Hậu quả pháp lý của việc thực hiện tập trung kinh tế theo luật cạnh tranh 2004

A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Tập trung kinh tế là hiện tượng thuộc về quyền tự do của các doanh nghiệp, theo các nguyên lý của kinh tế thị trường mà ở đó quyền tự do khế ước, tự do lập hội . được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Điều này, ở nước ta được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự và trong Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, tự do suy cho cùng cũng chỉ là “nhận thức được quy luật”, hay nói khác đi, tự do nào cũng cần có giới hạn. Tiếng gọi của lợi nhuận nhiều khi đã làm cho các doanh nghiệp vô tình hay cố ý vượt qua biên giới của quyền tự do đó. Và vào điểm giới hạn đó, pháp luật cạnh tranh xuất hiện và như thế, tính chất và mục đích của pháp luật cạnh tranh là khác hẳn với pháp luật dân sự, thương mại, doanh nghiệp - những pháp luật tạo tiền đề của tự do để tăng cường, gia tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn pháp luật cạnh tranh thì không. Pháp luật cạnh tranh chỉ đảm bảo cho các doanh nghiệp sử dụng đến tận cùng những khả năng sẵn có của mình bằng những phương thức chân chính. Với những quy định như thế thì tập trung kinh tế để lại những hậu quả pháp lý nhất định. Vậy hậu quả pháp lý đó là gì? Em xin chọn để tài “Hậu quả pháp lý của việc thực hiện tập trung kinh tế theo Luật cạnh tranh 2004” để làm bài tập lớn học kì. Do thời gian có hạn và kiến thức chưa sâu sắc nên bài làm của em còn nhiều thiếu sót. Em rất miong được các thầy cô trong tổ bộ môn chỉ dạy them để em hoàn thiện bài làm của mình. A. ĐẶT VẤN ĐỀ. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Một số vấn đề lý luận chung về tập trung kinh tế. 1. Khái niệm tập trung kinh tế. 2. Đặc điểm pháp lý của tập trung kinh tế. II. Hậu quả pháp lý của tập trung kinh tế. 1. Các trường hợp tập trung kinh tế phải thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi thực hiện. 2. Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm. 3. Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm. 4. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế. a. Hình thức xử phạt đối với hành vi tiến hành tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm. b. Hình thức xử phạt đối với hành vi tiến hành tập trung kinh tế mà không thông báo. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4263 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hậu quả pháp lý của việc thực hiện tập trung kinh tế theo luật cạnh tranh 2004, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Tập trung kinh tế là hiện tượng thuộc về quyền tự do của các doanh nghiệp, theo các nguyên lý của kinh tế thị trường mà ở đó quyền tự do khế ước, tự do lập hội... được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Điều này, ở nước ta được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự và trong Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, tự do suy cho cùng cũng chỉ là “nhận thức được quy luật”, hay nói khác đi, tự do nào cũng cần có giới hạn. Tiếng gọi của lợi nhuận nhiều khi đã làm cho các doanh nghiệp vô tình hay cố ý vượt qua biên giới của quyền tự do đó. Và vào điểm giới hạn đó, pháp luật cạnh tranh xuất hiện và như thế, tính chất và mục đích của pháp luật cạnh tranh là khác hẳn với pháp luật dân sự, thương mại, doanh nghiệp - những pháp luật tạo tiền đề của tự do để tăng cường, gia tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn pháp luật cạnh tranh thì không. Pháp luật cạnh tranh chỉ đảm bảo cho các doanh nghiệp sử dụng đến tận cùng những khả năng sẵn có của mình bằng những phương thức chân chính. Với những quy định như thế thì tập trung kinh tế để lại những hậu quả pháp lý nhất định. Vậy hậu quả pháp lý đó là gì? Em xin chọn để tài “Hậu quả pháp lý của việc thực hiện tập trung kinh tế theo Luật cạnh tranh 2004” để làm bài tập lớn học kì. Do thời gian có hạn và kiến thức chưa sâu sắc nên bài làm của em còn nhiều thiếu sót. Em rất miong được các thầy cô trong tổ bộ môn chỉ dạy them để em hoàn thiện bài làm của mình. Em xin cảm ơn! B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Một số vấn đề lý luận chung về tập trung kinh tế. 1. Khái niệm tập trung kinh tế. Pháp luật cạnh tranh Việt Nam không đưa ra khái niệm mang tính khái quát để định nghĩa hành vi tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hình thức tập trung kinh tế. Theo điều 16, điều 17 Luật cạnh tranh 2004 thì tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiêp và các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, các hình thức tập trung kinh tế ở Việt Nam nhìn chung giống với các hình thức tập trung kinh tế theo pháp luật các nước trên thế giới và cũng là con đường dẫn tới củng cố và gia tăng sức mạnh thị trường. 2. Đặc điểm pháp lý của tập trung kinh tế. Theo quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam, tập trung kinh tế có một số đặc điểm pháp lý cơ bản sau: - Thứ nhất: chủ thể thực hiện hành vi tập trung kinh tế là các doanh nghiệp. Tham gia một vụ tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh tranh thì ít nhất phải có hai chủ thể tồn tại độc lập tập trung sức mạnh với nhau.Theo quy định của Luật cạnh tranh 2004, chủ thể tham gia tập trung kinh tế có thể là tổ chức, cá nhân kinh doanh (được gọi chung là doanh nghiệp). Tuy nhiên theo pháp luật hiện hành tùy thuộc vào hình thức tập trung kinh tế mà chủ thể thực hiện phải đáp ứng điều kiện nhất định. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thể là các doanh nghiệp hoạt động trên cùng hoặc không cùng trên thị trường liên quan. Tuy nhiên, theo tinh thần của Luật cạnh tranh 2004, hiện nay Luật mới chỉ tập trung kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp hoạt động trên cùng thị trường liên quan. - Thứ hai: hành vi tập trung kinh tế được thực hiện dưới những hình thức nhất định. Theo quy định của pháp luật Việt Nam tập trung kinh tế diễn ra dưới các hình thức: sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp. mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp. Các hình thức này đều có bản chất các doanh nghiệp đã tồn tại trên thị trường liên kết khả năng kinh doanh bằng cách chủ động tích tụ các nguồn lực kinh tế như vốn, lao động, kỹ thuật, năng lực quản lý… mà họ đang nắm giữ riêng lẻ để hình thành một khối thống nhất có quy mô hoạt động lớn hơn trước. - Thứ ba: hậu quả của tập trung kinh tế dẫn đến hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn mạnh, thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động tập trung kinh tế đã tích tụ nguồn lực tài chính, kỹ thuật, lao động, năng lực tổ chức quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp riêng lẻ để hình thành, tập đoàn kinh tế lớn mạnh hơn. Đặc điểm này sẽ phân biệt tập trung kinh tế dưới góc độ pháp lý khác với việc tích tụ tư bản trong kinh tế học. II. Hậu quả pháp lý của tập trung kinh tế. 1. Các trường hợp tập trung kinh tế phải thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi thực hiện. Các nước khác nhau có cách thức kiểm soát tập trung kinh tế khác nhau, một số nước đã thiết lập một hệ thống thong báo trước khi thực hiện các vụ sáp nhập như Pháp, Braxin, Canada…Một số nước thiết lập thông báo sau khi thực hiện tập trung kinh tế như Achentinna, Nhật Bản, Tây Ban Nha…Một số nước báo cáo việc kiểm so át sáp nhập chỉ đối với các trường hợp tình nguyện thông báo như Na Uy, Vương quốc Anh…Nhưng hầu hết các nước quy định nghĩa vụ phải thông báo khi các doanh nghiệp liên quan hoặc dường như có một mức độ tập trung kinh tế nhất định biểu hiện qua tỷ lệ phần trăm (%) thị phần hay một định lượng doanh thu cụ thể. Việt Nam áp dụng kiểm soát tập trung kinh tế theo hình thức tiền kiểm và yêu cầu trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi thực hiện hành vi tập trung kinh tế. Trường hợp này bị áp dụng thủ tục kiểm soát bởi vì khi một doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên qua sẽ bị coi là có vị trí thống lĩnh và cần được kiểm soát. Như vậy, nếu tập trung kinh tế thuộc diện phải thông báo thì thủ tục xem xét các vụ tập trung kinh tế bao gồm các bước: - Bước 1: Thông báo tập trung kinh tế. Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Trường hợp thị phần kết hợp kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy dịnh của pháp luật thì không phải thông báo. Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bao gồm: + Văn bản thông báo việc tập trung kinh tế theo mẫu do cơ quan quản lý cạnh tranh quy định; + Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế; + Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật; + Danh sách các đơn vị phụ thuộc của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế; + Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế và các đơn vị phụ thuộc của các doanh nghiệp đó đang kinh doanh; + Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan. Cơ quan có thẩm quyền thường tiến hành phân tích một vụ tập trung kinh tế bằng việc xem xét các nội dung sau: + Xác định và mô tả thị trường liên quan. Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Thị trườngn sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa và dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận. + Xác định các doanh nghiệp tham gia vào thị trường liên quan và “ngưỡng” nhất định để kiểm soát tập trung kinh tế. Việt Nam xác định ngưỡng kiểm soát tập trung kinh tế theo tiêu chí thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế. Muốn xác định được chính xác thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế cần có sự phối hợp giữa cơ quan đăng kí kinh doanh, các cơ quan cạnh tranh trong việc quản lý thống kê công khai về số liệu các doanh nghiệp, điều tra về tập trung kinh tế. Nghị định số 120/2005/NĐ - CP của Chính phủ ngày 30/09/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh - Bước 2: Thụ lý hồ sơ thông báo tập trung kinh tế. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ về tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm chỉ rõ những nội dung cần bổ sung. - Bước 3: Trả lời thông báo về hồ sơ tập trung kinh tế. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ. Văn bản trả lời của cơ quan quản lý cạnh tranh phải xác định tập trung kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm; + Tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại điều 18 Luật cạnh tranh; lý do cần phải được nêu rõ trong văn bản trả lời. Trường hợp tập trung kinh tế có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trả lời quy định có thể được thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn nhưng không quá hai lần, và mỗi lần không quan ba mươi ngày và phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ chậm nhất là ba ngày làm việc trước ngày hết hạn trả lời thông báo, nêu rõ lý do của việc gia hạn. - Bước 4: Thực hiện thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan đăng kí kinh doanh. Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thuộc diện phải thông báo chỉ được làm thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp sau khi được cơ quan quản lý cạnh tranh trả lời bằng văn bản về việc tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm. Có thể nhận thấy, một vấn đề rất quan trọng trong quy định của pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế là việc xác định tiêu chí kiểm. Một số nước như Pháp và Mỹ dựa vào tiêu chí doanh thu và một số tiêu chí khác để kiểm soát tập trung kinh tế, Việt Nam chỉ sử dụng tiêu chí thị phần làm tiêu chí duy nhất để kiểm soát tập trung kinh tế. Theo giải trình của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, sở dĩ chúng ta chọn tiêu chí thị phần vì tiêu chí thị phần không bị lạc hậu theo thời gian, còn tiêu chí doanh thu dễ bị lạc hậu theo thời gian nên phải điều chỉnh liên tục, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Nhưng việc sử dụng tiêu chí thị phần kết hợp làm căn cứ để cấm một số trường hợp tập trung kinh tế cho thấy Luật cạnh tranh mới chỉ dừng lại ở việc kiểm soát và cấm tập trung kinh tế theo chiều ngang vì: “Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế”. Luật cạnh tranh còn bỏ ngỏ việc tập trung kinh tế theo chiều dọc, theo dạng hỗn hợp (không cùng trên thị trường liên quan). Mặt khác, việc thông báo tập trung kinh tế căn cứ theo tiêu chí thị phần cũng làm cho khá nhiều doanh nghiệp “cho rằng” thị phần của mình không đạt ngưỡng như vậy, cũng không thông báo với Cục quản lý cạnh tranh. Vì vậy, hiện nay có kiến nghị nhà nước nên kiểm soát tập trung kinh tế theo tiêu chí kết hợp giữa thị phần và quy mô vốn điều lệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Nếu thực hiện sửa đổi Luật cạnh tranh theo kiến nghị trên, cơ quan quản lý cạnh tranh có thể nắm được thông tin về các vụ tập trung kinh tế trên thị trường, chủ động trong việc điều tra các vụ tập trung kinh tế, thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, từ đó kiểm soát tập trung kinh tế hiệu quả hơn. Mặt khác, với quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp không phải tự chịu trách nhiệm tính toán thị phần của mình trên thị trường liên quan khi nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế hoặc nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tập trung kinh tế và lúng túng trong việc xác định mình thuộc diện phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế hay phải nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tập trung kinh tế. 2. Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm. Nhà nước không cấm các doanh nghiệp tăng trưởng để có vị trí thống lĩnh, độc quyền nhưng nhà nước sẽ kiểm soát việc hình thành vị trí đó diễn ra như thế nào? Doanh nghiệp hình thành sau các hoạt động tập trung kinh tế có lợi dụng vị trí đó để gây hạn chế cạnh tranh hay không? Nếu có khả năng gây hạn chế cạnh tranh sẽ bị cấm các hoạt động tập trung kinh tế. Mục đích của việc cấm tập trung kinh tế trong các trường hợp này là nhằm ngăn cản việc hình thành một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và lạm dụng vị trí thống lĩnh này gây hậu quả lớn đối với nền kinh tế. Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam kiểm soát và cấm tập trung kinh tế theo hướng hạn chế những tác động tiêu cực của tập trung kinh tế đến thị trường, bởi vì ngay sau khi tập trung kinh tế được thực hiện , cơ cấu thị trường thay đổi. Các doanh nghiệp còn lại chỉ chiếm một tỷ lệ thị phần nhỏ trên thị trường liên quan vì: “Bản chất hạn chế cạnh tranh thể hiện ở ngay sự thay đổi cơ bản , đột ngột trong tương quan cạnh tranh và cấu trúc cạnh tranh trên thị trường. Điều đó cũng cho thấy mức độ làm giảm, làm cản trở sai lệch cạnh tranh một cách đáng kể của nhóm hành vi này”. Tuy nhiên, khác với Pháp, Liên minh Châu Âu, Đức , Hoa Kỳ (căn cứ vào doanh thu hoặc tài sản), Việt Nam lại căn cứ vào tỷ lệ thị phần nhất định để cấm một số trường hợp tập trung kinh tế. Cụ thể tại điều 18 Luật cạnh tranh quy định: “ Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại điều 19 của Luật cạnh tranh hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật”. Tỷ lệ này theo giải trình của Uỷ ban thường vụ Quốc hội là phù hợp với điều kiện nền kinh tế đang chuyển đổi, cần thiết tập trung kinh tế ở mức độ thích hợp ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cần lưu ý không phải mọi hành vi tập trung kinh tế có thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan đều bị cấm. Có hai trường hợp ngoại lệ: - Trường hợp được miễn trừ theo điều 19 Luật cạnh tranh - Trường hợp doanh nghiệp sau khi tham gia tập trung kinh tế vẫn thuộc trường hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nan hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 95% trong tổng số 80.000 doanh nghiệp thì nhu cầu liên kết với nhau để tăng sức cạnh tranh là cần thiết và tất yếu. Pháp luật không cấm tập trung kinh tế mà trong trường hợp này là phù hợpvới điều kiện kinh tế ở Việt Nam. 3. Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm. Miễn trừ đối với tập trung kinh tế là việc cơ quan có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp thuộc diện bị cấm tập trung kinh tế được thực hiện các hoạt động tập trung kinh tế trên cơ sở đáp ứng một số tiêu chí hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định. Các quốc gia sẽ xây dựng các tiêu chí miễn trừ cụ thể cho các hoạt động tập trung kinh tế, các tiêu chí này ở các nước khác nhau vì dựa trên mục tiêu của Luật cạnh tranh của các nước có sự khác nhau. Có quốc gia chú trọng đến mục tiêu hiệu quả kinh tế, lợi ích người tiêu dùng như Angieerri là: “thiết lâp, khuyến khích thị trường tự do và xác định những nguyên tắc bảo hộ của mình để nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng”. Có quốc gia lại đặt ra mục tiêu của Luật cạnh tranh là đảm bảo phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ như Canada : “Duy trì và khuyến khích cạnh tranh ở Canada để nâng cao hiệu quả và khả năng thích nghi, hội nhập của nền kinh tế Canada và để mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp Canada hội nhập kinh tế thế giới…để đảm bảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội bình đẳng hoạt động tại Canada”. Cơ quan có thẩm quyền sẽ so sánh các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hoạt động tập trung kinh tế để xem xét các ảnh hưởng của nó tới tổng phúc lợi kinh tế và tiêu dùng. Cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng các biện pháp định tính hoặc định lượng hoặc kết hợp cả hai biện pháp này để đánh giá hiệu quả của một vụ tập trung kinh tế hoặc xem xét vụ tập trung kinh tế trên cơ sở nguyên tắc hợp lý. Cơ chế miễn trừ dựa vào sự phân tích các luận điểm cơ bản của kinh tế học. Cụ thể, khi phân tích bản chất kinh tế của các trường hợp tập trung kinh tế cụ thể, cơ quan có thẩm quyền xem xét các trường hợp tập trung kinh tế đó xét về hình thức đã thuộc loại tập trung kinh tế bị cấm thực hiện nhưng lại có nhiều tác dụng tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nói cách khác, lý thuyết về tính hiệu quả sẽ được xem xét với các quy định của pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế. Trên cơ sở những nguyên tắc miễn trừ đã được xác định thông thường các trường hợp tập trung kinh tế có thể được miễn trừ khi đáp ứng một trong số những điều kiện sau: - Tập trung kinh tế mang lại hiệu quả phát triển; - Tập trung kinh tế nhằm mở rộng hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ; - Tập trung kinh tế làm tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa trên thị trường quốc tế. - Tập trung kinh tế góp phần cơ cấu lại doanh nghiệp trong thời kì khủng hoảng kinh tế, phá sản. Theo điều 19 Luật cạnh tranh 2004, các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm có thể được xem xét miễn trừ khi i) Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản. Bộ trưởng Bộ công thương xem xét, quyết định việc miễn trừ bằng văn bản đối với trường hợp này Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích quy định trên như sau: “Doanh nghiệp đang trong nguy cơ giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính hoặc mất khả năng thanh toán chứ không đồng nghĩa với doanh nghiệp dừng hoạt động và không có nghĩa là xã hội không có nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vẫn có hệ thống phân phối và uy tín của sản phẩm và đặc biệt là vẫn có thị phần trên thị trường do sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy một trong các bên của vụ tập trung kinh tế đang trong nguy cơ giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản vẫn là đối tượng mà cơ quan cạnh tranh xem xét, cho hưởng miễn trừ để được tập trung kinh tế”. ii) Thủ tướng Chính Phủ xem xét, quyết định việc miễn trừ bằng văn bản đối với trường hợp tập trung kinh tế do tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. 4. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế. Vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế được hiểu là việc doanh nghiệp thực hiện một trong hai hành vi sau: (i) tiến hành tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm (nếu không thuộc trường hợp được hưởng miễn trừ); (ii) tiến hành tập trung kinh tế mà không thông báo nếu trường hợp tập trung kinh tế đó thuộc trường hợp phải thông báo. Đối với hành vi vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế, các doanh nghiệp vi phạm phải chịu hình thức xử phạt hành chính là phạt tiền với các mức khác nhau nhưng tối đa chỉ đến 10% tổng doanh tghu của doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế. Ngoài ra tùy theo tính chất, mức độ vi phạm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Luật cạnh tranh và Nghị định số 120/2005/NĐ - CP của Chính phủ ngày 30/09/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Hình thức xử phạt bổ sung có thể là doanh nghiệp vi phạm có thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua. a. Hình thức xử phạt đối với hành vi tiến hành tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm. Theo pháp luật hiện hành hình thức xử phạt đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi tập trung kinh tế bị cấm phụ thuộc vào hình thức tập trung kinh tế. * Trường hợp thực hiện hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm sẽ bị xử lý: - Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năn tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập; - Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong trường hợp doanh nghiệp nhận sáp nhập chèn ép, buộc doanh nghiệp bị sáp nhập phải sáp nhập; - Ngoài việc bị phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập có thể bị buộc thực hiện chia tách doanh nghiệp thành doanh nghiệp bị sáp nhập và doanh nghiệp nhận sáp nhập như trước khi sáp nhập. * Trường hợp thực hiện hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm sẽ bị xử lý: - Phạt tiền 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp bị hợp nhất; - Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp bị hợp nhất trong trường hợp hợp nhất làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ một cách đáng kể trên thị trường liên quan; - Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2 điều này, doanh nghiệp bị hợp nhất có thể bị áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: + Thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh đã cấp cho doanh nghiệp hợp nhất; + Buộc chia, tách doanh nghiệp hợp nhất * Trường hợp thực hiện hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm sẽ bị xử lý: - Phạt tiền 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác bị cấm; - Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp mua lại đối với hành vi mua lại bị cấm trong trường hợp doanh nghiệp mua lại chèn ép, buộc doanh nghiệp bị mua lại phải bán toàn bộ hoặc một phần tài sản của mình; - Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, doanh nghiệp mua lại còn bị buộc phải bán lại phần tài sản mà doanh nghiệp đã mua. * Trường hợp thực hiện hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp sẽ bị cấm xử lý: - Phạt tiền 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của mỗi bên liên doanh tương ứng đối với hành vi liên doanh bị cấm theo quy định tại điều 18 Luật cạnh tranh; - Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của mỗi bên liên doanh tương ứng với hành vi liên doanh trong trường hợp liên doanh làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ một cách đáng kể trên thị trường liên quan; - Ngoài việc phạt tiền, các bên liên doanh, doanh nghiệp liên doanh có thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. b. Hình thức xử phạt đối với hành vi tiến hành tập trung kinh tế mà không thông báo. Doanh nghiệp thực hiện hành vi tập trung kinh tế thuộc trường hợp phải thông báo với cơ quan quản lý cạnh trạnh mà không thông báo với cơ quan này sẽ bị phạt tiền từ 1% đến 3% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. Như trên đã trình bày, tập trung kinh tế là nhu cầu và hiện tượng thông thường trong kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đến một mức độ nào đó, một vụ tập trung kinh tế lớn (“những đám cưới voi”) sẽ dẫn đến việc hình thành các doanh nghiệp độc quyền. Vì lẽ đó, pháp luật cạnh tranh luôn có nhiệm vụ phải “tỉnh táo” để kiểm soát nguy cơ dẫn đến độc quyền không do cạnh tranh lành mạnh đem lại. Việc quy định rõ về hậu quả pháp lý của tập trung kinh tế đã góp phần thực hiện mục đích trên. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tập bài giảng Luật cạnh tranh, Trường ĐH Luật Hà Nội, HN 2011. 2. Luật cạnh tranh 2004. 3. Nghị định số 120/2005/NĐ - CP của Chính phủ ngày 30/09/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHọc kỳ cạnh tranh- Hậu quả pháp lý của việc thực hiện tập trung kinh tế theo Luật cạnh tranh 2004.doc
Luận văn liên quan