Hiện trạng kinh doanh và nuôi giải trí cá cảnh nước ngọt tại TP HCM

Với nhu cầu diện tích sử dụng cho sản xuất kinh doanh khá lớn, các trại sản xuất cá cảnh có xu hướng chuyển dịch từ vùng sản xuất truyền thống ở nội thành ra vùng ven đô - nơi có nguồn nước trong sạch hơn và ít chịu ảnh hưởng của các dự án đô thị hóa. Chỉ một phần nhỏ các cơ sở sản xuất nhận được sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật, hầu hết các trại sử dụng nguồn giống sản xuất tại chỗ với hình thức nuôi ao. Do đó, có đến 68,2% số trại nuôi chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, chủ yếu là do hóa chất công nghiệp. Trước khi chuyển sang cá cảnh, đa số các chủ cơ sở đã tham gia sản xuất cá giống cá thịt dùng cho nuôi thương phẩm.

pdf69 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3544 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng kinh doanh và nuôi giải trí cá cảnh nước ngọt tại TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời nuôi cá trong những bể nhỏ và trung bình nhận thức rõ hơn so với những người nuôi trong bể lớn. Tuy nhiên, kết quả mô hình cũng cho thấy những người nuôi cá theo hình thức nuôi ghép nhiều loài cá hay nuôi ghép cá với thực vật thủy sinh cũng nhận thức về vai trò giảm stress của việc nuôi cá cảnh nhiều hơn so với những người nuôi theo hình thức nuôi đơn (Bảng 2). Trong 322 hồ nuôi mà chúng tôi thống kê được có 200 hồ nuôi theo hình thức nuôi đơn; 54 hồ nuôi theo hình thức nuôi ghép cá với cá không trang trí cây thủy sinh; có KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 53 68 hồ nuôi theo hình thức nuôi ghép cá với cây thủy sinh. Hình thức nuôi đơn chiếm tỷ lệ nhiều nhất (chiếm 83,33 %) với các đối tượng nuôi chủ yếu là cá la hán, cá rồng, cá tai tượng. Hồ nuôi ghép chủ yếu là các loài cá có kích thước nhỏ như cá hoà lan; cá cánh buồm; cá phượng hoàng; cá bảy màu; cá chép nhật; cá vàng… Hiện nay nuôi cá cảnh kết hợp trồng cây thuỷ sinh trong hồ nuôi ngày càng phổ biến, những người nuôi cá kết hợp với cây thuỷ sinh thường chọn những loài cá có kích thước nhỏ như cá môly; cá neon đỏ; cá cánh buồm; cá hồng nhung; cá tứ vân; cá hoà lan; cá hồng kim; cá bảy màu;… một số ít người thì chọn cá dĩa hoặc cá rồng. Bảng 2. Các yếu tố tác động đến vai trò giảm stress của cá cảnh Parameter Estimate S.E Chi-Square P-value Kinh nghiệm -0.4689 0.1162 16.2885 <.0001 Số cá -0.157 0.0448 12.3079 0.0005 Bể nhỏ 1.5368 0.5815 6.9847 0.0082 Bể trung bình 1.0201 0.5197 3.8537 0.0496 Nuôi đơn -1.8722 0.7783 5.7868 0.0161 Chi phí mua bể 4.58E-06 1.72E-06 7.1265 0.0076 Vai trò thẩm mỹ Vai trò tạo nên một không gian số tươi đẹp hơn được nhận thức rõ hơn ở những người nuôi cá có nhiều kinh nghiệm hơn, nuôi bể nhỏ hơn, thay nước ít hơn cũng như chi phí mua cá ít hơn (Bảng 3). Kết quả hồi qui cũng cho thấy những người có khả năng đầu tư nhiều hơn, trong đó chú trọng đầu tư nhiều hơn cho bể cá và tranh thiết bị đi kèm sẽ nhận thức rõ hơn về vai trò thẩm mỹ của việc nuôi cá cảnh nước ngọt. Việc đầu tư nhiều hơn cho trang thiết bị phụ kiện như lọc nước, sục khí, vật dụng trang trí... giúp cho người nuôi cảm thấy việc nuôi cá cảnh đem lại giá trị thẩm mỹ nhiều hơn. Bảng 3. Các yếu tố tác động đến nhận thức về vai trò thẩm mỹ của cá cảnh nước ngọt Estimate S.E Chi-Square P-value Kinh nghiệm 0.693 0.2559 7.3307 0.0068 Số hồ -3.4727 0.9347 13.8019 0.0002 Bể nhỏ 2.7457 0.8597 10.1993 0.0014 Bể trung bình 1.9488 0.8775 4.9323 0.0264 Thay nước <1 tuần/lần 3.042 1.7307 3.0894 0.0788 Thay nước 1 tuần/lần 4.3091 1.8152 5.6352 0.0176 Thay nước 1-2 tuần/lần 6.772 2.2347 9.1835 0.0024 Thay nước 50-70% -2.1872 0.7094 9.5057 0.0020 Chi phí mua cá -4.56E-06 1.26E-06 13.1928 0.0003 Chi phí mua bể 8.21E-06 2.83E-06 8.4336 0.0037 Chi phí mua thiết bị 0.000013 7.33E-06 3.3769 0.0661 Tổng chi phí 3.71E-06 1.06E-06 12.2843 0.0005 Bể cá cũng được xem như một cảnh vật trang trí bên trong ngôi nhà cho nên hầu hết người nuôi cá cảnh đều sử dụng hệ thống lọc, đèn chiếu sáng, máy sục khí gắn trực tiếp vào hồ cá, để lọc một phần thức ăn thừa và chất thải của cá, giữ nước trong sạch giúp cá khỏe mạnh và làm cho hồ cá thêm phần thẩm mỹ. Đa số người nuôi (94,17%) sử dụng hệ thống lọc thác trong khi chỉ có 6,67% sử dụng hệ thống lọc tràn và không có ai sử dụng hệ thống lọc ngoài trong số những người được phỏng vấn. Hệ thống lọc thác giá rẻ, dễ sử dụng, ít tốn diện tích hồ và cửa hàng nào cũng bán nên dễ mua trong khi hệ thống lọc tràn tốn diện tích bể (chiếm 1/5 thể tích hồ). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 54 Vai trò tạo thuận lợi cho việc làm ăn, kinh doanh Vai trò tạo điều kiện cho công việc làm ăn thuận lợi hơn được xác nhận nhiều hơn bởi những người nuôi cá với số cá và số bể ít hay kích cỡ bể nhỏ hơn (Bảng 4). Mô hình hồi qui logistic nhị phân với biến phụ thuộc là xác nhận của người nuôi về vai trò tạo thuận lợi cho công việc kinh doanh cũng dự đoán những người tin vào vai trò này cũng thay nước ít hơn và chi phí nhiều hơn cho việc mua sắm bể cá trong khi lại ít đầu tư hơn cho việc mua cá. Người nuôi cá cảnh nước ngọt thường thay nước 1-2 tuần/lần (85%) trong khi số người thay nước dưới 1 tuần/lần chiếm tỷ lệ 10,83% và hơn 2 tuần/lần chiếm tỷ lệ 4,17%. Hình thức thay nước của người nuôi chủ yếu là hút nước đáy và thay một lượng nước nhất định, ít người thay hết bể vì thay hết bể dễ làm cho cá bị shock. Với nguồn nước chủ yếu là nước máy, lượng nước họ thay mỗi lần ít nhất là 30% và nhiều nhất là 100%. Lượng nước thay từ 30 - 50% chiếm tỷ lệ 41,67%, lượng nước thay 50 - 70% chiếm tỷ lệ 53,33%, lượng nước thay 70 - 100% chiếm tỷ lệ 5%. Bảng 4. Các yếu tố tác động đến nhận thức về vai trò tâm linh của cá cảnh nước ngọt khiến cho công việc làm ăn của người nuôi thuận lợi hơn Estimate S.E Chi-Square P-value Intercept -1.1577 0.3533 10.7348 0.0011 Số lượng cá -0.0423 0.0137 9.6192 0.0019 Số bể -0.9436 0.2900 10.5870 0.0011 Bể nhỏ 0.8071 G0.2344 11.8598 0.0006 Thay nước 1 tuần/lần -0.7583 0.2580 8.6360 0.0033 Thay nước 50-70% -0.5157 0.2369 4.7387 0.0295 Chi phí mua cá -1.92E-07 1.10E-07 3.0735 0.0796 Chi phí mua bể 4.25E-06 7.43E-07 32.7232 <0.0001 Vai trò tâm linh Vai trò tâm linh của cá cảnh được khảo sát thông qua vai trò đem lại may mắn cho người nuôi. Trong khi tổng chi phí đầu tư không có tác động một cách có ý nghĩa đến nhận thức về vai trò tâm linh của cá cảnh nước ngọt, những người đầu tư nhiều tiền hơn cho việc mua bể có nhận thức rõ ràng hơn về vai trò tâm linh này thể hiện ở tác động có ý nghĩa thống kê ở mô hình hồi qui logistic nhị biến (Bảng 5). Dù ít tin hơn đối với vai trò tạo thuận lợi làm ăn, những người chi phí nhiều hơn cho việc mua cá dường như tin nhiều hơn vào vai trò của cá cảnh trong việc đem lại may mắn cho người nuôi. Bảng 5. Các yếu tố tác động đến nhận thức về vai trò tâm linh của cá cảnh nước ngọt trong việc đem lại may mắn thịnh vượng cho người nuôi Estimate S.E Chi-Square P-value Intercept -54.6995 21.7711 6.3126 0.012 Số bể -13.9541 6.7237 4.3071 0.038 Nuôi đơn 28.9798 12.6217 5.2717 0.0217 Thay nước 1 lần/tuần -20.7361 9.2657 5.0084 0.0252 Chi phí mua cá 0.000077 3.4E-05 5.0539 0.0246 Chi phí mua bể 0.000088 0.00005 3.0296 0.0818 Qua khảo sát, những loài cá được nuôi phổ biến bao gồm cá la hán (32,5% người trả lời), cá vàng (24,1%), cá chép nhật (19,17%), cá dĩa (15%), cá rồng (14,17%). Một số giống loài khác cũng được nuôi nhiều là cá bảy màu, cá neon, cá ông tiên... Các KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 55 chỉ tiêu lựa chọn cá bao gồm màu sắc (56,67%), ngoại hình (54,17%), hoạt động bơi lội (46,67%), phù hợp với nhận xét trước đây của Vũ Cẩm Lương (2008), theo đó màu sắc và hình dạng là hai yếu tố kinh điển nhất để chọn các loài cá cảnh để nuôi. Kết quả khảo sát cũng cho thấy sở thích (60%), vẻ đẹp của cá (53,33%) vẫn là hai tiêu chí quan trọng và kinh điển nhất để quyết định mua cá với tỷ lệ cao hơn hẳn so với tỷ lệ chọn giá bán (4,17%) là yếu tố quyết địmh. Tuy nhiên, khái niệm đẹp tuỳ theo sở thích của các nhóm cá nhân khác nhau. Vì thế hầu hết các cửa hàng kinh doanh cá cảnh đều bày bán rất đa dạng các loài cá, dễ dàng cho khách hàng lựa chọn loài nuôi mà mình thích. KẾT LUẬN Cá cảnh nước ngọt đóng vai trò quan trọng trong đời sống người nuôi giải trí tại TPHCM, trong đó hai vai trò quan trọng nhất là vai trò giảm stress và vai trò thẩm mỹ, làm đẹp không gian sống của người nuôi. Những người nuôi đầu tư nhiều hơn cho việc mua sắm bể cá là những người nhận thức rõ hơn về các vai trò của cá cảnh trong cuộc sống. Ngoài hai vai trò quan trọng trên, những người nuôi này đầu tư cho bể cá cảnh nhiều hơn vì họ hy vọng cá cảnh khiến cho cuộc sống vui vẻ hạnh phúc hơn hay khiến cho công việc làm ăn kinh doanh thuận lợi hơn và đem lại cho họ nhiều may mắn hơn. Những người tin rằng cá cảnh đem lại nhiều may mắn cho họ hơn cũng là những người sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn cho việc mua cá. Điều này cho thấy nếu ngành sản xuất cá cảnh chú trọng hơn đến việc tiếp thị thông qua việc nêu bật vai trò của cá cảnh trong cuộc sống, tiềm năng của thị trường TPHCM sẽ là rất lớn khi nền kinh tế của thành phố này ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng rất nhanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Duc M.N., 2008. Farmers’ satisfaction with aquaculture – A Logistic moddel in Viet Nam. Ecological Economic 68: 525 - 531. Duc M.N., 2009. Contribution of fish production to farmers’ subjective well-being in Viet Nam – Logistic model. Journal of the World Aquaculture Society 40 (3): 417 - 424. Flores, C.C. and S.J. Sarandón, 2004. “Limitations of neoclassical economics for evaluating sustainability of agricultural systems: comparing organic and conventional systems”. Journal of Sustainable Agriculture 24 (2), 77–91. Frey, B. S. and A. Stutzer. 2002. What can economists learn from happiness research? Journal of Economic Literature 40(2):402–435. Jolly, C.M. and H. A. Clonts. 1993. Economics of aquaculture. Food Products Press, New York, New York, USA. Le Thanh Hung, Vu Cam Luong and L. Weschen, 2005. “Current state and potential of ornamental fish production in Hochiminh City”. Sterling University Newsletter No. 2. Livengood, E.J. and F.A. Chapman, 2007. The ornamental fish trade: an introduction with perspectives for responsible aquarium fish ownership. University of Florida, IFAS extension, FA 124. Vũ Cẩm Lương, 2007. “Một số đặc điểm phát triển thị trường cá cảnh nước ngọt ở TPHCM”, Tạp chí KHKT Nông Lâm Nghiệp, ĐH Nông Lâm TPHCM. Số 1&2/2007:162-168 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 56 VAI TRÒ CỦA CÁ CẢNH BIỂN ĐỐI VỚI NGƯỜI NUÔI GIẢI TRÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Quyến và Nguyễn Minh Đức Bộ Môn Quản Lý và Phát Triển Nghề Cá, Đại Học Nông Lâm TPHCM TÓM TẮT Vai trò của cá cảnh biển đối với người nuôi giải trí tại thành phố Hồ Chí Minh là chủ đề được thảo luận trong nghiên cứu này. Số liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên 60 người nuôi cá cảnh biển. Kết quả điều tra được xử lý bằng các phân tích thống kê mô tả và xây dựng mô hình hồi quy binary logistic. Chi phí có vai trò quan trọng đối với mức độ hài lòng và vai trò của cá cảnh biển đối với người nuôi, chi phí càng tăng thì người nuôi càng hài lòng và thư giãn hơn. Địa điểm nuôi và tương tác giữa thời gian nuôi với mức thu nhập cũng làm người nuôi thư giãn hơn. Ngược lại, tương tác giữa địa điểm nuôi với thời gian nuôi lại làm giảm vai trò này. Vai trò làm giảm stress, địa điểm nuôi tương tác với hình thức nuôi, thời điểm cho cá ăn buổi chiều, tiêu chí hoạt động bơi lội để lựa chọn cá cũng làm người nuôi hài lòng hơn. Khó khăn không có nhiều thời gian chăm sóc bể cá làm giảm mức độ hài lòng của người nuôi. GIỚI THIỆU Ngày nay, nhịp sống công nghiệp càng cao, áp lực công việc càng nặng, con người lại càng muốn trở về với thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên, tìm niềm vui và thưởng thức những vẻ đẹp do thiên nhiên mang lại. Khi đời sống của người dân được nâng cao, các nhu cầu vật chất tối thiểu để tồn tại căn bản đã được giải quyết, mọi người có thời gian và nhu cầu giải trí để tái tạo sức lao động. Nuôi và chăm sóc cá cảnh là một trong những thú vui được nhiều người lựa chọn do có thể tạo lập được một khoảng thiên nhiên trong không gian sống của họ. Bể cá cảnh ngoài vai trò bảo vệ môi trường thông qua giáo dục cộng đồng (Evan, 1997) thì nhiều người cũng xem bể cá cảnh như một thứ không thể thiếu để tăng thêm vẻ tươi mát, duyên dáng cho không gian mỗi căn phòng, góc làm việc. Phong trào nuôi cá cảnh biển tại thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh trong thời gian gần đây nhưng chưa có nghiên cứu nào về vai trò của cá cảnh biển đối với người nuôi giải trí. Do đó, với số liệu điều tra thực tế và những mô hình hồi qui thống kê, nghiên cứu này sẽ cung cấp minh chứng về các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của cá cảnh biển đối với người nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập số liệu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2009 – 12/2010. Số liệu được thu thập qua phỏng vấn ngẫu nhiên 60 người nuôi cá cảnh biển tại thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Phương pháp hồi quy logistic và ứng dụng trong nghiên cứu thủy sản Hồi quy logistic diễn tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc nhị phân và các biến giải thích, các biến giải thích có thể là biến định tính hay biến định lượng. Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic là quan hệ phi tuyến theo hàm số mũ (Trịnh Công Thành, 2003). Có nhiều tác giả đã sử dụng mô KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 57 hình này trong nghiên cứu thủy sản (Alencastro, 2004; Duc, 2008a; Duc 2009b; Nguyễn Minh Đức và Dương Thị Kim Lan, 2009; Tang và Heron, 2008). Đối với mô hình binary logistic, biến phụ thuộc nhận một trong hai giá trị là 0 (không xảy ra sự kiện) hoặc 1 (xảy ra sự kiện). Xác suất xảy ra sự kiện phụ thuộc vào các biến độc lập (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Tương tự như hồi quy logistic, mô hình binary logistic cũng nhiều tác giả ứng dụng trong nghiên cứu thủy sản (Adeogun và ctv, 2008; Đào Công Thiên, 2008; Baez và ctv, 2009). Do đó, mô hình binary logistic hoàn toàn có thể sử dụng trong nghiên cứu này. Xây dựng mô hình binary logistic thực nghiệm Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) đưa ra mô hình binary logistic cho trường hợp chỉ có một biến độc lập X như sau: XB B P - 1 P log 10 i i e +=      (1) Trong công thức (1) thì Pi = E (Y = 1/X) = P (Y = 1) là xác suất để sự kiện xảy ra (Y = 1) khi biến độc lập X có giá trị cụ thể là Xi và Bi là các tham số hồi qui. Mở rộng mô hình binary logistic cho nhiều biến độc lập và biến đổi như Mahapatra (2001), Mahapatra và Kant (2005), Adeogun và ctv (2008), Baez ctv (2009) và (Duc, 2009) thì mô hình (1) trở thành mô hình (2). Log P(Yi = 1) logit [P(Yi = 1)] = 1 - log P(Yi = 1) = b0 + bX'i = f(X'i) (2) Trong đó Xi: Các biến độc lập Y: Mức độ trả lời của người được phỏng vấn (Y = 0 hoặc Y = 1) P: Xác suất trả lời của người được phỏng vấn với Y = 1 i: Số thứ tự của mẫu phỏng vấn b0: Hằng số của mô hình b: Vector các tham số tương ứng với các biến giải thích Mã hóa thông tin và xử lý số liệu Thông tin được mã hóa, lưu trữ và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows ở mức ý nghĩa α = 0,05. Việc xây dựng mô hình hồi qui binary logistic thông qua tiến trình lựa chọn các biến độc lập bằng cách loại bỏ từng biến một (backward selection). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của người nuôi cá cảnh biển Mức độ hài lòng của người nuôi cá cảnh biển có thể ảnh hưởng tới quyết định tiếp tục nuôi hoặc không nuôi cá cảnh biển. Nếu người nuôi cảm thấy hài lòng sẽ tiếp tục nuôi và ngược lại. Tại TP HCM 90 % người nuôi cá cảnh biển hài lòng và chỉ có 10 % không hài lòng với hoạt động nuôi cá cảnh của mình. Với câu hỏi “Anh/Chị có hài lòng đối với việc nuôi cá cảnh biển hiện nay không ?”, người nuôi cá cảnh biển lựa chọn hai ý kiến trả lời là “hài lòng” hoặc “không hài lòng”. Vì vậy, mô hình binary logistic được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người nuôi cá cảnh biển đối với hoạt động nuôi cá cảnh biển. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 58 Kết quả xây dựng mô hình binary logistic với tiến trình lựa chọn các biến độc lập bằng cách loại bỏ từng biến một được tổng kết qua bảng 1. Kết quả này cũng được dùng để tính tác động biên của các biến độc lập định lượng đối với mức độ hài lòng của người chơi cá cảnh biển. Bảng 1: Các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của người nuôi cá cảnh biển Yếu tố B S.E Wald Sig. Tác động biên Tổng chi phí 2,902 1,456 3,971 0,04 0,725 Làm giảm stress 6,649 4,043 2,704 0,11 - Tiêu chí hoạt động bơi lội 7,171 4,01 3,197 0,07 - Không nhiều thời gian -8,242 4,666 3,119 0,08 - Địa điểm nuôi * Kinh nghiệm * Tổng chi phí -0,225 0,105 4,597 0,03 -0,056 Cho cá ăn buổi chiều 5,94 3,547 2,805 0,09 - Hình thức nuôi * Tổng chi phí -0,501 0,279 3,235 0,07 -0,125 Địa điểm nuôi * Hình thức nuôi 3,832 2,117 3,276 0,07 0,958 Hằng số -24,266 12,849 3,567 0,06 - Kết quả kiểm định Chi-square về mức độ phù hợp tổng quát của mô hình cho thấy việc sử dụng mô hình để giải thích là phù hợp (bảng 2). Giá trị -LL = 18,009 là không lớn, như vậy nó thể hiện mức độ phù hợp khá tốt của mô hình tổng thể (bảng 3). Mức độ dự báo chung của mô hình cao và phù hợp để dự báo chung (bảng 4). Kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể có ý nghĩa ở các mức α nhỏ hơn 0,1 và 0,05 (bảng 1). Bảng 2: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Chi-square df Sig. Step 21,001 12 0,05 Block 21,001 12 0,05 Model 21,001 12 0,05 Bảng 3: Kiểm định chung mô hình -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square 18,009 0,295 0,618 Bảng 4: Mức độ dự báo của mô hình Predicted Mức độ hài lòng Observed Không Có Percentage Correct Không 2 4 33,3 Mức độ hài long Có 2 52 96,3 Overall Percentage 90 Thông qua các kiểm định và các hệ số hồi quy tìm được, mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người nuôi cá cảnh biển đối với hoạt động nuôi cá cảnh biển được viết lại như sau: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 59 Logit [P(Y=1)] = - 24,266 + 2,902Tổng chi phí + 6,649Làm giảm stress +7,171Tiêu chí hoạt động bơi lội - 8,242Không nhiều thời gian - 0,225Địa điểm nuôi * Thời gian nuôi * Tổng chi phí + 5,940Cho cá ăn buổi chiều - 0,501Hình thức nuôi * Tổng chi phí + 3,832Địa điểm nuôi * Hình thức nuôi + ε Chi phí cho nuôi cá cảnh biển càng cao thì người nuôi càng hài lòng. Cụ thể tác động biên của tổng chi phí lên mức độ hài lòng là 0,725. Bên cạnh đó, nhận thức về vai trò giảm căng thẳng của cá cảnh biển đối với người nuôi cũng làm tăng mức độ hài lòng của người nuôi, vai trò này càng lớn người nuôi càng hài lòng. Tác động của vai trò giảm căng thẳng của cá cảnh biển đối với người nuôi lên mức độ hài lòng lớn hơn tác động của tổng chi phí nhưng lại nhỏ hơn tác động của tiêu chí bơi lội khi lựa chọn cá cảnh biển. Những người không có nhiều thời gian để chăm sóc bể cá cảnh cũng cảm thấy ít hài lòng hơn với cá cảnh, thời gian chăm sóc bể cá cảnh càng nhỏ thì mức độ hài lòng càng thấp. Có thể do bận rộn với công việc cuộc sống thường nhật làm cho người nuôi không có nhiều thời gian như kỳ vọng của họ để chăm sóc và thưởng ngoạn bể cá, và việc chăm sóc cá cảnh tiêu tốn khá nhiều thời gian nên mức độ hài lòng của họ cũng giảm. Tuy vậy, dành thời gian để cho cá ăn vào buổi chiều sau một ngày làm việc sẽ làm cho người nuôi cảm nhận được vẻ đẹp của bể cá, cảm thấy thư giãn hơn nên thời điểm cho cá ăn vào buổi chiều làm tăng sự hài lòng của người nuôi. Trái ngược với thời điểm cho cá ăn buổi chiều, mặc dù cùng có 71,67 % người nuôi cho cá ăn vào buổi sáng nhưng tác động của thời điểm cho cá ăn vào buổi sáng đối với hài lòng của người nuôi bị loại bỏ thông qua tiến trình lựa chọn biến phù hợp, nguyên nhân của vấn đề này có thể do vào buổi sáng người nuôi cho cá ăn để cá không bị đói chứ không phải người nuôi thích cho cá ăn vào thời điểm này. Mặc dù tác động của địa điểm nuôi và thời gian nuôi không có ý nghĩa về thống kê nhưng tương tác giữa hai biến đó và tổng chi phí lại có ý nghĩa thống kê, cụ thể tác động biên là - 0,056. Sự tương tác giữa địa điểm nuôi * kinh nghiệm * tổng chi phí làm giảm mức độ hài lòng của người nuôi, trái với tác động của tổng chi phí lên mức độ hài lòng. Chi phí nuôi cá cảnh biển ngày càng tăng theo thời gian nuôi có lẽ làm cho mức độ hài lòng của những người nuôi ở gia đình khác với những người nuôi ở quán cà phê, nhà hàng, khách sạn. Ngoài mục đích chính là trang trí cho không gian thì những người nuôi ở quán cà phê, nhà hàng, khách sạn còn mục đích kinh doanh, có thể chi phí nuôi cá cảnh biển, tăng theo thời gian nuôi, chưa đáp ứng được kỳ vọng của những người nuôi này. Lợi ích và vai trò nuôi cá cảnh biển Bể cá cảnh biển ngoài vai trò làm tăng sự hiểu biết của người dân về môi trường biển và bảo vệ môi trường biển thông qua giáo dục cộng đồng (Evan, 1997) còn có các vai trò, lợi ích khác như vai trò thẩm mỹ, lợi ích tinh thần, lợi ích tâm linh. Khảo sát người nuôi cá cảnh biển tại TP HCM về vai trò và lợi ích của nuôi cá cảnh biển bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 5. Bảng 5: Vai trò và lợi ích của nuôi cá cảnh biển Vai trò và lợi ích Tần số Tỉ lệ (%) Có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn 22 36,67 Giảm căng thẳng (stress) 41 68,33 Không gian đẹp hơn 60 100 Kinh doanh thuận lợi hơn 15 25 Mang lại may mắn, tài lộc, thịnh vượng 15 25 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 60 v Lợi ích tinh thần Ngày nay áp lực của cuộc sống lên mỗi người là rất lớn nên sau một ngày làm việc vất vả đầu óc con người rất dễ bị căng thẳng cho nên con người cần phải thư giãn, nghỉ ngơi để lấy lại thăng bằng và tái tạo sức lao động. Có nhiều cách để con người thư giãn như đi dạo, xem phim, chơi thể thao, mua sắm. Nhiều người thư giãn bằng cách chăm sóc cá, ngắm nhìn cá cảnh bơi lội. Nuôi cá cảnh biển có lợi ích rất lớn về tinh thần vì có tới 68,33 % người nuôi cho rằng bể cá cảnh biển giúp làm giảm căng thẳng, 36,67 % người nuôi cho rằng bể cá cảnh biển làm cho cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn. Nười nuôi chăm sóc bể cá cảnh biển hàng ngày như cho cá ăn, vệ sinh, quan sát hoạt động ăn mồi, hoạt động bơi lội. Thông qua các hoạt động đó giúp người nuôi giảm căng thẳng vì đó không hẳn là công việc mà còn là thú vui, niềm đam mê của người nuôi. Hoạt động chăm sóc bể cá cảnh biển thường do một người làm nhưng cũng có khi nhiều thành viên trong gia đình cùng tham gia, qua đó làm tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Với câu hỏi “Nuôi cá cảnh biển có giúp Anh/Chị giảm stress (căng thẳng) không ?”, người nuôi cá cảnh biển lựa chọn hai ý kiến trả lời là “có” hoặc “không”. Vì vậy, mô hình binary logistic được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò làm giảm stress đối với người nuôi cá cảnh biển. Kết quả xây dựng mô hình với tiến trình lựa chọn các biến độc lập bằng cách loại bỏ từng biến một được tổng kết qua bảng 6. Kết quả này cũng được dùng để tính tác động biên của các biến độc lập định lượng. Bảng 6: Các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò làm giảm stress của cá cảnh biển Yếu tố B S.E. Wald df Sig. Tác động biên Địa điểm nuôi 2,536 1,252 4,104 1 0,043** - Tổng chi phí 0,93 0,8 3,358 1 0,067** 0,233 Địa điểm nuôi * Thời gian nuôi - 0,177 0,369 4,434 1 0,035** 0,044 Thời gian nuôi * Mức thu nhập 0,271 0,133 4,143 1 0,042** 0,068 Hằng số - 2,998 1,669 3,226 1 0,072* - * và **: Ý nghĩa ở 90 % và 95 % Kết quả kiểm định Chi-square về mức độ phù hợp tổng quát của mô hình cho thấy việc sử dụng mô hình để giải thích là phù hợp (bảng 7). Giá trị -LL = 24,507 là không quá lớn, như vậy nó thể hiện mức độ phù hợp khá tốt của mô hình tổng thể (bảng 8). Mức độ dự báo chung của mô hình là 68,3 % không cao nhưng cũng có thể dự báo chung (bảng 9). Kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể có ý nghĩa ở các mức α nhỏ hơn 0,1 và 0,05 (bảng 6). Thông qua các kiểm định và các hệ số hồi quy tìm được, mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò làm giảm căng thẳng đối với người nuôi cá cảnh biển của hoạt động nuôi cá cảnh biển được viết lại như sau: Logit [P(Y=1)] = - 2,998 + 0,93Tổng chi phí + 2,536Địa điểm nuôi - 0,177Địa điểm nuôi * Thời gian nuôi + 0,271Thời gian nuôi * Mức thu nhập của người nuôi + ε (Mô hình III) KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 61 Bảng 7: Kiểm định mức độ phù hợp mô hình vai trò làm giảm căng thẳng của hoạt động nuôi cá cảnh biển Chi-square df Sig. Step 10,413 5 0,064 Block 10,413 5 0,064 Model 10,413 5 0,064 Bảng 8: Kiểm định chung mô hình vai trò làm giảm căng thẳng của hoạt động nuôi cá cảnh biển -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square 24,507 0,159 0,223 Bảng 9: Mức độ dự báo mô hình vai trò làm giảm căng thẳng của hoạt động nuôi cá cảnh biển Predicted Vai trò làm giảm stress Observed Không Có Percentage Correct Không 4 15 21,1 Vai trò làm giảm stress Có 4 37 90,2 Overall Percentage 68,3 Kết quả hồi qui cho thấy rằng chi phí nuôi cá cảnh biển càng lớn vai trò làm giảm stress của bể cá cảnh biển càng tăng. Người nuôi mua những loài cá, sinh vật cảnh biển khác mà chúng đẹp và lạ hay những bể cá theo sở thích để trang trí cho không gian sống của mình. Chi phí càng lớn tức là người nuôi càng làm cho bể cá đẹp hơn nên cảm thấy thư giãn hơn và hài lòng hơn. Tương tự như chi phí nuôi thì địa điểm nuôi cá cảnh biển cũng làm người nuôi thư giãn hơn với bể cá của mình. Có tới 77 % người nuôi cá cảnh biển nuôi tại gia đình nên hàng ngày người nuôi đều cho cá ăn và chăm sóc bể cá, việc này làm người nuôi thấy thư giãn hơn. Kinh nghiệm nuôi tuy không có ý nghĩa về thống kê đối với vai trò làm giảm stress của bể cá cảnh biển đối với người nuôi nhưng trong số những người có kinh nghiệm nuôi, người có thu nhập cao hơn nhận thức rõ ràng hơn vai trò này đối với người nuôi. Đa số người nuôi cá cảnh biển có thu nhập cao nên họ không bận tâm nhiều tới chi phí cho hoạt động nuôi cá cảnh biển tức là chi phí cho hoạt động giải trí của bản thân và gia đình. Người nuôi sẵn sàng bỏ tiền để nuôi bể cá cảnh đẹp để thỏa mãn nhu cầu giải chí cho bản thân và gia đình. Vai trò thẩm mỹ Mục đích chính của người nuôi cá cảnh biển là trang trí, làm đẹp không gian sống (98,33 %) nên kết quả khảo sát vai trò này đối người nuôi (bảng 5) cho thấy 100 % người nuôi cho rằng bể cá cảnh biển giúp không gian sống đẹp hơn là hoàn toàn phù hợp. Thật vậy, màu sắc cá cảnh rực rỡ, hình dạng rất phong phú, đa dạng và hoạt động bơi lội, ăn mồi của cá cảnh rất sinh động. Hơn thế, khi nuôi ghép các loại cá cảnh biển với các loài sinh vật biển khác thì sự kết hợp giữa vẻ đẹp của các loài cá cảnh biển với các loài sinh vật biển khác và cách thức trang trí bể nuôi làm cho bể cá KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 62 cảnh biển đẹp hơn, lung linh hơn tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên, mang cả đại dương vào trong nhà. v Lợi ích tâm linh Kết quả khảo sát có 25 % người nuôi cho rằng nuôi cá cảnh biển giúp người nuôi kinh doanh thuận lợi hơn và cũng có 25 % người nuôi cho rằng nuôi cá cảnh biển mang lại may mắn, tài lộc, thịnh vượng (bảng 5). Những người nuôi cá cảnh biển tại quán cà phê, nhà hàng và khách sạn cho rằng bể cá cảnh biển đẹp ngoài lợi ích tinh thần và vai trò thẩm mỹ cho người nuôi còn làm cho khách hàng thư giãn hơn, vui vẻ hơn. Hơn thế, sở hữu bể cá cảnh biển đẹp tạo nên nét riêng biệt, độc đáo và sang trọng, tạo ấn tượng hơn đối với khách hàng nên lượng khách hàng đông hơn. Vai trò chính của bể cá cảnh biển đối với người nuôi là trang trí cho không gian sống thêm đẹp và thỏa mãn sở thích giải trí của bản thân, gia đình. Bên cạnh đó bể cá cảnh biển cũng làm cho người nuôi cảm thấy vui vẻ hạnh phúc hơn, thư giãn hơn. Những người nuôi cá cảnh biển tại quán cà phê, nhà hàng, khách sạn không chỉ nhằm mục đích giải trí, trang trí mà cũng nhằm mục đích kinh doanh. Họ cho rằng nuôi bể cá cảnh làm cho không gian đẹp hơn, ấn tượng hơn đối với khách hàng vì vậy sẽ làm cho lượng khách hàng tăng thêm. KẾT LUẬN Mô hình binary logistic có thể sử dụng nghiên cứu mức độ hài lòng cũng như vai trò và lợi ích của cá cảnh biển đối với người nuôi. Thông qua mô hình này, chi phí có vai trò quan trọng đối với mức độ hài lòng và vai trò của cá cảnh biển đối với người nuôi, chi phí càng tăng thì người nuôi càng hài lòng và thư giãn hơn. Tương tự, địa điểm nuôi và tương tác giữa thời gian nuôi với mức thu nhập cũng làm người nuôi thư giãn hơn mặc dù mức thu nhập không có ý nghĩa thống kê. Nhận thức về vai trò làm giảm stress, thời điểm cho cá ăn buổi chiều, hoạt động bơi lội của cá cũng làm người nuôi hài lòng hơn mặc dù mức độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng là khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO Adeogun A.O., Ajana M.A., Ayinla A.O., Yahere T.M., and O.M. Adeogun, 2008. Application of logit model in adoption decision: A study of hybrib Clasias in Lagos state, Nigeria. American – Eurasian J. Agric. & Environ. Sci 4 (4): 468 – 472. Alencastro A.L., 2004. Hobbyists’ preferences for marine ornamental fish: A discrete choice analysis of source, price, guarantee and ecolabeling attributes. MSc. Thesis, University Florida, US. Baez C.J., Olivero J., Petero C., Yanez F.F., Soto G.C., and R. Real, 2009. Macro - environmental modelling of the current distribution of Undaria pinnatifida (Laminariales, Ochrophyta) in northern Iberia. Biological Invasions 12 (7). 2131 - 2139. Đào Công Thiên, 2008. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới tình hình nghèo đói của các hộ ngư dân ven đầm Nha Phu, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. =442 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 63 Duc N.M., 2008. Farmers’ satisfaction with aquaculture – A Logistic moddel in Viet Nam. Ecological Economic 68: 525 - 531. Duc N.M., 2009a. Economic contribution of fish culture to farm incom in Southeast of Viet Nam. Aquaculture International 17 (1): 15 - 29. Duc N.M., 2009b. Contribution of fish production to farmers’ subjective well-being in Viet Nam – Logistic model. Journal of the World Aquaculture Society 40 (3): 417 - 424. Evans K., 1997. Aquaria and marine environmental education. Aquarium Sciences and Conservation 1: 239 – 250. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS(2). Nhà xuất bản Hồng Đức, TP HCM, 179 trang. Mahapatra C.K., 2001. The Determinants of Global Tropical Deforestation. MSc. Thesis, University of Toronto. CANADA. Mahapatra C.K., and S. Kant, 2005. Tropical deforestation: A multinomial logistics model and some country – specific policy prescriptions. Forest Policy and Economics 7: 1 – 24. Nguyễn Minh Đức và Dương Thị Kim Lan, 2009. Thái độ và mức độ hạnh phúc đối với cuộc sống của ngư dân trong khu bảo tồn biển Nha Trang. Kỷ yếu hội nghị khoa học thủy sản toàn quốc, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, 19/11/2009. pp. 427 - 435. Tang, S. and A.E. Heron, 2008. Bayesian inference for stochastic logistic model with switching point. Ecological Modelling 219: 153 – 169. Trịnh Công Thành, 2003. Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu thú y. Bài giảng môn phương pháp thí nghiệm, Đại Học Nông Lâm TP HCM, TPHCM. pp 141 – 143. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 64 CÁ CẢNH NƯỚC NGỌT – HIỆN TRẠNG, LÝ DO SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI NÔNG DÂN Lâm Quyền và Nguyễn Minh Đức Bộ Môn Quản Lý và Phát Triển Nghề Cá, Đại Học Nông Lâm TPHCM TÓM TẮT Cùng với tốc độ đô thị hóa ở mức cao, hoạt động sản xuất cá cảnh trong loại hình nông nghiệp đô thị của Thành Phố Hồ Chí Minh có những thay đổi quan trọng cần được nghiên cứu, từ đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp để phát triển loại hình nông nghiệp quan trọng này. Thông qua việc phỏng vấn và khảo sát thực tế tại 63 trại sản xuất cá cảnh ở TPHCM, đề tài nghiên cứu tập trung vào các vấn đề có liên quan đến quá trình chuyển đổi sang hoạt động sản xuất cá cảnh trên địa bàn. Với nhu cầu diện tích sử dụng cho sản xuất kinh doanh khá lớn, các trại sản xuất cá cảnh có xu hướng chuyển dịch từ vùng sản xuất truyền thống ở nội thành ra vùng ven đô và có khuynh hướng sử dụng nguồn giống sản xuất tại chỗ với hình thức nuôi ao. Trước khi chuyển sang cá cảnh, đa số các chủ cơ sở đã tham gia sản xuất cá giống thương phẩm. Sở thích và lợi nhuận là 2 nguyên nhân chính dẫn đến quyết định chuyển đổi sang sản xuất cá cảnh. Thu nhập tăng cùng với kỹ thuật sản xuất ngày càng hoàn thiện, điều kiện cơ sở vật chất phù hợp,… đã mang lại sự hài lòng cho phần lớn các cơ sở sản xuất cá cảnh hiện nay. Tuy nhiên, giá cả thấp và thị trường bấp bênh của một số giống loài cá cảnh đã ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ hài lòng của nông dân sản xuất cá cảnh. GIỚI THIỆU Những năm gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang nền sản xuất nông nghiệp đô thị với cây, hoa kiểng và cá cảnh là những mũi nhọn đặc trưng. Tuy nhiên, tính bền vững trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị còn thấp (Viện Nghiên Cứu Phát Triển TPHCM, 2007). Theo FAO (2007), nông nghiệp đô thị cũng thể hiện tính không ổn định ở tốc độ đô thị hóa khá nhanh, diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp bị giảm, hoặc phải thay đổi địa điểm cư ngụ, tái định cư do các hoạt động xây dựng cũng dễ làm cho người nông dân chuyển sang nuôi mô hình khác hoặc sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Trong điều kiện Việt Nam, lao động nông nghiệp có thu nhập thấp so với các hoạt động kinh tế khác ở đô thị cũng là nguyên nhân cơ bản làm người dân ít mặn mà với hoạt động nông lâm thủy sản ở đô thị (Lê Văn Trưởng, 2009). Những năm gần đây, cùng với tốc độ đô thị hóa ở mức cao, nhiều vấn đề về dân số, thu nhập, ô nhiễm môi trường,… nảy sinh, hoạt động sản xuất cá cảnh trong loại hình nông nghiệp đô thị của thành phố Hồ Chí Minh có những thay đổi quan trọng cần được nghiên cứu, từ đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp để phát triển loại hình nông nghiệp quan trọng này. Kết quả trong bài viết này là một phần của đề tài nghiên cứu “Khả năng chuyển đổi từ mô hình sản xuất giống cá nuôi thịt sang sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Không lặp lại các nghiên cứu về hiện trạng trước đây, bài viết này sẽ tập trung vào các vấn đề có liên quan hoặc ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi trong hoạt động sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố. Các hình thức canh tác trước khi chuyển đổi sang sản xuất cá cảnh, nguyên nhân chuyển đổi sang nuôi cá cảnh, khả năng chuyển đổi đối tượng nuôi và mở rộng đầu tư, mức độ hài lòng của người sản xuất cá cảnh, các yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu ảnh hưởng KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 65 đến quyết định chuyển đổi sang sản xuất cá cảnh cũng như ảnh hưởng hoạt động sản xuất cá cảnh hiện nay đã được khảo sát trong bài viết này. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập số liệu Số liệu thu thập từ 63 hộ sản xuất cá cảnh được phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi soạn trước bao gồm các thông tin về cơ sở, nguyên nhân chuyển đổi sang nuôi cá cảnh, hiệu quả của hoạt động đầu tư trước và sau khi chuyển đổi, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu và khả năng phát triển mở rộng của cơ sở trong tương lai… Việc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ 06/2010 đến 12/2010 trên các trại sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố. Mã hóa và xử lý số liệu Số liệu, các thông tin liên quan đến thực trạng nghề sản xuất cá cảnh sẽ được thống kê, phân tích và mô tả bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows nhằm đưa ra những đánh giá định tính về mức độ, xu hướng, tính chất và mối quan hệ giữa các biến số. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Hiện trạng sản xuất cá cảnh Theo kết quả khảo sát năm 2005 của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Hồ Chí Minh trên 106 hộ nuôi cá cảnh cho thấy các trại sản xuất cá cảnh chủ yếu tập trung ở Quận 8 (28,3%) và Quận 12 (22,6%). Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 63 hộ sản xuất cá cảnh hiện nay được trình bày ở Bảng 1, Kết quả này cho thấy xu hướng chuyển dịch trại sản xuất cá cảnh ra các vùng ngoại thành với nguồn nước ít ô nhiễm hơn và không chịu ảnh hưởng của các dự án quy hoạch đô thị. Bảng 1. Sự phân bố của các hộ điều tra Địa phương Số trại khảo sát Tỷ lệ (%) Bình Chánh 26 41,3 Quận 12 22 34,9 Quận 8 6 9,5 Quận Thủ Đức 2 3,2 Gò Vấp 2 3,2 Củ Chi 2 3,2 Quận 6, Quận 9, Quận 11 3 4,7 Trong 63 hộ được khảo sát, chỉ có 1 trường hợp là đồng sở hữu, còn lại 62 hộ là thuộc sở hữu riêng tư nhân. Chủ sở hữu kinh doanh đồng thời là chủ sở hữu chiếm 61,9%; 7,9% chủ sở hữu đất có thuê thêm đất, 30,2% không có đất và phải thuê hoàn toàn mặt bằng để sản xuất. Giá trị mảnh đất dao động từ 300 triệu đến 40 tỷ đồng, trung bình 3,685 tỷ đồng, trong đó 50% trong số 38 cơ sở có giá trị đất nhỏ hơn 3 tỷ đồng. Tiền thuê đất dao động từ 500 ngàn đến 24 triệu đồng/năm. Diện tích đất trung bình 11359 m2, trong đó diện tích sử dụng cho kinh doanh trung bình là 10444 m2. Có khá nhiều hiệp hội, câu lạc bộ được thành lập trong thời gian gần đây nhằm phát triển nền nông nghiệp đô thị, tuy nhiên chỉ có 17 hộ (27%) có tham gia vào các tổ chức này. Tuy diện tích sử dụng cho kinh doanh khá lớn và tăng về quy mô so với các KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 66 nghiên cứu trước đây nhưng hiện nay hầu hết các hộ kinh doanh vẫn mang tính nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, số cơ sở phải thuê đất để sản xuất chiếm tỷ lệ cao. Hầu hết các trại sản xuất cá cảnh hiện nay đều chủ động nguồn giống nuôi với 92,1% số trại được hỏi có thể tự sản xuất con giống. Có 36 trường hợp (57,1%) mua cá từ trại khác. Chỉ có 3 trại có sử dụng cá nguồn gốc nhập khẩu. Hình thức nuôi ao vẫn chiếm ưu thế với 55,6% số trại được khảo sát, kế đến là nuôi bể xi măng hoặc bể bạt với 29 người (46%), hình thức nuôi bể kiếng có 15 trường hợp (23,8%). Ngoài việc tự tìm hiểu nghiên cứu kỹ thuật sản xuất (chiếm tỷ lệ 30,2% người sản xuất), nguồn thông tin chủ yếu là từ họ hàng và bạn bè (55,6%). Chỉ có rất ít (12,7%) người sản xuất thu thập được thông tin nhờ các lớp huấn luyện và đào tạo. Trong 63 người được phỏng vấn, chỉ có 9 trường hợp (14,3%) nhận được sự hỗ trợ của Nhà Nước. Điều này cho thấy các hình thức hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật vẫn chưa mang tính thực tiễn và xã hội hóa cao. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh khiến lượng chất thải đổ ra sông ngày càng nhiều. Ô nhiễm môi trường nguồn nước là vấn đề nóng đối với ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố hiện nay, trong đó hoạt động nuôi cá cảnh cũng không ngoại lệ, đặc biệt đối với các mô hình nuôi ao. Trong 63 người được khảo sát, có 43 ý kiến (68,2%) cho rằng ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của cơ sở hiện nay. Trong các ý kiến này thì có 42 người (97,7%) cho rằng nguyên nhân ô nhiễm là do hóa chất công nghiệp, 6 ý kiến (14%) cho rằng có ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt, 2 ý kiến xác định là có ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp. Có thể do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt không rõ ràng hoặc khó nhận diện dẫn đến số ý kiến trả lời không cao. Khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất được thực hiện trên 55 hộ nuôi, có 29 hộ (52,7%) cho rằng biến đổi khí hậu có ảnh hưởng. Trong đó 22 ý kiến (75,9%) trả lời do tần suất và biên độ triều cường tăng, 17 ý kiến (58,6%) xác định sự nhiễm mặn tăng, 3 ý kiến (10,3%) trả lời lượng mưa tăng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hiện nay. Về ngành nghề của chủ cơ sở trước khi chuyển đổi sang sản xuất cá cảnh, kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các chủ cơ sở sản xuất cá cảnh hiện nay chuyển đổi từ ngành nông nghiệp hoặc có liên quan đến nông nghiệp. Trong đó xuất phát từ sản xuất giống cá nuôi thịt chiếm tỷ lệ cao nhất với 17 người (27%), kế đến từ nghề trồng trọt với 16 người (25,4%). Bảng 2. Nghề nghiệp của chủ cơ sở sản xuất cá cảnh trước khi sản xuất cá cảnh Ngành nghề Số người Tỷ lệ % Sản xuất giống cá nuôi thịt 17 27,0 Trồng trọt 16 25,4 Chăn nuôi gia súc 4 6,3 Cung cấp mồi tươi sống cho cá cảnh 4 6,3 Công nhân tại các trại cá cảnh 3 4,8 Nuôi cá thịt 1 1,6 Ngành nghề khác 22 34,9 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 67 Nguyên nhân chuyển đổi sang sản xuất cá cảnh Có nhiều nguyên nhân khiến người đầu tư chuyển sang lĩnh vực cá cảnh, tuy nhiên phần lớn người được hỏi trả lời là do sở thích (50,8%) kế đến là do lợi nhuận mang lại từ nghề nuôi cá cảnh (46%). Điều kiện cơ sở phù hợp cho sản xuất cá cảnh cũng được 19 người chọn (30,2%). Các hình thức hỗ trợ nuôi cá cảnh, yếu tố thị trường, chi phí đầu tư cũng cũng là nguyên nhân đưa đến quyết định chuyển đổi nhưng tỷ lệ không cao. Nguyên nhân do môi trường ô nhiễm cũng có 22 người đưa ra (34,9%), trong đó các tác nhân gây ô nhiễm phần lớn ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt hoặc sản xuất cá giống. Trong 22 trường hợp chịu ảnh hưởng của môi trường thì 100% người trả lời tác nhân là hóa chất công nghiệp, 6 người trả lời do chất thải sinh hoạt, 1 người trả lời do hóa chất nông nghiệp. Yếu tố biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi sang nuôi cá cảnh với 10 người trả lời (15,9%). Trong đó cả 10 người đều đồng ý do tần suất và biên độ triều cường tăng, 3 người trả lời do nhiễm mặn ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi. Nhìn chung, sở thích không phải là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định chuyển đổi ngành nghề, nhưng có thể là nguyên nhân khơi gợi sự tìm tòi học hỏi trong nhu cầu giải trí, dần dần dẫn đến quyết định gắn bó với nghề sản xuất cá cảnh. Điều này có thể là sự khác biệt của nghề sản xuất sinh vật cảnh so với các ngành nghề khác trong cơ cấu nông nghiệp đô thị. Yếu tố môi trường ô nhiễm kết hợp với biên độ triều cường ngày càng tăng trong những năm gần đây gây tác hại không nhỏ đến hoạt động sản xuất cá giống, ngoài ra cũng ảnh hưởng đáng kể đến các hộ trồng trọt, trong đó phải kể đến một số hộ trồng lan, mai hoặc trồng rau quả… là một trong các nguyên nhân chính đưa đến quyết định chuyển đổi ngành nghề. Vai trò của sản xuất cá cảnh: Về thu nhập, có 45 người được hỏi (71,4%) cho rằng mức thu nhập hiện nay cao hơn so với trước khi chuyển đổi sang nuôi cá cảnh, trong khi đó 18 người không đồng tình (28,6%) với ý kiến này. Lợi nhuận hằng tháng của các cơ sở sản xuất cá cảnh dao động lớn (0 – 50 triệu/tháng), trong đó mức lợi nhuận dưới 10 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ khá cao (66,7%), 12 cơ sở (25%) có mức lợi nhuận từ 10-20 triệu đồng/tháng, 4 cơ sở (8,3%) có mức lợi nhuận trên 20 triệu đồng/tháng. Trong 63 người được phỏng vấn thì có 46 người (73%) trả lời hài lòng với nghề sản xuất cá cảnh hiện nay. Nguyên nhân mang lại sự hài lòng cho người sản xuất thể hiện ở Bảng 3. Bảng 3: Nguyên nhân mang lại sự hài lòng cho người sản xuất Nguyên nhân hài long Số người Tỷ lệ % Kỹ thuật đơn giản 21 45,7 Điều kiện cơ sở phù hợp 16 34,8 Thị trường ổn định 14 30,4 Giá cá cao 8 17,4 Chi phí sản xuất thấp 3 6,5 Nguyên nhân khác 8 17,4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 68 Mức độ hài lòng cũng được thể hiện ở việc mở rộng đầu tư. Trong 63 người được phỏng vấn, có 27 hộ (42,9%) dự định đầu tư thêm, mở rộng sản xuất trong thời gian tới. Đây là một tín hiệu tốt cho các chương trình phát triển cá cảnh trên địa bàn thành phố. Song song với việc lấy ý kiến các hộ hài lòng, 17 cơ sở không hài lòng cũng được khảo sát trong đó có 15 ý kiến cho rằng giá cá hiện nay thấp (88,2%), 10 ý kiến cho rằng thị trường không ổn định (58,8%), 4 ý kiến cho rằng chi phí cao (23,5%) và 2 ý kiến khác với tỷ lệ 11,8%. Việc phát triển diện tích nuôi ao, yếu tố kỹ thuật ngày càng hoàn thiện đã mang lại sự hài lòng cho phần lớn khách hàng, tuy nhiên điều này cũng dẫn đến sự giảm mạnh về giá một số loại cá cảnh hiện nay. Ngoài ra thị trường cung cầu một số loài cá không ổn định dẫn đến một số trại nuôi không hài lòng. Nhìn chung, các ý kiến trái chiều nhau về giá cả và thị trường đều xuất phát từ việc lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp hay không phù hợp với điều kiện cơ sở hiện có. Có 13 trại (20,6%) dự định sẽ chuyển đổi đối tượng sản xuất, trong đó phần lớn ý kiến lựa chọn đối tượng phù hợp với nhu cầu thị trường (61,5%), ưu tiên kế đến là chọn đối tượng có giá bán cao (46,2%), chỉ 1 cơ sở lựa chọn đối tượng dễ sản xuất hơn. Có 3 ý kiến lựa chọn khác trong đó có 1 ý kiến sẽ quay trở lại hoạt động sản xuất giống cá nuôi thịt do hiện nay thị trường cá giống đang khá thuận lợi. KẾT LUẬN Với nhu cầu diện tích sử dụng cho sản xuất kinh doanh khá lớn, các trại sản xuất cá cảnh có xu hướng chuyển dịch từ vùng sản xuất truyền thống ở nội thành ra vùng ven đô - nơi có nguồn nước trong sạch hơn và ít chịu ảnh hưởng của các dự án đô thị hóa. Chỉ một phần nhỏ các cơ sở sản xuất nhận được sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật, hầu hết các trại sử dụng nguồn giống sản xuất tại chỗ với hình thức nuôi ao. Do đó, có đến 68,2% số trại nuôi chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, chủ yếu là do hóa chất công nghiệp. Trước khi chuyển sang cá cảnh, đa số các chủ cơ sở đã tham gia sản xuất cá giống cá thịt dùng cho nuôi thương phẩm. Sở thích và lợi nhuận là 2 nguyên nhân chính dẫn đến quyết định chuyển đổi sang sản xuất cá cảnh. Các yếu tố ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu cũng có tác động đến quyết định chuyển đổi. Thu nhập tăng cùng với các yếu tố như kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, điều kiện cơ sở phù hợp… đã mang lại sự hài lòng cho phần lớn các cơ sở sản xuất cá cảnh hiện nay. Tuy nhiên, giá cả thấp và thị trường bấp bênh của một số giống loài cá cảnh đã dẫn đến xu hướng chuyển đổi đối tượng và giảm sự hài lòng của nông dân sản xuất cá cảnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Chỉ đạo Chương trình Phát triển cá cảnh. Định hướng phát triển cá cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Khoa Học Kỹ Thuật Nông nghiệp. TP Hồ Chí Minh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, Cao Minh Nghĩa, 2008. Phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 đến tháng 6 năm 2008. Bản tin Kinh tế xã hội – Viện nghiên cứu phát triển tp HCM- Số tháng 12/2008. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 69 Công Phiên, 2009. Chuyển dịch sản xuất nông nghiệp TPHCM thiếu quy hoạch nên chưa bật xa. Báo Sài Gòn Giải Phóng, số ra ngày 8/2/2010. FAO, 2007. Profitability and sustainability of urban and peri-urban agriculture. Agricultural management, marketing and finance occasional paper. Food and Agriculture Organization. 95pages. Brown, K. H. and A. Carter, 2003. Urban Agriculture and Community Food Security in the United States: Farming from the City Center to the Urban Fringe. Community Food Security Coalition, Venice California, USA. 28 pages. Lê Thanh Liêm, Đặng Hạo, Ngô Văn Tiến, Trương Hoàng, Phan Văn Tự, Đặng Trung Thành, Bùi Thanh Quang, Hà Thúc Viên, 2009. Quy hoạch phát triển nông nghiệp đô thị thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng 2025. Lê Văn Khâm, 2008. Đầu tư phát triển nông nghiệp đô thị ở khu kinh tế Dung Quốc theo hướng ổn định và bền vững: Vấn đề cấp thiết đặt ra từ thực tiễn. Nội san Nghiên cứu Khoa học Số 48/2008. Trường Cao đẳng Tài Chính Kế Toán. Trang 47 – 49. Lê Văn Trưởng, 2009. Nhận dạng nông nghiệp đô thị ở Việt Nam. Phạm Sỹ Liêm, 2009. Nông nghiệp đô thị- Tại sao không? Khong.html Trúc Nhã, 2009. Phát triển cá cảnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh. Trương Hoàng, 2009. Cá cảnh trong cơ cấu nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh- Trung tâm Khuyến Nông Thành phố Hồ Chí Minh. Viện Nghiên Cứu Phát Triển TPHCM, 2007. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn nhìn từ góc độ quản lý Nhà nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhientrangnuoicacanh_tphcm_2365.pdf
Luận văn liên quan