HAI VỤ VIỆC XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC GIẢI QUYẾT BẰNG KIỆN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN
I. VỤ VIỆC THỨ NHẤT: TRANH CHẤP NHÃN HIỆU BÁNH TRÁNG BA CÂY TRE
Nguyên đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu Thuận Phong (gọi tắt là Công ty Thuận Phong).
Bị đơn: Công ty Lương thực Tiền Giang (gọi tắt là công ty Tiền Giang).
Hai nhãn hiệu bánh tráng của Công ty Thuận Phong và Công ty Tiền Giang na ná giống nhau1. Tóm tắt vụ việc:
Công ty Thuận Phong được, Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp với sản phẩm bánh tráng hiệu “Ba cây tre” năm 2007 và giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu “Ba cây tre” cho sản phẩm bánh tráng năm 2008 (Nhãn hiệu “Ba cây tre” được vẽ kèm theo chữ là hình ba cây tre màu xanh lá cây. Dưới gốc tre còn có một dải đất uốn lượn ghi chữ “Bamboo Tree”). Cuối năm 2008, công ty cũng đã được Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (United States Patent and Trademark Office - USPTO) cấp văn bằng bảo hộ độc quyền “Ba cây tre “ trên toàn lãnh thổ Mỹ.
Tháng 11-2009, trong chuyến đi khảo sát thực tế thị trường tại Hoa Kỳ Công ty Thuận Phong phát hiện tại 12 siêu thị thuộc hệ thống siêu thị Superstore có bán mặt hàng bánh tráng gạo trên bao bì có nhãn "bụi tre và hình ba cây tre", nơi sản xuất ghi Rice paper export factory (Xí nghiệp Bánh tráng xuất khẩu) và mặt sau chỉ in mã vạch sản phẩm là 8936012360660. Công ty Thuận Phong thấy thương hiệu bánh tráng này giống thương hiệu BambooTree của mình nhưng không biết rõ ai làm ra sản phẩm này. Trở về Việt Nam tra mã vạch sản phẩm trên website của GSI Việt Nam, công ty Thuận Phong phát hiện ra đó là sản phẩm bánh tráng của công ty Lương thực Tiền Giang.
Đầu tháng 12-2009, Công ty Thuận Phong đã nhờ luật sư ở Mỹ gửi công văn khuyến cáo Công ty Tiền Giang về hành vi xâm phạm nhãn hiệu nhưng công ty Tiền Giang không thực hiện. Tháng 2-1010, Công ty Thuận Phong đã kiện Công ty Tiền Giang ra TAND tỉnh Tiền Giang để yêu cầu chấm dứt hành vi sản xuất, xuất khẩu loại bánh tráng hiệu bụi tre, thu hồi toàn bộ lượng bánh đã xuất khẩu, bán trên thị trường Mỹ. Công ty Thuận Phong còn yêu cầu Công ty Tiền Giang phải xin lỗi công khai ba kỳ liên tiếp trên ba tờ báo. Đồng thời, Công ty Tiền Giang phải thanh toán các khoản chi phí cho dịch vụ luật sư, gồm 5.000 USD thuê luật sư ở Mỹ và 60 triệu đồng phí thuê luật sư tại Việt Nam, tổng cộng hơn 153 triệu đồng.
2. Phân tích vụ việc:
- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: nhãn hiệu và kiểu dáng nhãn hiệu bánh tráng “Ba cây tre” .
- Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp: Công ty Thuận Phong (với bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp sản phẩm bánh tráng nhãn hiệu “Ba cây tre” và giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu bánh tráng “Ba cây tre” do Cục Sở hữu trí tuệ cấp).
- Chủ thể có hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp: Công ty Tiền Giang.
- Hành vi vi phạm: công ty Tiền Giang đã sản xuất xuất và xuất khẩu sang Mỹ gần 39.000 tấn bánh tráng nhãn hiệu “Bụi Tre” mà nhãn hiệu này cũng sử dụng hình ba cây tre màu xanh lá cây, cách thức trình bày, màu sắc giống như nhãn hiệu “Ba cây tre” – làm người tiêu dung khó phân biệt và nhầm lẫn với bánh tráng nhãn hiệu “Ba cây tre” (vi phạm điểm c khoản 1 điều 129 LSHTT năm 2009 vì đã “Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”).
3. Phân tích cách giải quyết vụ việc của tòa án:
a) Cách giải quyết vụ việc của tòa:
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 5-5- 2010, TAND tỉnh Tiền Giang tuyên:
+ Buộc Công ty Tiền Giang phải chấm dứt hành vi sản xuất, xuất khẩu và thu hồi toàn bộ mặt hàng bánh tráng K’ trên thị trường Mỹ.
+ Buộc Công ty Tiền Giang phải công khai xin lỗi trên một tờ báo.
+ Buộc Công ty Tiền Giang phải bồi hoàn chi phí hạn chế thiệt hại cùng chi phí thuê luật sư tổng cộng hơn 153 triệu đồng cho công ty Thuận Phong.
Sau phiên xử này, Công ty TG đã kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm hủy án, bác yêu cầu của nguyên đơn.
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6086 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hai vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được giải quyết bằng kiện dân sự tại tòa án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- HAI VỤ VIỆC XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC GIẢI QUYẾT BẰNG KIỆN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN
I. VỤ VIỆC THỨ NHẤT: TRANH CHẤP NHÃN HIỆU BÁNH TRÁNG BA CÂY TRE
Nguyên đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu Thuận Phong (gọi tắt là Công ty Thuận Phong).
Bị đơn: Công ty Lương thực Tiền Giang (gọi tắt là công ty Tiền Giang).
Hai nhãn hiệu bánh tráng của Công ty Thuận Phong và Công ty Tiền Giang na ná giống nhau
1. Tóm tắt vụ việc:
Công ty Thuận Phong được, Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp với sản phẩm bánh tráng hiệu “Ba cây tre” năm 2007 và giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu “Ba cây tre” cho sản phẩm bánh tráng năm 2008 (Nhãn hiệu “Ba cây tre” được vẽ kèm theo chữ là hình ba cây tre màu xanh lá cây. Dưới gốc tre còn có một dải đất uốn lượn ghi chữ “Bamboo Tree”). Cuối năm 2008, công ty cũng đã được Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (United States Patent and Trademark Office - USPTO) cấp văn bằng bảo hộ độc quyền “Ba cây tre “ trên toàn lãnh thổ Mỹ.
Tháng 11-2009, trong chuyến đi khảo sát thực tế thị trường tại Hoa Kỳ Công ty Thuận Phong phát hiện tại 12 siêu thị thuộc hệ thống siêu thị Superstore có bán mặt hàng bánh tráng gạo trên bao bì có nhãn "bụi tre và hình ba cây tre", nơi sản xuất ghi Rice paper export factory (Xí nghiệp Bánh tráng xuất khẩu) và mặt sau chỉ in mã vạch sản phẩm là 8936012360660. Công ty Thuận Phong thấy thương hiệu bánh tráng này giống thương hiệu BambooTree của mình nhưng không biết rõ ai làm ra sản phẩm này. Trở về Việt Nam tra mã vạch sản phẩm trên website của GSI Việt Nam, công ty Thuận Phong phát hiện ra đó là sản phẩm bánh tráng của công ty Lương thực Tiền Giang.
Đầu tháng 12-2009, Công ty Thuận Phong đã nhờ luật sư ở Mỹ gửi công văn khuyến cáo Công ty Tiền Giang về hành vi xâm phạm nhãn hiệu nhưng công ty Tiền Giang không thực hiện. Tháng 2-1010, Công ty Thuận Phong đã kiện Công ty Tiền Giang ra TAND tỉnh Tiền Giang để yêu cầu chấm dứt hành vi sản xuất, xuất khẩu loại bánh tráng hiệu bụi tre, thu hồi toàn bộ lượng bánh đã xuất khẩu, bán trên thị trường Mỹ. Công ty Thuận Phong còn yêu cầu Công ty Tiền Giang phải xin lỗi công khai ba kỳ liên tiếp trên ba tờ báo. Đồng thời, Công ty Tiền Giang phải thanh toán các khoản chi phí cho dịch vụ luật sư, gồm 5.000 USD thuê luật sư ở Mỹ và 60 triệu đồng phí thuê luật sư tại Việt Nam, tổng cộng hơn 153 triệu đồng.
2. Phân tích vụ việc:
- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: nhãn hiệu và kiểu dáng nhãn hiệu bánh tráng “Ba cây tre” .
- Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp: Công ty Thuận Phong (với bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp sản phẩm bánh tráng nhãn hiệu “Ba cây tre” và giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu bánh tráng “Ba cây tre” do Cục Sở hữu trí tuệ cấp).
- Chủ thể có hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp: Công ty Tiền Giang.
- Hành vi vi phạm: công ty Tiền Giang đã sản xuất xuất và xuất khẩu sang Mỹ gần 39.000 tấn bánh tráng nhãn hiệu “Bụi Tre” mà nhãn hiệu này cũng sử dụng hình ba cây tre màu xanh lá cây, cách thức trình bày, màu sắc … giống như nhãn hiệu “Ba cây tre” – làm người tiêu dung khó phân biệt và nhầm lẫn với bánh tráng nhãn hiệu “Ba cây tre” (vi phạm điểm c khoản 1 điều 129 LSHTT năm 2009 vì đã “Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”).
3. Phân tích cách giải quyết vụ việc của tòa án:
a) Cách giải quyết vụ việc của tòa:
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 5-5- 2010, TAND tỉnh Tiền Giang tuyên:
+ Buộc Công ty Tiền Giang phải chấm dứt hành vi sản xuất, xuất khẩu và thu hồi toàn bộ mặt hàng bánh tráng K’ trên thị trường Mỹ.
+ Buộc Công ty Tiền Giang phải công khai xin lỗi trên một tờ báo.
+ Buộc Công ty Tiền Giang phải bồi hoàn chi phí hạn chế thiệt hại cùng chi phí thuê luật sư tổng cộng hơn 153 triệu đồng cho công ty Thuận Phong.
Sau phiên xử này, Công ty TG đã kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm hủy án, bác yêu cầu của nguyên đơn.
Ngày 28-9-2010, Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định công nhận hòa giải thành giữa Công ty Thuận Phong và Công ty Tiền Giang trong vụ tranh chấp sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu bánh tráng. Theo đó, công ty Tiền Giang đồng ý bồi thường 153 triệu đồng theo yêu cầu của Công ty Thuận Phong và Công ty Thuận Phong không bắt Công ty Tiền Giang phải công khai xin lỗi trên báo nữa.
b) Phân tích bản án:
• Bản án sơ thẩm
Trong vụ việc này, có thể thấy:
+ Việc Công ty Tiền Giang sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu của Công ty Thuận Phong đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ về nhãn hiệu trên cùng một loại hàng hóa là vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ vì:
Thứ nhất, công ty Thuận Phong đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp với sản phẩm bánh tráng nhãn hiệu “Ba cây tre” năm 2007 và giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bánh tráng nhãn hiệu “Ba cây tre” năm 2008 ở Việt Nam. Công ty cũng được Cục Sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp cấp văn bằng bảo hộ độc quyền “Ba cây tre “ trên lãnh thổ nước Mỹ.
Thứ hai, công ty Tiền Giang cũng sản xuất và kinh doanh loại bánh tráng với nhãn hiệu “Bụi Tre”. Đây là hai sản phẩm thuộc cùng một loại hàng hóa.
Việc Công ty Tiền Giang sử dụng hình ba cây tre màu xanh lá cây, cách thức trình bày, màu sắc … trong sản phẩm bánh tráng nhãn hiệu “Bụi Tre” tương tự như nhãn hiệu “Ba cây tre” – nhãn hiệu của công ty Thuận Phong làm người tiêu dung khó phân biệt và gây nhầm lẫn với nhãn hiệu bánh tráng nhãn hiệu “Ba cây tre”. Tuy ở nhãn hiệu “Bụi Tre” hình cành lá của cây tre xòe ra sum suê hơn hình cây tre trong nhãn hiệu“Ba cây tre” nhưng khi mua người tiêu dùng chỉ cần biết là cây tre thôi chứ ít ai kỹ lưỡng xem cành lá ba cây tre này khác cành lá của bụi ba cây tre kia. Vì thế, hành vi sản xuất và xuất khẩu 39.000 tấn bánh tráng nhãn hiệu “Bụi tre” của công ty Tiền Giang là hành vi vi phạm điểm c khoản 1 Điều 129 LSHTT 2009: “ Sử dụng dấu hiệu tương tự đối với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ hoặc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ” và vi phạm khoản 1 Điều 126 vì đã “ Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó”.
Với hành vi xâm phạm đó Tòa án sơ thẩm tỉnh Tiền Giang buộc Công ty Tiền Giang phải chấm dứt hành vi sản xuất, xuất khẩu và thu hồi toàn bộ mặt hàng bánh tráng mang thương hiệu bụi tre trên thị trường Mỹ đồng thời Công ty Tiền Giang phải công khai xin lỗi công ty Thuận Phong trên một tờ báo. Quyết định của tòa hoàn toàn đúng vì căn cứ theo quy định tại Điều 202 LSHTT năm 2009 thì: Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT:
1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
4. Buộc bồi thường thiệt hại;
5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Như vậy, quyết định trong bản án của TAND tỉnh Tiền Giang là đúng.
+ Về việc TAND tỉnh Tiền Giang buộc công ty Tiền Giang bồi hoàn phí luật sư là hoàn toàn hợp lý, có cơ sở vì:
Việc Công ty Thuận Phong thuê luật sư tại Mỹ làm văn bản khuyến cáo ngăn chặn Công ty Tiền Giang sản xuất bánh tráng hiệu bụi tre và chi phí thuê luật sư tại Việt Nam để khởi kiện, bảo vệ quyền lợi là hợp lý và cần thiết. Và theo quy định khoản 3 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ 2009:” chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư”. Do đó, có thể thấy quyết định buộc công ty Tiền Giang bồi hoàn chi phí luật sư của TAND tỉnh Tiền Giang là hoàn toàn đúng.
• Bản án phúc thẩm: xét thấy nội dung thỏa thuận giữa Công ty Tiền Giang và Công ty Thuận Phong là phù hợp, không trái quy định của pháp luật nên Hội đồng xét xử tòa án nhân dân tổi cao thành phố Hồ Chí Minh công nhận kết quả hòa giải.
4. Quan điểm của nhóm về cách giải quyết của tòa án:
Từ những phân tích trên, nhóm hoàn toàn đồng tình với cách giải quyết của tòa. Tuy nhiên, cũng có một số vấn đề cần được xem xét thêm, cụ thể :
Thứ nhất, gia công có phải chịu trách nhiệm liên quan ? tức là liệu bên nhận gia công hàng hóa có phải chịu trách nhiệm phát sinh về sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa mà mẫu mã do bên mua đặt gia công hay không ?
Theo khoản 5 Điều 181 Luật Thương mại, bên đặt gia công phải chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 46 Luật Thương mại, trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân thủ theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua.
Đối chiếu với trường hợp này, phía Công ty Tiền Giang đã xuất trình được hợp đồng để chứng minh mình sản xuất, xuất khẩu bánh tráng mang nhãn hiệu bụi tre theo đúng yêu cầu của bên mua hàng. Vì vậy không có căn cứ buộc công ty này phải xin lỗi cũng như phải trả chi phí hạn chế thiệt hại, chi phí thuê luật sư của nguyên đơn.
Thứ hai, về việc công ty Tiền Giang phải bồi hoàn chi phí luật sư
Có thể nói đây là lần đầu tiên một tòa án chấp nhận yêu cầu bồi hoàn chi phí thuê luật sư của đương sự. Trước đây, gặp tình huống này, các tòa đều bác, lập luận rằng một khi đương sự đã chủ động quyết định thuê luật sư thì phải tự lo. Tòa chỉ chấp nhận những khoản chi phí hợp lý, hợp lệ và thật sự cần thiết.
Như ta đã biết, một vụ kiện có thể có luật sư, cũng có thể không. Việc có thuê luật sư hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên đơn và bị đơn. Do đó, chi phí thuê luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Hơn nữa, chi phí luật sư không phải là chi phí cần thiết để đeo đuổi một vụ kiện để từ đó bắt phía vi phạm trong vụ án phải gánh chịu và kết quả giải quyết một vụ án do tòa quyết định, không phụ thuộc vào yếu tố có hay không có luật sư.
Việc thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư được quy đinh tại điểm 2.4 mục I phần B thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTTHYPERLINK ""&HYPERLINK ""DL-BKHHYPERLINK ""&HYPERLINK ""CN-BTP ngày 3/4/2008 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại TAND: “Trong tố tụng dân sự, theo quy định tại khoản 3 Điều 144 của Bộ luật tố tụng dân sự, chi phí cho luật sư do người yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thoả thuận khác.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 205 của Luật sở hữu trí tuệ, thì chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.
Chi phí hợp lý để thuê luật sư là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc; kỹ năng, trình độ của luật sư và lượng thời gian cần thiết để nghiên cứu vụ việc. Mức chi phí bao gồm mức thù lao luật sư và chi phí đi lại, lưu trú cho luật sư. Mức thù lao do luật sư thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ và phương thức tính thù lao quy định tại Điều 55 của Luật Luật sư”.
Theo Điều 55 Luật Luật sư, chi phí hợp lý để thuê luật sư là chi phí cần thiết phù hợp với tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc, kỹ năng, trình độ và lượng thời gian cần thiết để luật sư nghiên cứu vụ việc.
TAND tỉnh Tiền Giang đã nhận định việc Công ty Thuận Phong thuê luật sư tại Mỹ làm văn bản khuyến cáo ngăn chặn Công ty Tiền Giang sản xuất bánh tráng nhãn hiệu “Bụi tre” và chi phí thuê luật sư tại Việt Nam để khởi kiện, bảo vệ quyền lợi là hợp lý và cần thiết. Vì thế, tòa đã chấp nhận yêu cầu bồi hoàn phí luật sư của Công ty Tiền Giang bởi nó phù hợp quy định theo khoản 3 Điều 205 LSHTT. Mặt khác, điều này cũng đã có lợi cho phía Công ty Tiền Giang khi Công ty Thuận Phong không yêu cầu bồi thường hàng trăm triệu đồng thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần…
Dù quy định tại khoản 3 Điều 205 LSHTT có khác với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự nhưng đây có lẽ là điểm tiến bộ trong quá trình cải cách tư pháp ở nước ta bởi việc thừa nhận việc luật sư tham gia hỗ trợ pháp lý cho đương sự là một nhu cầu cần thiết, hợp lý. Hơn nữa, việc tòa tuyên buộc bên vi phạm phải bồi hoàn khoản phí này cũng là một cách răn đe các hành vi vi phạm.
Thứ ba, việc Công ty Tiền Giang khiếu nại là việc xuất khẩu sản phẩm bánh tráng nhãn hiệu “bụi tre” sang thị trường Mỹ là thực hiện theo hợp đồng với đối tác nước ngoài nên lỗi vi phạm sở hữu trí tuệ thuộc bên thứ ba
Điều này là không có cơ sở vì:
Phó Giám đốc Công ty Tiền Giang cho biết: Thời gian qua, Xí nghiệp Bánh tráng xuất khẩu của công ty đã thực hiện rất nhiều đơn đặt hàng của khách hàng xuất khẩu đi các thị trường, trong đó có Mỹ. Trong hầu hết các đơn hàng đó, xí nghiệp cung cấp sản phẩm được đóng gói theo kiểu dáng bao bì, nhãn hiệu… do khách hàng cung cấp. Nhãn hiệu và hình “Bụi Tre” là một trong các trường hợp đó. Và phía Công ty cũng đã xuất trình được hợp đồng để chứng minh mình sản xuất, xuất khẩu bánh tráng mang nhãn hiệu “Bụi Tre” theo đúng yêu cầu của bên mua hàng.
II. VỤ VIỆC THỨ HAI: TRANH CHẤP KIỂU DÁNG … ÁO QUAN
- Nguyên đơn: Công ty liên doanh Nhã Quán
- Bị đơn: Công ty TNHH Ý Thiên
- Nội dung tranh chấp: tranh chấp kiểu dáng công nghiệp – 33 kiểu dáng áo quan.
1. Tóm tắt vụ việc
Theo đơn kiện, năm 2002, Công ty TNHH Trường Sanh (huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) do bà Tôn Hải Đường làm giám đốc liên doanh với ông Kou Chi Sheng (Đài Loan - Trung Quốc) thành lập Công ty Nhã Quán chuyên sản xuất, kinh doanh áo quan. Sản phẩm chủ yếu là để xuất khẩu (đến 80%), còn lại tiêu thụ trong nước và được nhiều trại hòm biết đến. Khi hoạt động, công ty Nhã Quán “đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp đối với mặt hàng áo quan”. Sau đó, Công ty TNHH Trường Sanh đã lấy các kiểu dáng áo quan do công ty Nhã Quán làm ra đăng ký độc quyền kiểu dáng cho Trường Sanh. Giữa năm 2005-2006, công ty Trường Sanh được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp áo quan
Đến năm 2007, chị Tạ Thị Kim Phượng (con gái bà Tôn Hải Đường) đứng ra thành lập Công ty Ý Thiên và được công ty TNHH Trường Sanh chuyển nhượng lại quyền sở hữu những kiểu dáng áo quan trên
Tháng 8-2007, công ty Nhã Quán nhận được thông báo của công ty Ý Thiên yêu cầu công ty Nhã Quán không được sản xuất, kinh doanh 33 kiểu áo quan mà công ty Ý Thiên nhận chuyển nhượng từ công ty TNHH Trường Sanh. Cho rằng việc chuyển nhượng giữa công ty Trường Sanh và công ty Ý Thiên là trái luật, tháng 6 vừa qua, công ty Nhã Quán đã khởi kiện yêu cầu TAND tỉnh Bình Dương công nhận quyền sở hữu kiểu dáng áo quan của mình, buộc công ty Ý Thiên chấm dứt hành vi xâm phạm.
Ngược lại, công ty Ý Thiên phản tố, nói Nhã Quán biết rõ quyền sở hữu các kiểu dáng áo quan thuộc về Trường Sanh và cả việc Trường Sanh chuyển nhượng hợp pháp cho công ty Ý Thiên. Với tư cách là chủ sở hữu mới, công ty Ý Thiên từng yêu cầu công ty Nhã Quán không sản xuất các kiểu dáng áo quan này để bán ra thị trường nhưng công ty Nhã Quán không thực hiện nên đã nhiều lần bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính.
Ngoài ra, công ty Ý Thiên nhận định việc công ty Nhã Quán khởi kiện thực ra chỉ nhằm cản trở các cơ quan chức năng xử lý vi phạm và để tiếp tục sử dụng các kiểu dáng áo quan mà công ty Ý Thiên đang sở hữu. Hành vi này là có dụng ý, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của công ty Ý Thiên nên công ty Ý Thiên yêu cầu công ty Nhã Quán bồi thường 500 triệu đồng.
Trong khi đó, “nhân chứng” công ty TNHH Trường Sanh cho biết mình là một công ty gia đình, trước đây đã sản xuất áo quan, sau đó mới liên doanh thành lập công ty Nhã Quán để tăng cường tiềm lực tài chính. Trong liên doanh, công ty TNHH Trường Sanh chỉ góp vốn bằng máy móc, nhà xưởng chứ không góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng áo quan mà công ty Trường Sanh đã có văn bằng bảo hộ.
Theo công ty Trường Sanh, việc công ty Nhã Quán viện dẫn trên một số kiểu dáng áo quan của công ty TNHH Trường Sanh có logo công ty Nhã Quán để nói rằng đó là kiểu dáng công nghiệp của mình là không đúng. Công ty TNHH Trường Sanh chỉ chấp thuận cho công ty Nhã Quán gắn logo để tiện kinh doanh nên dù có gắn logo công ty Nhã Quán thì các kiểu dáng đó vẫn là của công ty TNHH Trường Sanh và công ty Trường Sanh đã chuyển nhượng hợp pháp cho công ty Ý Thiên. Ngoài ra, công ty Trường Sanh còn cho biết trước thời điểm công ty Nhã Quán khởi kiện, công ty Trường Sanh đã đăng ký các kiểu dáng áo quan đang tranh chấp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp, quá thời hạn cũng không ai phản đối quyền tác giả của công ty TNHH Trường Sanh cả.
2. Phân tích cách giải quyết vụ việc của tòa án
a) Cách giải quyết của Tòa án
* Tòa án sơ thẩm
- TAND tỉnh Bình Dương đã bác đơn yêu cầu yêu cầu khởi kiện của công ty liên doanh Nhã Quán đối với Công ty TNHH Ý Thiên
- Buộc công ty Nhã Quán bồi thường 440 triệu đồng cho công ty Ý Thiên do khởi kiện không có căn cứ, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của công ty Ý Thiên.
* Tòa phúc thẩm
- Ngày 14/1/2009, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã bác kháng cáo của Công ty liên doanh Nhã Quán, tuyên y án sơ thẩm vụ tranh chấp kiểu dáng áo quan.
b) Phân tích bản án
Thụ lý, TAND tỉnh Bình Dương đã dựa trên Luật SHTT năm 2005 để làm căn cứ xét xử (thời gian công ty Trường Sanh được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp áo quan là giữa năm 2005-2006 – nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật trên).
+Việc khởi kiện để tranh chấp kiểu dáng áo quan của công ty Nhã Quán là trái pháp luật vì:
Theo công ty Nhã Quán và công ty TNHH Trường Sanh cho biết thì kiểu mẫu áo quan là do bà Tôn Hải Đường sáng tác, đã đăng ký và được cấp văn bằng chứng nhận sở hữu kiểu dáng công nghiệp (KDCN) vào năm 2005. Ban đầu, do thiếu hiểu biết về pháp luật sở hữu trí tuệ nên đã kê khai sai, sử dụng tên liên doanh Nhã Quán để đăng ký bảo hộ KDCN. Tuy nhiên, sau đó, công ty Nhã Quán đã ký bản thỏa thuận công nhận quyền sở hữu kiểu dáng áo quan thuộc về công ty Trường Sanh và ký hợp đồng chuyển nhượng lại “quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng”. Như vậy, công ty Nhã Quán không đăng ký quyền sở hữu KDCN áo quan. Việc Công ty Nhã Quán sản xuất các mẫu áo quan, tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong và ngoài nước, không có nghĩa là KDCN đó thuộc quyền sở hữu của mình. Mặt khác, giữa năm 2005-2006 công ty TNHH được cấp văn bằng đăng kí bảo hộ KDCN áo quan. Như vậy, căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT năm 2005 qui định: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký” thì công ty TNHH Trường Sanh là chủ sở hữu quyền kiểu dáng công nghiệp (chủ văn bằng). Vì thế theo tòa, công ty Nhã Quán không đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp áo quan, nay lại khởi kiện để tranh chấp các kiểu dáng mà công ty Trường Sanh đã đăng ký là trái pháp luật.
Mặt khác, trong bản thỏa thuận giữa công ty TNHH Trường Sanh và công ty Nhã Quán ghi nhận các kiểu dáng áo quan là sự sáng tạo và tài sản sở hữu công nghiệp của công ty TNHH Trường Sanh. Công ty TNHH Trường Sanh chỉ đồng ý cho công ty Nhã Quán sử dụng KDCN. Vì thế nên trước đây, công ty Nhã Quán từng khiếu nại lên Cục Sở hữu trí tuệ đề nghị hủy bỏ hiệu lực các văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp của công ty TNHH Trường Sanh nhưng không được chấp nhận. Dù Nhã Quán một mực nói không biết gì về bản thỏa thuận trên nhưng theo kết quả giám định của Viện khoa học hình sự thì văn bản đó có chữ ký, con dấu của công ty Nhã Quán.
- Công ty Nhã Quán khởi kiện Công ty ý Thiên trong việc sử dụng kiểu dáng với lý do việc chuyển nhượng này là bất hợp pháp. Nhã Quán cho rằng, các kiểu dáng này được sáng tạo ra trong quá trình thực hiện liên doanh. Như vậy, công ty Nhã Quán có nghĩa vụ chứng minh nguồn gốc KDCN có được từ liên doanh của Công ty Nhã Quán theo qui định tại Điều 203 Luật SHTT 2005 như sau:
“ 1. Nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền và nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại Điều 79 của Bộ luật tố tụng dân sự và theo quy định tại Điều này.
2. Nguyên đơn chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng một trong các chứng cứ sau đây:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ;
b) Chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng;
c) Bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng.
3. Nguyên đơn phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
4. Trong vụ kiện về xâm phạm quyền đối với sáng chế là một quy trình sản xuất sản phẩm, bị đơn phải chứng minh sản phẩm của mình được sản xuất theo một quy trình khác với quy trình được bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
a) Sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ là sản phẩm mới;
b) Sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ không phải là sản phẩm mới nhưng chủ sở hữu sáng chế cho rằng sản phẩm do bị đơn sản xuất là theo quy trình được bảo hộ và mặc dù đã sử dụng các biện pháp thích hợp nhưng vẫn không thể xác định được quy trình do bị đơn sử dụng.
5. Trong trường hợp một bên trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chứng minh được chứng cứ thích hợp để chứng minh cho yêu cầu của mình bị bên kia kiểm soát do đó không thể tiếp cận được thì có quyền yên cầu Toà án buộc bên kiểm soát chứng cứ phải đưa ra chứng cứ đó.
6. Trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì nguyên đơn phải chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra và nêu căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 205 của Luật này.”
Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự thì “ Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó”
Như vậy, trong vụ án Công ty Nhã Quán lại không chứng minh được ai là người tạo ra kiểu dáng đó và liên doanh đã đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất gì cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc hay thỏa thuận nào khác để tạo ra các kiểu dáng đó. Việc Công ty Nhã Quán đổ lỗi do tình hình nhân sự công ty xáo trộn, việc quản lý không tốt, làm mất tài liệu là không có cơ sở.
+ Việc buộc công ty Nhã Quán phải bồi thường cho công ty Ý Thiên 440 triệu đồng là hoàn toàn có cơ sở vì:
- Công ty Ý Thiên hiện đang là chủ sở hữu các kiểu áo quan thông qua việc chuyển nhượng hợp pháp với Trường Sanh. Khi công ty Ý Thiên yêu cầu công ty Nhã Quán ngưng sản xuất các kiểu dáng mà công ty Ý Thiên sở hữu, Nhã Quán không thực hiện mà vẫn tiếp tục sản xuất hàng loạt, bị cơ quan quản lý thị trường nhiều lần xử phạt, thu giữ hàng hóa. Việc làm trên đã gây thiệt hại không nhỏ cho công ty Ý Thiên.
Từ các phân tích trên, TAND tỉnh Bình Dương đã bác yêu cầu khởi kiện của công ty Nhã Quán, buộc công ty này phải bồi thường 440 triệu đồng thiệt hại về cả vật chất lẫn tinh thần cho công ty Ý Thiên.
Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã bác kháng cáo của Công ty liên doanh Nhã Quán, tuyên y án sơ thẩm vụ tranh chấp kiểu dáng áo quan.
3. Nhận xét của nhóm
Nhóm hoàn toàn đồng ý với cách giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó nhóm có mốt số nhận xét sau:
1. Các đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN) là tài sản ngày càng có giá trị trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty Trường Sanh đã đầu tư, sáng tạo ra các kiểu dáng áo quan, đã đăng ký để sở hữu hợp pháp các sản phẩm sáng tạo của mình. Sau đó, Trường Sanh lại sử dụng quyền của chủ sở hữu được pháp luật quy định để chuyển nhượng quyền sở hữu các kiểu dáng này cho Công ty ý Thiên. Các việc làm của Công ty Trường Sanh thể hiện doanh nghiệp này có nhận thức, hiểu biết luật pháp về SHCN. Điều đó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp vì đã thu được lợi nhuận từ việc chuyển nhượng tài sản trí tuệ.
2. Công ty Nhã Quán cho rằng, các kiểu dáng này được sáng tạo ra trong quá trình thực hiện liên doanh. Để thuyết phục được Toà, Nhã Quán có nghĩa vụ chứng minh nguồn gốc KDCN có được từ liên doanh của Công ty Nhã Quán. Nhưng Công ty Nhã Quán lại không chứng minh được ai là người tạo ra kiểu dáng đó và liên doanh đã đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất gì cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc hay thỏa thuận nào khác để tạo ra các kiểu dáng đó. Đây là một bài học về việc quản lý quá trình tạo ra đối tượng SHCN. Để phân chia quyền lợi sau khi xác lập quyền, các bên tham gia cần phải có cam kết, tốt nhất là hợp đồng bằng văn bản. Trong đó có các cam kết về trách nhiệm, nghĩa vụ và phân chia quyền lợi khi tạo ra các đối tuợng SHCN và được bảo hộ. Có như vậy, khi xảy ra tranh chấp, sẽ có cơ sở để giải quyết.
3. Nhân chứng Công ty Trường Sanh cho biết: Trước đây đã sản xuất áo quan, sau đó mới liên doanh thành lập Nhã Quán để tăng cường tiềm lực tài chính. Trong liên doanh, Trường Sanh chỉ góp vốn bằng máy móc, nhà xưởng chứ không góp vốn bằng quyền sở hữu các kiểu dáng áo quan mà Trường Sanh đã có văn bằng bảo hộ.
Công ty Nhã Quán viện dẫn việc trên một số áo quan của Trường Sanh sản xuất có logo của Nhã Quán để nói rằng đó là kiểu dáng của mình là không đúng. Công ty Trường Sanh chỉ chấp thuận cho Công ty Nhã Quán gắn logo để tiện kinh doanh, nên dù có gắn logo của Công ty Nhã Quán thì các kiểu dáng đó vẫn là của Công ty Trường Sanh đã chuyển nhượng hợp pháp cho ý Thiên. Bên cạnh đó, nhãn hiệu (thể hiện dưới dạng logo) và kiểu dáng là hai đối tượng SHCN khác nhau.
Ngoài ra, Công ty Trường Sanh còn cho biết, trước thời điểm Công ty Nhã Quán khởi kiện, Công ty Trường Sanh đã đăng ký các KDCN áo quan và đã được công bố trên Công báo SHCN.
Thủ tục xác lập quyền SHCN quy định việc công bố công khai các kiểu dáng đã nộp đơn đăng ký xác lập quyền trên Công báo SHCN. Việc công bố công khai này để các tổ chức, cá nhân khác có điều kiện theo dõi, phát hiện và có thể thông báo cho Cục SHTT biết tình trạng của kiểu dáng đã nộp đơn. Quá thời hạn đã không có ai, kể cả Công ty Nhã Quán phản đối quyền đăng ký của Công ty Trường Sanh.
4. Trước khi khởi kiện, đề nghị huỷ bỏ văn bằng kiểu dáng đã cấp cho Công ty Trường Sanh và sau đó được chuyển nhượng cho Công ty Ý Thiên. Công ty Nhã Quán có thể khiếu nại về văn bằng này. Việc khiếu nại, đề nghị huỷ bỏ văn bằng phải thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định. Đó là khiếu nại với Cục SHTT. Nếu không thoả mãn với kết luận của Cục thì có thể khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện ra Toà Hành chính. Trong trường hợp này, Nhã Quán chưa sử dụng hết các quyền mà pháp luật dành cho mình. Giả thiết rằng, sau khi khiếu nại với Cục SHTT, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Toà Hành chính, Công ty Nhã Quán đều nhận được kết luận như nhau, văn bằng đã cấp cho Công ty Trường Sanh không bị huỷ bỏ, thì đó sẽ là yếu tố cần thiết để Công ty Nhã Quán cân nhắc có nên tiếp tục sản xuất các sản phẩm theo kiểu dáng của Công ty Ý Thiên, hay là chấm dứt để khỏi bị kết luận là xâm phạm quyền SHCN của Công ty Ý Thiên và phải chịu bồi thường thiệt hại.
5. Công ty Trường Sanh đã chuyển nhượng quyền sở hữu KDCN cho Công ty Ý Thiên. Luật SHTT và và các văn bản dưới Luật đã quy định chi tiết về thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu và đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN. Căn cứ hợp đồng chuyển nhượng này, Cục SHTT sẽ điều chỉnh chủ sở hữu đối tượng SHCN trên văn bằng. Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng, hai bên phải đăng ký tại Cục SHTT thì việc chuyển quyền đó sẽ có giá trị đối với bên thứ ba khi xảy ra tranh chấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật sở hữu trí tuệ năm 2009.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTTHYPERLINK ""&HYPERLINK ""DL-BKHHYPERLINK ""&HYPERLINK ""CN-BTP ngày 3/4/2008 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại TAND.
Vụ việc thứ nhất được trích dẫn từ các nguồn sau:
+) ;
+)
+)
Vụ việc thứ hai được trích từ :
- an/view.aspx?news_id=220236
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hai vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được giải quyết bằng kiện dân sự tại tòa án.doc