Hệ thống thông tin di động 3G và lộ trình triển khai 3G của Mobifone

MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 DANH MỤC HÌNH VẼ 4 PHỤ LỤC A. CÁC TỪ VIẾT TẮT 5 PHỤ LỤC B. CÁC KÊNH UTRA 10 LỜI NÓI ĐẦU 13 CHƯƠNG 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 15 Giới thiệu chung. 15 1.1. Hệ thống thông tin di dộng thế hệ 1. 15 1.2. Hệ thống thông tin di dộng thế hệ 2. 16 1.2.1. Đa truy cập phân chia theo thời gian TDMA 16 1.2.2 Đa truy cập phân chia theo mã CDMA 18 1.3. Hệ thống thông tin di động thế hệ 3. 19 1.4. Hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo. 22 1.5 Kết luận. 22 CHƯƠNG 2: MẠNG GSM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CẤP LÊN 3G 24 Giới thiệu. 24 2.1. MẠNG GSM . 24 2.1.1. Đặc điểm chung. 24 2.1.2. Kiến trúc của hệ thống GSM . 25 2.1.2.1 . Kiến trúc mạng. 25 2.1.2.2. Kiến trúc địa lý. 29 2.1.3. Phương pháp đa truy cập trong GSM . 30 2.1.4. Các thủ tục thông tin. 31 2.2 . GIẢI PHÁP NÂNG CẤP GSM lên 3G 35 2.2.1. Sự cần thiết nâng cấp mạng GSM lên 3G 35 2.2.2.Giải pháp nâng cấp. 36 2.2.2.1 Hướng phát triển lên 3G sử dụng công nghệ WCDMA 36 2.2.2.2 Hướng phát triển lên 3G sử dụng công nghệ CDMA 2000. 38 2.3. LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN TỪ GSM LÊN 3G SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ WCDMA 39 2.3.1. Công nghệ số liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao HSCSD 39 2.3.2. Dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS. 39 2.3.2.1 . Giới thiệu. 39 2.3.2.2. Kiến trúc mạng GPRS. 39 2.3.2.3. Các đặc điểm của mạng GPRS. 39 2.3.3. EDGE (Enhanced Data rate for GSM Evolution). 39 2.3.3.1 Tổng quan. 39 2.3.3.2. Giao tiếp vô tuyến. 39 2.3.3.3. Các kế hoạch cần thực hiện khi áp dụng EDGE trên mạng GSM . 39 2.3.4. KẾT LUẬN 39 CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG WCDMA 39 Giới thiệu. 39 3.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA W-CDMA 39 3.2. CÁC ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA W-CDMA 39 3.3. CẤU TRÚC MẠNG W-CDMA 39 3.4. CÁC DỊCH VỤ TRONG MẠNG W-CDMA 39 3.5. GIAO DIỆN VÔ TUYẾN 39 3.5.1. Các kênh logic. 39 3.5.2. Các kênh truyền tải 39 3.5.3. Các kênh vật lý. 39 3.5.3.1. Các kênh vật lý đường lên. 39 3.5.3.2. Các kênh vật lý đường xuống. 39 3.6. THIẾT LẬP MỘT CUỘC GỌI TRONG W-CDMA UMTS. 39 3.7. KẾT LUẬN 39 CHƯƠNG 4: LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI 3G CỦA MOBIFONE 39 Giới thiệu. 39 4.1. Cơ sở hạ tầng của MobiFone. 39 4.2. Dự báo về sự phát triển mạng MobiFone trong 10 năm tới 39 4.3. Lộ trình triển khai nâng cấp mạng Mobifone lên 3G 39 4.4 . Triển khai hệ thống GPRS. 39 4.4.1. Cấu hình tổng quát mạng GPRS trong mạng GSM. 39 4.4.2. Hệ thống GPRS triển khai trên mạng VMS. 39 4.4.2.1. Dung lượng hệ thống lõi GPRS cho mạng Mobifone. 39 4.4.2.2. Cấu hình GPRS cho mạng Mobifone – VMS. 39 4.4.2.3. Nâng cấp hệ thống mạng GSM để có khả năng kết nối GPRS. 39 4.4.2.4. Nâng cấp hệ thống tính cước. 39 4.4.2.5. Tiến độ triển khai GPRS. 39 4.5. Triển khai thử nghiệm hệ thống 3G 39 4.5.1. Mục đích thử nghiệm. 39 4.5.2. Lựa chọn tiêu chuẩn về công nghệ. 39 4.5.2.1. Giao tiếp vô tuyến. 39 4.5.2.2. Mạng lõi 39 4.6. Phương án triển khai 39 4.6.1. Đăng ký tần số thử nghiệm 39 4.6.2. Phạm vi thử nghiệm 39 4.7. CÁC DỊCH VỤ TRIỂN KHAI 39 4.7.1 Video Call 39 4.7.1.1 . Định nghĩa. 39 4.7.1.2. Điều kiện để sử dụng dịch vụ. 39 4.7.1.3. Đăng ký dịch vụ Video Call 39 4.7.2. MOBILE INTERNET 39 4.7.2.1. Định nghĩa dịch vụ: 39 4.7.2.2. Tiện ích của dịch vụ: 39 4.7.2.3. Đối tượng và điều kiện sử dụng dịch vụ Mobile Internet: 39 4.7.2.4. Đăng ký dịch vụ. 39 4.7.3. Mobile TV 39 4.7.3.1. Định nghĩa: 39 4.7.3.2. Đối tượng sử dụng: 39 4.7.3.3. Điều kiện sử dụng: 39 4.7.3.4. Hướng dẫn sử dụng: 39 4.8. KẾT LUẬN 39 KẾT LUẬN 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 LỜI NÓI ĐẦU Thông tin liên lạc là một nhu cầu của bất kỳ một xã hội phát triển nào. Để đáp ứng nhu cầu liên lạc ngày càng cao của xã hội, thông tin di động đã được nghiên cứu và phát triển từ rất sớm. Bắt đầu với các hệ thống thông tin di động sử dụng công nghệ analog, cho đến nay các mạng di động sử dụng công nghệ số đang được ứng dụng rộng rãi và phát triển vô cùng mạnh mẽ. Một xu hướng rõ nét trong lĩnh vực thông tin di động hiện nay là các nhà cung cấp dịch vụ ngoài việc mở rộng dung lượng khai thác hiện có thì việc áp dụng nghiên cứu cũng như xác định lộ trình phát triển công nghệ để tăng cường khả năng cung cấp đa dịch vụ tốt hơn đến khách hàng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trong đó 3G - Hệ thống thông tin di động thế hệ 3 chính là giải pháp công nghệ tiên tiến đang được các nhà khai thác mạng triển khai. Tại Việt Nam, trải qua hơn hai thập kỷ phát triển, cho đến nay cả nước đã có 7 nhà khai thác dịch vụ thông tin di động sử dụng công nghệ GSM và CDMA. Điều đó minh chứng cho cho sự phát triển không ngừng của hạ tầng mạng thông tin di động trong nước trong xu thể hội nhập và thể hiện sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực này. Thực tế phát triển thị trường tại Việt Nam cho thấy, đến nay các mạng di động sử dụng công nghệ GSM đang chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng khách hàng với 56,5 triệu thuê bao trên tổng số 63,5 triệu thuê bao di động. Đến nay các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G) đã được đưa vào khai thác thương mại ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba cũng sẽ được triển khai trong cuối năm 2009 này. Đối với các nhà khai thác mạng di động GSM thì cái đích 3G là các hệ thống thông tin di động CDMA băng rộng (W-CDMA) theo chuẩn IMT-2000. Xuất phát từ định hướng này mà em chọn đề tài nghiên cứu về 3G. Đồ án tốt nghiệp của eM là “Hệ thống thông tin diđộng 3G và lộ trình triển khai 3G của Mobifone ” gồm có 4 chương: Chương 1 : Lịch sử triển của hệ thống thông tin di động Chương 2 : Mạng GSM và giải pháp nâng cấp lên mạng 3G Chương 3 : Hệ thống thông tin di động WCDMA Chương 4 : Lộ trình triển khai 3G của Mobifone Em xin chân thành cám ơn Th.s Phạm Thị Vân Khánh đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành đồ án này. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc hoàn thành đồ án nhưng với thời gian và trình độ có hạn nên đồ án còn có nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp và chỉ dẫn thêm từ các thầy cô và các bạn. Hà Nội , tháng 09 năm 2011 Sinh viên

doc117 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3620 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống thông tin di động 3G và lộ trình triển khai 3G của Mobifone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản của quản lý tài nguyên vô tuyến trong hệ thống WCDMA, trong đó điều khiển công suất và điều khiển chuyển giao là các chức năng đặc biệt quan trọng so với các hệ thống thông tin di động trước đó. CHƯƠNG 4 LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI 3G CỦA MOBIFONE Giới thiệu Ngày nay, các ứng dụng yêu cầu tốc độ dữ liệu cao trở nên phổ biến, mạng 3G là một xu hướng tất yếu cần hướng tới của các mạng di động thế hệ 2G, trong đó GSM không ngoại lệ. Mạng Mobifone hiện tại được xây dựng trên tiêu chuẩn GSM với các khối chức năng truyền thống của nó. Trong quá trình nâng cấp dịch chuyển, chi phí là yếu tố vô cùng quan trọng đối với các nhà khai thác quá trình nâng cấp thực sự với sự thay đổi tối thiểu trong cấu trúc mạng lưới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật mạng. Theo lộ trình đã được các tổ chức chuẩn hóa đưa ra và được các nhà khai thác chấp nhận rộng rãi, mạng GSM sẽ được nâng cấp trở thành mạng thông tin di động băng rộng thế hệ 3G với môi trường truy nhập WCDMA. Theo quy hoạch phát triển của Tập đoàn VNPT, Mobifone sẽ trở thành nhà cung cấp dịch vụ mạng 3G hoàn chỉnh trong cuối năm 2010. Trong điều kiện thực tiễn kinh tế xã hội tại Việt Nam rõ ràng là nhu cầu sử dụng các dịch vụ băng thông rộng cũng lớn, song chỉ tập trung tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh…… Do đó, đối với nhà cung cấp dịch vụ lớn như Mobifone, trong khi nhất thiết phải duy trì và phát triển nguồn doanh thu ổn định từ các khách hàng mạng 2G truyền thống, cũng cần triển khai song song sử dụng 3G để nhằm 2 mục đích : giải quyết bài toán dung lượng tránh tắc nghẽn mạng cho mạng hiện tại, tìm kiếm nguồn doanh thu mới từ các dịch vụ tiên tiến trên nền tảng băng thông rộng do mạng 3G mang lại. Chính vì lý do đó, Mobifone sẽ tiếp tục duy trì và phát triển mạng truy nhập 2G truyền thống, đồng thời triển khai mạng truy nhập 3G sử dụng công nghệ WCDMA. Cấu hình mạng sẽ bao gồm mạng lõi chung, có khả năng giao tiếp và kết nối với mạng truy cập 2G và 3G. 4.1. Cơ sở hạ tầng của MobiFone Mạng thông tin di động MobiFone được xây dựng trên tiêu chuẩn công nghệ GSM. Mạng được chia ra thành 3 trung tâm nhỏ phủ sóng trên toàn quốc dưới sự điều hành của công ty. Tính đến ngày 13/10/2005, tổng toàn mạng gồm có 8MSC ( TT1: 2MSC, TT2 : 5MSC, TT3 : 1 MSC ) Hình 4.1. Cơ sở hạ tầng của mạng Mobifone ► Mạng chuyển mạch MSC - MSC chuyển mạch cuộc gọi trong nội bộ mạng và liên kết nối với các mạng khác. Khi chuyển đổi mạng lên mức tiến hóa hơn, các MSC sẽ được nâng cấp về phần cứng và phần mềm để tạo khả năng chuyển mạch dung lượng dữ liệu chuyển đổi qua mạng. Thay vì chuyển mạch thoại và chuyển mạch dữ liệu thông thường như hiện nay, các MSC sẽ chuyển mạch nhiều gói dữ liệu ► Mạng truyền dẫn : - Các BTS được kết nối với nhau chủ yếu qua truyền dẫn VIBA ( thiết kế Minilink E của VMS và truyền dẫn cáp quang thuê của các bưu điện nội tỉnh ). Nhiệm vụ chính của mạng truyền dẫn là chuyển cuộc gọi thoại giữa các BTS và các MSC. Khi có quá nhiều dịch vụ dữ liệu được tải đi thì những kết nối Viba này sẽ lâm vào tình trạng quá tải. Người sử dụng yêu cầu nâng cao tốc độ dịch vụ dữ liệu nên mạng truyền dẫn cũng phải tải đủ các dữ liệu này đến MSC. Cần phải chuyển được nhiều hơn nữa các gói dữ liệu qua mạng truyền dẫn, như vậy các khe thời gian truyền dẫn sẽ không cố định mà phải thay đổi động. Sự thay đổi đó phụ thuộc dòng dữ liệu được chuyển đến BTS/ MSC nhất định tại một thời gian nhất định. Chúng đòi hỏi kế hoạch hóa mạng truyền dẫn lên mức cao hơn, đưa ra dung lượng và kích thước lớn hơn hiện nay. ► Mạng truy nhập vô tuyến - Mạng truy nhập vô tuyến giữa máy đầu cuối và mạng di động dựa trên tiêu chuẩn GSM 900 với phổ 8MHz. Khoảng phổ này đủ để mang dung lượng thoại trên mạng với chất lượng tốt. Khi dung lượng thoại và dung lượng dữ liệu tăng lên, sự tăng phổ vô tuyến là cần thiết để đảm bảo tốt chất lượng thoại và nâng cao tốc độ truyền dữ liệu. Tốc độ dữ liệu luôn được nhấn mạnh trong lộ trình tiến đến UMTS là tốc độ dữ liệu trong điều kiện không can nhiễu. Phổ gia tăng trong trường hợp này là băng tần 1800 MHz, chúng ta có thể xây dựng mạng vô tuyến có cấu trúc 2 băng tần (900/1800 MHz). Băng tần 900 MHz sẽ được dùng để tăng khả năng phủ sóng và vẫn dùng để chuyển tải thoại, trong khi đó băng tần 1800 MHz sẽ được sử dụng để cung cấp thêm dung lượng chuyển tải hầu hết lưu lượng dữ liệu. Có nhiều kênh dữ liệu trên băng tần 1800 MHz nên có thể giả thiết can nhiễu trên các kênh này ít đi, tốc độ dữ liệu sẽ cao hơn. Băng tần GSM 1800 là giải pháp tốt để tăng dung lượng trên mạng vì có thể lắp đặt trên chính các BTS. Điều này tạo cho GSM 1800 giá thành rẻ khi cung cấp các dịch vụ thoại và dữ liệu trong tương tai. 4.2. Dự báo về sự phát triển mạng MobiFone trong 10 năm tới Dưới đây là sơ lược về dự báo nhu cầu phát triển của mạng MobiFone trong 10 năm tới. Hình 4.2. Dự báo cấu trúc mạng MobiFone tới năm 2015 4.3. Lộ trình triển khai nâng cấp mạng Mobifone lên 3G - Sự phát triển của kỹ thuật hiện đại, sự đổi mới công nghệ, thông tin di động cũng ngày càng đổi mới theo chiều hướng tích cực, xu hướng triển khai 3G là một xu hướng tất yếu đã được triển khai tại nhiều nước trên thế giới. Với nhiều công nghệ thông tin di động thế hệ 2 hiện đang tồn tại, việc triển khai và hội tụ tới một công nghệ duy nhất 3G là cực kỳ khó khăn. Chất lượng dịch vụ thoại truyền thống vẫn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng. Sự đa dạng về dịch vụ đã phần nào đáp ứng được nhu cầu khách hàng - Sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ số liệu mà trước hết là sự bùng nổ của Internet trong những năm gần đây đã đòi hỏi các nhà khai thác mạng thông tin di động Việt Nam, trong đó có nhà khai thác mạng MobiFone phải có những mục tiêu chiến lược, phù hợp với hoàn cảnh riêng của nước mình để phát triển lan hệ thống thông tin di động thế hệ ba. - Mạng Mobifone được xây dựng trên cơ sở công nghệ GSM. Ngoài dải phổ 900, dải phổ 1800 thực sự cần thiết để tăng dung lượng. Việc thường xuyên nâng cấp và mở rộng mạng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và sự phát triển công nghệ trên thế giới luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. - Thiết bị trong mạng Mobifone chủ yếu là do hai nhà cung cấp là Alcatel và Ericsson. Đây là những nhà cung cấp hàng đầu về thiết bị viễn thông mà đặc biệt phải kể đến thiết bị thông tin di động. Trong tiến trình phát triển không ngừng về mặt công nghệ thông tin di động trên thế giới, Alcatel và Ericsson đã có sự nghiên cứu, phân tích và cũng đã lựa chọn cho mình 1 xu hướng phát triển đúng đắn : GSM – GPRS / EDGE – WCDMA - Dựa trên những điều kiện trên, lộ trình phát triển của mạng Mobifone từ GSM tiến lên thế hệ thứ ba WCDMA là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở. - Dựa trên nền tảng sẵn có về thị trường và cơ sở hạ tầng tương đối mạnh của hệ thống GSM, mạng GSM hoàn toàn hội tụ điều kiện để tiến hóa lên các thế hệ thống thông tin di động 2,5 G ( GPRS / EDGE ) và 3G ( WCDMA ) mà vẫn khai thác tối đa tài nguyên sẵn có của mạng lưới, tận dụng tối đa hiệu quả của thiết bị đầu tư : Về máy đầu cuối, sử dụng các máy đầu cuối hai chế độ WCDMA / GSM với GSM tận dụng vùng phủ sóng và với WCDMA sự dụng các tính năng dịch vụ mới – Mobifone sẽ có thể triển khai các dịch vụ băng rộng trên mạng GSM một cách trong suốt Hình 4.3. Lộ trình triển khai nâng cấp mạng MobiFone lên 3G Theo dự đoán của các chuyên gia, cho đến nay và có thể trong nhiều năm tới dịch vụ thoại truyền thống sẽ vẫn đóng vai trò chủ trốt và bên cạnh là sự tăng trưởng ngày càng lớn mạnh về nhu cầu dịch vụ số liệu, điển hình là dịch vụ tin nhắn trên thị trường Việt Nam. Do vậy, sự phát triển song song giữa dịch vụ thoại và dịch vụ phi thoại sẽ tất yếu tồn tại trong một thời gian dài. GPRS sẽ là cầu nối giữa hệ thống thông tin di động thế hệ 2 và thế hệ 3. Việc đầu tư hệ thống GPRS là thực sự cần thiết nhằm từng bước triển khai hệ thống thế hệ thứ 3 trên mạng. Đây cũng là xu hướng tất yếu mà các nhà khai thác thông tin di động phải thực hiện nhằm giữ vững thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh. Có thể khẳng định mạng thế hệ 2,5 GPRS sẽ phát triển một thời gian dài. GPRS sẽ được mở rộng khắp trên toàn quốc để dần dần có được sự chấp nhận của khách hàng đối với dịch vụ phi thoại. Tiếp theo việc triển khai GPRS sẽ là EDGE nhằm tăng khả năng truyền số liệu lên 384 kbps để có khả năng cung cấp các dịch vụ thư điện tử , dịch vụ định vị trên bản đồ, dịch vụ truy cập thông tin dữ liệu, giải trí…. Thuận lợi của việc triển khai EDGE là : + Trước hết , EDGE không cần phải sử dụng băng tần mới. + Dựa trên cơ sở hạ tầng sẵn có của triển khai GPRS, việc phát triển lên giai đoạn EDGE tiết kiệm được chi phí đầu tư. Do chỉ thay đổi kỹ thuật điều chế vô tuyến 8 – PSK nên EDGE vẫn giữ nguyên cấu trúc của mạng cũ mà chỉ cần nâng cấp phần mềm và thêm các TRX mới có khả năng EDGE - EDGE là con đường tiến hóa tới thế hệ thứ ba và cũng là một bổ trợ cho WCDMA. EDGE tăng cường được các khả năng truyền số liệu của mạng GSM / GPRS, hỗ trợ tốc độ số liệu lên tới 384 kbps – một tốc độ số liệu của mạng thế hệ ba. Do vậy, có thể nói EDGE sẽ tạo một bước đệm quan trọng tiến tớimạngWCDMA. - Trên cơ sở của mạng lõi GPRS đã được phát triển, việc xây dựng hệ thống WCDMA về cơ bản là xây dựng phần cứng cho mạng truy nhập vô tuyến UTRAN gồm RNC và Node B. Trước mắt sẽ tập trung phát triển ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ chí minh. - Lộ trình GSM lên WCDMA theo công nghệ WCDMA tương đối rõ ràng đảm bảo sự kết hợp cùng tồn tại giữa mạng GSM hiện tại và mạng 3G đồng thời cũng tận dụng được rất nhiều lợi thế của mạng GSM hiện có như lợi thế về số thuê bao đang có, thói quen của khách hàng về sử dụng các dịch vụ truy nhập Internet khi triển khai GPRS và lợi thế trong việc triển khai roaming quốc tế. Việc lựa chọn WCDMA làm định hướng công nghệ WCDMA còn có 1 số lợi thế như sau : + Hiệu quả sử dụng phổ tần rất cao. + Cho phép sử dụng các đầu cuối công suất thấp. + Cho phép cung cấp các ứng dụng khác nhau với các tốc độ truyền số liệu khác nhau. + Toàn bộ phổ tần sử dụng cho WCDMA như sau : *WCDMA TDD : 1900 MHz - 1920 MHz và 2020 MHz - 2025 MHz. *WCDMA FDD : Đường lên ( Uplink ) : 1920 MHz - 1980 MHz. Đường xuống ( Downlink ): 2110 MHz - 2170 MHz 4.4 . Triển khai hệ thống GPRS. 4.4.1. Cấu hình tổng quát mạng GPRS trong mạng GSM. - Mạng lõi GPRS được xây dựng trên cơ sở các thành phần mạng GSM hiện có và các mạng số liệu gói IP với các giao diện chuẩn. * SGSN : có chức năng định tuyến gói số liệu trong vùng phục vụ của nó. Một thuê bao GPRS có thể được phục vụ bởi một SGSN trên mạng tùy vào vị trí của thuê bao. * GGSN : có chức năng giao tiếp với các hệ thống GPRS khác hoặc mạng Internet / Intranet…. Một số chức năng của GGSN gồm : + Định tuyến + Firewall + Gateway Security Cả 2 chức năng SGSN và GGSN đều tạo ra các bản ghi của CDR. Hệ thống khai thác và bảo dưỡng GPRS – OMCG : có chức năng quản lý và giám sát hoạt động của toàn bộ hệ thống ( cảnh báo, cấu hình, bảo mật ….) Charging Gateway : tiếp nhận các bản ghi cước từ SGSN, GGSN. Xử lý và tổng hợp cước đối với từng trường hợp sử dụng. Giao tiếp với các hệ thống tính cước . Hỗ trợ việc tính cước GPRS theo thời gian hoặc theo tổng dung lượng số liệu trao đổi ( data volume ) 4.4.2. Hệ thống GPRS triển khai trên mạng VMS 4.4.2.1. Dung lượng hệ thống lõi GPRS cho mạng Mobifone - Về phần cứng, dung lượng hệ thống đạt được tới 100.000 thuê bao. Tuy nhiên hiện tại dung lượng hệ thống là 10.000 thuê bao phân bổ như sau : + Tại Hà Nội : 3.000 thuê bao , phục vụ cho thuê bao khu vực miền Bắc. + Tại TP. Hồ Chí Minh : 7.000 thuê bao, phục vụ cho thuê bao khu vực miền Trung và miền Nam. Chỉ tiêu thiết kế hệ thống : + Lưu lượng sử dụng trung bình / thuê bao GPRS giờ bận là 2 Kbps. + Tổng lưu lượng dữ liệu trao đổi giờ bận là 2 Mbps. + Tỷ lệ người sử dụng GPRS trên giờ bận là 10 %. 4.4.2.2. Cấu hình GPRS cho mạng Mobifone – VMS - 2 thiết bị SGSN kết nối với mạng GSM theo cấu hình : + Thiết bị SGSN tại Hà Nội kết nối với hệ thống BSS miền Bắc. + Thiết bị SGSN tại TP. Hồ Chí Minh kết nối với hệ thống BSS miền Nam và miền Trung. 1 thiết bị GGSN tại Hà Nội được kết nối tới các SGSN tại Hà Nội và TP.HCM. 1 thiết bị Charging Gateway được phục vụ tính cước GPRS. 1 hệ thống quản lý và khai thác OMC- GPRS ( OMC – G ) 4.4.2.3. Nâng cấp hệ thống mạng GSM để có khả năng kết nối GPRS. - Trang bị bổ sung chức năng quản lý các gói số liệu PCU cho các BSC trên mạng. + 3 BSC khu vực miền Bắc ( Hà Nội ) + 4 BSC khu vực miền Nam ( TP.HCM ) và miền Trung ( Đà Nẵng ) - Nâng cấp phần mềm cho NSS và BSS để bổ sung các tính năng GPRS. + NSS khu vực miền Bắc. + NSS khu vực miền Nam và miền Trung 4.4.2.4. Nâng cấp hệ thống tính cước - Trang bị một hệ thống tính cước GPRS tập trung để lấy file cước từ Charging Gateway và MMSC để tính cước - Hệ thống tính cước và quản lý khách hàng sẽ được thay đổi để quản lý các thuê bao có đăng ký dịch vụ GPRS, đấu nối dịch vụ, cập nhật dữ liệu cước GPRS. 4.4.2.5. Tiến độ triển khai GPRS - Mạng thông tin di động Mobifone đang bước vào giai đoạn đầu tiên của lộ trình phát triển mạng tiến lên 3G – giai đoạn triển khai GPRS dựa trên nền mạng GSM hiện tại. - Việc triển khai GPRS bao gồm 3 giai đoạn : + Giai đoạn 1 : từ 15/9/2003 đến 31/12/2003 : triển khai thử nghiệm miễn phí cho tất cả các thuê bao trả tiền trước và trả tiền sau. + Giai đoạn 2 : từ 1/1/2004 : triển khai chính thức trên toàn mạng : nâng cấp cấu hình SGSN để có thể cung cấp dung lượng 200.000 thuê bao và mở rộng phục vụ cho cả 61 tỉnh thành trên cả nước. ► Đối với thuê bao trả tiền sau : việc tính cước sẽ được thực hiện trên cơ sở tạo file của CDR để tính cước Offline trên cơ sở hệ thống tính cước hiện có. ► Đối với thuê bao trả tiền trước : Tính cước offline : cần thiết lập tạp thời một thiết bị mediation device để tính cước theo phương thức Offline. Tính cước online : việc tính cước theo thời gian thực hiện tại về công nghệ vẫn chưa thực hiện được, phải chờ đến CAMEL pha 3. + Giai đoạn 3 : cung cấp GPRS cho thuê bao chuyển vùng quốc tế . Trên cơ sở kết quả của giai đoạn 2 sẽ tiến hành đàm phán, lựa chọn đối tác cung cấp cổng truy nhập GRX phục vụ GPRS roaming. Khi thuê bao chuyển vùng ra nước ngoài, vẫn truy nhập được về mạng chủ HPLMN. Đánh giá kết quả triển khai : - Hệ thống GPRS của Alcatel được thiết kế dựa trên cơ sở các thiết bị Router của Cisco. Hệ thống có độ linh hoạt cao, dễ nâng cấp, mở rộng , dễ khai thác và bảo dưỡng. Chi phí thiết bị thấp, nhất là khi mạng có cấu hình không lớn. - Khi nâng cấp lên công nghệ 3G, cần phải thay đổi và bổ sung một số phụ kiện của hệ thống. 4.5. Triển khai thử nghiệm hệ thống 3G 4.5.1. Mục đích thử nghiệm. - Thử nghiệm công nghệ thông tin di động 3G trên mạng Mobifone. - Thử nghiệm các tính nắng hệ thống thông tin di động 3G. - Kiểm nghiệm tính ưu việt của công nghệ 3G so với công nghệ 2G, 2,5 G hiện nay. - Đánh giá khả năng kết hợp giữa GSM và 3G trên cùng một mạng lưới. - Đánh giá nhu cầu thị trường và xác định thời gian biểu cho triển khai chính thức trên mạng 4.5.2. Lựa chọn tiêu chuẩn về công nghệ. 4.5.2.1. Giao tiếp vô tuyến - Các giao tiếp vô tuyến chuẩn cho hệ thống 3G do 3GPP – Release 99 đưa ra gồm : + WCDMA gồm 2 chế độ : UTRA FDD : sử dụng 2 dải tần số ( 2x 60 Mhz ) tách biệt cho đường lên và đường xuống. + Đường lên : 1920 – 1980 MHz + Đường xuống : 2110 – 2170 MHz. + Độ rộng mối sóng mang là 5 MHz UTRA TDD : phân kênh đường lên và đường xuống theo thời gian, sử dụng chung dải tần 25 MHz cho cả đường lên và đường xuống : 1900 – 1920 MHz và 2020 – 2025 MHz. Độ rộng mỗi sóng mang là 5 MHz CDMA 2000 đa sóng mang ( cdma 2000 MC-1X, 3X…) : đường xuống ghép đa sóng mang ( tối đa 12 sóng mang ) CDMA băng hẹp với tốc độ trải phổ mỗi sóng mạng là 1,228 Mcps ( tương đương với tốc độ trải phổ IS-95 ). Đường lên trải phổ trực tiếp với tốc độ trải phổ 1,228 Mcps. Giao diện chuẩn đầu tiên đưa ra cho CDMA2000 là cdma2000 3X với độ rộng mối sóng mang lên tới 3,75 Mhz. để lựa chọn chuẩn giao tiếp vô tuyến 3G để thử nghiệm trên mạng 3G, chúng ta chỉ quan tâm đến chuẩn WCDMA bới vì : Đây là giao diện vô tuyến 3G được các nhà sản xuất thiết bị Châu Âu hỗ trợ và phát triển sản phẩm . Thiết bị mạng lưới GSM hiện tại của VMS là do Ericsson và Alcatel cung cấp. Tương thích với thế hệ GSM 2G và 2,5G. Như vậy, trong WCDMA , chúng ta còn thử nghiệm 2 Như vậy, trong WCDMA, chúng ta thử nghiệm 2 chế độ TDD và FDD. Về mặt lý thuyết, hệ thống UTRA TDD và UTRA FDD đều hỗ trợ các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao với chất lượng tương đương nhau. Do sử dụng chung một băng tần cho cả đường xuống và đường lên, nhiễu trong hệ thống TDD là vấn đề cần phải được chú trọng trong việc quy hoạch mạng vô tuyến. Trên thực tế, TDD thích hợp đối với các ô nhỏ có nhu cầu tốc độ số liệu lớn. Người ta đề xuất triển khai các trạm TDD kết hợp trong các vùng phủ sóng của FDD để tăng dung lượng mạng 3G. Các thông số tiêu chuẩn cho giao tiếp vô tuyến WCDMA FDD như sau : Chế độ truy nhập WCDMA FDD Băng tần 1920 - 1980 MHz; 2110 - 2170 MHz Độ rộng sóng mang 5 MHz Tốc độ trải phổ 3,84 Mcps Điều chế QPSK Chuyển giao cùng một tần số Soft Handover Chuyển giao giữa hai tần số Hard Handover Điều khiển công suất 1,5 KHz Các thông số tiêu chuẩn cho giao tiếp vô tuyến WCDMA TDD như sau Chế độ truy nhập WCDMA TDD Băng tần 1900-1920 MHz, 2020- 2025 MHz Độ rộng sóng mang 5 MHz Tốc độ trải phổ 3,84 Mcps Điều chế QPSK Chuyển giao cùng một tần số Hard Handover Chuyển giao giữa hai tần số Hard Handover Điều khiển công suất Đường lên : 200 Hz, đường xuống : 800 Hz 4.5.2.2. Mạng lõi Tuân thủ theo khuyến nghị của 3GPP – Release 99. Mạng lõi để thử nghiệm bao gồm: + SGSN + GGSN + Chuyển mạch ATM kết nối SGSN và GGSN + Các giao diện hỗ trợ : Iu, Gr, Gn, Gc, Gi…. 4.6. Phương án triển khai 4.6.1. Đăng ký tần số thử nghiệm Phổ tần WCDMA sử dụng của VMS là : Phổ tần FDD : 3 sóng mang ( 15 Mhz ) + Đường lên ( Uplink ) : 1920 MHz – 1935 Hz + Đường xuống ( Downlink ) : 2110 MHz – 2125 Mhz. Phổ tần TDD : 1 sóng mang ( 5 Mhz ). Dải tần từ 1915 Mhz – 1920 Mhz. 4.6.2. Phạm vi thử nghiệm - Khu vực thử nghiệm : tại Hà Nội và thành phố hồ chí minh. - Phạm vi phủ sóng 3G : lắp đặt tại Hà Nội với 3 trạm BTS ( node B ) cấu hình sector và thành phố Hồ Chí Minh với 2 trạm RBS ( node B ) cấu hình sector Tại Hà Nội : Lựa chọn Alcatel là đối tác cung cấp thiết bị thử nghiệm 3G. Thời gian thử nghiệm : 12 tháng. Danh mục chính thiết bị thử nghiệm ( tạm nhập tái xuất ) gồm : + 3 trạm thu phát Node B cầu hình 3 sector. + 1 thiết bị quản lý trạm gốc RNC. + 1 hệ thống OMC – R cho 3G. + Thiết bị đo kiểm tra,thiết bị dự phòng, vật tư vật liệu lắp đặt ( DDF, cầu cáp…..) Tại thành phố Hồ Chí Minh Lựa chọn Ericsson là đối tác cung cấp thiết bị thử nghiệm 3G. Thời gian thử nghiệm : 6 tháng Danh mục chính thiết bị thử nghiệm ( tạm nhập tái xuất ) gồm : + Hệ thống 3G Core Network ( SGSN, GGSN, ATM Switch, RNC) + 2 trạm thu phát Node B 3201 3x1 cấu hình 3 sector. + Toàn bộ thiết bị thử nghiệm đặt trong 2 container với đầy đủ hệ thống nguồn, acquy. Thiết bị sau thời gian thử nghiệm sẽ tái xuất trả lại cho phía các đối tác. Sau khi tiến hành thử nghiệm, Mobifone đã gặt hái được rất nhiều thành công trở thành mạng GSM đầu tiên tại Việt Nam có tốc độ truyền dữ liệu tương đương với ADSL, chính thức trở thành mạng di động đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam có thể truy cập GPRS tốc độ cao trên toàn quốc. 4.7. CÁC DỊCH VỤ TRIỂN KHAI - MobiFone chính thức khai trương các dịch vụ trên nền 3G từ ngày 15/12/2009 với 4 dịch vụ trên nền 3G gồm: Video Call, Mobile TV, Mobile Internet và Fast Connect. - Hiện giờ, MobiFone đã có gần 6 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ trên nền 3G, trong đó dịch vụ Mobile Internet chiếm tỷ trọng cao nhất và được ưa chuộng nhất. Kể từ ngày 01/3/2010, MobiFone có điều chỉnh về hạn mức sử dụng dịch vụ và bổ sung thêm gói cước Fastconnect 3.6Mb để phục vụ nhiều nhóm khách hàng hơn. 4.7.1 Video Call 4.7.1.1 . Định nghĩa Video Call là DỊCH VỤ THOẠI THẤY HÌNH, cho phép khách hàng của MobiFone khi đang đàm thoại có thể nhìn thấy hình ảnh trực tiếp của nhau thông qua camera được tích hợp trên máy điện thoại di động. 4.7.1.2. Điều kiện để sử dụng dịch vụ ► Đối tượng sử dụng dịch vụ Video Call: Các khách hàng khác nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể Đăng ký dịch vụ qua SMS/USSD hoặc tại các điểm giao dịch của MobiFone (chỉ áp dụng đối với thuê bao trả sau). ►  Điều kiện để thực hiện các cuộc gọi Video Call:     Thuê bao của MobiFone đã đăng ký sử dụng dịch vụ Video Call; Có máy điện thoại di động 3G hỗ trợ dịch vụ Video Call; Thuê bao đã được mở dịch vụ Video Call . Thuê bao đang hoạt động trong vùng phủ sóng của mạng MobiFone 3G. Thuê bao sử dụng máy điện thoại 3G có hỗ trợ tính năng Video Call. Thuê bao gọi và thuê bao nhận cuộc gọi đều đang lựa chọn chế độ gọi Video Call. Các thuê bao MobiFone có thể gọi Video Call trong nước (nội mạng, liên mạng) và quốc tế. MobiFone tạm thời chưa cung cấp dịch vụ Video Call cho các thuê bao chuyển vùng Quốc tế.   4.7.1.3. Đăng ký dịch vụ Video Call Khách hàng thực hiện đăng ký mở dịch vụ Video Call qua SMS/USSD hoặc tại điểm giao dịch của MobiFone (chỉ áp dụng đối với thuê bao trả sau). ► Khách hàng đăng ký/hủy đăng ký sử dụng dịch vụ Video Call bằng SMS/USSD hoặc tại các điểm giao dịch của MobiFone. ►   Đăng ký/Hủy đăng ký dịch vụ Video Call qua SMS: a) Đăng ký dịch vụ Video Call qua SMS: b) Hủy dịch vụ Video Call qua SMS c) Hỗ trợ sử dụng dịch vụ Video Call ►   Đăng ký/Hủy đăng ký dịch vụ Video Call qua các điểm giao dịch của MobiFone (chỉ dành cho thuê bao trả sau): Khách hàng đến cửa hàng của MobiFone để được hỗ trợ thực hiện đăng ký/hủy đăng ký dịch vụ Video Call. ►  Đăng ký/Hủy gói cước qua USSD: ►Quy định tạm thời về thời hạn sử dụng dịch vụ Video Call: Để đảm bảo công bằng đối với các thuê bao, MobiFone áp dụng quy định tạm thời về thời hạn sử dụng của dịch vụ Video Call. Nếu trong thời gian 60 ngày liên tục mà khách hàng không thực hiện 01 cuộc gọi Video Call thì dịch vụ sẽ bị hủy. Nếu khách hàng có nhu cầu tiếp tục sử dụng dịch vụ Video Call thì khách hàng phải thực hiện đăng ký lại. 4.7.1.4. Cước dịch vụ Video Call : Bảng cước Cước gửi tin đến 999: 200đ/tin nhắn TT Gói cước Loại cước Đơn vị tính Mức cước 1 MobiGold Cước thông tin nội mạng đồng /phút 880 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 88 -        Block 01 giây đồng /giây 14,67 Cước thông tin liên mạng đồng /phút 980 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 98 -        Block 01 giây đồng /giây 16,33 2 Gói M-Business Mức cước nội nhóm (Đối với nhóm có từ 5-29 thuê bao) đồng /phút 445 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 44,5 -        Block 01 giây đồng /giây 7,42 Mức cước nội nhóm (Đối với nhóm có trên 30 thuê bao) đồng /phút 440 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 44 -        Block 01 giây đồng /giây 7,33 3 Gói M-Friend Cước gọi nội nhóm đồng /phút 705 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 70,5 -        Block 01 giây đồng /giây 11,75 4 Gói M-Home Cước gọi nội nhóm đồng /phút 440 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 44 -        Block 01 giây đồng /giây 7,33 5 MobiCard Cước thông tin nội mạng đồng /phút 1.180 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 118 -        Block 01 giây đồng /giây 19,67 Cước thông tin liên mạng đồng /phút 1.380 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 138 -        Block 01 giây đồng /giây 23,00 6 MobiZone Trong Zone Cước thông tin nội mạng đồng /phút 880 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 88 -        Block 01 giây đồng /giây 14,67 Cước thông tin liên mạng đồng /phút 1.280 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 128 -        Block 01 giây đồng /giây 21,33 Ngoài Zone Cước thông tin nội mạng và liên mạng đồng /phút 1.880 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 188 -        Block 01 giây đồng /giây 31,33 7 Mobi365 Cước thông tin nội mạng và liên mạng đồng /phút 1.500 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 100 -        Từ giây thứ 7 đến 10 đồng /giây 16,67 -        Từ giây thứ 11 đồng /giây 26,67 8 Mobi4U Cước thông tin nội mạng đồng /phút 1.100 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 110 -        Block 01 giây đồng /giây 18,33 Cước thông tin liên mạng đồng /phút 1.200 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 120 -        Block 01 giây đồng /giây 20 9 MobiQ Cước thông tin nội mạng đồng /phút 1.580 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 158 -        Block 01 giây đồng /giây 26,33 Cước thông tin liên mạng đồng /phút 1.780 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 178 -        Block 01 giây đồng /giây 29,67 10 Q-Studen Cước thông tin nội mạng đồng /phút 1.180 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 118 -        Block 01 giây đồng /giây 19,67 Cước thông tin liên mạng đồng /phút 1.380 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 138 -        Block 01 giây đồng /giây 23 Cước gọi nhóm đồng /phút 708 -        Block 06 giây đầu đồng /06 giây 70,8 -        Block 01 giây đồng /giây 11,8 11 Q-Teen Cước thông tin nội mạng đồng/phút 1.180 -        Block 06 giây đầu đồng/06 giây 118 -        Block 01 giây đồng/giây 19,66 Cước thông tin liên mạng đồng/phút 1.380 -        Block 06 giây đầu đồng/06 giây 138 -        Block 01 giây đồng/giây 23 Cước gọi nội mạng trong Happy hours (06h00 - 08h00 và 12h00-13h00) đồng/phút 590 -        06 giây đầu đồng/06 giây 59 -        01 giây tiếp theo đồng/giây 9,83 4.7.2. MOBILE INTERNET 4.7.2.1. Định nghĩa dịch vụ: Mobile Internet là dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp từ máy điện thoại di động thông qua các công nghệ truyền dữ liệu GPRS/EDGE/3G của mạng MobiFone. 4.7.2.2.    Tiện ích của dịch vụ: Truy cập Internet, theo dõi tin tức nhanh chóng, dễ dàng mọi lúc, mọi nơi. Truy cập và xem, chia sẻ video clip. Download/Upload ảnh/video, gửi nhận email trực tiếp từ điện thoại di động một cách  nhanh chóng, thuận tiện. 4.7.2.3.    Đối tượng và điều kiện sử dụng dịch vụ Mobile Internet: Tất cả các thuê bao di động trả trước và trả sau của MobiFone đều có thể đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Internet. Thuê bao có máy điện thoại di động hỗ trợ truy cập Internet thông qua các công nghệ truyền dữ liệu GPRS/EDGE/3G. Thuê bao đã đăng ký sử dụng dịch vụ và cài đặt thành công các cấu hình kết nối (GPRS setting, APN…) trên máy điện thoại di động. Thuê bao hoạt động trong vùng phủ sóng GPRS/EDGE/3G của mạng MobiFone. 4.7.2.4. Đăng ký dịch vụ ► Hướng dẫn cài đặt truy cập Mobile Internet (GPRS/EDGE/3G): Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ truy cập Internet, khách hàng có thể lựa chọn một trong 3 hình thức cài đặt như sau: Cách 1: Soạn tin nhắn: DATA_ON  và gửi đến 999. Cách 2: Đăng ký tại website MobiFone tại địa chỉ www.mobifone.com.vn , chọn mục: Tiện ích online/Cài đặt tự động/Đăng ký sử dụng Mobile Internet và làm theo hướng dẫn. Cách 3: Đăng ký tại cửa hàng, hệ thống đại lý của MobiFone trên toàn quốc. Cước sử dụng gói sẽ được tổng hợp vào cuối chu kỳ cước của khách hàng và ghi trong hóa đơn cước. Khách hàng đăng ký gói cước Mobile Internet vẫn được đăng ký sử dụng các gói cước trả sau, gói cước quốc tế giá rẻ và các gói dịch vụ GTGT khác. ► Quy trình đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Internet đối với thuê bao: a)   Khách hàng đăng ký/hủy đăng ký gói cước Mobile Internet bằng SMS hoặc USSD. b)   Các quy định sử dụng gói cước: Cước sử dụng đối với phần dữ liệu ngoài gói sẽ được trừ trong tài khoản khi khách hàng sử dụng (trừ cước trong tài khoản thưởng của khách hàng trước). Thuê bao trả trước đang sử dụng gói cước Mobile Internet vẫn có thể đăng ký sử dụng gói cước khác (gói SMS, gói cước gọi quốc tế giá rẻ v.v.). 4.7.3. Mobile TV 4.7.3.1.    Định nghĩa:   Mobile TV là dịch vụ giúp bạn xem truyền hình trong nước, quốc tế trực tiếp (Live TV), xem các nội dung theo yêu cầu (xem lại Truyền hình, Video Clip, Phim truyện, Ca nhạc, hát Karaoke, nghe Audio Book) hoặc gửi tặng bạn bè, người thân các gói Mobile TV. 4.7.3.2.    Đối tượng sử dụng:        Tất cả các thuê bao MobiFone đang hoạt động 02 chiều. 4.7.3.3.    Điều kiện sử dụng:        -  Thuê bao đã đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Internet đang trong vùng phủ sóng GPRS/EDGE/3G của MobiFone        -  Thuê bao được trang bị điện thoại có hỗ trợ Streaming, hỗ trợ EDGE/3G và tương thích với các nền tảng Java, Brew, Symbian, Windows Mobile, iPhone, BlackBerry, Android và Linux.. 4.7.3.4.    Hướng dẫn sử dụng:  Sử dụng dịch vụ Live TV: - Trên trang chủ Mobile TV, chọn biểu tượng Live TVNếu bạn đã đăng ký dịch vụ Mobile TV: bạn có thể lựa chọn các kênh TV để xem. - Nếu bạn chưa đăng ký dịch vụ Mobile TV: khi lựa chọn một kênh TV để xem, hệ thống sẽ yêu cầu bạn đăng ký một gói Mobile TV có kênh đó. Sử dụng dịch vụ VOD (Phim Online, Video Clip), MoD (Music house, Karaoke, Audio Book): - Trên trang chủ Mobile TV, chọn biểu tượng VOD, MOD tương ứng. - Bạn có thể lựa chọn yêu cầu xem, gửi tặng hoặc tải về máy điện thoại di động VOD/MOD/Karaoke/Audio Book ưa thích: o    Với Basic VOD, MOD: miễn phí (đã bao gồm trong gói cước Mobile TV đã thanh toán o Với Pay VOD, MOD: tính phí theo quy định hiện hành của dịch vụ 4.7.4. M World (em-guôn) : 4.7.4.1. Định nghĩa : Là một ứng dụng được cài đặt trên điện thoại di động, hoạt động trên nền công nghệ 3G hoặc GPRS/EDGE. 4.7.4.2. Đối tượng sử dụng :        Tất cả các thuê bao MobiFone đang hoạt động 02 chiều. 4.7.4.3. Điều kiện sử dụng :        -  Thuê bao đã đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Internet đang trong vùng phủ sóng GPRS/EDGE/3G của MobiFone        -  Thuê bao được trang bị điện thoại có hỗ trợ Streaming, hỗ trợ EDGE/3G và tương thích với các nền tảng Java, Brew, Symbian, Windows Mobile, iPhone, BlackBerry, Android và Linux.. 4.7.4.4. Tiện ích của dịch vụ : Với MWorld bạn có thể sử dụng những tiện ích sau: Cập nhật thông tin: Mọi tin tức trong nước, thế giới, mọi diễn biến của thị trường chứng khoán trong và ngoài nước, các thông tin mới nhất của bóng đá Việt Nam và quốc tế... được cập nhật liên tục. Giải trí với các chuyên mục Games, Âm nhạc và Thư giãn tích hợp trong ứng dụng. Sử dụng các dịch vụ được yêu thích của MobiFone như: FunRing, Mobile TV, SMS Locator và VoiceSMS. 4.8. Triển khai thử nghiệm hệ thông 4G : - Sự phát triển của kỹ thuật hiện đại, sự đổi mới công nghệ, thông tin di động cũng ngày càng đổi mới theo chiều hướng tích cực, xu hướng triển khai 4G là một xu hướng tất yếu đang được triển khai thực nghiệm tại nhiều nước trên thế giới. Với nhiều công nghệ thông tin di động thế hệ 3 hiện đang phát triển mạnh mẽ, việc triển khai và hội tụ tới một công nghệ mới 4G là cực kỳ khó khăn. Chất lượng dịch vụ thoại truyền thống vẫn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng. Sự đa dạng về dịch vụ đã phần nào đáp ứng được nhu cầu khách hàng - Sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ số liệu mà trước hết là sự bùng nổ của Internet đã đòi hỏi các nhà khai thác mạng thông tin di động Việt Nam, trong đó có nhà khai thác mạng MobiFone phải có những mục tiêu chiến lược, phù hợp với hoàn cảnh riêng của nước mình để phát triển hệ thống thông tin di động thế hệ bốn. Hình 1: Sơ đồ tiến hóa của các hệ công nghệ di động 4.8.1. Cấu hình hệ thống 4G : Hệ thống 4G phải được cấu hình để kết nối với mạng IP (IP là Internet Protocol, một dạng giao thức dùng gói tin để gởi dữ liệu xuyên qua mạng), truyền dẫn hiệu quả các gói IP, cùng tồn tại với các hệ thống truy nhập khác, linh hoạt khi đưa vào khai thác, có khả năng mở rộng khi cần,… Điểm truy cập vô tuyến 4G (4G-AP-4G Access Point) sẽ được kết nối với một bộ định tuyến truy cập AR (Access Router). 4G-AP có các chức năng điều khiển truyền dẫn vô tuyến, chuyển giao,… cho phép các thiết bị di động liên lạc với nhau dựa trên IP. Hình : Cấu hình hệ thống 4G 4.8.2. Mục đích thử nghiệm. - Thử nghiệm công nghệ thông tin di động 4G trên mạng Mobifone. - Thử nghiệm các tính năng hệ thống thông tin di động 4G . - Kiểm nghiệm tính ưu việt của công nghệ 4G so với công nghệ 2G, 2,5 G, 3G, 3,5G hiện nay. - Đánh giá nhu cầu thị trường và xác định thời gian biểu cho triển khai chính thức trên mạng 4.8.3. Lựa chọn tiêu chuẩn về công nghệ : 4.8.3.1. LTE : LTE là viết tắt của Long Term Evolution (Sự tiến hóa trong tương lai xa) miêu tả công việc chuẩn hóa của 3GPP để xác định phương pháp truy nhập vô tuyến tốc độ cao mới cho các hệ thống truyền thông di động. LTE là bước tiếp theo dẫn đến hệ thống thông tin di động 4G. Xây dựng trên các nền tảng kỹ thuật của họ các hệ thống mạng tế bào 3GPP (bao gồm GSM, GPRS và EDGE, WCDMA và HSPA), LTE cung cấp một con đường tiến hóa đến các tốc độ cao hơn và độ trễ thấp hơn. Cùng với sự hiệu quả hơn trong  sử dụng phổ tần hữu hạn của các nhà khai thác, LTE cho một môi trường dịch vụ di động hấp dẫn và phong phú hơn. 3GPP LTE  là một trong số 5 chuẩn không dây trong “3.9G”, các chuẩn “3.9” G khác là: 3GPP HSPA+ 3GPP EDGE Evolution 3GPP2 UMB Mobile WiMAX™ (IEEE 802.16m) Tất cả đều có chung mục đích về mặt cải thiện hiệu quả sử dụng phổ tần với hệ thống có độ rộng băng lớn nhất cung cấp tốc độ cao nhất thông qua việc sử dụng các sơ đồ điều chế bậc cao hơn và công nghệ đa ăn ten, từ phân tập thu và phát cơ bản đến phân tập không gian MIMO. 4.8.3.2. Các tính năng của LTE : Từ quan điểm kỹ thuật, mục đích cơ bản của LTE là  cung cấp các tốc độ số liệu cao hơn cho cả truyền dẫn đường lên và đường xuống. Ngoài việc tăng tốc độ số liệu thực, LTE còn làm giảm trễ gói; giới hạn xác định tình trạng phản ứng lại của trò chơi điện tử, VoIP, thoại video và các dịch vụ thời gian thực. Từ khía cạnh nhà khai thác, độ rộng băng tần kênh linh hoạt và chế độ hòa hợp FDD/TDD của LTE cho phép sử dụng sóng mang hiện tại và nguồn phổ tần trong tương lai một cách hiệu quả hơn. LTE cũng cung cấp một nền tảng mạnh mẽ hơn cho các nhà khai thác để cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn trong miền di động. Sau đây là các đặc điểm quan trọng của LTE: -  Tăng cường giao diện không gian cho phép tăng tốc độ số liệu: LTE được xây dựng trên một mạng truy nhập vô tuyến hoàn toàn mới dựa trên công nghệ OFDM. Được chỉ rõ trong 3GPP Release 8, giao diện không gian  LTE kết hợp đa truy nhập và điều chế dựa trên OFDMA cho đường xuống, cùng với SC-FDMA cho đường lên. OFDM chia phổ tần khả dụng thành hàng nghìn sóng mang con cực hẹp, mỗi trong số chúng mang một phần của tín hiệu. Ở LTE, hiệu quả sử dụng phổ tần của OFDM được tăng cường lên nhờ các sơ đồ điều chế bậc cao hơn như là 64QAM, FEC tinh vi như là bit đuôi, mã hóa xoắn, mã hóa turbo, cùng với các kỹ thuật vô tuyến bổ sung như MIMO và định dạng chùm lên đến 4 anten mỗi trạm. Kết quả là thông lượng trung bình gấp 5 lần của HSPA, tốc độ số liệu đường xuống cực đại về mặt lý thuyết là 300 Mbit/s cho mỗi phổ tần 20 MHz, tốc độ đường lên theo lý thuyết của LTE có thể đạt  75 Mbit/s cho mỗi phổ tần 20 MHz. - Hiệu quả sử dụng phổ tần cao: Hiệu quả sử dụng phổ tần cao hơn của LTE cho phép các nhà khai thác cung cấp ngày càng tăng số lượng khách hàng trong vùng phổ tần đang tồn tại và trong tương lai với chi phí phân phối mỗi bit được giảm xuống. - Kế hoạch tần số linh hoạt: LTE có thể được cung cấp tối ưu trong ô có kích thước lên đến 5 km, khả dụng trong ô có bán kính lên đến 30 km, và sự thực thi bị giới hạn trong các ô có bán kính lên đến 100 km. - Trễ được giảm: Bằng cách giảm thời gian round-trip xuống còn 10 ms hoặc thậm chí ít hơn (so với 40-50 ms cho HSPA), LTE cung cấp trải nghiệm người sử dụng đáp ứng nhanh hơn. Điều này cho phép các dịch vụ tương tác, thời gian thực như là trò chơi điện tử nhiều người, hội thảo video/audio chất lượng cao. - Môi trường toàn IP: Một trong những tính năng đáng kể nhất của LTE là sự chuyển dịch đến mạng lõi hoàn toàn dựa trên IP với giao diện mở và kiến trúc đơn giản hóa. Sâu xa hơn, phần lớn công việc chuẩn hóa của 3GPP nhắm đến sự chuyển đổi kiến trúc mạng lõi đang tồn tại sang hệ thống toàn IP. Trong 3GPP, sự khởi đầu này được xem như  Tiến hóa kiến trúc hệ thống (SAE) và hiện nay được gọi là Lõi gói cải tiến (EPC). Chúng cho phép cung cấp các dịch vụ linh hoạt hơn và sự liên hoạt động đơn giản với các mạng di động  phi 3GPP và các mạng cố định. EPC dựa trên các giao thức TCP/IP – giống như phần lớn các mạng số liệu cố định ngày nay- vì vậy cung cấp các dịch vụ giống PC như thoại, video, tin nhắn và các dịch vụ đa phương tiện. Sự chuyển dịch lên kiến trúc toàn gói cũng cho phép cải thiện sự phối hợp với các mạng truyền thông không dây và cố định khác. - Cùng tồn tại với các chuẩn và hệ thống trước: Người sử dụng LTE sẽ có thể thực hiện các cuộc gọi từ thiết bị đầu cuối của mình và phải truy nhập đến các dịch vụ số liệu cơ sở, thậm chí khi họ nằm trong vùng không phủ sóng LTE. Do đó, cho phép chuyển giao các dịch vụ xuyên suốt, liền, trôi chảy trong khu vực phủ sóng của HSPA, WCDMA hay GSM/GPRS/EDGE. Hơn thế nữa, LTE/SAE hỗ trợ không chỉ chuyển giao trong hệ thống, liên hệ thống mà còn chuyển giao liên miền giữa miền chuyển mạch gói và miền chuyển mạch kênh. - Khả năng giảm chi phí: Đưa ra những tính năng như RAN đa nhà cung cấp hoặc mạng tự tối ưu SON sẽ giúp giảm OPEX và cung cấp tiềm năng giảm chi phí trên mỗi bit thấp hơn. 4.8.3.3. Băng tần triển khai LTE : Công nghệ LTE phù hợp triển khai trên độ rộng băng tần trong phạm vi từ 1.25 MHz đến 20 MHz,  hơn thế nữa, nó có thể hoạt động trong tất cả các băng tần 3GPP theo cặp phổ tần hoặc không theo cặp phổ tần. Như vậy, mạng LTE có thể triển khai trên bất cứ băng tần nào được sử dụng bởi các hệ thống 3GPP. Bao gồm các băng tần lõi IMI-2000 (1.9-2 GHz) và các băng mở rộng (2.5 GHz) cũng như là 850-900MHz, 1800MHz, 1.7-2.1 GHz và băng UHF gần đây được xem xét ở Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới ( World Radiocommunication Conference -WRC-07) cho các dịch vụ di động ở một số trên thế giới. Ngoài các vị trí hiện tại, một số lượng ứng cử viên băng tần dưới 5 GHz cũng được ITU công nhận như là sự phù hợp tiềm năng của các dịch vụ IMT như LTE. Trong khi khai thác các băng tần cao hơn 5 GHz cho việc cung cấp tốc độ số liệu cực cao thông qua triển khai mạng LTE là khả thi, thách thức đặt ra liên quan đến việc cung cấp các vùng phủ sóng quốc gia/diện rộng ở chi phí thực tế. Sự linh hoạt của LTE thể hiện ở việc hoạt động ở độ rộng băng trên một cả một phạm vi cũng cho phép các nhà khai thác triển khai LTE trong các vùng phổ tần đang tồn tại của họ. Điều này có thể thu được thông qua sự tái quản lí, được xem xét bởi nhiều bên trong chuỗi giá trị viễn thông di động, như là một tùy chọn chi phí hiệu quả đối với yêu cầu lưu lượng đang tăng. Bảng 1. Các băng tần hỗ trợ LTE 4.8.3.4. Các dịch vụ của LTE : Tốc độ truyền đường xuống (và đường lên) rất cao với sự linh hoạt hơn, hiệu quả sử dụng phổ tần và giảm trễ gói, LTE hứa hẹn tăng cường việc phân phối các dịch vụ băng rộng di động và thêm tính năng cho các dịch vụ giá trị gia tăng mới đang tồn tại. Chỉ mục dịch vụ Môi trường hiện tại Môi trường LTE Thoại Audio thời gian thực VoIP, hội thảo video chất lượng cao Nhắn tin P2P SMS, MMS, email với quyền ưu tiên thấp Tin nhắn hình ảnh, IM, email di động, tin nhắn video Trình duyệt Truy nhập đến các thông tin dịch vụ trực tuyến cho những người sử dụng nào chi trả giá mạng chuẩn. Hiên tại giới hạn việc duyệt WAP trên các mạng GPRS và 3G. Duyệt web siêu nhanh, tải nội dung lên các trang mạng xã hội. Thông tin trả trước Nội dung cho người sử dụng nào trả trên cước mạng chuẩn. Phần lớn là thông tin dựa trên văn bản Báo điện tử, luồng audio chất lượng cao. Cá nhân hóa Phần lớn là nhạc chuông Âm thực (bản ghi gốc của các nghệ sĩ), các trang web di động cá nhân hóa Trò chơi điện tử Trò chơi điện tử trực tuyến và có thể tải về. Trải nghiệm trò chơi điện tử như nhau ở cả mạng di động và cố định. TV/Video theo yêu cầu Nội dung  video có thể tải về và theo luồng. Các dịch vụ truyền hình quảng bá, truyền hình theo yêu cầu thực, luồng video chất lượng cao. Âm nhạc Dịch vụ radio tương tự và tải về toàn bộ bài. Lưu trữ và tải xuống âm nhạc chất lượng cao. Tin nhắn nội dung và phương tiện Nhắn tin peer – to – peer nhờ sử dụng nội dung bên thứ ba cũng như là tương tác với phương tiện khác. Phân bố trên phạm vi rộng các đoạn video, dịch vụ karaoke, quảng cáo di động dựa trên video. M-thương mại Đặt các giao dịch (bao gồm cả đánh bạc) và phương tiện chi trả trên mạng di động Điện thoại di động như là thiết bị chi trả, với chi tiết về sự chi trả được tải trên các mạng tốc độ cao để cho phép hoàn thiện các giao dịch tốc độ cao. Mạng số liệu di động Truy nhập các mạng Internet nội bộ và cơ sở dữ liệu cũng như là sử dụng các ứng dụng như CRM. Truyền tập P2P, các ứng dụng kinh doanh, chia sẻ ứng dụng, truyền thông M2M, mạng Internet nội bộ/mạng nội bộ mở rộng di động Bảng 2. Dịch vụ và ứng dụng của LTE 4.8.3.5. Các tùy chọn nâng cấp lên LTE : Hình 1. Các tùy chọn phát triển lên LTE LTE cung cấp con đường tiến hóa cho các nhà khai thác triển khai tất cả các công nghệ 3GPP và phi 3GPP. Song song với giao diện vô tuyến mới cấp cao của nó, LTE yêu cầu sự tiến hóa từ các mạng chuyển mạch lai kênh/gói hiện nay trở thành một môi trường đơn giản hóa, toàn IP. Dựa trên họ chuẩn UMTS/HSPA, LTE sẽ tăng cường các khả năng của các công nghệ mạng tế bào hiện tại để thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng có thói quen với các dịch vụ băng rộng cố định. Như vậy, nó hợp nhất môi trường định hướng thoại của các mạng di động hiện nay với các khả năng dịch vụ tập trung số liệu cho Internet cố định. Một mục tiêu then chốt khác của dự án là hòa hợp các hệ thống LTE cùng tồn tại với các mạng chuyển mạch kênh kế thừa. Điều này cho phép các nhà khai thác đưa ra LTE hoàn toàn IP và duy trì giá trị của các nền tảng dịch vụ dựa trên thoại đang tồn tại trong khi thu lợi từ sự đẩy mạnh thực thi LTE  cho các dịch vụ số liệu.             Có nhiều tùy chọn để nâng cấp công nghệ mạng hiện tại lên LTE cho cả các công nghệ 3GPP và phi 3GPP. Với các công nghệ mạng tế bào 3GPP, con đường tiến hóa lên LTE dễ thấy nhất là từ GSM lên EDGE, tiếp theo lên WCDMA rồi HSPA và cuối cùng là lên LTE. Ngoài ra, còn có nhiều con đường phát triển trực tiếp từ công nghệ 3GPP hiện tại lên LTE mà bỏ qua các bước trung gian khác, chẳng hạn từ công nghệ WCDMA lên LTE mà bỏ qua bước phát triển trung gian lên HSPA.  Sự tiến hóa lên LTE là tự nhiên đối với các nhà khai thác dựa trên họ công nghệ 3GPP. Nhưng với nhiều nhà khai thác di động dựa trên các công nghệ phi 3GPP (như CDMA2000 của 3GPP2) cũng nên có quyết định tiến lên LTE bởi vì hệ thống tương đương với LTE của 3GPP2 là UMB đã bị hủy chọn. Để tiến lên thế hệ 4G thì hoặc là sẽ triển khai LTE hoặc là triển khai một hệ thống không dây hoàn toàn khác là WiMAX. Việc quyết định theo hướng nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như kinh tế, thị trường..... Tuy nhiên, như nhiều nhà khai thác CDMA2000 trên thế giới đã quyết định chuyển sang LTE.  Việc lựa chọn con đường di trú lên LTE phụ thuộc vào nhiều tham số bao gồm chiến lược truy nhập vô tuyến, chiến lược tài nguyên mạng, các dịch vụ cho phép, định thời và chi phí. Mục tiêu then chốt là tăng cường việc cung cấp dịch vụ trong khi đơn giản hóa sự liên hoạt động với các mạng di động phi-3GPP. Ở đây, đặc biệt xin đề cập cụ thể hơn đối với con đường di trú lên LTE của các nhà khai thác CDMA2000. Có 3 con đường di trú cơ bản lên LTE khả dụng cho các nhà khai thác CDMA2000 là: Phủ lên trên mạng đang tồn tại: Triển khai trọn vẹn một mạng LTE như là một mạng thứ hai đối với mạng HRPD (số liệu gói tốc độ cao) đang tồn tại nhưng chi phí sẽ đắt và việc roaming thuê bao từ mạng HRPD đến LTE bị rớt phiên Di chuyển sang UMTS (WCDMA): Đầu tiên di chuyển sang UMTS trước khi chuyển sang LTE, yêu cầu triển khai trên một mạng mới và chuyển đổi tất cả các thuê bao sang UMTS nhưng chi phí cũng đắt và thiếu phiên IP liên tục giữa mạng HRPD và mạng UMTS. Sử dụng số liệu gói tốc độ cao tiến hóa – eHRPD là một phương pháp cho phép các nhà khai thác di động nâng cấp mạng lõi gói HRPD đang tồn tại nhờ sử dụng các thành phần của kiến trúc SAE/EPC. Thêm vào đó, eHRPD là con đường tiến hóa lên LTE với tính di động dịch vụ liền, bao gồm chuyển giao liền giữa eHRPD và các mạng LTE với giao thức quản lí di động đơn, giảm trễ chuyển giao, kinh tế hơn. Hình 2. Các tùy chọn phát triển lên LTE cho họ công nghệ 3GPP2 4.8.4. Phạm vi thử nghiệm : Dự định “ Mobifone triển khai thử nghiệm mạng 4G tại Bình Dương 29/02/2011 Hệ thống thử nghiệm là một mạng mới hoàn chỉnh với 40 trạm phát LTE (4G) và 100 thiết bị đầu cuối.Song song với nhưng phương án thử nghiệm về kỹ thuật,Mobifone cũng tìm hiểu vad đánh giá như cầu của khách hang tại Bình Dương về công nghệ mới này.Theo kế hoạch,từ cuối tháng 2 Mobifone sẽ phối hợp với Wimax tiến hành lắp đặt,tích hợp thiết bị trong thời gian 3.5 tuần tại thị xã TDM.Việc đo kiểm,dung thử sẽ được thực hiện trong vòng một tháng để đánh giá các tính năng và công nghệ mạng LTE (4G) so với mạng 3G và Wimax.Tại Hà Nội,Mobifone đã bắt đầu thử nghiệm mạng 4G từ tháng 12/2010 với 40 trạm phát tại hai quận Đống Đa và Ba Đình.Mobifone là 1 trong 3 doanh nghiệp viễn thong được bộ thong tin và truyền thong cấp phép thử nghiệm dịch vụ 4G . Theo các chuyên gia viễn thông,băng thong của 4G cho phép truyền dữ liệu tốc độ lên tới 14 Mb/giây trong trạng thái tĩnh và 5 Mb/giây trong trạng thái động.Ở tốc độ truyền cao nhất,người dung có thể download một bộ phim chỉ trong 5 – 6 phút và gửi một bài hát chỉ mất 20.40 giây Mobifone hiện đang sở hữu mạng thong tin di động băng rộng 3G lớn thứ nhất Việt Nam với gần 18.320 trạm phát song riêng cho công nghệ mới này.Nhưng do doanh thu thất bát nên đổi sang thực hiện kế hoạch này.Cùng với việc triển khai dịch vụ 4G Mobifone cũng sẽ cung cấp điện thoại 4G với giá ưu đãi . 4.9. KẾT LUẬN Với công nghệ W-CDMA! Việc ứng dụng dịch vụ 3G trở nên hoàn hảo. Ở mọi nơi, mọi lúc việc truy cập internet băng thông rộng, video call, Mobile TV, và còn nhiều ứng khác của 3G Mobifone mang mọi người đến gần nhau hơn. Việc đăng ký, cài đặt dễ dàng, và mức cước thật hấp dẫn mà Mobifone mang lại KẾT LUẬN Trước sự bùng nổ về nhu cầu truyền thông không dây cả về số lượng, chất lượng và các loại hình dịch vụ, công nghệ GSM đang được phát triển để có thể hỗ trợ và đáp ứng. Tuy nhiên, tốc độ của mạng GSM hiện thời vẫn còn quá chậm và không đáp ứng được, điều này đòi hỏi các nhà khai thác phải có được công nghệ truyền thông không dây nhanh hơn và tốt hơn. Việc sử dụng hệ thống chuyển mạch kênh tốc độ cao (HSCSD) sẽ nâng được tốc độ dữ liệu trên mạng GSM lên đến 57.6KBps, tuy nhiên công nghệ này vẫn chưa đáp ứng thích đáng yêu cầu về mặt kỹ thuật. Giải pháp GPRS, EDGE trên mạng GSM và sau đó nâng cấp lên W-CDMA là một giải pháp khả thi và thích hợp với các nước đang phát triển như nước ta vì có thể tận dụng được cơ sở hạ tầng mạng GSM đồng thời có quỹ đầu tư để tiến lên 3G. Trước khi thực hiện triển khai mạng thông tin di động thế hệ thứ ba của MobiFone chúng ta cần nghiên cứu, quy hoạch mạng. Nghiên cứu và quy hoạch mạnglà một công việc rất quan trọng và phức tạp do môi trườn truyền tin và môi trường mở.Mạng 3G hiện đang được triển khai một số nước trên thế giới, đối với Việt Nam vẫncòn mới mẻ và đang được nghiên cứu triển khai sao cho phù hợp với điều kiện thực tế .Hơn nữa, các công nghệ sử dụng rất phức tạp không thể trong một thời gian ngắn cóthể tìm hiểu hết. Nhìn xa hơn nữa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta, trong tươnglai gần nhiều công ty nước ngoài sẽ tham gia thị trường viễn thông trong nước. Để cóthể cạnh tranh thành công khi mở cửa thị trường với nước ngoài, các doanh nghiệpviễn thông như MobiFone trong nước cần tranh thủ cơ hội thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. Muốn làm được điều đó thì việc không ngừng nâng cao chất lượng mạng lưới và phát triển dịch vụ giá trị gia tăng là một vũ khí hữu hiệu trong tay các doanh nghiệp. Thế hệ đầu tiên của điện thoại di động chỉ là giai đoạn khởi đầu với những chiếc điện thoại cồng kềnh, tính năng và chất lượng còn nhiều hạn chế. Thế hệ 2G như hệ thống GSM rất thành công trên toàn thế giới thì cung cấp dịch vụ thoại là chính. Sang thế hệ thứ 3, người dùng bắt đầu làm quen với dịch vụ dữ liệu bên cạnh dịch vụ thoại. Đến thế hệ thứ 4, có thể nói dịch vụ chủ yếu là dữ liệu, dịch vụ thoại chỉ còn là một ứng dụng nhỏ trong hàng vạn dịch vụ mà công nghệ siêu tốc 4G có thể cung cấp cho người dùng. Chúng ta hãy đón chờ xem những thay đổi ngoại mục mà các nhà nghiên cứu viễn thông có thể phát minh cho chiếc điện thoại nhỏ bé trên tay của mọi người. Trong khuôn khổ đề tài em tìm hiểu tổng quát giải pháp nâng cấp mạng GSM lên W-CDMA và lộ trình triển khai 3G của Mobifone. Do có nhiều chuẩn nâng cấp cũng như nhiều giải pháp nâng cấp của các tập đoàn viễn thông khác nhau nên đề tài chỉ đưa ra được những bước cơ bản nhất trong lộ trình nâng cấp về kiến trúc hệ thống và kỹ thuật vô tuyến số trên cơ sở lý thuyết mà không thể đi sâu vào các giải pháp chi tiết. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Th.s Phạm Thị Vân Khánh đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành đồ án này TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. TS. Phạm Công Hùng. Thông tin di động 3G, Hà Nội – 2009 [2]. PTS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Thông tin di động thế hệ 3 ( tập 1), Nhà xuất bản bưu điện, 2001. [3]. PTS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Thông tin di động thế hệ 3 ( tập 2 ), Nhà xuất bản bưu điện, 2001. [4]. PTS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, cdmaOne và cdma2000, Nhà xuất bản bưu điện , Hà Nội – 1997 [5]. TS. Trần Hồng Quân – PGS.TS. Nguyễn Bích Lân – Ks. Lê Xuân Công – Ks. Phạm Hồng Ký, Thông tin di động, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2001 [6]. www.searchmobilecomputing.techtarget.com [7]. [8]. [9]. [10]. Lêi cam ®oan “T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. Sè liÖu vµ tµi liÖu nªu trong ®å ¸n tèt nghiÖp lµ trung thùc.C¸c kÕt qu¶ nghiªn cøu do chÝnh t«i thùc hiÖn d­íi sù chØ ®¹o cña c¸n bé h­íng dÉn”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc73911599-ĐO-AN-10-TAM.doc