HIỆU HÀNG
Như trong mô tả về trường hợp của LEVI, một hiệu hàng có thể là tất cả những điều quan trọng nhất đối với nhiều sản phẩm. Hơn nữa, làm thế nào bạn có thể giải thích việc một số khách hàng muốn mua thuốc Bayer aspirin còn những người khác thì đang thích ( hoặc ít nhất cũng là đang chấp nhận) hiệu hàng Walgreen khi mà cả hai đều là nhũng sản phẩm giống nhau về mặt lí tính và hoá tính? Những sự lựa chọn của các khách hàng không những bị ảnh hưởng bởi hiệu hàng mà còn bị ảnh hưởng bởi bao bì, mẫu mã, hoặc những đặc điểm khác của sản phẩm. Do những đặc điểm này của sản phẩm là những thành tố quan trọng trong chương trình Marketing, nên mục đích của chương này là làm rõ chúng. Sau khi học xong chương này bạn có thể hiểu được:
Bản chất và tầm quan trọng của hiệu hàng.
Những đặc tính của một tên hiệu hàng hiệu quả.
Tại sao và làm thế nào ngày càng có nhiều công ty đang xây dựng và sử dụng luật công lí của hiệu hàng.
Bản chất và tầm quan trọng của bao bì và dán nhãn hàng hoá.
Những chiến lược bao bì hàng hoá chủ yếu.
Những ẩn ý Marketing về các đặc điểm khác của sản phẩm-mẫu mã, màu sắc và chất lượng - mà nó có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
HIỆU HÀNG- BRANDS
Hiệu hàng là một từ mang tính tổng quát, nó hàm chứa những nghĩa khác hẹp hơn. Một hiệu hàng là một tên, và/hoặc một mác được thiết kế để nhận biết sản phẩm của một hoặc một nhóm các nhà bán hàng và để phân biệt với các sản phẩm cạnh tranh.
Một tên hiệu hàng (Brand Name) bao gồm các từ, các chữ, và/hoặc các chữ số có thể phát âm thành lời. Một mác hiệu hàng (Brand Mark) là một phần của hiệu hàng, xuất hiện dưới dạng một biểu tưọng, mẫu mã hoặc các từ, màu sắc khác biệt. Một mác hiệu hàng được nhận biết thông qua các dấu hiệu nhìn thấy chứ không thể được biểu đạt như khi phát âm một tên hiệu hàng. Crest, Coors và Gillette là những tên hiệu hàng. Mác hiệu hàng là hình quả địa cầu với những đường kẻ khác biệt của AT&T hay như hình người cưỡi ngựa và chú ngưạ cho
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2507 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu hàng, bao gói và các đặc điểm khác của sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng có thương hiệu nguyên bản. Quyết định của Coppertone cho phép tên hiệu hàng của mình thay thế hàng loạt các sản phẩm ngoài trời như giầy dép và ô và đựoc giải thích là: “ Sự xuất hiện càng nhiều của cái tên Coppertone ở bên phải những sản phẩm như vậy trong danh mục thích hợp thì nó càng nhấn mạnh vị trí của hiệu hàng trên thị trường”.
Việc cấp giấy phép cũng đồng thời đưa ra sự hứa hẹn đối với người được cấp giấy phép. Những nguyên nhân cụ thể cho việc mua bán một giáy phép thương hiệu là:
Khả năng về sự thành công của sản phẩm mới có thể được tăng lên: Sẽ là dễ dàng hơn nhiều cho một công ty không nổi tiếng được cả người tiêu dùng và các nhà trung gian chấp nhận sản phẩm của mình nếu nó sử dụng một thương hiệu nổi tiếng.
Chi phí về Marketing có thể sẽ giảm: Một người được cấp giấy phép diễn giải về việc cấp giấy phép là “một cách thức để lấy một tên hiệu hàng đã được công nhận và đưa nó vào trong việc buôn bán của bạn mà không phải xây dựng và quảng cáo hiệu hàng, là những công việc đòi hỏi chi phí rất lớn.”.Bất kỳ sự tiét kiệm nào cũng có thể bù đắp cho chi phí bản quyền để trả cho người cấp giấy phép.
NHÃN HÀNG:
Nhãn hàng, khá liên quan đến bao bì, là một đặc điểm khác của sản phẩm đòi hỏi sự chú ý trong quản lí.Một nhãn hàng là một phần của sản phẩm, chứa đựng thông tin về sản phẩm và về người bán. Một nhãn hàng có thể là một phần của bao gói hoặc có thể là một mảnh nhỏ được gắn kèm cùng sản phẩm. Rõ ràng có một mối quan hệ rất gần gũi giữa nhãn hàng, bao bì và hiệu hàng.
Các loại của nhãn hàng:
Nhãn hàng được chia làm 3 loại cơ bản:
Một nhãn hiệu hàng đơn giản là một hiệu hàng đứng riêng lẻ được chỉ ra trên sản phẩm hoặc bao gói. Ví dụ cam được dán tem Sunkist hoặc Blue Goose hay như quần áo mang nhãn hiệu hàng Sanforized.
Một nhãn hàng mô tả cho ta những thông tin mang tính chủ đích về công dụng, chỉ dẫn, lưu ý, hình thức, và/hoặc những đặc điểm khác về sản phẩm. Trong một nhãn hàng hàng mô tả cho một hộp ngô, nó sẽ chỉ ra những chỉ dẫn liên quan đến loại ngô (vàng ngọt), kiểu (kem hay là hạt rời), cỡ hộp, số ống bọc, các thành phần khác, lượng dinh dưỡng.
Một nhãn hàng phân loại nhận dạng chất lượng được đánh giá của sản phẩm với những chữ cái, số hoặc từ. Đào đóng hộp được dán nhãn phân loại A, B và C. Ngũ cốc và lúa mì được dán nhãn hàng phân loại 1 và 2.
Dán nhãn hiệu hàng là một hình thức có thể chấp nhận của dán nhãn hàng nhưng nó không cung cấp đầy đủ thông tin cho người mua. Những nhãn hàng mô tả cung cấp nhiều thông tin về sản phẩm nhưng không cần thiết cho tất cả khi nó được khách hàng cần đến và mong muốn có trong việc ra quyết định mua bán.
Những yêu cầu dán nhãn hàng theo Luật:
Việc dán nhãn đã vấp phải những chỉ trích. Ví dụ: người tiêu dùng đã buộc tội cho những nhãn hàng không cung cấp đủ thông tin hoặc đưa ra những thông tin sai lệch về sản phẩm và có sự nhầm lẫn hàng loạt về kích cỡ, hình dáng của bao gói cho một sản phẩm nhất định. Những phàn nàn của công chúng về bao bì và nhãn hàng giả hoặc dối trá đã dẫn đến hàng loạt các Luật về dán nhãn hàng của Liên bang.
Luật dược phẩm và Thực phẩm(1906) cùng với bản sửa đổi của nó-Luật về hoá mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm (1938) đã cung cấp những điều lệ rõ ràng về phương thức dán nhãn hàng dược phẩm, thực phẩm, hoá mỹ phẩm và các dụng cụ chữa bệnh. Đặc biệt tiêu biểu là Luật Hội chợ bao bì và dán nhãn hàng (năm 1966) đã cung cấp: (1) Những yêu cầu dán nhãn bắt buộc;(2) cơ hội cho các doanh nghiệp chủ động đưa ra những tiêu chuẩn về bao gói mà nó có thể giới hạn sự gia tăng của cùng một sản phẩm theo những kích thước và trọng lượng khác nhau; (3) những cơ quan quản lý, ví dụ như Cục Quản lí dược phẩm và thực phẩm và Hội đồng thương mại liên bang, có quyền được đặt ra các điều khoản về bao gói hàng hoá theo ý mình.
Ngay hiện tại, Luật Giáo dục và dán nhãn hàng dinh dưỡng (NLEA), được thông qua năm 1990 và ban hành vào năm 1994, đã tập hợp những tiêu chuẩn về dán nhãn hàng đồ dinh dưỡng cho các sản phẩm chế biến. Mục đích của luật này là đảm bảo một cách công khai và đầy đủ về hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Nhãn hàng phải chỉ ra một cách rõ ràng về tổng lượng calori, hàm lượng béo, cholesterol, natri, hydrat cacbon và protein có trong dung lượng của gói hàng. Thêm vào đó, tổng những hàm lượng này phải được chỉ ra theo phần trăm của lượng tiêu thụ 2000 calo hàng ngày. Hàm lượng vitamin và chất khoáng cũng phải được biểu hiện theo phần trăm lượng cho phép nên dùng hàng ngày.
Theo Luật NLEA, Cục quản lí dược phẩm và thực phẩm đã phát hành những định nghĩa tiêu chuẩn cho các thuật ngữ quan trọng dùng trong dán nhãn hàng như light, lean và good source .Ví dụ như để nhãn hàng hoá được gọi là light, thì bản gốc của hiệu hàng đó phải chứa ít hơn 1/2 luợng béo hoặc 1/3 lượng calo so với tiêu chuẩn của các sản phẩm trong cùng mục hàng. Luật NLEA cho phép các công ty đưa các cảnh báo về sức khoẻ vào nhãn hàng, ví dụ như giá trị của vải sợi trong việc ngăn chặn bệnh đau tim và các công ty được phép liệt kê sự xác nhận nhãn hàng của mình từ các tổ chức y tế như Hiệp hội tim mạch Hoa kỳ.
Những thay đổi trong việc dán nhãn hàng đồ dinh dưỡng theo luật NLEA đưa ra cho 200000 loại thực phẩm đóng gói, bao gồm các sản phẩm gia cầm và thịt. Rõ ràng những thay đổi này đã tiết kiệm lượng lớn chi phí về thời gian cho các nhà sản xuất thực phẩm, với ước tính từ 2 đến 6 tỉ đô la. Tuy nhiên, những nhà ủng hộ luật cũ lại tranh cãi rằng: những yêu cầu của việc dán nhãn hàng mới đẩy mạnh việc tăng chất dinh dưỡng, do đó làm giảm chi phí chăm sóc sức khoẻ. Lẽ dĩ nhiên những tiết kiệm chỉ có thể thành hiện thực nếu như Khách hàng đọc nhãn hàng và sử dụng các thông tin đó trong việc lựa chọn thực phẩm.
Cuối cùng, bản sửa đổi năm 1992 của Luật Hội chợ dán nhãn và bao gói hàng đã đưa việc dán nhãn hàng hệ mét cho những sản phẩm được chọn lọc. Có hiệu lực vào năm 1994, Luật này yêu cầu các kích thước và trọng lượng hệ mét được minh hoạ trên nhãn hàng phải đi kèm với những thước đo kích thước và trọng lượng truyền thống của Mỹ như inch, pound hay pin. Việc thay thế bằng hệ thống đo lường của Mỹ, như nhiều công ty e ngại, tốt hơn là bổ sung thêm thông tin hệ mét.
BAO BÌ
Thậm chí khi một sản phẩm được phát triển và dán hiệu hàng, các chiến lược cho những khía cạnh khác liên quan đến sản phẩm vẫn phải được đưa ra trong chương trình Marketing-mix. Một đặc điểm sản phẩm như vậy và là một nhân tố còn nhiều tranh cãi là bao bì -Packaging, bao gồm tất cả các hoạt động của việc thiết kế và sản xuất hộp đựng hoặc giấy gói cho một sản phẩm.
Những mục đích và tầm quan trọng của bao bì:
Bao bì được dự tính để đáp ứng một số mục đích quan trọng:
Bảo vệ sản phẩm trong lộ trình tới tay người tiêu thụ: Một bao bì bảo vệ sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển. Hơn nữa, nó có thể ngăn ngừa sự xáo trộn sản phẩm trong nhà kho hoặc tại cửa hàng bán lẻ, đặc biệt đối với đồ thực phẩm và dược phẩm. Mẫu mã và kích cỡ của bao bì cũng có thể ngăn chặn việc ăn cắp ở các cửa hàng. Đó là lí do tại sao những hàng hoá nhỏ như đĩa compact cần đóng gói lớn hơn mức cần thiết.
Cung cấp sự bảo hộ sau khi sản phẩm được mua bán: Nếu so sánh với những sản phẩm cồng kềnh (không đóng gói) thì những hàng hoá được đóng gói thường tiện lợi hơn, sạch sẽ hơn và ít bị mắc phải những mất mát do bay hơi, lọt không khí và hỏng hóc. Đồng thời, những hộp đóng kín kiểu “ngăn ngừa trẻ phá” có thể cản trở trẻ em (và ngưòi lớn) mở các hộp dược phẩm và các sản phẩm có hại khác.
Giúp gia tăng sự chấp nhận sản phẩm của các nhà trung gian: Một sản phẩm phải được đóng gói để phù hợp với nhu cầu của những nhà trung gian bán buôn và bán lẻ. Ví dụ: kích cỡ và hình dáng của một bao bì phải phù hợp với việv trưng bày và sắp xếp sản phẩm trong cửa hàng. Một bao bì với hình dáng lạ mắt có thể thu hút sự chú ý của khách hàng, nhưng nếu như nó không được sắp xếp hợp lí thì những nhà bán lẻ sẽ không nghĩ đến việc mua bán sản phẩm đó.
Giúp thuyết phục khách hàng mua sản phẩm: bao bì có thể xác định một sản phẩm và do đó có thể ngăn chặn việc thay thế của sản phẩm cạnh tranh. Bao bì đồng thời cũng có thể trợ giúp khách hàng nhận dạng sản phẩm. Đây là lí do tại sao nó quan trọng: “Khách hàng bình thường bỏ ra 20 phút cho việc mua sắm trong cửa hàng và quan sát 20 sản phẩm trong 1 giây”. Đứng trên quan điểm của việc mua bán-giống như một lối đi trong siêu thị- bao bì có thể phục vụ như một “ngưòi bán hàng trầm lặng”. Trong trường hợp sử dụng những hiệu hàng của nhà trung gian mà về cơ bản là không được quảng cáo rầm rộ thì bao bì phẩi đáp ứng như là một phương tiện giao tiếp với khách hàng. Hơn nữa, hình copy được xúc tiến trên bao bì sẽ kéo dài miễn là sản phẩm được sử dụng trong hình dáng được đóng gói của nó.
Cuối cùng, một bao bì có thể trở thành một lợi thế khác biệt của sản phẩm hoặc ít nhất cũng là một phần quan trọng của nó. Điều đó rõ ràng là đúng với Coca-cola với đường viền chai khác biệt. Trong trường hợp những hàng hoá chế biến sẵn và những nguồn cung cấp đang hoạt động, hầu hết các khách hàng coi một hiệu hàng nổi tiếng cũng tốt như hiệu hàng khác. Vì thế những loại sản phẩm như vậy có thể được phân biệt bởi đặc điểm của bao bì như không có vòi nước, bình có thể dùng lại được, hoặc chất tự bôi ( ví dụ nước đạnh bóng giày và keo).
Trong lịch sử, đóng gói bao bì về cơ bản nhằm bảo hộ sản phẩm. Ngày nay, với nhận biết rõ ràng về tầm quan trọng Marketing của nó, bao bì là một nhân tố chính trong phân phối và gia tăng khách hàng. Ví dụ như: với khoảng không gian đặt kệ cao hơn giá qui định, các nhà sản xuất sẽ không dễ dàng trưng bày sản phẩm của mình ở lối ra trong của hàng bán lẻ. Nếu như các thành tố Marketing-mix khác có thể so sánh được thì các nhà bán lẻ có khả năng mua bán và trưng bày các sản phẩm có bao bì hấp dẫn và mang tính chức năng. Bởi vậy, quyền hạn và trách nhiệm đầy đủ cho đóng gói bao bì nên tập trung vào các phòng Marketing của một công ty.
Đóng gói bao bì được thực hiện ở Mỹ có thể không thành công tại những vùng khác trên thế giới, đặc biệt là tại châu âu. Nhìn chung, các khách hàng châu âu quen với mẫu mã bao gói phức tạp hơn so với người Mỹ. Nếu như so sánh với bao bì tại Mỹ thì bao bì tại châu âu có màu sắc tinh tế và được minh hoạ nhiều hơn.
Những chiến lược bao bì:
Khi quản lí việc đóng gói bao bì một sản phẩm, các nhà điều hành phải ra những quyết định chiến lược như sau:
Đóng gói bao bì theo dòng sản phẩm:
Một công ty phải quyết định liệu có nên tiến hành giống nhau khi đóng gói bao bì những sản phẩm có liên quan. Đóng gói bao bì kiểu gia đình (Family Packing)
sử dụng những bao bì rất giống nhau hoặc những bao bì có đặc điểm chung và nổi bật. Ví dụ như Campbell Soup sử dụng bao bì gần như giống nhau trong tất cả các sản phẩm súp cô đặc của nó. Khi những sản phẩm mới được đưa thêm vào dòng sản phẩm thì sự thừa nhận và hình ảnh liên kết với những sản phẩm có trước đó sẽ giúp ích cho sản phẩm mới. Đóng gói bao bì kiểu gia đình có ý nghĩa khi những sản phẩm tương tự nhau về chất lượng và cách sử dụng.
Đóng gói bao bì đa dạng:
Đã có xu hướng đóng gói bao bì đa dạng trong nhiều năm, đó là việc thực hiện đóng gói nhiều đơn vị sản phẩm giống nhau trong một hộp. Súp khô, dầu mô tô, bia, bóng golf, phần cứng đang xây dựng, kẹo, khăn tắm và những sản phẩm không đếm được khác được đóng gói trong những khối đa dạng. Hàng loạt các cuộc kiểm tra đã chứng minh rằng: Đóng gói bao bì đa dạng làm gia tăng tổng doanh thu của một sản phẩm.
Thay đổi bao bì:
Khi phát hiện ra, tất nhiên công ty cần phải sửa những đặc điểm chưa tốt trên bao bì đang lưu hành. Nếu như vấn đề không được phát hiện thì có lẽ công ty vẫn duy trì mẫu mã bao bì trong vòng ít nhất 10 năm. Hiện nay do các lí do cạnh tranh nên các chiến lược và chiến thuật bao bì được xem xét hàng năm cùng với các nhân tố còn lại của Marketing-mix.
Các công ty cần phải giám sát và xem xét những phát triển đang diễn ra như nhiên liệu đóng gói bao bì mới, những hình dáng không thông dụng, đóng hộp kiểu mới và những đặc điểm khác (tỉ lệ đo lường, lưu lượng được đo). Tất cả nhằm cung cấp những lợi ích cho nhà trung gian và/hoặc khách hàng. Kết quả là cung cấp quan điểm bán hàng cho các nhà buôn.
Một nhà buôn có thể muốn lợi dụng các tư liệu mới như hộp vô trùng, tạo ra giấy giát mỏng, giấy thiếc nhôm và nhựa. Hộp kín gió này có thể giữ đồ tươi sống trong 5 tháng không cần tủ lạnh, có giá đắt hơn một nửa so với hộp đồ hộp và đắt hơn 1/3 so với bình chai. Đã được sử dụngcho các sản phẩm đồ uống, việc yêu cầu sử dụng các hộp vô trùng trong tương lai dường như là vô tận.
Để tăng tổng số doanh thu, rất nhiều công ty thấy rằng chi phí để thiết kế lại một bao bì ít hơn nhiều so với việc thành lập một chiến dịch quảng cáo đắt đỏ.Snyder của Berlin, một công ty đặt tại Pennsylvania đã đẩy doanh thu của hiệu hàng potato chip lên hơn 20% đơn giản chỉ bằng cách đưa thêm hình ảnh 3 chiều thu hút sự chú ý trên bao bì. Và Mariana Packing Co tại San Jose đã có kinh nghiệm
tăng doanh thu tương tự sau khi nó thiết kế lại những túi xách chứa sản phẩm hoa quả khô.
Thiết kế lại bao bì tuy nhiên không dễ dàng mà cũng không phải không tốn kém. Nhiệm vụ này có thể tốn 20.000 $ cho một sản phẩm riêng lẻ, đơn giản và hơn 25.000$ cho một dự án dòng sản phẩm và yêu cầu việc kiểm tra, nghiên cứu khách hàng. Và những con số trên không bao gồm chi phi xúc tiến cho mẫu mã bao bì mới.
Những chỉ trích của việc đóng gói bao bì:
Đóng gói bao bì ngày nay được đặt trong con mắt của tất cả công chúng và nó ngày càng mở rộng bởi những vấn đề môi trường. Những quan tâm cụ thể là:
Đóng gói bao bì là sự lừa dối:
Một vấn đề chung là: kích cỡ bao bì truyền tải ấn tượng của việc chứa đựng hơn là nột dung thực sự bên trong của nó. Những qui định của chính phủ bổ xung tính toàn vẹn hơn của công việc kinh doanh bằng cách chú trọng đến bao bì đã làm nhẹ bớt mối quan tâm này trong một chừng mực nào đó.
Đóng gói bao bì quá đắt đỏ:thể là:c đặt trong con mắt của tất cả công chúng và nó ngày càng mở rộng ra nhiều quốc gia bởi những vấn đề
Ngay cả một bao bì trông rất đơn giản như những bao bì chứa đồ uống nhẹ cũng chi phí hơn một nửa giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, những bao bì hiệu quả vẫn giúp giảm chi phí vận chuyển và những mất mát do hỏng hóc.
Đóng gói bao bì làm kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên:
Vấn đề này được thổi phồng bởi những công ty thích những hộp chứa lớn hơn mức cần thiết . Chỉ trích này đã được đưa ra một phần nào do việc sử dụng các tư liệu tái sử dụng trong đóng gói bao bì và nó tán đồng quan điểm cho rằng bao bì nhằm giảm thiểu hỏng hóc, do đó giảm thiểu sự lãng phí nguyên liệu dưới dạng khác.
Một số dạng bao bì nhựa và bình phun là mối nguy hại cho sức khoẻ:
Những qui định của chính phủ nghiêm cấm một số tư liệu đóng gói bao bì đáng ngờ, đặc biệt là các loại cacbon CL-F được sử dụng trong bình phun chứa chất nổ. Do sự quan trọng của vấn đề này nên ngày càng nhiều các công ty chuyển từ việc sử dụng bình phun sang kiểu hộp có bơm.
Việc sử dụng và loại bỏ bao bì tạo nên vấn đề về rác thải dạng rắn:
Những mong muốn của khách hàng trong việc vứt bỏ hộp đựng một cách tiện lợi tạo nên xung đột với mong muốn của chính phủ họ về một môi trường sách sẽ. Vấn đề này có thể được đơn giản hơn bằng cách sử dụng nguyên liệu tự phân huỷ để làm bao bì.
Các nhà điều hành Marketing đã bị thách thức với những chỉ trích như vậy. Trong cùng một lúc, họ phải duy trì hoặc thậm chí nâng cao những đặc điểm tích cực của bao bì như việc bảo hộ sản phẩm, tạo sự thuận tiện cho khách hàng và đưa ra các hỗ trợ Marketing.
NHỮNG ĐẶC TRƯNG THOẢ MÃN MONG MUỐN KHÁC.
Một chương trình hoàn chỉnh về kế hoạch và sự phát triển sản phẩm sẽ bao gồm các chiến lược và chính sách về một vài thuộc tính bổ xung của sản phẩm . Mẫu mã, màu sắc và chất lượng sản phẩm cũng được đề cập đến trong chương này . Hai thuộc tính khác là bảo hành và dịch vụ sau khi bán hàng được đề cập ở chương 21 vì chúng liên quan đến việc thực hiện chương trình Maketing của một công ty .
Mẫu mã và mầu sắc
Một cách làm hài lòng khách hàng và giành những lợi ích khác nhau cho công ty mình là thông qua việc thiết kế mẫu sản phẩm, nó liên quan tới việc sắp xếp những yếu tố tạo ra hàng hoá hoặc dịch vụ chung. Một mẫu thiết kế đẹp có thể cải thiện được khả năng bán của sản phẩm và bằng cách Maketing thì nó càng dễ bán hơn, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã hoặc giảm chi phí sản xuất .
Trong thực tế một mẫu thiết kế khác biệt có thể có duy nhất một đặc tính là tạo sự khác biệt đặc biệt cho một sản phẩm. Hãy xem xét những ví dụ sau đây về hai sản phẩm được Black &Decker tung ra thị trường. Một sản phẩm là máy khoan không dây dẫn/bánh lái không dây dẫn được bán dưới hiệu hàng DeWalt và đựơc đề cập đến trong chương 7. Thiết kế của sản phẩm mô tả những nét nổi bật của một tay cầm súng ngắn có bọc mút, trọng lượng tương đối nhẹ và có động cơ mạnh. Sự thành công của máy khoan /bánh lái này giúp B&D chiếm vị trí hàng đầu trên thị trường công cụ điện chuyên nghiệp. Trên thị trường khách hàng, mẫu thiết kế tuyệt vời là lý do chính giải thích tại sao B&D SnakeLight đã có sự thành công đáng tự hào như vậy. Sản phẩm này có bộ phận linh hoạt cho phép nó có thể bao bọc xung quanh các vật khác và kết quả là người sử dụng có đôi tay tự do để tiến hành những công việc mong muốn. Giá của sản phẩm SnakeLight gấp nhiều lần sản phẩm đèn chiếu truyền thống, điều này chỉ ra rằng một thiết kế sáng tạo cũng sẽ có thể làm tăng lợi nhuận cận biên cho công ty như thế nào.
Đối với hầu hết khách hàng và hàng hoá kinh doanh, sắp xếp từ đồ gia dụng đến những thiết bị điện, người ta thấy rằng thiết kế mẫu mã có một vị trí rất quan trọng. Theo như ước tính chi phí cho thiết kế mẫu mã được tính bằng 2% tổng chi phí sản xuất và chi phí Maketing sản phẩm. Kết quả là một mẫu thiết kế đúng với thị hiếu khách hàng có thể tạo ra một khoản lãi khổng lồ trong chiến lược đầu tư của công ty .
Ngày nay thiết kế ngày càng được chú trọng. Theo một nhà điều hành IBM, thiết kế đã trở thành " Một công cụ tiếp thị chiến lược ". Dẫn chứng về luận điểm này, theo kết quả của một cuộc điều tra chỉ ra rằng ngân sách cho việc thiết kế mẫu mã tăng ít nhất là 15 % trong suốt đầu những năm 1990.
Sự gia tăng số lượng của các công ty phải giảm giá như là một công cụ cạnh tranh. Về phần mình, các hãng yêu cầu các nhà thiết kế làm lại một số sản phẩm của công ty mình và giảm các chi phí cấu thành chúng như là một phương pháp duy trì lợi nhuận cận biên cho công ty .
Người ta cũng yêu cầu các công ty thiết kế sản phẩm sao cho tất cả các khách hàng đều dễ dùng, trong đó bao gồm cả những cá nhân khuyết tật, sự gia tăng người cao tuổi và những quan tâm đặc biệt cần thiết khác. Sự tiếp cận này được gọi bằng thuật ngữ Thiết kế phổ thông-universal Design. Ví dụ như công ty Kohler thiết kế bồn tắm với một cửa loại bỏ sự nguy hiểm phát sinh khi trèo vào bồn. Và các nhà xây dựng cũng đang thiết kế cánh cửa và hội truờng rộng hơn theo một số kiểu dáng để có thể đặt được ghế có bánh xe. Đôi khi những sản phẩm thiết kế cho người khuyết tật và người cao tuổi có sức quyến rũ tới khách hàng hơn là những thiết kế truyền thống. Ví dụ như: điện thoại với những nút bấm to AT&T không chỉ đánh vào sở thích của những khách hàng có thị lực yếu mà còn đối với những khách hàng có con nhỏ và với những ai xem đây là một phong cách ăn chơi.
Giống như Mẫu mã, Màu sắc của sản phẩm (Production color) thường là nhân tố quyết định sự chấp nhận hay từ bỏ sản phẩm của khách hàng, cho dù đó chỉ là một chiếc váy, một cái bàn hay một chiếc ô tô. Trên thực tế, màu sắc quan trọng đến nỗi mà Toà án tối cao của Mỹ đã khẳng định vào đầu năm 1995 rằng: Màu sắc của một sản phẩm hoặc bao bì của nó có thể được đăng kí như là một phần của thương hiệu theo Luật Lanham. Bản thân màu sắc có thể nói lên chất lượng cho biểu tượng thương hiệu khi mà, theo các qui định của toà án, nó “nhận diện và phân biệt một hiệu hàng đặc biệt và do đó nói lên nguồn của hàng hoá đó”. Ví dụ dưới đây liên quan đến giấy tráng phim khô greenishgold được sản xuất tại công ty Quanlitex. Những màu phân biệt khác giúp cho việc xác nhận những hiệu hàng cụ thể là sự tách biệt toàn màu hồng của Owens-Corning và hộp đựng phim màu vàng của Kodak.
Giốn như những nhân tố Marketing-mix khác, những lợi ích khác biệt có thể được tăng lên bằng việc nhận dạng màu sắc được ưa thích nhất và bằng việc nhận biết lúc nào nên thay đổi màu sắc. Vào giữa những năm 1990, Ford motor Co đã tính toán rằng: xanh lá cây là màu cho mẫu xe thám hiểm-EXPLORER. Bốn trong 15 sự lựa chọn màu sắc cho xe 1996 EXPLORER là những màu hơi thay đổi so với màu xanh lá cây. Ngược lại, nếu một nhà sản xuất quần áo hoặc một người có trách nhiệm buôn bán hàng hoá cho một cửa hàng bán lẻ dự đoán sai lầm về màu sắc thời trang của quần áo phụ nữ trong thời gian tới thì có thể tại hoạ sẽ xảy ra.
Màu sắc cũng có thể cực kỳ quan trọng cho việc làm bao bì cũng như cho bản thân sản phẩm. Các nhà chuyên gia về màu sắc cho rằng không phải ngẫu nhiên mà Nabisco, Malboro, Coca-cola, Campbell và Budweiser là những hiệu hàng bán chạy nhất. Trong mỗi trường hợp này, màu đỏ là màu chính của bao bì hoặc logo của họ. Màu đỏ rất lôi cuốn có lẽ bởi nó “ gợi lên cảm giác của sự ấm áp, đam mê và khoái lạc”. Tuy nhiên, theo một nhà nghiên cứu về màu sắc thì màu xanh(blue) đã vượt qua màu đỏ và trở thành màu sắc được ưa thích của những người mua sắm Mỹ. Hãy xem xét những logo màu xanh của Pillsbury và Snapple như là những ví dụ.
Vào đầu những năm 1990, một số công ty trong những ngành công nghiệp đông đúc đã tìm kiếm một lợi thế bằng cách loại bỏ màu sắc trên sản phẩm của họ. Pepsi đã đưa ra Crystal Pepsi không màu nhằm nỗ lực đưa lên vị thế của một sản phẩm giúp cho sức khoẻ hơn là cola màu caramen, Coca-cola phản công với hiệu hàng Tab Clear. Trong những mục hàng khác, các công ty cũng đưa ra những sản phẩm sạch như nước rửa bát đĩa không hại da Palmolive Sensitive Skin và phiên bản mới củaWarner-Lambert- Nước thơm chứa quặng Caladryl để diều trị chất độc của cây thường xuân. Những sản phẩm trong suốtđược dự tính để kết hợp với những đặc tính ưa thích hơn như “tinh khiết” hay “sữa”. Tất nhiên, chúng được nhận thức là tốt hơn nước thông thường một chút. Sự thông dụng của những sản phẩm sạch như vậy đã giảm hẳn xuống khi nhà xuất bản New Product News đưa ra sự nhậ định “Clear is dead-Sạch là chết”.
Chất lượng sản phẩm:
Định nghĩa về chất lựong sản phẩm không có sự nhất trí mặc dù nó được nhận biết trên toàn cầu là rất quan trọng. Một tổ chức chuyên nghiệp đã định nghĩa Chất lượng sản phẩm như là một tập hợp các tính chất và đặc điểm của hàng hoá hoặc dịch vụ mà nó xác định khả năng thoả mãn nhu cầu. Mặc dù những gì xuất hiện là một định nghĩa dễ hiểu nhưng khách hàng thường không hài lòng về những gì tạo ra chất lượng sản phẩm, cho dù là việc cắt một miếng thịt hay trình diễn nhạc rock. Sở thích cá nhân thường liên quan mật thiết đến: cái bạn thích thì người khác có thể không thích. Bởi vậy nhận ra chất lượng rất quan trọng, cũng giống như cái đẹp - là sự mở rộng "trong con mắt người quan sát "
Bên cạnh sở thích của con ngưòi, sự kỳ vọng của mỗi cá nhân cũng ảnh hưởng tới việc đánh giá về chất lượng sản phẩm cũng như việc khách hàng có những kỳ vọng nhất định trong một tình huống mua sắm. Đôi khi chúng ta có những kỳ vọng lớn cũng giống như một bộ phim nói về những gì mà chúng ta đã được xem phần tóm lược. Và đôi khi chúng ta chỉ có kỳ vọng khiêm tốn là khoá học cho kỳ tới không đến nỗi quá chán. Việc đánh giá của bạn về chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào kinh nghiệm thực tế vượt trội với một hàng hóa hoặc dịch vụ hay việc đã gặp hoặc đổ vỡ mong muốn của mình.
Đối với một số công ty, chất lượng tốt nhất (optimal quanlity) nghĩa là sản phẩm cung cấp cho khách hàng những kinh nghiệm đã trải qua, nhưng nó không vượt quá những kỳ vọng. Lý do căn bản là không có một nhận thức nào trong việc mất thêm chi phí phụ trợ cho chất lượng quá mức. Một số công ty chấp nhận quan điểm này bổ xung thêm chất lượng sản phẩm tương xứng với dịch vụ khách hàng cao cấp. Theo một cuộc điều tra đối với những người sử dụng máy tính cá nhân, sự tiếp cận này có thể có hiệu quả đến sự quay trở lại của khách hàng đối với sản phẩm. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp khác cố gắng để đáp ứng vượt qua những kỳ vọng của khách hàng để tạo ra sự thỏa mãn với mức độ cao hơn và mong muốn khách hàng trung thành với hiệu hàng của mình.
Từ giữa những năm 1980, nghành công nghiệp Mĩ đã ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm cho nên có một không gian bền vững cho việc cải thiện chất lượng sản phẩm trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là các nhà sản xuất mô tô người Nhật và Đức đã đánh vào các nhà cạnh tranh Mĩ bằng cách tổ chức các cuộc trưng bày tốt hơn với những ô tô đáng tin cậy hơn. Xem xét đến mọi mặt hàng không chỉ trong lĩnh vực ô tô, các sản phẩm của Mĩ đứng thứ ba sau Nhật và Đức qua việc đánh giá về chất lượng của khách hàng. Sau Mĩ là một khoảng cách lớn về mức chất lượng tiếp theo, bao gồm những sản phẩm từ Anh, Pháp, Canada và Ý. Theo nghiên cứu của Bozell-Gallup tập trung vào những nhà sản xuất hàng hoá ở 12 nước xuất khẩu chính thì những sản phẩm từ Tây Ban Nha, Trung Quốc, Đài Loan, Mêhico và cuối cùng là Nga đứng tụt lại sau nếu tính theo tiêu chí chất lượng. Chất lượng sản phẩm phải được xem xét một cách cơ bản không chỉ đối với các nhà sản xuất hàng hoá mà còn đối với những nhà cung cấp dịch vụ. Vấn đề này sẽ được đưa ra bình luận vào chương 19.
Bởi vì không dễ để có những phiên bản copy nên nhiều nhà tổ chức tìm kiếm xây dựng chất lượng sản phẩm nhằm giành được lợi thế khác biệt. Trong một cuộc khảo sát của nhà điều hành, chất lượng là nền tảng quan trọng nhất của một lợi thế khác biệt vững mạnh. Ít nhất các Doanh nghiệp chắc chắn cần tránh bất lợi khác biệt liên quan đến chất lượng sản phẩm.
Để nắm bắt được một lợi thế hoặc giảm bất lợi, một số lượng lớn các doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, các đơn vị phi lợi nhuận đã thực hiện việc quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Chương trình này không chỉ bao gồm những thủ tục chi tiết, những chính sách và việc thực thi mà còn bao gồm những yếu tố tâm lý cam kết của các tổ chức tiếp tục cải thiện chất lượng trong tất cả các hoạt động của mình.
Một chỉ tiêu đánh giá chất lượng hữu hiệu được gọi là ISO 9000 (được phát âm là ICE-o nine thousand). ISO9000 là chứng chỉ liên quan đến tiêu chuẩn quản lý chất lượng đã được 60 nước thông qua bao gồm cả Mĩ. Các công ty tuân thủ theo các tiêu chuẩn của ISO9000 và được cấp chứng chỉ, nó đã tạo ra cho họ một vị thế thuận lợi với lượng khách hàng lớn. Một số nhà phê bình cho rằng các tiêu chuẩn quá chú trọng trên giấy tờ là những gì các nhà sản xuất đang làm còn thực tế họ ít quan tâm đến liệu kết quả gì đã được hoàn thành cho những sản phẩm như mong muốn. Như một người theo chủ nghĩa hoài nghi nhận xét "bạn có thể chứng nhận một nhà sản xuất rằng có thể làm áo jacket từ bê tông miễn là những chiếc áo đó đang được sản xuất dựa trên những thủ tục mang tính chất văn bản". Dù rằng có rất nhiều sự chỉ trích như vậy nhưng nhiều công ty lớn như Xerox, công ty điện tử Philip hay Eastman Kodak đang yêu cầu nhà cung cấp chính lấy chứng chỉ ISO 9000. Trên toàn thế giới hàng chục ngàn công ty đã có chứng chỉ ISO9000 nhưng chỉ phần nhỏ trong số họ dựa trên tiêu chuẩn Mĩ.
***Tóm lại
Quản lý sản xuất có hiệu quả liên quan đến sự phát triển và kiểm tra nhiều đặc điểm của sản phẩm như hiệu hàng của nó, đóng gói, dán nhãn, mẫu mã, chất lượng, bảo hành dịch vụ sau khi bán. Một quyết định mua bán của khách hàng không chỉ quan tâm đến hàng hóa và dịch vụ một cách cơ bản mà còn là hiệu hàng và có lẽ một hay nhiều đặc tính thỏa mãn mong muốn khác.
Một hiệu hàng là một phương tiện chứng nhận và phân biệt các sản phẩm của một tổ chức. Hiệu hàng giúp cho người bán trong việc quản lý những hoạt động xúc tiến hay định giá .Trách nhiệm của bên sở hữu hiệu hàng là xúc tiến hiệu hàng và duy trì chất lượng ở mức độ lâu dài. Lựa chọn một tên hiệu hàng tốt –và chúng là một số ít hiệu hàng thực sự tốt là một việc rất khó khăn. Khi hiệu hàng trở lên nổi tiếng thì người chủ sở hữu có thể phải bảo vệ hiệu hàng của mình khỏi hàng giả và khỏi việc trở thành thuật ngữ thông dụng.
Các nhà sản xuất phải quyết định liệu có nên dùng hiệu hàng và/ hoặc bán dướimột hiệu hàng của nhà trung gian. Nhà trung gian phải quyết định liệu có dùng duy nhất hiệu hàng của nhà sản xuất hay lập hiệu hàng cho riêng mình. Thêm vào đó nhà trung gian phải quyết định liệu có tung ra những sản phẩm chung chung. Cả nhà sản xuất và nhà trung gian phải lập chính sách chú trọng tới những nhóm hiệu hàng của sản phẩm và việc dán hiệu hàng cho sự bão hòa của thị trường.
NHỮNG CHIẾN LƯỢC HIỆU HÀNG
Cả nhà sản xuất và các nhà trung gian đều phải đối mặt với những quyết định chiến lược về hiệu hàng của sản phẩm và dịch vụ của họ.
Những chiến lược của nhà sản xuất: Nhà sản xuất phải quyết định liệu họ có nên đặt tên hiệu hàng cho sản phẩm và liệu họ có nên bán một phần hoặc toàn bộ sản phẩm của mình dưới tên hiệu hàng của nhà trung gian.
Chiến lược Marketing toàn bộ sản phẩm đầu ra sử dụng tên hiệu hàng của chính nhà sản xuất:
Những công ty tin tưởng hoàn toàn vào hiệu hàng của chính họ thường là những công ty lớn, tài chính lành mạnh và được quản lí tốt. Ví dụ như Palaroid, Maytag và IBM là những công ty đa dạng về chủng loại sản phẩm, có hệ thống phân phối hoàn hảo và chiếm giữ thị phần lớn. Để đạt được mục tiêu như vậy đói với một công ty mới là vô vàn khó khăn, thách thức. Chỉ có một số ít các nhà sản xuất theo đuổi chiến lược này và con số này dường như ngày càng giảm xuống. Lí do cơ bản là do có quá nhiều cơ hội để tạo ra những sản phẩm mà với những sản phẩm này, các nhà phân phối trung gian sử dụng hiệu hàng riêng của chính họ. Những lí do giải thích tại sao nhà sản xuất tin tưởng hoàn toàn vào hiệu hàng của bản thân đã đưọc chỉ ra trong phân tầm quan trọng của hiệu hàng đối với người bán ở mục trước.
Hiệu hàng của tư liệu sản xuất và thiết bị phụ tùng:
Một số nhà sản xuất sử dụng chiến lược dán hiệu hàng cho tư liệu sản xuất và phụ tùng thiết bị ( những sản phẩm được sản xuất ra để trở thành một bộ phận của sản phẩm khác theo qui trình sản xuất tiếp theo). chiến lược này được sử dụgn trong chương trình Marketing cotton của Dan River, sợi Acrilan và nhiều phụ tùng tự động khác như: buji, pin, bộ lọc dầu. Du Pont đã sử dụng chiến lược này một cáh thường xuyên và thành công, điển hình là sản phẩm sợi cho quần áo nịt Lycra và chất tẩy sạch các vết bẩn từ thảm.
Với chiến lược này, người bán tìm kiếm để phát triển một thị trường thích hợp hơn cho tư liệu và phụ tùng thiết bị sản xuất đã có hiệu hàng của họ. Dobly Labs đã nghiên cứu để tạo ra một vị thế thị trường mà ở đó khách hàng đòi hỏi hệ thống âm thanh stereo nên bao gồm một hệ thống thiết bị giảm tiếng ồn của Dobly. Dobly Labs đồng thời cũng muốn giải thích cho các nhà sản xuất rằng: hệ thống âm thanh stereo sẽ bán chạy hơn nếu bao gồm bộ phận giảm tiếng ồn của Dobly. Chiến lược này dường như Đạt đến mức hiệu quả nhất khi những phần đặc biệt của tư liệu hoặc phụ tùng sản xuáat có những đặc tính sau:
Sản phẩm cũng là hàng hoá của khách hàng được mua về với mục đích thay thế. VD như buji của Champion và pin Delco.
Đó là một bộ phận quan trọng của sản phẩm cuối cùng. VD như bộ vi xử lí trong máy vi tính. Intel Corp đã phát triển nhãn hiệu Intel inside để nhấn mạnh vị thế cho sản phẩm của mình. chiến lược này đã quá thành công khiến cho một số nhà sản xuất máy tính như IBM và Compaq đã e ngại rằng: hiệu hàng của máy vi tính cá nhân có thể sẽ không còn quan trọng bằng hiệu hàng của bộ vi xử lí trong máy tính. Do đó IBM đã ngừng sử dụng biểu tượng Intel inside trong quảng cáo của mình để thu hút sự chú ý hơn nữa đối với hiệu hàng của chính họ.
Chiến lược Marketing sử dụng hiệu hàng của nhà trung gian:
Một chiến lược lan truyền rộg rãi giữa các nhà sản xuất là bán một phần hoặc toàn bộ sản phẩm của họ cho các nhà trung gian để sử dụng hiệu hàng của các nhà trung gian đó. Những công ty như Bordens, Keebler và Reynolds Metals sở hữu những hiệu hàng danh tiếng của chính họ và họ cũng đồng thời sản xuất hàng hoá để sử dụng hiệu hàng của trung gian. Chiến lược này cho phép các nhà sản xuất đi nước đôi. Một công ty theo đuổi chiến lược này hi vọng rằng những hiệu hàng của chính họ sẽ thoả mãn một số khách hàng trung thành trong khi những hiệu hàng của nhà trung gian lại là sự quan tâm của các khách hàng khác, có lẽ là những khách hàng quan tâm nhiều hơn đến giá cả. Hơn nữa, đối với một nhà sản xuất thì những sản phẩm sử dụng hiệu hàng của nhà trung gian về cơ bản chỉ là phần doanh thu thêm vào. Do đó chiến lược này đồng thời cũng giúp nhà sản xuất tận dụng tối đa khả năng sản xuất của mình.
Một điều cần cân nhắc (điểm yếu) của chiến lược này là nhà sản xuất có thể mất đi một số khách hàng cho chính sản phẩm của họ. Một điểm yếu của việc sử dụng tên hiệu hàng của nhà trung gian nữa là: doanh thu của nhà sản xuất sẽ phụ thuộc vào sức mạnh của chiến dịch hiệu hàng của nhà trung gian. Vấn đề này càng trửo lên bức thiết khi lượng sản phẩm sử dụng hiệu hàng của nhà trung gian gia tăng. Một tỉ lệ nhỏ các nhà sản xuất từ chối sản xuất hàng hoá cho các nhãn hiệu của nhà bán buôn và bán lẻ. Gillettle là một ví dụ về công ty như vậy. Các nhà điều hành hàng đầu của công ty cho rằng vuệc sản xuất ra những sản phẩm mang nhãn mác tư nhân như thế có thể sẽ là “một dấu hiệu của sự yếu kém”. Phó chủ tịch hội đồng một công ty thậm chí còn tiêu cực hơn. “Nếu bất kỳ nhà quản lí nào làm như vậy thì các cổ đông nên bắn ông ta”. Tuy nhiên, nnững suy nghĩ bảo thủ như vậy sẽ khách hàngông thể loại bỏ hoàn toàn việc cạnh tranh với các nhà trung gian. Có rất nhiều nhà trung gian muốn tung ra thị trường sản phẩm mang hiệu hàng của chính họ. Nếu như có nhà sản xuất nào đó từ chối bán hàng hoá, họ đơn giản chỉ cần đề nghị nhà sản xuất khác.
Những chiến lược của nhà trung gian:
Câu hỏi liệu có sử dụng hiệu hàng không cũng là mối quan tâm của nhà trung gian.
Chỉ sử dụng duy nhất nhãn hiệu của nhà sản xuất: Hầu hết các nhà bán buôn và bán lẻ theo đuổi chính sách này. Tại sao? Họ khách hàngông có đủ khách hàngả năng tài chính và các nguồn lực khách hàngác để quảng cáo cho một hiệu hàng và duy trì chất lượng của nó.
Sử dung hiệu hàng của cả nhà sản xuất và nhà trung gian: Có rất nhiều các nhà bán lẻ lớn và một số nhà bán buôn sử dụng những hiệu hàng được ưa chuộng cuả nhà sản xuất và họ cũng có hiệu hàng của chính họ. Ví dụ Sears đã sử dụng biểu ngữ (sologan): “Những hiệu hàng bạn muón có ở một cửa hàng là những hiệu hàng mà bạn tin tưởng”.Sears mời chào một phân hạng các hiệu hàng của nhà sản xuất như Oshkosk và Michelin cũng như cả những hiệu hàng của chính họ như Kenmore&Craftmoa.
Các nhà trung gian thấy có rất nhiều lợi ích khi đưa ra thị trường hiệu hàng của chính họ để thay thế hoặc bổ xung thêm cùng với hiệu hàng của nhà sản xuất, bởi như vậy họ sẽ gia tăng được quyền kiểm soát đối với các thị trường mục tiêu. Nhãn hiệu của nhà bán lẻ có thể khác biệt sản phẩm. Nếu như khách hàng thích một hiệu hàng nhất định của cửa hàng bán lẻ hơn (đôi khi còn gọi là hiệu hàng cửa hàng) thì họ có thể nhận được nó từ nhà bán lẻ.
Giá trên hiệu hàng của nhà sản xuất đôi khi được cắ giảm rất nhiều khi các cửa hàng bán lẻ sử dụng các nhãn hiệu cạnh tanh với hãng khác.Trong những năm gần đây, việc cắt giảm giá là đặc trưng của các chương trình Marketing về quần áo mang nhãn mác của các nhà thiết kế như Ralph Lauren và Liz Claiborne. Một nhà bán lẻ có thể tránh được ít nhất vài mức giá cạnh tranh này bằng việc xây dựng những hiêụ hàng lí tưởng của họ. Kết quả là: một số nhà bán lẻ lớn ( như Saks Fifth Avenue và Norstrom) đã khách hàngông ngừng tăng giá cổ phiếu của những mặt hàng cao giá mang hiệu hàng của cửa hàng. Một số hệ thống bán lẻ cũng cắt giảm cổ phần của quần áo mang hiệu hàng của nhà thiết kế.
Hơn nữa, các nhà trung gian có thể thường xuyên bán những sản phẩm mang hiệu hàng của họ ở mức giá thấp hơn so với các sản phẩm mang hiệu hàng của nhà sản xuất và vẫn thu được doanh thu cận biện cao hơn. Ví dụ: trong ngành hàng ngũ cốc khách hàngô thì một hiệu hàng của nhà bán lẻ có thể đạt được mức doanh thu lợi nhuận lón hơn gấp hai lần so với dùng hiệu hàng của nhà sản xuất. Đây là một điều khách hàngả thi vì các nhà trung gian thường mời chào việc mua bán hàng hoá sử dụgn hiẹu hàng của họ ở mức chi phí thấp hơn nhiều so với việc mua bán hàng hoá cùng chủng loại nhưng mang hiệu hàng của nhà sản xuất. Những chi phí này có thể thấp hơn vì nhà sản xuất phải chi trả cho việc quảng cáo và bán những hiệu hàng của chính họ nhưng nhưngc chi phí này khách hàngông bao gồm trong giá của các sản phẩm mang hiệu hàng của nhà trung gian. Đồng thời, các nhà sản xuất cũng có thể chào mời những mức giá hợp lí trong từng tình huống bởi vì họ lo ngại phaỉ vướng bận thêm nhiều công việc. Trong một số trường hợp, những chi phí này có thể giảm đi do chất lượng của những sản phẩm nang hiệu hàng của nhà trung gian thấp hơn so với chất lượng của những sản phẩm cạnh tranh mang hiệu hàng của nhà sản xuất.
Những nhà trung gian cần phải cẩn trọng trong việc đưa ra mức giá cho các hiệu hàng của chính họ. Theo như một nghiên cứu thì: Nếu hiệu hàng của hàng tạp phẩm mà khách hàngông được định giá thấp hơn ít nhất 10% so với hiệu hàng của nhà sản xuất thì rất nhiều khách hàng sẽ khách hàngông muốn mua. Tuy nhiên, nếu hiệu hàng của nhà trung gian mà thấp hơn hơn 20% về giá thì khách hàng lại nghi ngờ về chất lượng. Ngược lại, một nghiên cứu khác lại kết luận rằng: những nhân tố khác như chất lượng tương đối qua trọng hơn nhiều so với mức giá trong việc xác định thành công của hiệu hàng của nhà trung gian để chống lại hiệu hàng của nhà sản xuất.
Những hiệu hàng của nhà trung gian có tác động lớn đến chương trình Marketing các sản phẩm đóng gói như: hàng tạp phẩm và các hàng chăm sóc cá nhân. Hệ thống siệu thị Safeway từ lâu đã tin tưởng vào hiệu hàng Lucerne và những hiệu hàng khách hàngác của riêng họ. Wal-mart, nhà bán lẻ lớn nhất Mỹ, cũng sử dụng đa dạng hoá các hiệu hàng phân phối của họ như: Nhãn hiệu Sam’s American Choice cho sản phẩm cola, bánh qui, và các sản phẩm khác.
Loblaw’s, mạng lưới siêu thị lớn nhất tại Canada, đã thu được thành công rực rỡ với hiệu hàng President’s Choice (PC) của mình. Trên thực tế, Loblaw’s đã kí hợp đồng với hàng loạt hệ thống phân phối của Mỹ để phân phối sản phẩm PC tại Hoa Kỳ.
Tóm lại, những hiệu hàng tư nhân như vậy đã đóng góp hơn 30 tỷ USD trong doanh thu hàng năm tại Mỹ. Sau nhiều năm khách hàngông ngừng tăng thị phần trong doanh thu của cáca siêu thị, sự phát triển hiệu hàng của các nhà trung gian đã tạm lắng vào năm 1944. Tuy nhiên, chúng vẫn nắm giữ khoảng 15% tổn số doanh thu trong các siêu thị, trong đó: sữa, bánh mỳ ổ và bánh mỳ với phomat tươi đứng đầu danh sách. Trong khoảng 45% các hạng mục sản phẩm ở siêu thị, doanh thu hỗn hợp của các nhãn hiệu tư đã đặt chúng lên vị trí một trong ba hiệu hàng bán chạy nhất. Ngược lại với sự tạm lắng trong các siêu thị, các hiệu hàng của nhà trung gian tiếp tục mở rộng vị trí của mình trong các cửa hàng dược phẩm và nhà cửa giảm giá.
Trong tất cả các nhân tố được xem xét, cả nhãn hiệu của nhà sản xuất và nhà trung gian đều khách hàngông minh chững được sự hơn hẳn của tính cạnh tranh trong thuyết phục đối thủ khách hàngác trên thị trường. Kết quả là: “sự tranh đấu của các hiệu hàng” được chỉ ra trong mọi chỉ số ngày càng mãnh liệt. Trên thực tế, trong những năm qua, một số nhà sản xuất hàng đầu bao gồm Proctor&Gamble và Philip Morris đã phản đối hiệu hàng của các nhà trung gian bằng cách giảm giá một số mặt hàng mang hiệu hàng nổi tiếng của họ như: giấy vệ sinh Pampers, chất tẩy Tide và thuốc lá Marlboro.
Mang tên sản phẩm chung chung: Vào cuối những năm 70, một số mạng lưới siêu thị bán những sản phẩm mang tên thông dụng của nó. Những sản phẩm chung chung được dán nhãn đơn giản theo tên mục hàng như thịt lợn, đỗ, bơ lạc, phomat làm từ sữa gạn kem hay như giấy cuộn. Những sản phẩm không hiệu hàng này thường được bán ít hơn 20% so với sản phẩm mang hiệu hàng của nhà sản xuất và ít hơn 10-20% so với hiệu hàng của nhà trung gian. Chúng rất lôi cuốn các khách hàng quan tâm đặc biệt đến giá cả. Mặc dù có chất lượng tương đương với sản phẩm dùng hiệu hàng nhưng sản phẩm chung chung có thể không có màu sắc, kích cỡ và những biểu hiện bề ngoài của hàng hoá có hiệu hàng.
Những hiệu hàng chung chung chiếm giữ một thị phần đủ lớn trong tổng số doanh thu của một số hạng mục hàng hoá và trở thành một nhân tố chính trong cuộc đấu tranh về hiệu hàng. Tuy nhiên, thị phần của sản phẩm chung chung đã ở mức cân bằng và thậm chí còn suy giảm trong một số mục hàng. Trên thực tế, chỉ giữa năm 1993 và năm 1994, tổng doanh thu của các hàng hoá chung chung đã giảm 14%(565 triệu USD), chiếm khoảng 1/5 doanh thu của hàng hoá mang nhãn hiệu nhà phân phối. Vì các siêu thị không ngừng phát triển và quảng cáo cho hiệu hàng của chính họ nên ngày càng có nhiều người mua sắm lựa chọn hiệu hàng của nhà trung gian như là một sự thoả hiệp giữa sản phẩm chung chung và sản phẩm mang hiệu hàng của nhà sản xuất.
Những chiến lược chung cho nhà sản xuất và nhà trung gian :
Cả nhà sản xuất và nhà trung gian đều phải chọn những chiến lược lưu tâm tới sự đa dạng về sản phẩm của họ và hiệu hàng cho trjang thái bão hoà của thị trường.
Hiệu hàng cho sự hỗn hợp các sản phẩm: Có ít nhất 3 chiến lược khác nhau được các công ty sử dụng cho việc buôn bán nhiều hơn 1 loại sản phẩm.
Dùng tên riêng biệt cho mối loại sản phẩm: chiến lược này được Lever Brothers và Proctor&Gamble dùng. Do theo sử dụng chiến lược này nên hầu hết các khách hàng không biết đến Conagra, thực phẩm chế biến với doanh thu hàng năm khoảng 25 tỉ USD nhưng họ lại khá thân quen với những hiệu hàng của nó như Heathy Choice ( đồ ăn tối ướp lạnh), bơ lạc Peter Pan và thịt ăn trưa Armour. Những nhà sản xuất bia lớn đang sử dụng chiến lược này cho các hiệu hàng mới mà họ định điều tra về hình ảnh của “một nhà máy bia vi sinh”. Mặc dù những những nhãn hiệu trên hiệu hàng Ice House và Red Dog liên quan đến nhà máy bia Plank Road nhưng thực ra chúng được làm bởi Miller.
Sử dụng tên công ty kết hợp với tên sản phẩm: Những ví dụ này gồm có Johnson’s Pledge và Johnson’s Glo-Coat, Kellogg’s Rice Krispies và Kellogg’s Corn Pops.
Sử dụng tên công ty đứng riêng: Ngày nay một số ít công ty tin tưởng duy nhất vào chính sách này. Tuy nhiên, nó được theo đuổi phần lớn bởi Heinz và Libby trong ngành thực phẩm cũng như Westing House và Genaral Electric trong nhiều ngành công nghiệp.
Sử dụng tên công ty cho mục đích làm hiệu hàng thường được gọi bằng thuật ngữ hiệu hàng gia đình (Family Branding) thì đơn giản và ít tốn kém hơn khi giới thiệu một sản phẩm mới, có liên quan trong dòng sản phẩm. Đồng thời, uy tín của hiệu hàng cũng dễ dàng lan toả hơn nếu nó xuất hiện trong nhiều sản phẩm chứ khách hàngông phải duy nhất một sản phẩm. Các sản phẩm Armor All đã lợi dụng thành công rực rỡ của chất bảo vệ Armor All trong việc đưa thêm nhiều sản phẩm boả dưỡng ô tô khác nữa vào thị trường như: chất làm sạch Armor All Cleaner và chất đánh bóng ô tô Armor All Car Wax. Sử dụng tên công ty đặc biệt phù hợp với việc Marketing các sản phẩm có liên quan đến chất lượng, liên quan đến cách sử dụng và một số mặt hàng khác. Đặt hiệu hàng bằng tên công ty đặt lên vai doanh nghiệp gánh nặng lớn về việc duy trì chất lượng thường xuyên trong tất cả các sản phẩm. Một mặt hàng kém chất lượng có thể ảnh hưởn không tốt, thậm chí rất khủng khiếp đến tất cả các sản phẩm khác mang cùng hiệu hàng. Với lí do này, rất nhiều công ty mong muốn để mỗi sản phẩm tự thành công hay thất bại bởi chính hiệu hàng của nó hơn-chiến lược hiệu hàng đầu tiên trong danh sách trên.
Đặt tên hiệu hàng cho trạng thái bão hoà của thị trường: Càng ngày càng có nhiều các công ty sử dụng chiến lược đa dạng hoá hiệu hàng (multiple-brand Strategy) để tăng doanh thu của mình trong một thị trường. Họ có nhiều hơn một hiệu hàng cho các sản phẩm mà về bản chất thì như nhau để đạt được mục đích trên cùng thị trường mục tiêu cũng như trên các thị trường mục tiêu khác biệt. Ví dụ : Giả sử rằng một công ty đang xây dựng loại sản phẩm trang sức quanh một hiệu hàng nhất định. Để đạt được những phân đoạn khác nhau của thị trường, công ty có thể sử dụng sự lôi cuốn khác với các hiệu hàng khác. Chất tẩy Two Proctor & Gamble và Tide, Dreft là những minh họa cho trường hợp này. Một số người cho rằng nếu Tide đủ mạnh để giặt sạch các quần áo bẩn thì không nên dùng nó cho các loại quần áo mềm mại và đồ lót phụ nữ. Để hài lòng những người này P&G đã cho ra đời Dreft, một loại bột giặt được quảng cáo là ít tác động mạnh hơn Tide. Đôi khi những hiệu hàng đa dạng rất cần thiết để thâm nhập vào một thị trường riêng biệt. Ví dụ như, các công cụ của Black&Decker(B&D) có sự lôi cuốn mạnh mẽ đối với những người tự mình sử dụng sản phẩm chứ không phải đối với các thương gia chuyên nghiệp. Chính vị lẽ đó B&D đã bỏ tên công ty đối với các công cụ bằng máy mà mục đích để bán cho các thương gia và chuyển sang dùng tên Dewalt, tên của một nhà sản suất bộ phận hình răng cưa – hàng văn phòng phẩm chất lượng cao. Tên này đã được B&D mua lại nhiều năm trước đây.
Xây dựng và sử dụng luật công lý của hiệu hàng:
Trong tâm trí của nhiều khách hàng, chỉ có tên hiệu hàng như Sony, Kenmore hoặc Reebook mới làm tăng thêm giá trị cho một sản phẩm. Đặc biệt, những hiệu hàng giống như vậy bao hàm những thuộc tính đầy triển vọng ( như tính kinh tế hoặc chất lượng). Cái mà chúng ta đang nói đến là Luật công lý của hiệu hàng, một trong những chủ đề nóng bỏng nhất trong chương trình Marketing suốt những năm 1990. Luật công lí của hiệu hàng là giá trị mà một hiệu hàng thêm vào sản phẩm.
Nếu bạn không được thuyết phục rằng: một tên hiệu hàng bản thân nó có thể tạo nên giá trị lớn thì hãy xem xét kết quả của hai nghiên cứu dưới đây. ở 1 nghiên cứu, tỉ lệ đối tượng chọn bánh bột ngô nướng ngũ cốc nhảy từ 47% khi hiệu hàng không được biết đến tới 59% khi hiệu hàng được nhận diện dưới tên Kellogg’s. Trong 1 nghiên cứu khác được tổng hợp năm 1993, khi một mẫu khách hàng được hỏi là bao nhiêu (nhiều hay ít hơn) họ có thể trả cho những hiệu hàng đặc biệt so với 364$ của hiệu hàng bình thường của máy tính. Câu trả lời là: họ sẽ trả nhiều hơn 295$ và hơn 232$ cho các hiệu hàng tương ứng IBM và Compaq. Những hiệu hàng khác đòi hỏi cao hơn giá qui dịnh bao gồm: Apple, Digital và Dell. Theo như dữ liệu cập nhật năm 1995 của nghiên cứu này, IBM vẫn tiếp tục đòi hỏi giá cao nhất, theo sau đó là Compaq, Hewlwtt-Packard và Dell. Đó là bằng chứng chứng tỏ rằng Kellogg’s, IBM, Compaq và nhiều hiệu hàng khác có Luật công lí có giá trị.
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng Luật công lí của hiệu hàng là mặt tích cực của sản phẩm. Hiếm khi một hiệu hàng sẽ làm giảm giá trị hay thậm chí có Luật công lí âm. Điều này có nghĩa rằng nó không thêm một chút gì, thậm chí còn làm giảm giá trị của một sản phẩm mà đáng ra nó có thể làm được như vậy. Ví dụ năm 1993, trong một nghiên cứu về máy vi tính cá nhân, các khách hàng đã cho rằng: việc giảm giá 69$ sẽ là cần thiết để họ chọn hiệu hàng Packard Bell. Những hiệu hàng khác nữa cũng cần giảm giá bởi Luật công lí của nó mang tính phủ định như Zeos và NEC. Trong lĩnh vực dịch vụ, suốt nửa thập niên 90 hãng hàng không Trans World airlines đã vấp phải vấn đề về tài chính và dịch vụ khách hàng thất thường. Do đó trong tâm trí của nhiều người du lịch hàng không, hiệu hàng TWA có Luật công lí mang tính phủ định.
Xây dựng Luật công lí của một hiệu hàng bao gồm việc phát triển một hình ảnh có tính hấp dẫn, khă năng ghi nhớ và không thay đổi-một nhiệm vụ không hề dễ. Chất lượng sản phẩm và quảng cáo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nỗ lực này. Tuy nhiên, nếu như có thể đạt được Luật công lí có giá trị của hiệu hàng thì tổ chức sở hữu hiệu hàng có thẻe đạt được lợi nhụan bởi một số cách:
Bản thân hiệu hàng có thể trở thành một lợi ích khác biệt, ảnh hưởng đến việc mua bán một sản phẩm đặc biệt của khách hàng. Nhưng ví dụ bao gồm: BMW, Haagen-Dazs và Kenmore (hiệu hàng thiết bị gia dụng của Sears).
Do việc xây dựng Luật công lí của hiệu hàng rất đắt đỏ và tốn kém thời gian nên nó tạo ra 1 rào cả cho các công ty muốn xâm nhập thị trường với 1 sản phẩm tương tự.
Luật công lí của hiệu hàng có thể giúp sản phẩm qua được những thay đổi trong môi trường hoạt độngnhư khủng hoảng kinh doanh hoặc sự chuyển díchở thích của khách hàng. Tulemal có vể như ở tình trạng tốt hơn Perier khi cả 2 sản phẩm cùng phải đối đầu với cuộc khủng hoảng liên quan đến tính tinh khiết trong sản phẩm của họ.
Luật công lí của hiệu hàng được sử dụng nhiều nhất để mở rộng một sản phẩm hỗn hợp, đặc biệt là để mở rộng một dòng sản phẩm. Những ví dụ này là: Đồ uống Ocean Spray có mùi vị khác hơn mùi của nam việt quất ban đầu, dầu ô liu Wesson và các sản phẩm chăm sóc cá nhân Ann Taylor. Tương tự như vậy, toàn bộ, hoặc một phần của tên hiệu hàng nổi tiếng có thể dùng cho 1 dòng sản phẩm mới. Ví dụ như: Courtyard được dùng cho Marriott motels, đồ tráng miệng ướp lạnh Dole và Marqis được dùng cho dòng sản phẩm đò pha lê Waterford. Nguyên nhân cơ bản cho việc sử dụng một tên hiệu hàng đang duy trì sự nổi tiếng cho 1 dòng hoặc 1 sản phẩm mới là Luật công lí sẽ truyền tải ấn tượng tốt đẹp về sản phẩm và gia tăng khả năng rằng chí ít thì khách hàng cũng sẽ thử nó.
Nếu một hiệu hàng có Luật công lí phong phú, điều đó không hoàn toàn có nghĩa rằng nó sẽ được dùng cho các sản phẩm khác. Proctor&Gamble đã quyết định rằng: tên hiệu hàng thành công rực rỡ Crest nên được sử dụng cho nhiều loại kem đánh răng chứ không phải cho các mục sản phẩm khác như nước súc miệng. Trong việc phát triển một loại nước xốt spaghetti, Campbell đã quyết định tên hiệu hàng được ưa chuộng của mình không nên truyền tải hình ảnh 1 người ý. Do vậy, họ đã chọn Prego là tên của loại nước xốt mới. Đồng thời, Luật công lí lớn cũng không thể đảm bảo thành công mặt hàng hay dòng hàng mới sử dụng những hiệu hàng đáng nể. Thậm chí với những tên hiệu hàng nổi tiếng của mình, thuốc lá Harley Davidson,quần áo nam cắt may Levi’s, ngũ cốc Dunkin’Donuts và trang phục Swatch cũng không qua được sự kiểm tra để tiếp tục chấp nhận của khách hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TLTV1084.doc