Hiện tượng khủng hoảng của lứa tuổi lên 3, một số biện pháp nhằm hạn chế

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em là thế hệ Mầm non tương lai của đất nước, việc chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện là một vấn đề quan trọng trong chiến lược phát huy nhân tố của Đảng và Nhà nước ta, là mục tiêu đào tạo của ngành Giáo dục học Mầm non theo QĐ 155 quy định mục tiêu kế hoạch đào tạo của bộ môn giáo dục – 1990. Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục và coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục học Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Qua hơn 60 năm hoạt động, ngành giáo dục Mầm non đã không ngừng đổi mới các nội dung, phương pháp, biện pháp và hình thành giáo dục, giúp trẻ có nhận thức đầy đủ và phát triển tâm lý một cách hiệu quả nhất. Lứa tuổi Mầm non trẻ là một thực thể đang phát triển. Ở lứa tuổi hài nhi trẻ hoạt động chủ yếu với đồ vật, nhận thức của trẻ mang tính chất cảm tính. Bước sang lứa tuổi ấu nhi, hoạt động với đồ vật của trẻ thành thạo và trở nên phong phú hơn. Ở giai đoạn này hoạt động vui chơi đã xuất hiện và bắt đầu phát triển mạnh vào cuối tuổi ấu nhi, môi trường của trẻ được mở rộng hơn, ngôn ngữ phát triển mạnh mẽ, nhận thức chuyển từ cảm tính sang nhận thức lý tính, từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng, từ hoạt động vô thức chuyển sang có ý thức. Từ đó, kéo theo những cấu tạo tâm lý mới – nhân cách đang được hình thành. Đây được coi là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển – giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, tạo nên sự nhảy vọt về chất trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ Mầm non. Quy trình phát triển tâm lý của trẻ Mầm non thường phải trải các thời kỳ, các giai đoạn khủng hoảng, trong đó có khủng hoảng ở lứa tuổi lên ba và khủng hoảng lúc đi học. Khi trẻ lên 3, tự ý thức của trẻ phát triển mạnh. Khi ấy, trẻ tìm mọi cách để khẳng định mình, khẳng định cái tôi của mình trong môi trường gia đình và nhà trường. Trẻ trở nên lầm lì, bướng bỉnh, ngang ngạnh, đỏng đảnh, khó chịu, thậm chí chống đối, làm ngược lại, vô lễ với lời người lớn. Đây là những nét cấu tạo tâm lý mới trước tuổi lên 3 chưa bao giờ xuất hiện ở trẻ. Đó chính là hiện tượng khủng hoảng khi trẻ lên 3. Tuổi lên 3 đánh dấu sự trưởng thành trong ba năm đầu tiên của một đời người. Thời kỳ hết sức quan trọng, quan trọng đến mức mà một số nhà Tâm lý học coi đó thực sự là chặng đường “vàng” trên con đường phát triển thành người kể từ lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành. Việc giáo dục trẻ bình thường đã khó, nhưng khi lên 3 tuổi, ở trẻ xuất hiện những đặc điểm tâm lý mới, xuất hiện khủng hoảng nên việc giáo dục trẻ ở giai đoạn này càng trở nên khó khăn hơn. Nhưng thực tế cho thấy, không ít các bậc phụ huynh và giáo viên thường khó chịu, hay nổi nóng và thậm chí la rầy, đánh đập trẻ trước những biểu hiện ngang ngạnh, cứng đầu của trẻ ở thời kỳ trẻ lên 3 tuổi. Điều đó cho thấy, phụ huynh và giáo viên Mầm non chưa nhận thức được về hiện tượng khủng hoảng trẻ lên 3, chưa biết được ảnh hưởng và tầm quan trọng cuộc khủng hoảng đối với sự phát triển nhân cách trẻ. Do đó, thường có những biện pháp giáo dục không đúng, gây những tác động ngược chiều, làm những cơn khủng hoảng của trẻ kéo dài và diễn ra khủng hoảng nặng hơn. Chính điều này ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm lý trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh và giáo viên cần có nhận thức đúng về sự biến đổi tâm lý ở thời kỳ trẻ lên 3, hiểu và thông cảm trước những biểu hiện khủng hoảng tâm lý ở trẻ. Từ đó có những biện pháp tác động phù hợp, tạo ra môi trường phát triển tốt cho trẻ. Ngược lại, nếu không được giải quyết bằng những phương pháp giáo dục đúng đắn thì nó sẽ để lại ấn tượng sâu đậm, kéo dài suốt thời kỳ ấu thơ, để lại dấu ấn nặng nề về sau này. Đồng thời, có thể làm xuất hiện những cơn khủng hoảng tâm thần khác, nhất là vào thời kỳ thiếu niên (12-13 tuổi). Hiện tượng khủng hoảng của trẻ ở lứa tuổi lên 3 có ảnh hưởng mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Việc tìm ra những biểu hiện, làm rõ những nguyên nhân, từ đó đề xuất những biện pháp giáo dục đúng đắn sẽ giúp trẻ nhanh chóng vượt qua cơn khủng hoảng, phát triển tốt về mặt tâm lý, tạo cơ sở tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ trong những giai đoạn tiếp theo. Với những lý do trên, bằng sự hiểu biết của mình, đồng thời dựa trên sự tiếp thu, học hỏi những thành tựu của các công trình nghiên cứu khoa học khác, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu một số biện pháp nhằm hạn chế hiện tượng khủng hoảng của lứa tuổi lên 3”.

doc1 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 15701 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện tượng khủng hoảng của lứa tuổi lên 3, một số biện pháp nhằm hạn chế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Đề tài nghiên cứu khoa học được hoàn thành dựa trên sự hướng dẫn khoa học của cô giáo, Thạc sĩ Đặng Thị Sợi. Nhân dịp đề tài được công bố, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Thạc sĩ Đặng Thị Sợi - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình cho chúng em trong quá trình thực hiện đề tài này. Đồng thời chúng em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Phòng Đào Tạo, các thầy, cô giáo trong khoa Tiểu học – Mầm non, Thư viện trường Đại học Tây Bắc, các ban ngành chức năng và tập thể lớp K49 Đại học giáo dục Mầm non. Với nội dung đề tài này chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn! Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn! Sơn La, tháng 5 năm 2011 Người thực hiện Nguyễn Thị Kiều Vân Đinh Thị Bích Ngọc Đỗ Thị Hoa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLoi cam on.doc
Luận văn liên quan