Hiện tượng xung đột pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình xảy ra phổ biến và nêu phương pháp chung để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực này
Các nước trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Theo đó, pháp luật của các nước cũng có những quy định khác nhau để điều chỉnh quan hệ này. Chính vì lẽ đó mà dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình xảy ra ngày càng phổ biến và việc giải quyết xung đột pháp luật trong các mối quan hệ đó trở thành một yêu cầu quan trọng đối với mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Bài tiểu luận này em xin chọn đề tài “chứng minh hiện tượng xung đột pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình xảy ra phổ biến và nêu phương pháp chung để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực này”.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5880 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện tượng xung đột pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình xảy ra phổ biến và nêu phương pháp chung để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các nước trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Theo đó, pháp luật của các nước cũng có những quy định khác nhau để điều chỉnh quan hệ này. Chính vì lẽ đó mà dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình xảy ra ngày càng phổ biến và việc giải quyết xung đột pháp luật trong các mối quan hệ đó trở thành một yêu cầu quan trọng đối với mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Bài tiểu luận này em xin chọn đề tài “chứng minh hiện tượng xung đột pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình xảy ra phổ biến và nêu phương pháp chung để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực này”.
Trước hết để “chứng minh hiện tượng xung đột pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình xảy ra phổ biến” thì em xin đưa ra khái niệm xung đột pháp luật. Xung đột pháp luật được hiểu là trong một tình thế (trạng thái) nhất định mà hai hay nhiều hệ thống pháp luật đều có thể điều chỉnh một quan hệ pháp luật nhất định. Vấn đề cần phải giải quyết là chọn một trong các hệ thống pháp luật đó để áp dụng giải quyết quan hệ pháp luật trên Giáo trình Tư pháp Quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 27
. Như vậy, nói hiện tượng xung đột pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình xảy ra phổ biến có nghĩa là trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh ví dụ như: Nghi thức kết hôn, điều kiện kết hôn, quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái... Cụ thể:
Trong vấn đề kết hôn:
Các nước trên thế giới có những quy định khác nhau về điều kiện kết hôn ví dụ như về độ tuổi kết hôn, điều kiện cấm kết hôn. Cụ thể: Ở Pháp tuổi kết hôn đối với nam là 18, với nữ là 16 và cấm những người có họ hàng trong phạm vi 3 đời kết hôn với nhau. Ở Anh độ tuổi kết hôn cho cả nam, nữ là 16 và cấm kết hôn trong phạm vi 4 đời. Còn ở Việt Nam thì quy định tuổi kết hôn đối với nam là 20, với nữ là 18 và cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời. Hay ở một số nước còn quy định người vợ góa hoặc ly dị chồng phải sau một thời gian nhất định mới được tái giá. Ví dụ: ở Đức, Điều 1313 Bộ dân luật Đức quy định là 10 tháng; Ở Pháp, Điều 296 Bộ dân luật Pháp quy định là 300 ngày.
Bên cạnh đó, về nghi thức kết hôn thì các nước cũng có sự điều chỉnh khác nhau: Nghi thức kết hôn dân sự, nghi thức tôn giáo hoặc kết hợp giữa nghi thức dân sự và nghi thức tôn giáo. Chẳng hạn, nghi thức tôn giáo được áp dụng ở những nước theo thiên chúa giáo, hồi giáo như Israen, Irắc, một số bang của Mỹ, một số tỉnh của canada. Còn nghi thức dân sự hoặc kết hợp cả hai nghi thức dân sự và tôn giáo thì được áp dụng phổ biến ở Pháp, Đức, Thụy Sỹ...Ví dụ như ở Pháp, theo Bộ luật dân sự Pháp: Nghi thức kết hôn phải tuân theo luật nơi tiến hành kết hôn, những khi công dân Pháp kết hôn ở ngoài lãnh thổ Pháp thì phải thông báo trước việc kết này về Pháp thì cuộc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp.
Trong vấn đề ly hôn:
Có thể nói ly hôn là một trong những vấn đề phức tạp trong các quan hệ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài bởi vì không những pháp luật của nhiều nước có nhiều cách quy định khác nhau về ly hôn mà có một số nước pháp luật còn cấm ly hôn như: Anđora, Manta, Paragoay...hoặc thậm chí ở một số nước ly hôn phải tuân theo các điều kiện khắt khe nhất định của pháp luật như: Achentina, Italia, Anh...
Ở Việt nam vấn đề ly hôn được quy định khá phức tạp theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì “ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng”.
Trong vấn đề quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng:
Pháp luật của các nước quy định về vấn đề quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ chồng trên thực tế rất khác nhau. Chẳng hạn pháp luật của một số nước Phương tây như: Thụy điển, Pháp, Australia...thừa nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ và chồng (chế độ tài sản ước định). Tuy nhiên, ở một số nước XHCN thì chỉ thừa nhận chế độ tài sản theo pháp định dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng như: Việt Nam, nước CHND Trung Hoa...
Trong vấn đề quan hệ giữa cha mẹ và con cái:
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, vấn đề xung đột pháp luật giữa cha mẹ và con thường xảy ra trong các trường hợp: Cha mẹ và con có quốc tịch khác nhau; Cha mẹ và con có cùng quốc tịch, nhưng cư trú ở các nước khác nhau mà nội dung pháp luật của các nước này có quy định khác nhau chẳng hạn như: Trong pháp luật của một số nước Phương Tây như: Anh, Pháp, Đức...thì có những quy định rất cụ thể vấn đề con trong giá thú và con ngoài giá thú. Tuy nhiên, pháp luật của các nước Đông Âu xóa bỏ mọi sự bất bình đẳng giữa con trong giá thú và ngoài giá thú như trong Điều 76 Hiến pháp Bungari quy định: “trẻ em ngoài giá thú có quyền tương tự như trẻ em trong giá thú”. Hay ở Việt Nam Hiến pháp năm 1992 cũng quy định: “Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con”.
Trong vấn đề nuôi con nuôi:
Xung đột pháp luật phát sinh trong vấn đề nuôi con nuôi xuất phát từ những quy định khác nhau của pháp luật các nước về: Độ tuổi được nhận làm con nuôi, thủ tục nhận nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ của người nhận nuôi và con nuôi...thậm chí trong pháp luật của một số nước như Pháp, Thụy Sỹ còn quy định thời gian kết hôn nếu cả hai vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi (được quy định là 5 năm). Pháp luật Việt Nam không quy định về vấn đề này.
Phương pháp chung để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình:
Như chúng ta đã biết, tùy theo điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội...mà pháp luật của các nước có những quy định khác nhau trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Để điều chỉnh lĩnh vực này thì pháp luật của hầu hết các nước đều áp dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp xung đột và phương pháp thực chất. Hai phương pháp này được kết hợp hài hòa và tác động tương hỗ với nhau trong điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhằm đảm bảo một trật tự pháp lý dân sự quốc tế ổn định trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Phương pháp xung đột (hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh gián tiếp) Hoàng Phước Hiệp và Lê Hồng Sơn, (2001), Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 233
là phương pháp điều chỉnh dựa vào các quy tắc được ấn định để áp dụng pháp luật của một nước được chỉ định nhằm giải quyết quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phát sinh thông qua các quy phạm pháp luật. Và các quy phạm pháp luật này sẽ quy định pháp luật của nước nào cần được áp dụng để điều chỉnh quan hệ cụ thể đó. Ví dụ: Trong đoạn 1 khoản 1 Điều 104 của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định: “Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này”.
Hiện nay, để xây dựng các quy phạm xung đột thì các nước thường sử dụng các kiểu hệ thuộc (quy tắc lựa chọn pháp luật) như: luật nhân thân gồm hai biến dạng là luật quốc tịch và luật nơi cư trú; luật nơi có tài sản; luật nơi thực hiện hành vi và luật tòa án. Ví dụ: Ở Anh áp dụng pháp luật nơi cư trú của người cha để điều chỉnh quan hệ giữa cha mẹ và con trong giá thú.
Phương pháp thực chất (hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh trực tiếp) là phương pháp điều chỉnh dựa vào việc nhất thể hóa các quy phạm thực chất, cách thức giải quyết quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong pháp luật của từng nước, đình rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ này dưới dạng định ra các quy phạm luật thực chất thống nhất. Và các quy phạm này được áp dụng để giải quyết quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trong hai trường hợp là:
Được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Ví dụ tại khoản 2 Điều 100 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định “Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như công dân Việt Nam”.
Được áp dụng khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến. Ví dụ theo Điều 17 Bộ luật dân sự Đức, việc ly hôn được giải quyết theo luật quốc tịch của người chồng vào thời điểm xin ly hôn, nhưng tòa án Đức được phép chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại luật Đức và dẫn chiếu đến luật nước thứ 3.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hiện tượng xung đột pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình xảy ra phổ biến và nêu phương pháp chung để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh.doc