Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các quận nội thành Hải Phòng và đề xuất giải pháp

MỞ ĐẦU Việt nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hoá đất nước,xã hội phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con người,song cũng dẫn tới những vấn đề nan giải như gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao.Lượng rác thải thải ra từ sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất của con người ngày càng nhiều,và mức độ gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau. Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của nước ta, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Cách Hà Nội khoảng 100km về phía Đông, Hải Phòng với số dân khoảng 1.800.000 người. Là một trong những trung tâm công nghiệp chính của Việt Nam và là một cực của tam giác phát triển kinh tế ở phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.Để xứng tầm với đô thi loại I cấp quốc gia,Hải Phòng đang nỗ lực tăng trưởng phát triển kinh tế,xây dựng mở rộng thành phố,tăng cường quan hệ đầu tư hợp tác với các liên doanh trong nước và ngoài nước. Bên cạnh sự phát triển đi lên về mọi mặt Hải Phòng cùng phải đối mặt với các vấn đề mà thành phố trong nước cũng như ngoài nước đang vấp phải như vấn đề bùng nổ dân số, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, vấn đề ô nhiễm môi trường. Hiện nay, môi trường thành phố được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải rắn vì vậy đòi hỏi phải có sự quản lý cấp thiết về vấn đề này. Việc nghiên cứu đề tài: “Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các quận nội thành Hải Phòng và đề xuất giải pháp” với mục đích đi sâu vào tìm hiểu thực trạng chất thải rắn và công tác quản lý chất thải rắn của thành phố Hải Phòng. Đồng thời đề xuất ra 1 số giải pháp nhằm quản lý tốt hơn góp phần xây dựng thành phố văn minh, giàu đẹp.

doc27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các quận nội thành Hải Phòng và đề xuất giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các quận nội thành Hải Phòng và đề xuất giải pháp MỞ ĐẦU Việt nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hoá đất nước,xã hội phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con người,song cũng dẫn tới những vấn đề nan giải như gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao.Lượng rác thải thải ra từ sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất của con người ngày càng nhiều,và mức độ gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau. Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của nước ta, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Cách Hà Nội khoảng 100km về phía Đông, Hải Phòng với số dân khoảng 1.800.000 người. Là một trong những trung tâm công nghiệp chính của Việt Nam và là một cực của tam giác phát triển kinh tế ở phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.Để xứng tầm với đô thi loại I cấp quốc gia,Hải Phòng đang nỗ lực tăng trưởng phát triển kinh tế,xây dựng mở rộng thành phố,tăng cường quan hệ đầu tư hợp tác với các liên doanh trong nước và ngoài nước. Bên cạnh sự phát triển đi lên về mọi mặt Hải Phòng cùng phải đối mặt với các vấn đề mà thành phố trong nước cũng như ngoài nước đang vấp phải như vấn đề bùng nổ dân số, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, vấn đề ô nhiễm môi trường. Hiện nay, môi trường thành phố được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải rắn vì vậy đòi hỏi phải có sự quản lý cấp thiết về vấn đề này. Việc nghiên cứu đề tài: “Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các quận nội thành Hải Phòng và đề xuất giải pháp” với mục đích đi sâu vào tìm hiểu thực trạng chất thải rắn và công tác quản lý chất thải rắn của thành phố Hải Phòng. Đồng thời đề xuất ra 1 số giải pháp nhằm quản lý tốt hơn góp phần xây dựng thành phố văn minh, giàu đẹp. 1.2 Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu: - Đánh giá được hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của một số quận nội thành Hải Phòng - Trên cơ sở đó đề xuất về các giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn giúp cho các cơ quan chức năng của địa phương có một định hướng trong việc khống chế ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, sự bền vững thành phố Hải Phòng những năm sắp tới. 1.2.2 Nội dung: Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện các nội dung sau: - Nghiên cứu hiện trạng phát sinh chất thải rắn của thành phố Hải Phòng - Nghiên cứu về hiện trạng thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn của Thành Phố Hải Phòng -Đánh giá hiện trạng giá hiện trạng công tác xử lý chất thải rắn của thành phố -Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn Nội dung gồm có: Mở Đầu Chương 1:Tổng quan về chất thải rắn Chương 2:Công tác quản lý chất thải rắn tại một số quận nội thành Hải phòng Chương 3:Đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn Chương 4: Kết luận và kiến nghị Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi thành phố Hải Phòng Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp tài liệu: đây là 1 phương pháp khá quan trọng xuyên suốt quá trình làm bài, làm tăng tính sinh động cũng như tính logic của đề tài. - Điều tra và khảo sát thực tế: nhằm kiểm tra lại độ chính xác của số liệu đã thu thập được và bổ sung cho những số liệu còn thiếu. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT I.Khái niệm 1.Khái niệm về chất thải rắn Chất thải rắn (rác thải) là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. 2.Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt(rác thải sinh hoạt) là vật chất dạng rắn được thải trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày cuả con người (Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng) II. Nguồn phát sinh Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn bao gồm: - Rác sinh hoạt từ khu dân cư đô thị và nông thôn Rác sinh hoạt từ các trung tâm thương mại Rác từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng Rác từ các các dịch vụ đô thị Rác từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố Rác từ các khu công nghiệp (KCN), nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) ngoài KCN, các làng nghề. III.Phân loại Mỗi nguồn thải khác nhau có các loại chất thải đặc trưng khác nhau cho từng nguồn thải. Thành phần CTR sinh hoạt phát sinh từ các nguồn thải được trình bày trong Bảng 1.1. Bảng 1.1: Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt STT  Nguồn thải  Thành phần chất thải   1  Khu dân cư và thương mại  Chất thải thực phẩm, giấy, carton, nhựa, chất dẻo (PP. PE), vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm, kim loại chứa sắt, chất thải bị nhiễm dầu mỡ, vi sinh, chất thải có thể tích lớn (bàn, tủ, tivi hư háng(, chất thải xây dựng (gạch, ngói, bê tông hư háng, cát sỏi,…).   2  Chất thải từ viện nghiên cứu, công sở  Giống như trình bày trong mục chất thải khu dân cư và khu thương mại, ngoài ra còn có thể có CTR chưa dầu mỡ, phóng xạ, vi sinh, hóa chất có độc tính cao từ các Viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm.   3  Chất thải từ dịch vụ khác  Vệ sinh đường và hẻm phố: rác, đất, cát, sỏi, xác động vật, thiết bị háng. Cỏ, cây, các ống kim loại và nhựa. Chất thải thực phẩm, giấy báo, carton, giấy loại hỗn hợp, chai nước giải khát, can đựng sữa và nước uống, nhựa hỗn hợp, vải, giẻ rách…   IV.THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI RẮN Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác (bảng 2.2). Hợp phần  % trọng lượng  Độ ẩm (%)  Trọng lượng riêng (kg/m3)    Khoảng giá trị  Trung bình  KGT  TB  KGT  TB   Chất thải thực phẩm Giấy Catton Chất dẻo Vải vụn Cao su Da vụn Sản phẩm vườn Gỗ Thủy tinh Can hộp Kim loại không thép Kim loại thép Bụi, tro, gạch  6 - 25 24 - 45 3 - 15 2 - 8 0 - 4 0 - 2 0 - 2 0 - 20 1 - 4 4 - 16 2 - 8 0 - 1 1 - 4 0 - 10  15 40 4 3 2 0,5 0,5 12 2 8 6 1 2 4  50 - 80 4 - 10 4 - 8 1 - 4 6 - 15 1 - 4 8 - 12 30 - 80 15 - 40 1- 4 2 - 4 2 - 4 2 - 6 6 - 12  70 6 5 2 10 2 10 60 20 2 3 2 3 8  12 - 80 32 - 128 38 - 80 32 - 128 32 - 96 96 - 192 96 - 256 84 - 224 128 - 1120 160 - 480 48 - 160 64 - 240 128 - 1120 320 - 960  28 81,6 49,6 64 64 128 160 104 240 193,6 88 160 320 480   Tổng hợp   100  15 - 40  20  180 - 420  300   V.LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ PHÁT SINH Lượng chất thải tạo thành hay còn gọi là tiêu chuẩn tạo rác được định nghĩa là lượng rác thải phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm (kg/người.ngđ). Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh của dân cư ở mỗi khu vực(bảng 2.1). Bảng 2.1. Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn đô thị Nguồn  Tiêu chuẩn (kg/người.ngđ)    Khoảng giá trị  Trung bình   Sinh hoạt đô thị (1) Công nghiệp Vật liệu phế thải bị tháo dỡ Nguồn thải sinh hoạt khác (2)  1 -3 0,5 - 1,6 0,05 - 0,4 0,05 - 0,3  1,59 0,86 0,27 0,18   Ghi chú: (1) : kể cả nhà ở và trung tâm dịch vụ thương mại (2) : không kể nước và nước thải. VI.ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐẾN MÔI TRƯỜNG 1.Ảnh hưởng tới môi trường đất Chất thải rắn từ các hộ dân cư, trường học hay khu thương mại khi đổ vào môi trường đã làm thay đổi thành phần cấu trúc và tính chất của đất. Các chất độc hại tích lũy ttrong đất làm thay đổi thành phần của đất như PH, hàm lượng kim loại nặng, độ tơi xốp, quá trình nitrat hóa ảnh hưởng tới hệ sinh thái đất. Đối với rác không phân hủy( nhựa, cao su…) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và làm giảm độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển của thực vật và các động vật sống trong đất. 2. Ảnh hưởng tới môi trường nước Nước rác rò rỉ từ trạm trung chuyển và bãi rác có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao, gấp nhiều lần nước thải sinh hoạt thông thường. Nếu không được quản lý chăt chẽ sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm nứớc mặt và nước ngầm. Ngoài ra rác thải còn xâm nhập vào các hệ thống cống dẫn nước, sông ngòi… gây cản trở cho sự lưu thông nước. Bảng các số liệu tiêu biểu về thành phẩm tính chất nước rác của bãi chôn lấp mới và lâu năm Thành phần  Đơn vị  Bãi mới( dưới 2 năm)  Bãi lâu năm ( trên 10 năm)     Khoảng  Trung bình    BOD5  Mg/l  2000-20000  10000  100-200   TOC  Mg/l  1500-20000  6000  80-160   COD  Mg/l  3000-60000  18000  100-500   TSS  Mg/l  200-2000  500  100-400   Nito hữu cơ  Mg/l  10-800  200  80-120   NH3  Mg/l  10-800  200  20-40   Nitrat  Mg/l  5-40  25  5-10   Tổng Photpho  Mg/l  5-100  30  5-10   Othophotpho  Mg/l  4-80  20  4-8   pH   4,5-7,5  6,0  6,6-7,5   Canxi  Mg/l  50-1500  250  50-200   Clorua  Mg/l  200-300  500  100-400   Tổng lượng sắt  Mg/l  50-1200  60  20-200   Sungphat  Mg/l  50-1000  300  20-50   (Nguồn: giáo trình quản lý chất thải rắn) Ô nhiễm chất thải rắn còn làm tăng độ đục làm giảm độ thấu quang trong nước,ảnh hưởng tới sinh vật thủy sinh,tạo mùi khó chịu,tăng BOD,COD,TDS,TSS,tăng coliform,giảm DO ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước ngầm vực lân cận. 3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí Các chất thải rắn hường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí.Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán trong không khí gây ô nhiễm trực tiếp,cũng có những loại rác thải dễ phân hủy (thực phẩm,trái cây bị hôi thối…),trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm có tác động xấu đến môi trường như khí SO2,CO,CO2,H2S,CH4..có tác động xấu đến môi trường,sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. 4. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người Ô nhiễm chất thải rắn là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật lý,hóa học,sinh học với sự xuất hiện các chất lạ ở thể rắn,lỏng,khí mà chủ yếu là các chất độc hại gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người.Yếu tố lien quan đến sức khỏe cộng đồng đầu tiên là sự sinh sôi nảy nở các loại côn trùng sâu hại mang mầm bệnh tại khu vực chứa chất thải.Đặc biệt,các chất hữu cơ,các kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi đi vào cơ thể con người qua thức ăn,thức uống,có thể gây các bệnh hiểm nghèo. Ngoài ra,sự rò rỉ nước rác vào nước ngầm,nước mặt gây ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khỏe người dân. Một số vi khuẩn,siêu vi trùng,ký sinh trùng…tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như sốt rét,bệnh ngoài da,dịch hạch,thương hàn,tiêu chảy,giun sán… 5. . Ảnh hưởng đến cảnh quan Chất thải rắn hiện nay được tập trung tại các trạm trung chuyển trên các phố.Việc thu gom không triệt để đã dẫn tới tình trạng tắc cống rãnh,rác thải bừa bãi ra đường gây ra các mùi hôi khó chịu,ẩm thấp. Bên cạnh đó,việc thu gom vận chuyển trong từng khu vực chưa chuẩn xác về thời gian,nhiều khi diễn ra vào lúc mật độ giao thông cao dẫn tới tình trạng tắc nghẽn giao thông,ô nhiễm và mất mĩ quan đô thị. 6.Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng đến năm 2025 Theo điều chỉnh quy hoạch chung Xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050, dự báo dân số trong đô thị là 2.100.000 người; dự báo dân số trong các thị trấn thị tứ là 300.000 người. Chỉ tiêu: - 1,3 kg/người-ngàyđêm đối với khu vực đô thị - 1,2 kg/người-ngàyđêm đối với khu vực ngoại thành - 0,3 tấn/ha-ngàyđêm đối với các khu công nghiệp Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng đến năm 2025 được thể hiện trong Bảng 1.7: Bảng 1.7: Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng đến năm 2025 STT  Khu vực  Đơn vị (người)  Tiêu chuẩn (kg/người-ngày)  Tỷ lệ thu gom (%)  Khối lượng (tấn/ngày)   1  Các quận nội thành  2.100.000  1,3  100  2.730   2  Các thị trấn, thị tứ  300.000  1,2  90  324,0   3  Tổng rác sinh hoạt  3.054,0   Nguồn: Viện Quy hoạch – Sở Xây dựng TP Hải Phòng, 2010 Chương 2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI MỘT SỐ QUẬN NỘI THÀNH HẢI PHÒNG I.Thực trạng quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng Hiện nay thành phố có 3 công ty cung cấp dịch vụ quản lý CTR: - Công ty Môi trường đô thị nay là Công ty TNHHMTN môi trường đô thị: Đây là đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý CTR cho các quận nội thành đồng thời phụ trách quản lý CTR của một số cơ sở công nghiệp, các bệnh viện và trung tâm y tế… - Công ty công trình công cộng và dịch vụ du lịch Đồ Sơn: Đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý CTR cho quận Đồ Sơn, khu du lịch và khu đô thị mới dọc đường 353. - Công ty công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng: Cung cấp dịch vụ quản lý CTR cho quận Kiến An. Ngoài ra tại các huyện, thị trấn, CTR do các hạt quản lý đường bộ và các công ty TNHH đảm nhiệm. 1.Thành phần CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng Phần lớn chất thải rắn sinh hoạt là không nguy hại. Lượng chất thải rắn sinh hoạt nguy hại năm 2009 chiếm từ 1,2% đến 7,2% tổng lượng chất thải phát sinh, có chiều hướng gia tăng hơn so với những năm trước từ 5 – 12%/năm. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần nguy hại chủ yếu là chất dẻo PVC, keo diệt chuột, pin, ắc quy, nhiệt kế thủy ngân, bóng đèn háng có chứa thủy ngân, CTR nhiều dầu mỡ. Chất thải rắn nguy hại và các thành phần chất dẻo khó phân hủy có chiều hướng gia tăng đang là vấn đề nan giải cho hoạt động chôn lấp rác. Tỷ lệ phần trăm các chất có trong CTR sinh hoạt không ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinh sống và phát triển sản xuất, nhất là ở các khu dân cư có hoạt động sản xuất TTCN và thương mại. Thành phần rác thải sinh hoạt của một địa bàn là yếu tố hết sức quan trọng trong chiến lược quản lý và xử lý CTR giúp cơ quan chức năng đưa ra quyết định phương thức thu gom, lưu chứa và biện pháp xử lý thích hợp nhằm tăng tối đa năng suất thu gom, xử lý và hạn chế tối thiểu chi phí cho hoạt động này. Thành phần chất thải rắn đô thị ở Hải Phòng rất đa dạng, tuy nhiên thành phần hữu cơ khá cao (chiếm khoảng trên 50%) (Bảng 1.2). Bảng 1.2: Thành phần chất thải rắn đô thị của Hải Phòng và một số TP khác của nước ta (% theo tỷ trọng) TT  Thành phần  Hà Nội  Hải Phòng  Hạ Long  Đà Nẵng  TP. Hồ Chí Minh   1  Chất hữu cơ  50,10  50,58  40,10 – 44,70  31,50  41,25   2  Cao su, nhựa  5,50  4,52  2,70 – 4,50  22,50  8,78   3  Giấy, catton, giẻ vụn  4,20  7,52  5,50 – 5,70  6,81  24,83   4  Kim loại  2,50  0,22  0,30 – 0,50  1,40  1,55   5  Thủy tinh, gốm, sứ  1,80  0,63  3,90 – 8,50  1,80  5,59   6  Đất, đá, cát, gạch vụn  35,90  36,53  47,50 – 36,10  36,00  18,00   Độ ẩm (%)  47,70  45 – 48  40,00 – 46,00  39,05  27,18   Độ tro (%)  15,90  16,62  11,00  40,25  58,75   Tỷ trọng, tấn/m3  0,42  0,45  0,57 – 0,65  0,38  0,41   Nguồn: Số liệu quan trắc – CEETIA, 1998. Theo kết quả nghiên cứu của Đề tài “Xây dựng luận cứ phục vụ quy hoạch khu xử lý CTR ở khu vực ngoại thành thành phố Hải Phòng” do Viện Công nghệ mới và BVMT thực hiện (2006), thành phần rác thải ở các huyện thành phố Hải Phòng được nêu trong Bảng 1.3. Bảng 1.3: Thành phần rác thải sinh hoạt tại TP Hải Phòng Đơn vị tính: % TT  Thành phần  Thị trấn Vĩnh Bảo  Thị trấn Tiên Lãng  Thị trấn Núi Đồi  Thị trấn An Lão  Thị trấn An Dương  Thị trấn Núi Đèo   1  Chất hữu cơ  73,93  72,76  80,00  75,40  67,25  65,28   2  Cao su, nhựa  11,76  10,98  4,83  6,92  8,95  11,02   3  Giấy, sách báo, bìa cacton  5,45  3,75  5,52  4,36  7,89  6,35   4  Vải  3,11  10,57  2,76  8,70  8,72  7,91   5  Kim loại  1,95  0,58  2,07  1,75  3,30  4,62   6  Thủy tinh, gốm sứ  3,83  1,36  4,83  2,87  3,89  4,82   7  Tổng cộng  100  100  100  100  100  100   Nguồn: Viện Công nghệ mới và BVMT,9.2006 2.Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nội thành của TP Hải Phòng Trong vòng 10 năm Hải Phòng có tốc độ phát triển nhanh, mạnh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội. Nhưng song song với sự phát triển ấy cũng là sự ra tăng nhanh của rác thải sinh hoạt. Khối lượng rác thải phát sinh và thu gom trung bình hàng ngày của các khu vực trên địa bàn thành phố qua các năm liên tục tăng, cụ thể được thống kê trong Bảng 1.4: Bảng 1.4: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nội thành của TP Hải Phòng qua các năm 2000 - 2009 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2000   Công ty  Thu gom (a) (tấn/ngày)  Phát sinh (b) (tấn/ngày)  Hệ số thu gom (c=a/b), (%)   Công ty MTĐT  367  484  76   Cty Thị chính Kiến An  61  80  76   Cty CTCC Đồ Sơn  44  66  70   Tổng  471  630  75   Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2001   Công ty  Thu gom (a) (tấn/ngày)  Phát sinh (b) (tấn/ngày)  Hệ số thu gom (c=a/b), (%)   Công ty MTĐT  390  506  77   Cty Thị chính Kiến An  67  88  76   Cty CTCC Đồ Sơn  48  68  70   Tổng  505  662  76   Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2002   Công ty  Thu gom (a) (tấn/ngày)  Phát sinh (b) (tấn/ngày)  Hệ số thu gom (c=a/b), (%)   Công ty MTĐT  410  516  79   Cty Thị chính Kiến An  70  89  78   Cty CTCC Đồ Sơn  52  70  74   Tổng  505  662  76   Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2006   Công ty  Thu gom (a) (tấn/ngày)  Phát sinh (b) (tấn/ngày)  Hệ số thu gom (c=a/b); (%)   Công ty MTĐT  650  764,71  85   Cty Thị chính Kiến An  137,5  196,43  70   Cty CTCC Đồ Sơn  67,5  73,45  92   Tổng  855,00  1034,58  82,3   Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2007   Công ty  Thu gom (a) (tấn/ngày)  Phát sinh (b) (tấn/ngày)  Hệ số thu gom (c=a/b); (%)   Công ty MTĐT  710  816,09  87   Cty Thị chính Kiến An  148,5  198,00  75   Cty CTCC Đồ Sơn  84  88,42  95   Tổng  942,50  1102,51  85,67   Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2008   Công ty  Thu gom (a) (tấn/ngày)  Phát sinh (b) (tấn/ngày)  Hệ số thu gom (c=a/b); (%)   Công ty MTĐT  787  904,60  87   Cty Thị chính Kiến An  165  206,25  80   Cty CTCC Đồ Sơn  84,6  88,125  96   Tổng  1036,60  1198,97  87.67   Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2009      Công ty  Thu gom (a) (tấn/ngày)  Phát sinh (b) (tấn/ngày)  Hệ số thu gom (c=a/b); (%)   Công ty MTĐT  836  928,89  90   Cty Thị chính Kiến An  192,5  213,89  90   Cty CTCC Đồ Sơn  120,16  122,61  98   Tổng  1148,66  1265,39  92,96   Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2010 đến nay   Công ty  Thu gom (a) (tấn/ngày)  Phát sinh (b) (tấn/ngày)  Hệ số thu gom (c=a/b); (%)   Công ty MTĐT  920     Cty Thị chính Kiến An  192,5     Cty CTCC Đồ Sơn  138,96     Tổng      Nguồn: Viện quy hoạch – Sở xây dựng TP Hải Phòng, 2010 Ghi chú: Số liệu thống kê năm 2010 được đang được cập nhật nên chưa đầy đủ. Qua bảng thống kê cho thấy trong vòng 10 năm, năng lực thu gom rác thải của 3 đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý CTR của thành phố đã được cải thiện đáng kể. Nếu như năm 2000 con số thu gom của 3 đơn vị này chỉ là 471 (tấn/ngày), năm 2001 và 2002 là 505 (tấn/ngày) thì đến năm 2009 con số này đã tăng gấp đôi với 1148,66 (tấn/ngày). Tuy nhiên với số lượng rác thải phát sinh hằng ngày gia tăng đến chóng mặt từ con số 630 (tấn/ngày) năm 2000 tới con số 1265,39 (tấn/ngày) vào năm 2009 thì hệ số thu gom cũng chỉ đạt 92,96%. Như vậy vẫn còn một số lượng rác thải chưa được thu gom và xử lý. II.HIỆN TRẠNG, ƯU NHƯỢC ĐIỂM CÁC KHU XỬ LÝ CTR TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 1.Trung tâm Xử lý chất thải Tràng Cát Trung tâm Xử lý chất thải Tràng Cát nằm về phía Đông Nam trung tâm Thành phố, tại đầm Quyết Thắng và đầm Cát Bi-phường Tràng Cát-quận Hải An, cách trung tâm Thành phố 14km, cách sân bay Cát Bi khoảng 2km, cách cảng Hải Phòng khoảng 7km. Tổng diện tích là 60 ha, thời gian hoạt động 30 năm. Chức năng của trung tâm là phục vụ Xử lý CTR đô thị và công nghiệp cho địa bàn các quận Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng, Hải An, các Khu công nghiệp và vùng ven đô. Hiện nay Trung tâm là một đơn vị trực thuộc Công ty Môi trường Đô thị TP Hải Phòng Khu xử lý được phân ra một số chức năng: Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, khu xử lý bùn cống, nhà máy xử lý chất thải, trạm xử lý nước rác, khu điều hành… Trong đó, việc xử lý rác thải được phân chia thành 4 khu chính: Khu chôn lấp chất thải rắn Tràng Cát - Khu chôn lấp giai đoạn 1 (Lô số 1) - Diện tích bãi chôn lấp là 5ha; thời gian hoạt động là 5 năm, từ 01/01/1998 đến 02/2003. Cao độ trung bình từ 17m(21m. - Phương thức xử lý: chôn lấp hợp vệ sinh. - Hiện bãi chôn lấp đã được hoàn nguyên. Bề mặt bãi được phủ bằng đất núi dày 0,3(0,5 m và được trồng cây xanh; nước rỉ rác được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi đưa ra sông. - Khu chôn lấp giai đoạn 2. (Lô số 2) - Diện tích bãi chôn lấp là 11ha; đưa vào hoạt động từ 3/2003 đến nay. - Phương thức xử lý: chôn lấp hợp vệ sinh. - Công suất xử lý: 350.000(400.000 m3/năm. - Hiện tại từ ô số 1 đến ô số 5 đạt cao độ chôn lấp bình quân là 7,5m, đã phủ đất đóng cửa tạm thời. Đang vận hành ô số 6. - Công ty đã triển khai thi công làm đường vượt lên cao độ 7,5m từ ô số 1 đến ô số 5 để tiếp tục nhận rác trong năm 2010. Dự kiến đổ thêm lên đến cao độ 11m(12m. - Hiện bãi chôn lấp đang được khai thác sử dụng và đạt hiệu quả cao, đồng thời đáp ứng yêu cầu của Cục Bảo vệ tài nguyên môi trường – Bộ Tài nguyên Môi trường. - Đánh giá ưu nhược điểm - Ưu điểm - So với các phương thức xử lý chất thải hiện có trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng thì phương thức chôn lấp hợp vệ sinh cần vốn đầu tư ít nhưng xử lý hiệu quả phù hợp với nền kinh tế và điều kiện chung của Hải Phòng. - Với lô rác số 1 đã hoàn nguyên, được trồng cây xanh hài hòa với cảnh quan, không còn gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh, lượng nước rỉ rác được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra sông. - Với lô rác đang sử dụng cũng được vận hành theo đúng tiêu chuẩn của bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các lớp rác được phủ đất, rải vôi bột, hóa chất để khử mùi và diệt côn trùng nguy hại đồng thời có tác dụng đẩy nhanh quá trình phân giải các chất hữu cơ. - Nhược điểm - Phương thức chôn lấp hợp vệ sinh cần diện tích lớn trong khi về lâu dài thì quỹ đất bị hạn chế (tuy nhiên phương thức này vẫn phù hợp với điều kiện TP Hải Phòng và các tỉnh/TP Việt Nam trong 30 – 50 năm tới). - Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại hàng ngày vẫn được chôn lấp cùng với chất thải sinh hoạt làm ảnh hưởng tới môi trường đất và nước. - Mặc dù đã được vận hành đúng tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh nhưng hiện tượng ô nhiễm không khí vẫn còn do lượng khí bốc ra từ các bãi chôn lấp chưa được kiểm soát tốt, lượng nước rỉ rác làm ô nhiễm môi trường đất. Chỉ đảm bảo xử lý chất thải thông thường của Thành phố đến cuối năm 2012. - Theo quy định của TCVN 6696:2000 về lựa chọn bãi chôn lấp chất thải thì khoảng cách từ bãi chôn lấp tới các khu vực đặc biệt quan trọng (sân bay, cảng,…) tối thiểu là 10km. Khu xử lý chất thải Tràng Cát không đạt yêu cầu. Nhà máy xử lý chất thải rắn Tràng Cát - Diện tích sử dụng là 19ha, trong đó có 01 khu chôn lấp với diện tích 1ha; đưa vào hoạt động từ ngày 6/12/2008. Khối lượng rác tiếp nhận hàng ngày là 1.013m3. - Nhà máy đã lắp đặt 4 dây chuyền công nghệ xử lý chất thải rắn, sử dụng công nghệ vi sinh tiên tiến của Hàn Quốc gồm: Dây chuyền công nghệ phân loại; dây chuyền công nghệ lên men bằng phương pháp sinh học; dây chuyền công nghệ sinh học, công đoạn ủ chín; dây chuyền tự động sàng và đóng bao. - Công suất xử lý thiết kế 200 tấn rác/ngày, công suất xử lý hiện đạt 150 tấn rác hữu cơ/ngày. Lượng rác vô cơ sau tách lọc được chuyển quay lại chôn lấp chung với rác sinh hoạt tại ô số 6 thuộc lô rác số 2 Tràng Cát. - Nhà máy được xây dựng thành các khu chức năng: + Khu nhà máy xử lý, chế biến chất thải hữu cơ + Khu chôn lấp chất thải vô cơ: diện tích là 1ha, công suất chứa là 37.500 tấn rác, cao độ bình quân 7,5m. (được sử dụng khi ô số 6 thuộc lô rác số 2 Tràng Cát được lấp đầy). + Khu xử lý nước thải . Khu xử lý chất thải rắn Đồ Sơn Bãi rác Đồ Sơn được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2006 với diện tích sử dụng 1,8 ha (tổng diện tích là 3 ha). Vị trí nằm về phía Nam trung tâm Thành phố, tại phường Ngọc Xuyên - quận Đồ Sơn (gần sông Họng), cách trung tâm quận Đồ Sơn 12km. Chức năng phục vụ: địa bàn quận Đồ Sơn, đường Phạm Văn Đồng và một số phường thuộc quận Dương Kinh. Khối lượng rác tiếp nhận hàng ngày là 350m3. Rác thải vận chuyển ra bãi rác được san ủi vào cuối ca, đồng thời rắc vôi bột, phun thuốc diệt côn trùng và san phủ theo đúng quy trình. Duy trì thường xuyên vận hành trạm xử lý nước rỉ rác 1 lần/tuần. Ưu điểm - Bán kính phục vụ phù hợp. - Giao thông đi lại vận chuyển thuận lợi theo đường 353. - Quá trình vận hành đơn giản dễ dàng. Nhược điểm - Trang thiết bị thô sơ nên việc chôn lấp và xử lý thủ công, chưa hợp vệ sinh. - Môi trường khí bị ô nhiễm do lượng khí phát sinh từ các bãi chôn lấp và mùi của rác thải chưa được xử lý triệt để. - Môi trường nước bị ô nhiễm do nước rỉ rác ngấm qua thành và đáy của lớp vải địa kỹ thuật do lắp đặt chưa đúng với tiêu chuẩn. - Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại hàng ngày vẫn được chôn lấp cùng với chất thải sinh hoạt làm ảnh hưởng tới môi trường đất và nước. Khu xử lý chất thải rắn Gia Minh Khu Xử lý có diện tích là 5 ha, đang sử dụng 3 ha, tại thôn Đá Bạc xã Gia Minh huyện Thủy Nguyên, nằm phía ngoài đê sông Đá Bạc, giáp núi đá vôi, cách thị trấn Núi Đèo 15 km và trung tâm thành phố 22km. Khoảng cách tới khu dân cư 1km. Chức năng phục vụ: địa bàn 2 thị trấn Núi Đèo, Minh Đức và các xã dọc quốc lộ 10 của huyện Thủy Nguyên. Là bãi chôn lấp chưa hợp vệ sinh. Ưu điểm - Thuận lợi về điều kiện môi trường, khu vực không bị ảnh hưởng của thủy triều và có địa chất tốt. - Bán kính phục vụ phù hợp. - Giao thông đi lại vận chuyển rất thuận lợi theo quốc lộ 10 và đường liên xã. - Gần khu có mỏ đất để phủ bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh. - Có thể mở rộng và phát triển thành khu liên hiệp xử lý chất thải rắn với quy mô diện tích lên đến 40ha. - Dễ xử lý, giá thành thấp, khối lượng chất thải được xử lý lớn. - Quá trình vận hành đơn giản dễ dàng. Nhược điểm - Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại hàng ngày vẫn được chôn lấp cùng với chất thải sinh hoạt làm ảnh hưởng tới môi trường đất và nước. III.ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ CTR HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN TP HẢI PHÒNG Trong những năm qua, lĩnh vực bảo vệ môi trường và vệ sinh môi trường đô thị ở Hải Phòng đã sớm được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể cùng các ban ngành, đơn vị, trường học và nhân dân Thành phố đặc biệt quan tâm, nên đã triển khai được nhiều công việc, đạt nhiều kết quả thiết thực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Hiện nay, thành phố Hải Phòng đang đứng trước nhiều vấn đề môi trường cấp bách để thực hiện các chỉ tiêu đối với đô thị loại I. Trong thời gian tới thành phố sẽ đầu tư cho nhiều lĩnh vực để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ môi trường. 1.Hiện trạng tổ chức quản lý chất thải rắn Hải phòng Các đơn vị làm công tác thu gom, xử lý chất thải - Trên Thành phố Hải Phòng hiện có 3 đơn vị doanh nghiệp Nhà nước thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ quét, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, cụ thể là: + Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng (Hải Phòng URENCO) + Công ty TNHH Một thành viên CTCC & Xây dựng Hải Phòng + Công ty công trình công cộng và dịch vụ du lịch Hải Phòng - Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp tư nhân làm dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn như: Công ty TNHH Tân Thuận Phong; Công ty TNHH Toàn Thắng; Công Ty TNHH Hòa Anh; Công ty TNHH Hải Đăng. Các Công ty này chủ yếu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải như dầu thải, hóa chất, chất thải từ ngành điện tử. Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị Quy trình hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải hiện nay của 03 Công ty trên là: - Công đoạn ban đầu là dùng các xe đẩy tay (xe gom rác) thu rác từ các nguồn phát sinh để chuyển đến các địa điểm ga rác đã quy định và đổ rác từ xe gom sang container đặt sẵn tại các ga rác; theo đó khi container (12m3) đã đầy rác, thì xe ôtô chuyên dụng có trọng tải lớn sẽ vận chuyển rác từ container ra bãi rác để xử lý. Hoặc rác từ các xe gom (không đổ rác vào container ở các ga rác) mà đổ rác trực tiếp từ xe gom rác vào xe ép rác (xe ôtô chuyên dụng) và khi các xe ép rác loại 11m3, 10m3, 6m3 đã chứa đủ khối lượng rác cho phép, theo đó xe vận chuyển rác về bãi rác và nhà máy xử lý chất thải để xử lý. - Các khu xử lý chất thải rắn: Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 04 khu xử lý chất thải rắn (CTR) là: + Khu xử lý rác Tạm Đình Vũ: Quy mô 29 ha; Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư có tính chất lâu dài; Khối lượng rác tiếp nhận hàng ngày: 547m3. Chôn lấp hợp vệ sinh rác thải cho khu vực nội thành và quận Kiến An. + Khu xử lý rác Tràng Cát: Quy mô 60 ha Cơ sở hạ tầng tương đối đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất; Khối lượng rác tiếp nhận hàng ngày: 1013m3; có nhà máy xử lý rác công suất 200 tấn/ngày; Lò đốt rác thải y tế. + Khu xử lý rác Đồ Sơn: Quy mô 3 ha, bãi chôn lấp chất thải rắn cho quận Đồ Sơn và Dương Kinh. + Khu chôn lấp CTR Gia Minh: quy mô 5,0 ha; phục vụ cho huyện Thủy Nguyên. + Tại 2 khu xử lý Đình Vũ và Tràng Cát đều được lắp đặt trạm xử lý nước rỉ rác công suất 150m3/ngày đêm. - Công tác xử lý rác: Xử lý theo quy trình kỹ thuật đã được UBND Thành phố phê duyệt theo công văn số 5363/UBND –GT ngày 04/10/2005 của UBND Thành phố. Hàng tháng công ty đã mời các ngành nghiệm thu, xử lý cụ thể tại bãi chôn lấp. Các vấn đề tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại Hải Phòng - Các đơn vị thu gom và xử lý là loại doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích nhưng cơ chế tài chính về cơ bản vẫn hoạt động theo hình thức là đơn vị sự nghiệp có thu, dẫn đến tình trạng chưa chủ động về mặt tài chính và điều hành sản xuất. - Tại thời điểm hiện nay các điểm tiếp nhận rác, các điểm để xe gom rác và container vốn đã bị thu hẹp thì nay lại luôn ở trong trạng thái bị động (một số điểm diễn ra tranh chấp). - Khả năng tài chính để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị chuyên dùng cho công tác vận chuyển và xử lý rác còn hạn chế, đặc biệt là công tác đầu tư không có. - Các chất thải công nghiệp (da giầy, độc hại…) chưa được thu gom, xử lý vẫn còn để trôi nổi. - Quy hoạch tổng thể cho một khu liên hợp của Thành phố chưa được triển khai thực hiện. - Sự phát triển của các khu đô thị mới, đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp…đòi hỏi công tác tổ chức sắp xếp lại lao động phù hợp với điều kiện mới. - Đơn giá vệ sinh: Vẫn được coi là phí vệ sinh nên khá thấp. - Thói quen vứt rác bừa bãi còn xảy ra nhiều nơi trên địa bàn Thành phố. - Rác thải của một số xã ven đô chưa được thu gom, vận chuyển, xử lý. - Tỷ lệ thất thu tiền dịch vụ vệ sinh xuất phát từ phía khách hàng còn cao mà chưa có cơ quan chức năng nào của Thành phố giải quyết tận gốc. 2.Nguồn lực quản lý chất thải rắn ở TP Hải Phòng Nguồn lực quản lý của 3 đơn vị doanh nghiệp Nhà nước thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ quét, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố là: Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng (Hải Phòng URENCO): nay là Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị HP Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng được thành lập doanh nghiệp theo quyết định số 393/QĐ - UB ngày 23/5/1994 của UBND Thành phố. Có chức năng và nhiệm vụ cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thả, tổ chức thu phí vệ sinh đối với tất cả các đối tượng phát sinh chất thải rắn từ các hộ dân, đường phố, khu thương mại, văn phòng cho 4 quận nội thành là Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An và các vùng ven đô (huyện An Dương, kể cả quận Kiến An) . Đồng thời Công ty phụ trách quản lý CTR phát sinh từ các cơ sở Công nghiệp, Bệnh viện và trung tâm y tế của trung ương và địa phương trên địa bàn thành phố Hải Phòng, chất thải phát sinh từ tầu thuyền hoạt động tại cảng Hải Phòng. Bảng 1.17 Phương tiện thu gom và vận chuyển của URENCO Hải Phòng STT  Phương tiện  Phân loại  Đơn vị  Số lượng   1  Xe gom rác   chiếc  700   2  Xe ôtô vận chuyển rác  Xe ép rác các loại  chiếc  32     Xe cẩu container rác  chiếc  06     Xe bảo ôn (RYT)  chiếc  01     Xe Ifa tự đổ  chiếc  04   3  Xe stôc tưới rửa đường  Các loại  chiếc  04     Cộng  nt  47   4  Phương tiện san gạt  Xe ủi  chiếc  06     Xe xúc  chiếc  01   Công ty TNHH MTV CTCC và Xây dựng Hải Phòng: Công ty TNHH một thành viên Công trình công cộng và Xây dựng Hải Phòng được Thành lập theo Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 29/6/2010 của UBND Thành phố Hải Phòng. Có chức năng nhiệm vụ quản lý, duy tu, cải tạo, sửa chữa cơ sở hạ tầng đô thị và thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn quận Kiến An. - Nguồn nhân lực: 220 người; được tổ chức thành 7 phòng, ban nghiệp vụ và 10 đội. - Phương tiện thu gom và vận chuyển chất thải gồm: 08 xe IFA mui trần, 6m3; 130 xe đẩy tay. - Năm 2006 Công ty Công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng dưới sự chỉ đạo của Sở Giao thông công chính Hải Phòng giao cho Công ty công trình công cộng và xây dựng hải phòng làm công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt từ Kiến An chở về bãi tập kết của Thành phố, (không được thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp và rác thải y tế). Khối lượng vận chuyển hàng ngày , không kể ngày lễ, tết, mưa bão từ 180m3 - 250m3/ngày. - Năm 2007 do tình hình phát triển Đô thị mở rộng, việc thu gom rác trên địa bàn quận Kiến An Công ty đã tổ chức vận chuyển lượng rác hàng năm tăng 15% - 20%, số lượng từ 200m3 - 270m3/ngày. - Ngày 02 tháng 01 Năm 2008 Công ty tiếp tục được UBND thành phố Hải Phòng và Sở Giao thông công chính cho phép Công ty ngoài thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và được tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải xây dựng đổ trái phép trên địa bàn quận Kiến An về bãi tập kết theo quy định. Khối lượng rác công nghiệp khoảng từ 15 đến 20 m3/ngày cộng với rác sinh hoạt là 270m3/ngày tổng cộng bình quân trong ngày công ty vận chuyển về bãi tập kết là 300m3/ngày - Ngày 12/8/2009 đến tháng 8/2010 Công ty được UBND phường Tràng Minh bàn giao mô hình xã hội hoá thu gom, vận chuyển rác thải của 07 khu dân cư, mô hình này được hỗ trợ từ Tổ chức CCHCVIE của Liên hợp quốc hết thời hạn và bàn giao lại cho Công ty. Do vây khối lượng rác thải vận chuyển tăng lên từ 300m3/ngày – 350m3/ngày. Công ty công trình công cộng và dịch vụ du lịch Hải Phòng Là doanh nghiệp công ích, thực hiện công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, duy tu chăm sóc cây xanh và vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Đồ Sơn và một số Phường thuộc quận Dương Kinh. Đơn vị hiện có 82 công nhân được chia làm 7 tổ sản xuất, trực tiếp tham gia thu gom vận chuyển và xử lý rác trên địa bàn. Phương tiện thu gom và vận chuyển chất thải gồm: 05 xe ép rác với công suất từ 6-12 m3; 164 xe đẩy tay. Hiện nay, ngoài công tác quản lý công tác hạ tầng kỹ thuật đô thị thì đơn vị đang làm tốt công tác duy tu chăm sóc vườn hoa công viên cây xanh với khối lượng trên 20ha và đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường. Hiện tại đơn vị đang thực hiện việc xử lý trên 300m3 rác/ngày và đảm bảo vệ sinh môi trường trên 400.000 m2 đường hè từ cầu Rào đến Đồ Sơn. Chương 3 Đề xuất các biện pháp nâng quản lý chất thải rắn I.ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ THU GOM VÀ PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 1. Thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn Phân loại chất thải rắn tại nguồn trước khi thu gom là bước quan trọng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt của khu dân cư. 1.1. Thu gom và phân loại chất thải rắn để tái sinh Phân loại các thành phần chất thải rắn bao gồm giấy loại, carton, lon nhôm, thùng nhựa tại nguồn phát sinh là một trong những phương thức hiệu quả nhất để thu hồi và tái sử dụng vật liệu. Khi các thành phần chất thải đã được tách riêng, vấn đề đặt ra là chủ hộ sẽ giải quyết các thành phần này như thế nào cho đến khi chúng được thu gom? Một số chủ hộ lưu trữ những thành phần đã phân loại ở nhà họ và chuyển định kỳ đến các thùng chứa chất thải đã phân loại. Một số chủ hộ khác mang chất thải đã phân loại và thải bỏ ngay vào các thùng chứa theo quy định.  Hình 1: việc phân loại rác thải được thực hiện tại các bãi rác 1.2. Thu gom và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình Có nhiều cách phân loại nhà ở khu dân cư, tuy nhiên, phân loại theo số tầng là cách phù hợp nhất đối với mục đích quản lý và phân loại chất thải rắn ở các hộ gia đình. Theo cách phân loại này, nhà thấp hơn 4 tầng được gọi là nhà thấp tầng, nhà từ 4 đến 7 tầng được gọi là trung bình, và nhà cao hơn 7 tầng được gọi là nhà cao tầng. Các nhà thấp tầng còn có thể phân thành căn hộ riêng rẽ, dãy các căn hộ riêng rẽ, và căn hộ nhiều gia đình. Bảng 1: Những người có trách nhiệm và các dụng cụ phụ trợ cần thiết để quản lý và phân loại chất thải rắn tại nguồn Nguồn  Người chịu trách nhiệm  Dụng cụ và thiết bị phụ trợ   Khu dân cư   - Nhà thấp tầng  Cư dân  Máy ép hộ gia đình, thùng chứa lớn có bánh xe, xe đẩy tay nhỏ có bánh xe.   - Nhà trung bình  Cư dân, nhóm bảo trì chung cư, dịch vụ trông nom nhà cửa, nhân viên quản lý.  Máng đổ rác, máy nâng, xe thu gom, băng chuyền bằng khí nén.   - Nhà cao tầng  Cư dân, nhóm bảo trì chung cư, dịch vụ trông nom nhà cửa.  Máng đổ rác, máy nâng, xe thu gom, băng chuyền bằng khí nén.   Khu thương mại  Nhân viên, dịch vụ trông nom nhà cửa.  Xe thu gom có bánh xe, dãy thùng chứa, túi chứa, máy nâng, băng tải, băng chuyền bằng khí nén.   Từ sản xuất công nghiệp  Nhân viên, dịch vụ trông nom nhà cửa.  Xe thu gom có bánh xe, dãy thùng chứa, máy nâng, băng tải.   Vùng đất trống  Chủ sở hữu, các bộ công viên, nhân viên đô thị.  Thùng chứa có nắp.   Trạm xử lý  Công nhân vận hành  Các loại băng chuyền khác nhau và các dụng cụ, thiết bị vận hành thủ công khác.   Từ nông nghiệp  Chủ nông trại, nông dân  Thay đổi tuỳ từng nơi.   Đối với những hệ thống có phân loại chất thải, phần chất thải rắn còn lại sau khi đã tách riêng những thành phần có khả năng tái sinh tái sử dụng, được chứa trong những thùng chứa lớn hơn. Thành phần đã tách riêng được chứa trong những thùng chứa đặc biệt hoặc các túi. Ở một số khu dân cư, máy ép được dùng để làm giảm thể tích chất thải thu gom. Chất thải sau khi ép được chứa trong các thùng hoặc túi nhựa hàn kín. Cư dân có trách nhiệm mang thùng chứa rác và thùng chứa chất thải đã tách riêng để tái sinh tái sử dụng đến lề đường nơi thu gom chất thải. Nhiều hệ thống thu gom khác nhau, có và không có tái sinh chất thải được trình bày tóm tắt trong Bảng 1. của mỗi tầng. Bảng 2: Các phương án thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu dân cư từ các căn hộ riêng lẻ trong trường hợp không có và có phân loại chất thải tại nguồn STT  Phương án thu gom  Ghi chú   01  Không phân loại chất thải tại nguồn   a  Thùng chứa 60-90 gallon, thu gom ở lề đường; thu gom riêng rác vườn.  Phân loại chất thải được thực hiện ở nhà máy thu hồi vật liệu.   b  Tất cả các loại thùng chứa, dịch vụ thu gom ở lề đường; thu gom riêng rác vườn.  Phân loại chất thải được thực hiện ở nhà máy thu hồi vật liệu.   02  Phân loại chất thải tại nguồn   a  Dịch vụ thu gom ở lề đường, giấy báo được bó thành bó; thu gom riêng rác vườn.  Xe thu gom theo quy định với thùng chứa giấy báo riêng; giấy báo được bỏ riêng tại nhà máy thu hồi vật liệu hoặc nhà máy thu hồi giấy.   b  Dịch vụ thu gom ở lề đường, các thành phần chất thải phân loại được chứa trong ba thùng nhựa thiết kế đặc biệt; thu gom riêng rác vườn.  Một thùng dùng chứa giấy báo, một thùng chứa thuỷ tinh và nhựa, và một thùng dùng chứa lon nhôm và lon thiếc; thuỷ tinh, nhựa, nhôm, và lon thiếc được phân loại ở nhà máy thu hồi vật liệu.   c  Thu gom ở lề đường với 4 thùng chứa riêng các thành phần chất thải đã tách loại.  Một thùng dùng chứa giấy và carton không bị nhiễm bẩn, một thùng chứa vật liệu tái sinh bao gồm các thùng nhựa, thuỷ tinh, lon nhôm và thiếc; một thùng chứa rác vườn; và một thùng dùng chứa các thành phần còn lại; các thành phần riêng biệt sẽ được phân loại tại nhà máy thu hồi vật liệu.   d  Thu gom ở lề đường với một thùng 90 gallon và hai túi nhựa; thu gom riêng rác vườn. Các túi nhựa được đặt trong thùng chứa 90 gallon  Một túi nhựa, màu hoặc trong suốt, để chứa tất cả giấy carton, tạp chí, thư từ, và tất cả những loại giấy khác không bị nhiễm bẩn; túi nhựa trong suốt khác dùng chứa các vật liệu tái sinh kác bao gồm chai nhựa, thùng nhựa, chai lọ thuỷ tinh, lon nhôm và lon thiếc; những vật liệu khác được chứa trong thùng 90 gallon; các thành phần chất thải được tách riêng tại nhà máy thu hồi chất thải.   e  Thu gom ở lề đường với 3 túi nhựa trong suốt hoặc kín và một thùng chứa; thu gom riêng rác vườn. Bao nhựa và các vật liệu khác được thu gom cùng xe thu gom; rác vườn được thu gom bằng xe riêng.  Một bao nhựa chứa tất cả các loại giấy và carton không bị nhiễm bẩn, một bao chứa các vật liệu tái sinh được bao gồm thùng nhựa, thuỷ tinh, lon nhôm và lon thiếc; một bao chứa rác vườn; các chất thải còn lại được chứa trong thùng; các thành phần chất thải sẽ được phân loại ở nhà máy thu hồi vật liệu.   f  Các phương án từ 2a đến 2e nhưng rác vườn được chứa trong bao nhựa và thu gom cùng xe thu gom các chất thải khác.  Rác vườn chứa trong túi được đặt ở một phía của xe thu gom và sau đó được tháo dỡ thủ công tại điểm đổ.    Hình 2: phân loại chất thải rắn tại các hộ gia đình Lưu trữ ngoài trời/thu gom bằng thiết bị cơ khí. Ở nhiều căn hộ thấp tầng và trung bình, các thùng chứa lớn được đặt bên ngoài ở khu vực có rào chắn đặc biệt (Hình 5.2). Các thùng chứa lớn này được đổ vào các xe thu gom có trang bị thiết bị cơ khí. Những thùng chứa chất thải tái sinh thường đặt ở gần hoặc trong khu vực chứa rác. Cư dân mang chất thải và những vật liệu tái sinh đến khu vực chứa rác và đổ vào các thùng tương ứng theo quy định. Trong trường hợp cần thiết, nhân viên bảo trì có trách nhiệm mang các thùng chứa đến nơi thu gom. Cũng tương tự như trên, nhân viên bảo trì có nhiệm vụ thu gom chất thải và vật liệu tái sinh ở bên ngoài cửa, lối đi của các căn hộ hoặc phòng chung của mỗi tầng. Bảng 3: Các phương án đặc trưng thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu dân cư ở các căn hộ thấp tầng, trung bình và cao tầng trong trường hợp có và không phân loại chất thải tại nguồn STT  Phương án  Ghi chú   1  Không phân loại chất thải tại nguồn   a  Thùng chứa kích thước chuẩn (dung tích 20-30 gallon) chứa trong khu vực phục vụ hoặc bên ngoài trời trong khu vực có rào chắn riêng biệt  Chủ hộ, cư dân, nhân viên bảo trì có trách nhiệm mang chất thải đến lề đường nơi thu gom; việc phân loại chất thải sẽ được thực hiện tại nhà máy thu hồi vật liệu.   b  Thùng chứa lớn (dung tích 300 gallon), đổ bằng thiết bị cơ khí, đặt ở tầng hầm hoặc ngoài trời trong khu vực có rào chắn riêng biệt.  Nếu cần thiết, nhân viên bảo trì phải đổ thùng chứa rác, việc phân loại chất thải sẽ được thực hiện tại nhà máy thu hồi vật liệu.   c  Chất thải được đặt bên ngoài mỗi căn hộ hoặc trong khu vực quy định của mỗi tầng; ở những căn hộ cao tầng mới có trang bị máng thu chất thải; các thùng chứa lớn và thiết bị xử lý (thiết bị đóng kiện,…) được đặt ở khu vực này cho đến khi thu gom, thường là ở tầng hầm của các nhà cao tầng.  Nếu cần thiết, nhân viên bảo trì phải đổ thùng chứa rác, việc phân loại chất thải sẽ được thực hiện tại nhà máy thu hồi vật liệu.   2  Phân loại chất thải tại nguồn   a  Phương án 1a và 1 c như trên, các thành phần đã phân loại chứa trong các thùng chứa cổ điển hoặc thiết kế đặc biệt được đặt ở tầng hầm hoặc ngoài trời trong khu vực có rào chắn riêng biệt.  Cư dân hoặc nhân viên bảo trì mang thùng chứa đến nơi đổ bỏ quy định, các thành phần chất thải sẽ được phân loại tại nhà máy thu hồi vật liệu.   b  Phương án 1b như trên, các chất thải đã phân loại đặt bên ngoài mỗi căn hộ để thu gom, được mang đến khu vực quy định của mỗi tầng, đặt trong các máng thu rác riêng biệt, hoặc mang đến khu vực quy định bỏ vào các thùng chứa riêng biệt.  Các máng đổ rác riêng thường được lắp đặt ở những khu xây dựng mới, các chất thải đã phân loại sẽ được nhân viên của toà nhà thu gom và lưu trữ ở nơi quy định. Các thành phần chất thải sẽ được phân loại tại nhà máy thu hồi vật liệu.   CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết Luận: - Hiện nay khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố là rất lớn, việc thu gom và vận chuyển rác thải còn nhiều hạn chế và bất cập, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Bởi vậy, việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải Phòng là hết sức cần thiết và cấp bách. -Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Hải Phòng như sau: +Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại TP Haỉ Phòng là 836 tấn/ngày,trung bình mỗi năm tăng khoảng 10-12% so với trước đó, +Tốc độ phát sinh chất thải rắnkhoangr 0.8 kg/người/ngày. +Rác thảithu gom tại các khu dân cư,đường phố,ven đô đạt khoảng 82% +Rác thu gom tại các khu trung chuyển đạt 95% +Công ty môi trường đô thị chưa lắp đặt hệ thống thùng rác trên các tuyến đường phố,công viên nên tình trạng người dân vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định vẫn tiếp diễn. +Số lượng xe thu gom đẩy tay,xe ép rác có bộ phận gắn cơ giới vẫn còn thiếu. +Một số trạm trung chuyển chưa đạt tiêu chuẩn thiết kế,vệ sinh,vị trí hoat động. 2 Kiến nghị: -Để nâng cao hiệu quả của việc quản lý chất thải rắn tại TP Hải Phòng,một số ý kiến dựa trên các kêt quả khảo sát thực tế như sau : +Khuyến khích người dân về vấn đề phân loại rác tại nguồn và lợi ích của việc phân loại đó. +Phối hợp các cơ quan chức năng như công ty môi trường đô thị, sở tài nguyên môi trường nhằm quản lý chất thải rắn sinh hoạt tốt hơn. +Cần khảo sát để hiểu thêm lộ trình tuyến thu gom CTRSH tại khu vực nội thành TP Hải Phòng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các quận nội thành Hải Phòng và đề xuất giải pháp.doc
Luận văn liên quan