Hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Cơ sở nghiên cứu. Thuật ngữ “Tầng lớp trung lưu” xuất phát từ phương Tây, bắt nguồn từ quan điểm của nhà triết học cổ đại Aristotle (384 – 322 TCN) mà trong tác phẩm “The Politics” (350 TCN) ông đã nhìn nhận tầng lớp trung lưu là “trung bình giữa giàu có và nghèo khổ”. Cho đến nay, tầng lớp trung lưu đã được nghiên cứu và tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, chủ yếu theo góc nhìn của khoa học xã hội. Tại các nước phát triển, “Tầng lớp trung lưu hiện nay đóng vai trò đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế trong những thế kỷ qua. Họ được coi là nguồn gốc của tinh thần doanh nghiệp và sự sáng tạo – những đơn vị kinh tế thúc đẩy nền kinh tế phát triển thịnh vượng, tầng lớp trung lưu cung cấp tất cả những đầu vào cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế tân cổ điển - ỷ tưởng mới, tích lũy vốn tư bản và vốn nhân lực” 1 . Tuy vậy, tại các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, sự hình thành và phát triển của tầng lớp trung lưu cũng như vai trò xã hội, kinh tế và chính trị cũng có những khác biệt lớn bên cạnh những nét tương đồng2 . “Tầng lớp trung lưu”vốn là một phạm trù phức tạp và gây nhiều tranh luận từ trước đến nay. Trước hết, đó là sự đa dạng trong quan điểm nhận diện tầng lớp trung lưu: căn cứ vào mức sống hay căn cứ vào trình độ văn hoá và vai trò chính trị ? Ngoài ra là những câu hỏi về sự tồn tại, quy mô, tính đồng nhất và vai trò của tầng lớp trung lưu đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Những quan điểm và tranh luận này, đến lượt chúng đã phát ra những tín hiệu đối với các cơ quan Chính phủ trong các quyết định chính sách kinh tế và với các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trong các quyết định về sản xuất. Bởi vì, tầng lớp trung lưu không chỉ làm trung hoà sự phân hóa mức sống theo hai cực đối lập mà còn là hiện thân của “chủ nghĩa tiêu dùng mới: kiên định, tân tiến trong quan điểm về phong cách sống, nhu cầu về những sản phẩm có sức hút và thể hiện được địa vị của họ” (Juliet Schor 1999). Tầng lớp trung lưu Việt Nam đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu quốc tế như: “The global middle class: view on democracy, religion, values and life satisfaction in emerging nations” 3 ; “Global economic propects 2007: managing the next wave of globalization” 4 ; “Emerging Asia middle’s class: a force to be reckoned with” 5 ; “The middle class in Southeast Asia: diversities, identities, comparison and Vietnam case” 6 .nhưng các nghiên cứu này bao trùm rất nhiều nước và khu vực, ít đề cập đến trường hợp cụ thể của Việt Nam. Cũng có một số bài báo trong nước có đề cập đến tầng lớp trung lưu như: “Về nhóm xã hội trung lưu ở Việt Nam hiện nay” 7 , “Phân tầng xã hội hợp thức và sự hình thành tầng lớp xã hội ưu trội trong thời kỳ đổi mới hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta” 8 . Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu định lượng về vai trò của tầng lớp trung lưu Việt Nam đối với tăng trưởng kinh tế thông qua hành vi tiêu dùng. Do vậy, “Hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam” là một đề tài mới về cả nội dung và cách tiếp cận. Chúng tôi cố gắng đưa ra những nghiên cứu ban đầu về hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam, góp phần vào việc xây dựng nền tảng cho những nghiên cứu sâu hơn và tạo thêm cơ sở cho việc phân tích quyết định chính sách. 1.2. Phạm vi nghiên cứu. Nhóm tiến hành nghiên cứu về tầng lớp trung lưu từ năm 1986, là năm nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VI và dự báo đến năm 2015. Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong việc tìm hiểu vai trò của tầng lớp trung lưu đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam thông qua hành vi tiêu dùng. Tầng lớp trung lưu cũng được xem xét và phân tích theo định nghĩa riêng của nhóm thực hiện đề tài. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về vai trò của tầng lớp trung lưu Việt Nam đối với tăng trưởng kinh tế thông qua hành vi tiêu dùng. Do đó, câu hỏi nghiên cứu ở đây là “Hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam có vai trò như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế ?”. Để trả lời câu hỏi đó, nhóm đặt ra những câu hỏi phụ sau: Tiêu dùng tư nhân có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế? trường hợp cụ thể của Việt Nam là như thế nào? Hiểu như thế nào về khái niệm “Tầng lớp trung lưu” tại Việt Nam ? Quy mô dân số thuộc tầng lớp trung lưu Việt Nam giai đoạn 1986-2015 là bao nhiêu? khối lượng tiêu dùng của họ thay đổi như thế nào ? Hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam ra sao ? Chi tiêu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam có tác động đến tăng trưởng kinh tế như thế nào ? 1.4. Phương pháp và số liệu nghiên cứu. Tầng lớp trung lưu được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau: xã hội học, kinh tế học, triết học Với bài nghiên cứu này, tầng lớp trung lưu sẽ được tìm hiểu thuần dưới góc độ của kinh tế học. Theo đó, ở cách tiếp cận của kinh tế vĩ mô, tầng lớp trung lưu sẽ được khảo sát thông qua khối lượng tiêu dùng tư nhân - một thành phần quan trọng trong tổng cầu của nền kinh tế (theo trường phái Keynes). Còn với cách tiếp cận vi mô, tầng lớp trung lưu sẽ được đánh giá qua những tín hiệu mà họ đưa ra thị trường thông qua hành vi tiêu dùng. Để phục vụ cho hai hướng tiếp cận này, chúng tôi sử dụng “Phương pháp nghiên cứu định lượng”, dựa trên một định nghĩa rõ ràng về “tầng lớp trung lưu tại Việt Nam” được xây dựng trên cơ sở phân tích các luồng quan điểm về tầng lớp này hiện nay. Cụ thể, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy kinh tế lượng, với hàm Cobb Douglas, hàm Lorenz toàn phương và phần mềm EVIEW để ước lượng quy mô dân số của tầng lớp trung lưu. Sau đó, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê tổng hợp đa biến với sự trợ giúp của phần mềm STATA, để đi sâu phân tích hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam. Cách tiếp cận trên cả hai góc độ vi mô và vĩ mô đối với tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đòi hỏi cơ sở số liệu tổng quan của nền kinh tế gồm tổng sản phẩm quốc dân, vốn đầu tư toàn xã hội, lực lượng lao động, khối lượng tiêu dùng tư nhân đồng thời là những số liệu chi tiết thống kê từng cá nhân trong nền kinh tế trải dài trong hơn 20 năm từ 1986 đến 2009. Các số liệu này được thu thập từ các nguồn thống kê hàng năm của các tổ chức trong và ngoài nước như Tổng cục Thống kê, Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á và tổ chức Lao động thế giới. Ngoài ra, các số liệu chi tiết nhận được từ bộ số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình (VLSS), do Tổng cục Thống kê Việt Nam thực hiện 2 năm một lần. 1.5. Cấu trúc nghiên cứu. Chương 1 giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu gồm cơ sở nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp, số liệu nghiên cứu và cấu trúc của bài nghiên cứu. Chương 2 trình bày khung lý thuyết để nghiên cứu về tầng lớp trung lưu Việt Nam bao gồm vai trò của tiêu dùng tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế. Chương này cũng đưa ra một định nghĩa rõ ràng, hợp lý về “tầng lớp trung lưu Việt Nam” dựa trên sự phân tích các luồng quan điểm khác nhau về tầng lớp này, để làm cơ sở nghiên cứu cho các chương sau. Chương 3 đưa ra mô hình và những giả định kèm theo để ước lượng quy mô dân số của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 và dự báo cho giai đoạn 2010 – 2015. Từ đó, chương này phân tích khối lượng tiêu dùng của tầng lớp trung lưu đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới góc độ của kinh tế vĩ mô. Chương 4, với góc độ của kinh tế vi mô, sẽ nghiên cứu sâu về hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu trong mối so sánh với tầng lớp khác (nghèo và giàu có) tại Việt Nam và một số quốc gia khác. Đề từ đó hiểu được những tín hiệu tiêu dùng mà tầng lớp trung lưu đưa ra thị trường. Chương 5 sẽ tổng kết lại các vấn đề được nghiên cứu và rút ra những hàm ý chính sách. Đồng thời, chương 5 cũng chỉ ra những hạn chế của đề tài và gợi mở một số hướng nghiên cứu sâu hơn trong tương lai. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1 1.1. Cơ sở nghiên cứu. .1 1.2. Phạm vi nghiên cứu. .2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu. 2 1.4. Phương pháp và số liệu nghiên cứu. 3 1.5. Cấu trúc nghiên cứu. .3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊNH NGHĨA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM . 5 2.1. Nhận diện một tầng lớp mới 5 2.2. Tác động của chi tiêu tiêu dùng tư nhân đối với nền kinh tế. 8 2.2.1. Lý thuyết về tiêu dùng tư nhân trong nền kinh tế 9 2.2.2. Vai trò của tiêu dùng tư nhân với nền kinh tế Việt Nam .10 2.3. Định nghĩa, phân chia tầng lớp trung lưu .12 2.3.1. Các quan điểm về tầng lớp trung lưu “cổ điển”. .12 2.3.2. Các quan điểm về tầng lớp trung lưu “hiện đại”. 15 2.3.3. Định nghĩa về tầng lớp trung lưu 15 2.3.4. Định nghĩa về tầng lớp trung lưu văn hóa .21 CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG QUY MÔ DÂN SỐ CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2009 VÀ DỰ BÁO GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 25 3.1. Mô hình ước lượng. 25 3.1.1. Đường cong Lorenz. 25 3.1.2. Chỉ số Hz ( Headcount Index ). 26 3.1.3. Cơ sở dữ liệu. 27 3.2. Quy mô dân số của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2006 theo hai phương án .28 3.3. Ước lượng quy mô dân số của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015. 31 3.3.1. Những giả định 31 3.3.2. Phương pháp ước lượng. 32 3.3.3. Dự đoán GDP thực tế 1990VNĐ giai đoạn 2010 – 2015. .32 3.3.4. Quy mô dân số của tầng lớp trung lưu Việt Nam giai đoạn 2007-2015 theo hai phương án 35 3.4. Nhận định quy mô dân số thuộc tầng lớp trung lưu Việt Nam giai đoạn 1986 – 2015. 35 3.4.1. Nhận định qui mô tầng lớp trung lưu theo hai phương án .35 3.4.2. Tăng trưởng khối lượng tiêu dùng của tầng lớp trung lưu tác động tới tăng trưởng GDP giai đoạn 1986-2015. .37 CHƯƠNG 4: HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU 39 4.1. Cơ sở phân tích .39 4.1.1. Cơ sở dữ liệu. 39 4.1.2. Phương pháp phân tích. .40 4.2. Hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu .41 4.2.1. Chi tiêu cho lương thực, thực phẩm (chi ăn uống) 41 4.2.2. Chi tiêu cho giáo dục .42 4.2.3. Chi tiêu cho y tế .44 4.2.4. Các khoản chi cho điện, nước, tiền vệ sinh, thuê nhà 46 4.2.5. Chi dùng hàng hóa lâu bền .47 4.2.6. Chi cho may mặc, đi lại, giải trí .48 4.3. Nhận định về một tầng lớp chi tiêu 49 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .50 5.1. Những phát hiện của bài nghiên cứu. 50 5.2. Hàm ý chính sách 50 5.2.1. Đối với Chính phủ. 51 5.2.2. Đối với các Doanh nghiệp 54 5.3. Những hạn chế của bài nghiên cứu 55 5.4. Một sô gợi mở hướng nghiên cứu sâu hơn trong tương lai. 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I PHỤ LỤC .V DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: GDP thực tế bình quân đầu người theo giá so sánh năm 1990 . 6 Hình 2.2: Tình hình tiêu thụ vàng một số nước trên thế giới . 8 Hình 2.3: Đóng góp của tiêu dùng tư nhân với tăng trưởng GDP .11 Hình 3.1: Kết quả ước lượng tăng trưởng GDP 2010 – 2015 .34 Hình 3.2: Quy mô dân số tầng lớp trung lưu 1986-2015 theo 2 phương án 35 Hình 3.3: Đóng góp của tăng trưởng khối lượng tiêu dùng Cm của tầng lớp trung lưu tới tăng trưởng GDP 1986-2015 .37 Hình 4.1: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục: so sánh các tầng lớp 43 Hình 4.2: Cơ cấu chi tiêu của tầng lớp trung lưu trên năm 2004 49 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Xếp hạng 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới . 6 Bảng 2.2: Phân chia tầng lớp trung lưu theo phương án 1 18 Bảng 2.3: Phân chia tầng lớp trung lưu theo phương án 2 20 Bảng 2.4: Phân chia tầng lớp trung lưu theo phương án 1 theo VNĐ .21 Bảng 2.5: Phân chia tầng lớp trung lưu theo phương án 2 theo VNĐ 21 Bảng 3.1. Quy mô dân số tầng lớp trung lưu 1986-2006 theo phương án 1 30 Bảng 3.2. Quy mô dân số tầng lớp trung lưu 1986-2006 theo phương án 2 30 Bảng 4.1: Tỷ trọng chi ăn uống trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân phân theo mức sống và khu vực. .41 Bảng 4.2: Tỷ trọng chi giáo dục trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân, phân theo mức sống và khu vực. .42 Bảng 4.3: Tỷ trọng chi y tế trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân phân theo mức sống và khu vực 45 Bảng 4.4: Tỷ trọng chi điện, nước, vệ sinh, thuê nhà trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân phân theo mức sống và khu vực. .46 Bảng 4.5: Tỷ trọng chi cho đồ dùng lâu bền trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân phân theo mức sống và khu vực. 48 Bảng 4.6: Tỷ trọng chi cho may mặc, đi lại, giải trí trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân phân theo mức sống và khu vực. .48 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Cm: Consumption of middle class - Khối lượng tiêu dùng của tầng lớp trung lưu GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội GDPpc: Gross Domestic Product per capita - GDP bình quân đầu người LIC: Low Income Country – Quốc gia có thu nhập thấp SIDA: Swedish International Development Cooperation Agency – Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển UNDP: United Nations Development Programme – Chương trình phát triển của Liên hợp quốc TCTK: Tổng cục Thống kê VLSS: Vietnam Living Standard Survey – Điều tra mức sống hộ gia đình WB: World Bank - Ngân hàng Thế giới

pdf71 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5414 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Do việc điều tự điều tra sự thực là quá tốn kém và vượt xa khả năng của nhóm nên chúng tôi quyết định sử dụng bộ số liệu của các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VLSS: Vietnam Living Standards Survey) của Tổng cục Thống kê các năm 1998, 2002 và 2004 làm nguồn cơ sở cho phân tích. VLSS là bộ số liệu có được từ các cuộc tổng điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam. Đây là một chương trình bắt đầu được thực hiện đợt đầu tiên vào năm 1992, 1993 và đến nay đã tiến hành được 5 đợt (1992, 1998, 2002, 2004, 2006). Chúng được tổ chức và thực hiện bởi Bộ kế hoạch và Đầu tư kết hợp với Tổng cục Thống kê và được tài trợ bởi UNDP và SIDA. Số lượng hộ gia đình được khảo sát cũng có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể, với bộ dữ liệu năm 1998, số hộ được điều tra là 6002, năm 2002 là 30.000 hộ và năm 2004 là 9300 hộ. Phương pháp chọn mẫu được các chuyên gia chọn mẫu của Viện Khoa học Thống kê, UNDP và Ngân hàng Thế giới tư vấn. Mẫu điều tra được chọn qua tiến trình 2 bước: bước thứ nhất chọn mẫu chủ “địa bàn điều tra” độc lập theo hai khu vực thành thị và nông thôn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Bước 2 chọn các hộ điều tra từ danh sách các hộ của địa bàn đã chọn cũng theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Việc phân bổ các mẫu cho các địa phương được tiến hành theo phương pháp căn bậc hai. Phương pháp này sẽ phân bổ số hộ cho các tỉnh, thành phố không theo tỷ lệ thuận với quy mô dân số của từng tỉnh mà phân bổ một tỷ lệ cao hơn cho các tỉnh có quy mô dân số nhỏ và ngược lại. 40 Phương pháp điều tra của VLSS là phỏng vấn, điều tra bảng hỏi trực tiếp. Trong đó, nhân viên điều tra sẽ trực tiếp phỏng vấn chủ hộ (đối với mẫu là hộ gia đình) hoặc trưởng cán bộ xã phường (mẫu là xã phường) để thu thập thông tin. Ngoài ra mỗi cuộc điều tra còn có một tỷ lệ nhất định số lần phỏng vấn, điều tra lại để đảm bảo tính chính xác của thông tin (VLSS năm 1998 là 10%). Do đó bộ số liệu VLSS có thể đảm bảo tính chính xác cao cho các kết quả thống kê, phân tích, dự báo và hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước và các nhà nghiên cứu. VLSS phản ánh rất nhiều các khoản mục, thống kê từ nhân khẩu học, thu nhập, chi tiêu, việc làm, nhà ở tiện nghi, y tế, văn hóa, giáo dục… Trong đó nhóm chỉ tập trung khai thác phần dữ liệu về chi tiêu đời sống của hộ gia đình vì sự liên quan trực tiếp và phản ánh đầy đủ các khoản mục cần thiết cho bài nghiên cứu. 4.1.2. Phương pháp phân tích. Phương pháp phân tích của nhóm vận dụng ở đây là phương pháp thống kê tổng hợp đa biến với công cụ là phần mềm thống kê STATA. Cách thức thực hiện cũng như các kết quả tính toán chi tiết của nghiên cứu được trình bày rõ hơn trong phụ lục. Tổng chi tiêu của các cá nhân dưới đây sẽ được phân chia thành 6 khoản mục chính: chi tiêu cho lương thực, thực phẩm (ăn, uống); chi cho y tế, chi cho giáo dục, chi cho nhà ở, điện, nước, vệ sinh; chi cho đồ dùng lâu bền và chi cho may mặc, đi lại, giải trí. 6 nhóm này theo như trong cơ sở điều tra, chiếm xấp xỉ 100% trong tổng chi tiêu của các cá nhân và hộ gia đình. Trong khi đó, các cá nhân được phân chia theo 4 nhóm chi tiêu34: Nghèo, Trung lưu dưới, Trung lưu trên và Giàu. Họ cũng đồng thời được phân chia theo khu vực sinh sống: thành thị hoặc nông thôn. Kết quả thống kê tỷ trọng chi bình quân cá nhân các khoản mục phân theo khu vực và nhóm chi tiêu sẽ giúp chúng ta phác hoạ và so sánh các đặc điểm tiêu dùng của các nhóm chi tiêu đó, đặc biệt là tầng lớp trung lưu. 34 4 nhóm: nghèo, trung lưu dưới, trung lưu trên, giàu phân theo mức chi tiêu ở chương 2 ( nghèo: $10; qui đổi theo mức giá ngang bằng sức mua năm 2005) 41 4.2. Hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu 4.2.1. Chi tiêu cho lương thực, thực phẩm (chi ăn uống) Tỷ trọng chi tiêu ăn uống/ tổng chi tiêu bình quân 1 người (%) Trung bình <$3/ngày $3- $6/ngày $6- $10/ngày >$10/ngày 1998 45.66 53.94 44.81 37.68 32.15 2002 42.21 50.38 40.67 33.6 27.98 Thành thị 2004 37.55 47.73 38.33 31.89 25.31 1998 57.47 59.78 45.14 41.63 27.16 2002 52.93 54.96 42.3 32.75 27.76 Nông thôn 2004 50.30 53.29 42.21 31.45 26.71 1998 54.06 58.98 44.96 38.18 31.82 2002 50.42 54.43 41.53 33.42 27.96 Cả nước 2004 47.18 52.77 40.71 31.78 25.44 Bảng 4.1: Tỷ trọng chi ăn uống trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân phân theo mức sống và khu vực. Chi cho lương thực, thực phẩm là một khoản chi quan trọng đối với các cá nhân, hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy càng ngày, tỷ lệ chi cho khoản mục này càng giảm đi song chi cho lương thực vẫn luôn giữ một mức cao. Năm 1998, tỷ lệ chi cho lương thực, thực phẩm bình quân đầu người của cả nước lên tới 54.06% - chiếm quả nửa trong cơ cấu tổng chi tiêu bình quân cá nhân. Tới năm 2002, tỷ lệ này đã giảm nhưng vẫn ở mức hơn 50%, năm 2004 giảm xuống còn 47.18%. Tỷ lệ chi cho lương thực khá cao như vậy có thể lý giải vì Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển, thu nhập thấp. Lương thực, thực phẩm vì vậy quan trọng cho việc đáp ứng nhu cầu sống của người dân. Xét về các tầng nhóm trong xã hội thì nhóm nghèo chi cho lương thực nhiều nhất. Trung bình năm 1998 họ chi tới gần 60% tổng chi tiêu cho nhu cầu ăn uống của mình. Trong khi đó tỷ lệ này giảm mạnh ở nhóm trung lưu trên và nhóm người giàu khi mà họ chỉ tiêu có 38.18% và 31.82% (1998) cho mục này. Hơn nữa, mức chi trên còn tiếp tục giảm sau các năm. Đến năm 2004, mức chi cho ăn uống của người giàu chỉ còn tương đương với ¼ chi tiêu (25.44%) trong khi người nghèo vẫn phải chi quá nửa thu nhập (52.77%). Điều này lại là một minh chứng thực tiễn cho một nhận định trong kinh tế học: mức chi tiêu cho lương thực thực phẩm sẽ giảm xuống cùng với sự tăng lên của mức thu nhập. 42 Người dân ở thành thị cũng thường có mức chi cho lương thực thấp hơn người dân ở nông thôn.Ví dụ như năm 2002, cùng là người dân thuộc nhóm trung lưu dưới, nhưng người ở thành thị chỉ chi có 38.33% cho ăn uống, trong khi người ở nông thôn chi mất 42.21%. Khi so sánh với tỷ trọng chi của một số nước trong khu vực khác (Indonesia) hoặc các nước đang phát triển tương đương (Pakistan), trung lưu Việt Nam có tỷ trọng chi tương đối nhỏ hơn. Với một ngưỡng trung lưu cũng dựa trên chi tiêu tiêu dùng từ 2-10$, nghiên cứu của Banerjee & Dufflo (2007) chỉ ra rằng trung lưu Indonesia và Pakistan phải chi từ 50.7 đến 66.6% cho tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong cùng giai đoạn. Nhìn chung, với các nước đang phát triển, mức chi cho lương thực, thực phẩm khá cao như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc đáp ứng các nhu cầu khác như y tế, văn hóa, giáo dục … 4.2.2. Chi tiêu cho giáo dục Bảng 4.2: Tỷ trọng chi giáo dục trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân, phân theo mức sống và khu vực. Khoản chi cho giáo dục chiếm một tỷ phần khá nhỏ trong tổng chi tiêu chung bình quân đầu người của cả nước. Tỷ trọng chung của nó khá ổn định và không biến đổi nhiều qua các năm : 4.41 % (98) 4.49% (2002) và 4.53% (2004). Khác với mục ăn uống, tỷ trọng chi cho giáo dục trên tổng chi tiêu không phụ thuộc rõ nét (tăng hay giảm) dựa vào mức sống. Và đối lập với chi cho ăn uống, tỷ trọng chi giáo dục lại cao hơn ở khu vực thành thị và thấp hơn ở khu vực nông thôn. Tỷ trọng chi tiêu giáo dục/ tổng chi tiêu bình quân 1 người (%) Trung bình $10/ngày 1998 5.91 4.86 6.39 7 5.53 2002 5.78 5.41 6.22 5.92 4.95 Thành thị 2004 5.21 4.53 5.78 5.63 3.86 1998 3.8 3.44 5.69 6.31 7.78 2002 4.1 3.92 5.24 4.27 2.17 Nông thôn 2004 4.31 4.13 4.90 4.2 5.92 1998 4.41 3.63 6.07 6.92 5.68 2002 4.49 4.09 5.7 5.57 4.73 Cả nước 2004 4.53 4.17 5.24 5.29 4.06 43 % chi giáo dục/tổng chi tiêu: so sánh các tầng lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1998 2002 2004 1998 2002 2004 1998 2002 2004 thanh thi nong thon ca nuoc total 10$ Hình 4.1: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục: so sánh các tầng lớp Nguyên nhân có thể là do dân cư khu vực thành thị có thuận lợi hơn và nhiều cơ hội hơn so với dân cư nông thôn trong việc tiếp cận với các dịch vụ giáo dục ví dụ như học thêm ngoại ngữ, tin học, học nghề và học tại chức. Ngoài ra các trường đại học hay các trung tâm đào tạo nghề lớn đều tập trung ở những đô thị lớn. Một phát hiện rất lý thú khi ta so sánh mức tỷ lệ chi trung bình cho giáo dục của các nhóm chi tiêu. Không có gì khó hiểu khi người nghèo vẫn chi ít nhất nhưng điều thú vị là không phải người giàu chi nhiều nhất cho giáo dục mà là tầng lớp trung lưu. Thật vậy, xét tỷ lệ chi cho giáo dục trên tổng chi tiêu bình quân đầu người của cả nước ở cả 2 nhóm trung lưu dưới và trung lưu trên, qua tất cả các năm, ta đều thấy cao hơn tỷ lệ chi của người giàu. Hơn nữa, tỷ lệ này giữa 2 nhóm trung lưu dưới và trung lưu trên khá là tương đồng, thường xấp xỉ bằng nhau và dao động quanh mức 5-6%. Nhìn chung chi giáo dục của Việt Nam là khá cao so với thế giới. Năm 2005, theo tính toán của tác giả Vương Nguyên Việt, chuyên gia thống kê của Liên Hợp Quốc, tỷ trọng chi giáo dục của Việt Nam đạt 8.5% GDP, còn cao hơn cả Mỹ 7.2% và cao hơn mức chung thế giới khoảng 4.5% 35. Hơn nữa trong chi tiêu trên, người dân phải trả tới 40% trong khi ở các nước phát triển người dân chỉ phải trả khoảng 20%. 35 44 Trong vòng 12 năm qua (từ 1998 - 2010), Nhà nước tăng dần đầu tư cho giáo dục, đào tạo từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách Nhà nước. Với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục như trên, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới. Bên cạnh tăng ngân sách Nhà nước cho giáo dục, Nhà nước thực hiện chế độ miễn giảm học phí (đã có 53% số HS, SV được miễn giảm học phí), chế độ cấp học bổng chính sách; chế độ chính sách tín dụng SV (đến nay đã có khoảng 1,6 triệu HS, SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập với số tiền 18.000 tỷ đồng)36. Vậy tóm lại, có thể nhận thấy rằng, tầng lớp trung lưu Việt Nam có một đặc điểm phản ánh xu thế chung của xã hội là chú trọng đầu tư vào giáo dục. Các tầng lớp nghèo và giàu tuy cũng có đặc điểm này song biểu hiện không rõ nét bằng tầng lớp trung lưu. Đây hẳn là một tín hiệu tốt cho chúng ta vì với một nền kinh tế tri thức như hiện tại, đầu tư vào giáo dục, vốn nhân lực hẳn sẽ mang lại những hiệu quả và tác động lan toả rất lớn. Tuy nhiên, cũng phải hết sức chú trọng rằng, bên cạnh vấn đề về mức chi cho giáo dục ta cần xét tới yếu tố hiệu quả. Mức chi quá cao nhưng hiệu quả không đạt được là bao thì quả là một sự lãng phí to lớn về nguồn lực cho xã hội. Thực trạng giáo dục Việt Nam cho ta thấy hiệu quả đạt được chưa cao, đặc biệt là ở lĩnh vực đào tạo đại học và trên đại học. Tình trạng “bệnh thành tích”, “gian lận trong thi cử”, “chảy máu chất xám”, “thừa thầy thiếu thợ”, sinh viên không đáp ứng được yêu cầu của xã hội … vẫn còn là bài toán khó giải đối với nền giáo dục nước nhà. 4.2.3. Chi tiêu cho y tế Tương tự như chi cho giáo dục, tỷ trọng của chi y tế trong tổng chi tiêu bình quân là không lớn. Năm 2004 tỷ trọng bình quân chi y tế của cả nước là 5.65%, của riêng khu vực thành thị là 4.85% và khu vực nông thôn là 5.91%. Một điều đáng ngạc nhiên là tỷ trọng chi tiêu y tế của khu vực nông thôn lại cao hơn khu vực thành thị qua tất cả các năm. Và dường như mức chi tiêu càng cao thì tỷ trọng chi y tế của khu vực nông thôn càng cao. Năm 1998, tỷ trọng chi y tế của một người nghèo khu vực nông thôn trên tổng chi tiêu là 5.38% và đã tăng thêm gần 15% tới 20.17% khi mức chi tiêu của họ đạt ngưỡng giàu. Song ở khu vực thành thị, tỷ trọng chi của người nghèo chỉ là 4.4% và tăng thêm vỏn vẹn 0.8% nữa nếu người đó đạt ngưỡng chi tiêu giàu. 36 duc-cao-nhat-the-gioi.htm 45 Bảng 4.3: Tỷ trọng chi y tế trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân phân theo mức sống và khu vực. Lý giải cho nguyên nhân này, theo chúng tôi là vì tại nông thôn, các chính sách về bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh của Chính phủ đã được cải thiện tốt trong thời gian gần đây. Do đó, người ở khu vực nông thôn cũng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế như người ở thành thị. Hơn nữa theo như thống kê trong mục y tế, chăm sóc sức khỏe của VLSS cũng đã chỉ ra rằng người dân nông thôn có tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh nghề nghiệp - do điều kiện lao động kém và do ô nhiễm môi trường- cao hơn người dân ở thành thị. Khuynh hướng chi y tế của tầng lớp trung lưu khá rõ ràng. Họ- những người có mức sống từ mức $3-$10- có một tỷ trọng chi y tế so với tổng chi tiêu cao nhất so với các nhóm chi tiêu nghèo và giàu (năm 2002, 2004). Hơn nữa tỷ lệ này còn tiếp tục có xu hướng tăng. Ví dụ như trong năm 1998, tỷ lệ chi y tế trên tổng chi tiêu của nhóm trung lưu trên chỉ là 3.61% thì tới năm 2004 mức này đã tăng lên 1.89 lần thành 6.84%. Song, với hai nhóm chi tiêu nghèo và giàu thì xu hướng tăng lại không rõ rệt. Khi nhìn vào mức chi tiêu chung cho y tế của cả nước qua các năm, ta thấy rằng trung bình người dân Việt Nam chi cho y tế 5.24- 5.65%. So với thế giới thì đây là mức khá cao. Ví dụ như người Nhật năm 2007 chỉ chi 2,581%; người Pháp chi 3,601%; người Anh chi 2,992% (nguồn: Rõ ràng là dịch vụ y tế của các nước này không kém gì Việt Nam thậm chí là hơn nhiều lần nhưng người dân chỉ phải chi một khoản ít hơn một nửa so với chúng ta. Tỷ trọng chi tiêu y tế/ tổng chi tiêu bình quân 1 người (%) Trung bình <$3/ngày $3- $6/ngày $6- $10/ngày >$10/ngày 1998 4.27 4.4 4.28 3.59 5 2002 4.43 4.16 4.51 5.03 4.1 Thành thị 2004 4.85 4.67 4.79 5.18 4.87 1998 5.65 5.38 7.21 3.71 20.17 2002 5.48 5.09 7.22 11.47 16.77 Nông thôn 2004 5.91 5.18 7.6 12.19 17.79 1998 5.25 5.24 5.59 3.61 6.02 2002 5.24 4.98 5.93 6.4 5.06 Cả nước 2004 5.65 5.13 6.51 6.84 6.10 46 Thực tế là do y tế công cộng cùng trợ cấp của Chính phủ Việt Nam cho y tế còn quá nhỏ bé. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, người dân Việt Nam phải trả tới 80% tổng chi phí y tế. Trợ cấp của Chính phủ chỉ đạt 20%, không những thế chất lượng y tế cũng ở mức thấp: năm 2000, cả nước chỉ có khoảng 250000 giường bệnh, trung bình là 14.8 giường bệnh trên 1000 dân. Đó là một tỷ lệ rất thấp ở khu vực Châu Á. Song, cũng nên nhận thấy, sự tăng lên trong tỷ trọng chi y tế của người dân, đặc biệt là tầng lớp trung lưu cũng báo hiệu những tín hiệu tốt trong mức sống. Người dân ngày nay đã có thể tiếp cận tốt hơn và sử dụng nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe hơn trước 4.2.4. Các khoản chi cho điện, nước, tiền vệ sinh, thuê nhà37 Tỷ trọng chi tiêu điện, nước, vệ sinh, thuê nhà/ tổng chi tiêu bình quân 1 người (%) Trung bình <$3/ngày $3- $6/ngày $6- $10/ngày >$10/ngày 1998 13.13 10.93 13.54 15.2 15.8 2002 17.58 13.48 17.25 22.69 28.86 Thành thị 2004 26.21 19.64 24.39 29.75 38.67 1998 5.47 5.11 7.4 7.98 9.4 2002 9.09 8.87 10.15 11.62 11.86 Nông thôn 2004 12.29 11.79 13.77 14.44 13.94 1998 7.68 5.9 10.78 14.28 15.37 2002 11.07 9.41 13.52 20.33 27.57 Cả nước 2004 15.7 12.53 17.87 26.12 36.29 Bảng 4.4: Tỷ trọng chi điện, nước, vệ sinh, thuê nhà trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân phân theo mức sống và khu vực. Tỷ trọng chi các khoản điện nước phản ánh hết sức hợp lý sự thay đổi mức sống của người dân Việt Nam. Đầu tiên, ở những năm 1998, tỷ lệ chi cho các khoản này tương đối thấp, đặc biệt ở khu vực nông thôn, tỷ trọng chỉ là 5.47% so với tổng chi tiêu, khu vực thành thị là 13.13% và trung bình chung của cả nước đạt mức 7.68%. Thế nhưng, chỉ 6 năm sau, đến năm 2004, tỷ lệ này đã tăng vọt, gấp tới hơn 2.24 lần ở khu vực nông thôn (12.29%) và 1.97 lần ở khu vực thành thị (26.21%), mức tỷ lệ chung của cả nước cũng tăng gấp đôi lên đạt 15.7%. Một tỷ lệ tăng nhanh như vậy báo hiệu cho chúng ta một tín hiệu lạc quan trong chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam. Bởi rõ ràng, khả năng tiếp cận 37 Tiền thuê nhà hoặc giá trị sử dụng nhà qui ra giá thị trường. 47 với điện và nước vốn là hai tiêu chí cơ bản trong các đánh giá về chất lượng cuộc sống và phát triển con người của Liên Hiệp Quốc. Dĩ nhiên, trong giai đoạn này giá cả bất động sản cũng có các cơn sốt nóng gây ra sự tăng giá mạnh của tiền thuê nhà. Tuy thế chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, hệ thống điện, nước của quốc gia đã có những cải thiện đáng kể tạo cơ hội tiếp cận cho những người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa. Tỷ trọng chi các mục này của người dân thành phố của cả nước cao gấp đôi so với người ở nông thôn phản ánh rằng người thành phố dễ tiếp cận với điện, nước sạch, dịch vụ vệ sinh hơn đồng thời giá cả điện, nước và tiền thuê nhà ở thành thị cũng cao hơn. Theo lôgic thông thường, thực không có gì ngạc nhiên khi mục chi tiêu cho điện, nước vệ sinh và tiền thuê nhà biến đổi tỷ lệ thuận với mức sống. Quả như vậy số liệu cho thấy chi của người giàu cho khoản mục này lên tới mức cao nhất là 36.29% (2004) gần gấp 3 mức cao nhất của người nghèo là 12.53% (2004). Tầng lớp trung lưu cũng chi mạnh cho khoản mục này và có sự khác biệt tương đối giữa trung lưu trên và trung lưu dưới. Lớp trung lưu trên chi gần với mức của người giàu hơn còn trung lưu dưới chi gần với mức của người nghèo. Cả 2 lớp này đều có xu hướng tăng tỷ trọng chi tiêu cho khoản mục này nhưng tốc độ tăng của trung lưu dưới chậm hơn. 4.2.5. Chi dùng hàng hóa lâu bền38 Hàng hóa lâu bền là những vật dụng phục vụ nhu cầu người dân trong nhiều năm và thường có giá trị lớn ví dụ như: xe máy, ô tô, tivi, điều hoà, tủ lạnh... Chi tiêu cho các mặt hàng này càng lớn phản ánh mức độ càng cao trong đời sống của hộ gia đình. Tỷ trọng chi tiêu đồ lâu bền/ tổng chi tiêu bình quân 1 người (%) Trung bình <$3/ngày $3- $6/ngày $6- $10/ngày >$10/ngày 1998 12.09 7 12.65 17.48 19.18 2002 - - - - - Thành thị 2004 5.98 3.96 6.37 7.1 6.61 1998 8.01 6.79 14.31 20.47 19.41 2002 - - - - - Nông thôn 2004 4.77 4.2 6.4 7.88 8.32 1998 9.19 6.82 13.39 17.86 19.19 2002 - - - - - Cả nước 2004 5.07 4.18 6.39 7.29 6.78 38 Rất đáng tiếc vì thiếu đồng bộ trong các đợt điều tra và các bộ số liệu nên kết quả tính toán của chúng tôi cho mục này và cả mục sau bị khuyết một phần giá trị của năm 2002. 48 Bảng 4.5: Tỷ trọng chi cho đồ dùng lâu bền trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân phân theo mức sống và khu vực. Kết quả thu được qua việc thống kê 2 mẫu 1998 và 2004 cho thấy một điểm nổi bật nhất là tỷ trọng chi cho mục này trên tổng chi tiêu sụt giảm mạnh. Năm 1998 tỷ trọng chi trung bình của cả nước trên tổng chi tiêu là 9.19% nhưng năm 2004 chỉ còn 5.07%. Theo lập luận của chúng tôi, hàng hóa lâu bền do tính chất đặc thù của nó là giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu cho nên có thể dẫn đến một số năm chi của hộ cho mục này rất cao (năm mua) nhưng các năm tiếp sau thì không phải sắm nữa nên chi giảm. Khu vực thành thị và khu vực nông thôn không có sự khác biệt lớn trong tỷ trọng chi của mục này. Ngoài ra, tỷ trọng chi cho hàng lâu bền cũng tỷ lệ thuận với mức sống. Tầng lớp trung lưu chi cho khoản mục này cũng chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 2004, thậm chí lớp trung lưu trên còn có tỷ trọng chi hàng lâu bền cao hơn so với người giàu (7.29 và 6.78%). 4.2.6. Chi cho may mặc, đi lại, giải trí Tỷ trọng chi tiêu may mặc, đi lại, giải trí / tổng chi tiêu bình quân 1 người (%) Trung bình $10/ngày 1998 19.03 18.95 18.43 19.07 22.37 2002 - - - - - Thành thị 2004 20.24 19.56 20.34 20.46 20.78 1998 19.66 19.56 20.33 19.95 16.08 2002 - - - - - Nông thôn 2004 22.45 21.43 25.18 29.84 27.31 1998 19.41 19.48 19.29 19.19 21.95 2002 - - - - - Cả nước 2004 21.91 21.26 23.31 22.68 21.41 Bảng 4.6: Tỷ trọng chi cho may mặc, đi lại, giải trí trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân phân theo mức sống và khu vực. Các khoản chi cho may mặc, đi lại, giải trí, văn hóa chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi tiêu chung. Năm 2004, tỷ lệ chi cho khoản mục này bình quân cả nước chiếm tới 21.91% tổng chi tiêu. Ta cũng nhận thấy, mức chi này là khá tương đồng giữa thành thị và nông thôn cũng như giữa các mức sống. Năm 2004, tầng lớp trung lưu có tỷ lệ chi cho mục 49 này cao nhất nhưng năm 2002, tỷ lệ chi của tầng lớp trung lưu lại thấp hơn lớp giàu. Thêm vào đó, tỷ trọng chi cho khoản này có xu hướng tăng nhẹ. 4.3. Nhận định về một tầng lớp chi tiêu. Hình 4.2: Cơ cấu chi tiêu của tầng lớp trung lưu trên năm 2004 Theo các số liệu và mô tả phía trên, chúng ta có thể đưa tới một số nhận định sau về tầng lớp trung lưu và hành vi tiêu dùng của họ: Thứ nhất, cơ cấu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong các khoản mục chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và tăng dần tỷ trọng trong các khoản mục chi tiêu y tế, chăm sóc sức khỏe, chi điện nước vệ sinh thuê nhà, chi may mặc, đi lại, giải trí. Thứ hai, tầng lớp trung lưu hết sức chú trọng đầu tư vào giáo dục và y tế khi dành cho hai khoản mục này tỷ lệ chi cao nhất so với tầng lớp nghèo và giàu. Thứ ba, tầng lớp trung lưu ở thành thị có khuynh hướng tiêu dùng nhìn chung là tích cực hơn ở nông thôn vì có tỷ trọng chi vào giáo dục, ăn mặc, ở, điện nước, giải trí cao hơn. Ba kết luận trên phần nào nói lên vai trò của tầng lớp trung lưu trong một xã hội tiêu dùng. Khi mà chính các xu hướng tiêu dùng của họ dường như theo đuổi một cuộc sống chất lượng hơn với chăm sóc sức khỏe tốt hơn, chi nhiều hơn cho con cái học tập, sử dụng điện, nước sạch phổ cập hơn và thuê ở các ngôi nhà giá trị hơn. Với những hình ảnh được phác hoạ như vậy, tầng lớp trung lưu xứng đáng được công nhận là một tầng lớp tiến bộ có khả năng kích thích và làm động lực phát triển và nâng cao mức sống chung cho xã hội. Sau khi kết hợp với những kết quả của chương 3 khi ước lượng quy mô và đóng góp của tầng lớp trung lưu thông qua thành phần tiêu dùng tư nhân trong tổng cầu, chúng ta có thể đưa ra một nhận xét chung về vai trò của tầng lớp trung lưu trong nền kinh tế. Tầng lớp trung lưu Việt Nam nhìn một cách tổng thể, có một xu hướng tiêu dùng tích cực cùng với một tiềm năng tăng trưởng lớn trong tương lai về qui mô cũng như đóng góp cho GDP. Đó chính là những đặc điểm thiết yếu tạo nên một tầng lớp năng động, đóng vai trò động lực cho tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống của xã hội. 50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Những phát hiện của bài nghiên cứu. Khung lý thuyết của đề tài đã đưa ra hai cách định nghĩa “tầng lớp trung lưu Việt Nam”: định nghĩa hiện đại sử dụng mức chi tiêu tiêu dùng trung bình để phân biệt tầng lớp trung lưu với nhóm giàu và nhóm nghèo, định nghĩa cổ điển kết hợp mức chi tiêu tiêu dùng trung bình với tiêu chí về trình độ giáo dục của mỗi cá nhân để xếp họ vào tầng lớp trung lưu. Kết quả khảo sát đã cho thấy rằng trình độ giáo dục là một tín hiệu yếu, chưa đủ đặc trưng cho tầng lớp trung lưu Việt Nam. Như vậy, cách tiếp cận hiện đại về tầng lớp trung lưu, dựa trên mức chi tiêu tiêu dùng trung bình tỏ ra phù hợp hơn để định nghĩa về tầng lớp trung lưu đối với trường hợp của Việt Nam. Ngoài ra, khung lý thuyết cũng đã trình bày kênh dẫn truyền tác động của tiêu dùng tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế và khảo sát sự đóng góp của tiêu dùng tư nhân vào % tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay. Bằng hàm Lorenz toàn phương và hàm sản xuất Cobb-Douglas, nhóm nghiên cứu ước lượng quy mô dân số của tầng lớp trung lưu giai đoạn 1992 đến 2009 và dự báo cho giai đoạn 2010 – 2015 theo hai phương án để thử độ nhạy của số liệu qua các năm. Kết quả cũng cho thấy rằng, từ 5% dân số vào năm 1992, tầng lớp trung lưu hiện nay đang chiếm hơn 40% dân số năm 2009. Họ sẽ gia tăng quy mô và có thể chiếm khoảng 60% dân số vào năm 2015. Thông qua chi tiêu tiêu dùng tư nhân C, tầng lớp trung lưu đóng góp quan trọng vào tỷ lệ % tăng trưởng GDP qua các năm do tốc độ tăng tiêu dùng cao và sự ổn định của tỷ trọng tiêu dùng của tầng lớp trung lưu trong tổng sản phẩm quốc dân. Phần tìm hiểu về hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu đã chỉ ra rằng tầng lớp trung lưu dành khoảng 65% tổng chi tiêu cho các nhu cầu khác ngoài nhu cầu về lương thực, thực phẩm và tỷ trọng tiêu dùng cho nhóm mặt hàng lương thực thực phẩm này cũng giảm dần theo thời gian. Ngoài ra, khi xét theo nhóm hàng hóa thì kết quả phân tích cũng cho thấy đầu tư vào y tế, giáo dục của tầng lớp trung lưu là cao hơn so với nhóm giàu và nghèo, đó là một điểm đặc biệt của tầng lớp trung lưu Việt Nam. 5.2. Hàm ý chính sách. Tầng lớp trung lưu Việt Nam đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, thông qua thành phần tiêu dùng C trong tổng cầu nội địa. Do đó, các hàm ý chính sách đưa ra đối với Chính phủ để khai thác hiệu quả sự đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của tầng lớp trung lưu. Đồng thời, các hàm ý chính sách cũng dành cho doanh 51 nghiệp để đón nhận một thị trường tiêu dùng rộng lớn của những người trung lưu tại Việt Nam. Các khuyến nghị chính sách dựa trên những phát hiện chính về nội dung, các mô hình và phương pháp nghiên cứu trong đề tài. 5.2.1. Đối với Chính phủ. 5.2.1.1. Nhận diện “tầng lớp trung lưu”: “Tầng lớp trung lưu” là một khái niệm phức tạp và mới mẻ đối với Việt Nam. Tuy nhiên, sự thừa nhận sự tồn tại cũng như vai trò của tầng lớp trung lưu đối với sự phát triển kinh tế là cần thiết; bởi vì thông qua hành vi tiêu dùng mà tầng lớp trung lưu đang đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản…cũng cho thấy tầng lớp trung lưu là một thành phần quan trọng quyết định đến tổng cầu nội địa, giảm bớt sự phụ thuộc vào tổng cầu bên ngoài (thông qua hoạt động xuất khẩu). Một tầng lớp trung lưu Việt Nam với mức sống khá giả, đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dân số, không chỉ góp phần quan trọng vào sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô trong tương lai mà còn tạo ra mức sống chung, trung hoà sự chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo trong xã hội. Tuy nhiên, sẽ cần có cả quá trình và thời gian đủ để Chính phủ thừa nhận sự tồn tại và vai trò của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam. Và khi đã được thừa nhận, thì Chính phủ sẽ có thêm căn cứ để tạo ra hiệu quả lan toả của các chính sách kinh tế, xã hội (các chính sách về thuế, chi tiêu Chính phủ, trợ cấp...) 5.2.1.2. Gia tăng quy mô dân số thuộc tầng lớp trung lưu: Chính phủ cũng cần gia tăng quy mô cả về số tương đối % và số tuyệt đối của số dân thuộc tầng lớp trung lưu. Để làm được điều này, Chính phủ có thể tác động vào 2 nhân tố chi phối đến quy mô của tầng lớp trung lưu là mức chi tiêu tiêu dùng trung bình và sự phân phối thu nhập cá nhân. Mức chi tiêu trung bình phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm và thu nhập của người dân: C = Co + MPC*Y Tăng trưởng kinh tế ( tức là tăng tổng sản lượng Y ) là một giải pháp chủ chốt để tăng được quy mô trung lưu. Theo hàm Cobb-Douglas đã được dùng trong chương 2 thì để tăng sản lượng nền kinh tế, cần tăng tổng mức nhân tố sản xuất TFP bằng cách tăng cường hoạt động nghiên cứu và triển khai để cải thiện hiệu quả sản xuất, ứng dụng và phát triển các công nghệ phù hợp với điều kiện của Việt Nam thông qua phát triển một thị 52 trường công nghệ thực sự cạnh tranh, nhằm khuyến khích sự sáng tạo và phát triển khoa học công nghệ. Tăng tổng dự trữ vốn toàn xã hội K bằng cách huy động vốn từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài; từ khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân. Chính phủ có thể có nhiều chính sách để huy động các nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế. Đó là: khai thác năng lực vốn chưa sử dụng, hoàn thiện hệ thống thuế, phát triển các tổ chức trung gian tài chính, phát triển thị trường vốn dài hạn, tăng cường cơ hội đầu tư, tự do hóa thị trường tiền tệ, vận động và thuyết phục dân chúng. Thị trường tín dụng không chính thưc cũng đóng góp một phần vào việc huy động vốn trong điều kiện của Việt Nam. Sử dụng hiệu quả lực lượng lao động: Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên tiềm năng của lực lượng lao động còn chưa được phát huy. Điều đó thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp khá cao trong nền kinh tế. Ngoài số lượng công khai ra thì còn cần xem xét tới các khía cạnh khác nữa như thời gian làm việc, cường độ công việc và năng suất lao động. Mà trong đó, có tới 5 hình thức sử dụng lao động không hết khả năng (tình trạng khiếm dụng lao động) gồm thất nghiệp công khai, bán thất nghiệp, thất nghiệp giả tạo, thất nghiệp ẩn và những người về hưu non (theo Edgar O.Edwands). Mô hình Cobb-Douglas cũng giả định với thị trường lao động là cạnh tranh hoàn hảo và nguồn lực lượng lao động được sử dụng hết tiềm năng. Do đó, chính sách hướng đến sử dụng hết tiềm năng của lực lượng lao động là rất quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Các chính sách có thể áp dụng là chính sách về dân số, những chính sách về hỗ trợ và phát triển thị trường lao động nhằm cung cấp thông tin cho người lao động có sự lựa chọn việc làm, và đầu tư vào vốn nhân lực. Các tổ chức xúc tiến việc làm cần có một cơ sở pháp lý và được tổ chức rộng rãi để hỗ trợ người lao động. Tăng tỷ trọng của thu nhập tư nhân trong GDP bằng các chính sách vĩ mô. Cách thức trực tiếp là giảm thuế thu nhập cá nhân hoặc tăng mức chịu thuế thu nhập lên cao hơn, gần sát với mức của người giàu; giảm các khoản thuế và khấu trừ đánh vào lương của người lao động trong khu vực Nhà nước và tư nhân. Cách gián tiếp là tái cấu trúc hệ thống tài chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận tín dụng, để tăng cường thuê lao động. Sự dịch chuyển lao động từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao. Ổn định tỷ lệ tiết kiệm biên: hiện nay, dân cư chúng ta đang có tỷ lệ chi tiêu cận biên MPC khoảng 0,67; là mức cao hơn mức chung của thế giới. Việc khuyến khích tăng MPC có thể là không nên đối với trường hợp của Việt Nam; bởi vì đất nước đang trên đà phát triển và cần có sự tiết kiệm hợp lý để tạo nguồn vốn cho nền kinh tế; tức là cần có sự 53 cân bằng giữa hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, Chính phủ nên hướng đến ổn định và điểu chỉnh cho phù hợp với từng tình hình cụ thể Ổn định mức bất bình đẳng trong phân phối chi tiêu tiêu dùng theo thời gian. Nhìn chung, mức chi tiêu trung bình phụ thuộc vào mức thu nhập trung bình. Do đó, Chính phủ có thể điều tiết mức chi tiêu trung bình thông qua điều tiết mức thu nhập trung bình. Ở đây, chúng tôi xem xét mức phân phối thu nhập theo cá nhân với mục đích nhấn mạnh đến mức phúc lợi mỗi cá nhân. Trước hết là các chính sách điều chỉnh phân phối lại quyền sở hữu đối với tài sản. Quyền sở hữu tài sản gắn liền với quyền thu nhập từ tài sản đó. Các chính sách để giúp giảm bớt sự tập trung quá mức các tài sản sinh lợi như cải tiến thể chế; các chính sách tạo cơ hội giáo dục cho đông đảo người dân; đồng thời đi kèm với tạo nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm tốt cho những người có học vấn. Các chính sách điều tiết thu nhập còn có thuế thu nhập và thuế tài sản lũy tiến. Trong đó, cần tính toán sao cho gánh nặng thuế rơi vào người có thu nhập cao. Ngoài ra, còn có thể thông qua các khoản trợ cấp và chuyển nhượng. Từng bước xây dựng và hoàn thiện mạng lưới an sinh xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế, chỉ số Hz (thể hiện cho tỷ lệ % dân số sống dưới mức chi tiêu trung bình Z) càng ngày càng giảm đi. Do đó chủ yếu, quy mô trung lưu sẽ tăng lên khi quy mô của người nghèo khổ giảm đi, tức là giúp cho nhiều người nghèo có thể gia nhập vào tầng lớp trung lưu. Mạng lưới an sinh xã hội góp phần nâng cao mức sống người dân và tạo điều kiện để ngày càng nhiều người nghèo gia nhập tầng lớp trung lưu 5.2.1.3. Định hướng hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Tầng lớp trung lưu Việt Nam thể hiện sự khá đồng nhất trong cách cơ cấu chi tiêu vào các nhóm hàng hóa, dịch vụ. Họ đều là những người đang theo đuổi một cuộc sống chất lượng hơn, nhiều tiện nghi hơn và dành khoảng 65% tổng chi tiêu cho các nhu cầu ngoài nhu cầu về lương thực, ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa trung lưu ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn, mà về cơ bản là do sự chênh lệch về mức sống giữa hai khu vực này. Do vậy, định hướng tiêu dùng đối với tầng lớp trung lưu cũng cần chú ý tới sự đồng nhất và khác biệt tương đối này. Chính phủ có chính sách để định hướng hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu; nhằm tận dụng một thị trường tiêu dùng rộng lớn, đang chiếm tới gần 45% dân số Việt Nam hiện nay. Biện pháp có thể là xây dựng và phát triển những thương hiệu sản phẩm nội địa mạnh để thu hút trực tiếp thị hiếu của người tiêu dùng, sử dụng đồng bộ các giải pháp thúc đẩy chất lượng, mẫu mã sản phẩm 54 để tạo lòng tin nơi người tiêu dùng là tầng lớp trung lưu. Trong đó, Chính phủ hướng người dân tiêu dùng hàng nội địa để thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển, chú ý đến các mặt hàng mũi nhọn của quốc gia. Tầm quan trọng của định hướng tiêu dùng còn góp phần vào nâng cao hiệu quả của các chính sách: ví dụ với gói kích cầu lần một trị giá 1 tỷ USD năm 2009 vừa qua, vì chưa định hướng được hành vi tiêu dùng cá nhân, mà gói kích cầu bị lệch hướng một phần trở thành “ kích cầu hàng Trung Quốc”. 5.2.1.4. Lựa chọn đối tượng tác động của các chính sách Trên cơ sở nắm bắt cơ cấu và xu hướng chi tiêu vào các nhóm hàng hóa và mặt hàng đăc thù của tầng lớp trung lưu trong mối tương quan với các nhóm giàu và nghèo, Chính phủ có thể lựa chọn đối tượng để đưa ra những giải pháp tác động đến phần tiêu dùng C trong tổng thu nhập quốc dân GDP nhằm tạo ra hiệu ứng lan toả của chính sách. Nếu Chính phủ muốn tạo ra sự lan toả trong hoạt động phát triển vốn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội thì cần hướng đến đối tượng là tầng lớp trung lưu bởi vì tiêu dùng vào giáo dục và y tế, thể hiện cho đầu tư cho vốn con người của những người thuộc tầng lớp trung lưu đang gia tăng trong tổng chi tiêu, với tỷ trọng trong tổng chi tiêu cao hơn so với người giàu và người nghèo. Do vậy, họ sẽ là những người có khả năng nhất tạo ra tác động lan toả trong lĩnh vực giáo dục, y tế chứ không phải là những người giàu, với mức sống cao. 5.2.2. Đối với các Doanh nghiệp Câu hỏi đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm sao có thể đón nhận và tìm kiếm lợi nhuận trên một thị trường tiêu dùng rộng lớn do tầng lớp trung lưu Việt Nam mang lại. Câu trả lời là các doanh nghiệp cần hiểu rõ lượng cầu (quy mô của cầu về hàng hóa, dịch vụ) và cơ cấu của lượng cầu đó (thể hiện qua hành vi của người tiêu dùng). 5.2.2.1. Phát triển các sản phẩm phục vụ những người trung lưu trên cơ sở nhận biết lượng cầu lớn và ngày càng gia tăng do tầng lớp trung lưu tạo ra trên thị trường nội địa. Sự phân tích ở phần quy mô tầng lớp trung lưu đã cho thấy khối lượng tiêu dùng của tầng lớp trung lưu đang gia tăng đáng kể trong các năm gần đây. Khối lượng tiêu dùng này chính là sự chuyển hóa “nhu cầu” thành “lượng cầu”, bởi vì nhu cầu về hàng hóa dịch vụ được đi kèm với khả năng chi tiêu để thoả mãn nhu cầu đó. Sự chuyển hóa này có thể đảm bảo được, bởi vì các chính sách ổn định nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ, ngay cả khi bị suy giảm thì Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc thuộc loại cao của thế 55 giới. Và mặt khác, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam khác biệt với các nước khác, ở mục tiêu công bằng trong phân phối thu nhập thể hiện qua các chính sách chống đói nghèo của Chính phủ trong các năm qua. Như vậy, các điều kiện này sẽ củng cố thu nhập của người dân Việt Nam trong tương lai và biến “nhu cầu” về hàng hóa dịch vụ trở thành “lượng cầu”. Và chính lượng cầu này tạo ra “thị trường tiềm năng” dành cho các doanh nghiệp nghiêm túc khai thác. Do vậy, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp nên điều chỉnh chính sách, thay vì tập trung vào thị trường dành cho người giàu có – nơi mà sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài, nên khai thác thị trường của những người trung lưu mang lại - một thị trường nội địa rộng lớn của những người có mức sống khá giả đang chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong xã hội. Các doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế cạnh tranh dựa trên sự thấu hiểu hơn thị trường này so với doanh nghiệp nước ngoài ở cách thức chi tiêu, phong tục, tập quán và nền tảng giá trị văn hóa…tác động đến hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam. 5.2.2.2. Doanh nghiệp cũng cần tiến hành những cải cách chiến lược. Tầng lớp trung lưu Việt Nam đang theo đuổi một cuộc sống chất lượng hơn, với sự gia tăng của tỷ trọng tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ - một thị trường mà các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa khai thác hiệu quả và phần lớn để các doanh nghiệp nước ngoài khai thác. Nhưng cũng cần phải nhìn nhận những khó khăn mà doanh nghiệp trong nước gặp phải, đó là thiếu vốn, tiếp cận tín dụng còn hạn chế, và trình độ vốn nhân lực còn chưa cao. Những khó khăn này cần sự chung tay của cả Chính phủ và Doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là những chiến lược mà doanh nghiệp cần chủ động đưa ra để nắm bắt xu hướng tiêu dùng này. Theo chúng tôi, các doanh nghiệp nên tập trung hạ thấp chi phí bằng cách tái định dạng hệ thống kinh doanh, hướng đến chiến lược sử dụng nguồn lực địa phương. Đồng thời, các doanh nghiệp nên đa dạng hóa thương hiệu theo các sản phẩm phù hợp với từng phân khúc thị trường phù hợp với thang mức sống của người nghèo khổ, trung lưu và giàu có; nhằm đề phòng trường hợp người tiêu dùng sẽ từ bỏ sản phẩm khi họ có được mức chi tiêu cao hơn 5.3. Những hạn chế của bài nghiên cứu. Định nghĩa cổ điển đã sử dụng mức chi tiêu trung bình kết hợp với tiêu chí trình độ giáo dục của những người từ 18 tuổi trở lên để xác định khái niệm tầng lớp trung lưu Việt Nam. Ngoài tiêu chí về trình độ giáo dục, tầng lớp trung lưu theo định nghĩa cổ điển còn có thể được nhận diện theo một số tiêu chí khác như sự sở hữu nhà ở, phương tiện đi lại, sự 56 tham gia vào các hoạt động văn hóa xã hội, trình độ ngoại ngữ. Nếu được xem xét trên các tiêu chí khác nữa thì định nghĩa về tầng lớp trung lưu sẽ được khảo sát đầy đủ hơn nữa. Hạn chế thứ hai là hàm sản xuất dùng trong phần ước lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2015. Hàm sản xuất được sử dụng là hàm Cobb-Douglas, với hệ số co giãn của lượng vốn vật chất là 1/3 và tỷ lệ khấu hao là 0,05. Các mức này được lấy từ kết quả nghiên cứu của Mankiw và các cộng sự cho nhóm các nước phi dầu lửa. Do vậy, cũng chưa thể hiện được hoàn toàn những đặc thù của một nền kinh tế Việt Nam. Hạn chế tiếp theo là giả định về đường cong Lorenz không đổi trong giai đoạn 2010-2015. Mặc dù nhóm nghiên cứu đã chứng minh được rằng sự bất bình đẳng trong phân phối chi tiêu tiêu dùng giữa các nhóm dân cư là rất ít tác động đến sự gia tăng quy mô tầng lớp trung lưu trong giai đoạn 1992 – 2006, nhưng giả định trên đã bỏ qua sự thay đổi tính chất bất bình đẳng trong phân phối chi tiêu theo thời gian và do vậy, chưa đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của các chính sách trong phân phối chi tiêu tiêu dùng giữa các nhóm dân cư. Khi tìm hiểu về hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam, chúng tôi mới phân tích được cơ cấu chi tiêu vào các nhóm hàng hóa của Việt Nam theo thời gian. Còn nhiều hàng hóa đặc thù khác mà chúng tôi chưa thể đề cập đến trong phần phân tích này. 5.4. Một sô gợi mở hướng nghiên cứu sâu hơn trong tương lai. Vai trò của tầng lớp trung lưu đối với tăng trưởng kinh tế, ngoài hành vi tiêu dùng, còn được thể hiện trong hành vi đầu tư, hành vi tiết kiệm. Do vậy, các nghiên cứu về các hành vi này sẽ cho chúng ta nhìn nhận sâu rộng hơn về vai trò của tầng lớp trung lưu đối với sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ về các nhân tố xác định thu nhập của tầng lớp trung lưu, mối quan hệ giữa tầng lớp trung lưu và giới doanh nhân Việt Nam, hành vi và cách ứng xử văn hóa của tầng lớp trung lưu. Nếu trả lời được những câu hỏi đó, chúng ta sẽ có đánh giá toàn diện về tầng lớp trung lưu, không chỉ là vai trò kinh tế mà cả vai trò văn hóa, xã hội. Các kết quả nghiên cứu, khi liên kết lại, sẽ tại nên một chân dung khái quát về “Bộ mặt của tầng lớp trung lưu Việt Nam”. Ngoài ra, do sự khác biệt trong phát triển vùng mà tầng lớp trung lưu có thể có những nét khác biệt nội bộ về mức sống và các hành vi kinh tế. Khảo sát ảnh hưởng của sự chênh lệch phát triển vùng sẽ góp phần cho những hàm ý chính sách kể trên trở nên phù hợp hơn nữa trong trường hợp cụ thể của Việt Nam. I DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng anh 1. Abdul Rahman Embong (Ed.) (2001), “Southeast Asian middle classes: prospects for social change and democratisation”, Bangi: Penerbit universiti Kebangsaan Malaysia, Malaysian and international studies series. 2. Abhijit V.Banerjee and Esther Duflo (12/2007), Department of Economics Massachusetts Institute of Technology (MIT), “What is middle class about the middle classes around the world”, working paper No. 07-29 3. Alvin Y.So, “The middle class in Asia-Pacific second-phase research and future trajectory”, Asian perspective, Vol.28, No2, 2004. 4. Andriei Gutierrez (05/2009), “Middle class and Brazillian state in the nineties”, University of Campinas, Brazil 5. Benjamin Senauer and Linde Goetz, University of Minnesota (03/2003), “The growing middle class in developing countries and the market for high-value food products”, working paper 03-02. 6. Brandko Milanovic and Shlomo Yitzbaki (03/2001), “Decomposing world income distribution: does the world have a middle class”, Policy research working paper No.2526. 7. Gunn, G.C (1993), “Southeast Asia in the 1990s: authoritarianism, democracy and capitalism”, St.Leonards, N.S.W: Allen and Unwin, 111-132. 8. Hattori, Funatsu and Torii (2003), “Introduction: the emergence of the Asian middle classes and their characteristics”, the Developing economies (special issue). 9. Homi Kharas (01/2010), OECD development centre, “The emerging middle class in developing countries”, working paper No.285. 10. Homi Kharas and Geoffrey Gertz (04/2010), “the new global middle class: a cross-over from west to east”, Wolfensohn center for development at Brookings. 11. International centre for policy studies (12/2002), “The middle class in Ukraine: size and behavior”, ICPS newletter. 12. John Maynard Keynes (1936), “The general theory of employmen, interest and money”, Macmillan Cambridge University Press, for Royal Economic Society. II 13. Laura A.Blanciforti, Richard D.Green and Gordong A.King, Department of agricultural and resource economics, University of California, Davis, Giannini Foundation (08/1986), “U.S consumer behavior over the postwar period: an almost ideal demand system analysis”, No.11939 in the series Monographs. 14. Martin Ravallion, World Bank (01/2009), “The developing world’s budging (but vulnerable) middle class”, Policy research working paper, No.200. 15. McKinsey Global Institute (05/2007), “The Bird of Gold: the rise of India’s consumer market”. 16. Mika Kuismanen and Luigi Pistaferri, European central bank (01/2006), “Information, habits and consumption behavior-evidence from micro data”, working paper series No.157. 17. Milton Friedman, University of Chicago (1957), “A theory of the consumption function”, published by Princeton University Press. 18. N.Gregory Mankiw, Havard University (2004), “Principles of Economics”, Third edition, published by South-Western company. 19. Thorstein Veblen, University of Chicago (1899), “The theory of the leisure class”, the Project Gutenberg, released in 1997-03-01. 20. The Pew global attitudes project (01/2009), “The global middle class: view on democracy, religion, values, and life satisfaction in emerging nations”. 21. Victor T.King, University of Leeds, UK (12/2008) “The middle class in Southeast Asia: diversities, identities, comparisions and the Vietnamese case”, International Journal of Asia-Pacific Studies, Vol. 4, 2008, pp. 73-109. 22. Victor T.King with Phuong An Nguyen and Nguyen Huu Minh, 'Professional Middle Class Youth in Post-reform Vietnam: Identity, Continuity and Change', Modern Asian Studies, Vol. 42, 2008, pp. 783-813. 23. Y.P Venieris and D.B Stewart (12/1987), “Sociopolitical instability, inequality and consumption behavior”, Journal of Economic Development. 24. William Easterly, World Bank (2001), “The middle class consensus and economic development”, the Policy research working paper series, No.2346 25. World bank (2006/12/06), “Global economic prospects 2007: Managing the next wave of globalization”, Global Economic Prospects and the Developing Countries (GEP), No.38140 III Tài liệu tiếng việt 1. Đỗ Thiên Kính 2003, “Phân hoá giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam: qua hai cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 1993”, Viện khoa học xã hội Việt Nam. 2. Lê Du Phong; Hoàng Văn Hoa (2000), “Giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo ở các nước và Việt Nam”, Viện khoa học xã hội Việt Nam. 3. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam – 15 năm, từ góc độ phân tích đóng góp của các nhân tố sản xuất”, NXB Khoa học và kỹ thuật. 4. Lê Văn Toàn, “Phân tầng xã hội ở nước ta qua điều tra mức sống hộ gia đình”, tạp chí cộng sản điện tử. 5. Nguyễn Đình Tấn, “Phân tầng xã hội hợp thức và sự hình thàng tầng lớp xã hội ưu trội trong thời kỳ đổi mới hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta”, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, VNH3.TB6.757 6. Nguyễn Thanh Tuấn, “Về nhóm xã hội trung lưu ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí cộng sản điện tử. 7. Về lý luận và thực tiễn xây dựng xã hội / Lục Học Nghệ; Ngd: Trần Thúy Ngọc // Tạp chí Triết học, 2008, Số 12 (211). Các website tham khảo chính Nguồn dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt nam: Nguồn dữ liệu của Liên hợp quốc: Nguồn dữ liệu povcalnet database: Bank.org/ Chương trình chuyển đổi ngang giá sức mua của World Bank ICP 2005: Bank.org/ICPEXT/Resources/ICP_2011.html Nguồn dữ liệu của Maddison: Tổ chức lao động thế giới: IV PHỤ LỤC A. Kiểm tra giá trị của Hàm Lorenz toàn phương, theo phương pháp của Gaurav Datt ( 2008 ) Bảng kiểm định Điều kiện Hàm Lorenz L(0;π ) = 0 e < 0 L ( 1; π ) = 1 a+c >=1 L’(0+;π) >=0 c >= 0 L” (p;π ) >= 0 cho p trong khoảng (0; 1) m = 0 Đường cong Lorenz cho năm 2002 B. Mô phỏng sự ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế và tái phân phối đến kết quả của chỉ số Hz giai đoạn 1992 – 2006. Trong khoảng cách thời gian giữa 2 thời điểm 0 và 1, sự thay đổi trong chỉ số Hz được xác định bởi sự thay đổi trong chi tiêu tiêu dùng trung bình từ 0 đến 1 trong khi giữ nguyên đường cong Lorenz tại mức L0 = L (p;0). Yếu tố tái phân phối ảnh hưởng đến sự thay đổi chỉ số Hz thông qua sự thay đổi của đường cong Lorenz tại L0=L(p;0) so với L1=L(p;1) trong khi giữ nguyên mức chi tiêu trung bình 0 ban đầu. P(1/z, 1 ) – P(0/z, 0 ) = ( P(1/z, 0) – P(0/z, 0) ) + ( ( P(0/z, 1) – P(0/z, 0)) + sai số Trong trường hợp này: Thời điểm 0 sẽ là năm1992 và Thời điểm 1 là năm 2006 V C. Biểu đồ cơ cấu chi tiêu của Trung lưu phân theo các nhóm hàng hóa cơ cấu chi tiêu của trung lưu dưới năm 1998 ăn uống hút 45% giáo dục 6% y tế 6% điện nước 11% đồ dùng 13% may mặc 19% cơ cấu chi tiêu trung lưu trên năm 1998 ăn uống hút 38% giáo dục 7% y tế 4% điện nước 14% đồ dùng 18% may mặc 19% % chi đồ dùng lâu bền/tổng chi tiêu: so sánh các tầng lớp 0 5 10 15 20 25 1998 2004 1998 2004 1998 2004 thanh thi nong thon ca nuoc total 10$ VI % chi giáo dục/tổng chi tiêu: so sánh các tầng lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1998 2002 2004 1998 2002 2004 1998 2002 2004 thanh thi nong thon ca nuoc total 10$ % chi may mặc, đi lại, giải trí / tổng chi tiêu: so sánh các tầng lớp 0 5 10 15 20 25 30 35 1998 2004 1998 2004 1998 2004 thanh thi nong thon ca nuoc total 10$ % chi y tế/tổng chi tiêu: so sánh các tầng lớp 0 5 10 15 20 25 1998 2002 2004 1998 2002 2004 1998 2002 2004 thanh thi nong thon ca nuoc total 10$ % chi điện nước vệ sinh thuê nhà/tổng chi tiêu:so sánh các tầng lớp 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1998 2002 2004 1998 2002 2004 1998 2002 2004 thanh thi nong thon ca nuoc total 10$ D. Quy mô dân số tầng lớp trung lưu Việt Nam giai đoạn 2007– 2015 theo hai phương án. Mức phân chia(đv:VNĐ ) Trung lưu dưới (đv: người) 64088.495 – 128176.990 Trung lưu trên (đv:người) 128176.990 – 213628.317 Trung lưu (đv:người) 64088.495 – 213628.317 Chỉ tiêu % dân số Số dân % dân số Số dân % dân số Số dân 2007 30.92 26,622,240 8.46 7,286,735 39.38 33,908,975 2008 32.52 28,329,677 9.32 8,115,192 41.84 36,444,869 2009 33.81 29,779,218 10.08 38,663,294 43.90 39,663,294 2010 35.92 31,981,626 11.58 10,314,254 47.51 42,295,881 2011 37.75 33,969,619 13.27 11,937,165 51.02 45,906,785 2012 39.22 33,656,892 15.13 13,757,132 54.35 49,414,024 2013 40.24 36,960,651 17.17 15,767,590 57.41 52,728,241 2014 40.76 37,807,316 19.35 17,950,414 60.12 55,757,730 2015 40.72 38,133,656 21.64 20,260,520 62.36 58,394,176 Mức phân chia (đv: VNĐ) Trung lưu dưới (đv:người) 106,814.109 – 213,628.317 Trung lưu trên (đv:người) 213,628.317 – 320,442.476 Trung lưu (đv:người) 106,814.109 – 320,442.476 Chỉ tiêu % dân số số dân % dân số số dân % dân số số dân 2007 14.10 12,143,649 2.52 2,168,522 16.62 14,312,171 2008 15.43 13,441,671 2.79 2,435,563 18.23 15,877,234 2009 16.61 14,631,860 3.05 2,688,531 19.67 17,320,391 2010 18.86 16,794,489 3.57 3,177,684 22.43 19,972,173 2011 21.32 19,180,170 4.18 3,762,390 25.49 22,942,560 2012 23.95 21,769,690 4.91 4,461,769 28.85 26,231,459 2013 26.71 24,525,498 5.77 5,298,370 32.48 29,823,868 2014 29.54 27,392,989 6.79 6,300,416 36.33 33,693,406 2015 32.34 30,283,876 8.01 7,497,510 40.34 37,781,386

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan