Hiệu quả của việc tận dụngchất thải bò sữa từ các nguồn thức ăn chăn nuôi khác nhau làm phân ủ sản xuất rau ăn lá

Việc dùng chế phẩm EM giúp tăng cường quá trình phân giải chất hữu cơ trong các nghiệm thức: nhiệt độ của các nghiệm thức tăng rất cao so với nhiệt độ môi trường, trong 3 tuần đầu, nhiệt độ vật liệu ủ có chiều hướng tăng dần, sau đó giảm dần và ổn định từ tuần 4, 5. Quá trình phân giải chất hữu cơ diễn ra mạnh nhất vào tuần thứ 2, nhiệt độ đạt 540C. Có sự khác biệt rất có ý nghĩa về nhiệt độ của các nghiệm thức, nghiệm thức T – sử dụng nguồn thức ăn chính là thức ăn tinh diễn ra quá trình phân giải chất hữu cơ nhanh và mạnh nhất do vậy mà tỷ số C/N của nghiệm thức là thấp nhất, nguồn thức ăn của bò sữa cũng có ảnh hưởng nhất định đến hàm lượng N trong phân ủ thành phẩm. Nghiệm thức sử dụng thức ăn tinh có %N cao nhất. Phân thải bò sữa sau 5 tuần ủ có màu nâu sậm, không còn mùi hôi, tơi xốp, pH trung tính, giàu lân, tỷ số C/N của các nghiệm thức dao động trong khoảng 18 – 26, có thể sử dụng để làm phân bón, thích hợp để trồng cây rau ăn lá, hàm lượng Cu, Zn ở mức thấp (Cu dao động trong khoảng từ 0.08 – 0.10, cao nhất là nghiệm thức T; Zn dao động trong khoảng từ 1.99 – 2.16, nghiệm thức T cao nhất), không phát hiện có Pb trong các mẫu phân ủ. Chi phí cho 1kg phân ủ thành phẩm là 950đ.

doc117 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2882 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả của việc tận dụngchất thải bò sữa từ các nguồn thức ăn chăn nuôi khác nhau làm phân ủ sản xuất rau ăn lá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiệu quả của việc tận dụngchất thải bò sữa từ các nguồn thức ăn chăn nuôi khác nhau làm phân ủ sản xuất rau ăn lá.doc