Bên cạnh những yếu kém cần khắc phục ban quản lí cũng có nhiều đóng góp đáng kể như kết hợp được công tác bảo vệ rừng với truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của các tầng lớp dân cư đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đoàn học sinh, sinh viên đến đây tham quan, học tập, cán bộ quản lí tại đây vui vẻ thân thiện nhiệt tình sãn sàng giải đáp các câu hỏi, thắc mắc được đặt ra. Biến rừng ngập mặn Cần Giờ trở thành khu du lịch sinh thái nổi tiếng, thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước đưa hình ảnh đất nước con người Việt nam đến với bè bạn năm châu.
54 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 11467 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng quản lý tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 13% so với năm 2011. Năm 2012, mặc dù sản lượng muối khai thác giảm nhưng các phân xưởng may, sản xuất nước đá, hải sản khô hoạt động hết công xuất, sản lượng sản xuất đạt ngoài dự kiến, góp phần tăng giá trị sản xuất khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng như giá trị sản xuất toàn ngành.
Chăn nuôi
Nghề chăn nuôi ở huyện chủ yếu chăn nuôi gia súc, phục vụ tiêu dùng ở địa phương và nuôi yến đang phát triển tập trung ở 02 xã phía bắc, góp phần tăng giá trị kinh tế vùng nông nghiệp; hiện có 156 nhà nuôi, sản lượng thu hoạch trong năm ước đạt 1.400 kg.
Tài nguyên thiên nhiên – sinh vật
Sau 30 năm khôi phục lại rừng ngập mặn Cần Giờ đã phục hồi được trên 30.491 ha rừng, biến khu đất hoang hóa trơ trọi năm xưa thành cánh rừng bạt ngàn xanh tốt, tạo nên cảnh quan tươi đẹp và môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài động vật trên cạn, trên bầu trời (chim) và động vật đáy nền sinh sôi phát triển.
Thực vật
Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn; giữa hệ sinh thái nước ngọt với hệ sinh thái nước mặn. Rừng ngập mặn Cần Giờ nhân một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú.
Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học (GS-TS Hoàng Đức Đạt, Tiến sĩ Viên Ngọc Nam…1997) thì ở Cần Giờ có:
157 loài thực vật thuộc 76 họ, các họ chiếm ưu thế là Rhizophoraceae, Avicenniaceae, Sonnerratiaceae, Meliaceae và Palmae (Nam, Thụy-1997).
63 loài phiêu sinh thực vật.
130 loài Tảo thuộc 3 ngành: Tảo khuê, Tảo giáp và Tảo lam.
Thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ được chia theo 3 nhóm:
Nhóm thực vật ngập mặn chủ yếu: 42 loài thuộc 36 chi, 24 họ
( Nguồn V. N. Nam 2004).
Nhóm chịu mặn gia nhập rừng ngập mặn: 33 loài, 19 họ
( Nguồn N. B. Quỳnh 1997 ).
Nhóm thực vật nhập cư: 90 loài, 42 họ
( Nguồn N. B. Quỳnh 1997 ).
Hệ thực vật rừng tự nhiên khoảng 12.000 ha bao gồm: Chà là, Ráng, Giá, Mấm, Dà Vôi… tất cả đều sống trên vùng đất ít ngập nước. Trong đó, Ráng thường được hỗn giao với Chà là, Cóc kèn mọc trên đất gò, ít ngập nước. Mắm điển hình là các loại trắng, đen mọc ven sông đất trũng, bãi bồi cao hơn 0,2m so với mực nước biển; Dà vôi, Mắm phân bố trên đất sét chặt, ẩm.
Hình 2.3: Một số tài nguyên thực vật ở rừng ngập mặn Cần Giờ
Cây Bần Ổi
Cây Mắm Trắng
Cây Mắm Đen
Cây Bần Chua
Cây Đước
Cây Sú Vẹt
Cây Cóc Đỏ
Hệ thực vật rừng trồng hơn 20.000 ha, bao gồm: bạch đàn, keo lá tràm trồng trên nền đất, dừa lá trồng ở vùng đất phèn mặn và nước lợ; đước được trồng thử nghiệm; chà là, phi lao, bạch đàn, keo lá tràm… được trồng dọc theo đường trục chính Rừng Sác và những giồng cát ven biển.
Động vật
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng tăng mức độ đa dạng sinh học, phong phú cả về chủng loài và số lượng loài. Theo báo cáo của các nhà khoa học về thành phần loài động như sau:
Trên 130 loài tảo (thuộc 3 ngành).
Khu hệ động vật không xương sống, thủy sinh: trên 100 loài động vật đáy không xương sống (không kể động vật nguyên sinh) thuộc 44 họ: Cua biển, tôm Sú, tôm Thẻ Bạc, sò Huyết,…
Khu hệ cá: có 137 loài thuộc 39 họ, 13 bộ: cá Ngát, cá Bông Lau, cá Dứa,…
Khu hệ lưỡng thê, bò sát: có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát: Kỳ đà nước, Hổ Mang chúa, trăn Gấm, cá Sấu Hoa cà,…
Khu hệ chim: có 130 loài, 47 họ, 17 bộ (trong đó có 51 loài chim nước): Bồ nông chân xám, Diệc xám, Vạc, Già Đẫy, Giang sen,…
Khu hệ thú: có 19 loài, 13 họ, 7 bộ như Mèo Rừng, Khỉ đuôi dài, Cầy vòi đốm, Nhím,…
Khỉ Đuôi Dài
Cá Sấu Hoa Cà
Nghêu
Hàu
Hình 2.4: Một số tài nguyên động vật ở rừng ngập mặn Cần Giờ
( Nguồn Hoàng Đức Đạt, 1997 )
Khôi phục Rừng ngập mặn Cần Giờ thành công đã đóng góp quan trọng cho phát triển khoa học - công nghệ trong xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Vì vậy, ngày 21/01/2000 tổ chứcUNESCO đã công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là “ Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ”. Đây là Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn được phục hồi sau chiến tranh hóa học đầu tiên trên thế giới và cũng là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam.
Vai trò, chức năng của rừng ngập mặn Cần Giờ
Rừng ngập mặn Cần Giờ giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện:
Vai trò sinh thái
Rừng ngập mặn Cần giờ được ví như một nhà máy lọc sinh học khổng lồ, góp phần điều hòa khí hậu trong vùng. Các quần xã cây ngập mặn là một tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn. Cũng giống như các loài thực vật khác, cây ngập mặn và tảo, rêu trong nước góp phần hấp thu CO2 và thải O2 qua quá trình quang hợp. Đây là “ lá phổi xanh ” của thành phố.
Cần Giờ đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch lưu lượng nước của dòng chảy qua nó. Các chất độc hại và ô nhiễm từ các khu công nghiệp, đô thị, hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,… thải vào sông rạch, hòa tan trong nước hoặc lắng xuống đáy được nước sông mang ra các vùng cửa sông ven biển. Hệ rễ của cây rừng góp phần vào việc làm giảm tốc độ dòng chảy của thủy triều, tạo điều kiện lắng đọng bùn, các vật chất lơ lửng và hấp thụ các chất này để tạo ra các hợp chất ít độc hại hơn đối với con người.
Vì vậy, rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành “lá phổi” đồng thời là “quả thận” có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp trong thượng nguồn sông Ðồng Nai – Sài Gòn để ra biển Ðông.
Ngoài ra, rừng ngập mặn Cần Giờ còn là “ bức tường xanh ” bảo vệ bờ biển của sông, hạn chế xói mòn và tác hại của gió bão vào đất liền, có tác dụng trong việc mở rộng diện tích đất bồi, hạn chế xâm nhập mặn, bảo vệ được đê điều đồng ruộng, nơi sống của người dân Cần Giờ và các vùng lân cận trước sự tàn phá của gió bão….
Vai trò kinh tế
Môi trường rừng ngập mặn còn là nơi người dân có thể hưởng lợi từ các hoạt động kinh tế như nuôi trồng, khai thác thủy sản để sử dụng trong nước và xuất khẩu. Rừng Cần Giờ rất dồi dào tôm cá, có nhiều loài có giá trị kinh tế rất cao như cá mú, cá chẽm, cá đường, cá dứa, cá ngát, lịch củ, tôm thẻ, tôm sú, cua gạch soong, nghêu, sò huyết… Ngoài ra, có thể thu nhập từ các nguồn khác như: nuôi ong lấy mật, số lượng lớn than củi…
Theo quan điểm sinh thái-kinh tế sẽ đảm bảo duy trì cân bằng về môi trường, khai thác nguồn lợi tự nhiên. Cảnh quan được hình thành trong quá trình thực hiện dự án sẽ tạo điều kiện phát triển du lịch, không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch, mà còn cho cộng đồng địa phương với những hoạt động dịch vụ đi kèm. Các loài thủy sinh vật và chim được bảo tồn để có điều kiện ngày càng phát triển dồi dào hơn, góp phần giảm thiểu những rủi ro trong nuôi trồng và khai thác thủy sản.
Rừng ngập mặn đã mang lại lợi ích kinh tế lâu dài, vừa bảo tồn và phát triển được những tài nguyên quý mà thiên nhiên đã ban tặng. Tùy theo vị trí và địa hình, tính chất của đất mà trồng diện tích dải rừng cây ngập mặn phù hợp.
Vai trò khác
Rừng ngập mặn đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì tính thống nhất của môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng thu nhập cho nông dân.
Rừng ngập mặn tạo ra rào chắn chống lại sự xâm nhập của nước biển và tác động của nước biển dâng cũng như cung cấp môi trường sinh sống cần thiết cho các loài thủy hải sản và sinh vật cửa sông.
Rừng Cần Giờ còn đóng nhiều vai trò quan trọng khác như: Lịch sử, văn hóa, giáo dục, y tế,…..
Rừng Cần Giờ với cảnh quan tươi đẹp, không khí trong lành, mang đậm dấu ấn lịch sử, rất hấp dẫn du khách đến nghỉ ngơi, tham quan, học tập, nghiên cứu, thưởng ngoạn phong cảnh và thưởng thức sản vật của rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn Cần Giờ có tác dụng rất lớn với vai trò điều hòa nguồn nước. Mùa mưa, nước đã được trữ lại một phần ở đây. Đến mùa kiệt, do hạn chế nước hồ Dầu Tiếng nên mực nước sông Đồng Nai xuống rất thấp, lúc đó nước từ trong rừng ngập mặn ở cửa sông Đồng Nai chảy ra, ngăn nước mặn không vào quá sâu. Khi xây dựng hồ Dầu Tiếng, người ta đã lo lắng việc xâm nhập mặn khi mùa kiệt tới, “uy hiếp” nguồn nước sinh hoạt của thành phố. Nhưng giờ đây, điều đó đã không xảy ra nhờ sự đóng góp không nhỏ của rừng ngập mặn Cần Giờ.
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
Ban quản lý
Vị trí
Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được thành lập theo Quyết định số 5902/QĐ-UB-CNN ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ trực thuộc ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp, thực hiện nhiệm vụ do UBND huyện Cần Giờ giao phó và chịu sự quản lý chuyên nghành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ban Quản lý Rừng phòng hộ gồm có 100 người trong đố có trên 70% làm nhiệm vụ bảo vệ rừng trực tiếp tại 24 tiểu khu phân bố khắp rừng ngập mặn. Ngoài lực lượng của Ban Quản lý còn có các đơn vị nhận khoán, đơn vị phối hợp trên địa bàn huyện: Các đồn biên phòng, UBND các xã, thị trấn, cơ quan, công an, Nông trường, Các công ty du lịch sinh thái,… Đặc biệt có trên 160 hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng. Trong những năm qua, những thiệt hại tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ đã được hạn chế thấp nhất.
Mục đích
Phát huy tốt 3 chức năng của Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ:
- Chức năng bảo tồn: đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng di truyền, loài, hệ sinh thái và cảnh quan.
- Chức năng phát triển: thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững về sinh thái cũng như các giá trị văn hóa truyền thống.
- Chức năng hỗ trợ: tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu, giám sát, giáo dục và trao đổi thông tin giữa các địa phương, trong nước và quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững.
Chức năng, nhiệm vụ
Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ quản lý 37.152,764(ha), trong đó có:
Rừng trồng – 19.448,4(ha)
Rừng tự nhiên – 11.043,06(ha)
Đất khác – 6.661,304 (ha)
Tham mưu cho UBND huyện và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thành phố trong việc xây dựng các chính sách, chủ trương, các quy trình kỹ thuật phù hợp với việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Cần Giờ.
Tổ chức hoàn chỉnh hệ thống quản lý bảo vệ rừng từ huyện đến cơ sở, thực hiện việc giao đất, giao rừng cho các hộ dân nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, nhằm tạo ra những vùng lâm nghiệp bền vững, ngày càng ổn định đời sống của nhân dân và cán bộ công nhân trực tiếp làm nghề rừng.
Xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để quản lý bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ; trong đó bao gồm việc xây dựng và thực hiện các dự án lâm – ngư – dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp, các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật cho rừng phòng hộ nhằm nâng cao chất lượng của rừng.
Tăng cường công tác khuyến lâm và không ngừng tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao ý thức phát triển và bảo vệ rừng trong nhân dân.
Tổ chức hoạt động sản xuất lâm ngư kết hợp, các dịch vụ khoa học kỹ thuật và dịch vụ phục vụ tham quan du lịch, làm tăng giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội của rừng phòng hộ; góp phần cải thiện đời sống cho các hộ dân giữ rừng và cán bộ công nhân trực tiếp làm nghề rừng.
Cơ cấu tổ chức, nội dung và công tác quản lý
Cơ cấu tổ chức
SƠ ĐỒ QUẢN LÝ
SỞ NN & PTNT
UBND CÁC XÃ
CÁC TRẠM KIỂM LÂM
CHI CỤC KIỂM LÂM
PHÂN KHU, TIỂU KHU
UBND TP. HỒ CHÍ MINH
UBND HUYỆN CẦN GIỜ
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ
CHI CỤC PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
HẠT KIỂM LÂM CẦN GIỜ
CÁC HỘ GIỮ RỪNG
ĐƠN VỊ NHẬN KHOÁN BVR
CÁC HỘ GIỮ RỪNG
Quan hệ trực tiếp
Quan hệ gián tiếp
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ
Hình 2.5: Sơ đồ quản lý Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố là cơ quan tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Các Sở - ngành liên quan có trách nhiệm thực hiện chức năng giúp UBND thành phố quản lý nhà nước chuyên ngành và UBND huyện Cần Giờ thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ do UBND thành phố giao.
UBND thành phố giao cho UBND huyện Cần Giờ quản lý địa giới toàn bộ diện tích Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, ngoại trừ diện tích 4.379ha thềm lục địa từ Thạnh An, Cần Thạnh đến Long Hòa thuộc Trung ương quản lý, khi cần tác nghiệp phải xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, UBND huyện Cần Giờ còn có thẩm quyền hướng dẫn và xử phạt người dân không chấp hành quy định về sinh hoạt trong Khu Dự trữ sinh quyển.
Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định trong quyết định thành lập và làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn, cơ quan khoa học, huyện Cần Giờ, các chủ rừng và các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, để thực hiện việc bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái của Khu Dự trữ sinh quyển Cần.
Chi cục Kiểm lâm thành phố, trực tiếp là Hạt Kiểm lâm Cần Giờ chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Kiểm tra và xử phạt hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.
Các chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ, khai thác, bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và Công ước quốc tế về Khu Dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
PHÓ TRƯỞNG BAN
(TỔ CHỨC)
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH
CÁC HỘ GIỮ RỪNG
TRUNG TÂM TTGDMT & DL SINH THÁI
TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
(KỸ THUẬT)
CÁC HỘ GIỮ RỪNG
PHÒNG KỸ THUẬT PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG
CÁC ĐƠN VỊ NHẬN KHOÁN BVR
CÁC PHÂN KHU TIỂU KHU
ĐỘI LƯU ĐỘNG
Quan hệ trực tiếp
Quan hệ gián tiếp
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ
Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ
Nội dung và công tác quản lý
Khu dự trữ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ được quản lý theo Quyết định 05/2008/QĐ-UBND về quy chế quản lý khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành.
Có 3 nội dung chính trong việc quản lý khu dự trữ sinh quyển:
Bảo đảm sự cân bằng động của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Điều hòa các mối quan hệ giữa con người và môi trường trong phạm vi Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Phát triển kinh tế xã hội kết hợp với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.
Công tác quản lý:
Điều tra, đánh giá, lập kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi Khu Dự trữ sinh quyển phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế để làm căn cứ lập kế hoạch sử dụng và xác định mức độ giới hạn cho phép khai thác ở từng vùng chức năng: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
Kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải gắn với sự cân bằng của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Bảo vệ đa dạng sinh học trong phạm vi khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Việc bảo vệ đa dạng sinh học phải được thực hiện trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng dân cư địa phương và các đối tượng có liên quan.
Thành lập các ngân hàng gen để bảo vệ và phát triển các nguồn gen bản địa quý hiếm. Giới hạn việc du nhập các giống loài không phải là bản địa nếu chưa được nghiên cứu và đánh giá một cách khoa học.
Xây dựng kế hoạch bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; Áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc săn bắt, khai thác kinh doanh, sử dụng các loài này đồng thời thực hiện các chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ theo chế độ đặc biệt phù hợp với từng loài.
Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
Khuyến khích việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được khai thác từ gió, mặt trời, địa nhiệt, nước, sinh khối trong phạm vi khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Phải xây dựng hoàn chỉnh và vận hành thường xuyên các công trình xử lý ô nhiễm môi trường; xây dựng hệ thống thu gom tách riêng và xử lý triệt để toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; vận hành thường xuyên các công trình xử lý ô nhiễm môi trường; đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định về môi trường.
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, bảo vệ khu Dự trữ sinh quyển cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.
Đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom tập trung chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường và được vận hành thường xuyên.
Bảo vệ môi trường đối với các làng nghề
Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với việc bảo vệ môi trường, có hệ thống thu gom tập trung các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại. Phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường và được vận hành thường xuyên.
Bảo vệ cảnh quan đối với các công trình xây dựng
Các công trình xây dựng trong phạm vi khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ phải bảo đảm các điều kiện như sau:
Trong vùng lõi: không cho phép xây dựng các công trình, trừ những công trình phục vụ cho mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và được cấp có thẩm quyền cho phép.
Trong vùng đệm: chỉ chấp nhận các công trình xây dựng có kết cấu và vật liệu xây dựng hài hòa với cảnh quan tự nhiên, không làm vỡ cân bằng sinh thái và được các cấp có thẩm quyền cho phép.
Trong vùng chuyển tiếp: các công trình xây dựng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng và quy hoạch của Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Nguyên tắc quản lý
Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ phải bằng các biện pháp tổng hợp dựa trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng.
Công tác quản lý khu dư trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ hiện nay thỏa mãn 12 nguyên tắc của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái theo công ước đa dạng sinh học:
Nguyên tắc 1: Các mục tiêu quản lý tài nguyên đất đai, nước và sự sống là sự lựa chọn mang tính xã hội:
Khôi phục rừng ngập mặn Cần Giờ bị tàn phá bởi chất độc hoá học trong chiến tranh và bảo tồn để hệ sinh thái này phát triển bền vững là mục tiêu quản lý dựa trên sự lựa chọn của xã hội.
Nguyên tắc 2: Quản lý phải được phân quyền đến cấp thích hợp nhất:
Việc quản lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được phân quyền đến cấp thích hợp nhất qua các nghị quyết giao khoán bảo vệ rừng đến các đơn vị quốc doanh, tập thể và hộ gia đình của Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyên tắc 3: Các nhà quản lý hệ sinh thái phải xem xét các hiệu quả (thực tế hoặc tiềm ẩn) của các hoạt động của họ đối với các hệ sinh thái khác:
Trong công tác quản lý, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ bao gồm 3 hệ sinh thái theo diễn thế: lúa nước – rừng ngập mặn – thảm cỏ biển. Mọi hoạt động bảo tồn và phát triển trong khu vực khu dự trữ sinh quyển đều được các nhà quản lý tính đến mối quan hệ với hệ sinh thái ven biển cùng vùng biển Đông.
Nguyên tắc 4: Công nhận các lợi ích tiềm năng từ sự quản lý, thuờng có một nhu cầu để hiểu biết và quản lý hệ sinh thái trong phạm vi kinh tế. Bất cứ chương trình quản lý hệ sinh thái nào như thế phải:
Giảm bớt các bóp méo do thị trường có ảnh hưởng bất lợi đến sự đa dạng sinh học.
Nhắm đến các động cơ để đẩy mạnh việc bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững.
Chủ quan hoá các chi phí và các lợi ích trong hệ sinh thái đã quy định vào phạm vi khả thi.
Các nhà quản lý ngành Lâm nghiệp TP. HCM đang có kế hoạch đánh giá Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ nhằm mục đích biết rõ nội dung kinh tế cùng giá trị của các loại sản phẩm và dịch vụ môi trường do hệ sinh thái này cung cấp. Từ đó sẽ cải tiến công tác quản lý theo xu hướng bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần giờ, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững.
Nguyên tắc 5: Việc bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, nhằm mục đích duy trì các dịch vụ của hệ sinh thái, phải là mục tiêu ưu tiên của phương thức tiếp cận hệ sinh thái:
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần giờ được phân thành 3 vùng chức năng: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp theo kế hoạch quản lý. Sự phân vùng này nhằm bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.
Nguyên tắc 6: Các hệ sinh thái phải được quản lý trong các giới hạn về chức năng của chúng:
Hiện nay hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ được quản lý trong phạm vi giới hạn của các chức năng. Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần giờ kiểm soát được cường độ khai thác tài nguyên thiên nhiên từ khu vực này như gỗ củi, thuỷ sản, muối v.v…
Nguyên tắc 7: Việc tiếp cận hệ sinh thái phải được thực hiện ở các quy mô thích hợp về mặt không gian và thời gian:
Theo thời gian, quy mô quản lý và phương thức quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ cũng đã chuyển đổi với phương thức quản lý ngày càng chặt chẽ hơn và quy mô ngày càng lớn hơn về mặt không gian.
Nguyên tắc 8: Công nhận sự thay đổi các quy mô theo thời gian và các kết quả diễn ra từ từ được đặc trưng bởi các quá trình sinh thái, các mục tiêu đối với việc quản lý hệ sinh thái phải được thiết lập mang tính dài hạn:
Kết quả quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ luôn luôn là kế hoạch dài hạn.
Từ 1978 – 1983 trồng phủ xanh bằng cây đước (rhizophora apiculata).
Từ 1984 – 1999 trồng đa dạng loài để đạt đa dạng sinh học.
Từ 2000 - 2010, quan sát động lực phát triển và mối quan hệ với các hệ sinh thái tiếp giáp, theo dõi độ tăng đa dạng sinh học.
Từ 2011 – 2020, hạn chế gia tăng cộng đồng dân cư tại Cần Giờ. Xây dựng hệ thống các quần xã sinh vật đặc trưng của RNM Cần Giờ, mở rộng và phát triển quy mô vùng lõi, vùng đệm. Tại vùng chuyển tiếp, cải thiện môi trường, trồng thêm hệ thực vật, phát triển du lịch sinh thái. Chuẩn bị cơ sở để chuyển khu dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ thành khu bảo tồn thiên nhiên.
Từ 2020 – về sau, tái định cư cộng đồng tại Cần Giờ. Phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ thành khu bảo tồn thiên nhiên, duy trì và phát triển hệ sinh thái ổn định.
Nguyên tắc 9: Việc quản lý công nhận sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi:
Quản lý theo quy chế khu dự trữ sinh quyển đồng nghĩa với vai trò con người là trung tâm, do đó sự thay đổi là điều không tránh khỏi khi cần phát triển. Ngoài ra, về mặt tự nhiên cũng có sự thay đổi về thời tiết, về lực tương tác sông biển và lực tương tác giữa các loài với nhau v.v..
Nguyên tắc 10: Tiếp cận hệ sinh thái phải tìm kiếm sự cân bằng thích hợp và sự hợp thành một hệ thống thống nhất của việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học:
Trong công tác quản lý, mọi kế hoạch dài hạn của ngành lâm nghiệp TP. HCM luôn theo dõi sự cân bằng giữa việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học từ năm 1990 đến nay.
Nguyên tắc 11: Tiếp cận hệ sinh thái phải xem xét tất cả các dạng thông tin tương ứng, bao gồm kiến thức, các đổi mới và các thực tiễn của khoa học của cư dân bản địa và cư dân địa phương:
Trong các dự án trung và dài hạn, các nhà quản lý liên quan đến hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ luôn cập nhật thông tin từ mọi nguồn: thống kê, hội thảo trao đổi lấy ý kiến dân cư địa phương và các nhà khoa học để xây dựng và điều chỉnh các chính sách quản lý ngày càng hiệu quả hơn.
Nguyên tắc 12: Tiếp cận hệ sinh thái liên quan đến tất cả các lãnh vực xã hội và các ngành khoa học có liên quan tương ứng:
Để quản lý tốt hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ. Cán bộ thuộc ban quản lý khu dự trữ sinh quyển được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau: lâm nghiệp, thuỷ sản, nông nghiệp, kinh tế, tài chính, môi trường… và trong mối quan hệ với các đơn vị bên ngoài, ban quản lý khu dự trữ sinh quyển có các dự án liên quan đến các tổ chức: sư phạm, giáo dục, đoàn thể phụ nữ – thanh niên – công đoàn, các tổ chức xã hội phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu cả khoa học tự nhiên và xã hội … v.v…
Quản lý khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là quản lý một hệ sinh thái nhân văn có cấu trúc và chức năng hoàn chỉnh.
Tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và các công ước quốc tế Việt Nam đã tham gia.
Công tác quản lý về Nhà nước ở rừng ngập mặn Cần Giờ
Về lĩnh vực tạo hành lang pháp lý
Với tình hình vi phạm pháp luật về môi trường gia tăng, việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cụ thể hóa các nội dung trong các điều luật cũng như xây dựng các chế tài đủ mạnh để hạn chế tình trạng vi phạm là điều hết sức cần thiết.
Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường 2005.
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.
Căn cứ Quyết định của Tổng Giám đốc UNESCO Paris về việc công nhận “Rừng ngập mặn Cần Giờ - Việt Nam” trở thành Khu Dự trữ sinh quyển nằm trong mạng lưới dự trữ sinh quyển Thế giới.
Căn cứ Quyết định (Số: 05/2008/QĐ-UBND) về việc ban hành quy chế quản lý khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố).
Về lĩnh vực xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư
Đầu tư phát triển hoàn chỉnh và tổ chức khai thác có hiệu quả không gian du lịch trên địa bàn huyện và trên cơ sở từng bước khép kín và kết nối với không gian du lịch trong khu vực bao gồm các tuyến, điểm, khu du lịch sinh thái trên địa bàn huyện.
Các tuyến du lịch dự kiến phát triển như sau:
Tuyến đường bộ từ trung tâm thành phố xuống Cần Giờ.
Tuyến đường sông từ Thành phố đi Đồng Đình, Cần Thạnh; từ Cần Thạnh Lâm Viên đi Vũng Tàu – Cần Đước – Mỹ Tho.
Kết hợp đường bộ – đường sông.
Các điểm du lịch có thể phát triển bao gồm:
Khu du lịch bãi biển 30/4 xã Long Hòa.
Khu du lịch hoang dã Lâm viên Cần Giờ (2.200ha) với khu căn cứ kháng chiến rừng Sác (tái hiện).
Khu du lịch đặc công thủy rừng Sác (250 ha).
Khu núi đá Giồng Chùa, xã Thạnh An (200 ha).
Các khu di chỉ khảo cổ: Trung tâm triển lãm, trưng bày, nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn tại các tiểu khu thuộc ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ.
Khu du lịch nhà vườn (300ha) tại Long Hòa – Cần Thạnh.
Trung tâm sinh hoạt dã ngoại thanh thiếu niên thành phố.
Khu di tích lịch sử các căn cứ kháng chiến vùng rừng Sác.
Bảo tàng sinh vật biển.
Đình, chùa, lăng Ông Thủy Tướng.
Nhìn chung, hình ảnh chung của khu đô thị – du lịch lấn biển Cần Giờ sẽ mang ý nghĩa đúng của khái niệm về du lịch sinh thái rừng - biển: đó là du lịch nhằm đưa du khách hiểu biết về hệ sinh thái gốc và tăng thu nhập của dân cư địa phương để bảo tồn hệ sinh thái gốc.
Lĩnh vực chỉ đạo quản lý
Năm 2000 rừng ngập mặn Cần Giờ được chuyển giao về cho Huyện Cần Giờ trực tiếp quản lý (theo chỉ đạo của UBND TP. HCM) và được đổi tên là Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Cần Giờ.
BQL là đơn vị đầu mối quản lý vốn, tổ chức thiết kế, thu mua trái giống và hợp đồng với 24 đơn vị nông lâm trường của các quận nội thành, lực lượng thanh niên xung phong thành phố và nhân dân các xã trong huyện Cần Giờ để trồng rừng theo hướng dẫn của cán bộ lâm nghiệp Sở và BQL, để bảo đảm hoàn thành kế hoạch hàng năm với kết quả cao Sở đã cử đoàn cán bộ về giúp BQL chỉ đạo hướng dẫn trồng rừng.
Chính sách quản lý
Một số chính sách trong quá khứ và hiện tại
Chính sách giao khoán bảo vệ rừng đến hộ gia đình và các đơn vị
Mục đích giao khoán: nhằm để quản lý bảo vê được rừng ở Cần Giờ một cách có hiệu quả, mọi mánh rừng đều có chủ, tạo được việc làm và thu nhập cho người dân.
Thực hiện 1 số chính sách hỗ trợ người dân giữ rừng và các đơn vị như:
Hiện nay kinh phí cấp cho công tác quản lý bảo vệ rừng là 495.000/ha/năm, trong đó có cơ cấu BHYT, BHXH.
Nâng mức tiền công khoán bảo vệ rừng phòng hộ từ mức bình quân từ 725.000 đồng/hecta/năm lên mức bình quân 1.156.000 đồng/hecta/năm. Trong đó 200.000 đồng/ha từ ngân sách TW, còn lại từ ngân sách TP HCM.
Hỗ trợ mỗi hộ 6.000.000 đồng để làm nhà trên mảnh rừng được giao.
Hỗ trợ vốn vay, kĩ thuật để các hộ sản xuất phụ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Lắp đặt pin năng lượng mặt trời cho 100% hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng và được tài trợ 75% giá trị và 25% sẽ do hộ dân trừ dần vào kinh phí bảo vệ rừng được lĩnh hàng quý.
Các hộ được hưởng tiền công bảo vệ rừng, được hưởng 50% sản phẩm tỉa thưa ( từ năm 1999 trở về trước ) được hưởng tiền trong trồng rừng và bảo vệ rừng theo kế hoạch của BQL Rừng phòng hộ Cần Giờ.
Trang bị mỗi hộ 1 xuồng chèo, 1 radio và dụng cụ chứa nước ngọt.
Khám bệnh, xây dựng trường học.
Cung cấp giống tôm, heo, thanh long cho nông dân nuôi trồng.
Phổ biến các chính sách giao, kiểm kê rừng cho dân, tập huấn kĩ thuật chăm sóc rừng, trồng rừng nuôi tôm sú.
Kết quả: hiện nay đã giao khoán 143 hộ dân, 14 đơn vị với tổng diện tích giao khoán bảo vệ là 27.391,81ha. Bình quân định xuất giao khoán mỗi hộ 40ha, trong đó hộ cao nhất 260ha, thấp nhất 30ha. Phối hợp với các đơn vị: hạt kiểm lâm, UBND các xã, công an, huyện đội, biên phòng.
Hàng năm theo kế hoạch, Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, tiếp nhận phần kinh phí do trung ương cấp để thực hiện các chỉ tiêu được giao về công tác bảo vệ rừng hiện có với định suất 50.000đ/ha/năm và ngân sách thành phố cấp bổ sung để đảm bảo đời sống cho các hộ giữ rừng.
Quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách về giao khoán bảo vệ rừng có những mặt tích cực và tồn tại nhất định:
Tích cực
Nhìn chung, việc thực hiện công tác giao khoán bảo vệ rừng trong thời gian qua đã duy trì ổn định diện tích rừng trên các lâm phần được giao khoán, hạn chế nạn chặt phá rừng trái phép.
Đời sống của hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng từng bước được nâng cao.
Nguồn thu nhập từ kinh phí bảo vệ rừng đã trở thành nguồn thu nhập chính, tạo động lực khuyến khích bảo vệ rừng.
Hạn chế
Các hộ giữ rừng chỉ hưởng tiền công khoán bảo vệ rừng, còn những nguồn thu nhập khác như trồng, tỉa thưa, chăm sóc, khai thác rừng thì chưa được thực hiện.
Chưa có quy định quản lý của Nhà nước để hộ gia đình yên tâm sản xuất ngư nghiệp như: quy định về qui mô, diện tích, cơ sở hạ tầng.
Chưa có hướng dẫn cụ thể sản xuất ngư nghiệp dưới tán rừng.
Thiếu những điều kiện cơ bản để đảm bảo quyền tự chủ sản xuất, người dân chỉ hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng, mọi tác động vào rừng và đất rừng đều phải có sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
Về vốn đầu tư sản xuất hiện nay là vấn đề hết sức khó khăn và bức xúc, để phát triển kinh tế tăng thu nhập nhận khoán cho bảo vệ rừng, một số hộ đang còn lúng túng chưa lựa chọn được phương hướng sản xuất phù hợp, chưa có điều kiện để phát triển sản xuất và ổn định đời sống.
Còn tồn tại một số hộ thường ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước không tự chủ về sản xuất.
Chính sách phát triển du lịch kết hợp giáo dục tuyên truyền bào vệ môi trường
Rừng ngập mặn Cần Giờ được Tổ chức Giáo dục - khoa học và văn hóa của Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam vào năm 2000. Việc phát triển du lịch sinh thái cũng là hình thức tận dụng lợi thế thiên nhiên để bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.
Rừng Cần Giờ chứa đựng rất nhiều giá trị về lịch sử, khảo cổ, văn hóa tín ngưỡng. Trong rừng Cần Giờ hiện có nhiều khu vực bảo tồn động vật có giá trị như khu Lâm Viên - Đảo khỉ với hàng ngàn cá thể khỉ đuôi dài; khu Vàm Sát với khu bảo tồn chim rộng hơn 600 hécta có hơn 7 ngàn cá thể chim các loại và khu bảo tồn dơi nghệ với hàng ngàn con. Đặc biệt, nằm sâu trong những cánh rừng ngập mặn nơi đây còn có căn cứ cách mạng Chiến khu rừng Sác.
Trên địa bàn huyện Cần Giờ có khoảng 16 di tích đã được khảo sát và 5 di tích được khai quật, đào thám sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cách đây khoảng 2 ngàn năm, Cần Giờ đã là một “cảng thị sơ khai” trong khu vực.
Đặc biệt, Cần Giờ đã phối hợp với nhiều trường đại học, các nhà khoa học trong và ngoài nước, thu hút sự tham gia của người dân địa phương triển khai nhiều dự án bảo tồn đa dạng sinh học tại rừng ngập mặn Cần Giờ. Những kết quả mang lại rất khả quan, như: số loài cây rừng ngập mặn gia tăng, nhiều loài trước đây biến mất nay đã xuất hiện trở lại; những khu đất bồi đã tạo thêm diện tích cho các loài cây tiên phong xuất hiện. Đặc biệt, Cần Giờ đã xây dựng được hơn 127 hécta rừng giống đước, tạo nguồn gen cây rừng phục vụ công tác trồng rừng tại chỗ và cung cấp cho các khu vực khác.
Trong định hướng của UBND TP.Hồ Chí Minh, Cần Giờ hướng đến xây dựng và trở thành một đô thị du lịch sinh thái rừng - biển rất đặc trưng.
Theo thống kê, trong vòng 2 năm qua, mỗi năm Cần Giờ thu hút bình quân 600 ngàn du khách đến với các khu du lịch, như: Vàm Sát, Khu di tích lịch sử Chiến khu rừng Sác, Lâm Viên - đảo khỉ, bãi biển 30-4… Đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tư các khu vui chơi, giải trí có tính quy mô và hiện đại tại đây. Các tour du lịch khi đến với Cần Giờ: Một ngày làm ngư dân, Đêm rừng ngập mặn, Trồng rừng bảo vệ môi trường, Khám phá hệ sinh tháo rừng ngập mặn, …không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho người dân mà còn nhờ vào đó giáo dục ý thức bảo vệ rừng và trồng rừng cho khách tham quan.
Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng Cần Giờ
Lực lượng chủ lực: Cán bộ công nhân của các đơn vị chủ rừng ( Ban quản lý, lực lượng thanh niên xung phong, các nông lâm trường, các hộ gia đình nhận khoáng bảo vệ rừng,..) với 24 tiểu khu, 132 hộ gia đình, 12 đơn vị.
Cán bộ nhân viên của Chi cục Kiểm lâm Thành phố mà trực tiếp là hạt kiểm lâm Cần Giờ với 5 trạm, trên 40 cán bộ kiểm lâm.
Xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng bao gồm các hộ nông dân cư trú trong rừng để làm nghề thủy sản.
Thiết lập các chốt bảo vệ rừng ở nơi xung yếu và khắp trên tất cả các tiểu khu, tạo lập mối quan hệ giữa các lực lượng bảo vệ rừng.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương huyện, xã, các lực lượng vũ trang trên địa bàn để tổ chức cùng tham gia quản lý bảo vệ rừng, làm tốt công tác khuyến lâm, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động qua trồng rừng, chăm sóc, tỉa thưa,...
Thực hiện tốt công tác giao khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ người dân tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Xử lí vi phạm
Kiên quyết theo phương châm giáo dục, thuyết phục là chính, phạt nặng đối với trường hợp phá rừng nhiều lần.
Việc xử lí nghiêm minh kịp thời đã góp phần răng đe, ngăn chặn, hạn chế các hành vi vi phạm gây thiệt hại tài nguyên rừng.
Triển khai các chương trình GDMT tại Cần Giờ
Theo trung tâm truyền thông GDMT và DLST thuộc Ban quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ, các hoạt động GDMT mà họ đã thực hiện như phát hành các ấn phẩm, áp phích về môi trường, tổ chức ngày chủ nhật xanh, các hội thi như “ nét vẽ môi trường xanh lần 1” hướng tới các đối tượng như học sinh và người dân sinh sống tại Cần Giờ và khách du lịch nhằm mục đích giúp họ hiểu rõ được tầm quan trọng của rừng, hình thành cho họ ý thức tự giác bảo vệ rừng ngay trong các hoạt động sống hằng ngày của họ.
Tích cực:
Qua các hoạt động đã được thực hiện, kết quả cũng rất khả quan, người dân cũng đã tích cực tham gia, phần đông đã hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ nên việc chặt cây lấy đất làm đầm nuôi tôm hoặc săn bắt thú rừng nếu có thì không đáng kể.
Người dân đã thay đổi thói quen sống hằng ngày theo chiều hướng tốt hơn cho môi trường như việc tham gia các dịch vụ gom rác tại địa phương, giảm lượng rác thải từ hoạt động kinh doanh, buôn bán phục vụ nghành du lịch giảm ô nhiễm môi trường.
Hạn chế:
Các hoạt động trên chỉ được thực hiện ở mức lồng ghép là chủ yếu, chưa có hẳn 1 chương trình GDMT riêng biệt do khó khăn về kinh tế, các hoạt động này không được tổ chức thường xuyên mà phải phụ thuộc vào khả năng tự có của Trung Tâm.
Các ấn phẩm chủ yếu là sách vở, các tờ khóa biểu cho các em treo tại góc học tập của mình và chỉ có thể phát tặng các em học sinh với số lượng hạn chế.
Mặc khác các hoạt động này cũng chỉ dừng lại ở mức độ giúp người dân hình thành được ý thức bảo vệ rừng từ các hành động hằng ngày nhưng đôi lúc vì lí do kinh tế nên họ sẳn sàng đặt lợi ích của mình lên trên việc bảo vệ rừng.
Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng
Mở lớp tập huấn về môi trường và các kĩ năng truyền thông cho cán bộ xã, huyện và cán bộ của các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại Cần Giờ với nội dung:
Một số tiếp cận phương pháp GDMT.
Luật môi trường.
Khái niệm cơ bản về môi trường và tài nguyên.
Nước thải.
Rác thải.
Truyền thông về môi trường.
Tổ chức và quản lí các hoạt động môi trường.
Kĩ năng sinh hoạt trò chơi.
Thành lập CLB môi trường: Thông qua các hoạt động chương trình trò chơi giáo dục bảo tồn cho các em học sinh ngoài giờ học để các em có thể hiểu rõ về vai trò của rừng ngập mặn Cần Giờ cũng như nâng cao ý thức của các em trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên này.
Tạo nguồn thu nhập thay thế cho người dân: Cải thiện đời sống cho người dân qua việc tạo điều kiện cho người dân có thu nhâp thay thế, có điều kiện chuyển nghề.
Tổ chức các hoạt động DLST và các lớp huấn luyện kĩ năng du lịch cho người dân: Lôi cuốn người dân tham gia vào hoạt động DLST để tăng thu nhập, tạo việc làm ổn định cho họ, vừa dựa vào tiềm nặng DLST để phát triển vào sử dụng tài nguyên một cách bền vững.
Tổ chức hoàn chỉnh hệ thống quản lý bảo vệ rừng từ huyện đến cơ sở, thực hiện việc giao đất, giao rừng cho các hộ dân nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, nhằm tạo ra những vùng lâm nghiệp bền vững, ngày càng ổn định đời sống của nhân dân và cán bộ công nhân trực tiếp làm nghề rừng.
Ưu điểm:
Tạo thế chủ động trong công tác quản lý rừng.
Linh động và nhanh hơn trong việc quản lý rừng ngập mặn.
Nâng cao ý thức người dân và vai trò của họ trong công tác bảo tồn.
Người dân ý thức được lợi ích từ rừng ngập mặn mang lại.
Linh động và nhanh chóng trong việc phát hiện các hành vi phá hoại rừng.
Việc xây dựng và thực hiện các dự án lâm – ngư – dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp, các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật cho rừng phòng hộ nhằm nâng cao chất lượng của rừng.
Ưu điểm:
Khẳng định tầm quan trọng của rừng trong công tác bảo tồn.
Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn thiên nhiên.
Nhược điểm:
Có thể có tác động của con người lên thảm thực và động vật rừng ngập mặn.
Tăng cường công tác khuyến lâm và không ngừng tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao ý thức phát triển và bảo vệ rừng trong nhân dân.
Tổ chức hoạt động sản xuất lâm ngư kết hợp, các dịch vụ khoa học kỹ thuật và dịch vụ phục vụ tham quan du lịch, làm tăng giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội của rừng phòng hộ; góp phần cải thiện đời sống cho các hộ dân giữ rừng và cán bộ công nhân trực tiếp làm nghề rừng.
Ưu điểm:
Người dân thấy được tầm quan trọng của rừng ngập mặn.
Thúc đẩy và tạo hứng thú cho người dân hơn trông công tác bảo tồn.
Tạo nguồn kinh tế phục vụ cho công tác bảo tồn.
Nhược điểm:
Những nơi con người đi qua chắc chắn sẽ để lại tác động.
Không thể lường trước được các tác động.
Một số chính sách quản lý rừng trong tương lai
Chính sách giao khoán bảo vệ rừng
Trong tương lai, chính sách giao khoán bảo vệ rừng cho người dân vẫn được tiếp tục thực hiện và thêm vào đó là thực hiện thêm các biện pháp lâm sinh bảo vệ rừng. Khắc phục sai lầm trong công tác giao khoán bảo vệ rừng trong quá khứ là giao khoán bảo vệ rừng có thực hiện các biện pháp lâm sinh nhưng không có sự quản lý chặt chẽ nên dẫn đến cây rừng bị chặt phá không đúng cách, và công tác giao khoán không cho thực hiện biện pháp lâm sinh dẫn đến cây rừng bị sâu bệnh, công tác bảo vệ rừng trong tương lai sẽ là giao khoán cho các hộ và có thêm thực hiện các biện pháp lâm sinh, các cây sinh trưởng kém, sâu bệnh sẽ được tỉa thưa và giữ lại những cây rừng tốt.
Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg về một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
Ngày 08/02/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg về một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
Nội dung chính sách tập trung vào một số vấn đề chính sau:
Phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đối với UBND các cấp.
Hỗ trợ kinh phí cho UBND cấp xã tổ chức bảo vệ rừng tại cơ sở.
Chính sách đồng quản lý rừng.
Chính sách đối với lực lượng bảo vệ rừng ở cơ sở.
Chính sách nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động đối với lực lượng kiểm lâm.
Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/3/2012 và thay thế Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998.
Áp dụng 12 nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái theo công ước đa dạng sinh học.
Triển khai một số công cụ chính sách bảo vệ rừng
Công cụ pháp lý
Ban hành các chính sách bảo vệ cho hệ sinh thái RNM Cần Giờ phù hợp với quy mô khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận :
Di dời và tái định cư cho cộng đồng dân cư tại Cần Giờ.
Xóa bỏ các hệ thống nuôi trồng thủy sản, ao tôm trên toàn địa bàn huyện.
Quy hoạch toàn huyện Cần Giờ thành khu bảo tồn thiên nhiên Quốc Gia.
Hạn chế lưu thông trên hệ thống sông rạch tại Cần Giờ.
Ban hành các chính sách hỗ trợ cho các đoàn nghiên cứu trong và ngoài nước đến tham quan và nghien cứu hệ sinh thái tại rừng ngập mặn Cần Giờ.
Công cụ kinh tế
Huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước để phục hồi và phát triển rùng ngập mặn Cần Giờ :
Tài trợ cho các kế hoạch phục hồi sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, tất cả các kế hoạch đầu tư, nghiêm cứu về môi trường sẽ được hưởng chính sách ưu đãi.
Thu thuế giao thông các phương tiện đường thủy lưu thông tại Cần Giờ.
Thu thuế các doanh nghiệp trên toàn huyện.
Thu phí môi trường từ các doanh nghiệp gây ô nhiễm.
Các doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành có khả năng gây ô nhiễm cao như nuôi tôm, chế biến thủy hải sản,…phải ký quỹ một khoản tiền.
Tiếp tục phát triển mô hình khoán rừng cho dân địa phương chăm sóc.
Công cụ giáo dục đào tào truyền thông
Song song với việc xây dựng các đề tài, dự án nhỏ, cần tiến hành sớm việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân các vùng ven biển về vai trò của hệ sinh thái RNM đối với tài nguyên, môi trường và cuộc sống của ngư dân thông qua các tài liệu truyền thông, các lớp tập huấn, các triễn lãm di động, hoạt động câu lạc bộ và các cuộc thi tìm hiểu về lợi ích rừng ngập mặn.
Tổ chức các đoàn tham quan, nghiên cứu đến địa bàn khu dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ, tuyên truyền ý thức môi trường cho cộng đồng và vai trò, ý nghĩa sinh thái quan trọng của việc bảo tồn hệ sinh thái RNM Cần Giờ.
Thường xuyên tiến hành các chương trình đào tạo, cập nhận công nghệ, thông tin, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên hoạt động trong khu dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ.
Công cụ quy hoạch – phân vùng
Bảng3.1: Phân vùng khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Vùng
Diện tích (ha)
Khu vực (xã)
Lõi
4.721
Tam Thôn Hiệp.
Đệm
37.339
Bình Khánh, An Thới Đông, Long Hoà, Thạnh An
Chuyển tiếp
29.310
Bình Khánh, Lý Nhơn, Cần Thạnh, An Thới Đông
Để thuận tiện cho mục đích bảo tồn và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tuỳ theo vị trí và đặc điểm thiên nhiên, phân chia khu dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ thành 3 khu vực với mức độ bảo vệ khác nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau đó là:
Vùng lõi
Là vùng được bảo vệ nghiêm ngặt, nhằm bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái và đa dạng về loài. Vùng này không có hoạt động của con người trừ những hoạt động mang tính chất nghiên cứu hoặc giám sát. Trong một số trường hợp, người dân địa phương có thể duy trì hoạt động khai thác truyền thống, các loại tài nguyên giải trí bền vững nhưng quy mô hạn chế.
Vùng lõi rừng ngập mặn Cần Giờ với diện tích 4.721 ha. Với các chức năng:
Bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng tự nhiên và rừng trồng.
Bảo tồn cảnh quan và moii trường sống của các loài động vật hoang dã.
Bảo tồn thủy vực, bãi bồi dọc bờ sông, ven biển để tái sinh tự nhiên.
Nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái có giới hạn.
Vùng đệm
Là vùng bao quanh vùng lõi, hình thành chức năng là tấm đệm phòng chống các hoạt động gây hại đến mục đích bảo tồn. Trong vùng có các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, ngư nghiệp được duy trì nhưng vẫn bảo tồn các quá trình tự nhiên và đa dạng sinh học. Đây là vùng có những điểm lý tưởng cho các hoạt động giáo dục, giải trí và du lịch sinh thái.
Vùng đệm rừng ngập mặn Cần Giờ với diện tích 37.339ha. Với các chức năng sau:
Tạo cảnh quan thiên nhiên và giá trị nhân văn phục vụ du lịch sinh thái.
Mô hình lâm - ngư nghiệp kết hợp thân thiện với môi trường.
Vùng chuyển tiếp
Vùng bao quanh bên ngoài vùng đệm, duy trì các hoạt động nông nghiệp, khu dân cư và các hoạt động khác. Vùng này có vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động kinh tế xã hội cho sự phát triển địa phương.
Vùng chuyển tiếp rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích 29.310 ha gồm các khu vực còn lại và thảm dọc theo ven biển Cần Giờ, với các chức năng:
Đệm xã hội: Các hoạt động sản xuất trong vùng chuyển tiếp cung cấp các loại sản phẩm, dịch vụ chủ yếu cho cư dân địa phương. Việc sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên trong khu vực này không được mâu thuẫn với mục tiêu của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên phải được hài hòa.
Đệm mở rộng: việc quản lý và phát triển của vùng chuyển tiếp nhằm mở rộng không gian có sẵn như môi trường cho động vật hoang dã sinh sống.
KẾT LUẬN
Bên cạnh những thành quả đáng kể của công tác bảo tồn như sau 22 năm khôi phục diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn héc-ta, trong đó có gần 20 nghìn héc-ta rừng trồng, hơn 11 nghìn héc-ta được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác. công tác quản lí còn có nhiều hạn chế diện tích đất rừng ngập mặn hằng năm có xu hướng giảm , công tác bảo vệ rừng bị lơi là có thời điểm rừng có dấu hiệu chết khô ( 3/2011) do bị sâu ăn lá, sâu đục thân tấn công , vẫn chưa lôi kéo được cộng đồng dân cư xung quanh chung tay cùng bảo vệ rừng, còn thiếu nhiều hoạt động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho dân cư vùng lân cận.
Bên cạnh những yếu kém cần khắc phục ban quản lí cũng có nhiều đóng góp đáng kể như kết hợp được công tác bảo vệ rừng với truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của các tầng lớp dân cư đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đoàn học sinh, sinh viên đến đây tham quan, học tập, cán bộ quản lí tại đây vui vẻ thân thiện nhiệt tình sãn sàng giải đáp các câu hỏi, thắc mắc được đặt ra. Biến rừng ngập mặn Cần Giờ trở thành khu du lịch sinh thái nổi tiếng, thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước đưa hình ảnh đất nước con người Việt nam đến với bè bạn năm châu.
KIẾN NGHỊ
Sau khi nguyên cứu hiện trạng quản lí tại rừng Cần Giờ , biết được những thuận lợi , khó khăn , những mặt tích cực cũng như mặt hạn chế mà ban quản lí gặp phải nhóm xin đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục khó khăn giúp công tác quản lí trở nên hoàn thiện hơn :
Tuyên truyền, giáo dục vai trò và ý nghĩa của RNM Cần Giờ đến cộng đồng dân cư tại địa phương như:
Phát tờ rơi, báo tường, bảng tin
Phát thanh mỗi buổi sáng bằng loa tại uỷ ban, khu phố, bằng loa các đoàn xe đi tuyên truyền
Tổ chức các buổi Meeting, giao lưu giữa người dân với các chuyên gia về môi trường.
Quyền lợi của người dân trong việc bảo vệ RNM Cần Giờ, về kinh tế và về môi trường sống. Để cư dân thấy tự hào rằng đang sống trong KDTSQ đầu tiên của Việt Nam.
Xây dựng một chương trình truyền hình giới thiệu vai trò, ý nghĩa, tài nguyên sinh thái RNM Cần Giờ, cho cộng đồng trong và ngoài nước.
Cho cán bộ ban quản lí đi tập huần đề nâng cao trình độ quản lí, cũng như tổ chức các buổi tập huấn ứng phó với các tình huống khẩn cấp như cháy rừng, đối phó với lâm tặc….
Nâng cao về số lượng kiểm lâm tại đây, tăng cường lịch tuần tra nhanh chóng tiến hành phát hiện các hành vi vi phạm.
Nâng cao mức lương cho cán bộ kiểm lâm để cán bộ kiểm lâm có thể chuyên tâm thực hiện công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trang bị thêm trang thiết bị cho cán bộ kiểm lâm để đối phó với lâm tặc trong tình huống gặp phải sự chống trả.
Quan tâm hơn đến đời sống của người dân ven rừng.
Nâng cao khung xử phạt đối với các hành vi xâm hại đến rừng ngập mặn.
Nâng cao mức tiền giao khoán cho người dân.
Tổ chức nhiều hơn nữa các tour tham quan du lịch nâng cao hơn nữa ý thức của khách du lịch.
Tăng cường các chương trình khuyến mãi thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan học tập.
Tổ chức các chương trình nâng cao nhận thức cho người dân sống quanh rừng.
Tổ chức các chương trình hội nghị mang tầm quốc tế bàn về vấn đề bảo vệ rừng ngập mặn nói riêng cũng như các vấn dề về môi trường nói chung để quảng bá rộng rãi hình ảnh của rừng ngập mặn cần Giờ đến thế giới.
Vạch ra những kế hoạch phát triển rừng dài hạn.
Theo dõi đánh giá định kì, dự đoán được xu hướng phát triển của rừng cần Giờ để từ đó có những kế hoạch phát triển cụ thể, phù hợp với hiện trạng của rừng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cát Văn Thành. Giới thiệu tổng quát về rừng ngập mặn Cần Giờ.
Nguồn CNN, 2012. Rừng ngập mặn đang biến mất nhanh chóng.
Nhân dân, 2005. Khô phục rừng ngập mặn Cần Giờ.
Trung Thanh, 2011. Rừng ngập mặn Cần giờ có dấu hiệu chết khô.
H. M. T, 2012. Chương trình phát triển du lịch huyện Cần Giờ giai đoạn 2011 – 2015.
Luận Văn.net.vn, 2012. Phát triển du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, 2006. Tìm hiểu rừng ngập mặn Cần Giờ.
Thư viện môi trường, 2012. Vai trò của rừng ngập mặn Cần Giờ.
Thư viện pháp luật, 2008.
V. H. Tâm, 2012. Tổng kết tình hình kinh tế xã hội huyện năm 2012.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qltnvb_nhom_coc_do_thu_7_tiet_012_hd201_7767.docx