ĐẶT VẤN ĐỀ
Là sinh viên của trường chúng em hiểu rõ những khó khăn và bất cập của
các bạn sinh viên khi cập nhật thông báo của nhà trường. Muốn biết một thông báo các
bạn phải đến trường hoặc truy cập Internet. Việc đến trường tốn khá nhiều thời gian,
công sức và chi phí của sinh viên. Còn hệ thống Internet hiện nay chưa thật sự phổ
biến ở Việt Nam, không phải bạn nào cũng có khả năng lắp đặt dịch vụ Internet tại
nhà. Vì thế, truy cập vào trang Web của trường cũng là một trở ngại với sinh viên.
Hình 1: Bất cập đối với sinh viên và phụ huynh khi xem thông báo
Quý phụ huynh thường lo lắng, không an tâm trong quá trình theo dõi tình
hình học tập của con em mình vì chỉ nhận được thông tin một phía từ sinh viên. Có
những trường hợp sinh viên học đến năm 3 đại học mà phụ huynh mới biết con em
mình thường xuyên nghỉ học và phải nợ quá nhiều môn. Nguyên nhân là do việc liên
hệ với nhà trường gặp nhiều trở ngại khi phụ huynh ở quá xa trường. Chúng em từng
chứng kiến cảnh một bạn cùng lớp lừa dối gia đình, đến khi gia đình phát hiện được
tình hình học tập của bạn ấy thì ân hận cũng đã quá muộn vì thời gian đã không cho
phép nữa rồi.
Hệ thống SMS University
3
Việc thông báo đến sinh viên cũng đang là một khó khăn chưa được giải
quyết đối với nhà trường và quý thầy cô, nhất là những thông báo khẩn cấp (như đổi
phòng học hay thông báo nghỉ đột xuất, ). Hiện nay đa số những thông báo đó được
cập nhật qua Lớp trưởng, Lớp phó hay Bí thư chi đòan rồi cán bộ lớp có nhiệm vụ
thông báo lại cho các bạn. Quá trình này gây bất tiện cho cán bộ lớp và làm chậm trễ
thông tin.
ࠀBԀ
7 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3088 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống SMS University, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
HỆ THỐNG SMS UNIVERSITY
Người thực hiện: Lê Hùng(* ) – Nguyễn Thị Diệp My-(**)
Email:(*) lehung_vn2004@yahoo.com
(**) Diepmynguyen@gmail.com
Nơi thực hiện đề tài: Khoa Điện – Điện Tử trường Đại Học Lạc Hồng.
Ngày nay việc thông báo và cập nhật thông báo trong các trường đại học còn
mang tính thủ công và tồn tại nhiều bất cập. Với mong muốn tự động và tối ưu hóa
quá trình gửi và nhận thông báo đến sinh viên nhóm đã suy nghĩ, thiết kế và thực
hiện thành công hệ thống thông báo qua tin nhắn SMS mang tên HỆ THỐNG SMS
UNIVERSITY.
Hiện nay hệ thống SMS University đã được áp dụng và sử dụng tại khoa Điện-Điện
Tử Truờng Đại Học Lạc Hồng với số lượng sinh viên tham gia là 300 sinh viên.
Thời gian áp dụng từ ngày 09/02/2009 đến nay .
I. Giới thiệu hệ thống
* Các hình thức dịch vụ của hệ thống
SMS University là dịch vụ chủ yếu phục vụ các bạn sinh viên và quý phụ
huynh. Hệ thống sẽ gửi thông báo đến người sử dụng (sinh viên hoặc phụ huynh) qua
tin nhắn SMS. Người sử dụng cũng có thể gửi tin nhắn yêu cầu hoặc phản hồi tới hệ
thống. Hai hình thức dịch vụ chính của hệ thống là thuê bao trả trước và thuê bao trả
sau.
Hình 1: Các dịch vụ chính của hệ thống SMS University
HỆ THỐNG SMS UNIVERSITY
DỊCH VỤ THUÊ BAO
TRẢ TRƯỚC
Người sử dụng phải
đăng ký trước và phí dịch
vụ được thu vào đầu mỗi
tháng
DỊCH VỤ THUÊ BAO
TRẢ SAU
Người sử dụng
không cần đăng ký trước.
Phí dịch vụ được tính ngay
sau khi người sử dụng gửi
tin nhắn tới hệ thống.
Trang 2
Những dịch vụ này dù có khác nhau về hình thức sử dụng song đều đáp ứng
nhu cầu về thông tin của sinh viên và phụ huynh bao gồm những thông tin về điểm,
thời khoá biểu, hoạt động văn nghệ - xã hội của Đoàn trường,…
* Sơ đồ khối:
Để đáp ứng những yêu cầu trên, hệ thống gồm ba khối chính:
Hình 2: Sơ đồ khối hệ thống
Khối SMS
Khối này bao gồm một modem GSM có nhiệm vụ nhận và xử lý lệnh từ máy
tính.
Hình 3: Modem GSM
Khối thiết bị đầu cuối
Là điện thoại di động của mỗi người sử dụng dịch vụ.
KHỐI PHẦN
MỀM GIAO
TIẾP VÀ
THIẾT BỊ
ĐIỀU KHIỂN
KHỐI SMS
KHỐI THIẾT
BỊ ĐẦU
CUỐI
Cổng
nguồn Anten
Cổng COM
giao tiếp máy
Khe lắp
thẻ Sim
Trang 3
Khối phần mềm giao tiếp và thiết bị điều khiển
Phần mềm lập trình được cài đặt trên một máy tính. Giao diện hệ thống cho
phép nhân viên kỹ thuật của trung tâm lựa chọn những tính năng tốt nhất và nhanh
nhất để phục vụ người sử dụng.
II. Thi công hệ thống
* Giao diện điều khiển của hệ thống
Hình 4: Giao diện điều khiển của hệ thống
Modem GSM giao tiếp với máy tính theo chuẩn RS232. Giao diện điều
khiển được lập trình bằng phần mềm Visual Basic 6.0 với lưu đồ thuật giải như sau:
Trang 4
Hình 5: Lưu đồ thuật toán của chương trình
No
Yes
End
Thực hiện gửi tin nhắn
Yes
Yes
No
Tiến hành thay số điện thọai
Phím GỬI TIN
NHẮN nhấn?
Phím THAY SỐ
ĐIỆN THỌAI
nhấn?
Thực hiện cuộc gọi
Yes
No
No Có tin nhắn
mới?
Đọc tin nhắn
Phím GỌI
nhấn?
Kiểm tra modem
Khởi tạo
Start
Trang 5
* Thời gian gửi tin nhắn
Để gửi một tin nhắn 160 ký tự thì chương trình phải thực hiện một vòng quét
mất 50ms. Mỗi tin nhắn sọan ra phải mất 750ms để tải vào sim của hệ thống. Và sau
1500ms kể từ khi tin nhắn gửi đi modem sẽ trả về chuỗi OK (nếu tin nhắn gửi đi
thành công). Như vậy, thời gian để một tin nhắn 160 ký tự được gửi đi thành công là:
t160 = tvòng quét + tsim + ttrả lời = (50 x 160) + 750 + 1500= 10250ms ≈ 10s
Đối với tin nhắn 320 ký tự ta cũng phải mất 50ms cho vòng quét chương
trình, 750ms cho quá trình nạp tin nhắn vào sim. Nhưng thời gian nhận được chuỗi
OK sẽ lâu hơn, 5000ms. Như vậy, thời gian để một tin nhắn 320 ký tự được gửi đi
thành công là:
t320 = tvòng quét + tsim + ttrả lời = (50 x 320) + 750 + 5000 = 21750ms ≈ 22s
III. Lợi nhuận hàng tháng của hệ thống:
* Dịch vụ thuê bao trả trước
Mỗi khách hàng tham gia dịch vụ sẽ chỉ đóng mức phí là 5000đ/tháng.
Giả sử Trung tâm có 1000 sinh viên sử dụng dịch vụ và mỗi tháng gửi trung
bình 10 tin nhắn/sinh viên, ta có bảng sau:
Loại chi phí Số tiền/một SV Tổng số tiền/tháng
Phí dịch vụ thu từ SV 5.000đ 5.000.000đ
Phí gửi tin nhắn 10 x 220đ = 2.200đ 2.200.000đ
Vậy lợi nhuận thu được là:
P = (tổng thu) – (tổng chi) = 5.000.000 – 2.200.000 = 2.800.000đ
Khi số người sử dụng tăng lên (từ 3000 đến 5000 SV), trung tâm sẽ tuyển
thêm nhân viên kỹ thuật và ta có bảng lợi nhuận sau:
Loại chi phí Số tiền/một SV Tổng số tiền/tháng
Phí dịch vụ thu từ SV 5.000đ 15.000.000đ
Phí gửi tin nhắn 10 x 220đ = 2.200đ 6.600.000đ
Nhân công 3.000.000đ
Trang 6
Vậy lợi nhuận thu được là:
P = (tổng thu) – (tổng chi)
= 15.000.000 – (6.600.000 + 3.000.000) = 5.400.000đ
Và khi số sinh viên tham gia dịch vụ tăng đến con số trên 10.000 thì ta có
bảng:
Loại chi phí Số tiền/một SV Tổng số tiền/tháng
Phí dịch vụ thu từ SV 5.000đ 50.000.000đ
Phí gửi tin nhắn 10 x 220đ = 2.200đ 22.000.000đ
Nhân công 2 x 3.000.000đ
Vậy lợi nhuận thu được là:
P = (tổng thu) – (tổng chi)
= 50.000.000 – (22.000.000 + 2 x 3.000.000) = 22.000.000đ
* Dịch vụ thuê bao trả sau
Mỗi tin nhắn gửi đến hệ thống, người sử dụng sẽ bị trừ 700đ (chưa tính phí
tin nhắn gửi đi). Hệ thống sẽ trả lời bằng một tin nhắn 160 ký tự với phí gửi tin là
220đ (tin nhắn ngoại mạng) hoặc 200đ (tin nhắn nội mạng).
Giả sử hệ thống gửi 1000 tin nhắn/tháng và số tin nhắn ngoại mạng chiếm
60% tổng số tin nhắn hệ thống gửi đi thì:
Tổng số tiền thu được trong một tháng từ dịch vụ thuê bao trả sau:
700đ x 1000 = 700.000đ
Số tiền hệ thống gửi tin nhắn hồi đáp trong một tháng:
(200 x 400) + (220 x 600) = 212.000đ
Lợi nhuận/tháng của dịch vụ là:
P = (tổng thu) – (tổng chi) = 700.000 – 212.000 = 488.000đ
Trang 7
IV. Ưu điểm
Hệ thống có nhiều ưu điểm như:
- Tính phổ biến, đơn giản và gần gũi.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí cho sinh viên.
- Tiết kiệm thời gian và công sức cho công nhân viên nhà trường.
- Tạo nguồn quỹ cho nhà trường.
- Giúp sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh tốt hơn.
V. Khuyết điểm
Hệ thống chưa thật phù hợp với quý phụ huynh và còn giới hạn số lượng
dịch vụ.
VI. Hướng phát triển
Phát triển hệ thống SMS University với nhiều gói cước cũng như dịch vụ
khác (ví dụ: dịch vụ tư vấn online, dịch vụ tiếp sức mùa thi…) nhằm phục vụ nhà
trường, phụ huynh và sinh viên tốt hơn.
Thi công hệ thống SMS Uviversity quy mô nhỏ (sử dụng điện thọai di động
thay cho modem GSM) để phục vụ những cơ sở dữ liệu nhỏ (ví dụ: các khoa của
trường)
VII. Tài liệu tham khảo
* Tiếng Việt
[1] Trịnh Trần Thanh Tâm, KS, “Giáo trình Microsoft Visual Basic 6.0”
[2] Võ Văn Viện, “Bài tập thực hành lập trình với Visual Basic”, NXB
Tổng hợp Đồng Nai, 2004.
* Tiếng Anh
[3] AT commands interface – www.wavecom.com
[4] User Guide GSM G2403 – www.wavecom.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai_bao_NCKH.pdf
- Bao_cao_NCKH.pdf