Hiện trạng môi trường tự nhiên và đề xuất quy hoạch bảo vệ môi trường ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài2 3. Giới hạn nghiên cứu2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Cấu trúc của niên luận2 Chương 1: Khái quát các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên ở thành phố Đông Hà3 1.1. Vị trí địa lý 3 1.2. Các yếu tố tự nhiên3 1.2.1. Địa hình, địa mạo 3 1.2.2. Đặc điểm khí hậu4 1.2.3. Đặc điểm thuỷ văn5 1.2.4. Thực vật 5 1.2.5. Các yếu tố kinh tế - xã hội 6 1.3.1.Dân cư và nguồn lao động6 1.3.2.Giáo dục và y tế6 1.3.3.Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỷ thuật7 1.2.5. Sự phát triển các ngành kinh tế 7 Chương 2: Hiện trạng môi trường tự nhiên ở thành phố Đông Hà 9 2.1. Hiện trạng môi trường không khí 9 2.1.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí9 2.1.2. Chất lượng môi trường không khí9 2.2. Hiện trạng môi trường nước 10 2.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước10 2.2.2. Hiện trạng môi trường nước (nước mặt và nước ngầm)11 2.2.3. Hiện trạng cấp, thoát nước12 2.3. Hiện trạng chất thải rắn 14 2.3.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn 14 2.3.2. Hiện trạng thu gom và vận chuyển chất thải rắn15 Chương 3: Đề xuất quy hoạch bảo vệ môi trường ở thành phố Đông Hà giai đoạn 2010 – 2020 17 3.1. Các căn cứ đề xuất quy hoạch bảo vệ môi trường17 3.1.1. Căn cứ pháp lý 17 3.1.2. Mục tiêu phát triển và bảo vệ môi trường 17 3.1.3. Định hướng quy hoạch phát triển đô thị đến năm 202017 3.1.4. Định hướng phát triển các ngành kinh tế đến năm 2020 18 3.1.5. Những vấn đề môi trường tồn tại và yêu cầu giải quyết21 3.1.6. Dự báo biến động môi trường đến năm 2020 22 3.2. Đề xuất quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Đông Hà đến năm 202028 3.2.1. Đề xuất riêng cho từng vùng chức năng 28 a. Phân vùng hệ thống thoát nước28 b. Phân vùng hệ thống cấp nước 30 c. Phân vùng hệ thống xử lý nước thải 32 d. Phân vùng hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn 35 e. Phân vùng hệ thống công trình vệ sinh công cộng và hệ thống cây xanh 40 KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

doc50 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4008 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng môi trường tự nhiên và đề xuất quy hoạch bảo vệ môi trường ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng 21 - 22%. Nâng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chiếm 33 - 34% tổng GDP toàn Thành phố. - Ngành công nghiệp - TTCN thu hút, tạo việc làm cho 22 nghìn lao động tham gia vào hoạt động công nghiệp vào năm 2020, chiếm khoảng 31 - 32% tổng lao động xã hội. - Đến hết năm 2010 xây dựng hoàn thành và phấn đấu lấp đầy 60 - 70% diện tích các khu công nghiệp Nam Đông Hà, cụm công nghiệp Đông Lễ, hoàn thành hạ tầng các khu công nghiệp phía Tây. Sau 2010, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp khác, đẩy mạnh thu hút cá c dự án đầu tư. Đến năm 2020, phấn đấu lấp đầy trên 80 - 90% diện tích các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Định hướng phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu Trong giai đoạn 2008 - 2020, trên địa bàn Thành phố Đông Hà tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ đạo như: - Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống - Công nghiệp chế biến kim loại và cơ khí. - Công nghiệp dệt may, da giày. - Chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. - Công nghiệp điện, điện tử, công nghệ thông tin. - Các ngành công nghiệp khác. - Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Phát triển các khu, cụm công nghiệp Tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn Thành phố đến năm 2015 - 2020. Bố trí để dành quỹ đất phát triển công nghiệp giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Định hướng đến năm 2020, trên địa bàn Thành phố có khu công nghiệp tập trung Nam Đông Hà, cụm công nghiệp Đông Lễ, cụm công nghiệp khu phố 1 - phường 4, Cụm công nghiệp Quốc lộ 9D. Bảng 3.2 - Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp - TTCN STT Khu, cụm công nghiệp Địa điểm Diện tích (ha) I Khu công nghiệp tập trung tỉnh Quản lý 1 Khu công nghiệp Nam Đông Hà Phường Đông Lương 99,03 II Các cụm công nghiệp Thành phố quản lý 1 Cụm công nghiệp Đông Lễ Phường Đông Lễ 10 2 Cụm công nghiệp khu phố 1, phường 4 Khu phố 1- phường 4 1,86 3 Cụm công nghiệp Quốc lộ 9D 33,4 c. Định hướng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp: - Phát triển nông nghiệp ven đô theo hướng sản xuất hàng hoá. Từng bước xây dựng nền nông nghiệp sạch, áp dụng công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo cung cấp nông sản, thực phẩm, rau xanh cho Thành phố Đông Hà và một phần hướng tới xuất khẩu. - Tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng: Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ hợp lý; đa dạng các loại cây trồng, trong đó xác định mũi nhọn là phát triển vùng rau xanh, cây ăn quả và lúa; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp. - Tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, công nghệ sinh học, công nghệ sạch, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng trong nông nghiệp, tăng giá trị thu nhập, hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác, nâng cao đời sống dân cư khu vực nông nghiệp. - Phát huy thế mạnh mỗi khu vực, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cây trồng có giá trị cao, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Gắn sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với các cơ sở thu mua, tiêu thụ, chế biến nông sản, ổn định thị trường. - Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ tài nguyên đất, nguồn nước, môi trường sinh thái. 3.1.5. Những vấn đề môi trường tồn tại và yêu cầu giải quyết a. Những vấn đề môi trường cấp bách liên quan đến phát triển công nghiệp: Hiện tại, hầu hết các cơ sở công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Đông Hà nằm rải rác, xen kẽ với các khu dân cư. Tình trạng ô nhiễm môi trường do khí thải (chủ yếu là bụi và tiếng ồn), nước thải và chất thải rắn xảy ra trong khu dân cư ngày càng tăng. Các khu, cụm công nghiệp tập trung chưa có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn. Đặc biệt, trong tương lai với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp thì vấn đề xử lý chất thải công nghiệp ngày càng trở cấp bách hơn. b. Những vấn môi trường cấp bách liên quan đến quá trình đô thị hoá: Vấn đề chất thải rắn sinh hoạt Thành phố Đông Hà tuy đã có mạng lưới thu gom, xử lý chất thải rắn nhưng chỉ đáp ứng được một phần trong công tác thu gom chất thải rắn hiện nay. Đặc biệt, khi thành phố Đông Hà lên thành phố với việc cải tạo, chỉnh trang và mở rộng không gian đô thị, đẩy mạnh tốc độ phát triển CN - TTCN theo hướng CNH - HĐH, nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa thì mạng lưới thu gom và xử lý hiện tại càng không thể đáp ứng yêu cầu, do: tỷ lệ thu gom tại các phường ngoại thành thấp; phương tiện, nhân lực thu gom còn hạn chế; chất thải rắn xây dựng chưa được thu gom và xử lý thích hợp; chất thải rắn nguy hại ngày càng tăng; các điểm tập kết, tuyến thu gom chưa hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu về BVMT; chưa có chế tài phù hợp và ý thức của người dân chưa cao trong vấn đề môi trường nói chung, thu gom xử lý chất thải rắn nói riêng. Trước thực trạng đó, cần phải có sự điều chỉnh, cải tạo mạng lưới thu gom và xử lý chất thải rắn nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu hiện tại và phát triển tương lai. Vấn đề thoát nước và xử lý nước thải Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn chung với hệ thống thoát nước mưa đô thị. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước chung cũng không đáp ứng được yêu cầu, nên nước thải hầu như tự chảy từ vùng cao đến vùng thấp. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và y tế không được xử lý hoặc xử lý không triệt để, đổ thẳng vào mương thoát nước chung, đặc biệt nước thải của các cơ sở nhỏ lẽ như nhà hàng, khách sạn, xưỡng sửa chữa ô tô... đổ thải trực tiếp gây ảnh hưởng đến môi trường nước mặt, nước ngầm và môi trường đất. Có thể thấy rằng thực trạng thoát nước của thành phố Đông Hà hiện nay còn nhiều bất cập và không có hệ thống mương thoát đồng bộ nên việc ngập úng cục bộ trong các khu vực thường xảy ra liên tục ngay cả sau khi xảy ra các trận mưa nhỏ và ngắn ngày. c. Một số vấn đề môi trường bức xúc khác: Giết mổ gia súc Trên địa bàn thành phố Đông Hà, ngoài một số cơ sở giết mỗ gia súc tâp trung ở phường 1 và phường Đông Lương, còn rất nhiều cơ sở giết mỗ nhỏ, quy mô hộ gia đình. Đây là hoạt động gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư rất khó kiểm soát, cần phải nghiêm cấm hoạt động, di dời vào các khu vực giết mỗ tập trung hay xây dựng hầm biogas để giải quyết vấn đề môi trường. Khai thác tài nguyên Hiện nay, tình trạng khai thác cát sạn lòng sông để làm vật liệu xây dựng diễn ra rất phổ biến trên địa bàn Thành phố nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, các khu vực khai thác khai thác tự phát bao gồm: Cầu Đông Hà; Cảng Đông Hà; Đường Trần Nguyên Hãn, An Lạc (phường Đông Giang); Gần ngã 3 Gia Độ; đập ngăn mặn sông Vĩnh Phước; cách trạm bơm cấp nước 2km về phía thượng lưu và 1 điểm thuộc địa bàn phường 4 trên sông Hiếu. Các điểm tập kết này gây mất mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển. 3.1.6. Dự báo biến động môi trường đến năm 2020 a. Diễn biến chất lượng môi trường không khí: Với định hướng phát triển kinh tế như đã quy hoạch là thương mại - dịch vụ giữ vai trò chủ đạo, công nghiệp giữ vai trò động lực sẽ dẫn đến sự gia tăng dân số cơ học, gia tăng sự hoạt động của các phương tiện giao thông làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí của thành phố Đông Hà. Khí thải từ hoạt động giao thông và đô thị + Khí thải từ hoạt động giao thông: Các phương tiện giao thông sử dụng các loại nhiên liệu như xăng, dầu... là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí bởi sự phát thải các loại khí như: Bụi, tiếng ồn, CO2, SO2, CO, NOx, hơi xăng, dầu... Theo thống kê của Sở giao thông Vận tải năm 2009, số lượng các loại xe như sau: Bảng 3.3 - Tổng hợp các loại xe TT Loại xe Số lượng (xe) 1 Xe máy 35.416 2 Xe tải 2.669 3 Xe khách 1.516 Số liệu dự báo cho năm 2020 với mức tăng trưởng xe ôtô, xe tải hàng năm là 9% và xe máy là 16% (bằng tốc độ tăng trưởng năm 2008), ta có số lượng các loại xe như sau: Bảng 3.4 - Số liệu dự báo lượng xe TT Loại xe Số lượng (xe) 1 Xe máy 41.083 2 Xe tải 2.910 3 Xe khách 1.652 Mức độ ô nhiễm không khí không những phụ thuộc vào số lượng các loại phương tiện tham gia giao thông mà còn phụ thuộc vào quảng đường di chuyển, chất lượng mặt đường. Bảng 3.5 - Bảng tổng hợp chiều dài các đoạn đường đô thị (trang 23) TT Loại đường Chiều dài (km) Chiều rộng quy hoạch (m) Nền Mặt 1 Đường Trung ương 20,5 12-53 12-25 2 Đường Tỉnh 53,25 11-32 3,5-10,5 3 Đường Thành phố 31,51 4-34 4-20 4 Đường Phường 53,41 4-15 4-7 Tổng cộng 158,7 Nguồn: [P9] Hệ số ô nhiễm trung bình không khí của từng loại xe được tính toán theo bảng sau: Bảng 3.6 - Hệ số ô nhiễm không khí trung bình của các loại xe (kg/1000km) Loại xe TSP SO2 NOx CO Xe máy 0,08 0,57 0,14 16,7 Xe tải 0,9 4,76 10,3 18,2 Xe khách 0,07 2.05S 1,19 7,72 Nguồn [7] Nếu tính lưu lượng xe chạy trong 1 ngày bằng khoảng 90% số xe có trong Thành phố và có 30% xe vãng lai thì lưu lượng xe cơ giới đường bộ thành phố Đông Hà năm 2020 được dự báo trong bảng sau: Bảng 3.7 - Lưu lượng xe cơ giới đường bộ TT Loại xe Số lượng (xe/ngày) 1 Xe máy 49.300 2 Xe tải 3.492 3 Xe khách 1.985 Giả sử đến năm 2020, số km đường (gồm đường Trung ương, đường tỉnh, đường thành phố) thường xuyên có các loại xe chạy là 150km. Như vậy, tải lượng ô nhiễm không khí dự báo đến năm 2020 theo bảng sau: Bảng 3.8 - Tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông Loại xe Số lượng TSP (kg/ngày) SO2 (kg/ngày) NOx (kg/ngày) CO (kg/ngày) Xe máy 49.300 591,6 4215,2 1035,3 123496,5 Xe tải 3.492 471,4 2493,3 5395,1 9533,2 Xe khách 1.985 20,9 610,4 354,3 2298,6 Như vậy, tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông là tương đối lớn. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm không khí phụ thuộc vào khả năng phát tán, lan truyền của các chất ô nhiễm trong không khí, đặc biệt vào mùa hè với sự hoạt động của gió Tây Nam, mức độ phát tán càng nhanh. + Khí thải từ khu đô thị Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với các nước đang phát triển, hệ số ô nhiễm do hoạt động dân cư được đưa ra trong bảng sau: Bảng 3.9 - Hệ số phát thải từ khu dân cư Chất đốt Thông số phát thải (kg/người.ngày) Bụi SO2 NOx CO THC Gas 1,5.10-6 1,83.10-7 5,16.10-5 1,06.10-5 4,26.10-5 Dầu 5,18.10-6 1,64.10-4 7,06.10-5 1,61.10-5 5,81.10-6 Than 4,444.10-6 1,73.10-4 7,97.10-5 2,81.10-5 4,8.10-7 Củi 7,65.10-6 1,07.10-4 9,17.10-6 4,58.10-4 2,32.10-4 Tổng 3,17.10-5 0,86.10-5 5,27.10-5 1,22.10-4 6,06.10-5 Nguồn [P10] Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đông Hà đến năm 2020, dân số dự kiến của thành phố Đông Hà năm 2020 là 155.000 người. Như vậy, tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động của dân cư là: Bảng 3.10 - Tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động của dân cư Các chất gây ô nhiễm Bụi SO2 NOx CO THC Hệ số phát thải (kg/người.ngày) 3,17.10-5 0,86.10-5 5,27.10-5 1,22.10-4 6,06.10-5 Tải lượng (kg/ngày) 4,92 1,33 8,17 18,91 9,39 + Khí thải từ hoạt động công nghiệp Hệ số phát thải khu công nghiệp như sau: Bảng 3.11 - Hệ số phát thải trung bình của khí thải công nghiệp Chất ô nhiễm Hệ số phát thải (kg/ha.ngày.đêm) Bụi 8,18 SO2 78,27 CO 2,42 NO2 5,11 Căn cứ vào quy hoạch các KCN, CCN trên địa bàn thành phố đến 2020, tính toán và dự báo khí thải phát sinh ở các KCN, CCN như sau: Bảng 3.12 - Dự báo lượng khí thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp TT Khu CN Diện tích (ha) Tải lượng năm 2020 (kg/ngày) Bụi SO2 CO NO2 1 Khu công nghiệp Nam Đông Hà 99,03 810,1 7.751,1 239,7 506,1 2 Cụm công nghiệp Đông Lễ 10 81,8 782,7 24,2 51,1 3 Cụm công nghiệp Quốc lộ 9D 33,4 273,2 2614,2 80,8 170,6 4 Cụm công nghiệp khu phố 1, phường 4 1,86 15,2 145,6 4,5 9,5 Tổng tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động công nghiệp đến năm 2020 là khá lớn. Tuy nhiên, với mức độ lấp đầy các KCN, CCN như hiện nay thì các số liệu trên chỉ mang tính lý thuyết và thực tế đến năm 2020 tải lượng chất ô nhiễm sẽ thấp hơn nhiều so với con số dự báo. b. Diễn biến chất lượng môi trường nước: Nước thải ở thành phố Đông Hà chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, đặc biệt khi sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chú trọng phát triển thương mại - dịch vụ và công nghiệp sẽ làm tăng lưu lượng nước thải do sự tăng dân số và tăng số lượng các nhà máy, xí nghiệp. Nước thải sinh hoạt Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đông Hà đến 2020, định mức cấp nước dự kiến đạt 150lít/người.ngày, lượng nước thải được tính bằng 80% nước cấp, như vậy lưu lượng nước thải năm 2020 được dự báo theo công thức sau: Q = A x P x 80/100, Trong đó: Q: Lưu lượng nước thải sinh hoạt (m3/ngày) A: Định mức cấp nước dự kiến (lít/người/ngày) Q = 18.600m3/ngày P: Số dân (155.000 người năm 2020) Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (khi chưa qua xử lý) theo bảng sau: Bảng 3.13 - Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/người.ngày) Trung bình Chất rắn lơ lửng 70 - 145 107 BOD5 45 - 54 50 COD 85 - 102 93 Tổng Nitơ (N) 6 - 12 9 Tổng Phospho (P) 0,6 - 4,5 2,6 Nguồn [P10] Trên cơ sở dự báo lưu lượng và tải lượng nước thải, có thể dự báo được nồng độ nước thải sinh hoạt như sau: Bảng 3.14 - Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Thông số Nồng độ (mg/l) năm 2020 TCVN QCVN 14:2008/BTNMT Chất rắn lơ lửng 892 100 BOD5 417 50 COD 775 - Tổng Nitơ (N) 75 - Tổng Phospho (P) 22 10 Ghi chú: TCVN QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt. Nước thải của các cơ sở sản xuất CN và TTCN Theo quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đông Hà đến năm 2020: Diện tích các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố dự kiến đến năm 2020 là: 144,3ha. Lượng nước thải phát sinh theo tiêu chuẩn đối với hoạt động công nghiệp là: 22m3/ha.ngày. Như vậy, lượng nước thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp là: 22 x 144,3 = 3.175m3/ngày. Nước thải y tế Với số liệu, trung bình mỗi giường bệnh thải ra 300 lít/giường.ngày. Lượng nước thải y tế được tính toán dựa vào số giường bệnh. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đông Hà đến năm 2020: Tiêu chuẩn giường bệnh dự kiến đến năm 2020 là 60 giường bệnh/vạn dân. Như vậy, lượng nước thải từ bệnh viện là: 279m3/ngày ứng với 930 giường bệnh. Tóm lại, diễn biến chất lượng môi trường nước trong tương lai phụ thuộc vào lưu lượng, thành phần các loại nước thải khi đổ ra nguồn tiếp nhận. Do đó, việc xử lý các loại nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường là mục tiêu quan trọng nhằm quản lý và bảo vệ nguồn nước. c . Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh : Lượng chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt Lượng chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt phụ thuộc vào quy mô dân số, mức độ phát triển, tỷ lệ phát sinh, thu gom chất thải rắn của đô thị. Đối với đô thị loại III, lượng chất thải rắn phát sinh 0,9kg/người.ngày, tỷ lệ thu gom ³ 90%. Như vậy, lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2020 là 140 tấn/ngày và lượng chất thải rắn thu gom được là 126 tấn/ngày. Lượng chất thải rắn phát sinh từ công nghiệp Khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh phụ thuộc tốc độ phát triển công nghiệp, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của các địa phương. - Khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh được tính toán trên cơ sở ước tính hệ số phát sinh (Dao động từ 0,1 - 0,3 tấn/ha.ngđ) ở bảng sau: Bảng 3.15 - Hệ số phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại một số KCN TT Tên KCN Khối lượng chất thải rắn (tấn/ngày) Diện tích đã lấp đầy (ha) Hệ số phát sinh (tấn/ha.ngày) 1 Tiên Sơn & Quế Võ, Bắc Ninh 47,7 307,7 0,155 2 Biên Hòa I, Đồng Nai 45,6 313 0,147 3 Sóng Thần, Bình Dương 45,8 158,4 0,289 4 Thụy Vân, Phú Thọ 17,4 79 0,22 Nguồn [13] Đối với thành phố Đông Hà, tổng diện tích công nghiệp là 144,3ha, lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 14,5 tấn/ngày. Lượng chất thải rắn nguy hại trong công nghiệp chiếm 3 - 25% tổng lượng chất thải rắn phát sinh. Đối với đô thị Đông Hà, chọn tỷ lệ 3%, như vậy lượng chất thải rắn nguy hại là 3% x 14,5 = 0,43 tấn/ngày. Lượng chất thải rắn phát sinh từ y tế Lượng chất thải rắn phát sinh từ y tế phụ thuộc vào số giường bệnh và tiêu chuẩn thải rác, lượng chất thải rắn phát sinh 1 - 2 kg/giường bệnh.ngày. Đến năm 2020, thành phố Đông Hà ước có 930 giường bệnh, như vậy lượng chất thải rắn phát sinh là 1,86 tấn/ngày, trong đó chất thải nguy hại chiếm 22% tức 0,4 tấn/ngày. Lượng chất thải rắn phát sinh ở một số lĩnh vực khác Áp dụng đối với đô thị Đông Hà: - Lượng chất thải rắn phát sinh từ thương mại, du lịch chiếm 1% tổng chất thải rắn sinh hoạt. - Lượng chất thải rắn từ các khu công cộng 10% tổng chất thải rắn sinh hoạt. - Lượng chất thải rắn từ hoạt động xây dựng 20% tổng chất thải rắn sinh hoạt. Như vậy, lượng chất thải rắn từ dịch vụ, du lịch, công cộng và xây dựng là: 43,4 tấn/ngày. 3.2. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ ĐẾN NĂM 2020 3.2.1. Đề xuất quy hoạch cho từng vùng chức năng môi trường a. Phân vùng hệ thống thoát nước: Hiện nay và trong tương lai gần, công tác thoát nước của Thành phố chỉ mới ở mức độ phục hồi và cải thiện mở rộng hệ thống. Do đó, chỉ mới khắc phục những tồn tại trước mắt, đáp ứng được một phần theo thời gian, trong một phạm vi hẹp. Thành phố chưa có định hướng cụ thể để xây dựng một hệ thống thoát nước đồng bộ cũng như đề ra một chương trình quản lý để vận hành một cách có hiệu quả. Như vậy, trong xu thế đô thị hoá ngày càng tăng nhanh, việc quy hoạch và xây dựng ra một mạng lưới hệ thống thoát nước mưa cho Thành phố nhằm bảo vệ môi trường và hạn chế các tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của người dân là việc làm hết sức cần thiết trong lúc này. Mục tiêu quy hoạch mạng lưới thoát nước mưa Đảm bảo thu và vận chuyển nước mưa ra khỏi đô thị một cách nhanh nhất, chống ngập lụt đường phố và các khu dân cư. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ chiều dài cống rãnh thoát nước/chiều dài đường là 90% (tức là 147km cống /163,54km đường). Đồng thời chất lượng cống cũng như tính đồng bộ về kích thước cũng phải đảm bảo. Nội dung quy hoạch Lựa chọn lưu vực thoát nước mưa cho Thành phố Căn cứ vào định hướng phát triển đô thị của Thành phố và đặc điểm địa hình của khu vực, có thể phân chia thành các lưu vực sau: Giữ nguyên phân chia các lưu vực do Dự án ADB đã vạch trước đây là 10 lưu vực (LV1 - LV10). Đồng thời bổ sung thêm 04 lưu vực (LV11 - LV14) theo bảng sau: Bảng 3.16. Phân chia lưu vực thoát nước mưa Thành phố TT Giới hạn, vị trí Diện tích lưu vực (ha) Hướng thoát Vị trí thoát 10 lưu vực mà Dự án ADB đã chọn LV1 Nằm ở phía Nam tuyến đường sắt và phía Tây của đường Hùng Vương 403 Nam - Bắc Hồ Khe Sắn - Hồ Trung Kim - sông Hiếu LV2 Phía Nam TP, thuộc Phường 5 và Đông Lương 795 Tây - Đông Hồ Đại An - cánh đồng trũng phía Đông TP LV3 Phía Tây TP, giáp Phường 3 226 Nam-Bắc Sông Hiếu LV4 Phía Bắc tuyến đường sắt, phía Tây Quốc lộ 1A và giáp bờ Nam sông Hiếu 166 Nam-Bắc Sông Hiếu LV5 Phía Tây Bắc Quốc lộ 1A, giáp bờ Nam sông Hiếu 90 Nam - Bắc Sông Hiếu LV6 Phía Đông Quốc lộ 1A, ở phía bắc sông Hiếu, phường Đông Giang 99 Tây Bắc Đông Nam Sông Hiếu LV7 Nằm giữa Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt ở bờ Bắc sông Hiếu 100 Tây Bắc - Đông Nam Sông Hiếu LV8 Dọc sông Hiếu phía Bắc, thuộc phường Đông Thanh 48 Tây Bắc - Đông Nam Sông Hiếu LV9 Nằm ở phía Tây TP, thuộc địa phận Phường 3 và Phường 4 475,2 Tây Nam - Đông - Bắc Hồ Khe Mây - Sông Hiếu LV10 Nằm ở phía Tây của TP, thuộc địa phận Phường 4 239,1 Đông Nam - Tây Bắc Hồ Km6 - Sông Hiếu 04 lưu vực bổ sung thêm LV11 Phía Bắc sông Vĩnh Phước, phía Nam đường 9D, thuộc phường 3 và phường Đông Lương 2.572 Tây Bắc - Đông Nam Sông Vĩnh Phước LV12 Đông Quốc lộ 1A, vùng trũng phường 2, phường Đông Lễ và phường Đông Lương. 925,4 02 hướng: Tây - Đông và Nam - Bắc Sông Thạch Hãn và sông Hiếu LV13 Phường Đông Thanh, Bắc sông Hiếu 266,2 Tây - Đông Sông Hiếu LV14 Phường Đông Giang, Bắc sông Hiếu 520 Tây Bắc - Đông Nam Sông Hiếu, sông Trúc Kinh - sông Hiếu Nâng cấp, cải tạo hệ thống cũ đã xuống cấp và tận dụng các hồ nước sẵn có để làm hồ điều hoà - Nâng cấp, cải tạo toàn bộ hệ thống cống rãnh hiện có đang bị xuống cấp theo kích thước đồng bộ với các hệ thống xây mới. - Hồ điều hoà có tác dụng là nơi chứa nước tạm thời trong trường hợp nước mưa thoát không hết ra sông và điều tiết lưu lượng dòng chảy trước khi vào hệ thống cống. Các hồ, kênh được đề xuất là: Hồ Đại An và tuyến kênh thoát ra vùng trũng phía Đông Thành phố; Hồ Trung tâm (Hồ khe Sắn) và khe Lược nối từ hồ Trung tâm ra sông Hiếu, Ngoài ra, sử dụng hồ Khe Mây, hồ Km6 để làm hồ điều hoà trước khi chảy ra sông Hiếu. Quy hoạch tuyến mới theo định hướng mở rộng không gian đô thị Căn cứ vào không gian đô thị mở rộng đến năm 2020. Có thể phân thêm 04 lưu vực, trong đó: - Lưu vực số 11: Tổng chiều dài dòng chảy mặt thường xuyên trên lưu vực ước tính khoảng: 31.737m, mật độ dòng chảy thường xuyên trên lưu vực chiếm 0,012km/ha. Trong đó: có 12 dòng chảy thường xuyên tương đương với 12 tiểu lưu vực nhỏ và đổ vào sông Vĩnh Phước. Sử dụng hồ nước phía Tây khu dân cư Lai Phước và đường Hùng Vương mới để xây dựng hồ sinh học với diện tích 2,3ha. - Lưu vực số 12: Tổng chiều dài dòng chảy mặt thường xuyên trên lưu vực ước tính khoảng:14.856m, mật độ dòng chảy thường xuyên trên lưu vực chiếm 0,016km/ha. Do trên bề mặt lưu vực ít các dòng chảy tự nhiên nên để thoát nước tốt cần phải đầu tư xây dựng thêm hệ thống. Việc xây dựng dựa theo 10 tuyến giao thông lớn và phân bố đồng đều trên toàn bộ diện tích. Qua tính toán thì chiều dài hệ thống cần xây mới khoảng 33,62km. - Lưu vực số 13: Tổng chiều dài dòng chảy mặt trên lưu vực khoảng 3.500m, mật độ dòng chảy trung bình khoảng 0,013km/ha. Trong lưu vực có 01 phụ lưu chính của sông Hiếu, phụ lưu này có chiều dài khoảng 3,5km, diện tích khoảng 6,476ha, đi qua xuyên qua lưu vực 8 rồi đổ ra sông Hiếu. - Lưu vực số 14: Tổng chiều dài dòng chảy mặt trên lưu vực khoảng 13.500m, mật độ dòng chảy trung bình trên lưu vực khoảng 0,026km/ha. Trong lưu vực hình thành 03 tiểu lưu vực nhỏ với các hướng nghiêng phụ Bắc - Nam cho các dòng chảy đổ trực tiếp vào sông Hiếu, Tây Đông và Đông Tây cho phụ lưu sông Hiếu và Tây Đông cho sông Trúc Kinh đổ vào sông Hiếu. Quy hoạch hạn chế ngập lụt do thuỷ triều - Hiện trạng ngập lụt địa bàn thành phố Đông Hà: Ngập lụt do triều sông Hiếu và sông Thạch Hãn với tần suất 02 năm một lần với diện tích khoảng 2.735ha, bao gồm các phường Đông Lương, Đông Lễ, Phường 2, Đông Giang, Đông Thanh, phường 1, 3 và 4. - Phương án quy hoạch: Xây các tuyến đê ngăn lũ dọc bờ sông Hiếu và sông Thạch Hãn. Hiện tại, trong thiết kế của Dự án ADB mới chỉ có 02 đoạn đê ngăn lũ, dự kiến ở phường 3 với chiều dài gần 1km, ở phường 2 với chiều dài khoảng 800m. Như vậy, với chiều dài gần 2km thì chưa đảm bảo khả năng ngăn lũ cho thành phố Đông Hà. Do đó, đề xuất phương án xây dựng bổ sung dọc các tuyến Hoàng Diệu (4km), Bùi Thị Xuân (2km) và Thạch Hãn (3,5km). b. Phân vùng hệ thống cấp nước: Nhu cầu cấp nước Bảng 3.17 - Nhu cầu cấp nước cho thành phố Đông Hà đến năm 2020 TT Đối tượng dùng nước Tiêu chuẩn dùng nước Các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020 Lượng nước cấp (m3/ngày) 1 - Sinh hoạt - Tỷ lệ cấp nước - 150lít/người.ngày - 100% Dân số: 155.000 người 23.250 2 Nước phục vụ công cộng 10%x(1) - 2.325 3 Cho công nghiệp dịch vụ trong đô thị 10%x(1) - 2.325 4 Khu công nghiệp 22m3/ha.ngày Diện tích KCN, CCN: 144,3ha 3.174 5 Nước thất thoát <20% (1+2+3+4) - 6.599 6 Nước cho bản thân nhà máy xử lý nước 8%(1+2+3+4+5) - 3.167 Tổng lượng nước cấp 40.840 Nguồn nước cấp và nhà máy xử lý nước Sông Vĩnh Phước: Khai thác công suất 15.000m3/ngày. Nước ngầm từ Gio Linh: Cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đông Hà với lưu lượng khoảng 5.000 m3/ngày. Như vậy, lượng nước cấp cần phải bổ sung đến năm 2020: 40.840 - 20.000 = 20.840m3/ngày đêm. Theo khảo sát của Công ty TNHH Cấp nước và Xây dựng Quảng Trị, trong tương lai không thể nâng công suất của Xí nghiệp sản xuất nước sạch Đông Hà và nguồn nước ngầm từ Gio Linh vì vậy cần nghiên cứu lựa chọn vị trí xây dựng thêm nhà máy xử lý nước trên sông Hiếu (huyện Cam Lộ) nhằm bổ sung cho thành phố với công suất dự kiến khoảng 20.000 - 25.000 m3/ngày.đêm. Hệ thống dẫn nước Trên cơ sở mạng lưới cấp nước hiện có, cần cải tạo và dự kiến thiết kế bổ sung thêm các tuyến ống cấp nước mới, các đường ống đến khu dân cư để đảm bảo cấp nước tới các hộ tiêu thụ. Mạng lưới cấp nước có đường kính ống từ D100mm-D500mm được thiết kế mạng vòng. Đồng thời gắn kết theo quy hoạch mở rộng đô thị, chú trọng cấp nước cho các khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị mới và các khu tập trung đông dân cư. - Cải tạo và thay thế khoảng 27,3km đối với các tuyến đường ống cấp được xây dựng từ 20 năm về trước (1977 đến 1995). Bảng 3.18 - Các tuyến ống cấp nước chính cần được nâng cấp và sửa chữa STT Loại ống cấp Số tuyến Chiều dài (km) Năm xây dựng 1 DN100 14 13,4 1977 – 1990 2 DN200 02 2,2 1980 – 1985 3 DN300 02 9,5 1977 4 DN400 01 2,2 1977 Tổng 19 27,3 - - Xây dựng bổ sung các tuyến ống cấp nước mới khoảng 38,8km nhằm tăng khả năng cấp nước cho thành phố. Bảng 3.19 - Các tuyến ống cấp nước chính cần được xây mới STT Loại ống cấp Số tuyến Chiều dài (km) 1 DN100 41 27,9 2 DN150 05 3,6 3 DN200 04 3,6 4 DN300 02 3,7 Tổng 52 38,8 Như vậy, tổng chiều dài các tuyến ống đuợc nâng cấp và xây mới đến năm 2020 đạt khoảng 66,1km, tổng chiều dài mạng lưới cấp nước cho thành phố Đông Hà chưa tính tuyến ống cấp bổ sung từ Gio Linh, Cam Lộ và các tuyến ống hộ gia đình đến năm 2020 cần đạt khoảng 143,4km. c. Phân vùng hệ thống xử lý nước thải: Nước thải sinh hoạt Thoát nước Tỷ lệ tuyến cống thoát nước thải/tuyến đường hiện tại mới chỉ đạt 36,4% và dùng để thoát nước chung (cả nước mưa và nước thải). Để đảm bảo vệ sinh môi trường, trong thời gian tới thành phố Đông Hà cần có kế hoạch cụ thể để cải tạo khoảng 2,45km hệ thống mương rãnh thoát nước đã được xây dựng từ 1997 - 2003 chủ yếu ở khu vực chợ Đông Hà (đường Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Đinh Tiên Hoàng....), xây dựng mới khoảng 76km tuyến cống thoát và 12,2km mương rãnh thoát nước ở các khu vực còn lại của thành phố kể cả vùng ưu tiên thoát nước của Dự án ADB nhằm đạt chỉ tiêu đến năm 2020 tỷ lệ tuyến cống thoát nước thải/tuyến đường đạt 90% (tức 147km/163km), 80% khu vực dân cư vùng đô thị có hệ thống thoát nước theo đúng tiêu chuẩn quy định. Ngoài ra, thành phố Đông Hà cần phải hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống thoát nước riêng. Xử lý nước thải ­ Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải Để bảo vệ môi trường, trong thời gian tới thành phố Đông Hà cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị đảm bảo vệ sinh môi trường với công nghệ thích hợp, tiết kiệm chi phí đầu tư, nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải như sau: - Phù hợp với điều kiện tự nhiên: Thành phố Đông Hà có nền nhiệt độ trung bình hàng năm tương đối cao thích hợp với công nghệ xử lý sinh học, đặc biệt là sinh học tự nhiên và công nghệ xử lý sinh học kỵ khí. - Phù hợp với thành phần, tính chất nước thải: Thành phần, tính chất nước thải đô thị ở nước ta nói chung và thành phố Đông Hà nói riêng khác xa so với nước thải ở các thành phố hiện đại của các nước công nghiệp phát triển bởi 3 lý do chính: + Mức sống trung bình của xã hội trong các đô thị còn thấp nên lượng chất thải hữu cơ theo đầu người không cao; + Hầu hết các nhà đều có bể tự hoại (cho dù hoàn thiện hay chưa hoàn thiện), do đó trước khi xả vào cống, nước thải cũng đã được xử lý một phần bằng sinh học kỵ khí; + Mạng lưới thoát nước chưa hoàn thiện, về mùa khô nước thải đọng lại trong cống rất lâu, do vậy, trên thực tế cũng đã xảy ra một quá trình xử lý kỵ khí tương tự như trong bể tự hoại. - Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội: Việc thu phí thoát nước sẽ là yêu cầu tất yếu, sớm hay muộn cũng phải thực hiện. Nhìn chung, ở nước ta nói chung cũng như thành phố Đông Hà nói riêng, tỷ lệ người có mức thu nhập trung bình và thấp vẫn chiếm đa số trong cư dân đô thị. Vì vậy, giải pháp công nghệ xử lý nước thải trong giai đoạn này trước hết phải đảm bảo mục tiêu quan trọng là giá thành thấp để những người có thu nhập trung bình và thấp có thể trả được và sẵn sàng trả chi phí thoát nước. Để đạt được mục tiêu này cần lưu ý tới các vấn đề sau: + Ưu tiên áp dụng công nghệ xử lý bằng tự nhiên, chỉ khi nào không có điều kiện áp dụng giải pháp này mới tính đến các giải pháp khác.   + Tiêu chuẩn, mức độ vệ sinh và yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý: Việc đảm bảo mức độ vệ sinh là một quá trình nâng dần từ thấp đến cao, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và mức sống xã hội. + Tái sử dụng nước thải sau xử lý: Đây là vấn đề cũng nên quan tâm vì nó góp phần làm giảm giá thành xử lý. - Kết hợp trước mắt và lâu dài: Đầu tư xây dựng theo khả năng về tài chính, nhưng luôn bám sát một dây chuyền công nghệ hoàn chỉnh nhằm từng bước hoàn thiện công nghệ hiện đại trong tương lai. ­ Lựa chọn trạm xử lý nước thải đô thị Trạm xử lý nước thải phải: - Thuận lợi cho việc thoát nước, gần nguồn tiếp nhận nước thải; - Cuối hướng gió chính, cuối nguồn nước; - Có đủ diện tích để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, có thể mở rộng trong tương lai; - Có thể xây dựng trạm xử lý nước thải cục bộ, phục vụ cho một khu vực tách biệt, khó khăn cho việc vận chuyển nước thải về trạm xử lý tập trung; - Đảm bảo cảnh quan đô thị; Căn cứ vào các tiêu chí và kế thừa dự án thoát nước ADB đang xây dựng, báo cáo quy hoạch lựa chọn xây dựng 4 trạm xử lý nước thải theo 4 tuyến thoát nước đang xây dựng và 1 trạm bổ sung phía Bắc của Đông Hà, công suất mỗi trạm khoảng 3.000 - 4.000m3/ngày.đêm. Hệ thống tuyến thoát nước xây mới trong tương lai cũng tập trung chủ yếu về các trạm xử lý nước thải này. Bảng 3.20 - Vị trí, quy mô của các trạm xử lý nước thải TT Vị trí dự kiến Phạm vi phục vụ Nguồn tiếp nhận 1 Cầu Lập Thạch gần bến xe phía Nam Đông Hà Phường 5 (khu phố 1,2,3), phường Đông Lễ (Khu phố 2,3,4,5,9) Đổ vào mương thoát nước phía Đông Thành phố ® sông Hiếu 2 Cống Vận An đối diện với Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường qua Quốc lộ 1A Phường 1 (khu phố 7,8,9,10), Phường 5 (khu phố 4,5), phường Đông Lễ (Khu phố 1A,1B) Đổ vào mương thoát nước phía Đông Thành phố ® sông Hiếu 3 Cuối đường Đặng Dung Phường 1 (Khu phố 9), phường 2 (Khu phố 1,2,3,4,5,6) Sông Hiếu 4 Cầu Bản, gần ngã ba giao nhau giữa đường Thành Cổ và Trần Hưng Đạo Phường 1, phường 3 Đổ vào Khe Lược ® Sông Hiếu 5 Khu phố 9, phường Đông Giang Phường Đông Giang, 1 phần phường Đông Thanh Đổ vào Hói Sòng ® Sông Hiếu Nhận xét: Các vị trí tiếp nhận cuối cùng đều là Sông Hiếu nên bắt buộc các trạm này phải xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường trước khi xả thải nhằm tránh nguy cơ gây ô nhiễm dòng sông. Nước thải công nghiệp Đối với nước thải công nghiệp, cần xây dựng mạng lưới thoát nước riêng hoàn toàn, nước mưa sẽ được thu gom và tách cặn tại các hố ga, sau đó xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là sông, hồ lân cận. Nước thải sẽ được thu gom và xử lý tại trạm xử lý tập trung của khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 trước khi thải ra môi trường. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp, trong thời gian tới, thành phố Đông Hà có 2 khu, cụm công nghiệp tập trung và phải được xây dựng trạm xử lý nước thải đó là: - Khu công nghiệp phía Nam Thành phố (Khu công nghiệp Nam Đông): Đã có 19 dự án đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tương đối hoàn chỉnh và hiện nay đang thực hiện các thủ tục để đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải với công suất khoảng 2.000 - 2.500m3/ngày.đêm. - Cụm công nghiệp Quốc lộ 9D: Chưa xây dựng (bao gồm cả cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư). Tuy nhiên, công suất trạm xử lý nước thải dự kiến phải đầu tư xây dựng khoảng 500 - 1.000m3/ngày. Ngoài ra, Cụm công nghiệp Đông Lễ đã đi vào hoạt động và đã đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải, tuy nhiên chưa vận hành được vì lưu lượng nước thải không đủ để hoạt động. Nước thải bệnh viện: - Nước thải bệnh viện phải được tách làm hai loại: + Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, của cán bộ công nhân viên y tế phải được xử lý qua bể tự hoại xây dựng đúng quy cách, trước khi xả vào cống nước thải đô thị. Nếu xả vào cống nước mưa phải xử lý riêng đạt yêu cầu môi trường. + Nước thải y tế nguy hại phải được xử lý riêng, đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi xả ra cống thoát nước thải đô thị. d. Phân vùng hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn: Hiện nay, theo nguồn vốn của dự án ADB, các điểm tập kết rác đã được xác định. Vị trí, đặc điểm các điểm tập kết rác đã được khảo sát theo bảng 3.21 như sau: Căn cứ vào số liệu dự báo lượng chất thải rắn phát sinh năm 2020 là 208,3tấn/ngày bao gồm: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế, chất thải rắn khác. Số lượng phương tiện cần thiết trong tương lai như sau: - Xe ép rác loại thể tích 8m3 và 6m3 cần đầu tư mới 10 chiếc. - Xe rác đẩy tay loại 0,8m3 cần đầu tư mới 150 chiếc. - Thùng rác tạm tính cho loại 0,24m3 cần đầu tư mới là 90 thùng nếu không tính cho các thùng ở cơ quan, trường học thì phải đầu tư số lượng là 624 thùng. Để thực hiện các mục tiêu, định hướng đặt ra ở trên, trong thời gian tới thành phố Đông Hà cần phải thực hiện một số biện pháp sau: - Xã hội hoá về công tác bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, thực hiện chiến dịch 3R tại nguồn phát thải, thông qua các việc làm cụ thể như sau: + Bằng biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về công tác bảo vệ môi + Xây dựng các chương trình tập huấn, các lớp cộng đồng thực hiện công tác bảo vệ môi trường. + Xây dựng các mô hình tự quản: Cụm dân cư, khu phố, phường tự quản công tác quản lý chất thải rắn và công tác vệ sinh môi trường. - Nâng cao năng lực quản lý và sản xuất cho Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Đông Hà: + Sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị hiện có. + Tăng cường trang thiết bị thu gom và vận chuyển chất thải rắn cho thành phố Đông Hà. + Nâng cao trình độ nghiệp vụ và quản lý cho cán bộ công nhân viên. + Bổ sung kinh phí, thực hiện chế độ khoán để tăng thu nhập cho công nhân và đảm bảo các lợi ích khác cho người lao động như: BHYT, BHXH. + Bổ sung nhân lực đáp ứng yêu cầu trang thiết bị và hoàn thành khối lượng công việc đồng thời phải nâng cao thời gian làm việc hiệu quả của công nhân. - Quy hoạch chi tiết mạng lưới thu gom chất thải rắn phù hợp với hiện tại và quá trình phát triển mở rộng, nâng cấp của thành phố Đông Hà trong tương lai e. Phân vùng hệ thống công trình vệ sinh công cộng và hệ thống cây xanh: Quy hoạch công trình vệ sinh công cộng Nhà vệ sinh công cộng trong các đô thị nói chung hiện đang rất thiếu, chất lượng thấp và lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu văn minh đô thị hiện nay. Mặt khác, nhận thức của nhiều người về nhà vệ sinh công cộng còn thấp là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng nhà vệ sinh thiếu nghiêm trọng. Theo điều tra cho thấy, trên địa bàn thành phố Đông Hà chưa có công trình vệ sinh công cộng phục vụ cho mọi đối tượng, mà chỉ có nhà vệ sinh phục vụ hạn chế cho một số nhóm đối tượng như: - Tại công viên Lê Duẩn, có nhà vệ sinh tại quán cà phê cho thuê, mọi người đến chơi ở công viên không được dùng mà chỉ phục vụ cho khách uống cà phê. - Tại công viên Hùng Vương, có nhà vệ sinh dùng cho mọi người nhưng không có ai trong coi quản lý và hiện tại đã xuống cấp. - Tại nhà Văn hoá Trung tâm, có nhà vệ sinh nhưng chỉ dùng cho đối tượng quản lý, không dùng cho người đến các đối tượng khác. Do đó, thành phố Đông Hà cần phải xây dựng các công trình vệ sinh phục vụ nhu cầu của mọi đối tượng tại các khu vực công cộng trong những ngày bình thường cũng như các dịp lễ, tết… Theo điều tra khảo sát tình hình thực tế và điều kiện kinh tế - xã hội, thành phố Đông Hà cần đầu tư khoảng 24 nhà vệ sinh công cộng (theo thứ tự ưu tiên trong bảng 3.22 Bảng 3.22 - Vị trí dự kiến quy hoạch nhà vệ sinh công cộng TT Vị trí Số lượng Mục đích phục vụ 1 Sân vận động tỉnh 1 Vui chơi, giải trí 2 Công viên tượng đài Lê Duẫn 1 Vui chơi, giải trí 3 Nhà văn hoá Trung tâm 1 Trung tâm văn hoá 4 Trung tâm Thể dục thể thao 1 Vui chơi, giải trí 5 Ga Đông Hà 1 Điểm đưa đón khách 6 Bến xe phía Nam 1 Điểm đưa đón khách 7 Bến xe phía Bắc 1 Điểm đưa đón khách 8 Chợ Đông Hà 2 Thương mại, dịch vụ 9 Chợ phường 5 1 Thương mại, dịch vụ 10 Chợ Lê Lợi 1 Thương mại, dịch vụ 11 Công viên Hữu Nghị 1 Vui chơi, giải trí 12 Công viên Nguyễn Huệ 1 Vui chơi, giải trí 13 Công viên Cọ Dầu 1 Vui chơi, giải trí 14 Đường Hoàng Diệu 1 Cụm dịch vụ đôi bờ sông Hiếu 15 Ngã năm bưu điện 1 Giao thông 16 Cầu Quốc lộ 9 - Lê Duẩn 1 Giao thông 17 Hùng Vương Mới - Lý Thường Kiệt 1 Giao thông 18 Trần Hưng Đạo - Khoá Bảo - Quốc lộ 9 1 Giao thông 19 Ngã 5 Lê Lợi, Tôn Thất Thuyết, Ngô Quyền 1 Giao thông 20 Hồ Khe Mây 1 Cụm du lịch - dịch vụ hồ Khe Mây 21 Phía Nam Hồ Trung Chỉ 1 Cụm Du lịch sinh thái Cọ Dầu - Hồ Trung Chỉ 22 Hồ km6 1 Cụm du lịch dịch vụ hồ Km6 23 Khu du lịch sinh thái Nam Sông Vĩnh Phước 1 Cụm du lịch - dịch vụ Lập Thạch Tổng 24 Quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị Vấn đề phát triển cây xanh đô thị là vấn đề cần quan tâm hiện nay, đặc biệt là cây xanh đường phố. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi sự nổ lực rất lớn và phải giải quyết đồng bộ từ khâu quy hoạch phát triển đô thị đến khâu quy hoạch cây xanh. Vấn đề đáng chú ý là Đông Hà có điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt vì vậy việc lựa chọn loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết và đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ là việc làm rất cần thiết. Mục tiêu đặt ra đối với việc quy hoạch cây xanh trong tương lai: - Tăng cường cây xanh dọc các tuyến phố và các công viên, công sở; hình thành các thảm cây xanh trong đô thị và vành đai xung quanh đô thị. Trong công tác quy hoạch, xây dựng khu đô thị mới hoặc chỉnh trang đô thị với quy mô lớn, chú ý bố trí diện tích đất hợp lý cho các nhu cầu về cảnh quan môi trường và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ cho công tác bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% các tuyến đường nội thành (từ 7m trở lên) có cây xanh. Đảm bảo mật độ cây xanh đường phố đạt 2,0-2,3m2/người theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 362:2005. - Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng, phủ xanh đất trống, hạn chế thoái hoá đất. Khắc phục dứt điểm tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép. Phòng chống cháy rừng có hiệu quả. Nâng tỷ lệ độ che phủ rừng lên 50% năm 2020. - Khai thác triệt để mặt thoáng để trồng cây xanh, trồng hoa, đảm bảo đủ diện tích nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi cho nhân dân và khách du lịch, di dời toàn bộ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nằm xen lẫn trong khu dân cư về vị trí quy hoạch phù hợp. Hình thành các công viên cây xanh, thể dục thể thao của các phường. Cần nghiên cứu trồng cây xanh công viên tại khu dân cư, khu đô thị mới, công viên quy hoạch Nguyễn Huệ, khu du lịch sinh thái Nam sông Vĩnh Phước, trung tâm văn hoá thành phố. Ngoài ra, ưu tiên trồng cây bóng mát thân gỗ lớn tại các diện tích mặt nước của thành phố như hồ Khe Mây, hồ Trung Chỉ (Cọ Dầu), hồ Đại An, hồ Km6 (phường 4), hồ cá phường 2, hồ Khe Sắn - Trung Kim và một số diện tích mặt nước nhỏ hơn nhằm tạo cảnh quan sinh thái đô thị. Dự kiến trồng từ khoảng 400-500 cây bóng mát thân gỗ lớn cho mỗi khu vực, như vậy nếu thực hiện được chỉ tiêu này, thành phố Đông Hà sẽ có thêm khoảng từ 4.000 - 5.000 cây xanh bóng mát đô thị. Đối với việc trồng cây xanh đường phố cần phải thực hiện theo các yêu cầu sau: Các yêu cầu chung - Trồng cây xanh đúng chủng loại quy định, đúng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc. - Cây xanh đưa ra trồng phải đảm bảo tiêu chuẩn: + Cây bóng mát có chiều cao tối thiểu 3,0m và đường kính thân cây tại chiều cao tiêu chuẩn tối thiểu 6cm. + Tán cây cân đối, không sâu bệnh, thân cây thẳng. - Tuỳ theo các tuyến đường mà chọn các loại cây có chiều cao thích hợp: + Loại 1 (cây tiểu mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành nhỏ (<10m). - Loại 2 (cây trung mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành trung bình (10m - 15m). - Loại 3 (cây đại mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành lớn (>15m). Trồng cây xanh đường phố - Đối với các tuyến đường lớn có chiều rộng hè phố trên 5m nên trồng các cây loại 2 hoặc loại 3. - Đối với các tuyến đường trung bình có chiều rộng hè phố từ 3m đến 5m nên trồng các cây loại 1 hoặc loại 2. - Đối với các tuyến đường nhỏ có chiều rộng hè phố hẹp dưới 3m, đường cải tạo, bị khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc trồng tại những vị trí thưa công trình, ít vướng đường dây trên không và không gây hư hại các công trình sẵn có, có thể trồng dây leo theo trụ hoặc đặt chậu cây. - Khoảng cách giữa các cây trồng được quy định tuỳ thuộc vào việc phân loại cây hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên khu vực, đoạn đường - Khoảng cách các cây được trồng tính từ mép lề đường từ 0,6m đến 1,0m căn cứ theo tiêu chuẩn phân loại cây. - Cây xanh đường phố và các dải cây phải hình thành một hệ thống cây xanh liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loại cây trên một tuyến phố. Trồng từ một đến hai loại cây xanh đối với các tuyến đường có chiều dài dưới 2km. Trồng từ một đến ba loại cây đối với các tuyến đường có chiều dài từ 2km trở lên hoặc theo từng cung, đoạn đường. - Đối với các dải phân cách có bề rộng dưới 2m chỉ trồng cỏ, các loại cây bụi thấp, cây cảnh. Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể trồng các loại cây thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trồng cách điểm đầu giải phân cách, đoạn qua lại giữa hai giải phân cách khoảng 3m - 5m để đảm bảo an toàn giao thông. - Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường nghiên cứu thiết kế bố trí trồng dây leo để tạo thêm nhiều mảng xanh cho đô thị, có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo để bảo vệ công trình. Tại các nút giao thông quan trọng ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn giao thông, tổ chức trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành mảng xanh tăng vẻ mỹ quan đô thị. - Cây xanh được trồng cách các góc phố 5m - 8m tính từ điểm lề đường giao nhau gần nhất, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông. - Cây xanh được trồng cách các họng cứu hoả trên đường 2m - 3m; cách cột đèn chiếu sáng và miệng hố ga 1m - 2m. - Cây xanh được trồng cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, cáp ngầm) từ 1m - 2m. - Cây xanh được trồng dọc mạng lưới đường dây dẫn điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện theo quy định của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp. Ô đất trồng cây xanh đường phố - Kích thước và loại hình ô đất trồng cây được sử dụng thống nhất đối với cùng một loại cây trên cùng một tuyến phố, trên từng cung hay đoạn đường. - Xung quanh ô đất trồng cây trên đường phố hoặc khu vực sở hữu công cộng (có vỉa hè) phải được xây bó vỉa có cao độ cùng với cao độ của hè phố nhằm giữ đất tránh làm bẩn hè phố hoặc các hình thức thiết kế khác để bảo vệ cây và tạo hình thức trang trí. - Tận dụng các ô đất trồng cây bố trí trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành khóm xung quanh gốc cây hoặc thành dải xanh để tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị. Để đạt được các tiêu chí và yêu cầu trên, qua khảo sát cần tiến hành trồng cây bóng mát cho 60 tuyến đường nội thành (tuyến đường hiện tại cũng như đường quy hoạch) với chiều dài khoảng 31,5km, khoảng cách 8m sẽ bố trí một cây, như vậy dự kiến số lượng cây xanh cần trồng trong thời gian tới là 7.790 cây. Bảng 3.23 - Các tuyến giao thông đô thị cần ưu tiên trồng cây bóng mát (Khoảng cách trung bình 8m giữa 2 cây) STT Tuyến Chiều dài (m) Số lượng (cây) Đến năm 2020 Sau năm 2020 1 Nguyễn Đình Chiểu 320 80 x 2 Trần Bình Trọng 2.000 500 x 3 Nguyễn Trung Trực 420 106 x 4 Lương Ngọc Quyến 500 126 x 5 Tống Duy Tân 200 50 X 6 Lương Khánh Thiện 150 38 x 7 Võ Thị Sáu 320 80 x 8 Lê Thánh Tông 1.925 482 x X 9 Mai Hắc Đế 200 50 x 10 Chu Mạnh Trinh 350 88 x 11 Trương Hán Siêu 300 76 X 12 Lê Lai 250 64 x 13 Phan Văn Trị 175 44 x 14 Nguyễn Du 750 188 x X 15 Nguyễn Chí Thanh 700 176 x 16 Trần Cao Vân 400 100 x 17 Đội Cung 350 88 X 18 Đặng Trần Côn 375 94 X 19 Hoàng Hoa Thám 400 100 X 20 Chu Văn An 400 100 X 21 Huỳnh Thúc Kháng 525 132 x 22 Đào Duy Anh 300 76 X 23 Phạm Văn Đồng 450 114 X 24 Trường Chinh 750 188 x X 25 Tôn Thất Tùng 175 44 X 26 Lãn Ông 425 106 x 27 Lê Hồng Phong 275 68 x 28 Đoàn Khuê 150 38 x 29 Trần Đại Nghĩa 475 118 x 30 Lê Văn Hưu 200 50 x X 31 Tô Đản 525 132 X 32 Nguyễn Thái Học 525 132 x 33 Thái Phiên 200 50 x 34 Phan Bội Châu 150 38 x 35 Hiền Lương 225 56 x 36 Đinh Công Tráng 200 50 x 37 Lê Chưởng 125 32 x 38 Hai Bà Trưng 250 62 x 39 Trần Phú 4.175 1.044 x X 40 Trương Định 225 56 X 41 Khoá Bảo 650 162 x 42 Bà huyện Thanh Quan 500 126 X 43 Đoàn Thị Điểm 900 226 x 44 Kim Đồng 400 100 X 45 Nguyễn Thượng Hiền 450 112 x 46 Ngô Sỹ Liên 300 76 x 47 Đinh Tiên Hoàng 650 162 x 48 Trần Nhật Duật 250 62 x 49 Lê Trực 250 62 X 50 Đoàn Bá Thừa 200 50 X 51 Phạm Ngũ Lão 700 176 X 52 Bùi Thị Xuân 250 62 x 53 Trần Nguyên Hãn 750 94 x X 54 Nguyễn Hoàng 400 100 x 55 Nguyễn Thiện Thuật 500 126 x X 56 Phạm Hồng Thái 500 126 x 57 Hàn Thuyên 750 188 x X 58 Nguyễn Biểu 750 188 x X 59 Cồn Cỏ 750 188 x X 60 Thạch Hãn 750 188 x X Tổng 7.790 Một số loại cây có thể được lựa chọn để trồng trong các khu vực cụ thể như sau: - Một số loài được chọn trồng trên đường phố và công viên: Mưng, sấu, sao, bằng lăng, long nảo, me, viết, sữa, nhội, lát. - Các loại hoa dùng trang trí trên vỉa hè trong dịp Lễ, Tết: Cúc, mào ga, mười giờ... - Các loại cây được trồng trên khuôn viên cơ quan, trường học, bệnh viện...: Hoa giấy, các loại tre, trúc, cau, dừa; mai, mưng, tùng, sứ... - Cây xanh trồng ở các cụm du lịch, dịch vụ ven sông ven sông, ven hồ (Cụm du lịch dịch vụ đôi bờ sông Hiếu, cụm du lịch sinh thái Cọ Dầu - Hồ Trung Chỉ, cụm du lịch - dịch vụ hồ Khe Mây, hồ km6, Lập Thạch…): Lát hoa, tai tượng, tai trâu, cọ dầu, dừa, viết, tràm nước, bằng lăng, dương liễu, mộc lan, phong lan, liễu. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu hiện trạng môi trường tự nhiên và đề xuất quy hoạch bảo vệ môi trường tự nhiên thành phố Đông Hà giai đoạn 2010 – 2020, có thể rút ra một số kết luận như sau: -Thành phố Đông Hà là một thành phố trẻ, đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển. Nền kinh tế của thành phố có bước phát triển nhanh, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó các vấn đề môi trường phát sinh ngày càng nhiều là một trở ngại lớn trong tiến trình phát triển của thành phố. - Là một đô thị trung tâm của tỉnh nên các yếu tố tác động đến môi trường tự nhiên ngày càng gia tăng: vấn đề quy hoạch mở rộng đô thị, vấn đề gia tăng dân số, sự phát triển các ngành kinh tế, nguồn thải từ sản xuất và sinh hoạt... Vì vậy cần phải có các phương án quy hoạch phát triển gắn liền với quy hoạch bảo vệ môi trường - Hiện trạng môi trường tự nhiên của thành phố Đông Hà được phân tích còn tương đối tốt: + Môi trường nước: Các chỉ số chất lượng nước của các ao hồ đập đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT, cột B2 (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt). + Môi trường khí: Các thông số khí độc được quan trắc bao gồm: CO, SO2, NO2 đều nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN 5937:2005 + Đối với rác thải: Các chất thải chủ yếu là rác thực phẩm, giấy loại, các loại phân bùn, cặn bã trong các công trình vệ sinh... Tuy vậy, với tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế như hiện nay, nếu không có những giải pháp bảo vệ môi trường theo hướng bền vững thì trong một tương lai gần, các vấn đề môi trường ở thành phố sẽ trở nên nghiêm trọng và khó giải quyết hơn. - Bên cạnh việc quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thì việc xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường Thành phố là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng môi trường và các vấn đề khác có liên quan, đề tài đã đề xuất quy hoạch BVMT Thành phố giai đoạn 2010 – 2020, bao gồm: quy hoạch hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống công trình vệ sinh công cộng và hệ thống cây xanh đô thị. Tuy nhiên, công tác lập quy hoạch BVMT là một công việc có tính chất mới mẻ và chưa có một phương pháp luận cụ thể, vì vậy cần phải có một hệ thống các giải pháp, chính sách và sự phối hợp của tất cả các ban ngành địa phương với mục đích xây dựng thành phố Đông Hà phát triển theo hướng bền vững kinh tế - xã hội – môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Trị năm 2005, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị, năm 2006. [2]. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2008, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 của thị xã Đông Hà. [3]. Phạm Ngọc Đăng (2004), Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam - Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. NXB Xây Dựng, Hà Nội . [4].Google.com.vn [5]. Hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam. [6]. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị 2006 – 2010. [7]. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2009 [8]. Niên giám thống kê thị xã Đông Hà năm 2008. [9]. Trang thông tin điện tử của tỉnh Quảng Trị:quangtri.gov.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNIEN_LUAN_IN.doc
Luận văn liên quan