Hệ thống hưu trí Việt Nam: hiện trạng và những thách thức trong điều kiện dân số già hoá

Bài viết này đề cập đến hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước (PAYG defined-benefit) của Việt nam và xem xét sự bền vững về mặt tài chính của nó trong điều kiện dân số già hoá và nền kinh tế hiệu quả động. Bằng việc sử dụng các mô hình thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), bài viết chỉ ra rằng mức nợ lương hưu tiềm ẩn (implicit pension debt - IPD) của hệ thống so với GDP của năm 2000 – năm cơ sở để dự báo – là rất cao. Xét về mặt xã hội, sự tồn tại của nợ lương hưu tiềm ẩn đồng nghĩa với việc gánh nặng nợ sẽ do các thế hệ hiện tại và tương lai chi trả nếu chúng ta tiếp tục duy trì hệ thống hưu trí này. Vì thế, hệ thống hưu trí Việt nam không những bất ổn về mặt tài chính, mà còn dẫn đến sự bất công bằng giữa các thế hệ. Để tránh tình trạng này, hệ thống hưu trí hiện nay cần phải được cải cách. Đặc biệt, Việt nam cần phải cải cách hệ thống hưu trí sang một hệ thống tài khoản cá nhân một phần với mức hưởng được xác định dựa trên mức đóng (partially-funded definedcontribution scheme) với những cân nhắc kỹ lưỡng về tác động kinh tế và xã hội để từ đó có thể tránh được cả sự bất ổn về mặt tài chính của hệ thống và sự bất công bằng giữa các thế hệ.

pdf32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3141 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống hưu trí Việt Nam: hiện trạng và những thách thức trong điều kiện dân số già hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình 4. Tỷ lệ phụ thuộc dân số của Việt nam, 2000-2050 Nguồn: Dự báo dân số của Liên hợp quốc (2002) Các thách thức trong dài hạn Khi xem xét sự bền vững tài chính trong dài hạn thì có thể thấy rằng những thách thức trong ngắn hạn nêu trên trở nên nghiêm trọng hơn trong điều kiện dân số già hoá. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2000 2005 2010 2015 2020 2025 2030 2035 2040 2045 2050 Năm Tỷ lệ p hụ th uộ c (% ) 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 Số d ân (1 00 0 ng ườ i) Tỷ lệ phụ thuộc dân số Tỷ lệ phụ thuộc người già 15-59 60+ Trục trái Trục trái Trục phải Trục phải 9 Chính sách kế hoạch hoá gia đình trong giai đoạn 1970-1990 và sự gia tăng của tuổi thọ nhờ mức sống được cải thiện là hai nguyên nhân chính làm cho dân số Việt nam trở nên già hơn. Theo dự báo dân số của Liên hợp quốc cho Việt nam, dân số già (từ 60 tuổi trở lên) sẽ chiếm tương ứng 13% và 24% tổng dân số năm 2025 và 2050, tương ứng gấp hai lần và ba lần so với năm 2000. Hơn nữa, tuổi thọ trung bình của dân số Việt nam được dự đoán là sẽ tăng từ 69,2 năm vào năm 2000 lên tương ứng 74,1 và 78,2 vào năm 2025 và 2050. Kết quả là, tỷ lệ phụ thuộc người già và dân số tăng lên nhanh chóng và gây áp lực đối với bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Ví dụ, tỷ lệ phụ thuộc người già và dân số sẽ tăng tương ứng từ 13% và 69% vào năm 2000 lên 42% và 77% vào năm 2050, trong khi dân số trong độ tuổi lao động sẽ giảm nhanh sau khi đạt đến con số cao nhất vào năm 2030. Sự bền vững về mặt tài chính của hệ thống hưu trí Việt nam chịu tác động của rất nhiều nhân tố. Thứ nhất, tỷ lệ phụ thuộc dân số của hệ thống đang có xu hướng gia tăng nhanh. Thứ hai, tỷ lệ đóng góp hiện tại thấp hơn so với tỷ lệ đóng góp bền vững – hay còn gọi là tỷ lệ chi phí PAYG – và vì thế mà quỹ có thể bị cạn kiệt. Thứ ba, tỷ lệ thực hiện có xu hướng giảm xuống do (i) sự thu hẹp của khu vực nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước; (ii) sự dịch chuyển của các đối tượng lao động giãn thải từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân nhưng lại không đăng ký tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội, và (iii) tỷ lệ tham gia của khu vực tư nhân còn quá thấp. Thứ tư, mức hưởng được chỉ số hoá theo mức lương tối thiểu vẫn còn lớn, gắn liền với thời gian hưởng dài do người hưởng lợi nghỉ hưu sớm và tuổi thọ có xu hướng tăng lên. Các thách thức trong dài hạn còn có thể nghiêm trọng hơn nữa khi ta xét đến sự công bằng giữa các thế hệ. Như đã đề cập trong rất nhiều nghiên cứu, hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước trong điều kiện dân số già hoá cũng đồng nghĩa với việc các thế hệ trẻ hiện nay và tương lai sẽ phải chịu gánh nặng lớn hơn mới có thể trang trải được chi phí cho hệ thống. Gánh nặng lớn hơn này có thể được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, ví dụ như tỷ lệ đóng góp tăng lên liên tục, và vì thế mà những người tham gia đóng góp cho hệ thống sẽ tìm cách trốn đóng hoặc nghỉ hưu sớm. Tất cả những nhân tố kể trên khiến cho hệ thống hưu trí đối mặt với nhiều vấn đề, và có thể làm cho hệ thống hưu trí rơi vào khủng hoảng trong tương lai, thể hiện bằng sự bất ổn về mặt tài chính và sự bất công bằng giữa các thế hệ. Việc ổn định tài chính và duy trì sự công bằng giữa các thế hệ trong hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước với dân số già hoá nhanh chóng là những câu hỏi chính sách hóc búa nhất đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Do vậy, tìm ra những chính sách có thể áp dụng phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định nhằm hạn chế những vấn đề này và ổn định hệ thống là điều cần phải làm ngay. 10 III. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TÀI CHÍNH CHO HỆ THỐNG HƯU TRÍ Phần này sẽ sử dụng các phương pháp dự báo thống kê do Tổ chức Lao động quốc tế xây dựng để đánh giá sự bền vững tài chính của hệ thống hưu trí. Tất nhiên, các phương pháp này được điều chỉnh nhằm thích ứng với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định của Việt nam nói chung, và hệ thống hưu trí Việt nam nói riêng. Để dự báo tài chính của hệ thống, chúng ta cần ba mô hình, đó là tổng dân số, nền kinh tế vĩ mô và các chỉ số tài chính của hệ thống hưu trí. Có ba bước để đánh giá thực trạng tài chính của hệ thống hưu trí, đó là bước đánh giá nguyên trạng, bước đánh giá độ nhạy của các biến số và bước đề xuất các chính sách cải cách. Bước đầu tiên được thực hiện trong điều kiện giả định rằng việc quản lý và khung pháp lý của hệ thống hưu trí không thay đổi trong bối cảnh nền kinh tế xã hội và dân số thay đổi. Bước thứ hai được thực hiện nhằm kiểm định dự báo nguyên trạng nêu trên với những giả định khác nhau cho các chỉ số, ví dụ như tỷ lệ thực hiện, tỷ lệ đóng góp và thay thế, để xem kết quả thu được có khác hay không và khác như thế nào so với dự báo ban đầu. Bước thứ ba là đưa ra một số đề xuất chính sách nhằm ổn định tài chính cho hệ thống và đảm bảo sự công bằng cho các thế hệ tham gia. 1. Dự báo dân số Dự báo dân số của Việt nam được lấy từ dự báo dân số do Liên hợp quốc thực hiện năm 2002 với giả định tỷ lệ sinh ở mức trung bình. Giả định này được sử dụng vì tổng tỷ suất sinh trung bình của Việt nam đang có xu hướng giảm, nhưng vẫn giữ ở mức 2,1 trẻ em/1 phụ nữ - tỷ lệ đảm bảo sự tái sinh của dân số. 2. Dự báo thị trường lao động Từ tổng dân số ban đầu và các chỉ số dân số khác, ví dụ như tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ di cư, tổng dân số trong tương lai, bao gồm cả dân số trong độ tuổi lao động (tức là từ 15 đến 59 tuổi), sẽ được dự báo. Bên cạnh đó, ta coi số lượng lao động là một tỷ lệ nào đó của dân số trong độ tuổi lao động và dựa vào những biến đổi của tỷ lệ này trong quá khứ, ta có thể dự đoán được số lượng lao động trong tương lai. Số lượng lao động không có việc làm được tính bằng cách lấy dân số trong độ tuổi lao động trừ đi số lượng lao động có việc làm (Hình 5). 11 Hình 5: Phương pháp dự báo thị trường lao động Nguồn:Tổ chức Lao động quốc tế (1998) Thông thường, số người đang làm việc bao gồm cả những người ngoài độ tuổi lao động, nhưng sự tham gia lực lượng lao động của họ không đáng kể hoặc không được thống kê đầy đủ nên trong dự báo, ta có thể bỏ qua số lượng người lao động này. Bên cạnh đó, số người lao động cũng có thể được dự báo bằng cách chia kết quả dự báo GDP thực tế cho kết quả dự báo tương ứng về năng suất lao động. Tuy nhiên, năng suất lao động thường không được thống kê chính xác hoặc đầy đủ nên ta không sử dụng phương pháp này. 3. Dự báo kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế và lạm phát Trong ngắn hạn, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm có thể tính toán dựa trên những dự báo trong ngắn hạn về chiến lược kinh tế quốc gia. Trong dài hạn, tốc độ tăng trưởng GDP được coi là một nhân tố ngoại sinh. Các giả định khi dự báo GDP trong cả ngắn hạn và dài hạn được liên kết với nhau bằng phương pháp nội suy. GDP danh nghĩa được tính bằng cách nhân GDP thực tế với chỉ số điều chỉnh GDP của từng năm. Chỉ số điều chỉnh GDP trong quá khứ được tính bằng cách lấy GDP danh nghĩa chia cho GDP thực tế. Sự thay đổi của chỉ số điều chỉnh GDP thường được dự đoán dựa trên những giả định nào đó về lạm phát trong tương lai. Tỷ lệ lạm phát thể hiện sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế và thường được thể hiện bằng Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI). Giả định về sự thay đổi của lạm phát trong tương lai hết sức quan trọng đối với hoạt động dự báo thống kê của hệ thống hưu trí nếu như tất cả mức hưởng của hệ thống này được chỉ số hoá theo giá cả của nền kinh tế. Dự báo về lạm phát có thể dựa trên chiến lược kinh tế mà quốc gia đang theo Tổng dân số ban đầu Tổng dân số dự báo Dân số trong tuổi lao động ban đầu Số lượng người làm việc (tính bằng % của dân số trong độ tuổi lao động) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Số thất nghiệp (dự báo) Số lao động có việc làm (dự báo) Dân số trong độ tuổi lao động dự báo Tỷ lệ sinh, chết, di cư... 12 đuổi cùng với các chính sách điều chỉnh của nó. Tuy nhiên, một điều cũng nên lưu ý là, trong đánh giá thống kê, tỷ lệ lạm phát cũng là một nhân tố ngoại sinh của mô hình. Lương và Lãi suất Trong dự báo nguyên trạng, mức lương dự báo được dựa trên chính sách của chính phủ, tức là dựa trên tín hiệu của mức lương cơ bản (hay mức lương tối thiểu). Do đó, tiền lương được dự báo dựa trên sự thay đổi trong quá khứ của mức tiền lương cơ bản. Trong ngắn hạn, tiền lương có thể được dự báo dựa trên những thay đổi gần đây nhất của tiền lương cơ bản. Tuy nhiên, trong trung hạn và dài hạn, do tính chất của phương pháp dự báo thống kê nên tốc độ tăng của tiền lương thực tế được coi là xấp xỉ với mức tăng của năng suất lao động - chỉ số được tính bằng cách lấy tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trừ đi tốc độ tăng trưởng của số lượng việc làm. Tổng mức lương chi trả được tính bằng cách nhân mức lương trung bình của một lao động với số lao động. Đối với hệ thống hưu trí, tổng mức thu của hệ thống được tính bằng mức đóng trung bình nhân với số lượng người đóng. Mức hưởng trung bình có thể được điều chỉnh theo sự thay đổi của mức đóng. Lãi suất có thể được dự báo dựa trên báo cáo của ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó, nếu nền kinh tế thể hiện hiệu quả động, tức là lãi suất cao hơn tốc độ tăng dân số cộng với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người tại trạng thái dừng dài hạn, thì mức lãi suất dự báo bình quân cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đối với khoản dự trữ của hệ thống hưu trí, mức lãi bình quân phụ thuộc vào các khoản đầu tư trong quá khứ và sự thay đổi của lãi suất trên thị trường tài chính. 4. Dự báo tài chính của hệ thống hưu trí Việc dự báo tài chính của hệ thống hưu trí phụ thuộc vào các chỉ số như số người đóng góp cho hệ thống (số người thực sự tham gia hệ thống) và mức đóng trung bình của những người này. Tương tự như vậy, quyết định đến dự báo tài chính còn có các chỉ số như số lượng người hưởng, mức hưởng, các chỉ số thu nhập và cách thức chỉ số hoá (theo lạm phát hay theo mức lương cơ bản). Cuối cùng, mức lãi đầu tư của khoản dự trữ từ hệ thống, các khoản thu nhập và chi phí khác. Số lượng người đóng góp Số lượng người buộc phải tham gia vào hệ thống hưu trí theo quy định của chính phủ có thể được dự báo bằng cách tính theo một tỷ lệ nào đó của số người đang lao động đã được dự báo trước đó. Đối với hệ thống hưu trí Việt nam, có ba loại hình mà ta phải dự báo, đó là (i) công chức nhà nước, bao gồm cả lực lượng vũ trang, (ii) lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước, và (iii) lao động làm việc trong khu vực tư nhân phù hợp với quy định của chính phủ. Những con số này được dự báo bằng cách tính theo tỷ lệ tương ứng với các đối tượng trong các khu vực kinh tế của nền kinh tế. 13 Dựa trên tính toán về số lượng người có thể tham gia vào hệ thống hưu trí theo quy định của chính phủ, ta có thể tính số lượng người thực sự tham gia vào hệ thống dựa trên dự báo về tỷ lệ thực hiện tương ứng của các khu vực kinh tế. Về nguyên tắc, những con số này phải được cộng thêm với số lượng người mới gia nhập hệ thống và trừ đi số người rời khỏi hệ thống (chết hoặc không tiếp tục được hưởng). Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu về sự thay đổi này thường không đầy đủ hoặc không được kịp thời cập nhật nên để đơn giản khi dự báo, chúng ta giả định rằng tốc độ tăng của số người mới tham gia và số người rời khỏi hệ thống khá ổn định. Chênh lệch giữa số người phải tham gia hệ thống theo quy định của chính phủ với số người thực sự tham gia vào hệ thống được gọi là số người không chủ động tham gia hệ thống (Hình 6). Hình 6. Dự báo số người đóng góp cho hệ thống Nguồn: Tổ chức lao động quốc tế (1998) Số lượng người thụ hưởng Để dự đoán được số lượng người thụ hưởng, thông thường ta sử dụng bảng sống của dân số để dự báo. Bảng sống thể hiện xác suất chết của giới tính và nhóm tuổi khác nhau (xem phần Phụ lục). Số lượng công chức ban đầu Số lượng công chức (dự báo) Số lượng lao động trong SOEs Số lượng lao động trong SOEs (dự báo) Tỷ lệ trong l ực lượng lao động Số lượng lao động ban đầu của khu vực tư nhân Tỷ lệ trong lực lượng lao động Số lượng lao động khu vực tư nhân (dự báo) Số lượng người thực sự đóng góp vào hệ thống Tỷ lệ trong lực lượng lao động Số lượng người thực sự đóng góp vào hệ thống Tỷ lệ thực hiện Tỷ lệ thực hiện Số lượng người thực sự đóng góp vào hệ thống Tỷ lệ thực hiện Số lượng người phải tham gia theo quy định Số lượng người thực sự tham gia Số lượng người không chủ động tham gia 14 Đối với hệ thống hưu trí hiện nay của Việt nam, có hai loại đối tượng thụ hưởng là những người thuộc hệ thống trước năm 1995 và những người thuộc hệ thống sau năm 1995. Những người thuộc hệ thống trước hiện chỉ còn người hưởng, và số lượng này sẽ giảm theo thời gian vì không có người mới tham gia hệ thống, số người rời khỏi hệ thống tăng lên. Ngược lại, số lượng người thuộc hệ thống sau có thể tăng lên do có người mới tham gia vào hệ thống. Vì vậy, việc dự báo số người hưởng của hệ thống hưu trí Việt nam cần phải được phân tách cho hai loại đối tượng thụ hưởng này. Số người thuộc hệ thống trước năm 1995 • Số lượng người thụ hưởng từ về hưu, tai nạn lao động và mất sức lao động được dự báo dựa trên bảng sống của tổng dân số. • Số lượng người hưởng tử tuất cũng có thể sử dụng bảng sống để dự đoán. Tuy nhiên, số lượng người rời khỏi hệ thống do không còn thuộc diện được hưởng hoặc chết được coi là thay đổi với tốc độ ổn định. Số người thuộc hệ thống sau năm 1995 Cách dự báo số lượng người hưởng của hệ thống sau năm 1995 dựa trên các công thức tính toán được trình bày ở phần Phụ lục và tính theo từng năm. Cách thức tính toán này cũng có thể áp dụng cho nhóm người tham gia theo nhóm tuổi 5 năm theo các giả định nhất định. Chú ý rằng, người về hưu thuộc cả hệ thống trước và sau năm 1995 đều được chi trả cho các khoản chăm sóc y tế nên những chi phí này có thể dự báo theo tỷ lệ nào đó trong tổng chi tiêu cho hưu trí dựa trên thống kê trong quá khứ. • Số lượng người về hưu (dự báo) bằng tổng của (i) số lượng người dự báo tiếp tục được hưởng chế độ hưu trí và (ii) số lượng người dự báo sẽ được hưởng chế độ hưu trí. • Số lượng người tai nạn lao động và mất sức lao động được dự báo dựa trên bảng sống của tổng dân số và xác suất bị tai nạn và mất sức lao động. Lương trung bình và mức hưởng trung bình Dự báo mức lương trung bình của người đóng góp và mức hưởng trung bình của người hưởng lợi được thực hiện dựa trên thống kê quá khứ của các mức lương này. Trong dự báo nguyên trạng, mức lương và mức hưởng trung bình được điều chỉnh theo sự thay đổi của mức lương cơ bản (lương tối thiểu). Tuy nhiên, trong phần kiểm định độ nhạy, các mức lương và hưởng này được điều chỉnh theo chỉ số lạm phát. Đầu tư của phần dự trữ quỹ Phần dự trữ của quỹ sẽ được đầu tư vào các nguồn khác nhau. Một nhân tố quan trọng tác động và thể hiện hiệu quả của việc đầu tư là lãi suất. Như đã nói ở trên, lãi suất có thể sử dụng từ các dự báo về nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, ở Việt nam, các khoản đầu tư phần dự trữ của quỹ hưu trí được quản lý và quy định hết sức chặt chẽ nên 15 mức lãi suất thu được có thể dự đoán dựa trên mức lãi suất của các khoản đầu tư trong quá khứ và theo quy định của chính phủ. Các chi phí và thu nhập khác Các chi phí khác, ví dụ như chi phí hành chính, chi phí chuyển khoản..., và các khoản thu nhập khác, ví dụ như trợ cấp của chính phủ cho đào tạo, xây dựng cơ bản... được dự báo bằng một tỷ lệ nhất định của tổng mức chi phí hoặc thu nhập. Các chỉ số tài chính của hệ thống Có rất nhiều chỉ số tài chính của hệ thống cần phải được xem xét vì chúng cho ta biết trạng thái tài chính của hệ thống trong suốt thời kỳ dự báo. Tỷ lệ chi phí PAYG: còn gọi là tỷ lệ đóng góp bền vững và được tính bằng cách lấy tổng mức chi tiêu của hệ thống chia cho tổng mức thu của hệ thống. Kết quả của mối quan hệ này là một tỷ lệ đóng góp cần thiết để duy trì quỹ ở trạng thái cân bằng theo thời gian. Tỷ lệ đóng góp này bao gồm hai cấu thành, đó là tỷ lệ phụ thuộc của hệ thống – là tỷ lệ giữa số người thụ hưởng và số người đóng góp – và tỷ lệ thay thế - tỷ lệ giữa mức hưởng với mức lương cơ sở. Tỷ lệ đóng góp trung bình (GAP): chỉ số này thể hiện mức đóng góp cần thiết để duy trì sự cân bằng của quỹ trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, ví dụ như 10 năm chẳng hạn. Chỉ số này rất tiện dụng khi chúng ta so sánh các cách thức điều chỉnh khác nhau của hệ thống. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp trung bình đòi hỏi một thị trường tài chính ổn định và triển vọng. Nói cách khác, nó đòi hỏi phải có một môi trường kinh tế khá vững mạnh thì mới có thể dự báo chính xác được. 5. Kiểm tra độ nhạy Các kết quả dự báo thống kê đối với hệ thống hưu trí không thể cho ta kết quả thực sự chính xác được vì có thể có quá nhiều giả định đơn giản hoá vấn đề hoặc mô hình sử dụng không chính xác hoặc phù hợp, và các biến số sử dụng có thể là kết quả của những nhân tố không thể dự báo được. Có nhiều khả năng dẫn đến các kết quả không chính xác, ví dụ như thiếu số liệu hoặc số liệu đầy đủ nhưng không tin cậy. Vì vậy, kiểm tra độ nhạy có thể cho ta biết được những khác biệt giữa dự báo với thực tế có thể phát sinh. Việc kiểm tra độ nhạy trong mô hình thống kê của hệ thống hưu trí thường là công việc tính toán lại các biến số quan trọng, ví dụ như tốc độ tăng trưởng kinh tế, số lượng lao động, tốc độ tăng giá và lương thực tế, lãi suất của các khoản đầu tư... 16 Đối với tình trạng tài chính của hệ thống hưu trí Việt nam, bài viết này thực hiện việc kiểm tra độ nhạy của tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, tỷ lệ thực hiện tham gia hệ thống hưu trí, cách thức chỉ số hoá lương và lãi suất của các khoản đầu tư phần dự trữ. IV. KẾT QUẢ DỰ BÁO THỐNG KÊ Bằng việc sử dụng mô hình nêu trên, bài viết tìm ra một số kết quả sau đây. Thứ nhất, số người hưởng của hệ thống trước năm 1995 giảm từ 2,2 triệu người vào năm 2000 xuống 713.000 người vào năm 2025 và 32.000 vào năm 2050. Với dự báo đó, tổng chi tiêu của hệ thống này tương ứng là 13.980 tỷ đồng vào năm 2000, 15.272 tỷ đồng vào năm 2025, và sau đó giảm rất nhanh xuống mức 1.906 tỷ đồng vào năm 2050. Thứ hai, đối với hệ thống sau năm 1995, số lượng người thực sự đóng góp cho hệ thống tăng từ 4,5 triệu người vào năm 2000 lên 7,6 triệu người vào năm 2025 và 10,3 triệu người vào năm 2050. Tương tự, số lượng người hưởng tăng từ 243.000 người vào năm 2000 lên 1,7 triệu người vào năm 2025 và 4,1 triệu người vào năm 2050. Do đó, tỷ lệ phụ thuộc của hệ thống tăng từ 5,4% vào năm 2000 lên 23% vào năm 2025 và 45% vào năm 2050. Hơn nữa, tỷ lệ thay thế sẽ tăng từ 56,5% vào năm 2000 lên tương ứng 57,7% và 59,3% vào năm 2025 và 2050. Thứ ba, kiểm tra độ nhạy được thực hiện với các viễn cảnh khác nhau, tức là điều kiện kinh tế có triển vọng và không có triển vọng. Sau đây là kết quả dự báo của những viễn cảnh đó xét dưới góc độ tài chính của hệ thống. Bảng 3 cho thấy mức nợ lương hưu tiềm ẩn của cả hai hệ thống khi so sánh với GDP năm 2000 đều rất cao với những mức chiết khấu khác nhau. Kết quả dự báo mức nợ lượng hưu tiềm ẩn này ngụ ý rằng nếu Việt nam tiếp tục duy trì hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước thì việc đó đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải chơi “trò chơi Ponzi” tốn kém và đầy nguy hiểm, đặc biệt khi xét trên quan điểm tài chính. Xét trên quan điểm xã hội, các khoản nợ lương hưu tiềm ẩn này sẽ do thế hệ lao động hiện tại và tương lai ánh chịu, và vì thế mà sự bất công bằng giữa các thế hệ khó tránh khỏi. Bảng 3. Nợ lương hưu tiềm ẩn (IPD) của hệ thống hưu trí, 2000-2050 IPD so với GDP năm 2000 Tỷ lệ chiết khấu Hệ thống trước 1995 Hệ thống sau 1995 3% 87 108 5% 66 63 6% 59 50 Nguồn:Tính toán của tác giả 17 Bảng 4. Tỷ lệ chi phí PAYG và Tỷ lệ đóng góp trung bình (GAP) của hệ thống Duy trì hệ thống trong (số năm) GAP (%) Năm Tỷ lệ chi phí PAYG (%) 0 3.2 2000 3.1 10 4.8 2010 7.7 20 8.0 2020 11.8 30 10.6 2030 14.7 40 13.8 2040 21.8 50 17.4 2050 26.5 Chú ý: Năm cơ sở là năm 2000. Nguồn:Tính toán của tác giả Bảng 4 thể hiện tỷ lệ đóng góp nhằm duy trì hệ thống hưu trí hiện tại trong tương lai với hai chỉ số, đó là tỷ lệ chi phí PAYG và tỷ lệ đóng góp trung bình (GAP). Do có sự khác biệt trong kỹ thuật tính toán nên kết quả của hai chỉ số này khác nhau. Tuy nhiên, những chỉ số này ngụ ý rằng mức đóng góp 15% hiện nay sẽ không đủ để duy trì hệ thống trong tương lai gần. Ví dụ, sau năm 2030, tỷ lệ chi phí PAYG sẽ lớn hơn 15% nên hệ thống sẽ cạn kiệt nguồn ngân quỹ với tỷ lệ đóng góp hiện tại. Viễn cảnh cũng tương tự khi xét đến chỉ số tỷ lệ đóng góp trung bình - tỷ lệ cho thấy rằng hệ thống hưu trí hiện tại chỉ duy trì được trong khoảng 40 năm nữa mà thôi. Tất cả các chỉ số tài chính trên đây, đặc biệt là tỷ lệ chi phí PAYG, tỷ lệ đóng góp trung bình và nợ lương hưu tiềm ẩn, ngụ ý rằng hệ thống hưu trí hiện nay của Việt nam sẽ không bền vững về mặt tài chính trong bối cảnh dân số ngày càng già hoá và nền kinh tế hiệu quả động. Do đó, cải cách hệ thống là điều cần làm hơn bao giờ hết. V. CẢI CÁCH HỆ THỐNG HƯU TRÍ VIỆT NAM Phần này sẽ gợi ý việc giải quyết khoản nợ lương hưu tiềm ẩn của cả hệ thống trước và sau năm 1995 nhằm tránh được sự khủng hoảng của ngân sách nhà nước (đối với hệ thống trước năm 1995) và quỹ hưu trí (đối với hệ thống sau năm 1995). 1. Hệ thống trước năm 1995 Để giải quyết khoản nợ của hệ thống này, ta sử dụng phương pháp ràng buộc ngân sách đều (inter-temporal budget constraint). Để đơn giản, chúng ta giả định rằng chính phủ sẽ trả dần khoản nợ này bằng một khoản thu nhất định từ thuế mà giá trị của nó là một tỷ lệ nhất định của GDP danh nghĩa của từng năm. Với các bối cảnh kinh tế khác nhau, tỷ lệ thuế trung bình cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, Hình 7 thể hiện cách giải quyết khoản nợ lương hưu tiềm ẩn với tỷ lệ chiết khấu 5%. Trong trường hợp này, tỷ lệ thuế 18 trung bình là 1,34%. Tất nhiên, cách làm này phải được hỗ trợ bằng việc chính phủ phát hành trái phiếu trong thời gian đầu. Hình 7. Giải quyết nợ lương hưu tiềm ẩn của hệ thống trước năm 1995 với tỷ lệ chiết khấu 5% Nguồn: Tính toán của tác giả 2. Hệ thống sau năm 1995 Thiết kế một hệ thống hưu trí mới Có rất nhiều loại hệ thống hưu trí khác nhau để chúng ta thực hiện cải cách. Tuy nhiên, cách duy nhất để tránh những khó khăn về tài chính là chuyển từ hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước hiện nay sang hệ thống tài khoản cá nhân. Hệ thống tài khoản cá nhân một phần hay toàn bộ phụ thuộc vào hiện trạng hiện nay của hệ thống hưu trí và khả năng về mặt kinh tế - xã hội của một nước. Hệ thống tài khoản cá nhân có những đặc điểm nổi bật sau đây. Thứ nhất, hệ thống tài khoản cá nhân sẽ tăng phúc lợi kinh tế của người tham gia hệ thống vì họ tiết kiệm cho chính họ trong thời gian làm việc và sau đó số tiền được sử dụng để trang trải các chi phí khi họ nghỉ hưu. Trong suốt thời gian tích luỹ, khoản tiết kiệm của họ có thể được đầu tư trên thị trường tài chính để hưởng lãi suất - mức lãi suất này thường cao hơn so với mức lãi suất ngầm định của hệ thống PAYG (Feldstein, 1998). Điều này là hiển nhiên vì trong hệ thống PAYG, chúng ta không có bất kỳ một khoản đầu tư thực sự nào và vì thế mà không hề có một khoản lợi tức thực tế (do đóng góp của hệ thống được dùng để chi trả ngay cho những người đang hưởng hưu trí). Quá trình này của hệ thống PAYG dẫn đến sự bất công bằng giữa các thế hệ vì những người hưởng lợi hiện tại có thể có mức hưởng cao hơn so với những gì họ đóng góp trong thời -60,000 -40,000 -20,000 0 20,000 40,000 60,000 2000 2006 201 2 2018 2024 2030 2036 2042 2048 Năm Tỷ đồng Chi trả Phát hành/chi trả TPCP Mức thuế chung 19 gian làm việc do những thay đổi về điều kiện kinh tế, ví dụ như mức lương thực tế trung bình cao hơn. Ngược lại, những khoản chi trả đó lại được thực hiện bằng số tiền do thế hệ lao động hiện tại dóng góp. Đây chính là vòng luẩn quẩn về sự bất công bằng giữa các thế hệ của hệ thống hưu trí PAYG. Thứ hai, và quan trọng hơn, là việc chuyển sang hệ thống tài khoản cá nhân sẽ tránh được những khoản nợ không thể trả nổi (nợ lương hưu tiềm ẩn), và vì thế mà tránh được sự gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ đóng góp khi dân số già hoá. Vấn đề này đã được minh hoạ một cách rõ ràng trong các kết quả dự báo ở trên. Hơn nữa, việc chuyển sang hệ thống tài khoản cá nhân sẽ làm tăng tỷ lệ tiết kiệm cá nhân trong dài hạn, và từ đó tăng tỷ lệ tiết kiệm quốc gia, và cuối cùng là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, phương thức tài trợ cho quá trình chuyển đổi này cần phải được xem xét một cách thận trọng vì nó có thể sẽ không mang lại cái gì khi sự chuyển dịch đó lấn át các khoản tiết kiệm cá nhân và dẫn đến thâm hụt ngân sách trầm trọng hơn (Estelle James, 1998). Có rất nhiều lý do khiến cho việc chuyển sang hệ thống tài khoản cá nhân với mức hưởng được xác định dựa trên mức đóng góp (defined-contribution) mang lại nhiều lợi ích. Vấn đề chủ yếu là mức hưởng của người tham gia hệ thống hưu trí được tính sát với mức đóng tương ứng của họ, và điều này khiến cho người tham gia hệ thống có ít động cơ để trốn đóng bảo hiểm. Trong hệ thống với mức hưởng được xác định dựa trên mức đóng, việc trốn đóng bảo hiểm đồng nghĩa với việc người tham gia hệ thống từ giảm bớt phần hưởng lợi của chính bản thân mình; trong khi đó, việc trốn đóng bảo hiểm trong hệ thống với mức hưởng được xác định trước lại giúp cho người tham gia hệ thống có thể hưởng nhiều lợi ích thông qua “bóc lột” người khác, đặc biệt là những người thuộc thế hệ hiện tại và tương lai. Đối với trường hợp của Việt nam, việc trốn đóng bảo hiểm là vấn đề nghiêm trọng của hệ thống hưu trí hiện tại với tỷ lệ tham gia và thực hiện của khu vực kinh tế tư nhân ở mức rất thấp. Việc chuyển sang hệ thống với mức hưởng được xác định dựa trên mức đóng sẽ tăng tỷ lệ tham gia hệ thống, và vì vậy mà đảm bảo được quyền lợi của người tham gia, làm giảm hiện tượng trốn đóng bảo hiểm. Bên cạnh đó, như đã trình bày trong rất nhiều nghiên cứu, hệ thống hưu trí với mức hưởng được xác định dựa trên mức đóng sẽ làm giảm hiện tượng nghỉ hưu sớm và làm giảm độ nhạy cảm về mặt tài chính của hệ thống đối với quyết định nghỉ hưu sớm. Trong bối cảnh này, mức hưởng hưu trí sẽ tự động điều chỉnh nên việc nghỉ hưu sớm hay dân số già hoá cũng không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề tài chính của hệ thống. Tương tự như vậy, hệ thống này cũng giảm thiểu việc hưởng lợi thông qua chế độ mất sức lao động - chế độ mà hiện tượng rủi ro về đạo đức thường xuyên xảy ra khi người giám định sức khoẻ thông đồng với người muốn nhận trợ cấp của chế độ này. Ngược lại, trong hệ thống với mức hưởng được xác định trước, nghỉ hưu sớm và nhận chế độ mất sức lao động là hiện tượng thường thấy vì người nghỉ hưu sớm và người được hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động có thể hưởng lợi nhiều hơn so với 20 việc họ được hưởng theo đúng thời gian quy định. Bên cạnh đó, với dân số ngày càng già hoá, chính phủ sẽ đối mặt với nhiệm vụ khó khăn khi muốn tăng tuổi về hưu cùng với sự gia tăng của tuổi thọ dân số (Estelle James, 1998). Đề cập đến vấn đề này ở Việt nam, chúng ta có thể thấy rằng một bộ phận không nhỏ những người đang hưởng các chế độ hưu trí hiện tại vẫn còn đang ở độ tuổi có năng suất lao động cao (từ 35 đến 44 tuổi), và vì thế mà hệ thống với mức hưởng được xác định dựa trên mức đóng cần phải được áp dụng nhằm giảm tình trạng nêu trên. Trong thời gian gần đây, ở một chừng mực nào đó, hệ thống tài khoản cá nhân tương trưng với mức hưởng được xác định dựa trên mức đóng (notional defined- contribution scheme) nổi lên như là một giải pháp thành công cho vấn đề cải cách hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước ở một số nước, ví dụ như ở Thuỵ Điển (Disney, 1998) và Ý (Franco, 2001). Trong hệ thống này, người tham gia hệ thống có tài khoản riêng của mình – tài khoản ghi chép khoản đóng góp được tích luỹ cùng với lãi suất thu được từ khoản đóng góp đó. Tuy vậy, những tài khoản này được gọi là tượng trưng vì các khoản đóng góp đó trên thực tế được sử dụng để chi trả cho những người hưởng lợi trong hiện tại. Vì thế, mặc dù hệ thống này mang tính chất của hệ thống có mức hưởng được xác định dựa trên mức đóng, nhưng về bản chất thì nó vẫn là hệ thống PAYG. So với hệ thống PAYG với mức hưởng được xác định trước thì hệ thống tượng trưng này vẫn có nhiều điểm vượt trội vì mức đóng có quan hệ chặt chẽ hơn với mức hưởng, và quan trọng hơn cả là chúng ta giảm thiểu được cú sốc về chi phí chuyển đổi sang hẳn hệ thống tài khoản cá nhân với mức hưởng được xác định dựa trên mức đóng (hay chính là giảm thiểu tác động của việc chuyển hoá nợ lương hưu tiềm ẩn của hệ thống thành nợ hiện hữu) so với hệ thống PAYG với mức hưởng được xác định trước. Tuy nhiên, khi xét đến sự công bằng giữa các thế hệ thì hệ thống tượng trưng này không thể giải quyết hoàn toàn vấn đề được. Thứ nhất, mang bản chất của hệ thống PAYG với mức hưởng được xác định trước, hệ thống tượng trưng không thể tránh được việc gia tăng tỷ lệ đóng góp trong tương lai khi dân số giá hoá và vì thế mà không thể tránh được sự bất công bằng giữa các thế hệ. Quan trọng hơn, mức lãi suất tượng trưng trong suốt thời gian thực hiện đóng góp và tỷ lệ chuyển đổi hàng năm cho khoản về hưu phụ thuộc nhiều vào hiện trạng chính trị (Estelle James 1996, 1998, Kotlikoff, 2000) vì chính phủ dễ dàng thay đổi công thức tính mức hưởng. Thứ hai, như Kunieda (2001) lập luận, hệ thống tượng trưng này chỉ có thể làm giảm sự bất công bằng giữa các thế hệ khi nó được áp dụng để cắt giảm mức hưởng hiện tại, và việc chuyển đổi sang hệ thống này chẳng có ý nghĩa gì nếu mức hưởng hiện tại vẫn giữ như cũ, hoặc lãi suất tượng trưng lớn hơn tốc độ tăng trưởng dân số cộng với tốc độ tăng thu nhập đầu người trong bối cảnh nền kinh tế hiệu quả động. 21 Cải cách hệ thống hưu trí ở Việt nam Khi thiết kế hệ thống hưu trí, chúng ta có thể nhìn nhận được những viễn cảnh chung của các hệ thống hưu trí với những đặc điểm riêng có của chúng nhằm duy trì sự ổn định về mặt tài chính và đảm bảo sự công bằng giữa các thế hệ. Từ những viễn cảnh đó, đối với hệ thống hưu trí Việt nam, chúng ta có thể thực hiện những công việc cải cách sau đây. Thứ nhất, chúng ta xem xét việc cắt giảm mức hưởng hiện nay nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thế hệ. Trên thực tế, bằng việc sử dụng mức lương trung bình của 5 năm cuối làm mức lương cơ sở để tính mức hưởng hưu trí cho những người làm việc trong khu vực nhà nước, hệ thống hưu trí của chúng ta hiện nay đang phải chi trả cho nhiều người về hưu với số tiền lớn – mà những người này lại không phải trả bất kỳ một khoản thuế thu nhập nào. Đề xuất chính sách này không có nghĩa là chúng ta cắt giảm đồng loạt mức hưởng của mọi người đang hưởng lợi, mà nó gợi ý rằng chúng ta cần phải cắt giảm mức hưởng của những người hưởng hưu trí với mức quá cao, và duy trì mức hưởng của những người khác mà đủ để trang trải cuộc sống. Một điều có thể học được từ Kunieda (2001) là chúng ta không chỉ cắt giảm mức hưởng của những người có mức hưởng quá cao, mà còn đánh thuế thu nhập với những người này nhằm đảm bảo sự công bằng. Bên cạnh đó, chúng ta nên chuyển cách thức chỉ số hoá mức hưởng từ mức lương cơ bản (lương tối thiểu) sang chỉ số giá vì việc làm này giúp chúng ta phản ánh tốt hơn sự thay đổi của chi phí sinh hoạt đối với người về hưu. Thứ hai, chúng ta xem xét việc giải quyết nợ lương hưu tiềm ẩn khi chuyển từ hệ thống PAYG sang hệ thống tài khoản cá nhân. Đây là một vấn đề quan trọng vì việc thay đổi này sẽ khiến cho nợ lương hưu tiềm ẩn của hệ thống PAYG trở thành khoản nợ hiện hữu. Nếu hệ thống hưu trí hiện nay chuyển hoàn toàn sang hệ thống tài khoản cá nhân thì một khoản nợ lớn sẽ xuất hiện – giá trị của khoản này bằng giá trị hiện tại của khoản nợ lương hưu tiềm ẩn ròng – và vì vậy nó sẽ tác động xấu đến sự ổn định tài chính của chính phủ. Trong năm 2001, nợ chính phủ chiếm khoảng 30% GDP, trong đó nợ trong nước chiếm 3% và 27% còn lại là nợ nước ngoài. Tuy nhiên, mức nợ công (không gồm nợ ngân hàng, nhưng gồm nợ của các doanh nghiệp nhà nước) bằng 63% GDP và khoản nợ này phụ thuộc rất nhiều vào sự thành công trong hạn chế mức gia tăng nợ của các doanh nghiệp nhà nước (IMF, 2002). Do đó, chúng ta cần chuyển sang hệ thống tài khoản cá nhân một phần nhằm tránh được sự gia tăng nhanh chóng của nợ chính phủ. Hơn nữa, trong quá trình chuyển đổi, những người đóng góp hiện tại phải chịu “tổn thất hai lần”, tức là họ vừa phải đóng góp cho bản thân, vừa đóng góp để chi trả cho những người đang hưởng chế độ hưu trí của hệ thống PAYG với mức hưởng được xác định trước. Một số chính sách có thể được thực hiện nhằm giải quyết tình trạng này. Ví dụ, Friedman và cộng sự (1996), Estelle James (1998) gợi ý việc sử dụng mô hình của các nước Châu mỹ La tinh và một số nước chuyển đổi khác. Họ dùng khoản thu 22 được từ quá trình tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước để đồng tài trợ cho các yêu cầu chi trả trong thời gian chuyển hệ thống. Kunieda (2001) gợi ý việc phân bổ một phần tài khoản cá nhân dưới dạng tài khoản tượng trưng và những tài khoản này chỉ có thể nhận mức lãi suất cao nhất bằng với tốc độ tăng trưởng kinh tế; và do mức lãi suất của tài khoản tượng trưng này thấp hơn mức lãi suất của nền kinh tế hiệu quả động nền mỗi thế hệ tham gia hệ thống hưu trí sẽ gánh chịu một phần “tổn thất hai lần” nêu trên. Đối với Việt nam, trong thời điểm hiện tại, việc áp dụng gợi ý của Kunieda (2001) có thể khả thi hơn vì bản thân quá trình tư nhân hoá của chúng ta đang gặp nhiều khó khăn và nguồn thu của chính phủ cũng rất hạn hẹp. Thứ ba, chúng ta xem xét thời gian thực hiện cải cách. Như đã lập luận trong rất nhiều nghiên cứu trước đây, ví dụ Feldstein (1998), thời gian thực hiện cải cách phụ thuộc vào mức độ phổ biến của hệ thống hưu trí PAYG ở mỗi quốc gia vì sự phổ biến này gắn liền với mức nợ lương hưu tiềm ẩn của hệ thống. Đối với Việt nam, hệ thống hưu trí hiện mới chỉ nhận được sự tham gia của 12% tổng số người đang lao động hay chỉ là 6% tổng dân số, và thế hệ đầu tiên thực sự thuộc hệ thống sau năm 1995 chỉ bắt đầu nhận chế độ hưu trí vào năm 2015 (họ đóng lần đầu tiên cho hệ thống vào năm1995 và chỉ nhận được chế độ hưu trí sau ít nhất 20 năm đóng góp). Do đó, Việt nam cần cải cách hệ thống càng sớm càng tốt; bằng không, quá trình chuyển đổi sang hệ thống mới sẽ chịu nhiều tổn thất. Cuối cùng, chúng ta bàn đến việc quản lý và các khung pháp lý cho hoạt động của hệ thống hưu trí. Rất nhiều nghiên cứu về sự quản lý hệ thống hưu trí thể hiện sự ủng hộ đối với hệ thống do tư nhân quản lý hơn là do nhà nước quản lý, chủ yếu là do các vấn đề chính trị. Các lý do này được lập luận cụ thể trong một số nghiên cứu của Oliveira (1997), Feldstein (1998) và Estelle James (1998). Tuy nhiên, với mức độ phát triển hiện nay của nền kinh tế Việt nam, đặc biệt là thị trường tài chính, thì sự quản lý của tư nhân đối với hệ thống hưu trí là không khả thi. Theo quan điểm của tôi, nhà nước vẫn quản lý hệ thống hưu trí, nhưng phải dựa trên các tiêu thức về hiệu quả đầu tư của hệ thống nhằm duy trì và phát triển nó. Chính phủ không được sử dụng quỹ hưu trí để tài trợ cho các khoản chi tiêu hoặc thâm hụt ngân sách của mình. Tuy nhiên, trong trung hạn và dài hạn, chính phủ nên chuyển dần quyền quản lý cho tư nhân dưới hình thức quỹ tiết kiệm nhằm thu hút nhiều hơn tiết kiệm cho quốc gia, và nhờ qua hệ thống hưu trí để khai thác thêm các kênh cho đầu tư. Bên cạnh đó, một trong những điểm yếu nhất trong quản lý hệ thống hiện này là vấn đề thiếu thông tin. Thông tin không đầy đủ hoặc không phổ biến về hoạt động của hệ thống đã gây ra nhiều vấn đề, ví dụ như lạm dụng quyền quản lý. Thiếu thông tin cũng dẫn đến nhiều khó khăn cho những người hoạch định chính sách trong việc tìm ra các cách thức hoạt động phù hợp cho hệ thống. Vì thế, việc phổ biến thông tin là một trong những ưu tiên hàng đầu trong thực hiện cải cách hệ thống. 23 Cùng với việc quản lý, một hệ thống khung pháp lý phù hợp cũng là điều hết sức cần thiết. Chính phủ cần thực hiện các chính sách khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và thúc đẩy hoạt động của hệ thống bảo hiểm tự nguyện. Hơn nữa, trong quá trình cải cách hệ thống, chính phủ cần phải có những quy định rõ ràng và chặt chẽ với các chế độ về hưu và mất sức lao động bằng cách quy định độ tuổi về hưu tối thiểu và xây dựng các mức quy định mất sức lao động phù hợp hơn. Đặc biệt, đối với các quy định về tài chính, chính phủ cần phải có những chính sách thuế phù hợp đối với tất cả các loại hình kinh doanh bảo hiểm xã hội, và cũng cần đa dạng hoá loại hình đầu tư của quỹ bằng nhiều công cụ tài chính khác nhau trên các thị trường tài chính. VI. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý Kết luận của bài viết này là: (i) hệ thống hưu trí hiện nay của Việt nam không bền vững về mặt tài chính trong điều kiện dân số già hoá, tức là nó không ổn định về mặt tài chính và đối mặt với vòng luẩn quẩn của sự bất công bằng giữa các thế hệ tham gia hệ thống; và (ii) hệ thống PAYG với mức hưởng được xác định trước hiện nay cần phải cải cách ngay và chuyển sang hệ thống tài khoản cá nhân một phần với mức hưởng được xác định dựa trên mức đóng theo phương thức quản lý chặt chẽ và khung pháp lý phù hợp. Bài viết này đã sử dụng các mô hình thống kê – mô hình dựa chủ yếu vào số liệu hiện có và các dự báo mang tính giả định về dân số, nền kinh tế và hệ thống hưu trí - để thực hiện các dự báo. Những dự báo trong bài viết còn có nhiều hạn chế. Hầu hết những hạn chế này xuất phát từ việc sử dụng các giả định đơn giản hoá mô hình – mà những giả định này áp dụng chủ yếu là do số liệu không đầy đủ. Có hai hạn chế chủ yếu của bài viết này cần phải được điều chỉnh. Thứ nhất, các dự báo về các chỉ số kinh tế vĩ mô, thị trường lao động và hệ thống hưu trí chủ yếu dựa trên phương pháp nội suy bằng những số liệu sẵn có nên nhiều khả năng xảy ra việc kết quả dự báo lớn hơn hoặc nhỏ hơn thực tế. Bên cạnh đó, bài viết đã bỏ qua việc xem xét tác động của hệ thống hưu trí đến tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Thứ hai, mặc dù sự bất công bằng giữa các thế hệ được đề cập trong bài viết, nhưng nó chưa được phân tích định lượng để chỉ ra gánh nặng tài chính mà mỗi thế hệ phải gánh chịu. Nếu gánh nặng tài chính đó được tính toán cụ thể thì gợi ý chính sách sẽ xác đáng hơn. Những hạn chế nêu trên của bài viết gợi ý rằng tác giả cần phải có những nghiên cứu sâu hơn các vấn đề có liên quan thông qua việc sử dụng các mô hình phù hợp mà có tính đến các khía cạnh có liên quan đến dân số, nền kinh tế và cải cách hệ thống hưu trí. 24 Tài liệu tham khảo chủ yếu Tiếng Anh Anh, V. (2002). “Pension Reform in Vietnam” in Pension Reforms in Asian Countries, Proceedings of the International Symposium, Hitotsubashi University, Japan. pp.263-284. Auerbach, A., Kotlikoff, L., Hagemann, R., and Nicoletti, G. (1989). “The Economic Dynamics of Ageing Population: the Case of Four OECD Countries”. Department of Economics and Statistics, the OECD, Paris. Beekman, J.A. (1985). “Actuarial Assumptions and Models for Social Security Projections” in Actuarial Mathematics, Vol. 35, Proceedings of Symposia in Applied Mathematics. American Mathematical Society, U.S.A, pp.85-112. Blanchard, O.J., Weil, P. (2002). “Dynamically Efficiency, the Riskless Rate and Debt Ponzi Games under Uncertainty”. NBER Working Paper No. 3992. Bui, C., Truong, A., Goodkin, D., Knodel, J., and Friedman, J. (1999). “Vietnam Elderly Admist Transformations of Social Welfare Policy”. Population Study Center, Research Reports No.99-436, University of Michigan. Drouin, A., Pierre P., Gylles B., Michael C., Warren R. McGillivray, Michel B., and Hernando P. M. (2002). “Actuarial Practice in Social Security”. International Labor Organization (ILO), and International Social Security Association (ISSA). Estelle, James. (1998). “Social Security Reform-Lessons from Other Nations”. Heritage Foundation. Faruquee, H., Muhleisen, M. (2001). “Population Aging in Japan: Demographic Shock and Fiscal Sustainability”. Research and Asia and Pacific Departments, Working Paper WP/01/40, IMF. Feldstein, M. (1998). “A New Era of Social Security” in The Public Interest No.130, Winter 1998: Financing Our Old Age. Friedman, B., Estelle James, Kane, C., and Queisser, M. (1996). “How Can China Provide Income Security for Its Rapidly Aging Population?”. Policy Research Working Paper No.1674, Policy Research Department, Poverty and Human Resources Division, the World Bank. Gokhale, J. (1996). “Demographic Change, Generational Accounts, and National Saving in the United States”. Federal Reserve Bank of Cleveland, Working Paper No.9603, the U.S. ________. (1998). “Generational Equity and Sustainability in U.S Fiscal Policy”. Federal Reserve Bank of Cleveland, the U.S. Hagemann, R., and Nicolleti, G. (1989). “Aging Populations: Economic Effects and Implications for Public Finance”. Department of Economics and Statistics, the OECD. 25 Holzmann, R. (1997, 1998). “Financing the Transition to Multi-pillar”. Department of Education and Social Policy, the World Bank. Holzmann, R; Palacios, R., and Zvinienne, A. (2001). “Implicit Pension Debt: Issues, Measurement, and Scope in International Perspective”. Social Protection, Human Development Department, the World Bank. Holzmann, R., Stiglitz, J.E (Eds). (2001). “New Ideas about Old Age Security: Toward Sustainable Pension Systems in the 21st Century”. The International Bank for Reconstruction and Development (IBRD), the World Bank. International Labor Organization. (1997). “ILO Social Budgeting Model (ILO- SOCBUD): A Technical Guide”, Geneva. ________. (1997, 2002). “ILO Population Projection Model (ILO-POP): A Technical Guide”, Geneva. ________. (1998). “Vietnam: Report to the Government on Social Protection Development and Training-Actuarial Valuation of the Vietnam Social Security Scheme”, VIE24V3.598, Geneva. ________. (1998). “Internal Guidelines for Actuarial Analysis of a National Social Security Pension Scheme”. International Financial and Actuarial Service ILO FACTS, Social Security Department, Geneva. International Monetary Fund (IMF). (Various years). “Vietnam: Selected Issues, IMF Country Report”. The IMF. Iyer, S. (1999). “Actuarial Mathematics of Social Security Pensions”. International Labor Organization (ILO), and International Social Security Association (ISSA). Kotlikoff, L, J., and Leibfritz, W. (1998). “An International Comparison of Generational Accounts”. NBER Working Paper Series No. 6447. Kunieda, S., (2002). “Japanese Pension Reform: Can We Get Out of Inter-generational Exploitation?” in Pension Reforms in Asian Countries, Proceedings of the International Symposium, Hitotsubashi University, Japan. p.23-63. Noord, P., and Herd, R. (1993). “Pension Liabilities in Seven Major Economies”. Economics Department Working Paper No. 142, the OECD. Paris. Oshio, T. (2002). “Net Pension Liabilities, Inter-generational Equity, and Pension Reforms”. Tokyo Gakugei University, 2002. Socialist Republic of Vietnam. (2002). “Labor Code: Amended and Supplemented in 2002”, Labor and Social Affairs Publishing House, Hanoi, Vietnam. Takayama, N., Kitamura, Y., and Yoshida, H. (1998). “Generational Accounting in Japan”. Institute for Monetary and Economic Studies (IMES) Discussion Paper Series No. 98-E-1, Bank of Japan. World Bank. (1994). “Averting the Old-Age Crisis: Policies to Protect the Old and Promote Growth”, the World Bank, Washington, D.C. 26 Tiếng Việt Tổng cục Thống kê. (nhiều năm). “Niên giám thống kê”. Việt nam. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. (1993). “Một số vấn đề về chính sách bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay”. Đề tài cấp Nhà nước, mã số KX.04.05, Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội, Bộ LĐ, TB và XH, Việt nam. ________. (1993-2000). “Niên giám thống kê lao động, thương binh và xã hội”, Hà nội, Việt nam. ________. (1997). “Cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện chế độ, chính sách đối với người về hưu. Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội, Bộ LĐ, TB và XH, Việt nam. ________. (1999). “Báo cáo đánh giá thực trạng bảo hiểm xã hội ở Việt nam”. Vụ Bảo hiểm Xã hội, Bộ LĐ, TB và XH, Việt nam. ________ và Tổ chức Lao động quốc tế. (2001). “Cải cách bảo hiểm xã hội ở Việt nam: tham luận về sự giám sát và quản lý). Văn phòng Quốc hội. (2003). “Nghị định 218-CP ngày 27/12/1961 về ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức nhà nước”. ________. (2003). “Nghị định của Hội đồng Chính phủ số 39-CP ngày 22/3/1962 về nội dung thu, chi Quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước”. ________. (2003). “Nghị quyết của Tổng Công đoàn số 6-NQ-TCD ngày 21/2/1981 về Điều lệ quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội”. ________. (2003). “Nghị định số 43-CP của Chính phủ về Quy định tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội”. ________. (2003). “Nghị định 12/CP của Chính phủ ngày 26/1/1995 về chế độ bảo hiểm xã hội mới”. ________. (2003). ”Nghị định của Chính phủ số 93/1998/ND-CP về sửa đổi và bổ sung các điều khoản trong Quy định về bảo hiểm xã hội ban hành trong Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995”. Bảo hiểm Xã hội Việt nam. (2000). “Số liệu thống kê về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội giai đoạn 1995-1999”, Hà nội, Việt nam. 27 Phụ lục 1 Bảng sống của người Việt nam theo lứa tuổi và giới tính, năm 1999 Nam giới Nữ giới Tuổi 5mx 5qx lx e0x 5mx 5qx lx e0x 0 0.0290 0.0283 100,000 64.65 0.0218 0.0214 100,000 68.64 1 0.0029 0.0115 97,174 65.52 0.0026 0.0103 97,862 69.13 5 0.0010 0.0052 96,052 62.27 0.0006 0.0032 96,856 65.84 10 0.0008 0.0041 95,555 57.58 0.0005 0.0026 96,550 61.04 15 0.0014 0.0068 95,159 52.81 0.0010 0.0048 96,298 56.19 20 0.0018 0.0089 94,515 48.15 0.0013 0.0066 95,839 51.54 25 0.0017 0.0087 93,679 43.56 0.0012 0.0062 95,209 46.77 30 0.0024 0.0120 92,863 38.92 0.0015 0.0077 94,617 42.05 35 0.0030 0.0149 91,749 34.36 0.0018 0.0090 93,892 37.35 40 0.0042 0.0210 90,384 29.84 0.0027 0.0133 93,046 32.67 45 0.0068 0.0333 88,487 25.43 0.0043 0.0215 91,807 28.08 50 0.0112 0.0546 85,539 21.22 0.0073 0.0357 89,836 23.64 55 0.0185 0.0884 80,871 17.30 0.0120 0.0581 86,626 19.42 60 0.0316 0.1464 73,724 13.74 0.0215 0.1020 81,591 15.47 65 0.0511 0.2265 62,928 10.66 0.0372 0.1700 73,265 11.94 70 0.0827 0.3426 48,676 8.05 0.0671 0.2873 60,811 8.87 75 0.1322 0.4968 32,000 5.95 0.1138 0.4429 43,338 6.44 80 0.2039 0.6754 16,101 4.35 0.1881 0.6398 24,145 4.57 85+ 0.3119 1 5,227 3.21 0.0370 1 8,698 3.26 Lưu ý: 5mx là tỷ lệ chết trung bình của khoảng tuổi (x, x+5); 5qx là xác suất chết của một người ở độ tuổi x trước khi bước qua lứa tuổi (x, x+5). lx là số người còn sống ở tuổi x trong bảng sống tính theo 100,000 dân; và e0x là tuổi thọ của độ tuổi x. Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới (2000) 28 Phụ lục 2 Phương pháp dự báo số người của hệ thống sau năm 1995 Những công thức sau đây thể hiện xác suất chuyển hoá trong 1 năm của người tham gia hệ thống hưu trí theo lứa tuổi và giới tính dựa trên các quy tắc cộng và nhân xác suất. Mỗi sự chuyển hoá được thực hiện vào cuối mỗi năm. Với giả định chung về xác suất cho mỗi lứa tuổi thì xác suất này có tác động đến trạng thái chuyển hoá của người đang đóng góp cho hệ thống, người về hưu và người mất sức lao động [trong các công thức (3), (4), (6) và (8)] được coi là xảy ra vào thời điểm cuối của 6 tháng. (1) Tiếp tục đóng góp: )1)(1( 1**)( +−−−= xxaxaax riqp (2) Chuyển thành người về hưu: 1**)( )1( +−−= xxaxarx riqp (3) Chuyển thành mức sức lao động: )5.01(*)( ixxaix qip −= (4) Chuyển thành ông/bà goá: )](5.01[ **5.0*)1( xx y w yx a x aw x hqwqq +−= + (5) Tiếp tục là người nghỉ hưu: pxrrx qp −= 1)( (6) Người nghỉ hưu chuyển thành ông/bà goá: )](5.01[ **5.0)( xx y w yx p x rw x hqwqq +−= + (7) Tiếp tục hưởng chế độ mất sức: ixiix qp −= 1)( (8) Từ chế độ mất sức thành ông/bà goá: )](5.01[ **5.0)( xx y w yx i x iw x hqwqq +−= + (9) Tiếp tục là ông/bà goá: xwxwwx hqp **)( 1 −−= (ông/bà goá ở đây thực chất là những người nhận chế độ tử tuất của vợ hoặc chồng) trong đó: • rxbl ax ≤≤},{ , với b là độ tuổi về hưu trẻ nhất và r là độ tuổi về hưu cao nhất. Cách này chỉ dùng cho tính toán số người chết hoặc mất sức lao động. Tỷ lệ đi kèm trong dự báo này là * axq (tỷ lệ chết) và xi* (tỷ lệ mất sức lao động). Rx thể hiện tỷ lệ người nghỉ hưu ở độ tuổi x. 29 • Bảng sống cho mất sức lao động wxbl ix ≤≤},{ và gắn liền với nó là tỷ lệ chết theo độ tuổi và giới tính tương ứng ixq . • Bảng sống cho người về hưu wxrl px ≤≤*},{ (với r* là tuổi về hưu thấp nhất), và tỷ lệ chết theo độ tuổi và giới tính tương ứng pxq . • Đối với người nhận tử tuất (ông/bà goá), wyyl wx ≤≤*},{ (với y* là tuổi nhận tử tuất thấp nhất), và tỷ lệ giảm số người nhận tử tuất là wyq* (tỷ lệ chết), và yh* (tái hôn). • Số trẻ em phụ thuộc, *0},{ zzl oz ≤≤ với z* là giới hạn tuổi mà trẻ em nhận được trợ cấp, và gắn liền với biến số này là tỷ lệ giảm số trẻ em nhận trợ cấp là 0zq . • wx là tỷ lệ người đã kết hôn trong số những người chết ở độ tuổi x. • yx là tuổi trung bình của vợ hoặc chồng những người chết ở độ tuổi x. • nx số con trung bình của người chết ở độ tuổi x. • zx tuổi trung bình của những đứa con nêu trên. Nguồn: Iyer (1999)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHỆ THỐNG HƯU TRÍ VIỆT NAM- Hiện trạng và những thách thức trong điều kiện dân số già hoá.pdf
Luận văn liên quan