Hơn nữa, sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp trong việc áp dụng các tiêu chuẩn
quốc tế ISO, SA có ý nghĩa sống còn đối với việc vượt qua các rào cản của thị trường nhập
khẩu. Với sự cam kết chặt chẽ của các cấp lãnh đạo cao nhất của Chính phủ và cộng đồng
doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết vượt qua các rào cản kỹ thuật trong tương lai.
Xoay quanh một số vấn đề về rào cản kỹ thuật, nghiên cứu về đề tài “Hệ thống rào
cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới” quả thực mang ý nghĩa về
mặt lý luận và thực tiễn rất lớn. Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, luận văn đã đạt được
những kết quả đáng kể.
Về mặt lý luận, đã hệ thống hoá được những vấn đề mang tính khái quát về rào cản
kỹ thuật, bao gồm khái niệm, phân loại và tác động của rào cản kỹ thuật đối với thương mại
quốc tế. Luận văn cũng đã nêu ra được các quy định về hệ thống rào cản kỹ thuật thương mại
của Mỹ áp dụng với hàng dệt may nhập khẩu.
Về mặt thực tiễn, luận văn đã đưa ra các rào cản kỹ thuật được áp dụng ở Mỹ, đồng
thời phân tích và đánh giá tác động của rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với hàng dệt may Việt
Nam; từ đó đưa ra một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại cho các doanh
nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, luận văn vẫn còn có
nhiều hạn chế không thể tránh khỏi. Luận văn không thể thống kê hoàn toàn đầy đủ các rào
cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế; nội dung được đề xuất trong luận văn còn sơ sài và
chỉ dừng lại ở đưa ra những giải pháp cho việc xác định phương hướng và những kế hoạch
hành động chủ yếu. Hơn thế, trong điều kiện kinh tế thế giới luôn biến động, các thông tin và
số liệu thu thập được có thể còn vài thiếu sót hoặc chưa thể cập nhật ở mức đầy đủ nhất. Chắc
chắn, chúng ta cần có thêm những đề tài nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra những giải pháp
khắc phục rào cản nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ
trong bối cảnh mới.
20 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3106 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với măṭ hàng xuất khẩu dêṭ may Việt Nam sang Mỹ trong bối cảnh
mới hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp trọng tâm được tác giả sử dụng nhằm tổng
hợp các vấn đề về rào cản kỹ thuật trong thương mại của Mỹ để đưa ra được bức tranh khái
quát và tổng quan về rào cản kỹ thuật trong thương mại của Mỹ.
- Phương pháp phân tích, thống kê: tác giả sử dụng các số liệu thống kê thích hợp
để phục vụ cho quá trình phân tích thực tiễn áp dụng rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng dệt
may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ để từ đó đưa ra những biện pháp nhằm
thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu
để so sánh kinh nghiệm trong việc đưa ra các rào cản kỹ thuật trong thương mại của Mỹ; từ
đó rút ra một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại cho các doanh nghiệp
xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tiễn các doanh nghiệp
trong ngành dệt may Việt Nam nhằm thu thập các số liệu thống kê ngành và kết hợp các ý
kiến của các chuyên gia để minh hoạ cho những nhận định của mình.
6. Những đóng góp mới của luận văn.
- Luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản của việc tìm hiểu và đáp ứng
quy định về rào cản kỹ thuật TBT đối với hàng dệt may trên thị trường Mỹ trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp đáp ứng các rào cản thương mại, đẩy mạnh
xuất khẩu bền vững hàng dệt may trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cầu thành
3 chương, nội dung cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan v ề các rào cản thương mại quốc tế và các quy định rào cản kỹ thuật
của Mỹ.
Chƣơng 2: Thưc̣ traṇg đáp ứng rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với măṭ hàng dêṭ may xuất khẩu
của Việt Nam.
Chƣơng 3: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại cho các doanh nghi ệp xuất
khẩu dêṭ may Việt Nam sang Mỹ.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC RÀO CẢN THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH
RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ
1.1 Lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại quốc tế.
1.1.1 Rào cản trong thƣơng mại quốc tế.
Thuâṭ ngữ “rào cản” trong kinh tế đươc̣ hiểu là những công cu ̣ , biêṇ pháp, chính sách
bảo hộ của một quốc gia nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới nền kinh tế
của quốc gia đó. Từ đó có thể suy rôṇg ra “rào cản trong thương m ại quốc tế ” là những công
cụ, biêṇ pháp, chính sách bảo hộ của một quốc gia nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ảnh
hưởng tới hoaṭ đôṇg thương m ại quốc tế của quố c gia đó nói riêng và tới nền kinh tế nói
chung.
Rào cản thương m ại quốc tế đươc̣ phân chia làm hai loaị : đó là hàng rào thuế quan
và phi thuế quan . Rào cản kỹ thuật là một trong những công cụ trong hệ thống hàng rào phi
thuế quan.
1.1.2 Phân loaị hàng rào thƣơng mại quốc tế.
1.1.2.1 Hàng rào thuế quan.
Nôị dung chính của hàng rào thuế quan đó là viêc̣ áp duṇg thuế là công cu ̣chính gây
rào cản để kìm hãm sự thâm nhập của hàng hóa nướ c ngoài vào th ị trường trong nước của
môṭ quốc gia .
Trước kia, công cu ̣thuế quan đư ợc sử duṇg phố biến trong chính sách bảo hô ̣thương
mại quốc tế của môṭ quốc gia , tuy nhiên cho đến nay thì công cu ̣này đa ̃không còn đươc̣ áp
dụng phổ biến nữa mà thay vào đó là hàng rào phi thuế quan ngày càng đa dạng và tinh vi .
1.1.2.2 Hàng rào phi thuế quan.
Rào cản phi thuế quan là những rào cản không dùng thuế quan mà thay vào đó là các
biêṇ pháp hành chí nh để phân biêṭ đối xử chống laị sư ̣thâm nhâp̣ của hàng hóa nước ngoài ,
bảo vệ hàng hóa trong nước.
Rào cản phi thuế quan ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp . Theo tổ chức OECD,
rào cản phi thuế quan bao gồm 14 loại. Còn riêng đối với Vi ệt Nam, hàng rào phi thuế đư ợc
phân chia thành 7 nhóm.
Ta thấy rằng hàng rào phi thuế quan ngày càng đa daṇg và phức tap̣ trong đó hàng rào
kỹ thuật chỉ là một trong những công cụ của hàng rào phi thuế quan . Và các rào cản này ngày
càng được các quốc gia áp duṇg môṭ cách linh hoaṭ, biến đổi.
1.1.3 Rào cản kỹ thuật.
1.1.3.1 Khái niệm về rào cản kỹ thuật.
Rào cản kỹ thuật là một nhóm các biện pháp yêu cầu về mặt kỹ thuậ t áp duṇg đối với
hàng xuất khẩu của nước ngoài , tránh việc thâm nhập của hàng hóa đó và bảo vệ hàng hóa
trong nước.
Hiêṇ nay, trong xu hướng hội nhập toàn cầu các rào cản thuế quan đươc̣ các nước cắt
giảm sử dụng theo xu hướ ng tư ̣do hóa thương maị , còn các rào cản phi thuế quan trong đó
hê ̣thống rào cản kỹ thuâṭ ngày càng đươc̣ áp duṇg tinh vi và r ộng rãi trong thương maị quốc
tế .
1.1.3.2 Phân loaị rào cản kỹ thuâṭ.
a) Các tiêu chuẩn về chất lượng
Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng bao gồm các nội dung :
Các yêu cầu, quy điṇh đối với sản phẩm .
Các thủ tục đánh giá, giám định về chất lượng sản phẩm.
b) Tiêu chuẩn về an toàn cho người sử duṇg
Đây là môṭ trong những tiêu chuẩn hết sức quan troṇg, tiêu chuẩn này bao gồm những
quy điṇh, tiêu chuẩn về đô ̣an toàn chung của s ản phẩm ví du ̣như những quy điṇh về
nhãn mác, đóng gói hàng hóa, ký mã hiệu sản phẩm, bao gói...
c) Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội
Hiêṇ nay , bô ̣tiêu chuẩn về lao đôṇg và trách nhiêṃ xa ̃hôị SA 8000 đang được các
nước phát triển áp duṇg rôṇg raĩ . Tiêu chuẩn SA 8000 là công cụ quản lý giúp các
Công ty và các bên hữu quan có thể cải thiện được điều kiện làm việc và là cơ sở để
các tổ chức chứng nhận đánh giá chứng nhận
d) Quy điṇh về bảo vê ̣môi trường (Hê ̣thống quản tri ̣môi trường ISO
14001:2000)
Hê ̣thống này xem xét khía caṇh bảo vê ̣môi trường của các tổ chức sản xuất và sản
phẩm. Hiêṇ nay, trên thị trường thế giới rất chú troṇg đến vấn đề môi trường , tổ chức
môi trường thế giới đa ̃khuyến cáo các doanh nghi ệp nên cung ứng những s ản phẩm
“xanh và sac̣h” . Mức đô ̣ảnh hưởng đến môi trường của mô ̣ t sản phẩm se ̃quyết điṇh
tới sức caṇh tranh của sản phẩm đó trên thị trường thế giới.
e) Hê ̣thống thưc̣ hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practiecs)
Các nước lớn như Mỹ , EU, Nhâṭ Bản, Australia…đều yêu cầu các s ản phẩm khi nhập
khẩu vào th ị trường nước ho ̣phải đươc̣ công nhâṇ đa ̃áp duṇg GMP . Chứng nhận
GMP là một tiêu chuẩn bắt buộc đối với đơn vị sản xuất, GMP kiểm soát tất cả các
yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng.
1.1.3.3 Quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về rào cản kỹ thuật.
Hệ thống rào cản phi thuế quan nói chung và rào cản kỹ thuật cũng không phải là
ngoại lệ, mà là một bộ phận có vị trí đặc biệt trong các quy định và hoạt động của WTO.
Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế được xây dựng trên cơ sở hiệp
định đạt được tại vòng Tokyo.
Hiệp định đề ra một loạt các tiêu chí cho việc chuẩn bị, phê chuẩn và áp dụng các tiêu
chuẩn của các cơ quan tiêu chuẩn trung ương cũng như các điều khoản theo đó các cơ quan
chính quyền cấp dưới và các tổ chức không thuộc chính phủ thiết lập và sử dụng các tiêu
chuẩn kỹ thuật.
1.1.3.4 Xu hướng rào cản kỹ thuật (TBT) trong thương mại quốc tế.
Hiện nay, các chuyên gia kinh tế cho rằng có 10 xu hướng rào cản kỹ thuật như sau
[36]:
► Mở rộng từ lĩnh vực sản xuất và thương mại đến thương mại dịch vụ và đầu tư
► Xu hướng chuyển đổi từ các biện pháp tự nguyện sang nguyên tắc bắt buộc
► Mở rộng từ sản phẩm cụ thể đến toàn bộ quá trình sản xuất và hoạt động
► Tăng sức ảnh hưởng và hiệu ứng khuếch tán
► Phát triển cùng với tiến bộ khoa học – kỹ thuật và mức sống
► Kết hợp rào cản kỹ thuật và vấn đề bằng sáng chế
► Các nước đang phát triển đẩy mạnh thực hiện TBT
► Tăng cường chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế
► Rào cản kỹ thuật về an toàn tiêu dùng ngày càng khắt khe
► Phối hợp các TBT, chống bán phá giá, biện pháp tự vệ và thuế quan
1.1.4 Tác động của việc áp dụng hàng rào kỹ thuật.
1.1.4.1 Đối với nước nhập khẩu.
Rào cản kỹ thuâṭ có thể bị sử dụng biến tướng như một công cụ bảo hộ của chính phủ
nước nhập khẩu dùng để haṇ chế sư ̣thâm nhâp̣ của hàng hóa nước ngoài khi thâm nhâp̣ vào
thị trường nước mình.
● Tác đôṇg tích cƣc̣:
Thứ nhất , viêc̣ áp duṇg các rào cản kỹ thuâṭ đa ̃làm nâng cao chất lươṇg của hàng
hóa nhập khẩu vào th ị trường này , qua đó quyền lơị người tiêu dùng đươc̣ nâng
cao.
Thứ hai, viêc̣ áp duṇg các rào cản kỹ thuâṭ giúp bảo vệ môi trường.
Thứ ba, bảo hộ nền sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài.
● Tác đôṇg tiêu cƣc̣:
Thứ nhất, không taọ ra đôṇg lưc̣ phát triển nền sản xuất trong nước.
Thứ hai, giảm lợi ích người tiêu dùng và nền s ản xuất của các ngành khác trong nền
kinh tế.
1.1.4.2 Đối với nước xuất khẩu.
● Tác đôṇg tích cƣc̣:
Thứ nhất, viêc̣ các nước tăng cường áp duṇg các biêṇ pháp kỹ thuâṭ để haṇ chế nh ập
khẩu là đôṇg lưc̣ tạo cho các doanh nghi ệp xuất khẩu cần phải nâng cao năng lưc̣ s ản xuất,
cạnh tranh, nâng cao chất lươṇg cho sản phẩm của mình.
Thứ hai, môṭ trong những tiêu chuẩn về kỹ thuâṭ đó là biêṇ pháp bảo vê ̣môi trường.
● Tác đôṇg tiêu cƣc̣:
Thứ nhất, các doanh nghi ệp xuất khẩu se ̃phải tăng chi phí s ản xuất để thay đổi điều
kiêṇ sản xuất sao cho đáp ứng đư ợc những yêu cầu của quy điṇh về kỹ thuâṭ do đó lơị nhuâṇ
của nhà sản xuất se ̃giảm sút.
Thứ hai, gây ra thiêṭ haị cho nhà sản xuất.
Thứ ba , bên caṇh viêc̣ gây thiêṭ haị lớn cho các doanh nghi ệp, nhà xu ất khẩu thì
cũng ảnh hưởng tới những người lao động s ản xuất trong các ngành s ản xuất xuất khẩu.
1.2 Các quy định về hệ thống rào cản kỹ thuật thƣơng mại của Mỹ áp dụng với hàng dệt
may nhập khẩu.
1.2.1 Yêu cầu có tính rào cản liên quan đến trách nhiệm đối với xã hội.
1.2.1.1 Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (Social Accountability 8000 – SA 8000).
Hê ̣thống SA 8000 đề cập đến các vấn đề : Lao đôṇg trẻ em ; Lao đôṇg cưỡng bức ; An
toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ; Quyền tham gia các hiêp̣ hôị của người lao đ ộng; Vấn đề
phân biêṭ đối xử giữa những người lao đ ộng; Kỷ luật lao đ ộng; Thời gian sử duṇg lao đ ộng;
Lương và các phúc lợi xã hội cho người lao động; Quản lý doanh nghiệp, quan hê ̣côṇg đồng
bao gồm quan hê ̣với côṇg đồng khu vưc̣ , giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác hoăc̣ dân
cư trong khu vưc̣.
Việc đưa vào áp dụng SA 8000 sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức
mà cụ thể là: Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng; Lợi ích đứng trên quan điểm của
nhà cung cấp.
1.2.1.2 Chương trình chứng nhận về trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên quy mô
toàn cầu (Chương trình chứng nhận WRAP – Worldwide Responsible Apparel Production –
Trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên quy mô toàn cầu).
Đây là chương trình chứng nhâṇ trách nhiêṃ trong s ản xuất hàng may măc̣ trên qui
mô toàn cầu (Worldwide Responsible Apparel Production).
Năm 1998, AAFA đa ̃áp duṇg tiêu chuẩn này với các nôị dung sau : Tuân thủ luâṭ và
những nôị quy lao đ ộng. Cấm lao đ ộng cưỡng bức . Cấm quấy nhiêũ và laṃ duṇg . Cấm lao
đôṇg trẻ em . Thu nhâp̣ và phúc lơị . Giờ làm viê ̣c. Cấm phân biêṭ đối xử . An toàn sức khỏe .
Tư ̣do hôị đoàn. Môi trường. Tuân thủ Luâṭ Hải quan. Ngăn ngừa ma túy.
1.2.2 Quy định có tính rào cản về môi trƣờng.
● Quy định về nhãn mác (Trademark)
● Quy định về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
1.2.3 Tiêu chuẩn chống cháy của Ủy ban An toàn tiêu dùng (CPSC).
Luật này quy định về tính dễ bén lửa đối với hàng dệt may và yêu cầu tất cả sản phẩm
may mặc hoặc các sản phẩm được làm bằng vải sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn này.
1.2.4 Quy định về nhãn mác theo luật về phân biệt các sản phẩm sợi dệt.
a) Quy định về nhãn mác hàng hóa.
b) Quy định về nước xuất xứ.
c) Khai báo mã số của nhà sản xuất.
1.3 Kinh nghiệm vƣợt rào cản để xuất khẩu hàng dệt may của một số nƣớc vào thị
trƣờng Mỹ.
1.3.1 Trung Quốc
- Chính phủ Trung Quốc coi ngành dệt may là ngành công nghiệp trụ cột trong nền
kinh tế Trung Quốc và có những chiến lược để đầu tư phát triển đúng hướng.
- Trung Quốc theo đuổi chính sách đa dạng hóa sản phẩm (từ sản phẩm cấp thấp giá rẻ
tới các sản phẩm cấp cao giá cao) và đa dạng hóa thị trường.
- Ngoài sự hỗ trợ của các tham tán thương mại ở nước ngoài cũng như việc thiết lập
các công ty xúc tiến thương mại.
- Về lao động:có lợi thế về lực lượng lao động dồi dào và giá rẻ.
- Ngành dệt may của Trung Quốc luôn có đầu mối thu thập, cập nhật và phổ biến thông
tin về rào cản kỹ thuật toàn diện tại các thị trường xuất khẩu đích và các thị trường mà ngành
hướng tới.
- Ngành dệt may Trung Quốc cũng có chương trình trợ giúp thông tin cho doanh
nghiệp về các hóa chất thân thiện với môi trường.
1.3.2 Một số nƣớc ASEAN.
Trong khu vực Đông Nam Á có 3 nước xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ lớn, đó là
Thái Lan, Indonexia và Việt Nam. Trong đó hàng dệt may của Thái Lan và Indonexia chiếm
một thị phần không nhỏ và ổn định ở thị trường Mỹ.
Trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, Thái Lan luôn tìm cách đáp ứng các yêu
cầu và biện pháp kỹ thuật có tính rào cản của Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu. Điểm mạnh của
Thái Lan là sản phẩm dệt may chất lượng cao, năng suất rất cao, kỹ năng thiết kế mẫu mã tốt.
1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là chính sách
và các quy định của nước nhập khẩu để doanh nghiệp chủ động chuẩn bị các điều kiện nhằm
vượt rào cản.
Thứ hai, tổ chức tốt công tác thu thập và xử lý thông tin về thị trường và chính sách
thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may.
Thứ ba, nâng cao năng lực đàm phán và giải quyết các tranh chấp thương mại.
Thứ tư, phát huy vai trò của hiệp hội dệt may Việt Nam
Thứ năm, doanh nghiệp cần chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản của Mỹ
dưới sự giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước và hiệp hội.
Thứ sáu, cần phải tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, để giảm bớt
và dần loại bỏ việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài.
Thứ bảy, với thực tế các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thiếu nhân lực trong
cạnh tranh quốc tế nên Việt Nam cần sớm có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thu hút và đào
tạo cán bộ quản lý, kinh doanh, thiết kế; công nhân kỹ thuật cho ngành.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy, cần phải xác định rõ việc đối phó và tìm cách
vượt rào cản của Mỹ đối với hàng dệt may là việc mà các doanh nghiệp cần chủ động. Một
mặt doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các rào cản của Mỹ, mặt khác doanh
nghiệp cũng cần đề nghị cơ quan Nhà nước giúp đỡ mình vượt qua các rào cản đó.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG
DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
2.1.1 Xuất khẩu dệt may Việt Nam ra thị trƣờng thế giới.
2.1.1.1 Tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
Ngành dệt may Việt Nam có bề dày lịch sử phát triển, đóng góp quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Dệt may là ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội. Từ nhiều năm qua, sản phẩm dệt may Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, cơ
cấu chủng loại và giá trị kim ngạch, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm giữ vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn năm 2006 –
Tháng 5/2012
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Nhìn vào biểu đồ 2.1, ta thấy rằng liên tục trong những năm gần đây, dù phải chịu
nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt
kim ngạch xuất khẩu rất ấn tượng.
2.1.1.2 Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào các thị trường chủ chốt.
Trong năm 2011, Mỹ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường lớn nhất tiêu thụ hàng dệt may
từ Việt Nam với kim ngạch và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2010 lần lượt là 6,88 tỷ USD
và 12,5%; 2,57 tỷ USD và 33,6%; 1,69 tỷ USD và 46,4%. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất
sang 3 thị trường này đạt 11,15 tỷ USD, chiếm tới 79,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may của cả nước trong năm 2011, còn lại là tại các thị trường khác khắp các châu lục [52].
Cụ thể về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính giai đoạn 2006 - 2011
được thể hiện qua Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trƣờng Mỹ,
EU, Nhật Bản giai đoạn 2006 – tháng 5/2012.
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
2.1.2 Xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ.
2.1.2.1 Tổng quan về thị trường Mỹ.
a) Đặc điểm dân số và thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may.
Theo số liệu của tổng điều tra dân số Mỹ 2010, Mỹ có dân số là 308 triệu người. Đặc
biệt, người dân Mỹ rất ưa chuộng mua sắm hàng dệt may, tính trung bình mỗi người tiêu thụ
54 bộ quần áo mỗi năm.
Ở Mỹ, không có các ước lệ và tiêu chuẩn thẩm mỹ mạnh và bắt buộc như ở các nước
khác. Chất lượng, sự tiện lợi, nét độc đáo và giá cả là những yếu tố ưu tiên trong thứ tự cân
nhắc quyết định mua sản phẩm dệt may của người dân tại Mỹ.
b) Nhu cầu đối với măṭ hàng dêṭ may.
Hàng năm thị trường Mỹ có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may rất lớn, gần như là
chiếm đa số lượng hàng tiêu thụ trên thị trường và có xu hướng ngày càng tăng.
Theo tổng hợp số liệu từ Bộ Thương Mại Mỹ, từ năm 2008 đến đầu năm 2012 thì giá trị
nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ liên tục tăng mạnh và lượng tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất
của thị trường Mỹ vẫn là từ Trung Quốc và Việt Nam, Ấn Độ. Sản phẩm dệt may của những
quốc gia này chủ yếu là những sản phẩm thông thường giá rẻ, hợp thời trang phục vụ cho đại
đa chúng người tiêu dùng bao gồm mọi chủng loại hàng dệt may phù hợp mọi lứa tuổi nên
khá hấp dẫn và được tiêu thụ mạnh tại trường Mỹ.
c) Những vấn đề quan tâm của nhà nhập khẩu hàng dêṭ may Mỹ
● Vị trí của quốc gia
● Khả năng cung cấp nguyên phụ liệu
● Sự sát nhập theo ngành dọc của doanh nghiệp tại nước xuất khẩu
2.1.2.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường
Mỹ đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng. Những kết quả nổi bật này được biểu hiện rõ nét qua
biểu đồ 2.5 với từng thời kỳ và mốc thời điểm quan trọng:
Triệu USD
Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ qua các năm.
Nguồn: www.vietnamtextile.org.vn/vi/thong-ke-nganh/hoa-
ky.aspx
2.2 Tác động của hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng dệt may Việt Nam.
● Tác động tích cực: Trên thưc̣ tế , rào cản kỹ thuật là một trong những biện pháp hạn
chế sư ̣nhâp̣ khẩu hàng hóa của nước ngoài vào thị trường trong nước , do đó nó kiềm chế
hoạt động xuất khẩu của một quốc gia.
Có thể nói , rào cản kỹ thuật đã tác động gián tiếp nâng cao được chất lượng sản xuất
của ngành dệt may Việt Nam . Ngoài ra, rào cản kỹ thuật còn có tác động làm nâng cao chất
lươṇg sống của người tiêu dùng Việt Nam, do phải đáp ứng đươc̣ những yêu cầu khắt khe do
nước nhập khẩu đề ra , sản xuất trong nước se ̃được chú troṇg phát triển , sản xuất được sản
phẩm có chất lươṇg cao , người tiêu dùng tr ong nước se ̃đươc̣ tiêu thu ̣những sản phẩm đảm
bảo về chất lượng, đa daṇg hóa về chủng loaị.
● Tác động tiêu cực: Tác động lớn nhất trực tiếp của rào cản kỹ thuật ảnh hưởng tới
hàng dệt may xuất khẩu đó là làm tăng c hi phí sản xuất và qua đó làm giảm lươṇg hàng hóa
xuất khẩu. Trên thưc̣ tế , các rào cản kỹ thuật được xây dựng nhằm hạn chế lượng hàng hóa
nhập khẩu vào môṭ quốc gia , do đó điều tất nhiên là nó se ̃làm haṇ chế lươṇg xuất khẩu măṭ
hàng dệt may của Việt Nam .
Bên cạnh việc phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ, các
doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tiếp tục vượt qua những rào cản mang tính kỹ thuật từ thị trường
Mỹ. Đó là những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và tính năng sản phẩm. Những yêu cầu
này không chỉ xuất phát từ các quy định của các cơ quan chức năng mà còn do thái độ ngày
càng khắt khe của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc.
2.2.1 Hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật.
● Về tiêu chuẩn chất lƣợng: chất lượng sản phẩm dệt may thể hiện qua hệ thống tiêu
chuẩn mà doanh nghiệp đạt được chẳng hạn như chứng chỉ ISO-9000. Những chứng chỉ này
là điều kiện để xâm nhập và mở rộng thị trường. Nó chứng tỏ doanh nghiệp có hệ thống quản
lý chất lượng đầy đủ theo tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, đối với một số thị trường, chứng chỉ
này là yêu cầu bắt buộc để được phép xuất khẩu.
● Về tiêu chuẩn về chống cháy: các doanh nghiệp dệt may cũng đứng trước thách
thức phải đáp ứng các yêu cầu về vấn đề sức khỏe và an toàn cho người sử dụng như tiêu
chuẩn về chống cháy. Vấn đề an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng luôn được Hiệp hội bảo
vệ người tiêu dùng và Chính phủ Mỹ quan tâm. Họ đưa ra các tiêu chuẩn, quy định về
nguyên phụ liệu cho hàng may mặc rất cao nhằm bảo vệ người tiêu dùng, buộc nhà sản xuất
và xuất khẩu buộc phải đầu tư vào những công nghệ hiện đại, tiên tiến trong sản xuất mới ra
được sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đây thực sự là một rào cản lớn đối với các nhà sản xuất và
kinh doanh ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đang thiếu vốn và công nghệ
hiện đại.
● Về tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng: Hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ phải là các sản
phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định, an toàn về sức khoẻ đối với người sử
dụng và không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất.
Như vậy, các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ tác động tới chi phí sản xuất các của doanh nghiệp
dệt may, nhưng mặt khác, nhu cầu có thể thay đổi theo hướng tăng lên khi có những đột phá
về chất lượng sản phẩm.
2.2.2 Hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA-8000.
Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng yêu cầu của Mỹ về hệ thống SA 8000 đang
và sẽ là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam.
Những khó khăn chủ yếu trong việc áp dụng SA 8000 tại Việt Nam hiện nay là:
► Nhận thức của doanh nghiệp về SA 8000.
► Các doanh nghiệp không muốn tiết lộ các ghi chép tài chính, đặc biệt trong các
doanh nghiệp tư nhân.
► Không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA 8000.
► Sự cách biệt văn hoá giữa khách hàng và nhà cung cấp.
► SA 8000 là mục tiêu ít được ưu tiên, đặc biệt trong những thời điểm kinh tế còn
khó khăn, suy thoái.
► Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định khối
lượng công việc giám sát.
Tuy nhiên, việc áp dụng SA 8000 không những đem lại nhiều lợi ích trong cạnh
tranh, mà còn là điều kiện tất yếu đối với các sản phẩm muốn hội nhập với thị trường thế
giới, nên dù còn nhiều khó khăn, việc xây dựng và áp dụng SA 8000 là nhiệm vụ cần thiết
đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
2.2.3 Tiêu chuẩn WRAP – trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu.
Khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam thường
vướng phải các rào cản về trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000 và WRAP. Cả hai tiêu
chuẩn này đều có những quy định cơ bản về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khoẻ
và an toàn, quyền tự do thành lập các hiệp hội về đàm phán tập thể, phân biệt đỗi xử, các hình
thức kỷ luật, giờ làm việc và chế độ tiền lương.
2.3 Thực trạng vƣợt rào của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay.
Vượt qua các rào cản kỹ thuật là một cuộc chiến lâu dài đòi hỏi các doanh nghiệp
phải có một chiến lược phát triển dài hạn và tương đối toàn diện. Vì vậy, không thể giải quyết
mọi vấn đề nếu chỉ bó hẹp trong phạm vi của doanh nghiệp do các rào cản kỹ thuật này còn
liên quan đến nguồn cung cấp nguyên liệu cũng như môi trường kinh tế xã hội của doanh
nghiệp.
2.3.1 Những thành công và hạn chế của dệt may Việt Nam trong nỗ lực vƣợt qua các
rào cản kỹ thuật thƣơng mại của Mỹ.
Mỹ là một th ị trường mũi nhoṇ và là th ị trường tiềm năng cho ho ạt động xuất khẩu
măṭ hàng dêṭ may của Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam đa ̃chú troṇg xây dưṇg và hoàn thiêṇ các hê ̣thống SA 8000,
tiêu chuẩn đảm bảo vê ̣sinh an toàn, tiêu chuẩn bảo vê ̣môi trường …theo đúng quy điṇh quốc
tế, do đó đa ̃đáp ứng đươc̣ trước những yêu cầu của th ị trường Mỹ, ngoài ra còn mở rộng th ị
trường cho sản phẩm dêṭ may của Việt Nam, đa daṇg hóa chủng loaị, mâũ mã; nâng cao được
chất lươṇg sản phẩm…có thể nói , măṭ hàng dêṭ may Vi ệt Nam đa ̃và đang taọ môṭ chỗ đứng
vững chắc trong lòng người tiêu dùng Mỹ.
Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang đứng thứ 2 trong số những nước
có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Mỹ.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và mang về cho đất nước nhiều ngoại tệ của ngành dệt
may là sản phẩm may mặc sẵn, đây là sản phẩm cuối cùng của một chuỗi lao động liên hoàn
từ: sản xuất bông, xơ đến kéo sợi, dệt - nhuộm - hoàn tất vải đến may mặc, trong đó muốn
tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm cuối cùng thì phải tác động đến tất cả các khâu.
Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 trên thế giới và thứ nhất trong các nước ASEAN về
xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ [37].
Tổng khối lượng hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ gia tăng đáng kể
trong vài năm gần đây, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam cũng biết gia tăng giá trị hàng dệt may của
mình.
Tuy có nhiều thành công tích cực và đáng ghi nhận như trên, nhưng ngành dệt may
Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế và tồn tại như: trang thiết bị công nghệ còn hạn chế và lạc
hậu; nguồn nhân lực thiếu và yếu; xuất khẩu theo hình thức gia công là chủ yếu; sự mất cân
đối giữa ngành dệt và ngành may và phần lớn nguyên liệu đều phải nhập khẩu.
2.3.2. Nguyên nhân những hạn chế và tồn tại của dệt may Việt Nam.
2.3.2.1 Nguồn nhân lực thiếu và yếu.
Mặc dù Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng số lượng lao động có tay nghề cao
thì lại rất ít.
Một lý do nữa là ngành dệt may đang có sự chuyển dịch lao động lớn, do mức tiền
lương công nhân dệt may quá thấp.
2.3.2.2 Trang thiết bị công nghệ còn hạn chế.
Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây đã chú trọng đầu tư trang
thiết bị, máy móc hiện đại, song nhìn chung so với một số nước khác cùng khu vực thì trình
độ công nghệ của nước ta vẫn còn chưa cao, phần lớn máy móc thiết bị thiếu đồng bộ, lạc
hậu, cũ kỹ, không đảm bảo tiêu chuẩn khi sử dụng.
2.3.2.3 Phần lớn nguyên liệu đều phải nhập khẩu.
Hiệu quả xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam chưa cao vì các doanh nghiệp hầu hết
đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ thị trường nước ngoài, chủ yếu là từ
Trung Quốc (khoảng 24%), tiếp theo là Hàn Quốc (chiếm 23%), Nhật Bản (chiếm 8,89%)
[9]…
2.3.2.4 Xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gia công.
Hình thức xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may là hình thức gia công xuất khẩu. Khi
xuất khẩu theo hình thức này toàn bộ nguyên liệu, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm đều do nước
ngoài cung cấp, phụ thuộc khá nhiều vào đối tác nước ngoài. Nói một cách khác, với hình
thức này chúng ta chỉ đơn thuần làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài, và ngành dệt
may có ít cơ hội và điều kiện để tự phát triển đi lên. Vì vậy, mục tiêu của ngành dệt may là
phải tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu trực tiếp để có thể thu được giá trị xuất khẩu cao…
2.3.2.5 Sự mất cân đối giữa ngành dệt và ngành may.
Vấn đề này hiện đang làm đau đầu các cơ quan chức năng trong ngành dệt may.
Ngành dệt hiện vẫn chưa thể cung cấp đủ nguyên liệu phục vụ cho ngành may. Trong khi
ngành may phát triển khá mạnh và Việt Nam được coi là một quốc gia đứng thứ 4 trên thế
giới về sản xuất may mặc thì ngành dệt lại được đánh giá là tụt hậu tới 20 năm so với các
nước trong khu vực [57].
2.3.2.6 Chưa nắm rõ thông tin về các rào cản kỹ thuật của Mỹ.
Thay vì sử dụng thuế quan, Mỹ lại sử dụng rào cản phi thuế quan, mà điển hình là rào
cản kỹ thuật với các quy định khắt khe để bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách vô cùng
tinh vi. Hệ thống rào cản kỹ thuật của Mỹ đặt ra nhiều yêu cầu mang tính thách thức đối với
nền sản xuất còn đang phát triển như Việt Nam. Hệ thống TBT này còn luôn được thay đổi và
bổ sung.
Chính vì thế, muốn sản phẩm dệt may của mình vượt qua được các rào cản kỹ thuật áp
dụng với các sản phẩm dệt may nhập khẩu, các doanh nghiệp cần có được nguồn thông tin hệ
thống, đầy đủ, cụ thể, cập nhật về các quy định này
2.3.2.7 Hạn chế trong việc thực hiện giám định, kiểm định khả năng đáp ứng tiêu chuẩn
kỹ thuật của sản phẩm dệt may.
Một trong những nguyên nhân khiến cho sản phẩm dệt dệt may của Việt Nam gặp khó
khăn trước các yêu của của rào cản kỹ thuật của Mỹ chính là hạn chế trong việc kiểm định,
giám định sản phẩm
Khả năng kiểm định còn hạn chế và giá thành kiểm định cao là một trong những
nguyên nhân khiến cho sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp khó khăn
trong việc vượt qua các rào cản kỹ thuật của Mỹ
2.4 Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn vƣợt rào cản của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ nhất, các rào cản kỹ thuật thường được áp dụng khi lượng hàng hóa nhập khẩu có
khối lượng lớn, có vị trí quan trọng trên thị trường, có khả năng tác động đến hàng sản xuất
nội địa.
Thứ hai, các rào cản kỹ thuật thường đa dạng và đánh trúng vào điểm yếu của hàng
nhập khẩu.
Thứ ba, chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định trong việc vượt rào cản.
Thứ tư, vai trò đặc biệt của Chính phủ và sự phối hợp công – tư.
Thứ năm, phòng hơn chống.
Tóm lại, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập
WTO đã tăng trưởng vượt bậc trong thời gian gần đây. Đó cũng chính là một trong những
nguyên nhân dẫn đến việc các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị các nước nhập khẩu chú
ý và đưa ra các rào cản phi thuế quan.
Phần lớn các rào cản tập trung vào điểm yếu của hàng hóa nhập khẩu (đối với dệt may
là xét đến tiêu chuẩn xã hội). Nhìn chung các nước nhập khẩu đều tìm hiểu và phân tích rất
sâu sắc hàng hóa nhập khẩu nói chung và Việt Nam nói riêng trước khi đưa ra các rào cản kỹ
thuật.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP VƢỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƢƠNG MẠI CHO CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM SANG MỸ
3.1. Cơ hôị, thách thức xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ
3.1.1. Cơ hội.
Khi là một thành viên của WTO, Việt Nam sẽ được hưởng các quyền lợi riêng có mà
chỉ có thành viên WTO mới có được. Đó là:
● Thứ nhất, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới sẽ được cắt
giảm việc áp dụng mức thuế nhập khẩu vào thị trường những nước này.
● Thứ hai, bên cạnh việc xóa bỏ những hàng rào thuế quan thì việc áp đặt hạn ngạch
cho các mặt hàng xuất khẩu sẽ bị xóa bỏ.
● Thứ ba, khi là thành viên của WTO Việt Nam cũng phải tuân thủ theo những quy
định của tổ chức này, do vậy mà Việt Nam sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với mọi mặt hàng
khi thâm nhập vào Việt Nam.
● Thứ tư, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể có điều kiện tiếp cận nhiều với
công nghệ hiện đại, qua đó cũng góp phần nâng cao khả năng sản xuất trong nước. Ngoài ra,
các doanh nghiệp Việt Nam sẽ học hỏi được kĩ năng sản xuất, quản lý … của nước ngoài.
● Thứ năm, các hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng,
do đó ngành dệt may của Việt Nam sẽ có những đầu tư đúng đắn nhằm phát triển nội lực
của ngành.
3.1.2. Thách thức.
Thứ nhất, cùng với việc xóa bỏ những hàng rào thuế quan và hạn ngạch thì hàng rào
phi thuế quan lại đang được áp đặt chặt chẽ cho các mặt hàng nhập khẩu nói chung cũng như
mặt hàng dệt may.
Thứ hai, một thách thức lớn đặt ra là hình thức trợ cấp của Chính phủ cho ngành dệt
may sẽ bi xóa bỏ theo đúng quy định của WTO.
Thứ ba các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn quá yếu, lệ thuộc lớn vào nhập
khẩu.
3.2. Phƣơng hƣớng xuất khẩu hàng dêṭ may Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ.
Để có thể đaṭ được những muc̣ tiêu đề ra, Đảng và Nhà Nước ta đa ̃đưa ra những điṇh
hướng hết sức cu ̣thể trong viêc̣ phát triển hoaṭ đôṇg s ản xuất – xuất khẩu hàng dêṭ may Vi ệt
Nam như sau:
►Thứ nhất, chú trọng đầu tư cải thiện, phát triển dây chuyền sản xuất hiêṇ đaị.
►Thứ hai, cần đăc̣ biêṭ chú troṇg tới các khu nguyên nhiên liêụ cho ngành dêṭ và may
măc̣.
►Thứ ba , các doanh nghi ệp dêṭ may cần chú troṇg xây dưṇg hê ̣thống quản lý chất
lươṇg, đảm bảo an toàn vê ̣sinh , bảo vệ môi trường, đáp ứng được theo đúng tiêu chuẩn quốc
tế.
►Thứ tư, cần phải chú troṇg đến công tác thiết kế thời trang.
3.3. Giải pháp vƣợt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
3.3.1 Các biện pháp vƣợt rào đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
3.3.1.1 Tăng cường năng lực hợp tác trong cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao vai trò của
các hiệp hội.
Các công ty lớn, công ty xuyên quốc gia có tiềm lực mạnh là nòng cốt trong việc xúc
tiến thương mại, bảo đảm khả năng mở rộng thị trường, có tiềm lực và khả năng ứng dụng
khoa học kỹ thuật, là dòng chủ lực và nắm giữ các luồng lưu thông hàng hóa chính cùng với
các công ty vừa và nhỏ có khả năng điều chỉnh linh hoạt, có quan hệ kinh tế với các công ty
lớn, hình thành mạng lưới doanh nghiệp hoạt động trên thị trường quốc gia và quốc tế. Để có
thể hình thành được các doanh nghiệp có quy mô lớn, đáp ứng được các đơn đặt hàng có khối
lượng lớn của nước ngoài, cần thiết phải mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh
tế Nhà nước nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng với các thành phần kinh tế khác,
đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
3.3.1.2 Tăng cường sự phối hợp nội bộ và với Chính phủ nhằm xây dựng vùng nguyên
liệu phụ liệu.
Việc quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam như dệt may có ý nghĩa quyết định đối với năng lực cạnh tranh trong dài hạn.
Đặc biệt, đối với ngành dệt may, những động thái của Chính phủ trong việc hỗ trợ hình thành
hai trung tâm nguyên phụ liệu dệt may tại phía Bắc và phía Nam dường như vẫn chưa đủ sức
mạnh thu hút các nhà đầu tư.
3.3.1.3 Tăng cường năng lực pháp lý của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải quan tâm đến các khía cạnh pháp lý trong hoạt
động của mình. Các doanh nghiệp có thể có các cán bộ pháp lý là biên chế của mình hoặc có
thể sử dụng dịch vụ của các công ty tư vấn luật.
3.3.1.4 Chủ động điều tiết tăng trưởng xuất khẩu, luôn chú trọng tới công tác nghiên cứu
và phát triển thị trường.
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cần luôn chú trọng công tác
nghiên cứu thị trường . Viêc̣ nghiên cứu thị trường tốt se ̃cung cấp cho các doanh nghiệp của
Việt Nam những thông tin có hê ̣thống về thị trường xuất khẩ u bao gồm các thông tin về : các
rào cản đang được áp dụng , dung lươṇg thị trường , các đối thủ cạnh tranh , …qua đó doanh
nghiệp có thể chủ đôṇg ứng phó được trước những rào cản kỹ thuâṭ mà thị trường này dưṇg
nên, tạo ra thế c hủ động cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi thâm nhập thị trường
này.
3.3.1.5 Chú trọng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu, đặt phương châm nâng cao
chất lượng sản phẩm lên hàng đầu.
Thương hiêụ là một phần quan trọng đánh giá được sư ̣thành công của môṭ doanh
nghiệp, môṭ doanh nghiệp có thương hiêụ tốt là môṭ doanh nghiệp uy tín trong lòng người
tiêu dùng, do vâỵ viêc̣ xây dưṇg thương hiêụ đa ̃đươc̣ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dêṭ
may Việt Nam chú trọng xây dựng và phát triển.
Chất lượng của mặt hàng dêṭ may được đánh giá qua hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỹ thuật đó
là những thông số kỹ thuật và chỉ tiêu phi kỹ thuật bao gồm các yếu tố về mẫu mã, thẩm mỹ,
hợp mốt…hai chỉ tiêu này có tầm quan trọng như nhau nên đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất
xuất khẩu hàng dêṭ may luôn phải chú ý đến thỏa mãn cả hai chỉ tiêu này , đáp ứng được yêu
cầu kỹ thuật của các nước phát triển.
3.3.1.6 Gắn chặt quyền lợi với các công ty nhập khẩu Mỹ.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã kết hợp với các doanh nghiệp Mỹ trong hoạt động
sản xuất , phân phối măṭ hàng dêṭ may , chính điều này đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam
tránh được một số những rào cản mà Mỹ giành cho sản phẩm xuất khẩu.
3.3.1.7 Doanh nghiệp cần tăng cường năng lực sản xuất, xây dựng và kiện toàn sử dụng
các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng kiện toàn các hệ thống tiêu chuẩn theo
đúng quy định quốc tế, đáp ứng đươc̣ những đòi hỏi của thị trường quốc tế – đây là một trong
những nhiệm vụ hàng đầu mà các doanh nghiệp dêṭ may Việt Nam cần quan tâm .
3.3.1.8 Đổi mới và hiện đại hóa công nghiệp sản xuất.
Về phía Nhà nước Việt Nam đã luôn có những biện pháp tích cực nhằm phát triển
nền sản xuất trong nước và taọ điều kiêṇ cho các doanh nghiệp dêṭ may của Việt Nam có thể
nâng cao được năng lưc̣ sản xuất của doanh nghiệp thông qua chính sách chi tiêu ngân sách
và thu hút đầu tư hợp lý.
Đồng hành cùng với Chính phủ , các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may trong nước
cũng luôn đề cao và chú trọng tới hoạt động đầu tư phát triển dây chuyền sản xuất cho doanh
nghiệp mình, nhằm nâng cao năng suất lao đôṇg, nâng cao chất lươṇg sản phẩm dêṭ may.
3.3.2 Giải pháp từ phía Nhà nƣớc hỗ trợ doanh nghiệp dệt may vƣợt rào cản kỹ thuật.
3.3.2.1 Nâng cao năng lực nhận thức và phổ biến thông tin đến các doanh nghiệp về các
rào cản kỹ thuật thương mại của Mỹ.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động cả về kinh tế và chính trị, các nước nhập
khẩu luôn có sự thay đổi về pháp luật và chính sách thương mại để đối phó với sự biến động
của thị trường. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không có hoặc không biết thông tin về những
thay đổi đó thì những chính sách này sẽ thành rào cản thương mại, còn nếu biết trước và biết
cụ thể thì có thể chuẩn bị đối phó để vượt rào.
3.3.2.2 Nâng cao hoạt động của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS).
Hiệp hội dêṭ may Việt Nam (VITAS) có vai trò quan trọng trong viêc̣ tổ chức cung
cấp thông tin kip̣ thời về tình hình thị trường quốc tế cho các doanh nghiệp , tổ chức các các
hội chợ quốc tế, làm cầu nối giữa doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu hàng dêṭ may Việt Nam
với các thị trường quốc tế.
3.3.2.3 Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc
tế và các tiêu chuẩn xã hội.
Nhà nước phải lồng ghép vào chương trình phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế
quốc tế để nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về triển khai thực hiện và đăng ký để được
cấp chứng chỉ SA 8000
3.3.2.4 Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái để đối phó
và vượt qua các rào cản môi trường.
Giải quyết các vấn đề về nhãn mác sinh thái không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí mà
còn mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam [6].
3.3.2.5 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực chât lượng (cán bộ kỹ
thuật) nhằm nâng cao năng lực thiết kế, tạo mẫu phát triển sản phẩm mới của ngành dệt
may.
Đây là một trong những hỗ trợ cơ bản nhất của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
Trong điều kiện của Việt Nam, khi cả hạ tầng và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đều là
những điểm hạn chế thì vai trò của Nhà nước càng quan trọng hơn.
3.3.2.6 Nhà nước cần tổ chức thường xuyên hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao
hiệu quả của hệ thống đại diện thương mại.
Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại , Việt Nam sẽ xây dựng và quảng bá được
hình ảnh , thương hiệu của mặt hàng dêṭ may Việt Nam . Từ đó giúp các sản phẩm dêṭ may
Việt Nam có cơ hội phát triển ra nhiều thị trường lớn.
3.3.2.7 Tăng cường đàm phán cấp Nhà nước, vận động hành lang và quan hệ công chúng
trong giải quyết những tranh chấp thương mại.
Chính phủ cần tích cực triển khai hơn nữa các cuộc đàm phán đa phương và song
phương nhằm tăng cường sự hợp tác, hiểu biết lẫn nhau, tranh thủ những sự ủng hộ của các
quốc gia, các tổ chức, đặc biệt là việc thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường.
3.3.2.8 Hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam theo chuẩn quốc tế.
Nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới ,Việt Nam bắt
buộc phải thực hiện nhanh, tích cực và chủ động hơn việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp
luật, chính sách trong nước. Việc xây dựng môi trường pháp lý theo hướng phù hợp với các
quy định và chuẩn mực quốc tế sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp.
3.3.2.9 Hỗ trợ kiểm tra, giám sát và xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo
chuẩn quốc tế.
Trong quá trình này, Nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất với nhiệm vụ xây dựng
cơ sở, nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp dệt may. Qua cơ chế kiểm tra, giám sát này, hoạt động
xuất khẩu mặt hàng dệt may qua các yếu tố về chi phí sản xuất, thị trường xuất khẩu, khả
năng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, kênh phân phối... sẽ được kiểm soát, từ đó có các tác động
kịp thời nhằm tránh các trường hợp sản phẩm dệt may Việt Nam vi phạm các quy định trong
CPSIA.
KẾT LUẬN
Mặc dù xu hướng tự do hoá thương mại đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu
đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa thị trường, dỡ bỏ các biện pháp cản trở sự di chuyển của
các luồng hàng hoá, dịch vụ nhưng trên thực tế, không một quốc gia nào từ bỏ hoàn toàn
công cụ phi thuế quan nhằm thực hiện một số mục tiêu kinh tế xã hội của mình. Rào cản kỹ
thuật, với những ưu điểm nổi trội, là một trong số các biện pháp phi thuế quan đang được các
nước phát triển trên thế giới, đặc biệt là Mỹ sử dụng ngày càng nhiều. Điều này đặt ra cho các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt
Nam nói riêng, khi muốn chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này thì hơn hết cần phải vượt qua
các rào cản đó bằng chính sức mạnh nội lực của doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên, Chính phủ cần phải đóng một vai trò tích cực hơn trong việc hỗ trợ các
doanh nghiệp vượt qua các rào cản phi thuế quan đặc biệt là các rào cản kỹ thuật thương mại
thông qua các hoạt động tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp từ
xây dựng cơ sở hạ tầng đến đào tạo nguồn nhân lực. Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp thông qua
hệ thống đại diện thương mại cần có sự tăng trưởng vượt bậc về chất.
Hơn nữa, sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp trong việc áp dụng các tiêu chuẩn
quốc tế ISO, SA có ý nghĩa sống còn đối với việc vượt qua các rào cản của thị trường nhập
khẩu. Với sự cam kết chặt chẽ của các cấp lãnh đạo cao nhất của Chính phủ và cộng đồng
doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết vượt qua các rào cản kỹ thuật trong tương lai.
Xoay quanh một số vấn đề về rào cản kỹ thuật, nghiên cứu về đề tài “Hệ thống rào
cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới” quả thực mang ý nghĩa về
mặt lý luận và thực tiễn rất lớn. Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, luận văn đã đạt được
những kết quả đáng kể.
Về mặt lý luận, đã hệ thống hoá được những vấn đề mang tính khái quát về rào cản
kỹ thuật, bao gồm khái niệm, phân loại và tác động của rào cản kỹ thuật đối với thương mại
quốc tế. Luận văn cũng đã nêu ra được các quy định về hệ thống rào cản kỹ thuật thương mại
của Mỹ áp dụng với hàng dệt may nhập khẩu.
Về mặt thực tiễn, luận văn đã đưa ra các rào cản kỹ thuật được áp dụng ở Mỹ, đồng
thời phân tích và đánh giá tác động của rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với hàng dệt may Việt
Nam; từ đó đưa ra một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại cho các doanh
nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, luận văn vẫn còn có
nhiều hạn chế không thể tránh khỏi. Luận văn không thể thống kê hoàn toàn đầy đủ các rào
cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế; nội dung được đề xuất trong luận văn còn sơ sài và
chỉ dừng lại ở đưa ra những giải pháp cho việc xác định phương hướng và những kế hoạch
hành động chủ yếu. Hơn thế, trong điều kiện kinh tế thế giới luôn biến động, các thông tin và
số liệu thu thập được có thể còn vài thiếu sót hoặc chưa thể cập nhật ở mức đầy đủ nhất. Chắc
chắn, chúng ta cần có thêm những đề tài nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra những giải pháp
khắc phục rào cản nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ
trong bối cảnh mới.
References
● Tài liệu Tiếng Việt:
1. Lê Quốc Ân (8/2002), Làm thế nào để xuất khẩu thành công hàng dệt may vào thị trường
Mỹ, Hiệp Hội dệt may Việt Nam, Hà Nội.
2. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2004) Giáo trình Kinh Tế Quốc Tế, Nxb Khoa học
và Kỹ thuật.
3. Trần Văn Chu, Nguyễn Văn Bình (2006), Cẩm nang thị trường Mỹ, Nxb Thế giới.
4. Bùi Hữu Đạo (2009), “Hệ thống rào cản môi trường trong thương mại quốc tế và một số
giải pháp đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam”, Tạp chí Thương mại, (26), tr. 14-16.
5. Đào Thị Thu Giang (2008), Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với hàng xuất khẩu
của Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Khải (2005), Nhãn sinh thái đối với hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng nội
địa, Nxb Lý luận và chính trị, Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Khải (2006), “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang
thị trường Mỹ”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (35), tr. 9-12.
8. Thương vụ Việt Nam tại Mỹ (2005), Xuất khẩu sang Mỹ, những điều cần biết, Nxb Hà
Nội.
9. Nguyễn Hữu Khải (2005), Rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế,
Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
10. Đỗ Tuyết Khanh (7/2008), “Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường
Mỹ và thế giới: viễn cảnh và thử thách”, Tạp chí nghiên cứu và thảo luận – Thời đại mới,
(2), tr. 14-17.
11. Trần Việt Hùng (2005), Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào
Mỹ, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội.
12. Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nxb Lao
động xã hội, Hà Nội.
13. Trần Sửu (2000), Một số điều cần biết khi xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ – Kỷ yếu Hội
nghị khoa học, Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Ngoại thương.
14. Đinh Văn Thành (2003) Nghiên cứu các rào cản trong thương mại quốc tế và đề xuất
các giải pháp đối với Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
15. Đinh Văn Thành (2005), Rào cản trong thương mại quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.
16. Công ty tư vấn và truyền thông văn hoá giáo dục môi trường Pi (2007), Sổ tay hướng dẫn
về “Rào cản xanh” trong WTO, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
17. Trần Sửu (2000), Một số điều cần biết khi xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ – Kỷ yếu Hội
nghị khoa học, Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương.
18. Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2008), Tác động của các Hiệp định WTO
đối với các nước đang phát triển.
19. Hiệp định về Thương mại hàng dệt may (ATC) và các sản phẩm hàng dệt từ bông, len,
sợi nhân tạo, sợi thực vật ngoài bông và tơ tằm giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ Mỹ.
20. Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ.
21. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển ngành công
nghiệp dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
22. Vụ Chính sách thương mại đa biên – Bộ Công Thương (9/2009), Quyết định phê duyệt
Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020, Hà Nội.
● Tài liệu Tiếng Anh:
23. Deardorff, Alan V. and Robert.Stern (2009), Measurement of Non-Tariff Barriers,
OECD.org.
24. Journal of international Development (2008), Vietnam in the Global Garment and Textile
Value Chain: Impacts on firms and workers, US.
25. Linda A.Linkins and Huge M. Arce (2006), Estimating Tariff Equivalent of Non-Tariff
Barriers, U.S International Trade Commission, Washington.
26. ASEAN Economics Bulletin (2005), Institutional Constraints and Private Sector
Development: The Textile and Garment Industry in Vietnam, Working paper Vol 22, No
3.
27. OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) (2009), Indicators
of Tariff and Non-Tariff Trade Barriers.
● Website:
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
dot-voi-my.htm
35.
36.
37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.
chung/m-r-ng-vung-nguyen-li-u-cho-nganh-d-t-may-vi-t-nam-
1.351666?mode=print
47
07773102.html
48.
49.
goryId=888&articleId=3155
50.
chung/d-t-may-vi-t-nam-ti-p-t-c-kh-ng-nh-la-nganh-kinh-t-m-i-nh-n-v-xu-t-kh-u-
1.332729?mode=print
51.
52.
ry=Th%C3%B4ng%20b%C3%A1o%20-%20Th%C3%B4ng%20c%C3%A1o
53.
nay-co-the-dat-135-ty-usd.htm
54.
55.
on/sites%20content/live/vir/web%20contents/chude/doanhnghiep/thongtindoanhngh
iep/11b396c77f00000100b5acc6bda4f29d
56.
57.
58.
59.
nam-2009/
60.
tm
61.
finland.org/vnemb.vn/tinkhac/ns071204091856?b_start:int=145
62.
may-viet-nam-khi-gia-nhap-wto.html
63.
64.
65.
nam.gpprint.16887.gpside.1.asmx
66.
67.
51
68.
69.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- he_thong_rao_can_ky_thuat_trong_thuong_mai_1468.pdf