
Nghiên cứu sự ảnh hƣởng của một số chất hoá học lên quá trình tạo củ siêu
bi khoai tây
Xác định công thức dinh dƣỡng thích hợp cho hệ thống thuỷ canh cho năng
suất tạo củ bi cao
Xác định tần số cung cấp các thành phần dinh dƣỡng cho năng suất tạo củ bi
cao
Xác định mật độ trồng thích hợp để đạt năng suất cao và tạo củ đồng đều
với kích thƣớc phù hợp (3-9g / củ)
Nghiên cứu sự ảnh hƣởng của BAP đến năng suất tạo củ của cây khoai tây
2.3 Hạn chế của đề tài
Vì thời gian làm đề tài có hạn nên chúng tôi không bố trí đƣợc các thí nghiệm khảo
sát khả năng tạo củ bi của các mẫu khoai tây in vitro dạng hạt nhân tạo và cây khoai tây in
vitro; chƣa thực hiện các thí nghiệm khảo sát sự ảnh hƣởng của các chất lên sự tạo củ siêu
bi ống nghiệm ở các nồng độ thấp để tìm ra nồng độ thích hợp nhất.
19
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Tổng quan về cây khoai tây
Nguồn gốc và phân loại
Nguồn gốc
Cây khoai tây có nguồn gốc hoang dại từ Trung và Nam Mỹ, đặc biệt là vùng Chile
và những đảo quanh vùng. Khí hậu ở Nam Mỹ có đặc điểm là mát, hơi lạnh và mƣa
nhiều. Từ một loại khoai tây ban đầu (Solanum tuberosum L.) đến nay ngƣời ta đã tạo ra
khoảng hơn 5 ngàn giống với phẩm chất khác nhau. Ngày nay hầu nhƣ cây khoai tây có
mặt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là sau khi cứu dân Châu Âu khỏi nhiều trận đói do
thiên tai và tai hoạ chiến tranh gây ra, khoai tây mới đƣợc con ngƣời tiếp nhận rộng rãi và
thu hút các nhà khoa học ở nhiều thời đại tập trung nghiên cứu.
Giống khoai tây Ackesegen lần đầu tiên đƣợc ngƣời Pháp đƣa vào Việt Nam từ
những năm 1940. Ban đầu đƣợc trồng chủ yếu ở huyện Thƣờng Tín (Hà Đông) nên
thƣờng đƣợc gọi là giống Thƣờng Tín. Những năm 1960 diện tích khoai tây ở nƣớc ta có
khoảng vài ngàn ha nhƣng đến những năm 1970 tăng nhanh đến khoảng 110.000 ha. Từ
những năm 1980 diện tích giảm nhanh chỉ còn khoảng trên dƣới 20.000 ha và lại có xu
hƣớng tăng trong những năm gần đây.
Có khoảng 200 loài khoai tây hoang dại. Tất cả các loài đều đƣợc tìm thấy ở lục địa
Châu Mỹ, từ bình độ thấp đến núi cao 4000m so với mặt nƣớc biển. Hầu hết các loại
khoai tây dại đều có củ, chúng đƣợc ngƣời da đỏ trồng ở Châu Mỹ từ Mexico (Trung Mỹ)
đến Chile (Nam Mỹ).
Phân loại
Ngành Angiospermatophyta
Lớp Dicotyledoneae
Phân lớp Asteridae
Bộ Serophulariales
Họ Solanaceae
Chi Solanum
Loài Solanum tuberosum L.
20
Cây khoai tây thuộc họ Solanaceae, chi Solanum. Dựa theo số nhiễm sắc thể là
X=12 mà các loại khoai tây trồng trọt đƣợc chia ra 8 loại theo 4 nhóm sau:
Nhóm nhị bội thể (2n=2X=24) gồm 4 loài:
S. xajanhuiri
S. goniocalyx
S. phureja
S. stenotonum
Nhóm tam bội thể (2n=3X=36) gồm hai loài:
S. xchaucha
S. xjuzeperukii
Nhóm tứ bội thể (2n=4X=48) có một loài với hai loài phụ:
S. tuberosum ssp. tuberosum
S. tuberosum ssp. andigena
Nhóm ngũ bội thể (2n=5X=60) có một loài:
S. xanrtilobum
Trong 8 loài khoai tây trồng ở trên chỉ có Solanum tuberosum ssp. là đƣợc trồng
rộng rãi trên thế giới. Hầu hết các loại khoai tây trồng là cây tứ bội thể (2n=4X=48) còn
các loài khác chỉ trồng ở các nƣớc có ngƣời da đỏ, nơi tổ tiên của loài khoai tây, đã có
hàng ngàn giống đƣợc tìm thấy ở đây.
Giá trị kinh tế và dinh dƣỡng
Giá trị kinh tế
Cây khoai tây vừa có giá trị lƣơng thực vừa có giá trị thực phẩm. Trên thế giới khoai
tây đƣợc coi là cây lƣơng thực quan trọng sau lúa, bắp, tiểu mạch và đại mạch. Khoai tây
còn là nguồn nguyên liệu quan trọng phục vụ cho ngành công nghiệp chế tạo tơ nhân tạo,
nƣớc hoa, bột khoai tây, bột hồ vải trong công nghiệp dệt, sản xuất rƣợu…ngoài ra khoai
tây còn dùng làm thức ăn gia súc rất tốt: chăn nuôi heo, bò sữa.
Nhờ có công dụng về nhiều mặt, mức tiêu thụ khoai tây ở các nƣớc trên thế giới khá
lớn:
21
Các nƣớc Tây Bắc Âu 100kg/ngƣời/năm
Ba Lan 220kg/ngƣời/năm
Đức 190kg/ngƣời/năm
Island 140kg/ngƣời/năm
Tổng sản lƣợng khoai tây trên thế giới:
1952 243 triệu tấn
1964 277 triệu tấn
1971 293.8 triệu tấn
1972 342 triệu tấn
1973 377 triệu tấn
1993 462 triệu tấn
Diện tích khoai tây so với cây lƣơng thực ở một số nƣớc: Thuỵ Sĩ, Đức: 33.1%;
Hungari, Đan Mạch: 5.1 – 10%.
Năng suất: Hà Lan: 35 – 40 tấn/ha; Đức: 27 – 35 tấn/ha; Bỉ, Mỹ: 25 – 30 tấn/ha.
Ở Việt Nam, khoai tây đƣợc coi nhƣ một loại rau cao cấp dùng làm thực phẩm.
những nơi trồng khoai tây sớm nhất: Thƣờng Tín (Hà Đông), Từ Sơn (Hà Bắc), Trà Lĩnh
(Cao Bằng), Văn Lâm (Hải Hƣng), và một số vùng ngoại thành Hà Nội, Đà Lạt.
Khoai tây là sản phẩm vụ đông quan trọng, đặc biệt là ở những vùng nhƣ đồng bằng
sông Hồng và miền Bắc Việt Nam (sản xuất 85% ở Việt Nam) và ở Đà Lạt (trồng quanh
năm - chiếm khoảng 15% sản lƣợng). Khoai tây cung cấp nguồn thực phẩm cân bằng và
tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác trong vòng 3 tháng cao hơn lúa, ngô hay
khoai lang. Do đó diện tích trồng khoai tây tăng lên rất nhanh:
1940 1.065ha
1970 –1971 5.000ha
1973 50.000ha
Giá trị dinh dƣỡng
Khoai tây là loại rau cao cấp, có thể sử dụng làm lƣơng thực, bộ phận sử dụng là
thân củ.
22
Hàm lƣợng dinh dƣỡng:
Glucid 21% trọng lƣợng tƣơi
Nƣớc 75 – 76%
Protein 0.8 – 3.6%
Chất xơ 0.7%
Năng lƣợng: 82 – 89 callo ( lớn hơn cà rốt gấp 2 lần, hơn bắp cải 3 lần, hơn cà
chua 4 lần).
Các loại sinh tố: Sinh tố A (carotene) rất ít
B1 0.03 – 0.1mg
B2 0.02 – 0.04mg
C 1.6 – 23mg
Khoáng chất: P 21 – 107mg
Ca 9 – 64mg
Hàm lƣợng đạm là một trong những thành phần quan trọng để đánh giá phẩm chất
của củ khoai tây. Thƣờng hàm lƣợng protein trong củ không quá 1 – 2%, nhƣng gần đây
bằng con đƣờng chọn giống đã nâng hàm lƣợng protein lên 3 - 3.6%.
Chất độc solanin: trong điều kiện bình thƣờng chứa 0.0017 – 0.01% trong củ, chủ
yếu là ở vỏ. Khi khoai tây nảy mầm solanin xâm nhập vào thịt củ, tỷ lệ lớn hơn 0.015%
có thể gây ngộ độc cho ngƣời.
23
Đặc tính sinh học
1.3.1 Đặc tính thực vật học
Hình 2.1: Cây khoai tây
1.3.1.1 Rễ
Rễ khoai tây là rễ chùm, phân bố ở tầng đất 30cm. Nếu trồng bằng hạt thì rễ có thể
phân bố sâu hơn, có nhiều rễ phụ.
Quá trình hình thành rễ: Khi mắt trên củ bắt đầu nẩy mầm, ở gốc mầm xuất hiện
nhiều nốt nhỏ đó là mầm mống của rễ sau này, những rễ này xuất hiện suốt cả thời kì sinh
trƣởng sinh dƣỡng. Sự phát triển của bộ rễ mạnh nhất vào thời kì hình thành tia củ đến củ
lớn. Rễ trên tia củ có đặc điểm là ngắn, ít phân nhánh và cũng tham gia vào quá trình hấp
thu nƣớc, dinh dƣỡng nuôi củ, thân.
1.3.1.2 Thân
Sau khi trồng, phần trên thân mầm sẽ phát triển thành thân trên mặt đất (thân khí
sinh) và đoạn thân dƣới mặt đất (thân mầm, địa sinh, tia củ).
Thân trên mặt đất cao 50-80cm hoặc cao hơn, thân nhỏ, yếu, thân có lông tơ và lông
cứng khi già thì lông rụng. Thân khoai tây có màu xanh, phớt hồng, chiều cao thân phụ
thuộc vào giống, điều kiện trồng trọt. Số thân/khóm khoảng 4-8 hoặc nhiều hơn tuỳ thuộc
giống, số mầm trên củ.
24
Thân dƣới mặt đất (tia củ) phát sinh từ đốt thân nằm dƣới mặt đất. Tia củ (thân
ngầm) dài thẳng, đầu mút hơi phình to, có tính hƣớng âm, ƣa bóng tối. Củ chính là bộ
phận phình to ở đầu cuối của tia củ, chứa nhiều tinh bột và các chất dinh dƣỡng khác.
Mắt củ: đƣợc hình thành là do những lá không đƣợc phát triển. Khi củ nảy mầm, ở
những mắt đó sẽ mọc mầm và rễ, các mắt mầm xếp theo hình xoắn ốc giống nhƣ lá xếp
trên thân. Mắt củ tập trung ở phần đỉnh củ, ở phần giữa và gốc thƣa mắt hơn.
Phần củ đính với thân gọi là rốn củ, đối diện rốn củ là đỉnh củ.
Hình dạng củ: tròn, tròn dài, tròn dẹp.
Màu sắc củ: trắng, vàng, tím, hồng.
Thịt củ: trắng, vàng.
Đặc điểm về hình dạng, màu sắc củ … là do giống, nhƣng các điều kiện ngoại cảnh
và trồng trọt cũng có ảnh hƣởng.
1.3.1.3 Lá
Lá khoai tây là lá kép, mỗi lá kép gồm từ 1-4 đôi lá chét hợp thành, trên ngọn có
một lá riêng biệt. Trên phiến lá kép còn có lá giữa, lá nhỏ.
1.3.1.4 Hoa và quả
Hoa khoai tây là hoa lƣỡng tính, tự thụ phấn. Hoa thƣờng có 5 cánh, có màu trắng
hoặc tím. Trên mỗi hoa có 5 nhị đực quanh vòi nhụy cái, hoa mọc thành chùm ở đầu
ngọn, đầu cành, nách lá.
Khoai tây có quả mọng, tròn hoặc hình trứng, có màu ngà ngà xanh, khi chín có màu
vàng nhạt. Trong quả chứa nhiều hạt nhỏ nằm xen trong chất cơm nhơn nhớt, hạt chứa
nhiều dầu.
1.3.2 Đặc điểm sinh lý
1.3.2.1 Thời kỳ ngủ
Củ khoai tây sau thu hoạch phải trải qua một thời gian nhất định mới nảy mầm đƣợc.
Thời gian đó ngƣời ta gọi là thời gian ngủ nghỉ của khoai tây (thuộc loại ngủ sinh lý),
khoảng thời gian này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào giống, điều kiện cất giữ (nhiệt độ, ẩm
độ, ánh sáng, chế độ khí), thời gian ngủ nghỉ của khoai tây khoảng từ 2-5 tháng.
25
1.3.2.2 Thời kỳ nảy mầm
Sau thời kỳ ngủ nghỉ, củ khoai tây bƣớc vào giai đoạn nảy mầm, mầm đó sẽ phát
triển thành thân lá. Trƣớc khi nảy mầm xung quanh chân thân mầm xuất hiện màu xanh
do hoạt động của chất solanin (khi có ánh sáng chiếu vào). Ở xung quanh gốc mầm bắt
đầu xuất hiện những nốt sần đỏ, đó là nơi phát sinh rễ và thân ngầm (tia củ).
1.3.2.3 Thời kỳ hình thành tia củ
Sau khi trồng 10-15 ngày, các mầm mọc lên khỏi mặt đất và sau khi trồng 20-25
ngày phần dƣới mặt đất sẽ hình thành rễ và tia củ. Tia củ dài có màu trắng và thẳng, phát
triển theo chiều ngang. Khi tia củ phát triển đến mức độ nhất định thì không phát triển dài
ra nữa mà tập trung chất dinh dƣỡng vào đầu cuối của tia củ, củ to dần và bắt đầu quá
trình tạo củ khoai tây.
1.3.2.4 Thời kỳ củ phát triển
Sau khi hình thành tia củ (sau khi trồng 20-25 ngày) do sự tích tụ chất dinh dƣỡng
mà củ lớn dần, tốc độ phát triển của củ mạnh nhất là từ sau khi trồng 40-60 ngày trở đi và
củ tiếp tục phát triển cho đến lúc thu hoạch.
Sự phát triển của củ chịu sự ảnh hƣởng lớn bởi điều kiện ngoại cảnh, điều kiện trồng
trọt. Nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, thiếu dinh dƣỡng, vun không kín tia củ, … làm củ lớn
chậm, giảm phẩm chất và năng suất.
1.3.3 Ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh
1.3.3.1 Nhiệt độ
Sau khi củ qua giai đoạn ngủ nghỉ, khoai tây bắt đầu nảy mầm, nhiệt độ thích hợp
cho nảy mầm là 21 – 240C, nhiệt độ thích hợp cho thân lá phát triển là 20 - 210C, cho sự
tạo củ là 15 - 200C, tốt nhất là 170C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm càng lớn
càng có lợi cho sự tạo củ vì duy trì cƣờng độ quang hợp, giảm cƣờng độ hô hấp do đó sản
phẩm quang hợp đƣợc ít bị tiêu hao, tích luỹ vào củ.
Nếu nhiệt độ cao trong thời kì hình thành thân củ, đặc biệt là giai đoạn sắp thu hoạch
sẽ phát sinh hiện tƣợng thoái hoá làm giảm năng suất. Điều này đƣợc chứng minh ở thí
nghiệm của Rudeiko 1958: khi nhiệt độ trung bình ngày đêm từ 19 - 210C tỷ lệ củ bị thoái
26
hoá 20%, t0 = 240C thoái hoá 50%, t0 > 250C tỷ lệ củ thoái hoá là 75%, nhiệt độ ban đêm
cao có ảnh hƣởng mạnh đến sự thoái hoá và chất lƣợng hạt giống.
Ngoài ra nhiệt độ cao thƣờng đi đôi với độ ẩm không khí lớn tạo điều kiện thuận lợi
cho các loại sâu bệnh phát triển, nhiều khi phát triển thành dịch hại trong vùng lớn gây
nguy hiểm khó phòng trừ, gây thất thu lớn.
Vì vậy cần bố trí thời vụ thích hợp, cụ thể cho từng vùng, từng vụ mới đảm bảo thu
hoạch đƣợc năng suất củ cao, phẩm chất củ tốt.
1.3.3.2 Ánh sáng
Ở các thời kì sinh trƣởng khác nhau cây khoai tây đòi hỏi thời gian chiếu sáng khác
nhau:
Từ lúc mọc mầm cho đến lúc hình thành tia củ cần thời gian chiếu sáng dài
ngày để thân lá phát triển, thúc đẩy quá trình sinh trƣởng sinh dƣỡng.
Từ giai đoạn hình thành củ đến củ phát triển thì yêu cầu thời gian chiếu sáng
ngắn ngày để xúc tiến quá trình hình thành và phát triển của củ.
Qua nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng ánh sáng dài ngày vào giai đoạn sinh
trƣởng thân lá có lợi cho quá trình quang hợp, kéo dài thời kì sinh thực, tăng số củ và
trọng lƣợng củ trên cây.
Nhiều tài liệu nghiên cứu ở nƣớc ngoài cho thấy cây khoai tây chỉ ra hoa ở điều kiện
12 – 16 giờ chiếu sáng trong một ngày, còn thời gian chiếu sáng trong một ngày dƣới 12
giờ thì chỉ thích hợp cho việc tạo củ. Vì vậy mà chúng ta rất ít thấy khoai tây ở Việt Nam
ra hoa và tạo quả đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đây cũng là khó khăn cho kỹ
thuật lai tạo giống bằng con đƣờng hữu tính.
1.3.3.3 Nƣớc
Các thời kì sinh trƣởng khác nhau yêu cầu độ ẩm đồng ruộng khác nhau:
Thời kì mới trồng không cần độ ẩm đất cao vì thời kì này cây còn nhỏ, rễ phát triển
ít, chất dinh dƣỡng chủ yếu cung cấp cho cây là chất dinh dƣỡng trong củ mẹ.
Khi thân lá và củ phát triển thì mới cần độ ẩm đất cao: 70 - 80% vì thân lá phát triển
mạnh thì sự thoát hơi nƣớc mạnh, hơn nữa rễ khoai tây chỉ tập trung ở tầng đất 0 - 30cm
cho nên trong vụ nắng tƣới nƣớc đầy đủ thì năng suất tăng lên và ngƣợc lại nƣớc trong đất
27
dƣ thừa cũng dẫn đến năng suất giảm, khả năng chống chịu sâu bệnh giảm, phẩm chất củ
kém.
1.3.3.4 Đất đai và dinh dƣỡng
Khoai tây thích hợp với đất có độ chặt 1,1 – 1,2g/cm3, nghĩa là thích hợp với loại đất
thịt nhẹ, cát pha, đất đỏ bazan, có pH = 5,8 - 6,3, không thích hợp với loại đất nhiều sét,
thành phần cơ giới nặng, luôn luôn ngập úng, không thoát nƣớc. Thích hợp nhất là loại
đất cát pha và đất thịt nhẹ do đảm bảo đƣợc đầy đủ chế độ thoáng khí của đất trồng vì bộ
rễ khoai tây có khả năng hô hấp trong đất rất cao, lớn hơn những cây trồng khác hàng
chục lần, nhất là giai đoạn củ đang phát triển.
Mặt khác bộ phận sử dụng làm thực phẩm của cây là củ (thân ngầm) nằm sâu trong
đất, các củ khoai tây này có phát triển tốt hay không (tức khả năng cho năng suất và tỷ lệ
củ thƣơng phẩm cao hay thấp) phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố đất đai (đất
nặng hay nhẹ, đất tơi xốp thoáng khí hay đất bí, yếm khí…) có ý nghĩa rất lớn, nhiều khi
có ý nghĩa quyết định đối với năng suất và phẩm chất của khoai tây.
Khoai tây yêu cầu dinh dƣỡng cao, cả phân hữu cơ lẫn vô cơ, mỗi loại phân có vai
trò khác nhau:
N: là nguyên tố cơ bản trong phân tử protein để hình thành tế bào mới, cấu tạo nên
các bộ phận rễ, thân, lá, củ.
P: bón lân đầy đủ xúc tiến quá trình sinh trƣởng thân lá, tăng số củ, trọng lƣợng củ,
khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng năng suất, phẩm chất.
K: có tác dụng xúc tiến sự tăng trƣởng của bộ lá, kéo dài trời gian làm việc của tầng
lá giữa và gốc, tăng khả năng vận chuyển vật chất về củ, tăng năng suất, phẩm chất.
1.4 Tình hình sâu bệnh trên cây khoai tây
1.4.1 Các loại sâu hại cây khoai tây
1.4.1.1 Sâu xám (Agrotisypsilon)
Sâu xám là loại sâu ăn tạp, sâu non và bƣớm (bọ trƣởng thành) hoạt động vào ban
đêm, đặc biệt là sâu non, sáng lại chui xuống gần gốc cây ẩn nấp. Sâu cắn đứt cành lá
hoặc cắn ngang thân lúc còn non, làm khuyết cây giảm mật độ cây / đơn vị diện tích.
28
Khi sâu ở tuổi 4, cây đã già thì chui xuống đất cắn củ, đục thành từng lỗ hoặc từng rãnh
trên củ.
Phòng trừ: Khi phát hiện có sâu thì kết hợp bắt và xịt: Sherpa 1%, Basudin 10G:
1/600, Sumi , Sumicidin, Map-Permethrin 50EC, Cascade 5EC. Đất phảI đƣớc bừa kĩ,
làm vệ sinh đồng ruộng, làm mất nơi ẩn nấp của sâu non, bƣớm.
1.4.1.2 Sâu khoang (Prodenia litura Fabricius)
Đặc điểm:
Sâu tuổi nhỏ có màu xanh và vàng đen trên lƣng, sâu lớn màu đen, xám nhạt, hai bên
có đốm tròn hoặc 3 cạnh chạy dọc thân.
Sâu non ở tuổi 1 – 2 sống tập trung ở mặt dƣới lá, ăn phần thịt lá, đến tuổi 3 sâu mới
phân tán, phá hoại chủ yếu vào ban đêm.
1.4.1.3 Sâu xanh (Heliothis armigera Hueb)
Phá hoại chủ yếu lá non
Phòng trừ: Dùng các loại thuốc: Sumi 5EC, Atabron 5EC, nomolt 5EC, Politrin
440EC: 15 – 20ml/8 lit, Sumicidin 10Nd:8-10ml/8 lit.
1.4.1.4 Rệp sáp trắng (Pseudococcuscitri Risso)
Khi còn non có màu hồng, lớn lên đƣợc phủ một lớp sáp trắng nhƣ vôi ở bên ngoài,
lúc này rất ít di động. Rệp sáp chủ yếu hại củ giống ở trong kho, chích hút nhựa trong
mầm khoai ở phần gốc mầm và các nốt rễ trên mầm làm cho mầm teo đi, củ giống bị chai
cứng lại trồng không mọc đƣợc
Phòng trừ; Dùng thuốc có tác dụng nội hấp (lƣu dẫn), nhiều loại thuốc tiếp xúc cũng
có kết quả cao nhƣng phải phun kĩ.
1.4.2 Bệnh hại cây khoai tây
1.4.2.1 Bệnh mốc sƣơng (Phytophthora infestans)
Bệnh thƣờng xuất hiện vào lúc ẩm độ cao, có sƣơng mù, t0 từ 20 - 240C, bệnh xuất
hiện trên lá, thân. Lúc đầu là những vệt xám nhỏ nâu nhạt nâu đen. Lá và thân cây
bị bệnh nếu gặp trời khô, nhiệt độ cao thân lá khô giòn, nếu trời ẩm thì cây bị thối.
Ở củ: nấm bệnh xâm nhập vào củ qua cây, củ bị bệnh lõm vào làm cho củ bị chai
cứng và có màu nâu, củ bị thối.
29
1.4.2.2 Bệnh héo xanh (Pseudomonas solanacearum)
Bệnh thƣờng phát sinh khi cây sinh trƣởng tốt, gặp điều kiện khí hậu ấm và ẩm phát
triển càng nhanh.
Phòng trừ:
Chọn giống, lai tạo giống
Đảm báo ẩm độ thích hợp cho từng giai đoạn sinh trƣởng của khoai tây
Loại bỏ cây bị bệnh
Bón NPK cân đối
Luân canh
Phun thuốc: Povral M45, Ridomil M45, phun khi cây mọc đều, cao 10 - 15cm,
cứ 10 ngày phun 1 lần.
1.4.2.3 Bệnh virus
Bệnh virus phổ biến ở nƣớc ta gồm có các dòng X,Y,K,S,A,M,E,…và trên đồng
ruộng biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau nhƣ: cuốn lá, xoăn lá, cây lùn, đen gân,
khảm (hoa, lá). hầu hết các dòng virus khoai tây đều có thể ẩn triệu chứng, chỉ thấy năng
suất giảm dần, khả năng sinh trƣởng kém và triệu chứng không ổn định mà thay đổi nhiều
theo giống, chế độ dinh dƣỡng, điều kiện ngoại cảnh.
Bệnh virus cũng có triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh sinh lý nhƣ thiếu N, P,
K…Trong các dòng virus, có dòng biểu hiện bên ngoai, có dòng không biểu hiện bên
ngoài nên khó nhận biết, chỉ thấy năng suất giảm dần, khả năng sinh trƣởng kém, vì vậy
chúng ta phải dùng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện.
Các biện pháp kỹ thuật thƣờng đƣợc dùng để phát hiện bệnh virus trên khoai tây:
phƣơng pháp cây chỉ thị, huyết thanh học, kính hiển vi điện tử. Trong điều kiện nƣớc ta
phƣơng pháp cây chỉ thị có một vị trí đặc biệt quan trọng, vì không đòi hỏi kỹ thuật cao,
tƣơng đối đơn giản ít tốn kém mà vẫn khá chính xác.
Virus X (PVX): giảm năng suất 10%.
Rất phổ biến, làm giảm năng suất, biểu hiện trên cây: có những đốm khảm dạng
tròn, cây lùn, hoặc khảm nhẹ (khảm nằm giữa các gân lớn trên lá) làm lá nhăn. Nhƣng
phổ biến nhất là ở dạng ẩn: điều kiện ánh sáng yếu kéo dài thì cho những đốm tròn màu
30
xanh nhạt ở lá, những đốm này mất đi trong điều kiện ánh sáng mạnh, sau dạng ẩn là dạng
khảm nhẹ.
Virus Y: làm giảm năng suất cao, 80%.
Triệu chứng: khảm mạnh, vùng khảm có màu xanh nhạt vàng so với màu xanh
đậm bình thƣờng của lá, kèm theo gân lõm, thịt lá nổi lên, cây lùn đi. Loại này ít khi gây
bệnh đơn độc mà thƣờng kết hợp với các loại virus khác.
PVA: làm giảm năng suất 40%.
Trong điều kiện nóng, nhiệt độ cao thƣờng ẩn hoàn toàn.
Cây lùn, củ nhỏ.
PVM: Các lá non xoăn, lá biến dạng.
Bệnh virus khoai tây là nguyên nhân chính gây ra hiện tƣợng thoái hoá giống, làm
cho năng suất ngày càng giảm. Mức độ gây hại tuỳ theo giống, điều kiện thời tiết, chế độ
dinh dƣỡng, tuỳ thuộc loại virus.
Biện pháp phòng trừ: tại Việt Nam cũng nhƣ những quốc gia trồng khoai tây trên thế
giới áp dụng nhiều biện pháp để loại trừ virus ra khỏi đồng ruộng:
Chọn tạo giống kháng bệnh virus.
Xử lí nhiệt, kết hợp nuôi cấy đỉnh sinh trƣởng để tẩy sạch virus.
Luân canh hợp lí.
Bón cân đốI N, P, K.
Phun thuốc trừ một số loại sâu là môi giới truyền bệnh.
1.4.2.4 Bệnh thối củ trong thời gian giữ giống
Bệnh thối khô (nấm Fusarium)
Bệnh thối ƣớt (vi khuẩn Pectobacterium)
Các bệnh này làm hao hụt tổn thất lƣợng lớn củ giống trong thời gian cất giữ.
Biện pháp hạn chế:
Chọn củ nguyên vẹn.
Trong thời gian giữ giống cần kiểm tra thƣờng xuyên để loài trừ ngay những củ
giống bị bệnh, phun thuốc trừ nấm bệnh kịp thời để tránh lan sang các củ khác.
31
1.5 Một số giống khoai tây đƣợc trồng ở nƣớc ta
1.5.1 Giống khoai tây hạt lai
Từ 41 tổ hợp, khoai tây hạt lai đƣợc trung tâm khoai tây Quốc T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PHAN THI NGOC HA - 02127099.pdf