- Được phép khai thácnhững cây dưthừa ởcấp dường kính nhỏnếu có nhu cầu sử
dụng.
- Được phép tận thu cây chết khô, cây ngả đổ, gỗkhô lục và các sản phẩm ngoài
gỗ.
-Cùng với khai thác tiến hành chặt vàtận dụngnhững cây bịsâubệnh,cong queo,
cụt ngọn; cây không cógiá trịchùm tán, chè nép cây tái sinh, cây cho gỗ tốt; cây
không có giá trị ở nơi qúa dầy.
-Phát luỗng dây leo bụi rậm không có giá trịsửdụng. Khi tiến hành công việc này
cần chú ý bảo vệ cây tái sinh.
18 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2681 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống lâm sinh cho quản lí rừng bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG LÂM SINH CHO
QUẢN LÍ RỪNG BỀN VỮNG
Báo cáo tư vấn cho SFDP Sông Đà
Ts. Nguyễn Hồng Quân
Tháng 08 -2004
MỤC LỤC
Mở đầu............................................................................................................................3
1. Một số thảo luận về cấu trúc chuẩn..........................................................................4
1.1 Khái niệm về cấu trúc lý tưởng ...........................................................................4
1.2 Phương pháp xác định cấu trúc chuẩn : .............................................................5
1.3. Một số điểm chú ý khi điều tiết rừng theo cấu trúc chuẩn...............................5
1.4 Đánh giá các kết quả xây dựng mô hình lý tưởng (MHLT). ................................6
1.4.1 Mô hình lý tưởng tại Gia Lai do Philipp Roth xây dựng ..............................6
1.4.2 Mô hình xây dựng ở Đắc Lắc. .....................................................................8
1.4.3 Mô hình xây dựng ở dự án SFDP ...............................................................9
1.4.4 Xây dựng mô hình mẫu cho cộng đồng trên phạm vi toàn quốc.................9
1.4.5 Về phương pháp đo đếm, đánh giá tài nguyên rừng. ...............................10
1.4.6 Kết luận và kiến nghị. ................................................................................11
2. Một số đề xuất..........................................................................................................12
2.1. Về xây dựng mô hình lý tưởng. ..........................................................................12
2.2. Về chuyển cây đo theo đường kính sang tính bằng m3. ....................................13
SFDP – Báo cáo tư vấn trong nước số 21
- 2 -
Mở đầu
Cho đến nay, phương pháp điều tra đánh giá tài nguyên rừng và lập kế hoạch quản lý
sử dụng rừng cho cộng đồng còn ít được quan tâm. Có thể nói dự án Lâm nghiệp xã
hội sông Đà (LNXHSĐ) là dự án đầu tiên quan tâm đến vấn đề này, đây là điều rất
đáng hoan nghênh, vì nó có liên quan đến quyền hưởng lợi của người dân và liên
quan đến quản lý rừng bền vững. Làm sao để người dân có thể sử dụng rừng một
cách hợp lý, bảo đảm phục vụ cho nhu cầu đời sống của họ một cách lâu dài liên tục
và hiệu quả nhất.
Như chúng ta đã biết, việc thống kê tài nguyên rừng một cách chính xác là hết sức
khó và là một việc làm rất tốn kém, cần tìm những phương pháp hợp lý vừa bảo đảm
độ chính xác tối thiểu vừa đơn giản, dễ áp dụng với kinh phí có thể chấp nhận. Chuyên
gia của dự LNXHSĐ đã đưa ra phương pháp điều tra thống kê tài nguyên rừng có thể
chấp nhận với một vài bổ sung nhỏ (đã được trình bầy trong các báo cáo tư vấn trước
đây).
Tuy nhiên, việc lập kế hoạch quản lý sử dụng còn là vấn đề cần được thảo luận,
trong đó nổi cộm nhất là xác định cấu trúc lý tưởng (mô hìmh lý tưởng hay cấu trúc
chuẩn) để làm cơ sở cho việc xác định lượng khai thác cũng như các cấp kính cần
khai thác và các cấp kính không nên khai thác. Đây chính là yêu cầu của dự án đối với
đợt tư vấn lần này, nhằm tạo ra một cái nền để chúng ta thảo luận.
SFDP – Báo cáo tư vấn trong nước số 21
- 3 -
1. Một số thảo luận về cấu trúc chuẩn
1.1 Khái niệm về cấu trúc lý tưởng
Trong các tài liệu hướng dẫn có đề cập đến cấu trúc lý tưởng (cấu trúc chuẩn, cấu
trúc mong muốn) nhưng không đưa ra một định nghĩa nào về vấn đề này. Vì vậy trước
hết cần xác định cấu trúc lý tưởng là gì và bản chất của nó như thế nào? Có như vậy
mới có cơ sở để vận dụng vào quản lý rừng cộng đồng.
Mục đích chính đối với dinh doanh rừng là nhằm sản xuất ra gỗ. Rừng có thể coi như
một tư liệu sản xuất, một nhà máy sản xuất gỗ (nhà máy sinh học), cây rừng là những
cỗ máy sản xuất gỗ, nhưng nó khác với các máy công cụ ở chỗ, khi nó không duy trì
được khả năng sản xuất gỗ nữa (năng suất bắt đầu suy giảm) thì nó được khai thác và
trở thành sản phẩm, còn các máy công cụ thì được thanh lý thay bằng những máy
mới.
Khi coi rừng là một nhà máy sản xuất gỗ thì nó đạt trạng thái chuẩn khi nó có năng
suất cao nhất. Như vậy, có thể định nghĩa cấu trúc lý tưởng như sau :
Cấu trúc rừng lý tưởng là cấu trúc mà ở trạng thái đó rừng đạt năng suất gỗ cao nhất
hay nói cách khác là tăng trưởng rừng về thể tích đạt cao nhất.
Trong lâm phần không đồng tuổi (chặt chọn), năng suất rừng phụ thuộc vào thể tích
và cấu trúc số cây theo cấp kính. Vì vậy khi xác định cấu trúc chuẩn phải xác định
được cấu trúc số cây theo cấp kính chuẩn và xác định thể tích hay trữ lượng chuẩn
trên 1 ha. Cả hai yếu tố này đều là cái đích mà quản lý kinh doanh rừng phải đạt tới .
Trong lâm phần chặt chọn, phân bố số cây theo cấp đường kính là một phân bố giảm,
theo cấp số nhân Liocourt, cụ thể :
A A A A
A ;
q
;
q2
;
q3
;
qm-1
Trong đó :
A : là số lượng cây ở cấp đường kính đầu tiên (nhỏ nhất đưa vào đo đếm thống kê).
q : là số công bội
m : là số cấp đường kính
m = Dmax - D min + 1
i
D max : là cấp đường kính lớn nhất
D min : là cấp đường kính nhỏ nhất
i là độ lớn của cấp đường kính (cự ly giữa các cấp)
Các nhân tố A và q xác định cho từng kiểu rừng và cho từng cấp đất.
SFDP – Báo cáo tư vấn trong nước số 21
- 4 -
Sau này cấp số nhân Liocourt ít được sử dụng, thay vào đó người ta sử dụng các hàm
phân bố như hàm Meyer, Shumarkher, Veibull, có khả năng hiển thị tốt hơn cấu trúc
N/D, đặc biệt đối với rừng nhiệt đới hỗn loài với nhiều loài cây (ở các nước ôn đới
rừng không đồng tuổi hỗn loài chỉ gồm 2-3 loài cây, của Việt nam từ 50-70 loài ).
Qua phân tích trên cho thấy , cấu trúc chuẩn phải xác định cho từng kiểu rừng và cho
từng cấp đất.
1.2 Phương pháp xác định cấu trúc chuẩn :
Phương pháp xác định cấu trúc chuẩn chính xác nhất là phương pháp thực nghiệm và
trong điều chế rừng người ta gọi là phương pháp kiểm tra (phương pháp chuẩn hoá
tăng trưởng vốn sản xuất) của H. Biolley.
Cách thức tiến hành của phương pháp này là người ta tiến hành đặt các ô định vị có
diện tích lớn trong rừng và tiến hành khai thác trong 3-4 giai đoạn (mỗi giai đoạn 6-7
năm) và tiến hành đo đếm xác định được tăng trưởng rừng đạt lớn nhất tương ứng với
một trữ lượng và một cấu trúc đường kính nào đó và coi trữ lượng và cấu trúc đó là
trữ lượng và cấu trúc chuẩn.
Phương pháp kiểm tra và phương pháp điều tiết rừng theo cấu trúc chuẩn đòi hỏi trình
độ kinh doanh rừng cao. Nó được áp dụng thành công ở một số nước như Thuỵ sỹ,
Đức, Pháp. Đối với rừng nhiệt đới, do sự phức tạp của nó về cấu trúc, đặc biệt là tổ
thành loài vừa phong phú lại vừa thay đổi từ lô này sang lô khác, mặt khác do trình độ
kinh doanh hạn chế của những nước này mà hầu như chưa được áp dụng.
- Phương pháp kiểm tra đòi hỏi thời gian kéo dài.
Để khắc phục nhược điểm này người ta có thể lựa chọn một số lâm phần tương đối
tốt, tiến hành đo đếm và sử dụng cấp số nhân liocourt hoặc các hàm phân bố để xác
định cấu trúc và coi nó như cấu trúc chuẩn.
1.3. Một số điểm chú ý khi điều tiết rừng theo cấu trúc chuẩn.
Như đã trình bày ở trên, có hai yếu tố để xác định một lâm phần chuẩn là trữ
lượng/1ha và cấu trúc số cây theo cấp đường kính. Trong đó yếu tố M/ha là rất quan
trọng và dễ điều tiết, chỉ cần khai thác dưới mức tăng trưởng để đưa một rừng nghèo
về trữ lượng chuẩn và khai thác trên mức tăng trưởng để đưa một rừng quá giàu về
trữ lượng chuẩn.
Phân bố số cây theo cấp kính rất khó điều tiết vì trong rừng nhiệt đới khi khai thác
người ta chỉ chặt những cây đạt cấp kính khai thác, hoặc chặt loại một số cây sâu
bệnh, cụt ngọn, cây phi mục đích. Nhưng không thể chặt những cây có giá trị kinh tế ở
cấp kính dư thừa vì cây còn nhỏ (nếu như không có mục đích sử dụng gỗ nhỏ tương
đương với cấp kính này), và đồng thời cũng không thể bù đắp ngay số cây còn thiếu
trong một số cấp kính nào đó . Vì vậy cần lưu ý một số điểm sau :
SFDP – Báo cáo tư vấn trong nước số 21
- 5 -
- Cấu trúc chuẩn chỉ mang tính định hướng để bảo đảm các thế hệ cây có sự kế tiếp
nhau và trong quá trình kinh doanh chỉ nên khai thác vào các cấp dư thừa nếu cấp
kính đó có yêu cầu sử dụng và không nên khai thác vào các cấp kính thiếu hụt cây,
đặc biệt tránh khai thác quá mức vào một cấp kính nào đó , qua đó bảo đảm quản
lý kinh doanh rừng bền vững.
- Việc điều tiết số cây không phải hoàn thành ngay trong một lần chặt.
- Có thể sử dụng số cây dư thừa ở cấp kính liền kề để bù đắp cho các cấp kính bị
thiếu hụt.
1.4 Đánh giá các kết quả xây dựng mô hình lý tưởng (MHLT).
1.4.1 Mô hình lý tưởng tại Gia Lai do Philipp Roth xây dựng .
Ơ Gia lai Philipp Roth đã xây dựng MHLT cho rừng khộp và rừng thường xanh.
1) Nhận xét chung cho cả hai đối tượng.
- Tác giả đã không đưa ra cách chọn đối tượng rừng (coi như nó là rừng lý tưởng)
để tiến hành đo đếm, xây dựng cấu trúc lý tưởng, vì vậy không biết rừng lựa chọn
cũng như cấu trúc lựa chọn đã là lý tưởng chưa.
- Số ô mẫu còn quá ít (3 ô đối với rừng khộp, 4 ô đối với rừng thường xanh), theo
toán học thống kê không bảo đảm độ tin cậy .
- Diện tích ô mẫu 10 x 30m = 300m2 là quá nhỏ để nhiên cứu cấu trúc số cây theo
cây theo cấp đường kính, nhất là đối với rừng tự nhiên nhiệt đới có độ đồng đều
thấp. Theo các tài liệu kinh điển thì các ô mẫu phải có diện tích là 1ha.
Mặc dầu các ô mẫu này được đặt 3-4 ô liền kề nhau thì diện tích cũng chỉ đạt
900m2 hay 1200m2 và lúc đó chỉ được tính là 1 ô cho một đối tượng.
- Việc điều chỉnh cấp đường kính cho phù hợp với thời gian (kế hoạch 5 năm) để
cây chuyển từ cấp đường kính này sang cấp đường kính khác là không hợp lý vì ở
cấp kính nhỏ thời gian chuyển cấp dài hơn so với cấp dường kính lớn.
2) Đối với rừng khộp.
- Rừng khộp có sự phân biệt rõ nét về sinh trưởng, về trữ lượng bình quân trên ha
giữa chân, sườn, đỉnh; giữa nơi dốc và nơi bằng; giữa nơi bị ngập úng trong mùa
mưa và nơi thoát nước, nghĩa là phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện lập địa. Vì vậy,
việc xây dựng một mô hình lý tưởng chung cho toàn bộ rừng khộp là không hợp lý.
- Việc chuỷên cấp đường kính tương ứng với thời gian chuyển từ cấp đường kính
này sang cấp đường kính khác là một ý tưởng tốt, song vẫn còn nghi ngờ đối với
các số liệu tăng trưởng đường kính. Theo Viện điều tra Quy hoạch rừng thì tăng
trưởng đường kính chỉ đạt bình quân 0,37 cm/năm, còn theo chuên gia là
0.7cm/năm, trong khi đó lại chấp nhận tăng trưởng của rừng thường xanh là
0,6cm/năm.
SFDP – Báo cáo tư vấn trong nước số 21
- 6 -
Đối với rừng thường xanh số liệu này là phù hợp, nhưng rừng khộp có điều kiện lập
địa xấu hơn nên tăng trưởng phải thấp hơn rừng thường xanh.
Khi nghiên cứu về rừng khộp, tôi có kiểm tra một số gốc chặt những cây trong rừng
khộp và thấy con số 0.37 cm/năm là phù hợp hơn.
Sai lệch này có thể là do cây giải tích đã chọn ở những nơi đất tốt, gần các khe hay
gần bờ suối.
- Mô hình rừng lý tưởng có tổng tiết diện ngang ( G) là 28m2/ha, con số này quá lớn,
quá lý tưởng, rất ít rừng khộp có thể đạt được tổng tiết diện ngang này. Nhận xét
này được rút ra từ những ngiên cứu của bản thân, từ nghiên cứu của viện Điều tra
QHR, đặc biệt của T.S . Hoàng Sĩ động và từ các tài liệu thiết kế khai thác nhiều
năm. Theo các tài liệu này, ở những lập địa tốt tổng tiết diện ngang thường là 18-
22 m2/ha.
- Về tổng số cây trên ha, chỉ tính riêng cây từ 9,5cm trở lên có tới 980 cây/ha là quá
lớn. Cụ thể như sau:
Cấp đường kính: 0-5,9 6-9,49 9,5-12,9 13-16,49 16,5-19,9 20-23,49 23,5-26,9 >26,9
Số cây thực: 1133 500 200 283 217 83 100 33
Số cây lý tưởng: 1200 500 300 220 150 120 100 90
Tổng diện ngang: 0,85 2,36 2,98 3,76 3,92 4,46 5,01 5,15
(m2/ha) tổng cộng 28,49 m2/ha
Những sai sót này có thể là do số lượng ô nghiên cứu quá ít và quá nhỏ và được
lập ở những khu rừng không đại diện cho rừng khộp.
3) Đối với rừng thường xanh.
- Rừng thường xanh chia ra nhiều nhóm kiểu chính:
+ Nhóm kiểu II: Rừng phục hồi cây tiên phong có đường kính nhỏ.
+ Nhóm kiểu III: Kiểu rừng thứ sinh đã bị tác động.
+ Nhóm kiểu IV: Rừng nguyến sinh hoặc thứ sinh thành thục.
Mỗi nhóm kiểu rừng có một kiểu cấu trúc khác nhau, đòi hỏi điều tiết khác nhau, vì
vậy không thể xây dựng một mô hình lý tưởng chung cho các nhóm kiểu này. Ví dụ,
một hộ dân nhận được một lô rừng non người ta không thể lấy mô hình lý tưởng của
rừng thứ sinh đã bị tác động để làm mẫu chuẩn cần phải đạt đến.
- Từ tổng tiết diện ngang của các ô mẫu là 29,4m2/ha, chuyên gia lại nâng lên 35
m2/ha cho mô hình mẫu lý tưởng với lý do là do trong ô mẫu có cây bị khai thác,
nhưng cơ sở nào để tăng thêm 5,6m. Nhìn chung, tổng tiết diện ngang này quá
cao ít có trong thực tế, chỉ phù hợp với nơi đât tốt hoặc đòi hỏi thời gian rất dài mới
có thể đạt được.
SFDP – Báo cáo tư vấn trong nước số 21
- 7 -
Có sự sai khác quá lớn giữa số cây thực tế đo đếm được ở các ô tiêu chuẩn với số
cây lý thuyết của mô hình mẫu , cụ thể:
Cấp kính: 0-5,9 6-8,9 9-11,9 12-14,9 15-18,9 19-23,9 24-29,9 >29,9
Số cây thực tế 917 317 267 125 150 158 133 50
Số cây lý tưởng 1500 600 300 220 170 150 130 110
Tổng diện ngang: 1,06 2,65 2,60 3,15 3,86 5,45 7,44 8,85
(mm2/ha) tổng tiết diện ngang 35,05 m2/ha
- Về tổng số cây trên ha của mô hình lý tưởng, chỉ tính cây có đường kính từ 9cm trở
lên, đã có tới 1080 cây/ha là quá lớn.
1.4.2 Mô hình xây dựng ở Đắc Lắc.
Tại Đắc Lắc tiến hành xây dựng 2 mô hình rừng lý tưởng cho rừng khộp và rừng
nửa rụng lá. Về phương pháp vẫn có những tồn tại như ở Gia lai, Như diện tích ô nhỏ,
số luợng ô ít, không lập mô hình mẫu theo cấp đất hay theo kiểu rừng, chọn nơi rừng
quá tốt.
1) Đối với rừng khộp:
- Đối tượng rừng chọn chưa hoàn toàn đúng vì trong rừng khộp điển hình không có
cây dầu rái. Dầu rái chỉ mọc ở dọc các khe hay dọc suối, nơi đất còn ẩm, không
phổ biến trong rừng khộp, ngay cả cây căm xe cũng chỉ mọc lác đác trong rừng
khộp, không bao giờ chiếm tổ tành chính.
- Tăng trưởng đường kính chấp nhận 0,6cm/ năm (như đã trình bầy ở trên) là quá
cao.
Tuy rằng đã dựa vào 320 cây giải tích để tính toán, song những cây giải tích này
thuộc loài nào, được lựa chọn trong điều kiện lập địa nào, là cây trung bình hay cây
ưu thế... cần dược thuyết minh thêm.
- Tổng tiết diện ngang của mô hình lý tưởng là 25 m2/ha là cao (như đã trình bầy ở
trên).
- Số cây có đường kính từ 9cm trở lên/ha là 930 cây/ha là quá cao, điều này may ra
có thể có ở rừng non mới phục hồi thuộc nhóm kiểu rừng loại II. Cụ thể như sau:
Cấp đường kính: 0-6 6-9 9-12 12-15 15-18 18-21 21-24 24-27 >27
Số cây lý tưởng: 1000 500 300 200 130 90 80 70 60
SFDP – Báo cáo tư vấn trong nước số 21
- 8 -
2) Đối với rừng nửa rụng lá
- Mô hình rừng chuẩn có tổng tiết diện ngang là 45m2/ha, điều này quá kỳ diệu,
thường chỉ thấy trong các kiểu rừng loại IV, rất ít có trong thực tế.
- Số cây có đường kính từ 9cm trở lên/ha là 1800cây/ha. Điều này không thể có
được. Cụ thể:
Cấp đường kính: 6-9 9-12 12-15 15-18 18-21 21-24 24-27 27-30 >30
Số cây lý tưởng: 900 600 400 260 180 120 90 80 70
1.4.3 Mô hình xây dựng ở dự án SFDP (đã đóng góp ý kiến trong hai lần tư vấn
trước). Nhìn chung về quan điểm và phương pháp không khác so với Gia Lai và
Đắc Lắc.
1.4.4 Xây dựng mô hình mẫu cho cộng đồng trên phạm vi toàn quốc.
Để xây dựng mô hình mẫu trên phạm vi toàn quốc cần tiến hành như sau:
- Thống nhất về quan điểm.
- Thống nhất về phương pháp tiến hành.
- Mô hình mẫu được xây dựng cho tất cả các vùng có rừng tự nhiên và có các cộng
đồng dân cư sinh sống, trước mắt là các tỉnh có giao rừng tự nhiên như Dắc Lắc,
gia Lai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình Thanh Hoá...). Các tỉnh chưa giao
rừng tự nhiên sẽ tiến hành sau.
- Mô hình mẫu tốt nhất được xây dựng cho từng tỉnh nhưng nếu không có điều kiện
thì xây dựng cho từng vùng sinh thái hoặc chung cho các vùng sinh thái có điều
kiện giống nhau, cụ thể:
+ Vùng Tây Bắc.
+ Vùng Trung Tâm Bắc Bộ và vùng Đông Bắc.
+ Vùng Bắc Trung Bộ.
+ Vùng Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Khi có diều kiện sẽ xây dụng riêng cho từng vùng và thâm chí cho từng tỉnh.
- Về đối tượng rừng:
+ Theo kiểu rừng: xây dựng cho 4 kiểu rừng chính:
• Rừng thường xanh (có ở tất cả các vùng, các tỉnh có rừng tự nhiên).
• Rừng rụng lá (rừng khộp) chỉ có ở một số tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Bình Thuận,
Ninh Thuận thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
SFDP – Báo cáo tư vấn trong nước số 21
- 9 -
• Rừng nửa rụng lá cũng có ở hai vùng nói trên.
• Rừng thông tự nhiên ở các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh thuộc vùng Duyên Hải
Nam Trung Bộ như Khánh Hoà, Quảng Ngãi.
+ Theo nguồn gốc và theo mức độ giàu nghèo.
• Đối với rừng thường xanh và nửa rụng lá, nếu không có điều kiện tiến hành xây
dựng mô hình mẫu cho nhóm kiểu rừng (nhóm kiểu II, III, IV), nếu có điều kiện tiến
hành xây dựng cho các kiểu trong từng nhóm kiểu.
• Đối với rừng rụng lá và rừng thông, mô hình mẫu được xây dựng cho kiểu rừng
loại II, còn các kiểu khác xây dựng theo cấp đất.
1.4.5 Về phương pháp đo đếm, đánh giá tài nguyên rừng.
Phần này được đánh gía kỹ trong hai lần tư vấn trước đây, nay bổ sung thêm môt
số điểm sau:
- Về quan điểm, thống nhất với quan điểm là phương pháp phải đơn giản, dễ áp
dụng, ít tốn kém nhưng đừng quên là phải bảo đảm độ chính xác tối thiểu có thể
chấp nhận được. Vì nếu sai số quá lớn thì tất cả việc làm, dù là ít tốn kém cũng trở
nên vô dụng và lại trở thành tốn kém hơn.
- Về khoanh lô:
Diện tích lô trên 50 ha, thậm chí đến 200 ha là quá lớn, không bảo đảm sự đồng
nhất trong lô, sẽ dẫn đến việc đo đếm, đánh giá tài nguyên rừng không chính xác
và xác định các biện pháp tác động không hợp lý. Trong trường hợp này không thể
đề xuất một biện pháp tác động chung cho toàn lô rừng được. Diện tích lô lớn còn
gây khó khăn cho việc quản lý trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Qua thực tế cho thấy đa số các lô có diện tích 25-30 ha, vì vậy nên lấy diện tích lô
tối đa là 50 ha. Đối với các lô có dịên tích trên 50 ha nên chia nhỏ ra để khắc phục
các nhược điểm trình bầy ở trên.
- Về diện tích ô đo đếm:
Diện tích ô đo đếm 10x10 m = 100 m2 là quá nhỏ, không đạt 30 cây/ô. Ví dụ khu
rừng có 700 cây/ha thì ô mẫu chỉ có khoảng 7 cây/ô, như vậy là quá ít. Trong quy trình
điều tra quy hoạch, quy định diện tích ô mẫu là 500 m2 cho việc đánh giá trữ lượng
rừng.
Đối với rừng cộng đồng, diện tích ô tối thiểu nên là 300 m2.
- Về tỷ lệ đo đếm:
Chuyên gia đưa ra tỷ lệ đo đếm sau:
SFDP – Báo cáo tư vấn trong nước số 21
- 10 -
Diện tích lô rừng (ha) Số ô mẫu(10x10m) Tỷ lệ đo đếm %
Dưới 4ha ít nhất 2 1,0
4-10 “ 5 0,7
10-30 “ 10 0,5
30- 70 “ 25 0,5
70-120 “ 35 0,37
120-200 “ 50 0,31
>200 “ 80 0,28
Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ đo đếm quá thấp, biên độ của một cấp diện tích lô quá
lớn sẽ có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ đo đếm giữa lô đầu cấp và lô cuối cấp.
Từ nhận xét trên, đề xuất như sau:
Diện tích lô rừng (ha) Số ô mẫu(10x30m) Tỷ lệ đo đếm %
2,5-7,5 3 1,500
7,5-12,5 5 1,445
12,5-17,5 7 1,389
17,5-22,5 9 1,334
22,5-27,5 11 1,278
27,5-32,5 12 1.222
32,5-37,5 14 1,167
37,5-42,5 15 1,112
42,5-47,5 16 1,056
47,5-52,5 17 1,000
1.4.6 Kết luận và kiến nghị.
- Việc quản lý sử dụng rừng theo mẫu chuẩn (theo phân bố số cây lý tưởng) là rất
khó, đặc biệt đối với rừng nhiệt đới. Đây là phương pháp đòi hỏi trình độ kinh
doanh cao, hầu như các nước có rừng nhiệt đới chưa áp dụng. Ơ Việt Nam, Ngay
cả đối vơí các lâm trường cũng chưa có khả năng áp dụng phương pháp này.
- Việc đưa phương pháp này vào quản lý rừng cộng đồng là một ý tưởng tốt, nhưng
cần xem xét lại một cách nghiêm túc hơn về khái niệm, về phương pháp xây dựng,
về mức độ của cấu trúc lý tưởng (chọn đối tượng rừng; diện tích, số lượng ô mẫu,
xây dựng mô hình cấu trúc...). Mặt khác, cần phải đơn giản hoá sao cho dễ áp
dụng.
SFDP – Báo cáo tư vấn trong nước số 21
- 11 -
- Cần xem xét lại phương pháp điều tra thực địa để bảo đảm độ chính xác đạt yêu
cầu.
- Kiến nghị: Để giải quyết vấn đề này một cách chăc chắn hơn, nên tổ chức một
cuộc họp chuyên đề với sự tham gia của một số chuyên gia (khoảmg 10 người) am
hiểu sâu lĩnh vực này để thảo luận tất cả các mắc mứu nêu trên.
2. Một số đề xuất.
2.1. Về xây dựng mô hình lý tưởng.
- Về quan điểm :
+ Nên quan niệm rằng, rừng lý tưởng (xác định cho một loại rừng, cho một cấp đất
nào đó) là rừng mà đa số các khu rừng (thuộc loại rừng này, cấp đất này) đều có khả
năng đạt đến. Không phải rừng lý tưởng là một trạng thái quá cao xa mà chỉ có một vài
diện tích rừng có thể đạt đến, hoặc đòi hỏi thời gian quá dài mới đạt được. Ơ đây, còn
phải lưu ý thêm rằng, rừng giao cho cộng đồng thường là những rừng nghèo. Từ rừng
nghèo để tiến tới rừng lý tưởng như các chuyên gia đã xây dựng là cả một chuyện xa
vời.
Có thể lấy môt ví dụ để dễ hình dung: Nước Mỹ hay nước NHật có thể coi là những
mẫu chuẩn về phát triển kinh tế nhưng nhưn các mẫu chuẩn nay không thể áp dụng
ngay cho Việt Nam (tất nhiên có thể học được một số kinh nghiệm hay của họ) mà có
lẽ nên lấy một nước nào đó trong khu vực như Malaysia chẳng hạn, để làm cái mẫu
cần đạt tới trong giai đoạn hiện nay.
+ Không nên nghĩ rằng rừng có trữ lượng cao nhất là rừng lý tưởng, những rừng này
có thể là do quá lâu không bị tác động, có nhiều cây quá già, trữ lượng rừng đã vượt
quá mức lý tưởng, năng xuất rừng đã giảm từ lâu, điển hình nhất là kiểu rừng IVA.
- Một số ý tưởng về hướng giải quyết:
+ Trong từng loại rừng, từng cấp đất, nên chọn những khu rừng tốt nhưng tuơng đối
phổ biến để lập ô đo đếm, xây dựng mẫu chuẩn hoặc lấy rừng ở cấp tốt hơn liền kề để
làm mẫu chuẩn cho cấp dưới. Ví dụ, chọn rừng trung bình của IIIA2, tiến hành đo đếm,
xây dựng mẫu chuẩn cho rừng IIIA1, rừng trung bình của IIIA3 làm mẫu chuẩn cho
rừng IIIA2...
+ Diện tích ô đo đếm để xây dựng mẫu chuẩn là 1ha.
+ Số ô mẫu đo đếm là 3 ô.
+ Từ số liệu đo đếm xác định trữ lượng bình quân hoặc tổng tiết diện ngang bình
quân/ha coi đó là giá trị chuẩn.
+ Dùng các hàm phân bố để mô phỏng cấu trúc, chọn hàm phù hợp nhất, tính toán số
cây theo các cấp kính và coi đó là cấu trúc lý tưởng.
SFDP – Báo cáo tư vấn trong nước số 21
- 12 -
+ Nên giảm số cấp đường kính, khoảng 3-4 cấp để dễ dàng cho việc điều tiết cấu
trúc trong quá trình quản lý sử dụng rừng. Ví dụ, chỉ chia ra cấp dự trữ (từ 6-14,9cm),
kế cận (từ 15- 29,9cm) và thành thục (từ 30-45cm), phù hợp với yêu cầu sử dụng gỗ
của dân, chủ yếu khai thác cây trên 30cm. Vì như đã nói ở trên, có thể lấy số cây dư
thừa ở cấp liền kề bù cho số cây thiếu hụt của một cấp nào đó nên việc gộp cấp kính
không ảnh hưởng nhiều đến việc điều tiết về cấu trúc chuẩn.
+ Dựa vaò tăng trưởng đường kính, tính toán số cây có khẳ năng chuyển lên cấp trên
trong vòng 5 năm để định hướng cho việc điều tiết số cây về cấu trúc chuẩn.
Tất cả các vấn đề trên đây cần được thảo luận tại cuộc họp để lấy ý kiến của các
chuyên gia tư vấn.
2.2. Về chuyển cây đo theo đường kính sang tính bằng m3.
Để ngưòi dân có thể tham gia và để giảm giá thành khâu thống kê tài nguyên cần
đơn giản hoá việc đo đạc (chỉ đo đường kính bằng thước dây có mầu biểu thị chu vi
hay cấp kính, không đo chiều cao), đây là ý tưởng rất đúng cuả chuyên gia. Việc dùng
mầu sắc để thể hiện chu vi hay cấp đường kính là rất sáng tạo, thuận lợi và đơn giản
khi tiến hành trên hiện trưòng, người dân dễ dàng tham gia.
Việc lập kế hoạch sử dụng gỗ trong pham vi thôn bản có thể biểu thị bằng số cây
theo các cấp đường kính nhưng đối với cơ quan quản lý nhà nước (để báo cáo, để
phê duỵêt kế hoạch...) cần phải thông kê theo khối lượng (m3). Vì vậy, cần chuyển số
cây theo cấp kính sang m3.
Cần thống nhất với nhau rằng, khi chỉ đo đường kính ( không đo chiều cao) thì
không thể xác định thể tích thân cây một cách chính xác được, mặt khác việc khai thác
gỗ ở đây là nhằm phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng, họ không yêu cầu phải tính
toán chính xác theo khối lượng, còn đối với cơ quan quản lý nhà nước chỉ là vấn đề
tổng hợp, báo cáo, giải quyết chế độ chính sách nên có thể chấp nhận độ chính xác
không cao, tất nhiên nếu đạt độ chính xác càng cao càng tốt.
Trường hợp cộng đồng khai thác với mục đích thương mại thì phải thiết kế như
đối với các lâm trường, phải đo đếm cả chiều cao để tính toán chính xác khối lượng
khai thác.
Theo quan điểm trên có hai cách giải quyết, cụ thể như sau:
1) Dùng phương trình tương quan giữa chiều cao và đường kính đã được lập cho
các loài cây thuộc các vùng khác nhau, công bố trong cuốn Sổ tay điều tra quy
hoạch rừng, nhà xuất bản Nông nghiệp năm 1995 (trang 118-123). Cách tiến hành
như sau:
+ Phương trình có dạng:
lnH = lna + b.lnD
Trong đó:
H là chiều cao.
D là đường kính
a và b là các tham số của phương trình.
SFDP – Báo cáo tư vấn trong nước số 21
- 13 -
+ Các tham số a và b đã được xác định cho các loài cây ghi ở trong biểu.
+ Dùng D (trị số giữ của các cấp kính) đưa vào công thức để tính H. Có thể tinh sẵn
cho từng loài theo từng cấp kính.
+ Tính thể tích theo công thức:
V = G.H.f
Trong đó: f là hình số có thể lấy bằng 0,48.
2) Sử dụng biểu thể tích.
- Sử dụng biểu thể tích cây đứng hai nhân tố toàn quốc theo tổ hình dạng(trang 124-
141), biểu thể tích hai nhân tố rừng khộp Tây Nguyên (trang 152-154) được công
bố trong sách trên.
Về đường kính: dùng trị số giữa cấp của các cấp đường kính hay giá trị đường kính
đo được để tra biểu.
Về chiều cao: trong biểu, tương ứng với mỗi cấp đường kính chỉ có giá trị thể tích
của một số cấp chiều cao, ta sẽ tra thể tích ở cấp chiều cao bình quân. Ví dụ, trong
biểu thể tích toàn quốc, tổ hình dạng 1, ở cấp đường kính 16cm, có thể tích của các
cấp chiều cao 8-10-12-14-(16)-18-20-22-24m, trường hợp này (có số cấp chiều cao lẻ)
ta tra và lấy thể tích ở cấp giữa là 16 cm. Còn trong trường hợp có số cấp chiều cao
chẵn, ví dụ, ở cấp đường kính 8cm, có thể tích của các cấp chiều cao 6-8-(10)-(12)-
14-16m, trường hợp này ta tra và lấy thể tích bình quân của hai cấp chiều cao 10 và
12m.
- Sử dụng biểu thể tích theo cấp chiều cao: ở một số nơi có biểu thể tích theo cấp
chiều cao như Quảng Ninh, Hà Tĩnh-Quảng Bình, Sông Hiếu-Nghệ An (Trang142-
151 trong sách nói trên).Trường hợp này tra thể tích ở cấp chiểu cao giữa. Ví dụ,
biểu có 5 cấp chiều cao thì ta tra thể tích ở cấp chiều cao III; biểu có 7 cấp chiều
cao, tra thể tích ở cấp chiều cao IV.
3. Về chi phí điều tra và lập kế hoạch quản lý.
Ơ đây chỉ tính toán lại số công cần thiết cho điều tra tài nguyên rừng, từ số công
nhân với đơn giá ngày công ta sẽ có chi phí công cho việc điều tra. Các chi phí
khác chưa đủ cơ sở để xem xét lại, tạm thời chấp nhận theo dự án.
Về số công điều tra tài nguyên được dự tính cho một bản có diện tích rừng từ 160-
200 ha, được chia làm 6 lô, cụ thể như sau:
SFDP – Báo cáo tư vấn trong nước số 21
- 14 -
- Một nhóm làm việc gồm 2 cán bộ và 3 người dân, một ngày có khẳ năng đo đếm
được 4 ô mẫu (diện tích 10x30 m).
- Một bản có 6 lô, mỗi lô cần lập 12 ô mẫu, tổng cộng là 72 ô.
- Số này công của toàn nhóm sẽ là 18 công, tưong ứng số công cán bộ là 36 công
và số công của dân là 54 công.
Để xác định chính xác toàn bộ chi phí cho các khâu điều tra và lập kế hoạch quản lý
rừng cần có sự thảo luận giữa cán bộ hiện trường của dự án với cán bộ am hiểu về
định mức của viện Điều tra Quy hoạch rừng.
4. Đối tượng rừng và mức độ điều tra.
4.1. Rừng không tiến hành khai thác.
4.1.1. Đối tưọng:
- Rừng thiêng, rừng ma.
- Rừng mõ nước.
- Rừng có độ dốc lớn trên 30 độ đối với vùng Tây Bắc và vùng Trung Tâm.
trên 20 độ đối với các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
trên 25 độ đối với các tỉnh còn lại.
4.1.2. Mức độ điều tra:
Các loại rừng này chỉ tiến hành khoanh vẽ trên bản đồ và định giới trên thực địa.
4.1.3. Mức độ tác động:
Đối với rừng thiêng rừng ma việc bảo vệ và sử dụng rừng theo quy định của cộng
đồng.
Đối với rừng mõ nước và rừng có độ dốc lớn được phép tận dụng cây chết, cây sâu
bệnh, cây ngả đổ và các lâm sản ngoài gỗ mà không gây ảnh hưởng đến khả năng
bảo vệ nguồn nước và phòng hộ của rừng.
4.2. Rừng chưa đủ điều nkiện khai thác.
4.2.1. Đối tượng:
- Đất rừng được giao và được đầu tư khoanh nuôi đã thành rừng nhưng chưa hết
thời hạn đầu tư (5 năm).
- Rừng kiệt hoặc rừng non có trữ lượng dưới 50m3/ha (tương ứng tổng tiết diện
ngang là 7m2/ha), có hoặc không có cây trên 30cm.
Rừng nghèo hoặc rừng non có trữ lượng dưới 70m3/ha (tương ứng tổng tiết diện
ngang là 9m2/ha), số cây có thể làm gỗ trên 30cm chỉ có dưới 5 cây/ha.
SFDP – Báo cáo tư vấn trong nước số 21
- 15 -
4.2.2. Mức độ điều tra.
- Dùng thước Biterlich để xác định tổng tiết diện ngang và phân chia rừng theo đối
tượng trên, mỗi lô quay khoảng 3 điểm.
- Tiến hành khoanh vẽ trên bản đồ và định giới trên thực địa.
- Quan sát một số đám hoặc đi dọc một tuyến xác định tên của những loài có khẳ
năng làm gỗ và những loài không có giá trị (để làm củi).
4.2.3. Biện pháp tác động.
- Được phép tận thu gỗ, củi từ cây chết, cây ngả đổ, cây khô lục.
- Tiến hành chặt nuôi dưỡng rừng (phát luỗng dây leo, bụi rậm; chặt cây cong queo,
sâu bệnh; cây phi mục đích có tán lớn, chèn ép cây tái sinh và cây có giá trị sử
dụng; cây phi mục đích ở nơi quá dầy...) theo quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm
sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN-14-92).
- Tận thu các sản phẩm trong quá trình chặt nuôi dưỡng.
- Tận thu các sản phẩm ngoài gỗ.
4.3. Rừng đạt tiêu chuẩn khai thác.
4.3.1. Đối tượng:
- Rừng có trữ luợng trên 50m3/ha và có số cây cho gỗ có đường kính trên 30cm/ha
từ 5 cây trở lên.
4.3.2. Mức độ điều tra.
- Tiến hành khoanh vẽ lô rừng trên bản đồ và định gới trên thực địa.
- Dùng thước Biterlich để xác định tổng tiết diện ngang và phân định vào đối tượng
này.
- Tiến hành đo đếm cây theo phương pháp của dự án nhưng diện tích ô đo đếm cần
tăng lên 300m2 và số ô mẫu được xác định như trình bầy ở phần 1.3.5.
Cách lập ô, cách đo đếm theo phương pháp của dự án.
4.3.3. Biện pháp tác động.
- Được phép khai thác cây trên 30 cm. Cần lưu ý rằng không phải là khai thác toàn
bộ số cây trên 30cm mà phải dựa vào số cây hiện có của cấp này, vào khẳ năng
SFDP – Báo cáo tư vấn trong nước số 21
- 16 -
chuyển số cây từ cấp dưới lên trong vòng 5 năm tới và vào nhu cầu sử dụng gỗ
của cộng đồng... để xác đinh số cây cần khai thác.
- Được phép khai thác những cây dư thừa ở cấp dường kính nhỏ nếu có nhu cầu sử
dụng.
- Được phép tận thu cây chết khô, cây ngả đổ, gỗ khô lục và các sản phẩm ngoài
gỗ.
- Cùng với khai thác tiến hành chặt và tận dụng những cây bị sâu bệnh, cong queo,
cụt ngọn; cây không có giá trị chùm tán, chèn ép cây tái sinh, cây cho gỗ tốt; cây
không có giá trị ở nơi qúa dầy.
- Phát luỗng dây leo bụi rậm không có giá trị sử dụng. Khi tiến hành công việc này
cần chú ý bảo vệ cây tái sinh.
5. Khả năng áp dụng phương pháp (đối chiếu với luật lâm nghiệp sửa đổi).
Phương pháp điều tra và lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng hoàn toàn có khả
năng áp dụng vaò thực tế vì hai vấn đề quan trọng đối với cộng đồng đã được giải
quyết:
Một là chấp nhận cộng đồng có đầy đủ quyền được giao đất giao rừng.
Hai là cộng đồng được hưởng lợi và có trách nhiệm đối với rừng được giao.
Cụ thể, trong mục III về “Giao giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, quyền, nghĩa vụ
của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng” có hai điều quy định như sau:
Điều 29. Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn
1. Diều kiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn:
a) Cộng đồng dân cư thôn có nhu cầu, khả năng quản lý rừng, có tính cộng đòng cao, có
truyền thống quản lý rừng cộng đồng gắn với sản xuất, đời sống, phong tục tập quán, văn
hoá, tín ngưỡng của cộng đồng; có đơn xin giao rừng.
b) Việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng quỹ rừng của địa phương.
1. Cộng đồng dân cư thôn được giao các khu rừng sau đây:
Trong đó quy định 4 loại rừng được giao cho cộng đồng.
Điều 30. Quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư được giao rừng
Quyền của cộng đông dân cư thôn được giao rừng:
SFDP – Báo cáo tư vấn trong nước số 21
- 17 -
a) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài
phù hợp với thời hạn giao rừng;
b) Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và
gia dụng cho thành viên trong trong cộng đồng, được sản xuất lâm nghiẹp- nông nghiệp,
ngư nghiệp kết hợp theo quy định của Luật này và quy chế quản lý rừng;
c) Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư tren diện tích được giao;
d) Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước để bảo vệ và
phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng
mang lại;
e) Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy
định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi nhà nước có quyết
định thu hồi rừng.
1. Nghĩa vụ của cộng đồng đân cư thôn khi được giao rừng:
a) Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của Luật này và quy định
của pháp luật có liên quan, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức
thực hiện;
b) Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
diễn biến tài nguyên rừng và hoạt động có liên quan đến khu rừng theo hướng dẫn của uỷ
ban nhân dân xã;
c) Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
d) Giao lại rừng khi nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn sử dụng rừng;
e) Không được phân chia rừng cho các thành viên trong thôn; không được chuyển đổi ,
chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị
quyền sử dụng rừng được giao.
Như vậy, việc áp dụng phương pháp điều tra và thực hiện kế hoạch quản lý rừng
chỉ còn là vấn đề kỹ thuật. Nghĩa là phương pháp phải bảo đảm tính hợp lý, có độ
chính xác đạt yêu cầu đồng thời lại phải đơn giản, dễ áp dụng, ít tốn kém.
Trên đây là những ý kiến đề xuất theo yêu cầu của tổ công tác quốc gia. Tác giả
của báo cáo này không nghĩ rằng các ý kiến đề xuất trong báo cáo là đúng, mà chỉ
muốn tạo ra một cái nền để làm cơ sở cho việc thảo luận.
SFDP – Báo cáo tư vấn trong nước số 21
- 18 -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hethonglamsinhchoquanlirungbenvung_8316.pdf