LỜI MỞ ĐẦU
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mang đến cho Việt Nam rất
nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng mang lại không ít thách thức. Đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay và cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng, một trong những lĩnh vực khá nhạy
cảm đối với nền kinh tế thì những thách thức này lại càng lớn hơn. Thách thức thứ nhất,
các tổ chức kinh tế đua nhau thành lập ngân hàng mà ngành nghề kinh doanh của tổ chức
thành lập hoàn toàn trái ngược làm cho số lượng ngân hàng nội địa ở nước ta lên đến 42
ngân hàng, nhưng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng chưa cao, quy mô vốn còn thấp
so với các nước trong khu vực và trên thế giới, công tác quản lý điều hành còn yếu, ngoại
trừ một vài ngân hàng lớn, còn lại hầu hết các ngân hàng chưa phát triển đa dạng hóa các
sản phẩm dịch vụ mà chỉ tập trung vào sản phẩm dịch truyền thống là cho vay và thanh
toán mà sản phẩm truyền thống sẽ không còn thu được lợi nhuận cao như trước đây
nữa, hơn thế nữa theo thông tư số 04 của ngân hàng nhà nước thì cuối năm nay các tổ
chức tín dụng phải đảm bảo vốn điều lệ tối thiểu là 3000 tỷ đồng với điều kiện này thì
các ngân hàng nhỏ sẽ rất khó khăn trong việc huy động vốn vào thời điểm này . Thách
thức thứ hai, theo tiến trình hội nhập WTO mà Việt Nam đã ký kết, đến năm 2010 sẽ
không có sự phân biệt giữa các tổ chức tín dụng trong nước và các tổ chức tín dụng nước
ngoài trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, điều này có nghĩa là các chi nhánh ngân hàng
nước ngoài được phép mở rộng mạng lưới, trở thành các ngân hàng bán lẻ với công
nghệ hiện đại, năng lực tài chính dồi dào, sản phẩm và dịch vụ phong phú, đa dạng, được
đi sâu vào thị trường Việt Nam và mở rộng đối tượng khách hàng. Như vậy trong
tương lai các ngân hàng trong nước không những phải cạnh tranh với nhau mà còn
phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Thách thức thứ
ba là các tổ chức kinh tế nước ngoài đã tham gia góp vốn mua cổ phần của các ngân
hàng nội địa dưới danh nghĩa hợp tác chiến lược nhằm thâm nhập thị trường tài chính
một cách nhanh chóng nhưng hiện nay tỷ lệ góp vốn còn ở mức khống chế, trong tương
lai khi Việt Nam thực hiện cam kết mở cửa nhà nước sẽ không còn khống chế tỷ lệ
góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng nội địa nữa. Lúc đó, nếu không đủ
năng lực cạnh tranh các ngân hàng nội địa có thể bị các tổ chức nước ngoài “thôn tính”.
Chính vì những thách thức trên mà các ngân hàng trong nước ngay từ bây giờ phải tìm
cách tăng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tiềm lực tài chính và khả năng
cạnh tranh của mình. Để làm được điều này một cách chóng không có con đường nào
khác hơn là các ngân hàng nội địa thực hiện hoạt động sáp nhập, mua lại theo định
hướng phát triển thành tập đoàn tài chính ngân hàng, có nghĩa là đối tượng để ngân hàng
sáp nhập, mua lại không phải là tùy tiện mà phải phù hợp và có định hướng thì mới
có thể tận dụng những lợi thế của nhau, hợp tác để cùng nhau phát triển. Thực tế, hầu hết
các tập đoàn Tài chính ngân hàng lớn mạnh trên thế giới như Citigroup, JP Morgan
Chase, Standard Chartered Bank đều có quá trình hình thành và phát triển tập đoàn
gắn với quá trình sáp nhập và mua lại. Tuy nhiên, vấn đề sáp nhập, mua lại hiện nay vẫn
còn khá mới mẻ ở Việt Nam trong khi đây lại là những vấn đề hết sức quan trọng
cần phải thực hiện ngay trong giai đoạn hiện nay. Vì tính cấp thiết này, cho nên tôi
chọn đề tài nghiên cứu: “ Hệ thống tình báo trong xu hướng sáp nhập và mua lại các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam"
ã Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề sau:
Những lý luận về hoạt động sáp nhập, mua lại và hệ thống tình báo
Phân tích thực trạng sáp nhập, mua lại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong thời
gian qua và kinh nghiệm về sáp nhập, mua lại của các ngân hàng ở Châu Âu
Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sáp nhập, mua lại trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng, phân tích xu hướng sáp nhập, mua lại của các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam trong mối liên hệ với hệ thống tình báo.
ã Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động sáp nhập, mua lại trong ngành tài chính ngân hàng. Đối
tượng và phạm vi nghiên cứu ở đây là hệ thống tình báo và hoạt động sáp nhập, mua lại
của ngân hàng và các công ty có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh doanh ngân hàng
như các công ty tài chính, cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, chứng khoán, bất động
sản, đầu tư .
ã Phương pháp nghiên cứu
Thu thập các thông tin và dữ liệu từ các báo cáo thường niên của ngân hàng Nhà
nước, các ngân hàng thương mại, tổng cục thống kê, báo chí, trang web, tạp chí nghiên
cứu, các tài liệu trong và ngoài nước, tham khảo các luật liên quan đến hoạt động sáp
nhập, mua lại . và sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để xử lý số liệu
thu thập được.
61 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2758 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống tình báo trong xu hướng sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và mua lại doanh nghiệp chưa được quy định cụ thể ,
các doanh nghiệp muốn thực hiện sáp nhập, mua lại phải nghiên cứu luật doanh nghiệp,
luật cạnh tranh, luật đầu tư nước ngoài, nhưng nội dung về sáp nhập, mua lại trong 3
luật này còn quá sơ sài. Do đó để thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam, nhà nước cần
phải hoàn thiện hành lang pháp lý về M&A trong thời gian tới đây. Một số đề xuất cụ
thể như sau:
Nhà nước cần rà soát các quy định trong Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật
đầu tư để thống nhất và ban hành Nghị định về sáp nhập, mua lại trong đó quy định,
hướng dẫn cụ thể quy trình sáp nhập, mua lại như thế nào, quy định về chế độ thuế, cách
hạch toán sổ sách… Khung pháp lý về M&A cần chuyên biệt, không dựa quá nhiều trên
các khung pháp lý dành cho cổ phần hóa, phát hành và niêm yết chứng khoán. Khung
pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán và hậu
quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch.
Luật cạnh tranh cấm doanh nghiệp sáp nhập, mua lại có thể dẫn tới việc một doanh
nghiệp có mức tập trung kinh tế lớn hơn 50% thị trường liên quan nhưng lại không quy
định thị trường liên quan được tính như thế nào, do đó nhà nước cần quy định cụ thể
cách tính thị trường liên quan, tránh trường hợp các ngân hàng sử dụng cách tính có lợi
gây nên tình trạng độc quyền.
3.2. Cần xây dựng được kênh kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt
động kinh doanh
Trong hoạt động M&A, thông tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản
trị... là rất cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thông tin không được kiểm soát hay
không minh bạch thì có thể gây nhiều thiệt hại cho cả bên mua, bên bán, đồng thời ảnh
hưởng nhiều đến các thị trường khác như hàng hóa, chứng khoán, ngân hàng. Bởi vì,
cũng như các thị trường khác, thị trường M&A hoạt động có tính dây chuyền, nếu một
vụ M&A lớn diễn ra không thành công hoặc có yếu tố lừa dối thì hậu quả cho nền kinh
tế là rất lớn vì có thể cổ phiếu, trái phiếu, hoạt động kinh doanh, đầu tư... của doanh
nghiệp đó nói riêng và các doanh nghiệp liên quan bị ảnh hưởng theo. Hơn nữa, M&A
32
có thể dẫn đến độc quyền, do đó rất cần sự kiểm soát của nhà nước để không ảnh hưởng
đến nền kinh tế, người tiêu dùng.
3.3. Cần khuyến khích đào tạo các nhà tư vấn M&A chuyên nghiệp:
Thị trường M&A là một thị trường cần sự tham gia, tư vấn của nhiều chuyên gia
có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, kế toán,
thương hiệu... Do đó cần phải có những chương trình, kế hoạch đào tạo để có được đội
ngũ chuyên gia tư vấn, môi giới chuyên nghiệp, có như vậy thị trường M&A Việt Nam
mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp, qua đó bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của
các bên trong giao dịch M&A. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo có thể cho phép các trường đại
học về kinh tế, tài chính mở chuyên ngành đào tạo về M&A, bước đầu có thể đầu tư thuê
chuyên gia nước ngoài về giảng dạy.
Trên thực tế các chuyên gia của từng lĩnh vực có thể cùng tham gia vào các hiệp hội,
đoàn thể môi giới, tư vấn M&A để khai thác thế mạnh của từng chuyên gia.
3.4. Xây dựng hệ thống tình báo
Các ngân hàng cũng nên xây dựng hệ thống tình báo cho mình, bởi lẽ hệ thống này
sẽ giúp cho các ngân hàng phản ánh một cách kịp thời với những biến đổi bên ngoài, đặc
biệt là ngành ngân hàng - một ngành rất nhạy cảm của nền kinh tế, dễ dàng biến động
trước các thông tin bên ngoài. Hơn thế nữa, với hệ thống này cũng sẽ giúp rất nhiều cho
ngân hàng trong các thương vụ hợp nhất, sáp nhập. Bên cạnh đó, hệ thống này được xem
là một sản phẩm của các ngân hàng, bởi lẽ các ngân hàng có thể sử dụng nó để tư vấn
cho các doanh nghiệp trong các thương vụ mua lại, sáp nhập một cách chuyên nghiệp.
Tương lai các thương vụ M&A trong nền kinh tế của Việt Nam sẽ rất sôi động, hiện nay
nổi bật nhất là ngành ngân hàng và ngành bất động sản. Cho nên việc xây dựng hệ
thống này sẽ rất hữu ích.
33
4. Các Quy Trình Cần Thiết Cho Một Giao Dịch M&A Và Xu
Hướng Sáp nhập, Mua Lại Của Các Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Việt Nam
4.1. Thẩm định chi tiết
Thẩm định chi tiết ( Due Diligence) là quá trình điều tra các thông tin chi tiết về một
công ty bên bán tiềm năng và lĩnh vực mà công ty đó đang hoạt động. Các công ty mua
phải hiểu rõ về công ty họ dự định mua lại. Còn các công ty bán cần phải hiểu rõ ai đang
theo đuổi họ và họ có nên chấp nhận một lời đề nghị giao dịch hay không.
Quá trình này bao gồm việc thẩm định các thông tin thực tế và kiểm tra các mối quan hệ
bên ngoài của công ty cũng như tình hình tài chính, hoạt động nội bộ và ban lãmh đạo
công ty. Thẩm định chi tiết thường được coi là trách nhiệm của phía công ty mua. Đây là
một suy nghĩ sai lầm. Công ty bên bán cũng cần thực hiện quá trình thẩm định chi tiết
đối với công ty mua nhằm xác định xem lời đề nghị của bên mua có thân thiện và hợp
pháp hay không và giúp hội đồng quản trị đưa ra những đề xuất dựa trên những thông tin
đầy đủ nhằm giúp cổ đông quyết định xem có nên chấp nhận lời đề nghị mua không.
Trong trường hợp sáp nhập ngang bằng nhau, cả hai công ty đều phải thẩm định.
4.1.1. Các loại hình thông tin thẩm định
Thẩm định chi tiết có thể được chia làm các thông tin bên ngoài và nội bộ. Chúng ta
nên tiến hành thẩm định chi tiết bên ngoài trước khi giao dịch diễn ra bởi khi đó, áp lực
về thời gian chưa đến mức khắc khe như giai đoạn sau khi giao dịch được công bố, đồng
thời , việc làm này cũng góp phần xác định xem liệu giao dịch này có khả thi hay không.
Thẩm định chi tiết nội bộ được thực hiện trong suốt quá trình giao dịch. Cả hai quá trình
này phải được cập nhật liên tục do những điều kiện xung quanh luôn thay đổi.
• Các chủ điểm trong quá trình thẩm định chi tiết bên ngoài
Phân tích kinh tế
+ Phân tích kinh tế vĩ mô
+ Phân tích kinh tế khu vực
Phân tích lĩnh vực hoạt động và các xu thế ngành
+ Lịch sử phát triển và những dự đoán phát triển trong tương lai
+ Cạnh tranh
+ Quy định và bãi bỏ quy định
+ Những cải thiện và các thay đổi khác trong lĩnh vực hoạt động của công ty
34
• Các tiêu chí trong quá trình thẩm định chi tiết nội bộ
Những vấn đề về chiến lược và hoạt động của công ty( như mô tả hoạt động, kế
hoạch kinh doanh, khách hàng, môi trường cạnh tranh, marketing, doanh số bán hàng
và nhà cung cấp)
+ Các vấn đề về tài chính: lợi nhuận, dòng tiền vốn, báo cáo tài chính, thuế, bảng
kiểm kê...
+ Công nghệ ( bao gồm tất cả các hệ thống công nghệ thông tin)
+ Các vấn đề pháp lý, bao gồm cơ cấu công ty, các phòng ban, hợp đồng và các vụ
kiện đang có hoặc đang trì hoãn.
+ Nhân sự, bao gồm các hợp đồng lao động, cơ cấu bồi thường, kế hoach phúc lợi,
chế độ lương hưu, các thoả thuận lao động, quản lý, văn hoá công ty
+ Các vấn đề khác: tài sản cố định ( đất đai, nhà xưởng), hợp đồng thuê, bảo hiểm
thương hiệu, giấy phép, các vấn đề về môi trường.
Mỗi ngành hoạt động sẽ có những yêu cầu riêng biệt về thẩm định chi tiết. Ví dụ,
cần kiểm tra tình hình cửa hàng và kho dự trữ cũng như phân tích về các hợp đồng cho
thuê cửa hàng của một nhà bán lẻ; trong khi đó, khi đang tiến hành mua một ngân hàng
cần đánh giá vị trí giao dịch chứng khoán và các hệ thống quản lý tiền mặt của ngân hàng
này .
Tuy thẩm định chi tiết cho phép các công ty mua tiềm năng rà soát lại những "lỗ
đen" có thể có, nhưng mục đích của nó không chỉ dừng lại ở đây. Thẩm định chi tiết giúp
tìm kiếm những cơ hội để hiện thực hoá khả năng mở rộng công ty thông qua việc hỗ trợ
các nguồn lực và năng lực của công ty mua và công ty được mua, xác định lợi ích từ việc
kết hợp hai công ty và lên kế hoạch hội nhập hậu sáp nhập. Là một quá trình hiệu quả và
cần được bắt đầu từ những giai đoạn đầu tiên của cuộc giao dịch, thẩm định chi tiết
không chỉ giúp một công ty lựa chọn được mục tiêu phù hợp nhằm đạt được lợi thế cạnh
tranh dài hạn và tăng tài sản cho các cổ đông; hơn thế nữa nó còn giúp công ty mua xác
định được một mức giá hợp lý cho công ty bán. Một quá trình thẩm định chi tiết được
quản lý tốt sẽ giúp các công ty nâng cao chất lượng hoạt động tài chính, phát triển các "bí
quyết" bí mật công nghệ trong nội bộ và có khả năng phát triển tốt hơn qua giao dịch
M&A.
Tình báo doanh nghiệp là trái tim của thẩm định chi tiết. Từ các thông tin chắc lọc
từ nguồn chính xác, tình báo doanh nghiệp mang lại cho các nhà điều hành công ty thông
tin đầy đủ, cho phép họ đưa ra những quyết định phù hợp và lên kế hoạch cho sự phát
35
triển trong tương lai. Tại bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình M&A đều không thể coi
nhẹ vai trò của thông tin, chúng giúp các công ty hoạch định chiến lược, lên kế hoạch
mua lại, xây dựng chiến thuật giao dịch, đàm phán và thực hiện các kế hoạch hậu sáp
nhập.
4.1.2. Thẩm định chi tiết tài chính
Các cuộc phỏng vấn với ban lãnh đạo công ty bán góp phần giúp công ty mua mở
một đường dây liên lạc với họ để thu thập thông tin cơ bản. Như vậy, nếu có phương
pháp tiếp cận thân thiện và ban lãnh đạo biết tiếp thu ý kiến thì công ty mua có thể thu
thập một số lượng thông tin khổng lồ về công ty bán và thị trường của họ, từ đó vạch ra
được cách thức tiếp cận khách hàng và các mối liên hệ khác.
Thẩm định chi tiết tài chính, thường đóng vai trò trụ cột trong toàn bộ quá trình giao
dịch, cho phép các công ty có được một cái nhìn về tình hình lợi nhuận trước đây của
công ty. Những thông tin này có thể được sử dụng làm nền để vẽ lên một bức tranh toàn
cảnh về tương lai.
Thẩm định chi tiết tài chính bằng việc tập trung vào dự đoán doanh thu và chi phí,
doanh thu tiềm năng và dòng tiền trong tương lai, giúp công ty mua xác định và nhận ra
giá trị từ những cơ hội M&A. Nếu thực hiện quá trình một cách hợp lý, công ty mua có
thể đưa ra lời đề nghị phù hợp cho công ty bán, hoặc có thể đưa ra lý do để không tiếp
tục thực hiện giao dịch nữa.
Trong thẩm định chi tiết tài chính, cần điều tra kỹ những tài sản trong bảng cân
đối kế toán và các hạng mục trong báo cáo thu nhập của công ty, mặc dù chúng đã được
kiểm toán viên đảm bảo. Trong bối cảnh này, cần nói chuyện với các kế toán có liên
quan để tìm hiểu xem liệu có thay đổi nào gần đây trong phương pháp tiếp cận hay
không và có những vấn đề mới phát sinh trong các báo cáo.
4.1.3. Thẩm định chi tiết pháp lý
Cùng với thẩm định chi tiết tài chính, công tác điều tra về mặt pháp lý đối với công
ty mục tiêu cũng là một phần không thể thiếu trong toàn bộ quá trình thẩm định chi tiết.
Mặc dù đa phần thông tin trong thẩm định chi tiết pháp lý do công ty bán cung cấp dưới
hình thức các văn bản tài liệu hoặc do các luật sư của họ trả lời các chất vấn, nhưng đối
với công ty mua, quá trình thu thập thông tin và đánh giá tài liệu cần được tiếp tục cho
đến khi họ cảm thấy hài lòng về các vấn đề pháp lý. Cần bổ sung quá trình này bằng cách
xây dựng một hồ sơ lý lịch về công ty bán từ các nguồn thông tin khác nhau. Vì lý do đó,
thẩm định chi tiết pháp lý là trọng tâm của toàn quá trình thẩm định: nó hình thành cơ sở
36
cho thoả thuận mua bán giữa các bên tham gia giao dịch ( đặc biệt những công ty muốn
vươn mình ra thế giới, thì quá trình này càng tỏ ra quan trọng).
4.1.4. Thẩm định chi tiết thương mại
Việc sử dụng các kỹ năng tình báo doanh nghiệp trong thẩm định chi tiết thương
mại cho phép các công ty mua có được một lượng thông tin định tính mà các biện pháp
chưa chắc đã có được. Trong khi đó, việc xác định triển vọng kinh doanh tương lai giúp
công ty mua tiềm năng khẳng định chắc chắn liệu giao dịch họ đang bắt tay vào thực hiện
có phù hợp với những kỳ vọng hay không. Bằng cách hỗ trợ cho giao dịch với tầm nhìn
hướng về tiềm năng thị trường tương lai và các triển vọng kinh doanh dài hạn. Nó giúp
công ty mua tìm hiểu về cách thức các thị trường và môi trường cạnh tranh sẽ ảnh hưởng
ra sao tới cuộc mua bán của họ, đồng thời xác định rằng cơ hội giao dịch này là hợp lý
xét từ khía cạnh thương mại và chiến lược.
Để có được thông tin yêu cầu cho loại hình thẩm định này, các công ty có thể tìm
đến nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ thông qua các cuộc phỏng vấn đối với ban lãnh đạo
của công ty bán, hoặc trong nội bộ công ty mua luôn thường trực một kiến thức khổng lồ
về công ty mục tiêu ( các nhân viên của công cũ bây giờ chuyển sang làm việc cho công
ty mua...). Thông tin thương mại còn có thể được bổ sung thông qua những thông tin
được công bố hoặc có sẵn hay thông qua liên lạc trực tiếp với các cá nhân, trong đó có
thể bao gồm các nhà tư vấn chuyên môn, có thể chia sẽ những thông tin nền có giá trị về
lĩnh vực và ngành nghề hoạt động của công ty mục tiêu. Dù thực hiện theo cách nào đi
nữa, thì các nguồn thông tin khổng lồ này cũng có thể giúp công ty mua vẽ lên được một
bức tranh tương đối toàn diện về công ty mục tiêu, giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn
xem có nên tiếp tục thực hiện giao dịch M&A hay không và nên làm thế nào để tổ chức
giao dịch cũng như lên kế hoạch cho những gì xảy ra sau đó.
4.1.5. Thẩm định chi tiết đối với đội ngũ quản lý của công ty mục tiêu
Các công ty mua nên thực hiện các cuộc điều tra riêng nhằm đánh giá năng lực của
ban lãnh đạo công ty mục tiêu cũng như chất lượng làm việc trước đây của họ. Việc làm
này còn giúp xác định xem ban lãnh đạo của công mục tiêu và công ty mua có phù hợp
với nhau về cá tính hay không. Do ban lãnh đạo là những người sẽ thực hiện giao dịch
M&A, nên dành ra một khoảng thời gian hợp lý để sắp xếp sao cho những người có năng
lực nhất được giao những công việc phù hợp với họ, đồng thời tạo những điều kiện giúp
đỡ họ khi cần thiết.
37
Các cuộc điều tra về ban lãnh đạo sẽ giúp công ty mua quản lý rủi ro bởi chúng
khẳng định rằng công ty mục tiêu không liên quan tới những rắc rối như rửa tiền, sở hữu
tài sản phi pháp...Các công ty mua thường sử dụng các công ty điều tra để tìm hiểu về
chất lượng và danh tiếng của ban lãnh đạo công ty mục tiêu; bên cạnh đó, họ cũng
thường liên hệ với bên thứ ba để đánh giá chất lượng của các cá nhân này, đồng thời xác
định xem họ có đáng tin cậy không trong các giao dịch và các hoạt động kinh doanh có
quy mô lớn hơn; và mục đích cuối cùng là xác định xem có nên giữ lại hay sa thải họ
trong quá trình mua lại công ty mục tiêu.
4.1.6. Thẩm định chi tiết về văn hóa
Trong quá trình thực hiện M&A, tuy thẩm định chi tiết về văn hoá có vẻ ít quan
trọng bằng các loại thẩm định trên, nhưng nếu thực hiện, nó sẽ giúp ích rất nhiều trong
việc lên kế hoạch cho giai đoạn hậu sáp nhập. Một trong những khó khăn lớn nhất khi
sáp nhập là việc hoà hợp nền văn hóa giữa hai công ty. Do đó, khi đánh giá những yếu tố
"mềm" như phong cách quản lý, thói quen kinh doanh, thậm chí là nội quy ăn mặc của
công ty mục tiêu, công ty mua có thể vẽ lên được một bức tranh khá chính xác về các giá
trị , thái độ cũng như niềm tin của họ, từ đó xác định liệu họ có phù hợp về mặt văn hoá
với cơ cấu công ty mình hay không.
4.2. Định giá và cấp vốn
Việc xác định giá trị của công ty bán một cách hợp lý đóng vai trò tối quan trọng
cho sự thành công của bất kỳ thương vụ M&A nào. Không có cách thức chung nào để
định giá công ty. Xét từ nhiều góc độ khác nhau, công tác đánh giá trong giao dịch M&A
là một nghệ thuật. Để đưa ra một cách đánh giá hợp lý, cần phải dựa vào kinh nghiệm.
Trong mỗi cuộc đánh giá, cần phải đưa ra nhiều giả định khác nhau và những thay đổi
nhỏ xuất hiện trong bất kỳ giả định nào cũng đều có thể có những tác động lớn đến quá
trình định giá đó.
+ Khi sử dụng các tỷ lệ ngành, tỷ lệ giá/ lợi nhuận của một công ty bán có thể không
giống với tỷ lệ giá/ lợi nhuận của ngành mà công ty đó hoạt động
( mức tăng trưởng lợi nhuận, các nhân tố rủi ro...)
+ Công ty mua sẽ xác định giá trị các tài sản khác với công ty bán
+ Nên tính đến cả tác động của các tài sản không hoạt động ( tức là những tài sản không
được sử dụng trong quá trình hoạt động của công ty). Ví dụ về những tài sản này là
những bất động sản có giá trị cao.
38
+ Một điều quan trọng là cần phải làm rõ những gì được tính vào trong giao dịch và
những gì sẽ bị loại ra, đặc biệt là chỉ mua một phần công ty.
4.2.1. Điều chỉnh trong các báo cáo tài chính
Trong một giao dịch M&A, các chuyên gia không những phải đánh giá về tình hình
tài chính của bên bán mà còn phải xem xét những báo cáo tài chính cũng như báo cáo
thu nhập của họ.
Đối với bảng cân đối kế toán, cần lưu ý các vấn đề sau: Một số tài sản ( như dòng
tiền mặt và các cổ phiếu có thể bán được ) có thể được sử dụng để giúp bên mua hoàn
thành được giao dịch bởi vì sau khi tiếp quản công ty bên bán , bên mua sẽ sở hữu số
tiền đó. Bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị cũng cần phải được đánh giá lại
theo giá thị trường. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến tài sản vô hình, đặc biệt là thương hiệu,
nó không được đánh giá trong các báo cáo tài chính.
Các vấn đề về vay nợ trong báo cáo tài chính cũng cần được điều chỉnh: đây là việc
phải làm của bất kỳ khoản nợ nào phải thanh toán cho ngân hàng hoặc người mua trái
phiếu của công ty trong trường hợp có sự thay đổi về quyền sở hữu công ty khi thực hiện
mua lại hoặc sáp nhập. Ngoài ra còn có các khoản nợ tiềm năng như các chi phí pháp lý,
hay các khoản thanh toán cho nhân viên thôi việc.
Tương tự, các báo cáo thu nhập cũng cần được điều chỉnh. Theo thời gian, tiền mặt
có thể bị trượt giá và có thể ảnh hưởng tới báo cáo thu nhập. Điều này cũng đúng với số
hàng lưu kho bởi một số công ty áp dụng phương pháp FIFO ( nhập trước xuất trước).
Tất cả những cân nhắc trên đều giúp tạo ra báo cáo dòng tiền. Khi định giá một giao
dịch M&A , báo cáo dòng tiền được ưu tiên hơn báo cáo thu nhập bởi chúng ít có khả
năng bị điều chỉnh hơn. Ngoài ra, các báo cáo này còn đặc biệt quan trọng khi xem xét
khả năng thanh toán nợ của công ty mới sau sáp nhập đối với các khoản nợ mà nó có thể
đã vay nhằm thực hiện chính sách sáp nhập đó
4.2.2. Tổng chi phí giao dịch
Khi đánh giá về một giao dịch, các cổ đông và các nhà phân tích thường cân nhắc
xem những lợi ích thu được từ giao dịch đó có lớn lơn các chi phí bỏ ra hay không.
Trong một giao dịch M&A, các khoản chi cho bên bán như: trả bao nhiêu cho các cổ
đông của bên bán để mua lại cổ phần của họ, số tiền này bao gồm cả mức lợi nhuận mà
giao dịch sẽ đạt được. Tiếp đó là các chi phí như chi phí cho các ngân hàng, luật sư, kiểm
toán, các nhà tư vấn chuyên môn và các chi phí tiếp quản công ty mới, trong đó có cả
những khoản vay nợ. Gần như không thể tính toán được một cách chính xác các chi phí
39
cơ hội và các khoản chi phí cho quá trình hậu sáp nhập cho dù có sử dụng các kỹ năng
tình báo doanh nghiệp ưu việt nhất.
Công thức tính giá trị của một giao dịch
VA+B > [ VA + VB ] + P + E + OC + IC
Trong đó:
VA+B : giá tị của công ty mới
VA : giá trị của công ty mua
VB: giá trị của công ty bán trước khi công bố giao dịch
P: Lợi nhuận so với giá trị thị trường của công ty bán
E: các chi phí tiền mặt, hay các chi phí cho quá trình mua lại ( chi phí pháp lý,
kiểm toán...)
OC : Chi phí cơ hội ( phân tán trong quản lý, lực lượng bán hàng, nhân viên bị lôi
cuốn sang làm việc cho công ty khác)
IC : chi phí cho quá trình hoà nhập hậu sáp nhập ( thay đổi thương hiệu, sáp nhập
hệ thống, chi phí đào tạo, truyền thông...)
4.2.3. Kết hợp các phương pháp định giá khác nhau
Trong mỗi giao dịch, nên sử dụng càng nhiều phương pháp định giá càng tốt ( các
phương pháp đã được trình bày ở phần trên). Rất hiếm gặp trường hợp nào chỉ dùng một
phương pháp. Vì không phải tất cả các phương pháp đều tương đồng nhau về tính chắc
chắn, độ tin cậy của dữ liệu hay mức độ phù hợp với giao dịch, nên khi sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau, cần cân đối chúng để đưa ra một con số duy nhất.
Làm thế nào để xác định các giá trị tương đối giữa các phương pháp định giá khác nhau
và các tình huống của từng phương pháp đó ? Nên lưu ý đến các khía cạnh sau:
+ Báo cáo tài chính: giá trị sổ sách sẽ là nguồn tham khảo phù hợp nhất
+ Các tài sản của công ty : nếu các tài sản này giúp nâng cao giá trị của công ty, thì giá
trị thuần của chúng sẽ phải cao hơn.
+ Khả năng sinh lãi: chủ yếu dự đoán lợi nhuận tương lai
+ Các giao dịch tương tự gần đây, chú ý đến các hệ số so sánh.
40
Bảng : Tầm quan trọng của từng phương pháp định giá
Phương pháp
Giá trị
Tầm quan trọng
Giá trị điều chỉnh
Chiết
khấu
dòng
tiền
(CKDT)
20 tỷ đồng
50%
10 tỷ đồng
CKDT cao 24 tỷ đồng 30% 7.2 tỷ đồng
CKDT trung bình 21 tỷ đồng 50% 10.5 tỷ đồng
CKDT thấp 11 tỷ đồng 20% 2.2 tỷ đồng
Phương pháp giá/ lợi nhuận
17 tỷ đồng
30%
5.1 tỷ đồng
Giá trị sổ sách
15 tỷ đồng
10%
1,5 tỷ
Tài sản thuần
5 tỷ đồng
10%
0.5 tỷ đồng
Tổng 100% 17.1 tỷ đồng
Tuy nhiên, ngay cả con số chính xác cũng chỉ đóng vai trò là một điểm xuất phát cho
giao dịch. Ngoài ra chúng ta cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nữa, như chi phí cho quá
trình thương lượng, chi phí cơ hội, và chi phí cho quá trình hoà nhập hai công ty.
4.2.4. Cấp vốn cho giao dịch
Khi một giao dịch đòi hỏi phải thanh toán bằng tiền mặt cho cổ đông của công ty
mục tiêu, công ty mua sẽ đối mặt với một vấn đề là làm sao gom đủ số tiền mặt cần thiết
( trừ trường hợp công ty có sẵn tiền mặt , thường xảy ra khi công ty mục tiêu nhỏ hơn
nhiều so với công ty mua). Để có thêm tiền mặt công ty mua có hai lựa chọn: phát hành
thêm cổ phiếu mới ( dưới hình thức là bán cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu hoặc bán
cho các cổ đông mới) hoặc vay nợ.
Cấu trúc tài chính của công ty không chỉ được định hình bởi các nhu cầu của công ty
bán. Công ty mua cũng cần biết rõ tình hình tài chính của mình để xác định xem họ có
đủ khả năng thực hiện giao dịch xét về mặt ngắn hạn lẫn dài hạn . Vì thế, để sắp xếp một
gói tài chính cấp vốn cho giao dịch, công ty mua phải biết cân bằng giữa rủi ro kinh
doanh và rủi ro tài chính
41
Rủi ro kinh doanh: là rủi ro cố hữu liên quan đến lợi nhuận thu được từ các hoạt
động kinh doanh và dòng tiền của công ty. Nó bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro giao
dịch
+ Rủi ro chiến lược: là rủi ro dài hạn khi hoạt động trong một nền kinh tế cụ thể, một lĩnh
vực cụ thể và với một chiến lược cạnh tranh cụ thể.
+ Rủi ro giao dịch: là rủi ro về sự gián đoạn trong chu kỳ chuyển đổi tài sản ngắn hạn của
một công ty ( chu kỳ kinh doanh); tức là việc chuyển đổi tiền mặt thành các sản phẩm
dịch vụ và ngược lại
Rủi ro tài chính: liên quan tới cấu trúc vốn của giao dịch. Đây là rủi ro một công
ty sẽ gặp phải khi không thể thanh toán các khoản nợ vay của mình. Nó được đánh giá
thông qua tỷ lệ vay nợ và khả năng trả lãi.
Các yếu tố rủi ro trong việc cấp vốn
Nguy cơ tầm vĩ mô
Nguy cơ ngành
Nguy cơ riêng của
doanh nghiệp
Rủi ro kinh
doanh
Rủi ro tài
chính
Rủi ro giao
dịch
Tỷ lệ nợ Khả năng
trả lãi
Rủi ro chiến
lược
Có 3 điểm chính mà công ty mua và các nhà tư vấn của họ sẽ cân nhắc trước khi đưa ra
quyết định về tài chính:
+ Các thông tin chi tiết về giao dịch: tỷ lệ nợ, tỷ lệ lợi nhuận...
42
+ Quản lý báo cáo tài chính, như chi phí dài hạn của công cụ cấp vốn, sự linh động trong
diều chỉnh báo cáo tài chính
+ Hoàn thành giao dịch; các vấn đề bảo mật ...
4.3. Quá trình hoà nhập hậu sáp nhập
M&A là một phương tiện để đi tới mục đích , chứ bản thân nó không phải là mục đích.
Điều không may là trong nhiều giao dịch, người ta lại chỉ chú trọng vào việc hoàn tất
giao dịch mà không quan tâm nhiều tới một loạt các vấn đề về tổ chức và nhân sự sẽ xuất
hiện sau đó. Chính điều này đã góp phần nâng cao tỷ lệ thất bại của các giao dịch M&A.
Hoà nhập hậu sáp nhập là giai đoạn khá tĩnh lặng của một giao dịch nhưng là giai đoạn
quan trọng nhất của giao dịch. Sự thành công của giao dịch trên thực tế lại phụ thuộc
nhiều hơn vào quá trình hậu sáp nhập so với bất kỳ giai đoạn nào trong tiến trình M&A.
4.3.1. Thay đổi ban lãnh đạo
Các giao dịch diễn ra vì nhiều lý do khác nhau; do đó, kế hoạch hậu sáp nhập phải thể
hiện được các thay đổi mà những người thực hiện giao dịch kỳ vọng.
Công ty mục tiêu hoà nhập
hoàn toàn vào công ty mua
Cả hai công ty hoà nhập thành
một công ty mới hoàn toàn
Công ty mục tiêu vẫn duy trì
tính độc lập trong công ty
mua
Công ty mua sử dụng văn hoá
doanh nghiệp của công ty mua
Thay
đổi
thực
hiện với
công ty
mục
tiêu
Nếu chiến lược của giao dịch không rõ ràng, thì chẳng có lý do gì hi vọng vào sự
thành công của quá trình hoà nhập hậu sáp nhập. Mỗi loại hình giao dịch đều có những
khó khăn riêng trong giai đoạn hậu sáp nhập. Ví dụ, một công ty đang ứ đọng sản phẩm
trong một thị trường đã bảo hoà thì công ty đó sẽ hướng đến cắt giảm chi phí, và thông
thường họ sẽ áp đặt các hệ thống của mình lên công ty mục tiêu hoặc họ có thể sử dụng
hệ thống của công ty mục tiêu nếu chúng hiệu quả hơn. Nếu công ty coi M&A là biện
pháp thay thế cho chức năng nghiên cứu và phát triển thì họ sẽ thường tách riêng các bộ
43
phận nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định sau khi thực hiện sáp nhập. Mỗi
tình huống đều có những nét riêng.
4.3.2. Lên kế hoạch hậu sáp nhập
Có 5 giai đoạn chính trong quá trình hậu sáp nhập; mỗi giai đoạn đều có những đặc
điểm riêng biệt, cần được xử lý theo những cách khác nhau:
+ Lên kế hoạch sáp nhập cấp cao: tức những cuộc thảo luận giữa ban lãnh đạo cấp cao
mà nội dung của chúng cần được giữ bí mật; những cuộc thảo luận này đề cập tới vấn đề
hai công ty sẽ được sáp nhập như thế nào.
+ Thông báo chính thức: các nhân viên và đội ngũ quản lý công ty sẽ thể hiện nhiều cảm
xúc khác nhau. Đa phần các nhân viên trong công ty đều sẽ có một cảm giác không chắc
chắn về giao dịch, vì vậy cần thông báo một số kế hoạch hoà nhập trong tương lai giữa
hai công ty cho họ biết ngay khi giao dịch được công bố hoặc vài ngày sau đó.
+Lên kế hoạch sáp nhập sơ bộ: công ty đang trong tình trạng không ổn định; vì vậy cần
phải sử dụng tình báo doanh nghiệp để theo dõi những phản ứng
+ Giai đoạn hoà nhập bước đầu sau khi giao dịch kết thúc: đây là một giai đoạn khá gay
gắt cùng với mức độ bất ổn định về cơ cấu cao, trong đó bao gồm tâm lý và bầu không
khí thiếu thân thiện trong nội bộ công ty. Cho nên, cần có cách ứng xử linh động , điều
này sẽ giúp cho các nhân viên và nhiều người khác thấy được sự ổn định và bền vững
trong tương lai của công ty.
+ Hoà nhập về tâm lý: Ở thời điểm này, các vai trò và hệ thống của công ty sẽ được
phân tích rạch ròi; đồng thời sẽ có nhiều thành công cho thấy sức mạnh của công ty mới.
Đây là một quá trình lâu dài và chậm rãi , có thể kéo dài vài năm.
Quá trình hoà nhập hậu sáp nhập chính thức chỉ thực sự bắt đầu khi giao dịch đã hoàn
tất ( giai đoạn 4) nhưng kế hoạch cho quá trình này cần phải được bàn bạc ngay từ giai
đoạn 1.
Thời gian hoàn thành các giai đoạn này rất khác nhau và giai đoạn cuối cùng có thể kéo
dài tới một thập kỷ sau khi giao dịch kết thúc.
Ví dụ, sau khi hoàn thành giao dịch với Dean Witter, Morgan Stanley đã phải mất 11
năm mới hợp nhất được hai công ty môi giới chứng khoán của mình; thương hiệu Dean
Witter chỉ bị xoá khỏi thị trường vào tháng 7 năm 2007.
44
4.3.3. Hoà nhập hai nền văn hoá
Các nhân viên là những người đại diện cho nền văn hoá của một công ty và họ tự
hào về môi trường mà họ đang làm việc. Hai công ty khác nhau sẽ có hai nền văn hoá
khác nhau. Các nền văn hoá này cần phải thay đổi trong quá trình hoà nhập. Hoà nhập
về mặt văn hoá là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất; lơ là với vấn đề văn hoá
giữa hai công ty có thể dẫn đến sự thất bại cho giao dịch.
Xét về góc độ văn hoá, công ty cần có những mối liên hệ về mặt xã hội như giao tiếp,
xác định những giá trị quan trọng chung và nhận thức được tầm quan trọng của những
vấn đề như chức danh, tên công ty, tên các phòng ban. Đây không chỉ là trách nhiệm
của các lãnh đạo cấp cao mà là trách nhiệm của toàn thể nhân viên công ty, bởi vì cả hai
công ty đều có những nền văn hoá riêng biệt, không thể dễ dàng hoà nhập với nhau một
cách tự nhiên hay nhanh chóng. Không có cuộc sáp nhập nào là bình đẳng cho các bên
tham gia, và điều này cũng đúng với vấn đề văn hoá.
4.4. Xu hướng sáp nhập, mua lại của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam
4.4.1. Thách thức và cơ hội của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
hiện nay
Tất cả các cuộc M&A cần được xây dựng dựa trên một chiến lược kinh doanh hợp
lý, nhưng đôi khi cũng cần phải chớp lấy cơ hội trong hoạt động kinh doanh trong đó có
M&A. Trong bối cảnh hiện nay, các tổ chức tín dụng cuối năm nay phải tăng vốn điều lệ
lên tối thiểu là 3000 tỷ đồng . Với áp lực tăng vốn 3000 tỷ đồng sẽ khiến hàng loạt ngân
hàng tại Việt Nam có nguy cơ sẽ " biến mất"
Theo Nghị định 141/2006 của Chính Phủ , đến ngày 31-12-2010 là hạn chót để các
Ngân hàng phải đảm bảo nâng vốn lên tối thiểu 3000 tỷ đồng . Đây là áp lực rất lớn đối
với các Ngân hàng nhỏ, nhất là các ngân hàng có vốn điều lệ quanh mức 1000 tỷ đồng.
Thống kê cho thấy trong tổng cộng 39 ngân hàng thương mại cổ phần ( TMCP) đang
hoạt động có tới 24 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 3000 tỷ đồng . Trong đó có 15 ngân
hàng có vốn dưới 2000 tỷ đồng và 8 ngân hàng có vốn quanh mức 1000 tỷ đồng
Không chỉ các ngân hàng nhỏ mà nhu cấu tăng vốn với các ngân hàng lớn cũng rất
cấp thiết. Hiện có khoảng 12 ngân hàng đã thông báo kế hoạch niêm yết lên sàn chứng
khoáng và gần 10 ngân hàng thông báo phát hành thêm cổ phiếu để tìm cơ hội tăng vốn.
Trong đó , Eximbank, ACB, Sacombank đã đưa ra lộ trình tăng vốn khá mạnh. Dự kiến
Sacombank tăng thêm 2479 tỷ đồng, ACB tăng thêm 1563 tỷ đồng bằng phương án phát
45
hành thêm cổ phiếu với tỷ lệ 5:1 cho các cổ đông hiện hữu. Các ngân hàng khác như
Techcombank và Đông Á đều có kế hoạch tăng thêm 1000 tỷ đến 2500 tỷ đồng vốn điều
lệ trong năm nay. Hiện nay niềm tin của các nhà đầu tư về cổ phiếu ngân hàng đã giảm
sút nên họ rất thận trọng và cân nhắc khi tiếp tục đổ tiền vào đây. Do đó, không ít ngân
hàng thương mại cổ phần phải liên tục gia hạn thời gian phát hành cổ phiếu cho cổ đông
hiện hữu nhưng vẫn không thành công. Chuyên gia Lê Đạt Chí, trường Đại Học Kinh Tế
T.P Hồ Chí Minh, cho rằng cổ phiếu ngành ngân hàng đã không còn hấp dẫn từ năm
2009 do ảnh hưởng bởi các chính sách tài chính . Trong năm nay, áp lực tăng vốn điều lệ
buộc các ngân hàng nhỏ phải phát hành thêm cổ phiếu, theo đó giá trị cổ phiếu tiếp tục
bị pha loãng nếu kế hoạch lợi nhuận cổ phiếu không tăng tương xứng . Vì vậy cổ phiếu
ngành này không hấp dẫn nhà đầu tư. Riêng đối với các ngân hàng nhỏ , việc chia
thưởng cổ phiếu hằng năm cũng khiến họ ngao ngán . Nhà đầu tư không thể trường vốn
để chạy đua kịp kế hoạch tăng vốn của ngân hàng nhỏ đang giao dịch dưới mệnh giá .
Hằng năm có được chút lợi nhuận thì ngân hàng giữ lại để tăng vốn cho nên nếu phát
hành thêm cổ phiếu để chia cổ tức thì rủi ro rất lớn. Rõ ràng trước sức ép phải tăng vốn,
các ngân hàng nhỏ luôn tìm mọi cách để đạt được yêu cầu nhưng qua đó cũng bộc lộ sự
hạn chế về nguồn lực, cũng như danh tiếng của các ngân hàng Việt Nam ,về lâu dài các
ngân hàng cần có sự thay đổi lớn, trong đó M&A là con đường tất yếu cho các ngân
hàng Việt Nam.
Theo các chuyên gia, cuộc chạy đua cạnh tranh hút vốn bùng phát hành cổ phiếu
giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ hiện nay đang không cân sức . Rõ ràng lợi thế
thuộc về ngân hàng lớn . Trong khi nguồn vốn tăng của họ dùng để đầu tư , mở rộng
mạng lưới phát triển thì các ngân hàng nhỏ chỉ tăng cho đủ vốn pháp định.
Để có thể thực hiện thành công kế hoạch tăng vốn, lãnh đạo các ngân hàng nhỏ
phải thuyết phục được các cổ đông lớn tiếp tục bỏ thêm tiền vào. Sau đó là thuyết phục
các cổ đông nhỏ lẻ trong đại hội cổ đông chấp thuận phương án phát hành thêm. Tuy
nhiên, giám đốc một ngân hàng chia sẽ đạt được đồng thuận cùng một lúc cả cổ đông tổ
chức và cổ đông nhỏ là rất khó. Thậm chí thuyết phục được các cổ đông lớn ngay sau
khi có kế hoạch nhưng vài tháng vẫn chưa thuyết phục được các cổ đông nhỏ. Nếu ngân
hàng không tự nâng vốn điều lệ theo quy định thì Chính phủ nên cương quyết buộc sáp
nhập với nhau để nhanh quá trình mua lại, sáp nhập các ngân hàng. Chúng ta không nên
để quá nhiều ngân hàng nhỏ vì như vậy sẽ làm thị trường rối thêm. Ông Lê Đức Thuý
,Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết: Đối với các ngân hàng đang có
46
vốn pháp định dưới mức 2000 tỷ đồng thì phương án phát hành thêm cổ phiếu khó khả
thi nên họ phải xoay qua tìm các nhà đầu tư là các tổ chức, đối tác chiến lược nước
ngoài. Thế nhưng việc tìm được đối tác nước ngoài không hề đơn giản. Ông Đỗ Công
Chính, Chủ tịch HĐQT VietABank cho biết kế hoạch của ngân hàng này là năm nay sẽ
bán 600 tỷ đồng cho đối tác nước ngoài. Có rất nhiều đối tác muốn đàm phán mua cổ
phần VietABank nhưng họ trả giá trẻ, nếu bán sẽ thiệt thòi cho các cổ đông hiện hữu
.Ông chính nói rằng "Vì áp lực tăng vốn mà bán giá quá rẻ thì sẽ không đem lại vốn
thặng dư cho cổ đông. Do đó chúng tôi phải cân nhắc giá bán nào cho phù hợp". Ngày
21-4-2010, VIB chính thức bán được 15% cổ phần cho đối tác chiến lược Ngân hàng
Commonwealth of Australia và dự kiến nâng lên 20% vào năm 2011. Ông Hàn Ngọc
Vũ, Chủ tịch HĐQT VIB, chia sẽ có được đối tác nước ngoài phù hợp, cùng chí hướng,
ngoài thế mạnh vốn họ có thể hỗ trợ những hoạt động kinh doanh quan trọng như ngân
hàng bán lẻ, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, quản trị nguồn nhân lực, tài chính và
nguồn vốn... Nhưng chuyện đàm phán để dẫn đến sự hợp tác này không hề đơn giản.
Nhiều ngân hàng đàm phán mấy năm vẫn chưa có kết quả. Không thể ngay trong một
sớm một chiều ngân hàng nào cũng có thể tìm đối tác phù hợp, nhất là những ngân hàng
chưa khẳng định được thương hiệu, tiềm lực vốn nhỏ, khả năng cạnh tranh không lớn
phải mất nhiều thời gian đàm phán
Theo thông tư số 04/2010/TT-NHNN, ngày 11/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước
quy định việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng. Theo đó, các ngân hàng
thương mại có thể hợp nhất và sáp nhập với các ngân hàng khác, nhưng không được mua
lại ngân hàng khác. Có thể nói trong tình trạng khó khăn hiện nay, việc huy động vốn là
không dễ dàng cho nên khó lòng các ngân hàng đáp ứng được yêu cầu cho nên ngân hàng
nhà nước mới ban hành thông tư này. Đây có thể là thách thức lớn cho các ngân hàng
thương mại, nhưng bên cạnh đó nó cũng tạo ra những cơ hội nhất định cho các ngân
hàng. Nếu các ngân hàng có thể sáp nhập hoặc hợp nhất với nhau một cách chủ động,
phù hợp với nhau thì có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, tiềm lực và góp phần làm cho
hệ thống ngân hàng Việt Nam vững mạnh thêm, đó cũng chính là mục tiêu của ngân
hàng nhà nước. Nếu các ngân hàng vẫn " cố chấp" thì rất có thể sẽ " biến mất" cho nên
các ngân hàng nên chớp cơ hội để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh
cuối năm nay nước ta sẽ mở cửa ngành ngân hàng, nếu các ngân hàng trong nước không
47
nâng cao năng lực bằng việc hợp nhất, sáp nhập thì khó có thể theo kịp các ngân hàng
nước ngoài.
Bên cạnh đó các ngân hàng thương mại lớn có thể mua lại các công ty tài chính
hoặc các công ty cho thuê tài chính để có thể mở rộng sản phẩm dịch vụ của mình. Việc
quan trọng là các ngân hàng này cần phải tìm đúng đối tượng để mua lại. Còn đối với
ngân hàng nhỏ việc huy động vốn trong bối cảnh hiện nay là rất khó khăn, cho nên nếu
cuối năm nay các ngân hàng này không đáp ứng được yêu cầu thì rất có thể sẽ bị ngân
hàng nhà nước cho sáp nhập với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác. Cho nên con
đường tốt nhất cho các ngân hàng nhỏ hiện nay là nên chủ động thực hiện sáp nhập hoặc
hợp nhất với các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.Có thể đây là cơ hội cho các
ngân hàng thay đổi mình và các thương vụ M&A này cũng chính là nền tảng để các
ngân hàng trong nước vươn ra nước ngoài cũng như chống lại sự " thôn tính" của các
ngân hàng nước ngoài trong thời gian tới.
4.4.2. Xu hướng phát triển của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
trong tương lai
Đến cuối năm 2010, tất cả các tổ chức tín dụng phải nâng vốn điều lệ của mình lên
tối thiểu là 3000 tỷ đồng, trong bối cảnh hiện nay việc huy động vốn để đạt được yêu
cầu này là không dễ dàng, đặc biệt là các ngân hàng có quy mô nhỏ, vốn điều lệ khoảng
1000 tỷ đồng. Cho nên việc hợp nhất, sáp nhập ngân hàng với nhau và với các tổ chức
tín dụng phi ngân hàng là điều khó tránh khỏi. Bởi thế nên ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đã ban hành thông tư số 04 ngày 11-02-2010 để tạo khung pháp cho việc sáp nhập,
mua lại này. Có thể nói, ngân hàng Nhà nước đang muốn cải cách hệ thống ngân hàng
Việt Nam, loại bỏ bớt các ngân hàng có quy mô nhỏ làm rối thị trường. So với các nước
trong khu vực, thì nước ta có số lượng ngân hàng tương đối lớn nhưng quy mô thì nhỏ.
Hơn nữa, cuối năm nay nước ta phải mở cửa ngành tài chính ngân hàng , do đó sức ép
cạnh tranh sẽ là rất lớn và nếu không cơ cấu lại ngành ngân hàng Việt Nam thì rất có thể
các ngân hàng nhỏ sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thôn tính.
Trong tương lai gần, các ngân hàng Việt Nam cần phải đứng vững trên thị trường nội
địa, để làm được điều đó các ngân hàng cần phải sáp nhập, mua lại để hướng đến các
định chế tài chính vững mạnh đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, có thể
nói đây cũng chính là định hướng mà ngân hàng Nhà nước muốn các ngân hàng thương
48
mại phải thực hiện. Để làm được điều này thì bản thân các ngân hàng thương mại phải
nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tiềm lực tài chính mới có thể thực hiện
các vụ sáp nhập, mua lại và mới có đủ tiềm lực để hoạt động theo mô hình tập đoàn tài
chính ngân hàng.
Những việc cấp bách phải thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng:
Tăng quy mô vốn điều lệ, vốn tự có từ nguồn lợi nhuận để lại, từ phát hành cổ phiếu,
trái phiếu …
Ngăn ngừa và xử lý nợ xấu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
Nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.
Đẩy mạnh huy động vốn
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và marketing, chính sách chăm sóc khách
hàng
Nâng cao trình độ công nghệ, nguồn nhân lực và trình độ quản lý
Trong tương lai xa hơn nữa, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng cần phải có tham
vọng vươn ra thị trường thế giới, giống như các ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào
nước ta hiện nay, thông qua con đường sáp nhập và mua lại các ngân hàng nước ngoài.
Để làm được điều đó, chúng ta cần xây dựng các tập đoàn ngân hàng tiên phong đủ
mạnh thông qua sáp nhập, mua lại các ngân hàng nội địa trên cơ sở các ngân hàng lớn
như: Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng
Sacombank - Việt Nam,Ngân hàng Eximbank -Việt Nam, Ngân hàng Á Châu... để
chiếm lĩnh thị trường nước ngoài . Do đó, một lần nữa M&A lại đóng vai trò rất quan
trọng trong sự phát triển của các ngân hàng Việt Nam.
49
KẾT LUẬN
Có thể nói , mua lại và sáp nhập ngân hàng là con đường tất yếu cho sự phát triển các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai, kinh
nghiệm từ sự thành công của các ngân hàng châu Âu có thể là bài học hữu ích cho các
ngân hàng Việt Nam. Để có thể thành công trong các thương vụ sáp nhập, mua lại thì các
ngân hàng cần có một chiến lược rõ ràng trong sự phát triển của mình. Bên cạnh đó, các
ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống tình báo ngân hàng mang đặc trưng của
mình để có thể phản ứng một cách nhanh chóng với những thay đổi của môi trường xung
quanh. Với hệ thống này, các ngân hàng có thể dễ dàng trong các công tác thẩm định của
một thương vụ sáp nhập, mua lại . Bài viết này cũng nêu ra một khuôn mẫu các bước ,
các giai đoạn cần làm trong một thương vụ sáp nhập , mua lại và các bước này được rút
kết từ các thương vụ sáp nhập , mua lại trên thế giới do đó các ngân hàng Việt Nam có
thể tham khảo trong các thương vụ M&A của mình.
Bài viết này cũng mang một vài hạn chế như: các thương vụ M&A ngân hàng ở Việt
Nam còn quá ít cho nên việc rút kinh nghiệm từ các thương vụ này hầu như là không có,
chúng ta chỉ có thể rút kinh nghiệm từ các thương vụ M&A của các ngân hàng nước
ngoài. Mà chúng ta biết rằng, mỗi thương vụ dều có những đặc diểm hết sức khác nhau,
không có thương vụ nào giống thương vụ nào cả. Bên cạnh đó, luật pháp về M&A của
mỗi nước cũng có sự khác nhau, môi tường, văn hóa... cũng có những khác biệt đáng kể.
Do đó, các ngân hàng Việt Nam cần vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo.
Qua bài viết này, chúng ta có thể mở rộng thêm các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này
như: Nghiên cứu về sự thành công của các ngân hàng trên thế giới sau sáp nhập và mua
lại; hoặc nghiên cứu về M&A ngân hàng dưới góc độ như một đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài...
50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Scott Moeller và Chris Brady, Thủy Nguyệt biên dịch ," Mua lại & sáp
nhập thông minh", NXB Tri thức.
2. Trần Ái Phượng, Luận văn Thạc sỹ kinh tế "Giải pháp thúc đẩy hoạt động
sáp nhập và mua lại theo định hướng hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt
Nam " , mã số 60.31.12. năm 2008
3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS. Phan Thị Bích
Nguyệt, TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên " Tài chính doanh
nghiệp hiện đại" (2003), NXB Thống Kê.
4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2006), "xây dựng tập đoàn TCNH tại Việt
Nam", chuyên đề trên trang web ngân hàng nhà nước Việt Nam
5. Enrique R.Arzac (2004), "Valuation for Mergers, Buyout, and
Restructuring", Jonh Wiley&Sons.
6. Alberto Cybo-Ottone và Maurizio Murgia, " Mergers and shareholder
wealth in European banking, The Journal of Banking and Finance ( 1999)
7. Một số trang web:
www.saga.vn: trang web chuyên về phân tích tài chính, quản trị doanh
nghiệp, ngân hàng, chứng khoán
www.sbv.com.vn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
www.sacombank.com.vn: ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
www.sacombank.com.vn: ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
www.ocw.fetp.edu.vn: Học liệu mở chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
www.muabancongty.com: sàn mua bán công ty trực tuyến
www.acb.com.vn: ngân hàng Á Châu
51
PHẦN PHỤ LỤC
Sơ đồ 1: Hệ thống tình báo là một sản phẩm dùng để tư vấn của các ngân hàng
52
Bảng 1: Mẫu quan sát nghiên cứu của hai tác giả Alberto Cybo-Ottone và
Maurizio Murgia ( 1999)
Năm Số lượng và
giá trị giao
dịch ( triệu $)
Loại giao dịch Bên mua và bên bán
( 54 mẫu quan sát, triệu USD)
Sáp
nhập
Mua lại Bên mua Bên bán
Tổng Ngân
hàng
và
ngân
hàng
Chéo
sản
phẩm
Chéo
biên
giới
Tổng
tài sản
(trung
bình)
Tổng
vốn cổ
phần
( trung
bình)
Tổng
tài sản
( trung
bình)
Tổng
vốn cổ
phần
( trung
bình)
1988 4 629 1 3 0 3 2 74547 5543 2779 210
1989 9 1228 4 5 3 2 2 86679 6543 9064 1970
1990 6 1867 3 3 2 1 2 60737 2151 42365 2750
1991 6 2102 4 2 1 1 0 17603 678 16218 1983
1992 4 2101 0 4 2 2 2 235179 13581 33698 922
1993 3 376 0 3 3 0 1 319679 23609 4799 305
1994 9 963 0 9 7 2 2 112658 5738 24382 1329
1995 13 1515 2 11 4 7 3 180607 10146 10419 728
1996 11 1430 2 9 6 3 1 40963 1072 38342 1022
1997 7 3620 5 2 2 0 1 131770 6585 21440 2659
Tổng
hoặc
bình
quân
72 1612 21 51 30 23 17 105575 6115 23666 1741
53
BẢNG 2 : Các giai đoạn của một giao dịch điển hình
Phần A: Bên mua
QUAN ĐIỂM BÊN MUA
1.Phát triển chiến lược ngân hàng: Xác định xem mua lịa hoặc sáp nhập có phải là
một động thái chiến lược hợp lý hay không ; liệt kê một danh sách dài các ứng cử
viên Bên bán có khả năng.
2. Tổ chức cho quá trình sáp nhập/ mua lại : Lựa chọn người đứng đầu dự án, lập
các đội chuyên trách khác nhau, chỉ định các nhà tư vấn bên ngoài...
3. Lên kế hoạch chi tiết cho giá cả và đàm phán :
+ Xác định ứng cử viên Bên bán cuối cùng
+ Đánh giá và xác định giá
+ Đàm phán giữa lãnh đạo hai bên
4. Tổ chức và phê duyệt
+ Tổ chức giao dịch
+ Thẩm định chi tiết
+ sắp xếp tài chính
+ Phê duyệt từ các cổ đông chung
+ Nộp các tài liệu và xin ý kiến phê duyệt từ các cấp có thẩm
quyền với hoạt động của từng công ty
+ Kết thúc giao dịch
5. Hoà nhập hậu sáp nhập ( Lên kế hoạch hoà nhập nên bắt đầu cùng với bước 1)
6. Đánh giá hậu xác nhập
54
Phần B: Bên bán
QUAN ĐIỂM CỦA BÊN BÁN TRONG MỘT CUỘC ĐẤU THẦU MỞ
1. Phát triển chiến lược kinh doanh nhằm xác định xem có nên bán bộ phận hay
toàn bộ công ty hay không.
2. Chuẩn bị mức giá bán và các điều khoản giao dịch mong muốn
3. Tổ chức sáp nhập, mua lại: lựa chọn người đứng đầu dự án, thành lập các nhóm
chuyên trách khác nhau, chỉ định các nhà tư vấn bên ngoài...
4. Liệt kê danh sách các bên mua tiềm năng và tiến hành thương lượng với các
công ty đó
5. Giai đoạn " nước rút", trong đó các tổ chức thẩm định chi tiết hạn chế
6. Giai đoạn "nhà thầu được ưa thích", trong đó tổ chức thẩm định chi tiết không
hạn chế và trao đổi các thoả thuận về bảo mật thông tin.
7. Hoàn thành giao dịch ;
+ Tổ chức tài chính
+ Xin phê duyệt của các cổ đông
+ Nộp giấy tờ và xin phê duyệt từ các cấp có thẩm quyền đối với hoạt động của
từng công ty.
+ Kết thúc giao dịch
55
BẢNG 3: Danh mục các ngân hàng Việt Nam
3a. Ngân hàng Chính sách - Phát triển (Nhà nước)
STT Tên ngân hàng
Vốn
điều lệ
tỷ
đồng
Tên giao dịch
tiếng Anh, tên
viết tắt
website Cập nhật đến
1
Ngân
hàng
Chính
sách
Xã hội
Việt Nam
15000 VBSP
2
Ngân
hàng
Phát triển
Việt Nam
10000 VDB Forum
3
Ngân
hàng
Đầu tư và
Phát triển
Việt Nam
7477 BIDV
4
Ngân
hàng
phát triển
nhà đồng
bằng
sông Cửu
Long
3000 MHB
5
Ngân
hàng
Nông
nghiệp
và Phát
triển
Nông thôn
Việt Nam
21000 Agribank 17/03/2010
56
3.b. Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam
STT Tên ngân hàng
Vốn điều
lệ
tỷ đồng
Tên giao dịch tiếng
Anh, tên viết tắt website
1 Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương 1.112 CCF
3.c. Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị
STT Tên ngân hàng
Vốn
điềulệ
tỷ đồng
Tên giao dịch tiếng
Anh, tên viết tắt website Cập nhật đến
1 Ngân hàng Á Châu 7814
Asia
Commercial
Bank, ACB
b.com.vn 31/12/2009
2 Ngân hàng Đại Á 1000 Dai A Bank
abank.com.vn 31/12/2009
3 Ngân hàng Đông Á
3400 DongA Bank, DAB
ngabank.com.v
n
31/12/2009
4 Ngân hàng Đông Nam Á 5068 SeABank
bank.com.vn 31/12/2009
5 Ngân hàng Đại Dương 2000 Ocean Bank
anbank.vn 31/12/2009
6 Ngân hàng Đệ Nhất
1000 FICOMBANK
ombank.com.v
n
31/12/2009
7 Ngân hàng An Bình 3482 ABBank
bank.vn 31/12/2009
8 Ngân hàng Bắc Á 2120
NASBank,
NASB
bank.com.vn 31/12/2009
9
Ngân hàng
Dầu khí
Toàn Cầu
2000 GP.Bank 31/12/2009
57
10 Ngân hàng Gia Định
1000 GiadinhBank
dinhbank.com.
vn
31/12/009
11
Ngân hàng
Hàng hải
Việt Nam
3000 Maritime Bank, MSB
com.vn 31/12/2009
12
Ngân hàng
Kỹ Thương
Việt Nam
5400 Techcombank
combank.com.v
n/
31/12/2009
13 Ngân hàng Kiên Long 1000 KienLongBank
longbank.com/ 31/12/2009
14 Ngân hàng Nam Á 1252 Nam A Bank
com.vn/ 31/12/2009
15 Ngân hàng Nam Việt 1000 NaViBank
bank.com.vn/ 31/12/2009
16
Ngân hàng
Các doanh
nghiệp Ngoài
quốc doanh
2117 VPBank 31/12/2009
17 Ngân hàng Nhà Hà Nội 3000
Habubank,
HBB
bank.com.vn/ 31/12/2009
18
Ngân hàng
Phát triển
Nhà TPHCM
1550 HDBank 31/12/2009
19 Ngân hàng Phương Đông 2000
Oricombank,
OCB
com.vn/ 31/12/2009
20 Ngân hàng Phương Nam
2568 Southern Bank, PNB
hernbank.com.v
n/
31/12/2009
21 Ngân hàng Quân Đội 5300
Military Bank,
MB,
b.com.vn 31/12/2009
22 Ngân hàng Miền Tây 2000 Western Bank
ernbank.vn 31/12/2009
23 Ngân hàng Quốc tế 2400
VIBBank,
VIB
com.vn 31/12/2009
24
Ngân hàng
TMCP Sài
Gòn
3653 SCB 31/12/2009
25 Ngân hàng Sài Gòn Công 1500 Saigonbank
onbank.com.vn/ 31/12/2009
58
Thương
26
Ngân hàng
Sài Gòn
Thương Tín
6700 Sacombank 31/12/2009
27
Ngân hàng
Sài Gòn-Hà
Nội
2000 SHBank, SHB 31/12/2009
28
Ngân hàng
Việt Nam Tín
Nghĩa
3399 Vietnam Tin Nghia Bank
ghiabank.vn/ 31/12/2009
29 Ngân hàng Việt Á 1515 VietABank, VAB
bank.com.vn/ 31/12/2009
30 Ngân hàng Bảo Việt 1500
BaoVietBank,
BVB
ietbank.vn 31/12/2009
31
Ngân hàng
Việt Nam
Thương tín
1000 VietBank 31/12/2009
32
Ngân hàng
Xăng dầu
Petrolimex
1000 Petrolimex Group Bank, PG Bank
nk.com.vn 31/12/2009
33
Ngân hàng
Xuất nhập
khẩu
8800 Eximbank, EIB 31/12/2009
34 Ngân hàng Liên Việt 3650 LienVietBank
vietbank.net 31/12/2009
35 Ngân hàng Tiên Phong 1250 TienPhongBank
com.vn 31/12/2009
36
Ngân hàng
TMCP Ngoại
thương
12100 Vietcombank 31/12/2009
37 Ngân hàng Mỹ Xuyên 1000
MyXuyenBank,
MXB
ank.com.vn/ 31/12/2009
38 Ngân hàng Đại Tín 1500 TrustBank
bank.com.vn/ 31/2/2009
39
Ngân hàng
Công Thương
Việt Nam
12572 VietinBank 31/12/2009
59
Ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài
Stt Tên ngân hàng
Vốn
điều lệ
tỷ VND
Tên giao dịch
tiếng Anh,
tên viết tắt
Trang chủ
1 HSBC (Việt Nam) 3000 HSBC
2
Standard
Chartered Việt
Nam
1000
Standard
Chartered
Bank
(Vietnam)
Limited,
Standard
Chartered
3 ANZ Việt Nam 2500 ANZ
nal/
4 Shinhan Việt Nam 1670
Shinhan
Vietnam
Bank Limited
- SHBVN
5 Hong Leong Việt Nam 1000
Hong Leong
Bank
Vietnam
Limited -
HLBVN
6
Ngân hàng
Đầu tư và
Phát triển
Campuchia
1000 BIDC
7
Ngân hàng
Doanh
Nghiệp và
Đầu Tư
Calyon
Ca-CIB
8 Mizuho
9
Tokyo-
Mitsubishi
UFJ
10 Sumitomo Mitsui Bank
60
Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam
Stt Tên ngân hàng Vốn điều lệ
Tên giao dịch
tiếng Anh, tên
viết tắt
Trang chủ
1 Ngân hàng Indovina
100 triệu
USD IVB
vn/
2 Ngân hàng Việt - Nga
62,5 triệu
USD VRB
3 Ngân hàng ShinhanVina
64 triệu
USD SVB
n/
4 VID Public Bank
62,5 triệu
USD
VID
PB
5 Ngân hàng Việt - Thái
20 triệu
USD VSB
61
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hệ thống tình báo trong xu hướng sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.pdf