Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh

Thông qua các vấn đề nêu trên đã cho chúng ta cái nhìn tổng quan về hiện thực vệ sinh môi trường ở thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất nước ta. Qua đó cũng cảnh báo về thực trạng vệ sinh môi trường đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng.Vấn đề cấp thiết được đặt ra là làm sao để nhanh chóng giải quyết vấn đề vệ sinh, ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh để vừa phát triển về kinh tế vừa đảm bảo vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp. Hơn nữa, xu hướng toàn cầu hiện nay đang rất quan tâm đến vấn nạn ô nhiễm môi trường, làm sao để vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường. Điều đó đã thể hiện môi trường sống quan trọng thế nào đối với con người. Vì vậy, mỗi người nên có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh mình, đó cũng là một cách thể hiện lối sống văn minh, lịch sự. Ngoài ra Nhà nước cũng nên tăng cường tuyên truyền, giáo dục về sự quan trọng của môi trường, đưa ra những hiện trạng ô nhiễm môi trường mà kết quả do chính bộ phận người dân gây ra do hành vi thiếu ý thức của họ đối với vệ sinh môi trường, để từ đó mỗi người dân sẽ có cái nhìn khả quan về một môi trường không ô nhiễm.

doc57 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4709 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn nước. Từ đó, chưa dẫn đến một nhận thức đúng mức thúc đẩy cả cộng đồng, cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết. Từ năm 2005, thành phố Hồ Chí Minh đã có chương trình đánh giá chất lượng môi trường giai đoạn 2005 - 2010, đã đề ra nhiều mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm không khí như giảm nồng độ ô nhiễm CO2, giảm lượng xe máy cá nhân... Trong các mục tiêu đề ra như kiểm soát khí thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, cắt giảm lượng phương tiện giao thông cá nhân thì chưa có mục tiêu nào đạt được, thậm chí là diễn biến ngược lại. 2.3.2 Hiện trạng quản lý a. Hiện trạng Một số hoạt động cụ thể mà trong thời gian qua thành phố đã làm được trong lĩnh vực cải thiện và bảo vệ môi trường không khí như thực hiện chương trình di dời một số các nhà máy, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng vào khu công nghiệp tập trung để tránh gây ô nhiễm cho khu vực dân cư hiện hữu. Bắt đầu quy hoạch và phát triển các tuyến xe bus công cộng mẫu, giảm lưu lượng xe gắn máy hoạt động trong nội thành để giảm bớt ô nhiễm khói bụi trong giao thông. Sinh hoạt: Mức độ ô nhiễm so với giao thông và công nghiệp là không đáng kể, vì vậy cho đến nay ô nhiễm không khí từ sinh hoạt của khu dân cư hầu như hoàn toàn không được kiểm soát. Giao thông: Ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn vẫn là vấn nạn môi trường hang đầu mà chưa có biện pháp giải quyết triệt để, đặc biệt là vào giờ cao điểm, các giao lộ trọng yếu,…mặc dù thành phố cũng đã có những quy định về giờ lưu thông cho các xe tải ra vào thành phố, quy hoạch tuyến đường,… nhưng do phần lớn xe cộ lưu thông đã quá cũ kĩ, hệ thống đường xá đã quá xuống cấp tại nhiều khu vực , xe thường xuyên chở quá tải trọng cho phép,… đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm. Sản xuất công nghiệp: Tại các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ hầu hết chưa xử lý mà phát thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Những đơn vị nào có mức độ ô nhiễm là đáng lo ngại thì cũng chỉ thực hiện một số điều chỉnh nhỏ như nâng ống khói cao lên, thông gió cưỡng bức. Các biện pháp này chỉ là đối phó trước mắt, tuy cho phép giảm nồng độ chất ô nhiễm tại một vị trí, thời điểm nhất định nào đó, còn tác hại của chất ô nhiễm thì vẫn không được giải quyết triệt để. Đối với một số đơn vị sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, việc kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý môi trường có chặt chẽ hơn. Một số nhà máy đã có hệ thống xử lý khí thải nhưng chất lượng khí sau xử lý vẫn chưa hoàn toàn đảm bào tiêu chuẩn an toàn cho môi trường và sức khỏe cộng đồng, vẫn còn nhiều ý kiến khiếu nại từ cộng đồng dân cư xung quanh khu vực ô nhiễm chưa đáp ứng được như trại nuôi heo tập trung VISSAN ở ngã tư Thủ Đức, Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn,…. b. Giải pháp quản lý môi trường không khí Ô nhiễm không khí là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, hoạt động của đô thị: Xây dựng, sử dụng đất, giao thông, hoạt động dân sinh, công nghiệp, năng lượng… Do vậy, việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị phải dựa trên một loạt các giải pháp đồng bộ, sử dụng đồng thời các công cụ về chính sách, kinh tế và khoa học, công nghệ với sự phối hợp chặt chẽ của các bộ ngành và địa phương. Vai trò của chính quyền các địa phương là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát, hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí. Các giải pháp sẽ không thể thành công nếu không có sự tham gia của chính quyền các địa phương, mà cụ thể là chính quyền các đô thị và cộng đồng. Một số hoạt động cụ thể mà trong thời gian tới thành phố cần làm được trong lĩnh vực cải thiện và bảo vệ môi trường không khí là: - Thực hiện chương trình di dời một số các nhà máy, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng vào khu công nghiệp tập trung để tránh gây ô nhiễm cho khu vực dân cư hiện hữu. - Thực hiện kiểm toán giảm thiểu khói thải và sản xuất sạch hơn. - Đối với khí thải từ sản xuất, tại cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài không khí. Việc thanh kiểm tra và quan trắc chất lượng không khí phải được tiến hành định kì và có biện pháp xử lý ngay đối với các cơ sở sản xuất vi phạm. - Bắt đầu quy hoạch và phát triển các tuyến xe bus công cộng mẫu, giảm lưu lượng xe gắn máy hoạt động trong nội thành để giảm bớt ô nhiễm khói bụi trong giao thông. - Quy hoạch tuyến đường và mạng lưới giao thông phù hợp để hạn chế ách tắc giao thông trong giờ cao điểm, giảm ô nhiễm tiếng ồn đến mức cho phép. - Cải tạo, nâng cấp chất lượng đường xá, vệ sinh đường phố theo nguyên tắc thu gom triệt để, nhằm làm giảm ô nhiễm bụi trong không khí của thành phố. Sau đây là các giải pháp cụ thể trong giải pháp quản lý môi trường không khí ở Việt Nam: + Một là, hoàn thiện tổ chức cơ quan quản lý môi trường không khí đô thị: Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của hệ thống các cơ quan quản lý môi trường không khí từ cấp trung ương đến địa phương theo hướng phân định rõ chức năng của các cơ quan, đơn vị và đầu mối về quản lý môi trường không khí trong hệ thống các cơ quan quản lý môi trường. + Hai là, xác lập cơ chế thông tin về môi trường không khí đô thị: Xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin về môi trường không khí đô thị giữa các bộ,ngành và các thành phố phục vụ nghiên cứu, theo dõi, đánh giá, dự báo về tình hình chất lượng môi trường không khí đô thị trên cả nước. Hình thành Mạng lưới không khí sạch đô thị. + Ba là, hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp: Tăng cường pháp chế về bảo vệ môi trường không khí, bao gồm nội dung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí theo hướng “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí; tiến tới xây dựng Luật Không khí sạch; rà soát, hoàn thiện các quy chuẩn quốc gia về môi trường không khí. + Bốn là, lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường không khí vào các quy hoạch: Nghiên cứu, xây dựng cơ chế thực sự lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường không khí vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương, đặc biệt là các quy hoạch phát triển đô thị và khu công nghiệp. Xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng không khí quốc gia và tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. + Năm là, tăng cường kinh phí cho quản lý môi trường không khí: Tăng tỷ lệ chi cho bảo vệ môi trường không khí từ các nguồn ngân sách, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Huy động nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế và các nước cho các hoạt động quản lý và bảo vệ chất lượng không khí đô thị. + Sáu là, đẩy mạnh hoạt động quan trắc môi trường không khí đô thị: Đẩy nhanh việc xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại cho mạng lưới quan trắc chất lượng không khí tại các thành phố lớn, khu công nghiệp để giám sát, phát hiện các vấn đề ô nhiễm không khí, hoặc các nguồn khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí. + Bảy là, tăng cường áp dụng một số biện pháp nhằm kiểm soát, giảm phát thải chất ô nhiễm vào môi trường không khí đô thị: Tăng cường phương tiện giao thông công cộng và khuyến khích phát triển của các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch như cồn nhiên liệu, biodiesel và điện. Ứng dụng các giải pháp giảm thiểu phát thải chất ô nhiễm như sản xuất sạch hơn; lắp đặt các thiết bị xử lý khí thải tại nguồn phát thải; cải tiến quy trình đốt nhiên liệu trong sản xuất, thay thế nhiên liệu ít gây ô nhiễm. Tăng mật độ cây xanh trong các đô thị. Cải thiện kỹ thuật xe máy nhằm giảm bớt sự phát thải khí ô nhiễm từ xe cộ và sử dụng các biện pháp đơn giản để giảm sự bay hơi nhiên liệu. + Tám là, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đào tạo về môi trường không khí: Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường không khí. Tăng cường lồng ghép các nội dung đào tạo về môi trường vào trong các chương trình đào tạo các chuyên ngành. + Chín là, nâng cao nhận thức của cộng đồng đô thị: Tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin về chất lượng không khí cho cộng đồng. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của chất lượng môi trường không khí xung quanh đối với sức khoẻ của cộng đồng. Trên đây là tổng hợp các giải pháp nhằm giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị Việt Nam. Các giải pháp này phải được tiến hành quyết liệt và đồng thời với sự tham gia, phối hợp, thực hiện của các bộ,ngành, địa phương và cộng đồng. 2.3.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí a. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, đặc biệt đối với đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể diễn ra nhanh; các chức năng của cơ quan hô hấp suy giảm, gây ra các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, tim mạch... và làm giảm tuổi thọ của con người. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với ô nhiễm không khí là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người lao động thường xuyên phải làm việc ngoài trời... Mức độ ảnh hưởng của từng người tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây, trên toàn quốc, tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp là cao nhất. Thực tế cho thấy, nhiều bệnh đường hô hấp có nguyên nhân trực tiếp bởi môi trường không khí bị ô nhiễm do bụi, SO2, NOx, CO, chì... Các tác nhân này gây ra các bệnh: Viêm nhiễm đường hô hấp, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản mãn tính, ung thư. Hình 2.20 Bệnh nhân bị bệnh hen suyễn Đặc biệt, ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất lớn tới trẻ nhỏ. Theo bác sĩ Hà Mạnh Tuấn - Phó giám đốc BV Nhi đồng 1 (TP.HCM): "Các bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ vào viện đó là: viêm phổi, viêm tai giữa, suyễn... Ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài môi trường tại Việt Nam là rất cao, điều này được lý giải bằng việc bệnh lý có liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em. Ô nhiễm không khí là kẻ giết người thầm lặng, ảnh hưởng đến hô hấp, sự phát triển của thai nhi, làm chậm phát triển thần kinh, trí não, tâm thần vận động ở trẻ em". Một số bệnh có mối liên quan chặt với ô nhiễm không khí đến khám, chữa trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) ngày càng gia tăng như: suyễn (từ 3.074 trường hợp vào năm 1996 tăng lên 11.491 trường hợp vào năm 2005); nhiễm khuẩn hô hấp dưới (từ 2.727 trường hợp vào năm 1996 tăng lên 3.772 trường hợp vào năm 2005); viêm tai giữa (từ 441 trường hợp năm 1996 vào lên 1.999 trường hợp vào năm 2005)... Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), PGS-TS Võ Công Đồng - Phó giám đốc bệnh viện cho biết, trong khi số lượng trẻ mắc các bệnh ký sinh trùng; nhiễm trùng nhập viện ngày càng giảm, thì bệnh lý hô hấp trẻ mắc phải ngày càng gia tăng (chiếm 40% - 50% số bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi đồng 2 trong thời gian qua). Một số bệnh do ảnh hưởng của môi trường, không khí ô nhiễm như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản... Hình 2.21 Trẻ em bị mắc bệnh đường hô hấp Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các quận, huyện như: quận Tân Bình, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, quận 8, quận 11... là những địa bàn chiếm tỷ lệ cao (trên mức 6%) trong tổng số các bệnh đường hô hấp ở trẻ em đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Nguyên nhân là do những quận, huyện trên có mật độ dân cư đông, có nhiều nhà máy sản xuất, phương tiện giao thông... gây ô nhiễm, khiến trẻ em mắc các bệnh đường hô hấp cao hơn những nơi khác. Theo bác sĩ Hà Mạnh Tuấn, ngoài các bệnh liên quan trực tiếp đến ô nhiễm không khí, một số bệnh có liên quan đến ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm trong nhà đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu cũng gia tăng trong thời gian qua tại Bệnh viện Nhi đồng, đó là các bệnh: bại não, lymphoma, bạch cầu cấp, dị tật bẩm sinh. Đây là vấn đề cần phải khảo sát thêm vì mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và các bệnh trên khá phức tạp. Có thể thông qua người mẹ truyền qua nhau thai tác động lên bào thai gây ra các biến đổi, dị tật trên trẻ. Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi cơ thể trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, đồng thời ở lứa tuổi này trẻ hoàn toàn bị thụ động trước các ảnh hưởng có hại của môi trường do người lớn gây ra. Vì vậy, mỗi người cần góp phần làm giảm ô nhiễm không khí để bảo vệ sức khỏe, nhất là cho con em chúng ta. Ô nhiễm không khí cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở thành thị. Dù chỉ tiếp xúc ngắn hạn, cấp thời với không khí ô nhiễm thì vẫn có thể xảy ra biến cố xấu đối với hệ tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và suy tim. Trong trường hợp tiếp xúc dài hạn với không khí ô nhiễm, nguy cơ tử vong vì bệnh mạch vành tim hoàn toàn có thể xảy ra. Thành phần chính của không khí bị ô nhiễm là các tiểu phân cực nhỏ (kích thước tính bằng nanomet) trong khói thải từ xe cộ hay từ nhà máy, xí nghiệp. Không khí ô nhiễm có hai cách tác động lên trên tim mạch. Thứ nhất, gây ra viêm nhiễm trong phổi, rồi từ đó sẽ tác động tới toàn thân, trong đó có hệ tim mạch. Thứ hai, từ phổi các tiểu phân độc hại đi vào hệ tuần hoàn qua màng mạch máu - phế nang, gây tác động độc hại đối với hệ tim mạch. Qua sự tác động của stress oxy hóa trên tế bào và qua các đường tiền viêm, các tiểu phân này thúc đẩy sự phát triển và tiến triển xơ vữa động mạch qua các tác động bất lợi trên tiểu cầu, mô mạch máu và cơ tim. Các tác động này làm cơ sở cho chuỗi thuyên tắc mạch sau đó do tiếp xúc ngắn hạn hay dài hạn với không khí bị ô nhiễm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính rằng ô nhiễm không khí là nguyên nhân của ba triệu trường hợp tử vong sớm hàng năm trên toàn thế giới. Có một sự liên kết đặc biệt của tình trạng này với sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở các quốc gia nghèo và trung bình. Ở các quốc gia phát triển, chất lượng không khí đã được cải thiện từ những năm 1950 và vẫn còn bằng chứng về sự liên quan giữa ô nhiễm không khí với tử vong. Các tiểu phân như các chất khí NO2, ozone, SO2 và nhiều chất hữu cơ dễ bay hơi khác có trong không khí bị ô nhiễm là các thành phần độc hại đối với sức khỏe con người. Các tác động bất lợi cho sức khỏe thường là do hỗn hợp khí của các tiểu phân này. Cách chính xác mà qua đó các tiểu phân trong không khí ô nhiễm tác động trên hệ tim mạch vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng, nhưng có hai giả thuyết được đề nghị và đã được đánh giá. Đó là tác dụng gián tiếp qua viêm nhiễm ở phổi và tác dụng trực tiếp do đi thẳng vào hệ tuần hoàn. Với giả thuyết thứ nhì, các tiểu phân độc hại được hít vào có thể nhanh chóng được chuyển vào hệ tuần hoàn, ảnh hưởng trực tiếp trên sự đông máu và tính thống nhất của hệ tim mạch. Một khi đã vào hệ tuần hoàn, các tiểu phân độc hại này có thể tương tác với tế bào nội mô mạch máu hay tác dụng trực tiếp trên các mảng xơ vữa động mạch và gây stress oxy hóa tại chỗ. Số liệu dịch tễ học gợi ý rằng ô nhiễm không khí có thể thúc đẩy cả sự hình thành xơ vữa động mạch mạn tính lẫn thuyên tắc mạch cấp tính. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở gần 800 cư dân tại Los Angeles (California, Hoa Kỳ), Künzli và cộng sự đã thấy rằng tiếp xúc với ô nhiễm không khí có thể làm tăng độ dày của lớp nội mạc động mạch cảnh dày lên 6% khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí cao và sau khi điều chỉnh để giảm đi mức độ ô nhiễm không khí thì độ dày này giảm được tới 4% (động mạch cảnh chạy dọc theo bên cổ, là một trong những động mạch cung cấp máu nuôi não, động mạch này thường được dùng để khảo sát mức độ xơ vữa động mạch). Một kết quả tương tự về xơ vữa động mạch vành, Hoffmann và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu trên 4.944 người và thấy rằng có đến 60% người sống gần con đường chính của thàng phố có lượng canxi lắng đọng trong động mạch vành (động mạch vành là mạch máu cung cấp máu nuôi tim, khi động mạch vành bị xơ vữa sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim hay nặng hơn là nhồi máu cơ tim). Cũng vậy, nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh có có một sự liên quan mật thiết giữa ô nhiễm không khí ở những thành phố lớn với tỷ lệ người dân bị bệnh huyết khối, rối loạn chức năng mạch máu, rối loạn nhịp tim. Những rối loạn này góp phần làm cho bệnh lý tim mạch trầm trọng hơn. Ví dụ, rối loạn chức năng mạch máu kích hoạt cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp. Rối loạn nhịp tim nặng có thể làm nặng thêm tình trạng thiếu máu cơ tim. Tóm lại, có một sự liên quan chặt chẽ giữa ô nhiễm không khí và bệnh tim mạch. Dù cơ chế vẫn chưa được xác định hoàn toàn, nhưng với những bằng chứng rõ ràng về nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của các tiểu phân cực nhỏ trong khói bụi phát sinh từ sự cháy trong các động cơ xe cộ. Để giảm thiểu tình trạng này, dĩ nhiên cần nhiều sự phối hợp đồng bộ, nhưng trước mắt, ta cần giảm thiểu hoặc cải thiện chất lượng khí thải từ các phương tiên giao thông, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông. Khi tắc nghẽn giao thông trầm trọng, thiết nghĩ người tham gia giao thông nên tắt máy xe. Mọi cải thiện chất lượng không khí, dù ít dù nhiều cũng góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch. Ví dụ cụ thể như bệnh hen suyễn: Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính ở phế quản, quá trình viêm này có sự tham gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèm với sự nhạy cảm quá mức của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Các triệu chứng này đặc biệt thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng – nhưng rất thay đổi – của sự tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên hay do điều trị. Hen suyễn là một bệnh mạn tính - bệnh mạn tính có nghĩa là nó luôn đi b. Gây thiệt hại kinh tế Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến sức khoẻ, bao gồm các khoản chi phí: Khám, chữa bệnh, thiệt hại cho sản xuất và nền kinh tế. Dự án “Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ cộng đồng” do Cục Bảo vệ môi trường (2007) tiến hành tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định cho kết quả ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ trên đầu người mỗi năm trung bình là 295.000 đồng. Giả thiết, tổn thất về kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ đối với người dân Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tương tự như người dân ở Phú Thọ và Nam Định thì Hà Nội với 6,5 triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,3 tỷ đồng và thành phố Hồ Chí Minh với 7 triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,7 tỷ đồng. Thực tế, môi trường không khí ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm cao hơn so với các tỉnh Phú Thọ và Nam Định, nên thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm không khí thực tế còn cao hơn con số nêu trên. c. Ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu Ô nhiễm không khí cũng đang ảnh hưởng tới điều kiện sinh sống của con người, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái. Ảnh hưởng tổng hợp nhất là đối với sự biến đổi khí hậu. Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra và trái đất đang nóng lên là do các hoạt động của con người chứ không phải thuần tuý do biến đổi khí hậu tự nhiên. Do các hoạt động của con người, đặc biệt là việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, gas) trong công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp... lượng phát thải các loại khí nhà kính, đặc biệt là CO2 không ngừng tăng nhanh và tích lũy trong thời gian dài, gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Hình 2.22 Hạn hán do biến đổi khí hậu Chương 3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh 3.1 Thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ Để phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của người dân và các hoạt động kinh doanh, sản xuất công nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành mạng lưới và cơ sở dịch vụ khổng lồ được cung cấp từ các cơ sở công và tư gồm: cấp nước, thoát nước, cấp điện và năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục và đào tạo, cung cấp lương thực và thực phẩm, nhà hàng khách sạn, bệnh viện… Trong quá trình vận hành hệ thống trên, thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn và phức tạp của quản lý đô thị. Một trong các khó khăn là thiếu vốn đầu tư và khai thác cơ sở hạ tầng ( phục vụ cho các hoạt động cung cấp dịch vụ công) và thiếu nguồn nhân lực. Tình trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường ở đô thị, nông thôn, vùng ven biển và hải đảo cũng như trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất, đặc biệt của các cơ sở vừa và nhỏ của thành phố còn rất lạc hậu và thấp kém. Tuy nền kinh tế ở thành phố phát triển nhưng những yêu cầu về phát triển bền vững ít có đủ điều kiện vật chất để thực hiện. Các nguồn đầu tư của thành phố chỉ được tập trung chủ yếu cho những công trình mang lại lợi ích trực tiếp mà ít có sự đầu tư cho tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Để giải quyết các vấn đề đang tồn tại về môi trường và hạn chế mức gia tăng ô nhiễm trong thời gian tới đòi hỏi phải có nguồn lực đầu tư rất lớn cho môi trường, trong khi khả năng tài chính của Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp đều rất hạn hẹp. Hình 3.1 Hệ thống xử lý nước, rác thải không theo kịp tốc độ phát triển đô thị Có thể nói, với những hệ thống các dịch vụ về môi trường khổng lồ trên, các dịch vụ công sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu cuộc sống đặt ra. Vì vậy, thành phố cần tranh thủ sự hợp tác của các đơn vị tư nhân, các tổ chức nước ngoài về công nghệ, nguồn vốn và cách thức tổ chức quản lý hiện đại. Việc ô nhiễm môi trường ở thành phố đang trở thành vấn đề cấp bách, tuy nhiên việc xử lý vẫn còn đang là một vấn đề nan giải. Ở các quận, huyện chỉ có nơi tập kết rác thải để chôn lấp, khi đấy lên lại tìm một nơi đất khác để tập kết và lại chôn lấp chứ không hề có biện pháp xử lý. Việc chôn lấp như vậy sẽ không tránh khỏi ô nhiễm rò rỉ từ nguồn rác thải, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt và môi trường sống của người dân nói riêng và hiện trạng vệ sinh môi trường ở thành phố nói chung.  3.2 Đầu tư cho vệ sinh môi trường còn thấp Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn chậm, không đồng bộ. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ khoa học - công nghệ bảo vệ môi trường, xử lý, giải quyết ô nhiễm môi trường còn thấp. Nguồn vốn đầu tư và chi thường xuyên cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều địa phương còn sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường cho các mục đích khác hoặc sử dụng không hiệu quả. Trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường còn thiếu và lạc hậu. Nhiều nơi trong chỉ đạo, điều hành chỉ quan tâm tới các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, coi nhẹ các yêu cầu bảo vệ môi trường; có biểu hiện buông lỏng công tác quản lý nhà nước, thiếu kiên quyết trong việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; chưa giải quyết dứt điểm các điểm nóng, bức xúc về ô nhiễm môi trường. Ở các xã, thị trấn thành lập được tổ vệ sinh môi trường ở từng khu dân cư thì thù lao cho người thu gom rác và kinh phí đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác vệ sinh môi trường hoàn toàn trông chờ vào ngân sách nhà nước trong khi sự đóng góp của nhân dân rất hạn chế. Với quan điểm thả lỏng phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường tính sau là lạc lõng vào thời điểm hiện nay. Đôi khi người ta quá coi nặng vấn đề phát triển kinh tế. Người ta lập luận rằng nếu không phát triển kinh tế thì làm sao bảo vệ môi trường được! Có thể ở đâu đó người ta thiên về vấn đề phát triển kinh tế hoặc có một số nơi lại thiên về vấn đề bảo vệ môi trường. Ở góc độ tổng thể thì phải cố gắng hài hòa vấn đề đó. 3.3 Ý thức người dân đô thị còn thấp Những nguyên nhân ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường kể  trên còn là do ý thức của người dân vẫn thường xem nhẹ vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như sự tác động xấu của tình trạng này đến sức khỏe cộng đồng dân cư. Và để nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường thì thành phố nên có các chương trình giáo dục, tuyên truyền trong nhà trường và các khu dân cư. Có thể tin chắc rằng nếu ý thức bảo vệ môi trường trở nên thường trực trong trường học thì không chỉ các giáo viên, học sinh, sinh viên được hưởng một môi trường học đường trong lành hơn, mà về lâu dài, thế hệ tương lai sẽ làm tốt việc chung tay bảo vệ môi trường. Một thực tế là hiện nay cũng còn khá nhiều người dân đô thị thiếu ý thức trong vấn đề giải quyết chất thải sinh hoạt hàng ngày. Việc tổ chức họp phổ biến, vận động đóng tiền thu gom rác ở một số khu dân cư nhiều lần vấp phải phản ứng tiêu cực của một số hộ dân với nhiều lý do khó chấp nhận được. Phí vệ sinh hàng tháng tùy khu vực tính bình quân cho một hộ gia đình rất nhỏ nhưng vẫn có nhiều hộ trì hoãn, viện nhiều lý do để khỏi phải đóng; có nhiều hộ lại chọn cách vứt rác ở nơi công cộng như trụ điện, vỉa hè hay vứt xuống kênh, rạch để tránh phí này. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nước kênh rạch, ô nhiễm môi trường công cộng đáng báo động hiện nay ở thành phố. Hình 3.2 Có bảng cấm cũng như không Bên cạnh đó, hằng ngày, không ít người dân phố lầu thản nhiên ném bịch vỏ trái cây hay túi rác bẩn xuống đường. Lại có hộ đưa đoạn ống thoát nước tưới cây trên lầu hướng ra vỉa hè, thỉnh thoảng khách ngang qua vô tình lãnh đủ... cơn mưa bất chợt.  Các điểm họp chợ tự phát, hàng quán dạng "cóc nhảy" lấn chiếm đất công cũng góp phần làm ô uế môi trường và gây cực nhọc cho những người công nhân khi thu gom rác thải. Nhiều ý kiến, nhiều biện pháp chế tài, xử lý... được đưa ra, nhưng khi thực hiện lại theo kiểu vị nể, tắc trách, làm lấy có, không liên tục... nên sau một thời gian ngắn thì đâu lại vào đấy, sự thiếu tôn trọng kỷ cương lại trỗi dậy. Đối với học sinh, sinh viên và tầng lớp tri thức thì việc nhận thức vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay đã được nâng cao rất nhiều thông qua tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường nhưng một bộ phận không nhỏ những thành phần này vẫn có ý thức bảo vệ môi trường ở nơi công cộng kém và rất kém. Thật không khó để nhận ra điều này. Ở những nơi công cộng như nhà hát, trường học và đặc biệt là công viên đều có thùng thu gom rác nhưng vẫn thấy những nhóm học sinh, sinh viên vô tư xả rác. Ý thức xấu này đã in sâu vào nhận thức mỗi người và tai hại hơn là nó có phản ứng dây chuyền, truyền từ người này sang người nọ và cuối cùng ít ai quan tâm đến việc giữ vệ sinh chung này. Đối với đa số doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, vấn đề này nghiêm trọng hơn. Báo cáo của Thanh tra Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh vừa qua đã cho thấy tình trạng doanh nghiệp đối phó với các đoàn thanh tra, kiểm tra bằng cách không tiếp đoàn kiểm tra với lý do: “không có người đại diện”, bất chấp cả sự hiện diện của lực lượng cảnh sát môi trường, rất phổ biến. Trong khi đó, để đối phó với cơ quan chức năng, hoạt động của các doanh nghiệp vi phạm  ngày càng tinh vi. Để có thể tối đa hóa lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã đối phó bằng cách xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải nhưng chỉ vận hành khi có sự kiểm tra nhằm đối phó với cơ quan chức năng. Có trường hợp chỉ vận hành hệ thống xử lý nước thải vào ban ngày để hoạt động cầm chừng, đợi đến ban đêm mới hoạt động hết công suất trong khi hệ thống xử lý nước thải... ngủ yên! Qua những vấn đề trình bày trên ta thấy, xây dựng nếp sống văn hóa rất cần ý thức của mỗi người từ những việc nhỏ, góp lại thành việc lớn, việc chung. Sự tự giác cá nhân trong bảo vệ môi trường, vệ sinh chung và nhân rộng toàn cộng đồng, ngoài nâng cao nhân cách còn bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, gia đình chúng ta. Bên cạnh đó rất cần sự quan tâm  tuyên truyền thường xuyên của các ban ngành, đoàn thể... Ở Singapore, quốc đảo có môi trường xanh sạch bậc nhất thế giới đã thành công trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Đất nước này áp dụng các biện pháp xử phạt rất nghiêm khắc với những người vi phạm luật môi trường như phạt tiền, phạt lao động, thậm chí còn bị đăng ảnh lên báo. 3.4 Trách nhiệm của chính quyền đô thị Thực tế tình hình vệ sinh môi trường nhiều vùng trong thành phố đang diễn ra bê bối và gây ô nhiễm môi trường, trong khi năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường lại yếu kém. Vì sao? Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường còn yếu, còn thiếu, còn phải được tăng cường rất nhiều. Để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay có nguyên nhân rất cơ bản là do các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chưa kiểm tra, giám sát được tốt. Bên cạnh đó, qui định về việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa hoàn thiện và việc tuân thủ những qui định về kiểm soát chưa nghiêm. Nguyên nhân nữa là do nhận thức của chúng ta đối với công tác bảo vệ môi trường chưa đầy đủ. Nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường là do công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường ở các cấp, các ngành đối với vấn đề này chưa tích cực. Số cơ sở sản xuất vi phạm pháp luật về môi trường còn ở mức cao nhưng việc xử lý vi phạm chưa nghiêm, chưa triệt để. Tình trạng người dân đổ rác thải bừa bãi không đúng nơi quy định vẫn chưa có hình thức xử phạt nghiêm minh. Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường còn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, thiếu chế tài xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm. Mặc dù trong thời gian qua hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã có những bước phát triển, hoàn thiện đáng kể, song qua triển khai thực tế đã bộc lộ một số bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đòi hỏi phải sớm có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Nhiều ý kiến của các nhà quản lý và chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên môi trường cho rằng, trong thời gian tới cần sớm xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế; Tăng cường các chế tài xử phạt, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực môi trường. Đặc biệt, cần nhanh chóng triển khai các biện pháp quản lý môi trường như: Thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, nước thải, khí thải, đặt cọc ký quỹ môi trường... 3.5 Sự phát triển kinh tế xã hội Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Hình 3.3 Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế đến môi trường Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều đổi mới về chính sách phát triển kinh tế. Những thành tựu cơ bản đạt được bao gồm mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm khoảng 7,5% giai đoạn 1991 - 2008 (Ohno, 2008), tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân. Ngay trong năm 2009, mặc dù tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu càng trở nên ảm đạm, Việt Nam vẫn chứng tỏ khả năng vượt qua khó khăn và thách thức với mức tăng trưởng GDP đạt 5,2%. Tuy nhiên cùng với nhịp độ tăng trường kinh tế cao và quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra sâu rộng, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi có nền kinh tế phát triển nhất của cả nước đã và đang phải đối đầu với với các vấn đề môi trường nghiêm trọng như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí từ các nhà máy, các hộ gia đình, lạm dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học, suy giảm tài nguyên thiên nhiên. Để đảm bảo phát triển bền vững, thành phố cần nhanh chóng giải quyết các vấn đề môi trường thông qua nhiều giải pháp như pháp luật, công nghệ, chính sách kinh tế và môi trường… Chiến lược phát triển bền vững cần được xây dựng trên cơ sở hiểu biết toàn diện về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường. Các chính sách về môi trường và kinh tế nếu được áp dụng kịp thời sẽ giảm nhẹ các tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế, ngược lại hậu quả sẽ khôn lường. Tăng trưởng hay sự thay đối trong các hoạt động kinh tế tạo nên các biến đổi về môi trường. Sản xuất và thương mại phát triển sẽ có nguy cơ tạo ra nhiều ô nhiễm. Sự thay đổi về mức độ ô nhiễm có tính chất thời gian và không gian. Bất cứ sự thay đổi về quan hệ kinh tế hay chính sách của một ngành sẽ gây ảnh hưởng tới ngành khác và thông qua đó ảnh hưởng tới chất lượng môi trường. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở thành phố đã và đang tạo ra sức ép lớn đối với môi trường. Tuy mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, vấn đề môi trờng ngày càng trở nên trầm trọng ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý hạn chế, sự thiếu hiểu biết về chất lượng môi trường là những yếu tố cơ bản làm cho chất lượng môi trường ngày càng xuống cấp ở thành phố. Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, sự tác động của nền kinh tế xã hội đối với môi trường tự nhiên cũng làm cho các nguồn tài nguyên bị suy thoái, gây ra các hiện tượng sạt lở đất, hạn hán, lũ lụt... và nó tác động lên môi trường sống con người. 3.6 Gia tăng dân số đô thị nhanh Đúng như Báo Sài Gòn Giải Phóng nêu: Cứ đà tăng dân số cơ học “khủng khiếp” như hiện nay thì dù thành phố có quy hoạch chi tiết đến đâu cũng có nguy cơ bị … phá vỡ. Vì thành phố có cố gắng đầu tư tiền tỷ xây dựng đường sá, nhà ở, trường học, bệnh viện… cũng không thể đáp ứng xuể nhu cầu quá đông dân. Tình trạng kẹt xe, ngập nước, tệ nạn xã hội… giải quyết xong chỗ này sẽ “phình ra” ở chỗ khác. Hình 3.4 Tình trạng kẹt xe Hình 3.5 Họp chợ không đúng nơi quy định Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay được biểu hiện ở các khía cạnh về môi trường: - Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v... - Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. - Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức. - Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn. Chương 4 Biện pháp khắc phục 4.1 Các biện pháp đã và đang thực hiện của nhà nước 4.1.1 Các biện pháp a. Đối với chất thải rắn Sở tài nguyên môi trường đã hoàn thành quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị; hiện đại hóa và xã hội hóa việc thu gom tại nguồn. 70% khối lượng rác do lực lượng thu gom dân lập thực hiện. Việc thu gom rác tại các hộ gia đình, các tổ chức cơ quan, các trung tâm thương mại, siêu thị do Công ty Môi trường đô thị và 22 công ty dịch vụ công ích quận huyện đảm nhận. Riêng các quận 2, 4, 6, Gò Vấp và Thủ Đức, việc thu gom rác do lực lượng dân lập và 5 hợp tác xã thu gom vận chuyển rác phụ trách. Mặc dù là lực lượng dân lập, nhưng vai trò của đội ngũ thu gom rác này xem ra khá quan trọng, khi mà tính ra có đến gần 70% rác từ hộ dân là do lực lượng này thu gom. Thành phố Hồ Chí Minh thành 4 - 6 vùng để đấu thầu thu gom, trung chuyển và vận chuyển.Từ năm 2009, chính quyền thành phố xác định công tác quét dọn, thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị nói chung đều phải thông qua đấu thầu. Theo đó, năm 2010 sẽ thực hiện đấu thầu các công đoạn quét dọn vệ sinh đường phố và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt về các trạm trung chuyển, các khu xử lý rác đối với các quận nội thành trừ quận 1, quận 3 và Tân Bình thực hiện theo phương thức đặt hàng. Giai đoạn từ năm 2010 trở đi, triển khai đại trà việc đấu thầu cho các quận huyện còn lại, sau khi đúc kết kinh nghiệm từ các địa phương làm trước. Với khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc - Củ Chi và Đa Phước - Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt đến mức an toàn gần như tuyệt đối trong thời gian 20 năm tới về xử lý và chôn lấp chất thải rắn đô thị. Sở đã phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, quản lý, phân loại rác y tế tại nguồn; hướng dẫn sử dụng chứng từ điện tử cho các bệnh viện lớn; cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho các bệnh viện; xây dựng thêm lò đốt rác y tế... b. Chất thải nguy hại và bùn thải trên địa bàn Hiện có 21 công ty vận chuyển và năm công ty tái chế tham gia xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Song song đó, Sở đã hoàn thành quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Quy hoạch này sẽ được trình ủy ban nhân dân thành phố sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Công ty Xử lý chất thải Hòa Bình đã xây dựng nhà máy xử lý bùn hầm cầu tại Đa Phước. Dự kiến thành phố sẽ xây dựng thêm một nhà máy xử lý bùn hầm cầu và bùn tại Củ Chi. Cạnh đó, Sở tài nguyên môi trường đã giao 42 ha cho Công ty Thoát nước làm trạm tiếp nhận và xử lý bùn; hoàn thành phương án đầu tư sử dụng thiết bị GPS (Global Positioning System) để quản lý xe vận chuyển bùn hầm cầu. c. Đối với nguồn nước Năm 2009, Sở tài nguyên môi trường đã tập trung kiểm soát ô nhiễm tại các lưu vực, kênh rạch, điểm nóng về môi trường như: đoạn sông Sài Gòn từ tỉnh Tây Ninh đến cầu Phú Cường, Cụm công nghiệp Tân Quy, các cụm công nghiệp tại Hóc Môn, kênh Thầy Cai An Hạ, kênh Ba Bò, suối Cái... Đến nay, tất cả 14 khu công nghiệp, khu chế xuất , khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố đều đã xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các khu chế xuất và khu công nghiệp đang khẩn trương hoàn tất xây dựng tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải, đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung... d. Đối với không khí Để giải quyết các thực trạng về vấn đề ô nhiễm không khí thì bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cho biết, Bộ sẽ ưu tiên thực hiện một số vấn đề như: xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng không khí và thực hiện kiểm kê nguồn phát thải; kiểm soát, hạn chế các nguồn gây ô nhiễm bụi, tăng cường áp dụng một số biện pháp nhằm kiểm soát giảm phát thải chất gây ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông, ngành công nghiệp; kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu. 4.1.2 Các chính sách a. Thực hiện thu phí mới về vệ sinh môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Cục Thuế và đại diện các quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh đã có cuộc họp triển khai việc thu phí vệ sinh môi trường theo mức phí và hình thức mới (theo QĐ số 88 ngày 20/12/2008 của uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh). Theo đó, bắt đầu từ tháng 4-2009, toàn thành phố sẽ bắt đầu triển khai cách thu phí mới về vệ sinh môi trường. - Đối tượng nộp phí gồm: các cơ quan, tổ chức, cá nhân được cung ứng dịch vụ quét dọn, thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải rắn. Đối tượng được miễn nộp phí gồm: các hộ gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo (có mã số). Trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại (công nghiệp, y tế) phải đảm bảo thực hiện từ khâu thu gom đến việc vận chuyển và xử lý loại chất thải này theo các quy định hiện hành. - Mức phí (bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý bảo vệ môi trường) được quy định chi tiết đối với từng loại đối tượng. Theo đó, khu vực nội thành được xác định rõ gồm 14 quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú Nhuận. Các quận, huyện còn lại được xác định là vùng ven. Người dân ở hai khu vực này sẽ có mức phí vệ sinh môi trường khác nhau. Cụ thể, khu vực nội thành ở mặt tiền đường sẽ đóng 20.000 đồng/hộ/tháng; trong hẻm sẽ đóng 15.000 đồng/hộ/tháng. Khu vực ngoại thành đóng ít hơn: mặt tiền đường đóng 15.000 đồng/hộ/tháng; trong hẻm đóng 10.000 đồng/hộ/tháng. Còn đối các đối tượng khác đã được qui định chi tiết trong qui định. b. Kiểm soát, khắc phục, hạn chế phát sinh điểm mới về ô nhiễm môi trường Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm cộng đồng về bảo vệ môi trường (BVMT); tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, kiểm soát các nguồn ô nhiễm, tiếp tục di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, phát triển mảng xanh và chống ngập úng đô thị; hợp tác vùng và quốc tế về bảo vệ môi trường; tăng cường thanh kiểm tra và xử lý vi phạm; khuyến khích đầu tư các dự án sản xuất sạch; quan trắc môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm... Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường: theo quyết định 105 ngày 27- 6 2003 của uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh + Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 - 50.000 đồng đối với hành vi khạc nhổ trên đường phố, nơi công cộng. + Phạt từ 100.000-300.000 đồng đối với một trong các hành vi: đổ rác, phế thải, xác động vật ra đường phố; đổ nước hoặc để nước bẩn chảy ra đường, hè phố, bến xe; tắm giặt, phơi phóng nơi công cộng; để gia súc, các loại động vật khác phóng uế gây mất vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển rác không đúng thời gian qui định... 4.1.3 Mục đích của chính sách - Nâng cao ý thức cộng đồng nhằm tiến tới việc ai phát thải, ai xả rác phải trả tiền. - Việc thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề được thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, mà còn mang một ý nghĩa quan trọng, đó là tạo tinh thần chia sẻ của các chủ nguồn thải với Nhà nước nhằm giảm gánh nặng trong công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố. 4.1.4 Các dự án Vệ sinh môi trường lớn tại thành phố Hồ Chí Minh a. Dự án vệ sinh môi trường TP lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè - Mục đích của dự án Nhằm giảm thiểu tình trạng ngập úng trên lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đồng thời cải tạo hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường cho lưu vực rộng khoảng 3.300 ha, với dân số hơn 1,2 triệu người ở địa bàn 7 quận nội thành - Dự án Dự án có quy mô trải dài qua 7 quận gồm Q.1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp. Trong đó xây dựng một tuyến cống bao có đường kính 3m chạy dọc theo kênh và lắp đặt ở độ sâu 7-20m dưới lòng đất, riêng đoạn cống băng qua sông Sài Gòn có độ sâu 40m. Hình 4.1 Công trình cải tạo kênh Nhiêu Lọc- Thị Nghè Theo đó, sau khi bít lại các cống xả nước thải đổ ra kênh thì toàn bộ nước thải sẽ chảy vào tuyến cống bao về trạm bơm để bơm vào nhà máy xử lý nước thải trước khi bơm ra sông Sài Gòn. Do đó, dòng kênh chỉ tiếp nhận nước từ sông Sài Gòn đổ vào kênh sẽ làm dòng kênh trong xanh. b. Dự án cải tạo kênh Tân Hoá - Lò Gốm - Mục đích của dự án Dự án tập trung giải quyết các vấn đề thu gom và xử lý rác thải, mở rộng kênh thoát nước và đường đi bộ dọc kênh, đồng thời xây dựng nhà ở cho người nghèo ở hai bên bờ kênh. Dự án đã đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường, vốn thường nảy sinh trong quá trình phát triển của các đô thị.  - Dự án Kênh Tân Hóa - Lò Gốm đi qua nhiều quận nhưng chủ yếu nằm trong khu vực quận 6, quận 11, là một trong những hệ thống kênh rạch ô nhiễm nhất trong nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Hình 4.2 Kênh Tân Hoá – Lò Gốm ô nhiễm c. Dự án xây dựng nhà vệ sinh công cộng - Mục đích của dự án Góp phần cải thiện vệ sinh môi trường , mỹ quan đô thị - Dự án Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh đã khảo sát khoảng 20 vị trí lắp đặt được nhà vệ sinh công cộng tại các quận 3, 5, 6, 10 và Bình Thạnh. Sở Tài nguyên và môi trường thành phố cũng cho biết sở đã phối hợp với các địa phương lắp đặt được 60 nhà vệ sinh công cộng tại các quận 1, 3, 5, 6, 10 và Bình Thạnh Hình 4.3 Xây dựng nhà vệ sinh công cộng 4.2 Đề xuất của nhóm 4.2.1 Đối với công tác quản lí a. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm vệ sinh môi trường. Hình 4.2 Phong trào đạp xe vì môi trường Bảo vệ vệ sinh môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp, cộng đồng và từng người dân. Chỉ có sự tham gia tích cực của mọi tổ chức, mọi gia đình và mỗi người dân, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự quản lý của Nhà nước thì công tác bảo vệ môi trường mới đem lại hiệu quả thiết thực. Do đó, trong thời gian tới cần phát động phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, xây dựng xã, phường, ấp, khu phố đạt chuẩn về môi trường, gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở và xây dựng ấp, khu phố văn hóa. Giải pháp này sẽ góp phần huy động sức mạnh của toàn dân tham gia bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, ngành tài nguyên và môi trường sẽ chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh để đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình liên tịch thực hiện công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về môi trường. Đồng thời, xây dựng chương trình phối hợp với các cơ quan Báo, Đài của thành phố nhằm phát huy hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến những thông tin về môi trường, vận động hưởng ứng phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, thông báo công khai các địa chỉ gây ô nhiễm và kết quả xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường nhằm lên án những hành vi gây ô nhiễm môi trường. b. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường. Trước hết, phải tập trung nghiên cứu, xây dựng đề án vệ sinh môi trường và kế hoạch hành động vệ sinh môi trường giai đoạn 2010 - 2015. Tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức, bộ máy làm công tác vệ sinh môi trường từ thành phố đến cơ sở. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Công tác vệ sinh môi trường là nhiệm vụ mang tính đa ngành và liên vùng rất cao. Do đó, cần xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý, cụ thể giữa các ngành, các cấp trong tỉnh nhằm tạo sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là xác định rõ trách nhiệm của uỷ ban nhân dân thành phố, của các quận và các phường. c. Để hạn chế tình trạng người dân xả rác bừa bãi ra nơi công cộng, bên cạnh việc tuyên truyền vận động thì các đơn vị phải đặt nhiều hơn nữa các thùng rác có dung tích phù hợp trên đường phố, nơi công cộng, nhà ga, bến xe, điểm vui chơi giải trí, nơi sinh hoạt cộng đồng ngoài trời… d. Vận động nhân dân thực hiện phong trào tổng vệ sinh toàn thành phố vào chiều thứ sáu và sáng thứ bảy hàng tuần trong đó tập trung vào các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, các khu tập thể… e. Chủ đầu tư, đơn vị thi công các dự án phải thực hiện thu dọn, vận chuyển đất thải, phế thải và bảo đảm vệ sinh khu vực công trường. Mọi trường hợp làm bẩn hè phố, lòng đường phải bị xử lý và phải kịp thời khắc phục ngay, và xử phạt nghiêm không để ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị và trật tự an toàn giao thông f. Phải có chính sách ưu tiên đãi ngộ đối với những người tham gia vào quá trình thu gom xử lí rác thải. 4.2.2 Đối với người dân - Trong gia đình, người lớn phải có ý thức xả rác đúng nơi quy định để làm gương cho các em ngay từ buổi đầu. - Trong mọi lúc mọi nơi, chúng ta không nên xả rác bừa bãi, tiến hành thu gom rác thải xung quanh nhà ở của mình đang ứ đọng . - Vận động mọi người trong gia đình và những ngừơi xung quanh phải có ý thức vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở và khu phố. Hình 4.3 Phong trào tình nguyện vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Thông qua các vấn đề nêu trên đã cho chúng ta cái nhìn tổng quan về hiện thực vệ sinh môi trường ở thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất nước ta. Qua đó cũng cảnh báo về thực trạng vệ sinh môi trường đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng.Vấn đề cấp thiết được đặt ra là làm sao để nhanh chóng giải quyết vấn đề vệ sinh, ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh để vừa phát triển về kinh tế vừa đảm bảo vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp. Hơn nữa, xu hướng toàn cầu hiện nay đang rất quan tâm đến vấn nạn ô nhiễm môi trường, làm sao để vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường. Điều đó đã thể hiện môi trường sống quan trọng thế nào đối với con người. Vì vậy, mỗi người nên có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh mình, đó cũng là một cách thể hiện lối sống văn minh, lịch sự. Ngoài ra Nhà nước cũng nên tăng cường tuyên truyền, giáo dục về sự quan trọng của môi trường, đưa ra những hiện trạng ô nhiễm môi trường mà kết quả do chính bộ phận người dân gây ra do hành vi thiếu ý thức của họ đối với vệ sinh môi trường, để từ đó mỗi người dân sẽ có cái nhìn khả quan về một môi trường không ô nhiễm. KIẾN NGHỊ Qui hoạch đồng bộ về cơ sở hạ tầng, cải thiện trang thiết bị xử lý, thu gom, các cơ sở công và tư như cấp nước, thoát nước, cấp điện và năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục và đào tạo, cung cấp lương thực và thực phẩm… để dễ dàng quản lý đô thị. Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường. Đòi hỏi những xí nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải riêng, đạt chuẩn trước khi xả thải, tiến hành sản xuất sạch hơn để giảm thiểu ô nhiễm vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư và xây dựng nhà máy chế biến xử lý rác. Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, thêm về số lượng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, giải quyết các vấn đề môi trường… Kiểm soát chặt chẽ chất thải y tế và chất thải nguy hại, có hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý đạt chuẩn, không để tình trạng xả thẳng ra sông, kênh rạch ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư. Nâng cao sự tự giác cá nhân trong bảo vệ môi trường, vệ sinh chung và nhân rộng toàn cộng đồng, thông qua tuyên truyền, giáo dục, có những hành động cụ thể, rõ ràng và thiết thực dễ tiếp cận. Tài liệu tham khảo 1. TS Nguyễn Văn Phước – Hội nghị khoa học và công nghệ lần thứ 8. 2. Báo Lao Động số 233 Ngày 15/10/2009 Cập nhật: 8:14 AM, 15/10/2009 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24334oc_8763.doc