Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (hiệp định SPS) của tổ chức thương mại thế giới (WTO)

- Việt Nam là một trong những quốc gia đan g có lợi thế lớn trong xuất khẩu một số mặt hàng nông sản, thủy sản, thực phẩm , những mặt hàng bị chi phối bởi các rào cản an toàn vệ s inh thực phẩm, dịch bệnh cho người và động thực vật bị chi phối bởi H iệp định SPS trong khuôn khổ WTO. - Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thành lập văn phòng SPS tại các bộ ngành, địa phư ơng, qua đó văn phòng Việt Nam đã nhận được khoảng 57 cảnh báo của các quốc gia, chủ yếu là Châu  u, thị trường lớn về thủy sản của Việt Nam, mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt N am.

pdf29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2831 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (hiệp định SPS) của tổ chức thương mại thế giới (WTO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định SPS của WTO có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 2. Ai thực hiện và giám sát Hiệp định SPS? - Các t hành viên WTO thực hiện Hiệp định SPS. - Ủy ban về các biện pháp vệ s inh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (gọi tắt là Ủy ban SPS) mà tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia và chịu trách nhiệm giám sát Hiệp định SPS. - Ủy ban SPS là một diễn đàn tư vấn, nơi các thành viên WTO nhóm họp thường xuy ên để thảo luận về các biện pháp SPS cũng như ảnh hưởng của chúng tới thương mại, xem xét việc thực t hi Hiệp định SPS và tìm cách hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra. 5 3. Các nguyên tắc chính của Hiệp Định SPS Các nguyên tắc chính là tính hài hòa, tính tương đương, mức độ bảo vệ phù hợp (ALOP), mức đánh giá rủi ro, điều kiện của vùng và t ính minh bạch được đề cập đến trong các Điều khoản cụ thể của Hiệp định SPS. a. Tính hài hòa - Các nước thành viên WTO có toàn quyền quyết định biện pháp SPS riêng của mình miễn là phù hợp với các điều khoản trong Hiệp định SPS. Tuy nhiên, trong nguyên tắc về tính hài hòa, các nước thành viên WTO được khuyến khích xây dựng các biện pháp SPS riêng của mình dựa trên những hướng dẫn, khuyến nghị và t iêu chuẩn quốc tế hiện có. Ủy ban SPS tạo điều kiện và giám sát việc hài hòa hoá với các tiêu chuẩn quốc t ế. - Có ba tổ chức chính xây dựng tiêu chuẩn quốc t ế được đề cập đến một cách cụ thể trong Hiệp định SPS, các tổ chức này thường được nói đến như là ‘ba chị em’ (Three Sisters)  Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc t ế (IPPC) qui định về sức khoẻ thực vật.  Tổ Chức Thú y Thế giới (OIE) qui định về sức khoẻ động vật.  Ủy ban dinh dưỡng Codex (Codex) qui định về an toàn thực phẩm. - Các nước thành viên WTO được khuy ến khích tham gia tích cực vào ba tổ chức này vì chúng mở ra các diễn đàn khác cho chuy ển giao hỗ trợ kỹ thuật. b. Tính tương đương - Hiệp định SPS yêu cầu các nước nhập khẩu là thành viên WTO chấp nhận các biện pháp SPS của các nước xuất khẩu là thành viên WTO là tương đương, nếu nước xuất khẩu chứng minh được một cách khách quan cho nước nhập khẩu t hấy rằng những biện pháp đó đạt được mức độ bảo vệ 6 phù hợp (A LOP) của nước nhập khẩu. Cụ thể là, công nhận tương đương thông qua việc tham vấn song phương và trao đổi các t hông tin kỹ thuật. c. Mức độ bảo vệ phù hợp - Theo Hiệp định SPS, mức độ bảo vệ phù hợp (ALOP) là mức độ bảo vệ mà quốc gia thành viên WTO cho là phù hợp để bảo vệ đời sống hay sức khỏe con người cũng như động thực vật trong phạm vi lãnh thổ của mình. - Điều quan trọng là cần phải phân biệt rõ ràng giữa mức độ bảo vệ phù hợp được một thành viên WTO thiết lập với các biện pháp SPS. M ức độ bảo vệ phù hợp có một mục tiêu bao quát. Các biện pháp SPS được thiết lập nhằm đạt mục tiêu này. Theo trật tự lô-gích thì trước tiên phải xác định mức độ bảo vệ phù hợp sau đó mới xây dựng các biện pháp SPS. - Mỗi thành viên WTO đều có quyền quyết định mức độ bảo vệ phù hợp cho riêng mình. Tuy nhiên, khi đưa ra quyết định đó các nước thành viên WTO phải t ính đến mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực tới t hương mại. Ngoài ra, các thành viên WTO buộc phải áp dụng nhất quán khái niệm về mức độ bảo vệ phù hợp; tức là họ phải đảm bảo “không áp dụng tùy tiện và thiếu căn cứ” dẫn đến “hậu quả là sự phân biệt đối xử hay vô hình trung hạn chế thương mại quốc tế”. d. Đánh giá rủi ro - Hiệp định SPS yêu cầu các thành viên WTO khi xây dựng các biện pháp SPS của mình trên cơ sở đánh giá rủi ro, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Trong việc thực hiện các đánh giá rủi ro, các thành viên WTO được yêu cầu xem xét đến các biện pháp kỹ thuật được các tổ chức quốc tế liên quan xây dựng như đã trình bày ở trên. - Lý do mà các thành viên WTO tiến hành đánh giá rủi ro là để quyết định các biện pháp SPS cần áp dụng cho một mặt hàng nhập khẩu nhằm đạt được mức độ bảo vệ phù hợp của mình. Tuy nhiên, những biện pháp SPS mà một nước thành viên WTO áp dụng không được hạn chế thương mại nhiều hơn so với yêu cầu nhằm đạt được mức độ bảo vệ phù hợp riêng và 7 phải xem xét t ính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn về mặt kinh tế. Hiểu đúng nghĩa, việc đánh giá rủi ro thực chất là quá trình thu thập các chứng cứ khoa học và các yếu tố kinh tế liên quan về những rủi ro xảy ra với việc cho phép nhập khẩu một mặt hàng nào đó. Nước thành viên nhập khẩu có thể tìm kiếm thông tin về các vấn đề như sâu hại hay dịch bệnh hại có liên quan đến hàng hóa được phép nhập, nếu như chúng xuất hiện t ại nước xuất khẩu. Câu hỏi có thể đặt ra ở đây là: sâu hại hay dịch bệnh đã xảy ra ở nước bạn hay chưa? Các loại sâu hại và bệnh dịch đã được phòng trừ chưa? Chúng chỉ xuất hiện ở diện hẹp tại một số vùng trong nước bạn có phải không? Các biện pháp áp dụng nhằm đảm bảo các sản phẩm xuất khẩu không nhiễm sâu hại, dịch bệnh và các chất gây ô nhiễm khác có hiệu quả như thế nào?Các nước thành viên WTO có thể áp dụng tạm thời các biện pháp SPS trong điều kiện chưa có đầy đủ chứng cứ khoa học để hoàn tất việc đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, trong những trường hợp như vậy thì các thành viên WTO buộc phải t ìm cách thu thập, bổ sung những thông tin cần thiết cho mục tiêu đánh giá rủi ro trong khoảng thời gian thích hợp. e. Điều kiện khu vực - Các đặc điểm SPS của một vùng địa lý – là toàn bộ lãnh thổ một nước, một vùng đất của một nước hay nhiều phần của nhiều nước - được gọi là điều kiện khu vực trong Hiệp định SPS. Điều kiện khu vực có thể ẩn chứa các rủi ro cho đời sống hay sức khỏe con người và ộng thực vật. - Do vậy, Hiệp định SPS y êu cầu các nước thành viên WTO phải áp dụng các biện pháp SPS phù hợp với điều kiện khu vực, nơi xuất xứ của các sản phẩm (Nước xuất khẩu) và với điều kiện khu vưc nơi các sản phẩm được chuyển đến (Nước nhập khẩu). Đặc biệt, các thành viên WTO phải thừa nhận khái niệm về vùng phi dịch hại/bệnh hại cũng như vùng ít dịch hại/bệnh hại. - Các nước thành viên WTO xuất khẩu công bố các vùng không có dịch hại hay ít dịch hại cần phải chứng minh cho các nước thành viên WTO nhập 8 khẩu biết là những vùng đó duy trì được tình trạng của vùng không có dịch hại hay ít nhiễm dịch hại. f. Tính minh bạch - Nguyên tắc chính về t ính minh bạch trong Hiệp định SPS là yêu cầu các nước t hành viên WTO phải cung cấp thông t in về các biện pháp SPS và thông báo những thay đổi về các biện pháp SPS của mình. Các nước thành viên WTO cũng được yêu cầu công bố các quy định về SPS của mình. Những thông báo này cần được thực hiện thông qua một Cơ quan thông báo của quốc gia. Mỗi nước t hành viên WTO cũng cần chỉ định một đầu mối quốc gia cung cấp các thông tin liên quan nhằm giải đáp những thắc mắc về SPS của các nước thành viên WTO khác. M ột cơ quan có thể thực hiện cả hai chức năng là thông báo và hỏi đáp. 4. Ai là người hưởng lợi? - Hiệp định SPS hỗ trợ chương trình nghị sự của WTO thúc đẩy tự do hoá thương mại toàn cầu và hiện thực hóa lợi ích cho tất cả các nước phát triển và đang phát triển là thành viên của WTO. - Hiệp định SPS thừa nhận quyền của các nước thành viên WTO trong việc bảo vệ đời sống và sức khỏe con người, động vật hay thực vật, miễn là thỏa mãn một số yêu cầu cụ thể. - Hiệp định này là tạo nên một nền thương mại tự do và bình đẳng - Các nhà xuất khẩu và nhập khẩu nông sản tại tất cả các nước thành viên WTO đều được hưởng lợi từ những quy định được thiết lập trong Hiệp định SPS. Đóng góp một phần vào hệ thống thương mại t oàn cầu vận hành theo điều luật của WTO, Hiệp định SPS phát huy chức năng bảo đảm tối đa rằng thương mại nông sản được hoạt động thông suốt, tự do và dễ dự báo. Đặc biệt, Hiệp định SPS đưa ra một mục tiêu cơ bản để đánh giá những biện pháp SPS thiếu căn cứ gây cản trở đến thương mại. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi từ nguồn thực phẩm và các mặt hàng nông sản an toàn và giá cả cạnh tranh. Các nước đang phát triển hưởng lợi thông qua hỗ trợ kỹ thuật 9 nhằm cải tiến hệ thống kiểm dịch và an toàn thực phẩm của mình, bao gồm cả việc nâng cao năng lực về chẩn đoán dịch hại, phân tích, thanh tra, cấp chứng chỉ, quản lý thông tin và thông báo. Nâng cao năng lực SPS giúp mở rộng thị trường quốc tế cho các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển. - Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho việc quản lý ngành nông nghiệp hàng hoá vì lợi ích chung của người sản xuất và người tiêu dùng trong nước. 5. Các điều khoản và phụ lục trong Hiệp định SPS Gồm 14 điều và 3 phụ lục Điều 1 Các quy định chung 1. Hiệp định này áp dụng cho tất cả các biện pháp bảo đảm vệ s inh động thực vật trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến thương mại quốc t ế. Những biện pháp đó sẽ được áp dụng theo những quy định của Hiệp định này. 2. Theo mục đ ích của Hiệp định này, các định nghĩa sẽ được hiểu theo quy định của phụ lục A. 3. Các phụ lục là một phần thống nhất của Hiệp định. 4. Không có điều gì trong Hiệp định này có thể ảnh hưởng tới quyền của các thành viên theo Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại liên quan đến các biện pháp vệ sinh động thực vật không thuộc phạm vi của Hiệp định này. Điều 2 Các quyền và nghĩa vụ cơ bản 1. Các thành viên có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh động thực vật cần thiết để bảo vệ sức khoẻ, cuộc sống con người và động t hực vật, nhưng các biện pháp đó phải phù hợp với các quy định của Hiệp định này. 2. Các thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp bảo đảm vệ sinh động thực nào chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết để bảo vệ sức khoẻ, cuộc sống con người và động thực vật dựa trên các cơ sở khoa học và không được duy trì khi không còn những căc cứ khoa học thích hợp, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 điều 5. 3. Các thành viên phải đảm bảo rằng các biện pháp bảo đảm vệ sinh động thực vật của mình không được phân biệt đối xử khác nhau huặc không công bằng giữa các thành viên có 10 cùng điều kiện. Các biện pháp vệ s inh động t hực vật không được áp dụng theo cách thức có thể t ạo ra sự cạnh hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế. 3. Các biện pháp bảo đảm vệ sinh động thực vật phù hợp với các quy định liên quan của Hiệp định này sẽ được thừa nhận là đúng theo các nghĩa vụ của các thành viên phù hợp theo Hiệp định GATT 1994 liên quan đến việc sử dụng các biện pháp vệ sinh động thực vật, đặc biệt các quy định tại điều XX(b) Điều 3 Hài hoà hoá 1. Để hài hoà các phương pháp vệ sinh động thực vật trong phạm vi cơ bản có thể, các thành viên phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị quốc tế đã có, ngoại trừ những trường hợp khác được quy định trong Hiệp định này, đặc biệt trong điều 3. 2. Các phương pháp vệ s inh động thực vật phù hợp với các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị quốc tế được cho là cần thiết để bảo vệ sức khoẻ, cuộc sống con người và động thực vật và được cho là phù hợp với những quy định liên quan trong Hiệp định này và Hiệp định GAAT 1994. 3. Các thành viên phải áp dụng và duy trì những phương pháp vệ s inh động thực vật mà kết quả đạt được ở mức cao hơn so với mức đạt được thông qua các phương pháp dựa trên các tiêu chuẩn Quốc tế liên quan, nếu có các căn cứ khoa học hoặc khi kết quả của các mức độ vệ sinh động thực vật một thành viên xác định phù hợp với những quy định liên quan từ khoản 1 đến khoản 4 của điều 5. Mặc dù vậy, tất cả các phương pháp đưa đến quả là mức độ bảo vệ động thực vật khác với mức độ có thể đạt được dựa trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến nghị Quốc tế đều không trái với các quy định của Hiệp định. 4. Các thành viên phải tham gia tích cực trong phạm vi nguồn lực của mình vào các tổ chức quốc tế, các cơ quan trực thuộc có liên quan, đặc biệt là Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế, Văn phòng kiểm dịch Quốc tế và các tổ chức quốc tế và khu vực hoạt động t rong khuôn khổ Công ước bảo vệ thực vật Quốc t ế, để thúc đẩy trong p hạm vi các tổ chức Quốc tế đó việc xây dựng và rà soát theo định kỳ các tiêu chuẩn, các hướng dẫn và các khuyến nghị quốc tế về mọi khía cạnh của các biện pháp vệ sinh động thực vật. 5. Uỷ ban về các biện pháp vệ sinh động thực vật quy định trong khoản 1 và khoản 4 điều 12 (đề cập đến trong Hiệp định này là "Uỷ ban" ) sẽ ban hành thủ tục để giám sát quá trình hài hoà Quốc tế và các nỗ lực hợp tác trong vấn đề này với các tổ chức Quốc tế liên quan. Điều 4 Bình đẳng, công bằng 1. Các thành viên sẽ chấp nhận các biện pháp vệ s inh động t hực vật tương đương của các thành viên khác bình đẳng, thậm chí khác với các biện pháp của họ hoặc các biện pháp 11 được sử dụng bởi các thành viên khác trong quan hệ thương mại đối với cùng một sản phẩm, nếu thành viên xuất khẩu chứng minh được một cách khách quan cho các thành viên nhập khẩu rằng các phương pháp đó tương ứng với phương pháp bảo vệ vệ sinh động thực vật của thành viên nhập khẩu. Đ ể đạt được mục đích này, sự đánh giá hợp lý phải được đưa ra theo yêu cầu, để thành viên nhập khẩu kiểm tra, đánh giá và tiến hành thủ tục liên quan khác. 2. Các thành viên, theo yêu cầu sẽ tiến hành tham vấn với mục đích đạt được các thoả thuận song phương và đa phương trong việc thừa nhận sự tương ứng của các phương pháp vệ sinh động thực vật cụ thể. Điều 5 Đánh giá rủi ro và xác định mức độ bảo vệ động- thực vật phù hợp 1. Các Thành viên đảm bảo rằng các biện pháp vệ sinh động- thực vật của mình dựa trên việc đánh giá, tư ơng ứng với thực t ế, các rủi ro đối với cuộc sống sức khoẻ con người, động vật, hoặc thực vật, có tính đến các kỹ thuật đánh giá rủi ro do các tổ chức quốc tế liên quan xây dựng nên. 2. Khi đánh giá rủi ro, các Thành viên sẽ tính đến các chứng cứ khoa học đã có; các quá trình và phương pháp sản xuất liên quan; các phương pháp thanh tra, lấy mẫu và thử nghiệm liên quan; tính phổ biến của một số bệnh hay loài sâu nhất định; các khu vực không có sâu hay không có bệnh; các điều kiện sinh thái và môi trường liên quan; và kiểm dịch hoặc xử lý khác. 3. Khi đánh giá rủi ro đối với cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động vật hoặc thực vật và xác định biện pháp áp dụng để có mức bảo vệ động- thực vật phù hợp khỏi rủi ro đó, các Thành viên phải tính đến các yếu tố kinh tế liên quan: khả năng thiệt hại do thua lỗ trong sản xuất hay tiêu thụ khi có sâu hoặc bệnh xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền; chi phí của viec kiểm tra hay loại bỏ sâu bệnh trên lãnh thổ của Thành viên nhập khẩu; và tính hiệu quả về chi phí của các phương cách hạn chế rủi ro. 4. Các Thành viên, khi xác định mức bảo vệ động- t hực vật phù hợp, sẽ t ính đến mục tiêu giảm tối thiểu tác động thương mại bất lợi. 5. Với mục tiêu nhất quán trong việc áp dụng khái niệm mức bảo vệ động - thực vật phù hợp chống lại các rủi ro đối với cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động vật hoặc thực vật, mỗi Thành viên sẽ tránh sự phân biệt tuỳ tiện hoặc vô căn cứ về mức bảo vệ được xem là tương ứng trong những trường hợp khác, nếu sự phân biệt đó dẫn đến sự phân biệt đối xử hoặc hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế. Các thành viên sẽ hợp tác tại Uỷ ban nêu tại các đoạn 1, 2 và 3 của điều 12 để định ra hướng dẫn giúp đưa điều khoản này vào thực tế. Trong khi định ra những hướng dẫn đó, Uỷ ban sẽ xem xét mọi y ếu tố liên quan, kể cả tính chất đặc biệt của các rủi ro về sức khoẻ con người mà người ta có thể tự mắc vào. 6. Không phương hại đến đoạn 2 của đ iều 3, khi thiết lập hay duy trì các biện pháp vệ sinh động - thực vật để có mức độ bảo vệ động - thực vật cần thiết, các thành viên phải đảm 12 những biện pháp đó không gây hạn chế thương mại hơn các biện pháp cần có để đạt được mức bảo vệ động - thực vật cần thiết, có tính đến tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế. 7. Trong trường hợp chứng cứ khoa học liên quan chưa đủ, một thành viên có thể tạm thời áp dụng các biện pháp vệ s ing động - thực vật trên cơ sở thông tin chuyên môn sẵn có, kể cả thông tin từ các tổ chức quốc tế liên quan cũng như từ các biện phấp vệ sinh động - thực vật do các thành viên khác áp dụng. Trong trường hợp đó, các thành viên sẽ phải thu thập thông tin bổ sung cần thiết để có sự đánh rủi ro khách quan hơn và rà soát các biện pháp vệ s inh động - thực vật một cách tương ứng trong khoảng thời gian hợp lý. 8. Khi một thành viên có lý do để tin rằng một biện pháp vệ sinh động thực - vât nào đó do một thành viên khác áp dụng hay duy trì làm kìm hãm hoặc có khả năng kìm hãm xuất khẩu của mình và biện pháp đó không dựa trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn hay khuyến nghị quốc tế liên quan, hoặc các t iêu chuẩn, hướng dẫn hay khuy ến nghị quốc t ế liên quan, hoặc các tiêu chuẩn, hướng dẫn hay khuyến nghị đó không tồn tại, t hành viên duy trì b iện pháp đó có thể được yêu cầu và phải giải thích lý do của các biện pháp vệ s inh động - thực vật đó. Điều 6 Thích ứng với các điều kiện khu vực, kể cả khi các khu vực không có s âu bệnh hoặc ít sâu bệ nh 1. Các thành viên đảm bảo rằng các biện pháp vệ s inh động - thực vật của mình thích ứng với các đặc tính vệ s inh động - thực vật của khu vực sản xuất ra sản xuất ra sản phẩm và khu vực sản phẩm được đưa đến, cho dù khu vực đó có thể là cả một nước, một phần của một nước hoặc các phần của nhiều nước. Khi đánh các đặc tính vệ sinh động thực - vật của một khu vực cùng với những yếu tố khác, các thành viên phải tính đến mức độ phổ biến của các loài sâu bệnh đặc trưng, các chương trình diệt trừ hoặc kiểm soát sâu bệnh hiện có, các tiêu chí hoặc hướng dẫn tương ứng do các tổ chức quốc tế có thẻ xây dựng nên. 2. Các thành viên thừa nhận các khái niệm khu vực không có sâu - bệnh và khu vực có ít sâu - bệnh. Việc xác định các khu vực đó phải dựa trên các yếu tố như: địa lý, hệ sinh thái, giám sát kiểm dịch, và tính đến hiệu quả của việc kiểm tra vệ sinh động - t hực vật. 3. Các thành viên xuất khẩu tuyên bố các khu vực trong lãnh thổ của mình là khu vực không có sâu - bệnh hoặc khu vực ít sâu - bệnh cần phải cung cấp bằng chứng cần thiết để chứng minh một cách khách quan với thành viên nhập khẩu rằng các khu vực này là hoặc sẽ duy trì, khu vực không có sâu bệnh hoặc khu vực ít sâu sâu bệnh. Để làm việc này, khi có yêu cầu, thành viên nhập khẩu sẽ được tiếp cận hợp lý để thanh tra, thử nghiệm và tiến hành các thủ tục liên quan khác. Điều 7 Minh bạch chính sách 13 Các thành viên sẽ thông báo những thay đổi trong các biện pháp vệ sinh động - thực vật và cung cấp thông tin về các biện pháp vệ s inh động - thực vật của mình theo các điều khoản của Phụ lục B. Điều 8 Kiểm tra, thanh tra và thủ tục chấp thuận Các thành viên sẽ tuân thủ các điều khoản của Phụ lục C về hoạt động kiểm tra, thanh tra và thủ tục chấp thuận, kể cả các hệ thống quốc gia chấp thuận sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc đặt ra dung sai cho tạp chất trong thực phẩm, đồ uống và thức ăn động vật, và mặt khác đảm bảo các thủ tục của họ không trái với các điều khoản của Hiệp định này. Điều 9 Trợ giúp kỹ thuật 1. Các thành viên nhất trí tạo thuận lợi cho việc dành trợ giúp kỹ thuật cho các thành viên khác, đặc biệt là các thành viên đang phát triển, thông qua quan hệ song phương hoặc qua các t ổ chức quốc tế thích hợp. Sự trợ giúp đó có thể trong các lĩnh vực công nghệ xử lý, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng, kể cả việc thành lập các cơ quan kiểm s át quốc gia, nhận tư vấn, vốn tín dụng và trợ cấp, kể cả vì mục đích cung cấp các trình độ kỹ thuật, việc đào tạo và các thiết bị để cho phép các nước đó thích nghi và phù hợp với, các biện pháp vệ s inh động thực vật cần thiết để đạt dược mức độ phù hợp trong việc bảo vệ động thực vật trong thị trường xuất khẩu của họ. 2. Khi cần có sự đầu tư cơ bản để cho thành viên xuất khẩu là các nước đang phát triển hoàn thành các yêu cầu vệ s inh động t hực vật của một thành viên nhập khẩu, thành viên nhập khẩu sẽ xem xét việc trợ giúp ký thuật như cho phép thành viên là các nước đang phát triển duy trì và mở rộng thị trường của họ tiếp cận các cơ hội cho các sản phẩm liên quan Điều 10 Các đối xử đặc biệt và khác biệt 1. T rong việc soạn thảo và ứng dụng các phương pháp vệ s inh động thực vật, các thành viên phải xem xét đến các nhu cầu đặc biệt của các thành viên đang phát triển, đặc biệt là các thành viên chậm phát triển. 2. Nếu mức bảo vệ động - thực vật phù hợp cho phép áp dụng dần dần các biện pháp vệ sinh động - thực mới, thời gian dài hơn để thích ứng sẽ được dành cho sản phẩm có nhu cầu của thành viên đang phát triển để duy trì cơ hội phát triển của họ 3. Để xem xét và đảm bảo rằng các thành viên là các nước đang phát triển đều có thể tuân theo các điều khoản của Hiệp định này, Uỷ ban được phép khi có yêu cầu, dành cho các nước đó những ngoại lệ trong trời gian nhất định, cụ thể đối với toàn bộ hay một phần các điều 14 khoản thuộc H iệp dịnh này, có xem xét đến khả năng tài chính, thương mại và các nhu cầu phát triển của họ. 4. Các thành viên phải khuyến khích và t ạo điều kiện thuận lợi cho các t hành viên đang phát triển tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế liên quan. Điều 11 Tư vấn và giải quyết tranh chấp 1. Các quy định tại các điều XXII của Hiệp định GATT năm 1994 khi được giải thích và áp dụng bởi các cơ quan thoả thuận giải quyết tranh chấp sẽ áp dụng để tư vấn và giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, ngoại trừ những trường hợp đặc thù khác. 2. Đối với một tranh chấp theo Hệp định này liên quan đến các vấn đề khoa học hay kỹ thuật, Ban hội thẩm phải tham khảo các ý kiến từ các chuy ên gia được Ban hội thẩm lựa chọn cùng với các bên tranh chấp. Trong việc này, nếu thấy thích hợp Ban hội thẩm có thể thành lập một nhóm chuyên gia tư vấn về kỹ thuật hoặc tham khảo ý kiến của các tổ chức quốc tế liên quan theo yêu cầu của bất kỳ một bên tranh chấp nào hoặc theo thẩm quyền của mình. 3. Không có điều gì trong Hiệp định này có thể ảnh hưởng tới quyền của các thành viên trong Hiệp định quốc tế khác, bao gồm quyền nhờ tới các tổ chức quốc tế hoặc các cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế khác hoặc được thiết lập theo bất kỳ Hiệp định quốc tế nào. Điều 12 1. M ột Uỷ ban về các biện pháp vệ s inh động thực vật theo đó sẽ được thành lập để chuẩn bị một diễn đàn t ham vấn thường xuyên. Uỷ ban này sẽ thực hiện những chức năng cần thiết để thực hiện các quy định và thúc đẩy các mục tiêu của Hiệp định này, đặc biệt chú ý đến việc hài hoà hoá. Uỷ ban sẽ quyết định theo nguyên t ắc đa số. 2. Uỷ ban sẽ khuyến khích và hỗ trợ việc tham vấn và đàm phán đặc biệt giữa các thành viên đối với từng phương pháp vệ s inh động thực vật cụ thể. Uỷ ban sẽ khuyến khích việc sử dụng các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc t ế của các thành viên, trong vấn đề này, sẽ t ài trợ cho buổi toạ đàm và nghiên cứu kỹ thuật với mục tiêu t ăng cường sự phối hợp và hội nhập giữa các phương pháp quốc tế và quốc gia và tiến tới cải tiến việc sử dụng các phụ gia thực phẩm, xác minh dư lượng chất gây hại trong thức ăn, đồ uống và thực phẩm. 3. Uỷ ban sẽ duy trì mối liên lạc thường xuy ên với các tổ chức quốc tế liên quan trong lĩnh vực bảo vệ vệ s inh động thực vật, đặc biệt đối với Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm, cơ quan quốc tế về ... với mục đích có được những sự tư vấn tốt nhất về khoa học và kỹ thuật phù hợp nhất đối với việc quản lý của Hiệp định này và để đảm bảo rằng tránh được việc lặp lại những cố gắng không cần thiết. 15 4. Uỷ ban sẽ ban hành một thủ tục để giám sát quá trình hài hoà quốc tế và việc sử dụng các t iêu chuẩn, hướng dẫn, đề xuất quốc tế. Để đạt được mục đ ích này, Uỷ ban sẽ phối hợp với các tổ chức quốc tế liên quan xây dựng một danh sách các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc đề xuất quốc tế liên quan đến các biện pháp vệ sinh động thực vật mà Uỷ ban cho là có ảnh hưởng lớn đến thương mại. Danh sách bao gồm sự chỉ dẫn cho các thành viên về tiêu chuẩn hướng dẫn hay đề xuất quốc tế mà họ sẽ áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hay trên các cơ sở các sản phẩm nhập khẩu phù hợp với các t iêu chuẩn có thể tiến vào được thị trường của họ. Trong trường hợp mà một thành viên không áp dụng một tiêu chuẩn, hướng dẫn hay đề xuất quốc tế như là một điều kiện cho vịêc nhập khẩu, thành viên đó phải đưa ra chỉ dẫn cho lý do đó, đặc biệt khi nó được xem như là tiêu chuẩn không đủ mạnh để quy định các mức phù hợp của các biện pháp vệ sinh động thực vật. Nếu một thành viên sửa lại các quy định đó theo các chỉ dẫn của mình việc sử dụng một tiêu chuẩn, hướng dẫn hay đề xuất quốc tế như là một điều kiện cho việc nhập khẩu, họ phải đưa ra lý do cho việc thay đổi đó và báo cho Ban bí thư cũng như cho các tổ chức quốc t ế liên quan, trừ phi sự thông báo và sự giải thích đó được đư a ra theo quy định tại phụ lục B. 5. Để tránh sự sao lại không cần thiết, khi phù hợp Uỷ ban có thể quyết định sử dụng các kiến thức lấy từ các quy định, đặc biệt đối với việc thông báo, những trường hợp hoạt động trong các tổ chức quốc t ế liên quan. 6. Uỷ ban có thể, trên cơ sở một sáng kiến của một trong số các thành viên thông qua một kênh phù hợp mời các tổ chức quốc t ế liên quan hoặc cơ quan của họ để kiểm tra các lĩnh vực cụ thể trong việc tôn trọng một tiêu chuẩn, hướng dẫn hay đề xuất quốc tế cụ thể, bao gồm cả cơ sở của sự giải thích không sử dụng các quy đinh tại khoản 4. 7. Uỷ ban sẽ t ổng kết việc tổ chức và thực hiện Hiệp định này 3 năm sau ngày Hiệp định này của WTO có hiệu lực và sau đó khi cần thiết. Khi thích hợp Uỷ ban có thể triệu tập Hội đồng thương mại hàng hoá đề nghị sửa đổi nội dung chính của Hiệp định này khi có vấn đề (không phù hợp), tổng két các kinh nghiệm đạt được trong việc thực hiện Hiệp định này. Điều 13 Thi hành Các thành viên sẽ có trách nhiệm đầy đủ theo Hiệp định này trong việc t uân thủ t ất cả các nghĩa vụ đặt ra trong Hiệp định. Các thành viên phải quy định và tích cực thực hiện các quy chế và biện pháp với sự hỗ trợ cho việc tuân thủ quy định này từ cơ quan Trung ương. Các thành viên phải áp dụng các biện pháp hợp lý phù hợp với mình để đảm bảo rằng các tổ chức phi chính phủ cũng như các tổ chức khu vực và các tổ chức liên quan trong phạm vi quyền hạn của mình đều có thể là thành viên, tuân thủ các quy định liên quan của Hiệp định này. Ngoài ra, các thành viên không được áp dụng các biện pháp có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đề nghị hay khuyến khích các tổ chức khu vực hoặc các tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức chính quyền địa phương hoạt động theo phương thức không phù hợp với các quy đinh của Hiệp định này. Các thành viên phải đảm bảo rằng họ chỉ tin tường vào sự giúp đỡ của các tổ 16 chức phi chính phủ trong việc thực hiện các biện pháp vệ sinh động thực vật nếu các cơ quan đó tuân thủ các quy định của Hiệp định này. Điều 14 Điều khoản cuối cùng Các thành viên kém phát triển có thể hoãn việc áp dụng các quy định của Hiệp định này trong một khoảng thời gian là 5 năm sau ngày Hiệp định này của WTO có hiệu lực với sự tôn trọng các biện pháp vệ sinh động thực vật ảnh hưởng đến việc nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu. Các thành viên đang phát triển khác có t hể hoãn việc áp dụng các quy định của Hiệp định này khác hơn so với khoản 8 của điều 5 và điều 7 trong thời gian là 2 năm sau ngày Hiệp định này có hiệu lực với sự tôn trọng các biện pháp vệ sinh động thực vât hiện có ảnh hưởng đến việc nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu, khi việc áp dụng đó bị ngăn cản bởi sự thiếu các chuyên gia kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật hay các nguồn lực. Phụ lục A Các định nghĩ a 1. Biện pháp vệ s inh động thực vật - bất cứ biện pháp nào được áp dụng. a. Để bảo vệ sức khoẻ hay động thực vật trong phạm vi lãnh thổ của nước thành viên khỏi các nguy hiểm nẩy sinh từ khâu nhập khẩu, từ sự hình thành và lây lan của các côn trùng có hại, dịch bệnh, các sinh vật mang bệnh hoặc các sinh vật gây bệnh. b. Để bảo vệ sức khoẻ, cuộc sống con người, động t hực vật trong phạm vi lãnh thổ của nước thành viên khỏi các nguy hiểm phát sinh từ các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, độc tố hay các sinh vật gây bệnh trong đồ ăn, thức uống, thực phẩm. c. Để bảo vệ sức khoẻ cuộc sống con người, động thực vật trong phạm vi lãnh thổ của nước thành viên khỏi các nguy hiểm phát sinh từ các dịch bệnh lây từ động thực vật, thực vật và các sản phẩm của nó, hay từ khâu nhập khẩu, từ sự hình thành và lây lan của các loại côn trùng có hại. d. Để ngăn chặn hoặc hạn chế những nguy hại khác trong phạm vi lãnh thổ của nước thành viên từ khâu nhập nhẩu, sự hình thành và lây lan của các côn trùng gây hại. Các biện pháp vệ sinh động thực vật bao gồm t ất cả các luật, nghị định, quy định, yêu cầu và các thủ tục liên quan, inter alia, tiêu chuẩn sản xuất tiến trình và phương pháp sản xuất, việc thử nghiệm, kiểm tra, chứng nhận và thông qua các thủ tục; kiểm dịnh các biện pháp xử lý bao gồm các yêu cầu liên quan kết hợp với việc vận chuyển động hoặc thực vật hay với điều kiện cần thiết cho sự sống sót của chúng trong khi vận chuyển; các quy định đối với các phương pháp thống kê liên quan, các thủ tục lấy mẫu và phương pháp đánh giá sự nguy hại; và các yêu cầu đóng gói, dán nhãn trực tiếp liên quan đến sự an toàn của thực phẩm. 17 2. Hài hoà hoá - Việc xây dựng, thừa nhận và áp dụng các biện pháp vệ s inh động thực vật chung của các thành viên khác nhau. 3. Các t iêu chuẩn, hướng dẫn, đề xuất quốc t ế. a. Đối với an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn hướng dẫn, đề xuất được xây dựng bởi Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm liên quan đến các phụ gia thực phẩm, thuốc thú y và dư lượng thuốc trừ sâu còn lại, chất gây ô nhiễm, phương pháp phân tích và lấy mẫu, các điều lệ và hướng dẫn thực hành vệ s inh. b. Đối với sức khoẻ động vật và..., các t iêu chuẩn, hướng dẫn và đề xuất được thiết lập dưới sự bảo trợ của cơ quan quốc tế về... c. Đối với đời sống thực vật, các tiêu chuẩn, hướng dẫn và đề xuất được thiết lập dưới sự bảo trợ của Ban thư ký của Hiệp định bảo vệ t hực vật quốc tế, hợp tác với các tổ chức quốc tế khu vực hoạt động trong phạm vi Điều lệ của Hiệp định bảo vệ thực vật quốc t ế. d. Đối với các vấn đề không được đề cập trong các tổ chức trên, các tiêu chuẩn, hướng dẫn và đề xuất quốc tế phù hợp được công bố bởi các tổ chức quốc tế liên quan mở ra cho t ất cả các thành viên,khi được xác định bởi Uỷ ban. 4. Đánh giá sự nguy hại Việc đánh giá khả năng có thể xẩy ra từ việc nhập khẩu, hình thành và lây lan dịch bệnh, các côn trùng gây hại trong phạm vi lãnh thổ của một thành viên nhập khẩu theo các biện pháp vệ sinh động thực vật có thể được áp dụng và kết hợp với các hiệu quả kinh tế, sinh thái tiềm ẩn; hay sự đánh giá sự tiềm ẩn những ảnh hưởng bất lợi đối với sức khoẻ, cuộc sống con người và động thực vật nẩy sinh từ sự hiện diện của các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm môi trường, các độc t ố hay sinh vật gây bệnh trong đồ ăn, thức uống hay thực phẩm. 5. M ức độ phù hợp của việc bảo vệ vệ s inh động thực vật Mức độ bảo vệ được cho là phù hợp được đưa ra bởi thành viên xây dựng biện pháp vệ sinh động thực vật để bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ con người, động thực vật trong phạm vi quyền hạn của họ. Chú ý: Nhiều thành viên khác coi khái niệm này là "Mức độ nguy hại có thể chấp nhận được". 6. Khu vực không có côn trùng gây hại và dịch bệnh: Một khu vực, hoặc toàn bộ một quốc gia, một phần của một quốc gia hoặc tất cả hay các phần của một vài quốc gia, khi được xác định bởi cơ quan có thẩm quyền, trong đó một loại côn trùng gây hại hay một loại dịch bệnh gây hại cụ thể không xảy ra. 18 Chú ý: Một khu vực không có côn trùng gây hại hay dịch bệnh có thể bao quanh hoặc được bao quanh, hay được nằm cạnh một khu vực hoặc trong phạm vi một phần của một phần của một quốc gia hay trong một khu vực địa lý bao gồm các phần hoặc toàn bộ phạm vi của một vài nước, trong đó một loại công trùng hay dịch bệnh cụ t hể được biết là có xảy ra nhưng được k iểm soát bởi các biện pháp kiểm soát khu vực như: Sự thành lập cơ chế bảo vệ, kiểm soát và các khu vực trung gian để hạn chế hay tiêu diệt côn trùng gây hại, dịch bệnh đang được đề cập tới. 7. Khu vực phổ biến côn trùng gây hại hay dịch bệnh ở mức thấp: Một khu vực, hoặc toàn bộ một quốc gia, một phần quốc gia hoặc tất cả hay các phần của một phần của một vài quốc gia, khi được xác định bởi một cơ quan có thẩm quyền, trong đó một loại côn trùng gây hại hay dịch bệnh xác định xảy ra ở mức thấp và chịu sự kiểm soát, quản lý hay loại trừ có hiệu quả. Phụ lục B Minh bạch các quy định vệ sinh động thực vật Công khai các quy định 1. Các thành viên phải đảm bảo rằng tất cả các quy định về vệ sinh động thực vật được lựa chọn phải được công bố ngay sau đó t heo 1 phương thức để giúp các thành viên quan tâm làm quen với chúng. 2. N goại trừ những trường hợp khẩn cấp, các thành viên sẽ cho phép một khoảng thời gian hợp lý từ khi công bố các quy định về vệ s inh đông t hực vật đến khi các quy định đó có hiệu lực để có thời gian cho các thành viên xuất khẩu, đặc biệt là đối với các nước thành viên đang phát triển thay đổi các sản phẩm và các phương pháp sản xuất của họ để đáp ứng các yêu cầu của các thành viên nhập khẩu Đầu mối kiểm tra 3. M ỗi thành viên phải đảm bảo rằng một đầu mối kiểm tra hiện có trách nhiệm cung cấp các câu trả lời cho tất cả các câu hỏi hợp lý từ các thành viên quan tâm cũng như cung cấp các tài liệu liên quan đến: a. Bất kỳ quy định vệ sinh động thực vật nào được lựa chọn hoặc được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ của mình. b. Bất kỳ thủ tục kiểm tra, giám sát nào, việc sản xuất và biện pháp cách ly, dư lượng thuốc trừ sâu và phụ gia thực phẩm đang được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ của mình. 19 c. Các thủ tục đánh giá sự nguy hại, các nhân tố liên quan đến sự xem xét cũng như xác định mức độ phù hợp của việc bảo vệ vệ sinh động thực vật. d. Tư cách thành viên và sự tham gia của các thành viên, hay của các cơ quan liên quan trực thuộc quyền hạn của các thành viên, trong các hệ thống và tổ chức vệ sinh động thực vật quốc t ế và khu vực cũng như trong các hiệp định song phương và đa phương và các sắp xếp trong phạm vi của hiệp định này, và các văn bản của các Hiệp định và kế hoạch đó. 4. Các thành viên phải đảm bảo rằng khi các thành viên quan t âm yêu cầu cung cấp các bản phô tô của các tài liệu, phải cung cấp với cùng mức giá, ngoài chi phí cung cấp, như đối với cơ quan quốc gia của thành viên liên quan. Các t hủ tục thông báo 5. Bất cứ khi nào một t iêu chuẩn, hướng dẫn hay đề xuất quốc tế không còn hiệu lực hay nội dung của các quy định vệ sinh động thực vật được đề nghị không còn giá trị như nội dung của 1 tiêu chuẩn, hướng dẫn hay đề xuất quốc tế, và nếu quy định có ảnh hưởng quan trọng tới thương mại của các thành viên khác, các thành viên phải: a. Công bố một thông báo từ thời gian đầu theo1 phương thức để giúp các thành viên quan tâm làm quen với sự đề nghị để giới thiệu các quy định riêng. b. Thông báo cho các thành viên khác, thông qua Ban thư ký về các sản phẩm được che dấu bởi các quy định cùng với những chỉ dẫn ngắn gọn về mục đ ích và các quy định dự thảo hợp lý. Sự thông báo đó phải được tiến hành vào thời kỳ gian đầu, các sửa đổi phải đươc giới thiệu và các nhận xét phải được xem xét . c. Theo yêu cầu của các thành viên khác cung cấp các bản sao các quy định đã được dự thảo bất cứ khi nào có thể, xác định những phần chính trong nội dung không giống với các tiêu chuẩn, hướng dẫn đề xuất quốc t ế. d. Không được phân biệt đối xử , cho phép thời gian hợp lý để các thành viên khác nhận xét bằng văn bản, thảo luận những nhận xét đó theo yêu cầu và đánh giá nhận các nhận xét và kết luận của các cuộc thảo luận. 6. Tuy nhiên, trong những trường hợp khẩn cấp của việc bảo vệ sức khoẻ xảy ra hay đe dọa xảy ra đối với một thành viên, thành viên đó có thể bỏ qua những bước được liệt kê trong phần 5 của phụ lục này khi được cho là cần thiết, cung cấp cho các thành viên khác: a. Thông báo ngay cho các thành viên khác, thông qua Ban thư ký, quy định riêng biệt và các sản phẩm bao gồm, cùng với 1 chỉ dẫn ngắn gọn về mục đ ích và quy định hợp lý, bao gồm bản chất của các vấn đề khẩn cấp. b. Cung cấp theo y êu cầu, các bản sao của các quy định cho các thành viên khác. 20 c. Cho phép các thành viên khác nhận xét bằng văn bản, thảo luận những nhận xét đó theo yêu cầu và đánh giá những nhận xét và kết luận mà các cuộc thoả luận đã đưa ra. 7. Thông báo đến Ban thư ký được thực hiện bằng tiếng Anh tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. 8. Các thành viên là các nước đang p hát triển, nếu các thành viên khác yêu cầu phải cung cấp các bản sao các tài liệu, trong trường hợp tài liệu nhiều tập thì phải cung cấp các bản tóm tắt bao gồm những thông tin cụ thể bằng t iéng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. 9. Ban thư ký phải phát hành ngay bản sao thông báo tới t ất cả các thành viên và các tổ chức quốc tế quan tâm và thu hút sự quan tâm của các thành viên là các nước đang phát triển tới bất cứ sự thông báo nào liên quan tới các sản phẩm. 10. Các thành viên phải chỉ định một cơ quan chính phủ ở Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện ở mức quốc gia các quy định liên quan đến việc thông báo các thủ tục liên quan đến việc thông báo các thủ tục theo mục 5, 6, 7 của phụ lục này. Những hạn chế chung. 11. Không có điều gì trong Hiệp định này được diễn giải (cắt nghĩa) theo yêu cầu: a. Những quy định riêng biệt hoặc bản sao của các dự thảo hay ấn phẩm của các văn bản khác bằng ngôn ngữ của thành viên chấp nhận như quy định trong mục 8 của phụ lục này. b. Các thành viên phải tiết lộ những thông tin bí mật mà có thể cản trở sự bắt buộc của việc đăng ký vệ s inh động thực vật hay gây tổn hại đến những lợi ích thương mại hợp pháp của các doanh nghiệp cụ thể. Phụ lục C Giám sát, kiểm tra và thông qua các thủ tục. 1. Các thành viên phải đảm bảo tôn trọng bất cứ thủ tục nào để kiểm tra và đảm bảo thoả mãn các biện pháp vệ sinh động thực vật mà: a. Các thủ tục đó được được thực hỉện và hoàn thành không quá chậm trễ và theo phương thức không thuận lợi hơn đối với sản phẩm nhập khẩu so với sản phẩm cùng loại trong nước. b. Khoảng thời gian kiểm tra tiêu chuẩn của mỗi thủ tục được công khai để khoảng thời gian trước thời hạn được thông báo t ới thành viên theo yêu cầu; khi nhận được một đơn, cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra ngay sự không đầy đủ của các tài liệu và thông báo cho các t hành viên đó t heo phương thức đầy đủ và rõ ràng tất cả những thiếu hụt đó. Cơ quan có thẩm quyền chuy ển càng sớm càng 21 tốt kết quả của thủ tục theo phương thức đầy đủ và rõ ràng tới các thành viên để hành động đáng sửa chữa có thể được áp dụng nếu cần thiết. Thậm chí khi yêu cầu có những thiếu sót; cơ quan có thẩm quyền xử lý càng nhanh càng tốt thủ tục nếu thành viên yêu cầu; và khi có yêu cầu, thành viên phải thông báo giai đoạn của t iến trình, bất cứ sự chậm chễ nào phải được giải thích. c. Các yêu cầu thông tin được giới hạn trong phạm vi những điều cần thiết cho việc quản lý, kiểm tra hợp lý và thông qua các thủ tục, bao gồm thông qua việc sử dụng các chất phụ gia hay sự hình thành dư lượng các chất gây hại trong đồ ăn, thức uống và thực phẩm. d. Bí mật thông tin về các sản phẩm nhập khẩu phát sinh hay được cung cấp trong mối quan hệ với việc kiểm soát, kiểm tra và thông qua phải được tôn trọng theo cách không ít thuận lợi hơn so với sản phẩm trong nước và theo một phương thức mà các quyền lợi thương mại hợp pháp được bảo vệ. e. Bất cứ yêu cầu nào đối với việc kiểm soát, đánh giá và thông qua của một mẫu riêng lẻ của một sản phẩm được giới hạn trong những điều hợp lý và cần thiết. f. Bất cứ khoản lệ phí nhập khẩu nào của thủ tục đối với sản phẩm nhập khẩu phải hợp lý liên quan đến các lệ phí phải trả đối với sản phẩm trong nước cùng loại hoặc sản phẩm xuất xứ từ bất cứ thành viên nào khác và không được cao hơn sơ với giá thực tế cung cấp. g. Tiêu chuẩn chất lượng được sử dụng trong việc đặt ra các thuận lợi được sử dụng trong các thủ tục và sự lựa chọn các mẫu của sản phẩm nhập khẩu cũng như các sản phẩm trong nước để hạn chế đến mức tối thiểu sự không phù hợp đối với những người tham gia, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và các cơ quan khác. h. Bất cứ khi nào các đặc điểm kỹ thuật của một sản phẩm được thay đổi liên tục, việc kiểm soát và kiểm tra chúng phải xem xét đến các quy định có thể áp dụng, thủ tục đối với việc thay đổi một sản phẩm được giới hạn trong phạm vi những điều cần t hiết để xác định sự tin tưởng đầy đủ hiện có mà sản phẩm vẫn phù hợp với các quy định liên quan. i. Một thủ tục hiện có để kiểm tra các yêu cầu liên quan đến hoạt động của các thủ tục đó và áp dụng các hoạt động khi có yêu cầu chính đáng. Khi một thành viên nhập khẩu quản lý một hệ t hống thông qua của việc sử dụng các chất phụ gia thực phẩm hay việc hình thành dư lượng các chất gây hại trong thức ăn, đồ uống và thực phẩm mà ngăn cản hay hạn chế việc gia nhập vào thị trường nội địa của nó đối với các sản phẩm trên cơ sở sự vắng mặt của một thủ tục thông qua, thành viên nhập khẩu sẽ xem xét việc sử dụng tiêu chuẩn quốc t ế liên quan là cơ sở cho việc gia nhập đến khi một quyết định cuối cùng được đưa ra. 22 2. Khi một phương pháp vệ sinh động thực vật định rõ việc kiểm soát theo mức độ sản xuất, thành viên trong toàn bộ phạm vi lãnh thổ việc sản xuất diễn sẽ cung cấp sự giúp đỡ cần thiết để thúc đẩy việc kiểm soát của các cơ quan kiểm soát. 3. Không có điều nào trong Hiệp định này có thể ngăn cản các thnàh viên thực hiện việc kiểm soát hợp lý trong phạm vi lãnh thổ của họ 23 II. THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM - Các nước đang phát triển thiếu đội ngũ kỹ thuật, hạn chế trong việc tham gia thực thi hiệp định SPS, cơ sở vật chất, kỹ thuật thấp kém, Không đủ năng lực để giải quyết các tranh chấp và chứng minh các biện pháp SPS trong nước đáp ứng nhu cầu các nước phát triển. Chỉ 33% thành viên của các nước đang phát triển, kém phát triển tham gia vào các tổ chức như OIE, Codex so với so với 64% thành viền nước thu nhập cao.Hầu hết các nước đang phát triển không tham gia thực thi hiệp định SPS ngoại trừ Barazil, Chile, Thái Lan. - Năm 2006, khi gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam đã cam kết thực thi toàn diện Hiệp định SPS. Theo đó, Việt Nam triển khai áp dụng phương thức sản xuất nông nghiệp tốt (GAPs), chăn nuôi tốt (GAHP), sản xuất thủy sản tốt (GFPs), thực hành sản xuất tốt (GMP); phân tích mối nguy và kiểm soát tại các điểm tới hạn trong quá trình chế biến thực phẩm (HACCP). Bên cạnh đó, tiến hành đào tạo, t ập huấn về quản lý sản xuất và cung ứng thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, rau quả tươi phù hợp với yêu cầu VSATTP của các quốc gia phát triển. - Ngoài ra, Việt Nam còn thiết lập và duy trì mạng lưới ứng phó khẩn cấp với các tình huống ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh đối với người, sâu bệnh và dịch hại đối với trồng trọt và chăn nuôi; xây dựng chiến lược tiêm phòng đối với bệnh ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi và sản xuất như lở mồm long móng, dịch tả lợn, dịch lợn tai xanh và cúm gia cầm. Đáng chú ý có việc xây dựng các hệ thống giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và các dịch bệnh truyền qua thực phẩm; xây dựng mạng lưới và triển khai chương trình quốc gia dự báo sâu hại và dịch bệnh trên động, t hực vật; các biện pháp phòng trừ phù hợp giúp giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất; nghiên cứu giải pháp xử lý sau thu hoạch các loại rau quả trước khi XK, phù hợp với các quy định của Hiệp định này. - Hơn nữa, kế hoạch cũng đề cập đến các tiêu chuẩn VSATTP và kiểm dịch động thực vật của Việt Nam với tiêu chuẩn của CODEX (Ủy ban về ATTP), OIE (Tổ chức Thú y thế giới) và IPPC (Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế), xây dựng đề án “M ột tiêu chuẩn” cho sản phẩm XK và t iêu thụ trong nước. 24 - Tuy các quy định về VSATTP và các tiến trình thực hiện được thi hành một cách nghiêm túc và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, nhưng trong thời gian gần đây tình hình thực phẩm tại Việt Nam đang báo động về tính an toàn. Chẳng hạn như rau muống nhiễm chì cực cao (báo Saigon T iếp Thị, 27/5/2007), nước tương chứa 3-MCPD cao gấp ngàn lần ngưỡng cho phép MRL (Thanh Niên, 30/5/2007), cúm gia cầm H5N1 bộc phát trên 16 tỉnh thành (Thanh Niên 10/6/2007), dịch lợn t ai xanh lây lan ở miền trung (VnEconomy 27/7/2007)". - Bên cạnh đó, với đặc trưng là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, khoa học công nghệ chưa phát triển, hệ thống sản xuất, qui trình sản xuất và chất lượng sản phẩm chưa cao, các mặt hàng XK nông sản của Việt Nam liên tục gặp phải các rào cản phi thương mại, đặc biệt là các rào cản liên quan đến các biện pháp VSATTP và kiểm dịch động thực vật từ các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, … - Đầu năm 2012, nhiều lô hàng rau, quả của Việt Nam XK sang thị trường châu Âu bị thông báo vi phạm các quy định về ATTP và kiểm dịch thực vật do nhiễm vi s inh vật và một số dịch hại, điển hình có 4 loại chính là bọ trĩ, bọ phấn, ruồi đục lá và vi khuẩn gây bệnh sẹo. N gày 9/4/2012, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ NN&PTNT, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Bảo vệ thực vật (BVTV) cho biết, Tổng vụ Sức khỏe người tiêu dùng của EU đã đưa ra lời cảnh báo, trong vòng 1 năm, kể từ ngày 15/1/2012- 14/1/2013, nếu EU phát hiện thêm 5 lô hàng của Việt Nam XK sang EU vi phạm ATTP và kiểm dịch thực vật, tổ chức này có thể sẽ đóng cửa thị trường rau quả nhập từ Việt Nam. - Ngày 22/9/2012 vừa qua, đại diện đoàn thanh tra của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã công bố kết quả sơ bộ đợt thanh tra kéo dài 2 tuần tại các công ty sản xuất nông sản như điều, vừng (mè), lạc (đậu phộng), trái cây sấy khô, chế biến gia vị… ở Đồng Tháp, Long An, Bình Dương và Tp HCM. Trong số 12 công ty, xí nghiệp được thanh tra, đoàn FDA đã ghi nhận 3-4 trường hợp vi phạm nặng các quy định ATVSTP như thiết bị, máy móc chế biến không đảm bảo vệ sinh. 25 - Về t hủy sản, theo Bộ NNPTNT, năm 2011 đã có 56 lượt tôm Việt Nam bị cơ quan chức năng Nhật Bản phát hiện có dư lượng kháng sinh enrofloxacin quá mức cho phép buộc trả về. Vấn đề T rifluralin và Enrofloxacin chưa kết thúc thì năm 2012 tôm XK sang Nhật lại vướng phải một chất cấm mới: Ethoxyquin. Ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch Ủy ban Tôm VA SEP đã cảnh báo tình trạng tôm nhiễm tạp chất bị các thị trường XK trả về ngày càng tăng. Theo t hống kê của VASEP, trong năm qua riêng lượng hàng hóa bị trả về trị giá 30 triệu USD. Điều này không những gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành thủy sản trong nước, mà nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc một số thị trường đóng cửa với hàng XK từ Việt Nam. - Ngoài ra, hàng XK Việt Nam cũng gặp những vấn đề về VSATTP tại các thị trường khác như:: Nga đã lưu ý Việt Nam về độ tồn lưu thuốc kháng sinh trong cá basa (VnEconomy 13/3/2007), hơn hai triệu bao cà phê (60kg/bao) bị trả vì chất lượng kém (VnEconomy 6/6/2007), v.v… 1. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất l ượng an toàn, vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam - Thiếu đồng bộ trong việc ứng dụng các qui trình thực hành nông nghiệp tốt ở dây chuyền sản xuất thực phẩm - Mạng lưới kiểm tra dư lượng quá mỏng - Tổ chức quản lý và t hanh tra phức tạp, chồng chéo - Thanh tra chưa được trao hết trách nhiệm 2. Cơ quan quản lý SPS tại Việt Nam a. Thực phẩm: Cục vệ sinh an toàn thực phẩm –Bộ Y Tế - Các t iêu chuẩn:  TCVN thịt và sản phẩm gia cầm  TCVN về cà phê  TCVN về sữa và các sản phẩm sữa  TCVN rau quả  TCVN gia vị b. Động vật: Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và phát triển - Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn 26 - Tiêu chuẩn: Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam c. Thực vật: Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Tiêu chuẩn: Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép lưu hành, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam 3. Hàng rào về an toàn thực phẩm, động thực vật của nước ngoài đối với Việt Nam. - Việt Nam là một trong những quốc gia đang có lợi thế lớn trong xuất khẩu một số mặt hàng nông sản, thủy sản, thực phẩm…, những mặt hàng bị chi phối bởi các rào cản an toàn vệ s inh thực phẩm, dịch bệnh cho người và động thực vật bị chi phối bởi Hiệp định SPS trong khuôn khổ WTO. - Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thành lập văn phòng SPS t ại các bộ ngành, địa phương, qua đó văn phòng Việt Nam đã nhận được khoảng 57 cảnh báo của các quốc gia, chủ yếu là Châu Âu, thị trường lớn về thủy sản của Việt Nam, mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Nguồn: Văn phòng SPS VN 4. Các vụ kiện về vệ sinh an toàn mà Việt Nam gặp phải - Nga: đã lưu ý về độ tồn lưu thuốc kháng s inh trong cá basa (VnEconomy 13/3/2007). Cà Phê bị trả 120 tấn vì chất lượng kém (VnEconomy 6/6/2007) Năm Số lượng thông báo nhận được 2008 23 2009 34 Tổng cộmg 57 27 - Nhật Bản: Ông Norio Hattori đã gửi đến Bộ trưởng Bộ Thủy sản Việt Nam lưu ý vấn đề tồn dư kháng s inh trong thủy hải sản xuất (25/6/2007) - EU, Hoa kỳ: Việ Nam bị từ chối nhập khẩu thủy sản trị giá 1 triệu USD do nhiễm khuẩn, kháng sinh. - ÚC: Hàng Việt Nam bị trả đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia 28 III. KIẾN NGHỊ - Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tham gia vào các tổ chức chất lượng như Codex, OEC, IPPC - Tăng cường kiểm dịch, dự báo các rủi ro khi nhập các nguồn nguy ên liệu, động vật vào nước - Sản xuất Nông sản theo tiêu chuẩn GAP, chế biến theo tiêu chuẩn GM P và vệ s inh tôt GHP cho vận chuyển - Xây dựng mô hình sản xuất an toàn từ A đến Z - Tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm - Thống nhất tổ chức Quản lý an toàn thực phẩm - Thanh tra an toàn thực phẩm - Thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. h.org/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkdet_trinh_qtktqt_4203.pdf
Luận văn liên quan