Hiện trạng môi trường nước khu vực sông Vàm Thuật (đoạn từ cầu Bến Cát đến ngã 3 sông Vàm Thuật) và các biện pháp khắc phục
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng,nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một khu vựcmà là vấn đề được cả thế giới đặc biệt quan tâm. Việt Nam với cơ chế thị trường đã có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Do tốc độ phát triển ở mức cao việc khai thác các nguồn tài nguyên thiếu tính toán, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh, chưa có một quy hoạch đô thị và khu công nghiệp hoàn chỉnh đã làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường như: ô nhiễm đất, nước, không khí, chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh là một Thành phốlớn, là một trung tâm kinh tế trọng điểm và cũng là một trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật, giao lưu quốc tế của cả nước. Với sự tập trung đông đúc của dân cư và các nhà máy, xí nghiệp, Thành phố đang đứng trước những trở ngại rất lớn vềtình trạng ô nhiễm môi trường. Hệ thống sông Sài Gòn là nguồn cấp nước chính cho nhà máy xử lý Tân Hiệp để cung cấp nước sạch cho toàn bộ người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu sông Sài Gòn bị ô nhiễm nặng thì sẽ không còn nguồn nước mặt nào thay thế hiệu quả cho nguồn này. Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường là việc làm cần thiết và cấp bách nhưng phải đảm bảo duy trì tốc độ phát triển kinh tế. Để đạt được điều đó cần phải có biện pháp quy hoạch và quản lý môi trường thích hợp.Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý môi trường nước, đề tài “Hiện trạng môi trường nước khu vực sông Vàm Thuật (đoạn từ cầu Bến Cát đến ngã 3 sông Vàm Thuật) và các biện pháp khắc phục” đã được tiến hành đánh giá. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Thuật chảy qua Quận 12, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, khóa luận tập trung vào các mục tiêu sau: - Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Vàm Thuật trên địa bàn Quận 12, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh giúp các cấp quản lý môi trường Thành Phố theo dõi diễn biến chất lượng nước mặt của đoạn sông này. - Đề xuất các biện pháp quản lý môi trường phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trên sông. 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu và khảo sát thực địa. - Điều tra và nhận xét, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dọc sông Vàm Thuật. - Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường khu vực dọc sông Vàm Thuật. 1.4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI - Thời gian thực hiện: tháng 4/2010 - 7/2010. - Phạm vi nghiên cứu: khu vực dọc sông Vàm Thuật, TP.HCM. - Do hạn chế về thời gian, dụng cụ phân tích và kinh phí thực hiện nên sinh viên chỉ lựa chọn nghiên cứu, đánh giá tình trạng chất lượng nước mặt hiện tại ở một số điểm khu vực sông Vàm Thuật. - Đề tài chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu quan trọng mang tính đại diện. - Đưa ra một số biện pháp khắc phục và quản lý chất lượng nước mặt cho sông Vàm Thuật. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1 Phương pháp luận: Nước là môi trường sống, tập hợp hầu hết các loài thuỷ sinh vật. Vì là một môi trường rất linh động nên một khi nước bị suy thoái và ô nhiễm thì tất cả các chất bẩn được chuyển tải từ nơi này sang nơi khác theo dòng nước, tác động đến các môi trường khác cũng bị ảnh hưởng theo. Nếu nguồn nước sông Vàm Thuật bị ô nhiễm khi hợp dòng nước sông Sài Gòn thì làm cho nước của con sông này cũng ô nhiễm theo. Vì vậy cần phải tiến hành lấy mẫu nước, phân tích các chỉ tiêu và đánh giá mức độ ô nhiễm của nước sông Vàm Thuật nhằm phục vụ việc quản lý ngăn chặn sự lây lan ô nhiễm. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu. - Thu thập những số liệu, thông tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu. - Khảo sát thực địa. - Phân tích mẫu nước sông tại các điểm lấy mẫu. - Thu thập ý kiến của người dân trong khu vực nghiên cứu. 1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI 1.6.1. Ý nghĩa khoa học Hiện nay, công tác ngăn ngừa ô nhiễm các con sông và giải quyết ô nhiễm các con sông ở thành phố Hồ Chí Minh được xác định là một vấn đề hết sức cấp thiết. Hiện tại sông Sài Gòn đang xảy ra tình trạng ô nhiễm nhẹ, nhưng chúng ta không bắt tay vào công tác ngăn ngừa sự ô nhiễm nhẹ đó thì một ngày không xa nó sẽ bị ô nhiễm nặng. Sông Sài Gòn là nguồn cung cấp nước mặt chính cho cả TP HCM (với nhà máy xử lý nước Tân Hiệp) nếu một ngày nó bị ô nhiễm nặng không thể xử lý để cung cấp nước sạch cho người dân thì không biết điều gì sẽ xảy ra . 1.6.2. Ý nghĩa kinh tế và xã hội Giải quyết vấn đề ô nhiễm cũng là bài toán kinh tế xã hội rất phức tạp. Tuy nhiên, khi vấn đề được giải quyết, những thành quả do nó mang lại là rất lớn, ngoài giảm đi những tổn thất về kinh tế, mang lại giá trị về giao thông đường thủy mà còn giúp cho đời sống của người dân trong khu vực được nâng cao hơn, giảm các bệnh tật do nước ô nhiễm gây ra như bệnh da liễu, đường ruột, sốt xuất huyết tạo được niềm tin trong nhân dân về đường lối và sự phát triển của Thành Phố.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8. Ph_ l_c .pdf