Hiến pháp bài tập lớn nè!

ĐBQH là người được nhân dân tín nhiệm bầu ra, và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước. Vì vậy, Đại biểu phải có trách nhiệm tuyên truyền, giải thích chính sách, pháp luật, cũng như xử lý những ý kiến, nguyện vọng ấy theo quy định của pháp luật. Đại biểu chính là cầu nối quan trọng giữa Quốc hội với CT. Hoạt động của đại biểu trực tiếp chịu sự chỉ đạo và điều hành của Quốc hội nhưng xét đến cùng thì CT mới là người nắm giữ sinh mạng chính trị của đại biểu, mọi hoạt động của ĐBQH nói riêng và Quốc hội nói chung không thể tách rời. Đất nước đang trong quá trình đổi mới và hội nhập mạnh mẽ, hơn bao giờ hết cần có sự nôc lực từ mọi phía, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước. Trong đó, phát huy hiệu quả mối quan hệ giữa ĐBQH với CT là chà khoá quan trọng để ổn định lòng dân, tăng cường hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2999 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiến pháp bài tập lớn nè!, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ MỤC Trang A. LỜI NÓI ĐẦU. 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. CƠ SỞ PHÁP LÝ 2 II. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VỚI CỬ TRI 3 1, Hoạt động bầu, bãi nhiệm ĐBQH 2, Hoạt động giám sát III. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VỚI CỬ TRI 4 1, Về hình thức tiếp xúc CT 2, Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đơn vị trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa ĐBQH với CT 3, Giải quyết ý kiến, kiến nghị của CT 4, Mối quan hệ của ĐBQH kiêm nhiệm với CT 5, Mối quan hệ của ĐBQH chuyên trách với CT IV. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT 8 Thực hiện tốt các quy định về hình thức tiếp xúc CT và đổi mới hình thức tiếp xúc CT Cần giao “Thực quyền” cho ĐBQH, Tăng cường số lượng ĐBQH chuyên trách Đổi mới kỹ năng tiếp xúc CT, nêu cao tinh thần trách nhiệm của ĐBQH với CT Đẩy mạnh công tác giải quyết ý kiến, kiến nghị của CT C. KẾT LUẬN 10 A. LỜI MỞ ĐẦU: Trong bộ máy Nhà nước ta, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Mối quan hệ máu thịt giữa Quốc hội với nhân dân là điều kiện quan trọng để Quốc hội có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Mối quan hệ đó ngày càng gắn bó khăng khít hơn bởi những quy định trong tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội, chức năng, quyền hạn của Quốc hội, hoạt động tiếp xúc CT và trong quá trình bầu cử, giám sát của CT đối với ĐBQH. Trong đó, mối quan hệ giữa ĐBQH với CT là cầu nối quan trọng gắn kết Quốc hội với nhân dân. ĐBQH là người do nhân dân trực tiếp bầu ra, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Chính vì vậy, khi đề cập mối quan hệ giữa ĐBQH với CT trước hết chúng ta phải xác định mối quan hệ hữu cơ, biện chứng giữa hai chủ thể này. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. CƠ SỞ PHÁP LÝ Điều 97 của hiến pháp năm 1992 quy định: “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước. Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội; trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó. Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội”. Như vậy, việc giữ mối liên hệ chặt chẽ với CT không chỉ đơn thuần là hoạt động nhằm tiếp thu, phản ánh ý kiến của CT tới Quốc hội giúp đại biểu hoàn thành công việc mà còn là nhiệm vụ, là trách nhiệm tiên quyết của người đại diện nhân dân, đó cũng chính là cầu nối, là mạch máu quan trọng gắn kết nhân dân với Quốc hội, với Nhà nước. Điều 51, Luật tổ chức Quốc hội đã quy định: “Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan. Mỗi năm ít nhất một lần đại biểu Quốc hội phải báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Cử tri có thể trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc yêu cầu đại biểu báo cáo công tác và có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội”. Như vậy, Luật tổ chức Quốc hội đã phát triển mối quan hệ giữa ĐBQH với CT nhưng cũng phải thường xuyên TXCT. Ngoài ra, “mỗi năm ít nhất 1 lần Đại biểu phải báo cáo trước CT về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. CT có thể trực tiếp hoặc thông qua MTTQ yêu cầu đại biểu báo cáo công tác, có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH”. Điều 12, quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH quy định “ĐBQH có trách nhiệm TXCT theo chương trình TXCT của đoàn ĐBQH. Trong trường hợp không thể tham gia TXCT thì ĐBQH báo cáo với trưởng đoàn ĐBQH. ĐBQH có thể TXCT nơi cư trú, nơi làm việc. ĐBQH liên hệ với UBMTTQ địa phương nơi cư trú hoặc ban chấp hành công đoàn nơi làm việc để tổ chức cho đại biểu tiếp xúc CT”.Để hoạt động TXCT trở thành hoạt động thường xuyên đi vào thực chất và đa dạng các hình thức tiếp xúc, ngày 10/9/2004 UBTVQH phối hợp với đoàn chủ tịch UBTWMTTQVN có nghị quyết liên tịch số 06/2004/NQLT/UBTVQH 11- ĐCTUBTWMTTQVN ban hành hướng dẫn về việc ĐBQH TXCT, trong đó quy định: “ Ngoài những đợt TXCT theo định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội, ĐBQH cần TXCT cả ở nơi cư trú và nơi làm việc, TXCT theo các chuyên đề các lĩnh vực mà ĐBQH quan tâm hoặc trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với CT”. Qua các quy định của Hiến pháp, luật và các văn bản liên quan đến mối quan hệ giữa ĐBQH với CT là hoạt động TXCT của ĐBQH Như vậy, mối quan hệ giữa ĐBQH với CT là mối quan hệ khăng khít, xuất phát từ bản chất Nhà nước tự nhiên mang tính khách quan, mà cụ thể là Quốc hội – cơ quan đại diện cao nhất.của nhân dân. II. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VỚI CỬ TRI Mối quan hệ giữa ĐBQH với CT là mối quan hệ đặc biệt giữa một bên là CT - người đi bầu, cũng chính là người có quyền đối với bên kia là ĐBQH - người được bầu, là người có nghĩa vụ với sự lựa chọn của CT. Mối quan hệ đó được xem xét ở những khía cạnh sau: Hoạt động bầu, bãi nhiệm ĐBQH Mối quan hệ giữa ĐBQH với CT mỗi nhiệm kỳ được đánh dấu bằng cuộc tổng tuyển cử trong cả nước, mà qua đó CT trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc hội. Như vậy, khởi đầu mối quan hệ giữa CT và ĐBQH chính là việc CT trực tiếp lựa chọn nên đại biểu của mình. Việc bầu cử của nước ta hiện nay dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc bầu cử trực tiếp, nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng…. Điều 1, Luật bầu cử đại biểu quốc hội: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”. Việc lựa chọn của CT có ý nghĩa hết sức quan trọng trước hết nó quyết định ai sẽ thay mặt CT nói lên tiếng nói của mình tại quốc hội cũng chính là xác định chủ thể bên kia của mối quan hệ CT – ĐBQH. CT có quyền bầu ra ĐBQH, trong trường hợp nhận thấy đại biểu không con xứng đáng với sự tín nhiệm của mình, thì nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu đó. Tại Điều 7 hiến pháp 1992: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu Quốc hội bị cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”. Điều 56, Luật tổ chức quốc hội: “Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc của cử tri nơi bầu ra đại biểu Quốc hội đó. Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo thể thức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định”. Đây là quy định hết sức tiến bộ khiến cho người đại biểu có trách nhiệm với việc làm của mình hơn để phục vụ lợi ích của nhân dân. Hoạt động giám sát Để có thể nâng cao chất lượng ĐBQH và vị thế của CT thì hình thức thực hiện chức năng giám sát quan trọng của CT là trong các cuộc TXCT của ĐBQH. Qua đó, ĐBQH có trách nhiệm lắng nghe, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của CT để phán ánh với Quốc hội và để nắm thông tin phục vụ cho hoạt động đại biểu của mình. Ngoài ra, còn một số hoạt động khác như mỗi năm ít nhất một lần ĐBQH phải báo cáo trước CT về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình, giải đáp thắc mắc của CT, phối hợp với các cơ quan hữu quan để giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân TXCT nơi công tác, nơi sinh sống, khảo sát thực địa, thị sát, họp đại diện của hộ dân một khu vực dân cư; qua các phương tiện thông tin đại chúng, liên hệ với CT qua trang web…Để nâng cao hoạt động giám sát thì ngày 23/3/2010, trang web: hoidap.quochoi.vn của Quốc hội đã chính thức được giới thiệu, mở ra một kênh giao lưu kĩ thuật số chính thức tại Việt Nam, kết nối CT với các ĐBQH. Thông qua trang này, các câu hỏi có thể được trả lời ngay hoặc trả lời theo một ngày cố định được đặt ra. Điều 52, Luật tổ chức Quốc hội: “Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân. Khi nhận được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết; đôn đốc và theo dõi việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đó trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo không thỏa đáng, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan hữu quan cấp trên của cơ quan đó giải quyết”. Như vậy, trong mối quan hệ giữa CT với ĐBQH thì CT chính là người có quyền quyết định. Họ quyết định trước hết thông qua lá phiếu, tiếp đến là hoạt động giám sát, phản ánh và đóng góp ý kiến với ĐBQH II. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐBQH VỚI CT Mối quan hệ giữa ĐBQH với CT thực chất là việc ĐBQH tiếp xúc CT, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của CT để phản ánh với Quốc hội và nắm thông tin phục vụ hoạt động đại biểu của mình. Hoạt động TXCT diễn ra sôi nổi, tuy nhiên chúng ta cũng đều nhận rõ vấn đề mối quan hệ giữa ĐBQH với CT cũng như chất lượng TXCT của ĐBQH còn nhiều vấn đề phải bàn và phải tiếp tục nâng caoTuy nhiên, mối quan hệ này vẫn là mối quan hệ một chiều, thụ động bởi lẽ ĐBQH vẫn TXCT theo định kỳ trước và sau kỳ họp là chủ yếu mà không đa dạng các hình thức tiếp CT. Thực trạng mối quan hệ này ở một số khía cạnh: 1, Về hình thức TXCT Hiện nay, có 2 hình thức TXCT đó là hội nghị TXCT và gặp gỡ, tiếp xúc cá nhân hoặc nhóm CT. Hội nghị TXCT lại được chia thành: hội nghị TXCT theo định kỳ trước và sau kỳ họp QH, hội nghị TXCT tại địa phương nơi ĐBQH ứng cử, hội nghị TXCT nơi cư trú, nơi làm việc và hội nghị TXCT theo chuyên đề lĩnh vực mà ĐBQH quan tâm. Qua báo cáo tình hình TXCT của các đoàn ĐBQH cho thấy hình thức TXCT đang dùng phổ biến là tiếp xúc định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội. Từ đó, có tình trạng ở nhiều nơi thành phần tham gia TXCT là các “đại CT” bao gồm các đồng chí đại biểu lãnh đạo cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương, cơ sở, các đồng chí, các cán bộ hưu trí. Còn đối tượng trẻ doanh nghiệp trực tiếp sản xuất thì rất ít. Việc TXCT hiện nay vẫn là tiếp xúc một chiều, ĐBQH chủ động tiếp xúc khi có nhu cầu mà chưa có sự chủ động nào từ phía CT. Có đại biểu cho rằng thực chất hoạt động này là TX với đại diện của “ Hội đồng quan chức địa phương” và các ý kiến đó thường ít đụng chạm đến chính quyền địa phương. ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết có lần TXCT tại Lạng Sơn, một cụ già gần 90 tuổi đã nói: “Tôi đi bầu cử Quốc hội từ khoá I mà đây là lần đầu tiên được thấy một ĐBQH bằng xương bằng thịt”. Do hiện nay tần suất tiếp xúc CT còn rất ít. Trong các hội nghị TXCT, nhiều đại biểu vẫn quen với việc đọc một bài viết sẵn về kết quả hoạt động của Quốc hội, đoàn ĐBQH, sau đó là nội dung kỳ họp tiếp. Thời gian còn lại là ý kiến, kiến nghị của CT do không chuẩn bị chu đáo nên nội dung còn sơ sài, bị động. CT được mời không thể nắm bắt trước nội dung của hội nghị nên không đưa ra được ý kiến đóng góp, các ý kiến đưa ra cũng không đúng với nội dung hội nghị. 2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa ĐBQH với CT Mối quan hệ giữa ĐBQH với CT là gắn bó hữu cơ nhưng để mối quan hệ này thực chất và có hiệu quả thì vai trò tổ chức, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức hữu quan là rất quan trọng có tính chất cầu nối để thúc đẩy mối quan hệ có cả chiều rộng và chiều sâu. Như NQLT giữa UBTVQH và đoàn chủ tịch UBTWMTTQVN ban hành hướng dẫn về việc ĐBQH TXCT đã khẳng định: “Đoàn ĐBQH, thường trực hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, ban thường trực UBMTTQ các cấp và các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chuẩn bị và tổ chức chu đáo các hội nghị TXCT của ĐBQH”. Qua thực tiễn TXCT, có thể nói vai trò của đoàn ĐBQH và VP đoàn ĐBQH là rất quan trọng. Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch TXCT, tổ chức thực hiện kế hoạch TXCT của ĐBQH, việc phân công các ĐBQH trong đoàn TXCT tại các đơn vị bầu cử ở địa phương, việc phối hợp với các cơ quan tuyên truyền ở địa phương để thông báo trên các thông tin đại chúng về nội dung, thời gian, địa điểm, các cuộc tiếp xúc giữa ĐBQH với CT. Phát huy vai trò là cơ sở của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, nơi hiệp thương và thống nhất tổ chức, hành động của các tổ chức thành viên. UBMTTQ các cấp đã phối hợp chặt chẽ với đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND, UBND, văn phòng ĐBQH trong việc xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện chương trình, chủ trì các cuộc tiếp xúc và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của CT. Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch TXCT, tổ chức thực hiện kế hoạch TXCT của ĐBQH, việc phân công các ĐBQH trong đoàn TXCT tại các đơn vị bầu cử ở địa phương, việc phối hợp với các cơ quan tuyên truyền ở địa phương để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về nội dung, thời gian, địa điểm các cuộc tiếp xúc. Sự ra đời của văn phòng giúp việc đoàn ĐBQH cũng là một điều kiện quan trọng giúp cho chất lượng công tác tiếp xúc CT của ĐBQH được nâng lên một bước. Văn phòng phục vụ đoàn ĐBQH có trách nhiệm giúp đoàn ĐBQH trong việc xây dựng kế hoạch TXCT. Việc phối hợp với ban thường trực UBMTTQ, Thường trực HDND, UBND cấp tỉnh tổ chức để ĐBQH tiếp xúc CT việc theo dõi, ra soát và đôn đốc giải quyết trả lời kiến nghị của CT đã nêu tại kỳ trước chuẩn bị tài liệu, phục vụ công tác TXCT và kinh phí phục vụ cuộc tiếp xúc. 3. Việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của CT Là một nhiệm vụ rất quan trọng của các cơ quan, tổ chức hữu quan, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác TXCT, tác động lớn đến mối quan hệ giữa ĐBQH với CT. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh nhiệm vụ này: “ Quốc hội tiếp tục đổi mới hoạt động tiếp xúc CT, không chỉ để lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp kiến nghị của CT, mà quan trọng hơn là vấn đề làm thế nào để giải quyết những ý kiến, kiến nghị đó. Có việc làm được ngay, có việc phải làm tiếp, cần phải kiên trì giám sát việc thực hiện những ý kiến, kiến nghị xác đáng CT”. Luật và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định ĐBQH có trách nhiệm tiếp nhận và giám sát việc giải quyết các đơn, thư khiếu nại của CT. Điều 52, Luật Tổ chức Quốc hội quy định: “ĐBQH có trách nhiệm tiếp công dân. Khi thực hiện được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, ĐBQH có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo đó trong thời gian theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”. Trong thời gian qua, hầu hết ý kiến, kiến nghị của CT cả nước đều được đoàn ĐBQH tập hợp đủ, phân loại theo thẩm quyền giải quyết và theo từng lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, vẫn còn có một số văn bản trả lời ý kiến, kiến nghị CT còn chung chung chưa đáp ứng được vấn đề CT kiến nghị, cá biệt có vấn đề không được trả lời, để CT kiến nghị nhiều lần, nhiều ý kiến, kiến nghị của CT được các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết một cách đầy đủ, kịp thời, vẫn còn tình trạng hứa nhưng “ không giải quyết”. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng khiếu nại vượt cấp, khiếu nại tràn lan. Do cơ chế hiện nay về quyền hạn của đại biểu còn hạn chế, những quy định của pháp luật về trách nhiệm và quyền hạn còn chung chung, chưa rạch ròi trách nhiệm của đại biểu cũng như cơ quan liên quan. Cũng một phần do đại biểu nể nang, ngại va chạm. 4. Mối quan hệ giữa ĐBQH kiêm nhiệm với CT Trước đây, ĐBQH chuyên trách chủ yếu tại các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH ở các địa phương đa số là các ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm. Hầu hết ĐBQH kiêm nhiệm chỉ sắp xếp thời gian định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội. Bên cạch đó, nhiều vị ĐBQH vẫn chưa quan tâm đúng mức trong việc thực hiện trách nhiệm TXCT, chưa tự mình xây dựng kế hoạch tìm đối tượng và hình thức TXCT cũng như chưa lưu tâm đến việc giải quyết ý kiến, kiến nghị. Vì vậy, hiệu quả của việc TXCT của ĐBQH bị hạn chế rất nhiều. Do vậy, những ý kiến, kiến nghị của CT chưa được giải quyết một cách kịp thời và thoả đáng. Nếu tình trạng này kéo dài thì ảnh hưởng đến uy tín của ĐBQH và ảnh hưởng trực tiếp mối quan hệ giữa ĐBQH với CT. Có những ĐBQH chính vì vậy mà “ngại TXCT”. Đó là tình hình nước ta trước đây chưa có ĐBQH chuyên trách. 5. Mối quan hệ giữa ĐBQH chuyên trách với CT Bên cạnh những khó khăn chung, các ĐBQH chuyên trách có điều kiện có điều kiện thuận lợi hơn trong quan hệ TXCT. Đó là thuận lợi về thời gian, có điều kiện tiếp cận các nội dung báo cáo mà Quốc hội đưa ra ban nghị sự để xem xét. Từ đó, việc tăng cường mối quan hệ giữa ĐBQH với CT phải bắt đầu từ trách nhiệm của mỗi ĐBQH nói chung và các ĐBQH chuyên trách nói riêng.. Quốc hội khoá XI, cùng với sự tăng lên về số lượng ĐBQH chuyên trách (120 đại biểu) ở các cơ quan của Quốc hội và đoàn ĐBQH, mối quan hệ giữa ĐBQH với CT cũng được nâng lên một bước. Vì có điều kiện chủ động về thời gian để xây dựng kế hoạch TXCT, các đại biểu này căn cứ vào chương trình kế hoạch hoạt động của Quốc hội, của UBTVQH tình hình thực tế ở địa phương và yêu cầu của đại biểu trong đoàn (nếu có) để chỉ đạo văn phòng đoàn ĐBQH xây dựng kế hoạch TXCT và phân công các vị ĐBQH trong đoàn thực hiện kế hoạch đó. Ngoài ra, ĐBQH chuyên trách cũng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như ĐBQH. IV. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT Trên cơ sở phân tích thực trạng mối quan hệ giữa ĐBQH với CT, sau đây là một số đề xuất để tăng cường mối quan hệ này: - Thực hiện tốt quy định về hình thức TXCT để khắc phục tính hình thức trong việc TXCT, hạn chế việc tiếp xúc “CT chuyên nghiệp” hoặc “đại CT”. Tổ chức TXCT phù hợp với từng đối tượng CT để lắng nghe được nhiều ý kiến, kiến nghị của CT như TXCT nơi công tác, nơi cư trú hoặc tổ chức hội nghị TXCT với thành phần đa dạng, đại diện được đầy đủ các tầng lớp nhân dân như mời đại diện UBND và lãnh đạo các sở ban ngành và lãnh đạo các huyện….Đối với các cuộc TXCT trước và sau kỳ họp Quốc hội để thu thập ý kiến, kiến nghị của CT đóng góp vào chương trình kỳ họp, nội dung kỳ họp và báo cáo kết quả kỳ họp Quốc hội với CT, có thể tổ chức TXCT theo giới ngành. Nên đổi mới hình thức tiếp xúc: mở đường dây nóng, giao lưu trực tuyến qua hệ thống thông tin đại chúng với đại biểu và các cơ quan liên quan. - Cần có cơ chế rõ ràng và cụ thể khi giao trách nhiệm và quyền hạn cho đại biểu trong hoạt động giúp đỡ nhân dân giải quyết khiếu nại, tố cáo, tức là trao “thực quyền” cho đại biểu. Mặt khác, cũng cần tăng cường ĐBQH chuyên trách. Đây chính là yêu cầu quan trọng nhất để đổi mới nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt của Quốc hội nói chung, cũng như mối quan hệ giữa ĐBQH với CT nói riêng. Cần phải quy định rõ ràng tiêu chuẩn của những người ra ứng cử ĐBQH. Quốc hội cần có tỷ lệ thích hợp các đại biểu hoạt động chuyên trách ở hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội và các đoàn ĐBQH. Ngoài ra, hoạt động TXCT tăng cường mối quan hệ với CT là một hoạt động thường xuyên và không thể thiếu của ĐBQH, các ĐBQH phối hợp với các cơ quan ở địa phương triển khai và coi đây là một tiêu chuẩn khi xem xét đánh giá các hoạt động của ĐBQH hàng năm. - Cần bồi dưỡng kỹ năng TXCT cho các ĐBQH và đề cao tinh thần trách nhiệm của ĐBQH trước CT - phải xem mối quan hệ giữa ĐBQH với CT là trách nhiệm, là bắt buộc, là tự giác. Văn phòng Quốc hội đã thành lập trung tâm bồi dưỡng ĐBQH dân cử. Hoạt động của trung tâm để nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu dân cử nói chung và kỹ năng TXCT nói riêng là yêu cầu khách quan để nâng cao chất lượng hoạt động của ĐBQH, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động chung của Quốc hội. - Cần đẩy mạnh công tác giải quyết các ý kiến, kiến nghị của CT. Đây là việc làm rất khó vì liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, ngành ở cả trung ương và địa phương. Các ĐBQH cần tích cực đôn đốc, theo dõi tình hình giải quyết của các cơ quan mà mình đã chuyển ý kiến đến để kịp thời thông báo với CT. Nếu cần có thể tự mình tìm hiểu và trao đổi với cơ quan có thẩm quyền để giải làm rõ vấn đề bảo đảm quyền lợi của CT. Khi những ý kiến, kiến nghị đó được giải quyết thì niềm tin của CT đối với ĐBQH sẽ được nâng lên, mối quan hệ giữa ĐBQH với CT sẽ gần gũi và gắn kết hơn. C. KẾT LUẬN ĐBQH là người được nhân dân tín nhiệm bầu ra, và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước. Vì vậy, Đại biểu phải có trách nhiệm tuyên truyền, giải thích chính sách, pháp luật, cũng như xử lý những ý kiến, nguyện vọng ấy theo quy định của pháp luật. Đại biểu chính là cầu nối quan trọng giữa Quốc hội với CT. Hoạt động của đại biểu trực tiếp chịu sự chỉ đạo và điều hành của Quốc hội nhưng xét đến cùng thì CT mới là người nắm giữ sinh mạng chính trị của đại biểu, mọi hoạt động của ĐBQH nói riêng và Quốc hội nói chung không thể tách rời. Đất nước đang trong quá trình đổi mới và hội nhập mạnh mẽ, hơn bao giờ hết cần có sự nôc lực từ mọi phía, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước. Trong đó, phát huy hiệu quả mối quan hệ giữa ĐBQH với CT là chà khoá quan trọng để ổn định lòng dân, tăng cường hiệu quả hoạt động của Quốc hội. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: Hiến pháp 1992. Luật Tổ chức Quốc hội. Quy chế hoạt động của ĐBQH. Giáo trình Luật Hiến Pháp trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Tư pháp, 2009. Trang web www.na.gov.vn Trang web www.baomoi.vn Trang web www.tailieu.vn DANH MỤC VIẾT TẮT CT : cử tri ĐBQH : Đại biểu quốc hội ĐCTUBTWMTTQ : Đoàn chủ tịch uỷ ban trung ương mặt trận tổ quốc TXCT : Tiếp xúc CT UBTVQH : Uỷ ban thường vụ Quốc hội UBTWMTTQVN : Uỷ ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiến pháp bài tập lớn nè!.doc